Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 mức thu miễn giảm thu nộp quản lý sử dụng án phí lệ phí Tòa án

Số hiệu: 326/2016/UBTVQH14 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 30/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩ.

 

1. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án

 
Theo Nghị quyết 326/UBTVQH, mức tạm ứng dân sự sơ thẩm vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm. Trong đó án phí dân sự sơ thẩm vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động là 300 nghìn đồng, vụ án kinh doanh, thương mại là 3 triệu đồng.
 
Còn mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm vụ án có giá ngạch bằng 50% án phí sơ thẩm dân sự mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản tranh chấp được yêu cầu giải quyết.
 
Trong đó, giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí được xác định theo thứ tự ưu tiên sau: Giá do cơ quan nhà nước quy định, giá thẩm định giá, giá trên tài liệu vụ án, giá thị trường tại thời điểm xác định giá, giá theo ý kiến của cơ quan tài chính.
 

2. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

 
Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự theo Nghị quyết số 326/2016 là 7 ngày kể từ ngày nhận thông báo nộp tạm ứng án phí nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
 
Còn tiền án phí, lệ phí Tòa án phải nộp khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực.
 

2. Án phí trong vụ án dân sự

 
Người phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo Nghị quyết 326 năm 2016 là đương sự có yêu cầu mà không được Toàn chấp nhận. Trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận thì bị đơn chịu toàn bộ án phí sơ thẩm dân sự. Ngược lại nếu toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được chấp nhận thì nguyên đơn chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm.
 
Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án khi tiến hành hòa giải thì phải chịu 50% mức án phí.
 
Nghĩa vụ nộp tạm ứng dân sự phúc thẩm theo Nghị quyết số 326 là người kháng cáo vụ án phí dân sự. Người kháng cáo phải chịu án phí dân sự phức thẩm nếu Tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm. Trường hợp Toàn án sửa hoặc hủy bản án, quyết định sơ thẩm thì người kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm dân sự.
 
 
Nghị quyết 326/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội còn quy định án phí vụ án hành chính, án phí vụ án hình sự, lệ phí toà án, việc miễn giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án. Nghị quyết số 326 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH VỀ MỨC THU, MIỄN, GIẢM, THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ÁN PHÍ VÀ LỆ PHÍ TÒA ÁN

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 377/TTr-CP ngày 05 tháng 10 năm 2016; Tờ trình bổ sung số 571/TTr-CP ngày 19 tháng 12 năm 2016 và Báo cáo thẩm tra số 262/BC-UBTCNS 14 ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách,

QUYẾT NGHỊ:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ chịu án phí, lệ phí Tòa án; trường hợp không phải nộp, không phải chịu, miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án; xét miễn, giảm, thời hạn nộp, chế độ thu, nộp, quản lý, xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án; giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án; kiểm sát việc thu, nộp, miễn, giảm và giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị quyết này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến án phí và lệ phí Tòa án.

Điều 3. Án phí

1. Án phí bao gồm:

a) Án phí hình sự;

b) Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;

c) Án phí hành chính.

2. Các loại án phí quy định tại khoản 1 Điều này gồm có án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.

Điều 4. Lệ phí Tòa án

1. Lệ phí giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29; khoản 1 và khoản 6 Điều 31; khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự.

2. Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, bao gồm:

a) Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoại, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài được quy định tại khoản 5 Điều 27; khoản 9 Điều 29; khoản 4 và khoản 5 Điều 31; khoản 3 và khoản 4 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự;

b) Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

3. Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

4. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

5. Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

6. Lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay.

7. Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

8. Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

9. Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án, bao gồm:

a) Lệ phí sao chụp tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ việc do Tòa án thực hiện;

b) Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định của Tòa án;

c) Lệ phí cấp bản sao quyết định xóa án tích;

d) Lệ phí cấp bản sao các giấy tờ khác của Tòa án.

Điều 5. Tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án

1. Tạm ứng án phí gồm có tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm.

2. Tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự gồm có tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tạm ứng lệ phí phúc thẩm đối với trường hợp được kháng cáo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Điều 6. Mức án phí, lệ phí Tòa án

1. Mức án phí, lệ phí Tòa án được quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết này.

2. Đối với vụ án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức án phí bằng 50% mức án phí quy định tại mục A Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 7. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án

1. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

3. Mức tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm. Mức tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm bằng mức án phí hành chính phúc thẩm. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

4. Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Mức tạm ứng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự.

6. Mức tạm ứng lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự.

Điều 8. Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí

1. Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí được ưu tiên áp dụng theo thứ tự từ điểm a đến điểm đ khoản này như sau:

a) Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

b) Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;

c) Giá trên tài liệu gửi kèm hồ sơ giải quyết vụ án;

d) Giá thị trường tại thời điểm và địa điểm xác định giá tài sản;

đ) Trường hợp không thể căn cứ vào các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này để xác định giá trị tài sản tranh chấp thì Tòa án gửi văn bản đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến về việc xác định giá tài sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tài chính phải có ý kiến trả lời về việc xác định giá trị tài sản. Hết thời hạn này mà Tòa án không nhận được văn bản trả lời của cơ quan tài chính cùng cấp thì Tòa án ấn định mức tạm ứng án phí.

2. Trường hợp một trong các cơ sở quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này đã xác định được giá trị tài sản để tính tiền tạm ứng án phí thì không xem xét đến các cơ sở tiếp theo.

Điều 9. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án theo quy định của Nghị quyết này.

Điều 10. Cơ quan thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án

1. Cơ quan thi hành án dân sự thu án phí quy định tại Điều 3 và các loại lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1, điềm b khoản 2, các khoản 4, 5 và 8 Điều 4 của Nghị quyết này.

2. Tòa án thu lệ phí Tòa án quy định tại điểm a khoản 2, các khoản 3, 6 và 9 Điều 4; khoản 4 Điều 39 của Nghị quyết này.

3. Bộ Ngoại giao thu lệ phí Tòa án quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết này.

4. Cơ quan có thẩm quyền thu án phí, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thẩm quyền thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án.

Điều 11. Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án

1. Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí:

a) Người khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật tố tụng dân sự, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước khởi kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

c) Ngân hàng chính sách xã hội khởi kiện vụ án hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để thu hồi nợ vay trong trường hợp Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

d) Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;

đ) Người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;

e) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;

f) Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí mà pháp luật có quy định.

2. Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 2 Điều 5, điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật phá sản;

b) Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

c) Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 2 Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án;

đ) Viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;

e) Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định.

3. Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết các việc quy định tại khoản 1 Điều 74; khoản 1 và khoản 2 Điều 75 của Luật thi hành án dân sự thì không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án

Điều 12. Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:

a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

b) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;

c) Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

2. Những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này.

3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp.

Điều 13. Giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

1. Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.

2. Những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu toàn bộ án phí, lệ phí Tòa án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có căn cứ chứng minh người được giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án không phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có tài sản để nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án;

b) Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ có tài sản để nộp toàn bộ tiền án phí, lệ phí Tòa án mà họ phải chịu.

3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được giảm tiền án phí thì Tòa án chỉ giảm 50% đối với phần án phí mà người thuộc trường hợp được giảm tiền án phí phải chịu theo quy định của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được giảm.

Điều 14. Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

1. Người đề nghị được miễn, giảm tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án thuộc trường hợp quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị quyết này phải, có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm.

2. Đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án phải có các nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;

c) Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.

Điều 15. Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí

1. Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm.

2. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí của bị đơn có yêu cầu phản tố, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án.

3. Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí phúc thẩm.

4. Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu.

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.

6. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án.

Điều 16. Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

1. Trước khi thụ lý việc dân sự, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án.

2. Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí phúc thẩm.

3. Trước khi mở phiên họp sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết việc dân sự có thẩm quyền xét miễn, giảm lệ phí Tòa án cho đương sự có yêu cầu.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án cho người đề nghị. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.

5. Tại phiên họp, Thẩm phán hoặc Hội đồng giải quyết việc dân sự có thẩm quyền xét miễn, giảm lệ phí Tòa án giải quyết việc dân sự cho đương sự có yêu cầu khi ra quyết định giải quyết nội dung việc dân sự.

Điều 17. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

1. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự:

a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

2. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí hành chính:

a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm, người khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm, tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

3. Thời hạn nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án:

a) Tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự: Người phải nộp tiền tạm ứng lệ phí có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm, phúc thẩm và nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

b) Tạm ứng lệ phí Tòa án khác: Người kháng cáo quyết định của Tòa án quy định tại khoản 5 Điều 38, khoản 4 Điều 39 của Nghị quyết này phải nộp tiền tạm ứng lệ phí kháng cáo trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

4. Trường hợp có lý do chính đáng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này là những trường hợp có trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động hoặc những sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép làm cho người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án không thể thực hiện được việc nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án trong thời hạn quy định.

5. Thời hạn nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án:

a) Người có nghĩa vụ nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án phải nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

b) Người yêu cầu Tòa án giải quyết các việc quy định tại các điều từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị quyết này phải nộp tiền lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Nghị quyết này trong thời hạn do pháp luật quy định.

