|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền
Số hiệu:
|
03/2019/NQ-HĐTP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Hòa Bình
|
Ngày ban hành:
|
24/05/2019
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP: Hướng dẫn Điều 324 BLHS 2015
Mới đây, HĐTP TANDTC đã ban hành Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền.Theo đó, khái niệm “tiền, tài sản do phạm tội mà có” trong quy định về tội rửa tiền được hiểu như sau:
- Tiền gồm: Việt Nam đồng, ngoại tệ; có thể là tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản.
- Tài sản bao gồm vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản theo quy định của BLDS, có thể tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó.
- Tiền, tài sản do phạm tội mà có là tiền, tài sản có được từ hành vi phạm tội dựa vào các căn cứ: bản án quyết định của Tòa, chứng cứ tài liệu do cơ quan tố tụng cung cấp, chứng cứ tài liệu của Interpol, FATF…
Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng quy định về một số tình tiết định tội rửa tiền của Bộ luật Hình sự 2015.
Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 07/7/2019.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/2019/NQ-HĐTP
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 5 năm 2019
|
NGHỊ QUYẾT
HƯỚNG
DẪN ÁP DỤNG ĐIỀU 324 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI RỬA TIỀN
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức
Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Để áp dụng đúng và thống nhất quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14;
Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại
Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền.
Điều 2. Về một số thuật ngữ được
sử dụng trong hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật
Hình sự
1. Tiền bao gồm Việt Nam đồng, ngoại tệ; có
thể là tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản.
2. Tài sản bao gồm vật, giấy tờ có giá, các quyền
tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, có
thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản;
hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu
hoặc lợi ích đối với tài sản đó.
3. Tiền, tài sản do phạm tội mà có là tiền,
tài sản có được từ hành vi phạm tội. Việc xác định hành vi phạm tội được căn cứ
vào một trong các tài liệu sau đây:
a) Bản án, quyết định của Tòa án;
b) Tài liệu, chứng cứ do các cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng cung cấp (ví dụ: Quyết định khởi tố vụ án, Kết luận điều tra,
Cáo trạng...);
c) Tài liệu, chúng cứ khác để xác định hành vi phạm
tội (ví dụ: tài liệu, chứng cứ của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol),
Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF), tài liệu tương trợ tư pháp về
hình sự... ).
4. Biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm
tội mà có là một trong các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội trực tiếp biết được tiền, tài sản
do người khác phạm tội mà có (ví dụ: người phạm tội được người thực hiện hành
vi phạm tội nguồn cho biết là tiền, tài sản do họ phạm tội mà có);
b) Qua các phương tiện thông tin đại chúng, người
phạm tội biết được người khác thực hiện hành vi phạm tội nguồn (ví dụ: hành vi
phạm tội của người thực hiện tội phạm nguồn đã được báo, đài phát thanh, truyền
hình đưa tin);
c) Bằng nhận thức thông thường, người phạm tội có
thể biết được tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có (ví dụ: biết chồng là
nhân viên của cơ quan nhà nước có mức lương là 08 triệu đồng/tháng và không có
nguồn thu nhập khác nhưng A vẫn nhận của chồng số tiền 10 tỷ đồng để góp vốn
vào doanh nghiệp mà không hỏi rõ về nguồn tiền);
d) Theo quy định của pháp luật, người phạm tội buộc
phải biết nguồn gốc tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có (ví dụ: A mua xe
ô tô của B không có giấy tờ với giá bằng một phần mười trị giá của chiếc xe
đó).
Điều 3. Tội phạm nguồn
1. Tội phạm nguồn là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự và tài sản có được từ tội phạm
đó trở thành đối tượng của tội rửa tiền (ví dụ: Tội giết người; Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Tội mua bán người; Tội
mua bán người dưới 16 tuổi; Tội cướp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;
Tội trộm cắp tài sản; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản; Tội buôn lậu; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ
qua biên giới; Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm;
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội trốn thuế; Tội làm, tàng trữ, vận chuyển,
lưu hành tiền giả; Tội thao túng thị trường chứng khoán; Tội xâm phạm quyền tác
giả, quyền liên quan; Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã; Tội gây
ô nhiễm môi trường; Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm;
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; Tội vận chuyển trái phép chất ma túy; Tội
mua bán trái phép chất ma túy; Tội chiếm đoạt chất ma túy; Tội khủng bố; Tội
tài trợ khủng bố; Tội bắt cóc con tin; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự;
Tội đánh bạc; Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; Tội tham ô tài sản; Tội nhận hối
lộ; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản...). Hành vi phạm tội
nguồn có thể do công dân Việt Nam, pháp nhân thương mại Việt Nam, người không
quốc tịch thường trú tại Việt Nam thực hiện trong hoặc ngoài lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cũng được coi là tội phạm nguồn đối với hành vi phạm
tội thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do công
dân nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện mà theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam, pháp luật của quốc
gia, vùng lãnh thổ sở tại quy định là tội phạm.
2. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền
có thể được tiến hành đồng thời với việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm
nguồn và không loại trừ việc truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm nguồn.
Điều 4. Về một số tình tiết định
tội
1. Hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào
các giao dịch tài chính, ngân hàng quy định tại điểm a khoản
1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông
qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm
che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có
cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có:
a) Mở tài khoản và gửi tiền, rút tiền tại tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Góp vốn, huy động vốn vào doanh nghiệp bằng tiền,
tài sản dưới mọi hình thức;
c) Rút tiền với bất kỳ hình thức nào và bằng các
công cụ khác nhau như: séc, hối phiếu, các phương tiện thanh toán hợp pháp theo
quy định của pháp luật.
d) Cầm cố, thế chấp tài sản;
đ) Cho vay, cho thuê tài chính;
e) Chuyển tiền hoặc chuyển giá trị;
g) Giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá
khác;
h) Tham gia phát hành chứng khoán;
i) Bảo lãnh và cam kết về tài chính, kinh doanh ngoại
tệ, công cụ thị trường tiền tệ và chứng khoán có thể chuyển nhượng;
k) Quản lý danh mục đầu tư cá nhân và tập thể;
l) Quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán cho tổ chức,
cá nhân khác;
m) Quản lý hoặc cung cấp bảo hiểm nhân thọ và bảo
hiểm liên quan đến đầu tư khác;
n) Các hành vi khác trong giao
dịch tài chính, ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2. Hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào
các giao dịch khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 324 của
Bộ luật Hình sự là thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để
thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm che giấu nguồn gốc
bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là
do người khác phạm tội mà có:
a) Hoạt động (chơi, kinh doanh) casino;
b) Tham gia (chơi, kinh doanh) trò chơi có thưởng;
c) Mua bán cổ vật;
d) Các hành vi khác không liên
quan đến tài chính, ngân hàng.
3. Hành vi sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội
mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội
mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng tiền,
tài sản thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi.
4. Hành vi sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội
mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội
mà có vào việc tiến hành các hoạt động khác quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng tiền, tài sản để làm
dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ
thiện, viện trợ nhân đạo hoặc các hoạt động khác.
5. Hành vi cản trở việc xác minh thông tin về
nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối
với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết do người
khác phạm tội mà có quy định tại điểm c khoản 1 Điều 324 của
Bộ luật Hình sự là hành vi cố ý gây khó khăn, trở ngại cho việc làm rõ nguồn
gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền,
tài sản (ví dụ: cung cấp tài liệu, thông tin giả; không cung cấp, cung cấp
không đầy đủ; hủy bỏ, tiêu hủy, sửa chữa, tẩy xóa tài liệu, chứng cứ...).
Điều 5. Về một số tình tiết định
khung hình phạt
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người
có chức vụ, quyền hạn sử dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện một trong các
hành vi quy định tại khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự và
hướng dẫn tại Điều 4 của Nghị quyết này.
2. Phạm tội 02 lần trở lên quy định tại điểm c khoản 2 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người
phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội rửa tiền từ 02 lần trở lên nhưng đều
chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Ví dụ: Ngày 15-5-2018, Nguyễn Văn A có hành vi rửa
tiền. Ngày 15-2-2019, A lại có hành vi rửa tiền và bị bắt giữ. Cả hai lần phạm
tội trên, Nguyễn Văn A đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền.
Trong trường hợp này, Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm về tội rửa tiền theo
quy định tại điểm c khoản 2 Điều 324 của Bộ luật Hình sự.
3. Có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người
phạm tội thực hiện hành vi rửa tiền từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người
phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc rửa tiền làm nguồn thu nhập.
4. Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt quy định
tại điểm đ khoản 2 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là trường hợp
người phạm tội sử dụng công nghệ cao, móc nối với người có chức vụ, quyền hạn
trong cơ quan Nhà nước hoặc thủ đoạn gian dối, mánh khóe khác để tiêu hủy chứng
cứ, che giấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý
tội phạm.
5. Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài
chính, tiền tệ quốc gia quy định tại điểm c khoản 3 Điều
324 của Bộ luật Hình sự là trường hợp hành vi phạm tội làm ảnh hưởng đến
tính ổn định hoặc gây ra nguy cơ mất ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ quốc
gia (ví dụ: làm mất lòng tin của công chúng, làm mất khả năng thanh khoản, mất
cân bằng hệ thống tài chính, tiền tệ...).
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao thông qua ngày 23 tháng 5 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 07 tháng 7 năm 2019.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Công an;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các Thẩm phán TANDTC;
- Các đơn vị thuộc TANDTC;
- Các TAND và TAQS các cấp;
- Cổng TTĐT TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT VP, Vụ PC&QLKH (TANDTC).
|
TM. HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN
CHÁNH ÁN
Nguyễn Hòa Bình
|
Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
THE COUNCIL OF JUDGES OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT
--------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence
– Freedom - Happiness
---------------
|
No: 03/2019/NQ-HDTP
|
Hanoi, May 24 2019
|
RESOLUTION ON PROVIDING GUIDELINES FOR ARTICLE 324 OF CRIMINAL CODE ON
MONEY LAUNDERING THE COUNCIL OF JUDGES OF THE SUPREME
PEOPLE'S COURT Pursuant to Law on the
organization of People's court dated November 24 2014; For the purposes of
consistent and proper application of the provisions of Article 324 of the
Criminal Code No. 100/2015 / QH13 amended and supplemented a number of articles
under Law No. 12/2017/ QH14 At the request of the
Director of the People’s Supreme Procuracy and the Minister of Justice HEREBY RESOLVES: Article 1. Scope ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 2. Terms used
on guidelines for Article 324 of Criminal Code 1. "money” consists
of Vietnam Dong, any foreign currency; cash or money in account. 2.”property”
includes objects, valuable papers, property rights defined the Civil Code which
exist in a physical or nonphysical form; estate or real estate; tangible or
invisible; legal documents or instruments proving ownership or interest in the
property. 3. Money or property
“obtained by crime” or “obtained through commission of a crime” are
money and property through the commission of a crime. The determination of a
crime is based on one of the following documents: a) Judgment, decisions of Court; b) Documents and evidence
provided by the proceeding authority (for example: prosecutions decisions,
investigation conclusions, indictments ...); c) Other documents and
evidence identifying offenses (e.g. documents, evidence from the International
Criminal Police Organization (Interpol), Financial Action Task Force (FATF),
criminal justice assistant documents etc.). 4. In the following
cases, the offender is considered to “have knowledge of another person’s
commission of a crime”: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) The offender knows
about the original crime committed by another person through media broadcasts
(for example: the original crime was reported and broadcasted by newspapers,
televisions); c) By common sense, the
offender knows that the money or property is obtained through commission of a
crime by another person (e.g.: Mrs. A knows that her husband is an employee of
a state agency with a salary of VND 8 million / month and without any other sources
of income, but she still receives the husband's money of 10 billion dong to
contribute capital to the enterprise without asking about the source of money); d) As specified in law,
the offender must know that the
money or property is obtained through commission of a crime by another person
(e.g. Mr.A buys an car without paper from Mr. for a price of one tenth of its
value.) Article 3. Original
crimes 1. Original crimes are
the crimes prescribed in the Criminal Code and the property acquired from such
crimes is subject to money laundering charges (e.g. murder; intentionally
inflicting injury or harm to the health of other persons; human trafficking,
trafficking of a person under 16, robbing property, kidnapping for ransom,
property theft, obtaining property by fraud, abusing trust in appropriating
property; smuggling, illegally transporting goods and money across the border,
producing and trading banned goods, storing and transporting banned goods,
production and trading counterfeit goods; tax evasion, making, storing,
transporting and circulating counterfeit money, manipulating the stock market,
copyright infringement and related issues, violating regulations on protection
of wild animals, causing environmental pollution, violating regulations on
protection of endangered, precious and rare animals, illegal storage of
narcotics drugs, illegally transporting narcotics, illegally buying and selling
narcotics; appropriating narcotics drugs; terrorism; sponsoring terrorism;
kidnapping hostages; fabricating, storing, transporting, using, illegally
trading or appropriating military weapons and military technical devices;
gambling; organizing gambling or running gambling den; property embezzlement;
bribery; abusing positions, powers to appropriate property ...). Original
crimes can be committed by Vietnamese citizens, Vietnamese commercial entities,
stateless people who are permanently residing in Vietnam within or outside the
territory of the Socialist Republic of Vietnam. Crimes committed outside
the territory of the Socialist Republic of Vietnam by foreign citizens, foreign
legal persons are also considered original crimes if they are prescribed in the
Criminal Code of Vietnam or law of the criminal’s home country/territory. 2. The prosecution of
criminal liability for money laundering can be carried out simultaneously with