Điều 18. Xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

1. Trường hợp giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính bị tạm đình chỉ thì số tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án đã nộp được xử lý khi vụ việc được tiếp tục giải quyết.

2. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, khoản 2 Điều 312 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 143, khoản 5 Điều 241 của Luật tố tụng hành chính thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 472 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại điểm b, c, e, d, g và h khoản 1 Điều 143 của Luật tố tụng hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.

Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do bị đơn có yêu cầu phản tố rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.

Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm, phúc thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án, nếu Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do đương sự rút đơn khởi kiện, rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí, án phí được trả lại cho người đã nộp.

4. Trường hợp Tòa án xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm do xác định sai tư cách tố tụng của đương sự, thì Tòa án cấp sơ thẩm khi thụ lý phải ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí, án phí cho đương sự đã nộp nhưng đã được xác định lại không thuộc đối tượng phải nộp; đồng thời xác định lại đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.

5. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 366, Điều 382, khoản 3 Điều 388, khoản 3 Điều 392 của Bộ luật tố tụng dân sự thì tiền tạm ứng lệ phí Tòa án đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

6. Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định phúc thẩm, giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa thì phải xem xét, quyết định về án phí, lệ phí Tòa án.

Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án thì phải xem xét, quyết định về án phí, lệ phí Tòa án.

7. Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm có hiệu lực pháp luật bị Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm mà tiền tạm ứng án phí, án phí đã được trả lại cho người khởi kiện, người kháng cáo thì khi Tòa án cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm thụ lý lại vụ án phải yêu cầu người khởi kiện, người kháng cáo nộp lại tiền tạm ứng án phí.

Điều 19. Chế độ thu, nộp, quản lý tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án

1. Toàn bộ án phí, lệ phí Tòa án thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

2. Cơ quan có thẩm quyền thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án sử dụng chứng từ thu theo quy định.

3. Cơ quan thu án phí, lệ phí Tòa án mở tài khoản tạm thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp để tổ chức thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án.

4. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất đến ngày 05 của tháng sau, cơ quan thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án phải nộp 100% tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án thu được vào tài khoản tạm thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước.

5. Tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án được nộp vào ngân sách nhà nước khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên người đã nộp tiền tạm ứng phải chịu án phí, lệ phí Tòa án. Cơ quan thu án phí, lệ phí Tòa án thực hiện khai, nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án thu được hàng tháng vào ngân sách nhà nước và quyết toán năm theo quy định của Luật quản lý thuế.

6. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí lệ phí Tòa án được trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thu được trích từ tài khoản tạm thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước để trả lại số tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án đã thu, thực hiện khai và quyết toán án phí, lệ phí Tòa án với cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Điều 20. Kiểm sát việc thu, nộp, miễn, giảm, giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án

Viện kiểm sát kiểm sát việc thu, nộp, miễn, giảm, giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án theo quy định của pháp luật.

Chương II

ÁN PHÍ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 21. Các loại án phí trong vụ án hình sự

1. Án phí hình sự sơ thẩm.

2. Án phí hình sự phúc thẩm.

3. Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án giải quyết cả phần dân sự trong vụ án hình sự, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.

4. Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần dân sự trong vụ án hình sự.

Điều 22. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hình sự

1. Bị cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm, tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

2. Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm, tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.

3. Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự kháng cáo về phân dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 28 của Nghị quyết này, thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Nghị quyết này.

Điều 23: Nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án hình sự

1. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hình sự:

a) Người bị kết án phải chịu án phí hình sự sơ thẩm;

b) Bị hại đã yêu cầu khởi tố phải chịu án phí hình sự sơ thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, mà sau đó Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ do người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

c) Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Nghị quyết này;

d) Trường hợp bị hại khai báo tài sản bị xâm hại và có yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại về tài sản nhưng thực tế chứng minh tài sản bị cáo xâm phạm có giá trị thấp hơn hoặc cao hơn giá trị tài sản khai báo thì bị cáo phải chịu án phí dân sự sơ thẩm được tính đối với phần tài sản chứng minh được bị xâm phạm;

đ) Bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật không yêu cầu một số tiền hoặc tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể thì không phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận;

e) Bị hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại về những khoản không phù hợp với pháp luật thì Tòa án phải giải thích cho họ việc họ phải chịu án phí nêu yêu cầu bồi thường thiệt hại đó không được Tòa án chấp nhận. Trường hợp họ vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết thì họ phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận;

f) Trước khi mở phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại và đề nghị Tòa án ghi nhận việc bồi thường thiệt hại thì họ không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Tại phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại thì họ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp Tòa án đưa ra xét xử vụ án đó;

g) Trường hợp bị cáo tự nguyện nộp tiền bồi thường thiệt hại trước khi mở phiên tòa thì không phải nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm đối với số tiền đã tự nguyện nộp.

2. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hình sự:

a) Trường hợp cả bị cáo và người đại diện của bị cáo đều có kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm thì chỉ bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;

b) Trường hợp chỉ bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm thì người kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;

c) Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm thì người nào kháng cáo về phần nào phải chịu án phí đối với yêu cầu của họ;

d) Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án quyết định sửa quyết định về hình sự hoặc sửa quyết định về dân sự hoặc sửa cả quyết định về hình sự và quyết định về dân sự thì không có người kháng cáo nào phải chịu án phí phúc thẩm;

đ) Bị hại kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm hoặc tuyên bố bị cáo không phạm tội;

e) Người kháng cáo phần quyết định về dân sự của bản án sơ thẩm phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 29 của Nghị quyết này;

f) Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án thì người kháng cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;

g) Người kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;

h) Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận.

Chương III

ÁN PHÍ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

Điều 24. Các loại án phí trong vụ án dân sự

1. Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:

a) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;

b) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;

c) Án phí dân sự phúc thẩm.

2. Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

3. Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

Điều 25. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.

2. Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

3. Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

4. Trường hợp vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mỗi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng chung một yêu cầu độc lập thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

5. Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Điều 26. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm

1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.

6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.

7. Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.

8. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

9. Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.

10. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.

11. Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Điều 27. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể

1. Đối với tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch. Trường hợp ngoài tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ, đương sự còn có tranh chấp về bồi thường thiệt hại và yêu cầu Tòa án giải quyết, thì đương sự phải chịu án phí không có giá ngạch đối với tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ và án phí có giá ngạch đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;

b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

3. Đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

b) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch được quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.

4. Trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc, mà Tòa án chấp nhận phạt cọc thì bên không chấp nhận phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc. Trường hợp Tòa án không chấp nhận phạt cọc thì bên yêu cầu phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc.

5. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;

b) Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

c) Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phân tài sản mà họ phải thực hiện; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

d) Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung;

đ) Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

e) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tai sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.

6. Đối với vụ án liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ hoặc một lần theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

b) Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng trước khi mở phiên tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; trường hợp tại phiên tòa mới thỏa thuận được với nhau thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

c) Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng (kể cả một lần), nhưng không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

d) Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng nhưng thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

đ) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về cấp dưỡng (tranh chấp về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng) và Tòa án quyết định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng định, kỳ hàng tháng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.

7. Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;

b) Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:

Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.

Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.

Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.

Điều 28. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm

Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.

Điều 29. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm

1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 26, Điều 27 của Nghị quyết này.

3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

4. Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm.

5. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm, về án phí dân sự sơ thẩm, nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau thì các đương sự chịu án phí dân sự sơ thẩm theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xác định lại án phí dân sự sơ thẩm theo nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm.

6. Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm.

7. Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm thì những người khác vẫn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại các khoản 1, 4, 5 và 6 Điều này.

Chương IV

ÁN PHÍ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Điều 30. Các loại án phí trong vụ án hành chính

1. Án phí hành chính sơ thẩm.

2. Án phí hành chính phúc thẩm.

3. Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.

4. Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.

Điều 31. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính

1. Người khởi kiện vụ án hành chính, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.

2. Người yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.

3. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.

Điều 32. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính

1. Đương sự phải chịu án phí hành chính sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp tiền án phí hoặc không phải chịu án phí hành chính sơ thẩm.

2. Người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và người lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh, sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân bị khiếu kiện phải chịu, án phí hành chính sơ thẩm trong trường hợp Tòa án tuyên chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.

3. Trường hợp người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.

4. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí hành chính sơ thẩm.

5. Trong vụ án có đương sự được miễn nộp tiền án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp tiền án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

6. Người có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật thì phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

7. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Nghị quyết này.

Điều 33. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính

1. Người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.

2. Các đương sự trong vụ án hành chính kháng cáo về bồi thường thiệt hại phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.

Điều 34. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính

1. Đương sự kháng cáo phải nộp tiền án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 348 của Luật tố tụng hành chính và Điều 32 của Nghị quyết này.

3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ nộp tiền án phí được xác định lại khi giải quyết sơ thẩm lại vụ án.

4. Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí hành chính phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí hành chính phúc thẩm.

5. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được các đương sự khác đồng ý thì đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

6. Người kháng cáo phần quyết định về bồi thường thiệt hại của bản án sơ thẩm phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 29 của Nghị quyết này.

7. Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận.

8. Trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm do người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì tiền tạm ứng án phí được sung vào công quỹ nhà nước.

Chương V

LỆ PHÍ TÒA ÁN

Mục 1. LỆ PHÍ GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

Điều 35. Các loại lệ phí giải quyết việc dân sự

1. Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

2. Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Điều 36. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm, phúc thẩm

1. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29; khoản 1 và khoản 6 Điều 31; khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định của Nghị quyết này.

Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án thì mỗi người phải nộp 50% mức tiền tạm ứng lệ phí Tòa án.

2. Người kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9 và 10 Điều 27; các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29; khoản 1 và khoản 6 Điều 31; khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định của Nghị quyết này.

Điều 37. Nghĩa vụ chịu lệ phí sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết việc dân sự

1. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải chịu lệ phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu của họ, trừ trường hợp không phải chịu lệ phí Tòa án hoặc được miễn nộp tiền lệ phí Tòa án theo quy định của Nghị quyết này.

2. Người kháng cáo không phải chịu lệ phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận; phải chịu lệ phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ không được Tòa án chấp nhận.

3. Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí Tòa án, trừ trường hợp được miễn, hoặc không phải chịu lệ phí Tòa án theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí Tòa án thì mỗi người phải chịu 50% mức lệ phí Tòa án.

Mục 2. CÁC LOẠI LỆ PHÍ TÒA ÁN KHÁC

Điều 38. Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền lệ phí Tòa án trong các trường hợp sau:

1. Yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;

2. Yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;

3. Yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

4. Yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

5. Kháng cáo quyết định của Tòa án đối với yêu cầu quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này, nếu yêu cầu kháng cáo của họ không được chấp nhận.

Điều 39. Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại

Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam phải nộp tiền lệ phí Tòa án trong các trường hợp:

1. Yêu cầu chỉ định, thay đổi trọng tài viên;

2. Yêu cầu áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;

3. Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc;

4. Kháng cáo quyết định của Tòa án, nếu yêu cầu kháng cáo không được Tòa án chấp nhận;

5. Yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng;

6. Yêu cầu Tòa án giải quyết các việc dân sự khác mà pháp luật về Trọng tài thương mại Việt Nam có quy định.

Điều 40. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Những người phải nộp tiền lệ phí khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm: Chủ nợ không có bảo đảm; chủ nợ có bảo đảm một phần; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; chủ doanh nghiệp tư nhân; Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần; Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% cổ phần phổ thông trở lên; thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.

Điều 41. Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Người sử dụng lao động nộp đơn yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải nộp tiền lệ phí.

Điều 42. Lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay

Người nộp đơn yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu biển, tàu bay phải nộp tiền lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay.

Điều 43. Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam

Bên nước ngoài ủy thác tư pháp cho Tòa án Việt Nam tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự phải nộp tiền lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Nghị quyết này. Trường hợp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế quy định về lệ phí ủy thác tư pháp thì thực hiện nguyên tắc có đi có lại theo quy định pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự.

Điều 44. Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì phải nộp tiền lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài theo quy định tại Nghị quyết này.

Điều 45. Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án

Người yêu cầu Tòa án cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu phải nộp tiền lệ phí Tòa án.

Chương VI

KHIẾU NẠI VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 46. Giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền về tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp Hành Viện về án phí, lệ phí Tòa án được giải quyết theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án hoặc thông báo về việc miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án lệ phí Tòa án, Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phải xem xét giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm là quyết định cuối cùng.

Khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án trong bản án, quyết định của Tòa án được giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hình sự hoặc tố tụng hành chính.

4. Khiếu nại về việc thu lệ phí Tòa án của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Điều 47. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

2. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, khi thụ lý những vụ việc dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm, các vấn đề về tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án được thực hiện theo quy định của Nghị quyết này.

Điều 48. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với những vụ việc đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hoặc theo thủ tục phúc thẩm trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 nhưng sau ngày 01 tháng 01 năm 2017 Tòa án mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm thì các quyết định về án phí, lệ phí Tòa án được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009; trường hợp theo quy định của Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 mà đương sự, người bị kết án phải chịu án phí, lệ phí Tòa án nhưng theo quy định của Nghị quyết này thì đương sự, người bị kết án không phải chịu hoặc được miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.

2. Đối với những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì không áp dụng quy định của Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp có căn cứ kháng nghị khác.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Kim Ngân

DANH MỤC

ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016)

A. DANH MỤC ÁN PHÍ

Stt

Tên án phí

Mức thu

I

Án phí hình sự

1

Án phí hình sự sơ thẩm

200.000 đồng

2

Án phí hình sự phúc thẩm

200.000 đồng

II

Án phí dân sự

1

Án phí dân sự sơ thẩm

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

3.000.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

1.4

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch

a

Từ 60.000.000 đồng trở xuống

3.000.000 đồng

b

Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% của giá trị tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

1.5

Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 2.000.000.000 đồng

44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

2

Án phí dân sự phúc thẩm

2.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động

300.000 đồng

2.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại

2.000.000 đồng

III

Án phí hành chính

1

Án phí hành chính sơ thẩm

300.000 đồng

2

Án phí hành chính phúc thẩm

300.000 đồng

B. DANH MỤC LỆ PHÍ TÒA ÁN

Stt

Tên lệ phí

Mức thu

I

Lệ phí giải quyết việc dân sự

1

Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

300.000 đồng

2

Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

300.000 đồng

II

Lệ phí Tòa án khác

1

Lệ phí yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của trọng tài nước ngoài

a

Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài

3.000.000 đồng

b

Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài

300.000 đồng

2

Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại

a

Lệ phí yêu cầu Tòa án chỉ định, thay đổi trọng tài viên

300.000 đồng

b

Lệ phí yêu cầu Tòa án xem xét lại phán quyết của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài, về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài; đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc

500.000 đồng

c

Lệ phí yêu cầu Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến trọng tài; yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng

800.000 đồng

d

Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án liên quan đến trọng tài

500.000 đồng

3

Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1.500.000 đồng

4

Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công

1.500.000 đồng

5

Lệ phí bắt giữ tàu biển

8.000.000 đồng

6

Lệ phí bắt giữ tàu bay

8.000.000 đồng

7

Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam

1.000.000 đồng

8

Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

200.000 đồng

9

Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án

1.500 đồng/trang A4

NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

Resolution No. 326/2016/UBTVQH14

Hanoi, December 30, 2016

 

RESOLUTION

ON COURT COSTS AND FEES AND REMISSION, COLLECTION, PAYMENT, MANAGEMENT AND USE THEREOF

STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to the Law on Organization of the National Assembly No. 57/2014/QH13 dated November 20, 2014;

Pursuant to the Law on Fees and Charges No. 97/2015/QH13 dated November 25, 2015;

At the request of the Government in the Statement No. 377/TTr-CP dated October 05, 2016; the amended Statement No. 571/TTr-CP dated December 19, 2016 and the Assessment Report No. 262/BC-UBTCNS 14 dated December 19, 2016 of the Committee of Finance and Budget.

HEREBY RESOLVE:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Resolution specifies the court costs and fees, court cost and fee advances; obligation to pay court cost and fee advances; obligation to bear court costs and fees; cases not liable to payments of court costs and fees or are eligible for the remission of the payments thereof; consideration of the remission of court cost and fee advances and court costs and fees, time limit for making such payments and regime for collecting, making, managing and handling such payments; settlement of complaints on court costs and fees; control and supervision of the collection, payment, remission of court costs and fees, and handling of the complaints thereof.

Article 2. Regulated entities

This Resolution is applicable to agencies, organizations and individuals related to the court costs and fees.

Article 3. Court costs

1. Court costs shall include:

a. Criminal court cost.

b. Civil court costs, including the cost of settlement of civil, marriage and family, business, commercial or labor disputes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The court costs specified in clause 1 of this Article include first-instance and appellate court costs.

Article 4. Court fees

1. Fee for settlement of civil, marriage and family, business, commercial or labor disputes within the competence of the court specified in clauses 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 and 10, Article 27; clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 and 11, Article 29; clauses 1 and 6, Article 31; clauses 1 and 5, Article 33 of the Civil Procedure Code.

2. Fee for recognition and enforcement of the judgments and rulings of foreign courts or foreign competent agencies in Vietnam, or non-recognition of the judgments and rulings thereof, or recognition and enforcement of the foreign arbitral awards in Vietnam, including:

a. Fee for recognition and enforcement of the judgments and rulings of foreign courts or foreign competent agencies in Vietnam, or non-recognition of the judgments and rulings thereof, or recognition and enforcement of the foreign arbitral awards specified in clause 5, Article 27; clause 9, Article 29; clause 4 and clause 5, Article 31; clause 3 and clause 4, Article 33 of the Civil Procedure Code.

b. Fee for appealing against the court decision on recognition and enforcement of the judgments and rulings of foreign courts in Vietnam; and foreign arbitral awards.

3. Fee for handling the request related to the Vietnamese commercial arbitrator's settlement of disputes specified in the law on commercial arbitration.

4. Fee for filling applications for opening bankruptcy procedures.

5. Fee for consideration of the lawfulness of strikes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Fee for judicial assistance by foreign courts in Vietnam.