the criminal prosecution of the original crimes and does not exclude the
criminal prosecution of the original crimes. Article 4. Crime
determination circumstances 1. “The act of directly
or indirectly participating in financial and banking transactions”
prescribed at Point a, Clause 1, Article 324 of the Criminal Code is a person’s
commission, assistance in commission or through another person commits or
assists in commission of one of the following acts to conceal the illegal
origin of money and property committed by the offender, or having knowledge
that it is committed by another person: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) Contributing capital,
mobilizing capital into enterprises with money or property in any form; c) Withdrawing money in
any form and with various instruments such as checks, bills of exchange, and
means of legal payment in accordance with law. d) Pledging or mortgage
of assets; dd) Lending, financial
leasing; e) Money transfer or
value transfer; g) Trading stocks, bonds
and other valuable papers; h) Participating in
issuing stocks; i) Providing financial
guarantee and commitment, foreign currency trading, transferable money market
instruments and securities; k) Managing individual
and collective portfolios; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 m) Managing or providing
life insurance and other investment-related insurance; n) Other activities in
financial and banking transactions as prescribed by law. 2. "The
act of directly or indirectly participating in other transactions” prescribed
at Point a, Clause 1, Article 324 of the Criminal Code is a person’s commission,
assistance in commission or through other persons another person commit or
assist in commission of one of the following acts to conceal the illegal origin
of money or property obtained through his/her commission of a crime or obtained
through another person's commission of a crime to his/her knowledge: a) Gambling in casino;
running casino business; b) Participating in
prize-winning games (playing, doing business); c) Buying and selling
antiques; d) Other acts that have
no relevance to finance and banking. 3. “A person’s use of
money or property obtained through his/her commission of a crime or obtained
through another person's commission of a crime to his/her knowledge for doing
business” prescribed at point b clause 1 Article 324 of Criminal Code is
the use of such money and/or property to conduct one, or several, or all stages
of the investment process, from the manufacturing to the sale of products; or
the provision of services in the market for profitable purposes. 4. “A person’s use of
money or property obtained through his/her commission of a crime or obtained
through another person's commission of a crime to his/her knowledge for other
activities” prescribed at point b clause 1 Article 324 of Criminal
Code is the use of such money and/or property to provide services, building
schools, hospitals or to provide sponsorship, charitable donations, humanity
aids or other activities. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 5. Penalty
determination circumstances 1. "the offender
abuses positions and powers” prescribed at Point b, Clause 2, Article 324
of the Criminal Code are cases where a person abuses his/her position or power
to commit one of the acts prescribed in Clause 1 Article 324 of the Criminal
Code and the guidance in Article 4 of this Resolution. 2. ”the offence has been
committed more than once” specified at Point c, Clause 2, Article 324 of
the Criminal Code is the case where the offender commits the money laundering
two or more times but has not yet been prosecuted and the statute of limitation
for criminal prosecution has not expired. For example, on May 15
2018, Nguyen Van A committed the money laundering offense. In February 15 2019,
A again committed the money laundering offense and is captured. With these two
commissions, Nguyen Van A has not yet been prosecuted. In this case, Nguyen Van
A will be prosecuted for money laundering in accordance with Point c, Clause 2,
Article 324 of the Criminal Code. 3.”The offence is
committed in a professional manner” specified at Point c, Clause 2,
Article 324 of the Criminal Code is the case when the offender commits the
money laundering offense five or more times (whether he/she has been
prosecuted, and the statute of limitations for criminal prosecution has not yet
expired or the previous conviction is still unspent) and the offender uses the
illicit profits from the money laundering as an income source. 4. ”Deceitful methods”
specified at point dd, Clause 2, Article 324 of the Criminal Code is the case
when the offender uses high technologies and/or in association with person with
authority and power in the Government agencies or fraudulent methods to destroy
evidence, concealing the offence in order to cause difficulties in detecting,
investigating and handling crimes. 5. “Negative impact on
security of the national currency or finance system” specified at point c
clause 3 article 324 of the Criminal Code is the case of criminal acts
affecting the stability or causing the risk of instability in finance system or
national currency. (e.g. losing public trust, losing the liquidity, losing the
balance of finance and currency system …). Article 6. Effect This Resolution is passed
by the Council of Judges of the Supreme People’s Court on May 23 2019 and comes
into force from July 7 2019. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 ON BEHALF OF THE COUNCIL OF JUDGES
CHIEF PROSECUTOR
Nguyen Hoa Binh
Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24/05/2019 hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
37.084
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|