8. Fee for judicial assistance

9. Fees for issuance of copies of papers and photocopying of documents at courts, including:

a. Fee for photocopying of documents and evidence in case files compiled by courts.

b. Fee for issuance of copies of court judgments and rulings.

c. Fee for issuance of copies of certificates of criminal record obliteration.

d. Fee for issuance of copies of other papers of courts.

Article 5. Court cost and fee advances

1. Court cost advance includes the advances of first-instance and appellate court costs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 6. Court cost and fee amounts

1. Court cost and fee amounts specified in the List of court costs and fees attached to this Resolution.

2. As for cases of civil, marriage, family, business, commercial and labor disputes and administrative cases which are settled under the simplified procedure, the court fee amounts shall be equal to 50% of the amounts specified in section A of the list of court costs and fees hereto.

Article 7. Court cost and fee advances

1. The amount of appellate civil court cost advance in criminal cases is equal to the amount of appellate civil court cost advance.

2. The amount of the first-instance civil court cost advance in a civil case without a monetary value is equal to the amount of the first-instance civil court cost without a monetary value. The amount of the first-instance court cost advance in a civil case involving a monetary value is equal to 50% of the first-instance civil court cost amount estimated by the courts, based on the value of the disputed property to be settled at the request of the involved parties. The minimum value of such advance is not less than the first-instance court cost amount in a civil case without a monetary value.

The amount of the appellate court cost advance in a civil case is equal to the amount of the appellate civil court cost advance.

3. The amount of the first-instance administrative court cost advance is equal to the amount of the first-instance administrative court cost. The amount of the appellate administrative court cost advance is equal to the amount of the appellate administrative court cost. The amount of the appellate civil court cost advance in an administrative case is equal to the amount of the appellate civil court cost advance.

4. As for cases of civil, marriage and family, business, commercial and labor disputes and administrative cases which are settled under the simplified procedure, the amounts of court cost advances are equal to 50% of the amounts of the court cost advances specified in clauses 2 and 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. The amount of appellate court fee advance for settlement of a civil matter is equal to the appellate court fee for settlement thereof.

Article 8. Property price used as the basis for collecting court cost advances

1. Property price used as the basis for collecting court cost advances shall be applied according to the order of precedence from point a to point d of this clause as follows:

a. Price stipulated by the competent regulatory agency.

b. Price provided by the valuation enterprise.

c. Price specified in the document enclosed with the case file.

d. Market price at the time and place of determination of the property price.

dd. In cases where the price of the disputed property cannot be determined based on points a, b, c and d, clause 1 of this Article, the court shall request the finance authority in writing to give their opinions on how such property can be determined. Within 03 working days after receiving the request document, the finance authority shall provide their opinions. At the end of this period, if the court does not receive the written opinions from the finance authority, they shall set the court cost advances.

2. If the property price may be determined based on one of the bases mentioned in points a, b, c and d, clause 1 of this Article to calculate the court cost advances, subsequent bases shall not be considered further.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Agencies, organizations and individuals shall pay for the court cost and fee advances, and court costs and fees, unless they are not required to or are eligible for the full remission thereof as specified in the regulations of this Resolution.

Article 10. Agencies collecting court cost and fee advances and court costs and fees

1. Civil judgment enforcement agencies may collect court costs specified in Article 3 and court fees specified in clause 1, clause 2b, clauses 4, 5 and 8 of Article 4 hereof.

2. Courts may collect court fees specified in clause 2a, clauses 3, 6 and 9, Article 4; clause 4, Article 39 hereof.

3. The Ministry of Foreign Affairs may collect court fees specified in clause 7, Article 4 hereof.

4. Agencies competent to collect court costs and fees which are specified in clauses 1 and 2 of this Article may collect court cost and fee advances.

Article 11. Cases unrequired to pay for court cost and fee advances and are not subject to court costs and fees

1. The following entities are not required to pay for court cost advances and not subject to court costs:

a. Parties who lodge complaints about or file lawsuits against lists of voters to elect National Assembly deputies or People's Council deputies; lists of voters in the referendum;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c. Vietnam Bank for Social Policy which files the lawsuit or appeals against the judgment and/or ruling which has not come into effect of the court to collect debts from the poor and other policy beneficiaries;

d. Procuracies which protest against court judgments and rulings under the appellate procedures;

dd. Defense counsels of the defendants who are under the age of 18 or are mentally or physically disabled;

e. Defenders for the legitimate rights and interests of the victims, litigants who are under the age of 18 or are mentally or physically disabled;

f. Other entities which are not required to pay for the court cost and fee advances as regulated by laws.

2. The following entities are not required to pay for the court cost and fee advances and are not subject to court fees:

a. Laborers who request the courts in writing to open procedures for bankruptcy of enterprises or cooperatives mentioned in clause 2, Article 5, clause 1a, Article 105 of the Law on bankruptcy;

b. Grassroots trade union executive boards which request the courts to examine the lawfulness of strikes;

c. Representatives of labor collectives who request the courts to examine the lawfulness of strikes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd. Procuracies which protest against court judgments and rulings under the appellate procedures;

e. Other entities which are not required to pay for the court cost and fee advances as regulated by laws.

3. The consumers who file civil lawsuits to protect their legitimate rights and interests are not required to pay for the court cost and fee advances according to clause 2, Article 43 of the Law on protection of consumers’ rights.

4. Enforcers who require the Court to settle the disputes specified in clause 1, Article 74; clause 1 and clause 2, Article 75 of the Law on Civil Judgment Enforcement are not required to pay for the court cost and fee advances; and are not subject to court costs and fees.

Article 12. Full remission of court cost and fee advances and court costs and fees

1. The following cases are eligible for the full remission of court cost advances and court costs:

a. Laborers who file lawsuits to request for payment of salaries, job loss allowance, severance allowance, social insurance payout, compensations for labor accidents or occupational diseases; settlement of claims for damages or compensations for unlawful dismissal or labor contract termination.

b. Persons who claim support or request identification of parents for minor children or adult children who have lost their civil act capacity.

c. Persons who lodge complaints about or file lawsuits against administrative decisions or acts of applying education and administrative measures in communes, wards or townships;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd. Children; poor individuals and households; the elderly; the disabled; people with meritorious services to the revolution; ethnic minority groups in severely disadvantaged communes; relatives of martyrs who are issued with the martyr certificates by competent regulatory agencies.

2. Entities mentioned in clause 1dd of this Article are eligible for the full remission of court fee advances and court fees according to clause 1, Article 4 hereof.

3. If the parties agree that one party shall be subject to the whole court cost or a partial court cost while this party is eligible for the full remission of court costs, the court shall consider approving the full remission of the partial court cost to which such party is subject as specified in the regulations hereof. This party is not eligible for the full remission of the court cost and fee which they pay for another party.

Article 13. Partial remission of court cost and fee advances and court costs and fees

1. Persons who witness force majeure events that make them unable to pay for court cost and fee advances and court costs and fees as confirmed by the People’s Committee of their commune shall be approved to have a partial remission of 50% of the payment thereof.

2. Persons mentioned in clause 1 of this Article shall be subject to the whole court costs and fees if they:

c. Can prove that the persons getting the partial remission of court cost and fee advances and court costs and fees are not those who witness the force majeure events that make them having no properties to pay for the sums thereof.

b. Have properties which are used to pay for the whole court costs and fees that they have to bear according to the effective judgments and/or rulings of the Court.

3. If the parties agree that one party shall be subject to the full court cost or a partial court cost but this party is eligible for the partial remission thereof, the court shall only consider approving the partial remission of 50% of the court cost to which such party is subject as specified in the regulations hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 14. Application for remission of court cost and fee advances and court costs and fees

1. Persons who request for the remission of court cost and fee advances and court costs and fees and are mentioned in Articles 12 and 13 hereof shall submit an application form to the Competent Court. Such form shall be enclosed with documents which prove that they are eligible for such remission.

2. The application form for the above-mentioned remission shall have the following contents:

a. Date of making the application.

b. Full name and address of the applicant.

c. Reasons for and grounds for the remission.

Article 15. Competence to examine applications for the remission of court cost advances and court costs

1. Before handling the cases, judges who are assigned by the court chief judges to handle these cases are competent to examine the applications for the remission of court cost advances.

2. After handling the cases, judges who are assigned by the court chief judges to handle these cases are competent to examine the applications for the remission of court cost advances of defendants that make counter-claims against the plaintiffs, or of persons with related interests and obligations that make independent claims in these cases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Before opening the first-instance or appellate court hearings, judges who are assigned by the court chief judges to handle cases are competent to consider the remission of court costs for the involved parties.

5. Within 03 working days after receiving the application form enclosed with the proof documents, the Court shall reply in writing whether they approve such application or not. If the application is refused, they shall provide explanations in writing.

6. At court hearings, the first-instance or appellate trial panels are competent to consider the remission of court costs for the involved parties upon making judgments or rulings on their cases.

Article 16. Competence to approve the remission of court fee advances and court fees

1. Before handling the civil matters, judges who are assigned by the court chief judges are competent to examine the applications for the remission of court fee advances.

2. Judges who are assigned by the chief judges of first-instance courts to handle cases are competent to examine applications for the remission of appellate court cost advances.

3. Before opening the first-instance or appellate sessions, judges who are assigned by the court chief judges to handle civil matters are competent to consider the remission of court fees for the involved parties.

4. Within 03 working days after receiving the application form enclosed with the proof documents, the Court shall reply in writing whether they approve such application or not. If the application is refused, they shall provide explanations in writing.

5. At the sessions, judges or trial panels settling civil matter are competent to consider the remission of court fees for the involved parties upon making decisions on these civil matters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Time limit for paying civil court cost advances:

a. Within 07 working days after receiving the court's written notification of the payment of first-instance court cost advances, the plaintiffs, the defendants that make counterclaims against the plaintiffs, and persons with related interests and obligations that make independent claims shall pay for the court cost advances and submit the receipt to the Court, unless they have plausible reason for failing to do so.

b. Within 10 days after receiving the first-instance court's notice of the payment of appellate court cost advances, the appealing parties shall pay these advances and submit the receipts to the first-instance court, unless they have plausible reasons for failing to do so.

2. Time limit for paying administrative court cost advances:

a. Within 10 working days after receiving the court's written notification of the payment of the first-instance administrative court cost advances, the petitioners or the persons with related interests and obligations that make independent claims in administrative cases shall pay for the court cost advances and submit the receipts to the Court, unless they have plausible reasons for failing to do so.

b. Within 10 days after receiving the first-instance court’s notification of the payments of appellate administrative court cost advances and appellate civil court cost advances, the appealing parties shall pay for such advances and submit the receipts to the Court, unless they have plausible reasons for failing to do so.

3. Time limit for paying court fee advances:

a. Court fee advances for settlement of civil matters: The payer of fee advances shall pay for the first-instance and appellate court fee advances and submit the receipts to the Court within 05 working days after receiving the Court's notification of the payments of court fee advances, unless they have plausible reasons for failing to do so.

b. Other court fee advances: the parties appealing against the court's decisions specified in clause 5, Article 38, clause 4, Article 39 hereof shall pay for the appellate court fee advances within 05 working days after receiving the Court's notice of the payments thereof, unless they have plausible reasons for failing to do so.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Time limit for paying court costs and fees:

a. The parties who are obligated to pay for the court costs and fees shall pay for such fees by the effective date of the judgments and rulings of the Court.

b. The parties who request the Court to handle the cases specified in Articles from 38 to 45 hereof shall pay for the court costs specified by the competent authorities in Article 10 hereof within the period of time regulated by laws.

Article 18. Handling of court cost and fee advances and court costs and fees

1. If the handling of civil and administrative matters is suspended, the paid court cost and fee advance amounts shall be handled after the handling of these cases resumes.

2. If the Court decides to suspend the handling of civil cases specified in Clause 1a and Clause 1b, Article 217 of the Criminal Procedure Code or the plaintiff who has been validly summoned for the second time is still absent as specified in clause 1c of Article 217, clause 2 of Article 312 of the Criminal Procedure Code or Clause 1a and Clause 1dd, Article 143, clause 5 of Article 241 of the Law on Administrative Procedures, the paid court cost advance amounts shall be contributed to the state fund.

If the court decides to suspend the handling of civil cases because the defendants who make counter-claims and the persons with related interests and obligations that make independent claims are still absent after being validly summoned for the second time, the paid court cost advance amounts shall be contributed to the state fund.

3. In case where the Court decides to suspend the handling of civil cases because the appealing parties withdraw their appeal request specified in clause 1c, Article 217 of the Criminal Procedure Code and other cases mentioned in points d, dd, e, and g, clause 1, Article 217 of the Criminal Procedure Code, or suspend the handling of civil cases involving foreign elements specified in clause 1, Article 472 of the Criminal Procedure Code or the handling of administrative cases specified in points b, c, e, d, g and h, clause 1, Article 143 of the Law on Administrative Procedures, the paid court cost advance amounts shall be returned to the payer.

If the Court decides to suspend the handling of civil cases because the defendants withdraw their counter claim or the persons with related interests or obligations that make independent claims withdraw their request, the paid court cost advance amount shall be returned to the payer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. If the appellate courts, cassation courts or re-opening trial courts quash the first-instance judgments in order to open a re-trial following the first-instance procedures because the capacity of the involved parties is wrongly determined, the first-instance court shall return the paid court cost advance amount and the paid court cost amount to such involved parties; at the same time, they shall re-determine which parties must pay for the sums thereof.

5. In case where the Court decides to terminate the examination of applications specified in clause 2c, Article 266, Article 382, clause 3 of Article 388, clause 3 of Article 392 of the Criminal Procedure Code, the paid court fee advance amounts shall be contributed to the state fund.

6. In case where the court of cassation quashes the appellate judgments or rulings but upholds the annulled or amended first-instance judgments or rulings of the inferior courts, the court costs and fees shall be determined.

If the cassation courts or the re-opening trial courts quash the Court’s given judgments or rulings and suspend the handling of the case, the court cost and fees shall be determined.

7. In case where the effective first-instance or appellate court judgments or rulings is reviewed and quashed under cassation or re-opening procedure but the court cost advance or court cost was returned to the petitioner or appellant, the petitioner or appellant must re-pay the court cost advance when the first instance court or appellate court re-accept the case.

Article 19. Collection, payment and management of court cost and fee advances and court costs and fees

1. All court costs and fees which have been collected must be fully and timely contributed to the state budget.

2. Agencies competent to collect court cost and fee advances and court costs and fees shall use the receipts as regulated by laws.

3. The agency collecting court costs and fees shall open a temporary state budget account at the State Treasury in order to collect the court cost and fee advances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. The court cost and fee advances shall be paid to the temporary state budget account when the Court announces that the payer who paid for the advances must bear the court costs and fees. The collection agency shall declare the amounts of court costs and fees which have been collected monthly and make a payment of such costs and fees to the state budget, as well as submitting the annual final account statement according to the Law on Tax Management.

6. In case where a payer of court cost or fee advance, court cost or fee is entitled to be refunded partial or full amount thereof according to a court judgment which is legally effective, the collecting agency may deduct such amount from a temporarily collect account in the State Treasury to make the refund, and then declare and make a statement of court costs and fees with the tax authority in accordance with the Law on Tax Administration.

Article 20. Control and supervision of the collection, payment, remission of the court costs and fees and handling of complaints thereof

Procuracies shall supervise the collection, payment, remission of the court costs and fees and the handling of complaints thereof as regulated by laws.

Chapter II

COURT COSTS IN CRIMINAL CASES

Article 21. Court costs in criminal cases

1. First-instance criminal court cost.

2. Appellate criminal court cost.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Appellate civil court cost for the civil parts of criminal cases which have been appealed against.

Article 22. Obligation to pay for the court cost advances in criminal cases

1. The defendants in criminal cases are not required to pay for the advances of the first-instance and appellate criminal court costs and the first-instance and appellate civil court costs.

2. The victims, plaintiffs and defendants and persons with related interests and obligations in criminal cases are not required to pay the advances of the first-instance and appellate criminal court costs and first-instance civil court costs.

3. Victims, defendants and plaintiffs in civil cases and persons with related interests and obligations in criminal cases who appeal against the civil parts shall pay for the first-instance civil court cost advances, unless they are not required to pay for these advances or are eligible for the full remission hereof as specified in this Decree. The obligations to pay for the first-instance civil court cost advances specified in Article 28 hereof and time limit for paying the appellate civil court cost advances specified in clause 1b, Article 17 hereof shall be complied with.

Article 23. Obligations to bear the court costs in criminal cases

1. Obligations to bear the first-instance court costs in criminal cases:

a. The convicts shall bear the first-instance criminal court costs.

b. The victims who request the institution of criminal cases shall bear the first-instance criminal court costs if the courts declare that the accused parties are not guilty or these cases are terminated because the victims withdraw their lawsuit petitions according to the regulations of the Civil Procedure Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d. In case where the victims declare that their properties are damaged and request the defendants to pay for such damages but the actual value of the damaged properties are lower or higher than the declared value, the defendants shall bear the first-instance civil court costs for the properties which have been proved as being damaged.

dd. The victims, who request for the repair of their damaged properties without requesting a sum of money though the costs of such properties can be determined, are not required to pay for the court fees if their requests are not accepted by the Court.

e. If the victims request for inappropriate compensations, the court shall explain to them that they will be required to bear the court fees if their requests are not approved by the Court. If they persist in requesting for the judgment from the Court, they shall bear the court fees if such requests are not approved by the Court.

f. Before opening the hearings, if the litigants and the defendants can reach an agreement about the compensations and request the court to accept them, such victims and defendants are not required to bear the first-instance civil court costs. During the hearings, if the litigants and the defendants can reach an agreement about the compensations, they shall bear the first-instance civil court costs as these cases go on trial.

g. If the defendants voluntarily pay for the compensations before the hearings are opened, they are not required to pay for the first-instance civil court costs.

2. Obligations to bear the appellate court costs in criminal cases:

a. If both the accused party and their lawful representative appeal against the criminal ruling of the first-instance judgment which the appellate court upholds, only the defendants are required to bear the appellate criminal court costs.

b. If the accused party or their lawful representative appeals against the criminal ruling of the first-instance judgment which the court upholds, the appellant shall bear the appellate criminal court cost.

c. If the accused party appeals against the criminal ruling and their legal representative appeals against the civil ruling or vice versa and the appellate court upholds the ruling of the first-instance court, then each accused party or each representative shall bear the court costs for their requests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the case is put on trial as requested by the plaintiff and the appellate court upholds the ruling of the first-instance judgment or announces that the accused party is not guilty, the plaintiff shall bear the appellate criminal court cost.

e. The party appeals against the civil part of the first-instance judgment shall bear the appellate criminal court cost as specified in Article 29 hereof.

f. In case where the appellate court quashes the first-instance judgment or ruling in order to investigate the case and re-open the hearing or suspend the case, the appellant is not required to bear the appellate criminal court cost.

g. If the appellant withdraws his/her/its appeal before the opening of or at the appellate hearing, he/she/it is not required to bear the appellate criminal court cost.

h. The appellant is not required to bear the appellate court cost if his/her/its appeal is accepted by the court.

Chapter III

COURT COSTS IN CIVIL CASES

Article 24. Types of court cost in criminal cases

1. The types of civil court cost include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b. First-instance civil court costs for civil cases that involve a monetary value.

c. Appellate civil court costs.

2. Civil cases involving no monetary value means cases in which claims of involved parties are not sums of money or cannot be valued in specific sums of money.

3. Civil cases involving a monetary value means cases in which claims of involved parties are sums of money or properties which can be valued in sums of money.

Article 25. Obligations to pay for the advances of the first-instance civil court costs

1. Plaintiffs, defendants who make counterclaims against the plaintiffs, and persons with related interests and obligations that make independent claims in cases involving civil, marriage and family, business, commercial or labor disputes shall pay for the advances of the first-instance civil court costs, unless they are not required to pay for the court cost advances or are eligible to receive the full remission thereof as specified in this Resolution.

2. For a case with more than one plaintiffs each of whom makes an independent claim, each plaintiff shall pay a court cost advance for his/her/its own claim. If these plaintiffs make the same claim, they shall jointly pay for the court cost advance.

3. For a case with more than one defendant each of whom makes an independent counter-claim, each defendant shall pay a court cost advance for his/her/its own claim. If these plaintiffs make the same counter-claim, they shall jointly pay for the court cost advance.

4. For a case with more than one person with related interests or obligations that make an independent claim, each of them shall pay the court cost advance for the claim. If these people make the same claim, they shall jointly pay for the same court cost advance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 26. Obligations to pay for the first-instance civil court costs

1. The involved parties shall pay for the first-instance civil court costs if their claims are not approved by the court, unless they are eligible for the full remission thereof.

2. Defendants shall bear all first-instance civil court costs in case where the plaintiffs’ claims are wholly accepted by the courts.

3. Plaintiffs shall bear all first-instance civil court costs in case where the plaintiffs’ claims are whole unaccepted by the courts.

4. Plaintiffs shall bear the first-instance civil court costs in proportion to parts of their claims which are unaccepted by the courts. The plaintiffs shall bear the first-instance civil court costs in proportion to parts of their claims which are accepted by the courts.

5. Defendants making counter-claims shall bear the first-instance civil court costs for the parts of their counter-claims which are unaccepted by the courts. The plaintiffs shall bear the first-instance civil court costs for parts of their counter-claims which are accepted by the courts.

6. Persons with related interests and obligations making independent claims shall bear the first-instance civil court costs in proportion to parts of their independent claims unaccepted by courts. Obligors under independent claims of persons with related interests and obligations shall bear the first-instance civil court costs in proportion to parts of independent claims accepted by the courts.

7. If the involved parties can reach an agreement about the handling of their case during the conciliation conducted by the courts before opening a hearing, they shall bear 50% of the court cost amount, even if the case involves no monetary value. <0

8. If the involved parties reach an agreement about the handling of their case at the first-instance court cost, they shall still bear the first-instance court cost as if their case was tried. In case where the involved parties reach an agreement about the handling of their case at the hearing that follows the simplified procedure specified in clause 3, Article 320 of the Criminal Procedure Code, they shall bear 50% of the court cost for the handling of such case under the procedure thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. If the case is temporarily suspended, the obligation to bear the first-instance court cost shall be imposed when the case is resumed according to the regulations hereof.

11. The plaintiffs in a civil case brought to courts by the agencies, organizations or individuals to protect the rights and interests of other parties shall not bear the first-instance court cost.

Article 27. Obligations to bear the first-instance court costs in some specific cases

1. For disputes over the property recovery from lending and temporary staying, the involved parties shall bear the first-instance civil court costs as if the cases do not have a monetary value. In case of disputes aside from the property recovery from lending and temporary staying, if the involved parties also have disputes over damage compensation and request the handling from the court, such involved parties shall bear the court costs that do not involve a monetary value for the property recovery from lending and temporary staying, and the court costs that involve a monetary value for the damage compensation.

a. For disputes over the property ownership and land use rights of which the value is not determined by the Court but only the ownership of such property and rights is considered, then the involved parties shall bear the first-instance civil court costs as if the cases do not have a monetary value.

b. For disputes over the ownership of properties and land use rights when the Court has to determine the value of the property and the ownership by portion, the involved parties shall bear the first-instance civil court costs for the value enjoyed.

3. For disputes over the contract of invalid sale and purchase of properties and transfer of land use rights, the obligations to bear the first-instance civil court costs shall be imposed as follows:

a. In case where one party requests the recognition of the contract for sale of property and transfer of land use right and another party requests the declaration of the invalidity of the above-mentioned contract and nothing else, if the court declares that the contract is invalid, the party requesting such recognition must bear the court cost as for the case without a monetary value; if the court declares to recognize the contract, the party requesting the invalidity declaration must bear the court cost as for the civil case without a monetary value.

b. In case one party requests the recognition of the contract for sale or purchase of property and transfer of land use right and one party requests the declaration of the invalidity of the above-mentioned contract and requests the Court to settle the consequence of the invalid contract, in addition to the bearing the court cost without a monetary value as guided in clause 3a of this Article, the person fulfilling the obligations on the property or damage compensation shall bear the court cost as for the civil case with a monetary value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. As for disputes over marriage and family, the obligations to bear the first-instance civil court costs shall be imposed as follows:

a. The plaintiffs shall bear the first-instance civil court cost in the case of divorce, not depending on whether the Court accepts their lawsuit petition or not. If the parties agree to the divorce, they shall each pay for 50% of the court cost.

b. Aside from bearing the first-instance civil court cost as guided in clause 1a, Article 24 hereof, the involved parties in the case of marriage and family with dispute over the division of common property of spouses shall also bear the court cost for the property in dispute as to the civil case with a monetary value corresponding to the value of the property portion divided among each of them.

c. If the spouses request another person to fulfill the property obligations and the Court accepts the request from the spouses, then the obligor of the property shall bear the first-instance civil court cost for the value of the divided property as required; if the spouses cannot agree to divide the property between them but include it as a common property and request the handling from the Court, each of them shall bear the civil court cost corresponding to the value of the property divided among them.

d. If the involved parties agree to divide the common property among them and request the Court to record such division in the judgment or ruling before the conciliation, the involved parties are not required to bear the first-instance civil court cost for the common property.

dd. In case where the Court has started the conciliation and during such conciliation, the involved parties cannot reach an agreement on dividing the common property among them, but before the opening of the hearing, they eventually reach an agreement and request the Court to record such division in the judgment or ruling, this agreement is regarded as being reached during the conciliation and the involved parties shall bear 50% of the first-instance civil court cost which corresponds to the value of the property portion divided among them.

e. If the involved parties have a dispute over the division of common properties and their obligations to such properties, the Court shall start conciliation and the involved parties shall reach an agreement on the division of some common properties and their obligations to such properties. If they fail to reach an agreement upon other common properties and their obligations to such properties, they shall still bear the court cost for the division thereof.

6. As for the cases related to support obligations, the obligations to bear the first-instance civil court costs shall be imposed as follows:

a. The party who is obliged to provide periodical or lump-sum support as specified in the decision of the Court shall bear the first-instance civil court cost as to the civil case with no monetary value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c. If the involved parties can reach an agreement on the support method (even the lump sum support), but they cannot agree about the support rate, the party with the support obligations shall bear the first-instance civil court cost as to the civil case with no monetary value.

d. If the involved parties cannot reach an agreement on the support method but the support rate, the party with the support obligations shall bear the first-instance civil court cost as to the civil case without a monetary value.

dd. If the involved parties have disputes over the support (support rate and method) and the Court decides the periodical and monthly support rate and method, the party with support obligations shall bear the first-instance civil court cost as to the civil case without a monetary value.

7. As for the cases related to the common properties or inheritances, the obligations to bear the first-instance civil court costs shall be imposed as follows:

a. If the involved parties cannot determine their property portion or each of them determine that their property portions in the common properties or common inheritances are different and under dispute, and one party requests the Court to handle the division thereof, then each of them shall bear the first-instance civil court cost which corresponds to the value of the properties or inheritances divided among them. If the Court denies the written requests, the party requesting the division of common properties and inheritances shall bear the first-instance civil court cost. If the Court determines that the common properties or inheritances which the involved parties request a division are not their properties, the involved parties shall bear the first-instance civil court cost without a monetary value.

b. In case where the involved parties request the division of common properties and inheritances but the property obligations to a third party must be considered, then:

The involved parties shall bear the first-instance civil court cost for the properties divided among them after subtracting the value of the property used to fulfill the obligations to a third party; the involved parties shall bear an equal partial court cost for the property portion used to fulfill the obligations to the third party as specified in the decision of the Court.

If a third party as the person with related interests and obligations does not make an independent claim or makes an independent claim accepted by the Court, he/she is not required to bear the court cost for the property portion given to him/her.

If the third party makes an independent claim but such claim is not accepted by the Court, then he/she shall bear the civil court cost with a monetary value for his/her unaccepted request.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Parties that make appeals under the appellate procedures shall pay the advances of appellate civil court costs, unless they are not required to pay for the court cost advances or are eligible for the full remission thereof as specified in this Resolution.

Article 29. Obligations to bear the appellate civil court costs

1. The involved parties who make appeals shall bear the appellate civil court costs if the Appellate Court upholds the appealed first-instance judgment or ruling, unless such parties are eligible for the full remission or are not required to bear the appellate court costs.

2. If the Appellate Court modifies the appealed first-instance judgment or ruling, the involved parties who make appeals and are related to the above-mentioned judgment or ruling are not required to bear the appellate civil court costs; the Appellate Court shall re-determine the obligations to bear the first-instance civil court costs specified in Article 147 of the Criminal Procedure Code and Articles 26 and 27 hereof.

3. If the Appellate Court quashes the first-instance judgment or ruling to open a first-instance re-trial, the involved parties who make the appeals are not required to bear the appellate civil court costs; the obligations to bear such costs will be re-determined after the case is handled under the first-instance procedures.

4. The involved parties who withdraw their appeals before the appeal hearing is opened shall bear 50% of the appellate civil court cost. The involved parties who withdraw the appeals during the appeal hearing shall bear the whole appellate civil court cost.

5. If the involved parties reach an agreement about the settlement of their case during the appeal hearing, they appellants shall bear the whole appellate civil court cost. If the involved parties reach an agreement on the first-instance civil court cost, they shall bear such cost as agreed; if they cannot reach an agreement on such cost, the Court shall re-determine the first-instance civil court cost according to the contents of the agreement at the appeal hearing.

6. If the plaintiff withdraws their lawsuit petition before the appeal hearing is opened or during the appeal hearing and such withdrawal is agreed by the defendant, then the involved parties shall bear the first-instance civil court cost as specified in the decision of the first-instance court and shall bear 50% of the appellate civil court cost.

7. If one party is not required to bear the court cost or is eligible for the full remission of the appellate civil court cost, other parties shall still bear the appellate civil court cost as specified in clauses 1, 4, 5 and 6 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



COURT COSTS IN ADMINISTRATIVE CASES

Article 30. Types of court cost in administrative cases

1. First-instance administrative court cost.

2. Appellate administrative court cost.

3. First-instance civil court cost in cases involving claims for damages, including first-instance civil cases that involve or do not involve a monetary value.

4. Appellate civil court cost in cases involving appeals against the damage compensations.

Article 31. Obligations to pay for the advances of first-instance court costs in administrative cases

1. The petitioner of an administrative case or the person with related interests and obligations that makes an independent claim in an administrative case shall pay for the advance of the first-instance administrative court cost, unless he/she is not required to pay for the court cost advance or is eligible for the full remission of payment thereof as specified in this Resolution.

2. The party claiming the damage compensation in an administrative case is not required to pay for the advance of first-instance civil court cost.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 32. Obligations to pay for the first-instance court costs in administrative cases

1. The involved parties shall bear the first-instance administrative court cost if their requests are not approved by the Court, unless they are eligible for the full remission of payment thereof or are not required to bear the first-instance administrative court cost.

2. If the person mentioned in an administrative decision, disciplinary decision on dismissal, complaint settlement decision related to a competition dispute and the person making a list of National Assembly Candidates, a list of deputies of People's Councils, and a list of electorates of referendum are sued, they shall bear the first-instance administrative court cost when the Court accepts the partial or the whole claim of the petitioner.

3. If the defendant annuls an administrative decision, a disciplinary decision and a settlement decision on a competition case or terminates a sued-administrative act, and the petitioner agrees to withdraw the petition or the person with related interests and obligations withdraws his/her independent claim, then the court cost advance shall be returned to the payer.

4. Before opening a trial, the Court shall start a discussion between the parties. If the involved parties reach an agreement on the settlement of the case, they shall only bear 50% of the first-instance administrative cost.

5. For a case where there is one party eligible for the full remission of the first-instance court cost, other parties shall still pay for the cost thereof as required in clauses 1 and 2 of this Article.

6. The person who makes a claim on the property damage compensation shall bear the court cost if his/her claim is not accepted by the Court.

7. The obligations to bear the first-instance civil court costs in administrative cases shall be imposed in accordance with the regulations in Articles 26 and 27 hereof.

Article 33. Obligations to bear the appellate court cost advances in administrative cases

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The involved parties in an administrative case who appeal against the damage compensation shall pay for the advance of the appellate civil court cost, unless they are not required to pay for the court cost advance or are eligible for the full remission of payment thereof as specified in this Resolution.

Article 34. Obligations to bear the appellate court costs in administrative cases

1. If the Appellate Court upholds the first-instance judgment or ruling, the appellant shall pay for the appellate court cost, unless he/she is eligible for the full remission or is not required to pay for the cost thereof.

2. If the Appellate Court modifies the appealed first-instance judgment or ruling, the appellant is not required to pay for the appellate court cost; the Appellate Court shall re-determine the obligations to pay for the first-instance court cost as specified in Article 348 of the Law on Administrative Procedures and Article 32 hereof.

3. If the Appellate Court quashes the appealed first-instance judgment or ruling to open a re-trial, the appellant is not required to pay for the appellate court cost; the obligations to pay for the court cost shall be re-determined during the first-instance re-trial.

4. The involved parties who withdraw their appeals before the appeal hearing shall bear 50% of the appellate administrative court cost. The involved parties who withdraw their appeals at the appeal hearing shall bear the whole appellate administrative court cost.

5. Before the appeal hearing or during such hearing, if the petitioner withdraws his/her petition and other parties agree on such withdrawal, the involved parties shall still bear the first-instance court cost as specified in the decision of the Appellate Court and shall bear 50% of the appellate court cost as regulated by laws.

6. The party that appeals against the decision on damage compensation of the first-instance judgment shall bear the appellate civil court cost as specified in Article 29 hereof.

7. The appellant is not required to bear the appellate court cost if his/her appeal is accepted by the court.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter V

COURT FEES

Section 1. COURT FEES FOR THE SETTLEMENT OF CIVIL CASES

Article 35. Types of court fee for the settlement of civil matters

1. First-instance court fees for the settlement of civil, marriage and family, business, commercial or labor disputes.

2. Appellate court fees for the settlement of civil, marriage and family, business, commercial or labor disputes.

Article 36. Obligations to pay for the advances of first-instance or appellate court fees

1. The petitioners who file the civil lawsuits specified in clauses 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 and 10, Article 27; clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 and 11, Article 29; clauses 1 and 6 of Article 31; clauses 1 and 5, Article 33 of the Criminal Procedure Code shall pay the court fee advances for the Court to settle such matters, unless they are eligible for the full remission or are not required to pay for the advances thereof according to the regulations hereof.

As for petition for recognition of amicable divorce, agreement on child custody and property division after divorce, the spouses may reach an agreement on payment of court fee advances, unless they are eligible for the full remission or are not required to pay for the advances thereof as regulated by laws. If the spouses cannot reach an agreement about who will pay for the above-mentioned advances, each of them shall pay 50% of the court fee advances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 37. Obligations to bear the first-instance or appellate court fees for settlement of civil matters

1. The party that requests the Court to settle the civil matter shall bear the first-instance court fee, not depending on whether the court accepts their petition or not, unless they are not required to bear the court fee or are eligible for the full remission of the fee thereof as specified in this Resolution.

2. The appellant is not required to bear the appellate court fee if his/her appeal is accepted by the Court; he/she must bear the appellate court fee if his/her appeal is not accepted by the Court.

3. As for petition for recognition of uncontested divorce, child custody and property division after divorce, the spouses may reach an agreement on the liability for the court fee, unless they are eligible for the full remission or are not required to bear the fee thereof as regulated by laws. If the spouses cannot reach an agreement on who is liable to pay for the court fee, then each of them shall pay for 50% of the fee thereof.

Section 2. OTHER TYPES OF COURT FEES

Article 38. Fees for recognition and enforcement of civil judgments and rulings of foreign courts in Vietnam; and foreign arbitral awards

Agencies, organizations and individuals shall pay for the court fees if they:

1. Request the Vietnam’s Court to recognize and permit the enforcement of the judgment and ruling of the Foreign Court or the foreign competent agency in Vietnam.

2. Request the Vietnam’s Court not to recognize the civil judgment and ruling of the Foreign Court or the foreign competent agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Request the Vietnam’s Court to recognize and permit the enforcement of the foreign arbitral award in Vietnam.

5. Appeal the Court Decision about the requests specified in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, in case their appeal is not accepted by the Court.

Article 39. Court fee for settlement of the request related to the Vietnamese commercial arbitration's settlement of disputes as specified in the law regulations on commercial arbitration

The petitioner who requests the Court to settle the civil matters related to the Vietnam’s commercial arbitration activities shall pay for the court fees if they:

1. Request for designation or change of an arbitrator.

2. Request for application, change or cancellation of an urgent provisional measure.

3. Request for cancellation of an arbitral award or registration for the arbitral award.

4. Appeal against the Court Decision, in case the appeal is not accepted by the Court.

5. Request the Court to collect evidence and summon the witness.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 40. Fees for submitting applications for opening of bankruptcy procedures

When filling applications for opening of bankruptcy procedures for enterprises and cooperatives, the following entities shall pay for the court fees: unsecured or partially secured creditors, legal representatives of enterprises and cooperatives; owners of private enterprises; Chairpersons of joint-stock companies; Chairpersons of the Members’ Councils of limited liability companies with more than one member; owners of one member limited liability companies; general partners of partnerships; shareholders or groups of shareholder of 20% of ordinary shares or above; cooperative members or legal representatives of members of cooperative groups.

Article 41. Court fees for consideration of the lawfulness of strikes

Employers that file requests for courts to consider the lawfulness of strikes shall pay a court fee.

Article 42. Court fees for arrests of seagoing ships or aircraft

Petitioners who request the Court to arrest seagoing ships or aircrafts shall pay a court fee.

Article 43. Court fees for judicial assistances by foreign courts in Vietnam

Foreign parties, under a judicially assistance, requesting Vietnamese courts to conduct certain civil procedure activities shall pay a court fee as specified in this Resolution. If the Socialist Republic of Vietnam and the foreign parties are not members of the international treaty on court fees for judicial assistance, the give and take principle shall be applied as specified in the law on legal assistance in civil matters.

Article 44. Fees for overseas judicial assistance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 45. Fees for provision of copies of papers and photocopying of documents at the Courts

Parties requesting the Court to issue the copies of papers and photocopy documents shall pay a Court fee.

Chapter VI

COMPLAINTS AND IMPLEMENTATION

Article 46. Settlement of complaints about the court costs and fees

1. Agencies, organizations and individuals may lodge complaints about the decisions or acts of the competent agencies or persons on court cost and fee advances or court costs and fees when having grounds to believe that these decisions or acts are unlawful and infringe upon their rights and legitimate interests.

2. Complaints against decisions or acts of heads of civil judgment enforcement agencies, executors associated with court costs and fees shall be handled in accordance with laws and regulations on civil judgment enforcement.

3. Agencies, organizations and individuals may lodge complaints with chief judges of first-instance courts within 03 working days after receiving court notices of payments of court cost and fee advances and court costs and fees or notices of the remission of the payments thereof. Chief Judges of the first-instance courts shall consider and settle these complaints within 03 working days after receiving them. Decisions of chief judges of the first-instance courts are final.

Complaints about the court costs and fees specified in the Court judgments or decisions shall be settled under the civil, criminal or administrative procedure law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 47. Entry into effect

1. This Resolution shall come into force from January 01, 2017.

2. From January 01, 2017, upon handling the civil, criminal or administrative matters under the first-instance or appellate procedures, the matters about the court cost and fee advances and court costs and fees shall be settled under the regulations hereof.

Article 48. Transitional provisions

1. For the cases handled by the Court for settlement under the first-instance and appellate procedures before January 01, 2017 but the actual settlement under the procedures thereof is carried out after January 01, 2017, then the decisions on court costs and fees shall be implemented under the Ordinance on Court Costs and Fees in 2009; in case where the involved parties or the convicts must bear the court costs and fees under the Ordinance in 2009 but are not required to bear such payments thereof under this Resolution, then the parties or convicts who are not required to pay such payments or are eligible for the remission shall implement the regulations of this Resolution.

2. For the court judgments or decisions which come into effect before January 01, 2017, the regulations hereof shall not be applied for protest under the procedures of cassation or retrial, unless there are other grounds for protest.

 

 

PP. STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRWOMAN




Nguyen Thi Kim Ngan

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



LIST

OF COURT COSTS AND FEES
(Enclosed with the Resolution No. 326/2016/UBTVQH14 dated December 30, 2016)

A. LIST OF COURT COSTS

No.

Types of cost

Amounts

I

Criminal court cost

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



First-instance criminal court cost

200.000 VND

2

Appellate criminal court cost

200.000 VND

II

Civil court cost

 

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

1.1

 Civil, marriage and family and labor disputes without a monetary value

300.000 VND

1.2

 Business and commercial disputes without a monetary value

3.000.000 VND

1.3

 Civil, marriage and family disputes with a monetary value

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a

From 6.000.000 VND or lower

300.000 VND

b

From over 6.000.000 VND to 400.000.000 VND

5% of the value of disputed property

c

From over 400.000.000 VND to 800.000.000 VND

20.000.000 VND + 4% of the value of disputed property which exceeds 400.000.000 VND

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



From over 800.000.000 VND to 2.000.000.000 VND

36.000.000 VND + 3% of the value of disputed property which exceeds 800.000.000 VND

dd

From over 2.000.000.000 VND to 4.000.000.000 VND

72.000.000 VND + 2% of the value of disputed property which exceeds 2.000.000.000 VND

e

From over 4.000.000.000 VND

112.000.000 VND + 0,1% of the value of disputed property which exceeds 4.000.000.000 VND

1.4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

a

From 60.000.000 VND or lower

3.000.000 VND

b

From over 60.000.000 VND to 400.000.000 VND

5% of the value of disputed property

c

From over 400.000.000 VND to 800.000.000 VND

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d

From over 800.000.000 VND to 2.000.000.000 VND

36.000.000 VND + 3% of the value of disputed property which exceeds 800.000.000 VND

dd

From 2.000.000.000 VND to 4.000.000.000 VND

72.000.000 VND + 2% of the value of disputed property which exceeds 2.000.000.000 VND

e

From over 4.000.000.000 VND

112.000.000 VND + 0,1% of the value of disputed property which exceeds 4.000.000.000 VND

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For labor disputes with a monetary value

 

a

From 6.000.000 VND or lower

300.000 VND

b

From over 6.000.000 VND to 400.000.000 VND

3% of the disputed value but no less than 300.000 VND

c

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12.000.000 VND + 2% of the value of disputed property which exceeds 400.000.000 VND

d

From over 2.000.000.000 VND

44.000.000 VND + 0,1% of the value of disputed property which exceeds 2.000.000.000 VND

2

Appellate civil court

 

2.1

Civil, marriage and family and labor disputes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2

Business or commercial disputes

2.000.000 VND

III

Administrative court cost

 

1

First-instance administrative court cost

300.000 VND

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Appellate administrative court cost

300.000 VND

B. LIST OF COURT FEES

No.

Types of fee

Rate

I

Court fee for the settlement of civil matters

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



First-instance court fee for the settlement of civil, marriage and family, business, commercial or labor disputes

300.000 VND

2

Appellate court fee for settlement of civil, marriage and family, business, commercial and labor disputes

300.000 VND

II

Other court fees

 

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

a

Court fee for recognition and enforcement of judgments and rulings of foreign courts in Vietnam; and foreign arbitral awards

3.000.000 VND

b

Court fee for appealing against the court’s decision on recognition and enforcement of judgments and rulings of foreign courts in Vietnam; and foreign arbitral awards

300.000 VND

2

Court fee for settlement of the request related to the Vietnamese commercial arbitration's settlement of disputes as specified in the law regulations on commercial arbitration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a

Court fee for designation or change of the arbitrator.

300.000 VND

b

Court fee for reconsideration of the awards of the arbitration councils on arbitration agreements or competence of arbitration councils to settle disputes; registration for the arbitral awards on the disputes 

500.000 VND

c

Court fee for requesting the Court to apply, modify and cancel the urgent provisional measures which are related to the arbitration; to collect evidence and summon the witnesses

800.000 VND

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Court fee for appealing the decision of the Court which is related to the arbitration

500.000 VND

3

Court fee for filling applications for opening bankruptcy procedures

1.500.000 VND

4

Court fee for consideration of the lawfulness of strikes

1.500.000 VND

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8.000.000 VND

6

Court fee for arrest of aircraft

8.000.000 VND

7

Court fee for judicial assistance by foreign courts in Vietnam

1.000.000 VND

8

Court fee for judicial assistance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9

Court fee for provision of copies of papers and photocopying of documents at the Court

1.500 VND/A4 size

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


807.844

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.184.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!