Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 số 13/2022/QH15 áp dụng năm 2024

Số hiệu: 13/2022/QH15 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 14/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Người bạo lực gia đình có thể phải làm công việc phục vụ cộng đồng

Ngày 14/11/2022, Quốc hội thông qua Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022, trong đó, bổ sung biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị bạo lực gia đình.

Đơn cử một số biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị bạo lực gia đình như sau:

- Biện pháp yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;

- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng gồm:

+ Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng;

+ Sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng;

+ Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.

Xem chi tiết tại Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và thay thế Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 13/2022/QH15

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2022

LUẬT

PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

2. Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

3. Nơi tạm lánh là địa điểm để bảo đảm an toàn cho người bị bạo lực gia đình.

4. Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đìnhquá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng ứng xử, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiểm soát hành vi, giải quyết mâu thuẫn giúp người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt bạo lực gia đình.

Điều 3. Hành vi bạo lực gia đình

1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

1. Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.

2. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.

3. Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.

5. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.

6. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.

7. Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình

1. Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.

2. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

3. Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

5. Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình; ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

3. Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình; ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 7. Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình

1. Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và tôn vinh giá trị gia đình.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 8. Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

2. Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

a) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;

c) Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình;

d) Nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 9. Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình

1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;

b) Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;

c) Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;

đ) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;

e) Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;

g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

h) Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Điều 10. Trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình

1. Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:

a) Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;

b) Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

c) Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;

d) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.

2. Người có hành vi bạo lực gia đình là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình thì không được thực hiện quyền của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật quy định của Luật này đối với vụ việc bạo lực gia đình do mình thực hiện.

Điều 11. Trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình

1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.

3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 12. Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình

1. Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình; được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

2. Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:

a) Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;

b) Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

Chương II

PHÒNG NGỪA BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 13. Mục đích, yêu cầu trong thông tin, truyền thông, giáo dục

1. Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi ứng xử, góp phần xóa bỏ bạo lực gia đình.

2. Việc thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Thường xuyên, chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;

b) Phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, địa bàn; chú trọng đến trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

c) Chú trọng thay đổi hành vi của người có hành vi bạo lực gia đình, người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;

d) Bình đẳng giới, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị bạo lực gia đình và những người có liên quan;

đ) Bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.

Điều 14. Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục

1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Quyền con người, quyền công dân, bình đẳng giới trong gia đình.

3. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam; gương người tốt, việc tốt trong xây dựng gia đình hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình.

5. Kinh nghiệm phòng, chống bạo lực gia đình trong nước và quốc tế.

6. Nội dung khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 15. Hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục

Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

1. Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến pháp luật trực tiếp;

2. Phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động;

3. Lồng ghép trong chương trình và hoạt động tại cơ sở giáo dục;

4. Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;

5. Lồng ghép trong hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao, sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng dân cư; mô hình phòng, chống bạo lực gia đình;

6. Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 16. Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Nội dung tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

a) Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, giới, bình đẳng giới và quy định của pháp luật có liên quan; quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình, thành viên khác trong gia đình;

b) Kỹ năng ứng xử trong gia đình, tổ chức đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, xử lý khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, chăm sóc người bị bạo lực gia đình.

2. Việc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình tập trung vào các đối tượng sau đây:

a) Người bị bạo lực gia đình;

b) Người có hành vi bạo lực gia đình;

c) Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

d) Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;

đ) Người chuẩn bị kết hôn.

3. Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho người thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.

Điều 17. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình

1. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là việc người tiến hành hòa giải hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình để không làm phát sinh, tái diễn hành vi bạo lực gia đình.

Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.

2. Việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Chủ động, kịp thời, kiên trì;

b) Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình;

c) Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;

d) Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải;

đ) Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

Điều 18. Chủ thể tiến hành hòa giải

1. Thành viên gia đình, dòng họ có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp nhằm phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình phát sinh hoặc tái diễn.

Trong trường hợp cần thiết có thể mời chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người thân, người trong cơ quan, tổ chức của chủ thể có mâu thuẫn, tranh chấp và người được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về công tác xã hội, tâm lý học, người có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tham gia hòa giải.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức đó với thành viên gia đình của họ khi có đề nghị của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để hòa giải.

3. Tổ hòa giải ở cơ sở có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho hòa giải viên của Tổ hòa giải ở cơ sở.

Chương III

BẢO VỆ, HỖ TRỢ, XỬ LÝ VI PHẠM TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Mục 1. BÁO TIN VÀ XỬ LÝ TIN BÁO, TỐ GIÁC VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 19. Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình

1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;

d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Gọi điện, nhắn tin;

b) Gửi đơn, thư;

c) Trực tiếp báo tin.

3. Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

Điều 20. Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình

1. Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình khi nhận tin báo, tố giác thì trong phạm vi quyền hạn của mình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời, thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

2. Tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều 19 của Luật này khi nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xử lý hoặc phân công xử lý ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an xã) xử lý.

4. Trường hợp tin báo, tố giác về tội phạm thì việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

5. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 21. Sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình

1. Người có âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình có quyền cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình.

2. Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình trong quá trình giải quyết vụ việc bạo lực gia đình và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Mục 2. NGĂN CHẶN HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH; BẢO VỆ, HỖ TRỢ NGƯỜI BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH, NGƯỜI THAM GIA PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 22. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình

1. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:

a) Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;

b) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

c) Cấm tiếp xúc;

d) Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;

đ) Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;

e) Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;

g) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;

h) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;

i) Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;

k) Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

2. Việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 23. Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình

1. Người có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình được áp dụng ngay các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để chấm dứt hành vi bạo lực gia đình.

2. Người có mặt tại nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình theo khả năng của mình và tính chất của hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình.

Điều 24. Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình

1. Khi được phân công giải quyết vụ việc, Trưởng Công an xã có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc trong các trường hợp sau đây:

a) Người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc;

b) Khi có căn cứ cho rằng hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có thể tiếp tục gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

2. Việc yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã phải được lập biên bản và có người trong cộng đồng dân cư chứng kiến.

3. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình không chấp hành yêu cầu thì Công an xã được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để đưa người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã.

Điều 25. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây:

a) Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình;

b) Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, người đề nghị biết.

3. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc. Việc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc thực hiện trong trường hợp sau đây:

a) Có yêu cầu của người đề nghị ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình không đồng ý với quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết.

5. Khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc, người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc.

6. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

7. Trường hợp gia đình có việc cưới, việc tang hoặc trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải thông báo với người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và cam kết không để xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 26. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án

1. Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình;

b) Có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.

2. Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi cần bảo vệ tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

3. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

4. Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại khoản 1 Điều này hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

5. Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại khoản 2 Điều này hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết.

6. Trường hợp gia đình có việc cưới, việc tang hoặc trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải thông báo với người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và cam kết không để xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 27. Giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc

1. Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này, Công an xã chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở để giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc và phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.

2. Người được phân công giám sát có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Khi phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc, người được phân công giám sát có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp tiếp tục vi phạm thì báo cho Trưởng Công an xã xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình quy định tại khoản 7 Điều 25 và khoản 6 Điều 26 của Luật này thì thành viên khác của gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

Điều 28. Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu

1. Người bị bạo lực gia đình được bố trí nơi tạm lánh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện hỗ trợ.

2. Người bị bạo lực gia đình được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu theo quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội.

Điều 29. Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

a) Tiếp nhận, sàng lọc, phân loại, chăm sóc, điều trị người bệnh là người bị bạo lực gia đình;

b) Cung cấp thông tin về tình trạng tổn hại sức khỏe của người bị bạo lực gia đình theo đề nghị của người đó hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

2. Nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực gia đình có trách nhiệm báo cáo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 2 Điều 35 của Luật này căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chăm sóc người bị bạo lực gia đình.

4. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có trách nhiệm thông báo cho Công an xã nơi đặt cơ sở về trường hợp người được chăm sóc, điều trị có dấu hiệu bị bạo lực gia đình để bảo vệ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình

1. Người bị bạo lực gia đình được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

2. Người bị bạo lực gia đình được cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí cho người bị bạo lực gia đình.

Điều 31. Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình

1. Người có hành vi bạo lực gia đình được giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; tham gia dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình do cơ sở phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp.

2. Nội dung giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình;

b) Nhận diện các hành vi bạo lực gia đình và trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình;

c) Kỹ năng ứng xử, phòng ngừa, xử lý mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình;

d) Kiến thức và kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình; giải tỏa áp lực, căng thẳng;

đ) Các nội dung khác.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và tổ chức thực hiện việc giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình đối với người có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 32. Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư

1. Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi bạo lực gia đình từ 02 lần trở lên trong thời gian 12 tháng mà chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Có hành vi bạo lực gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.

2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm:

a) Người có hành vi bạo lực gia đình;

b) Đại diện gia đình;

c) Đại diện Công an xã;

d) Đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình hoặc người bị bạo lực gia đình cư trú là thành viên;

đ) Thành phần khác do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mời.

3. Nội dung góp ý, phê bình bao gồm:

a) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình;

b) Cung cấp các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

c) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình cam kết không tái diễn hành vi bạo lực gia đình.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức thực hiện biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư trên cơ sở đề xuất của người được phân công xử lý hành vi bạo lực gia đình.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú có trách nhiệm tạo điều kiện cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư.

6. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều này tự nguyện thực hiện công việc phục vụ cộng đồng quy định tại Điều 33 của Luật này thì không áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.

Điều 33. Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng

1. Công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú, bao gồm:

a) Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác;

b) Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.

2. Danh mục công việc quy định tại khoản 1 Điều này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, quyết định của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức cho người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Điều 34. Bảo vệ người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và người báo tin, tố giác về bạo lực gia đình

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức các biện pháp bảo vệ người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, người báo tin, tố giác về bạo lực gia đình.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của người báo tin, tố giác.

Mục 3. CƠ SỞ TRỢ GIÚP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 35. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình

1. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.

2. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

a) Địa chỉ tin cậy;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Cơ sở trợ giúp xã hội;

d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

đ) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;

e) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 36. Địa chỉ tin cậy

1. Địa chỉ tin cậy là tổ chức, cá nhân có uy tín, khả năng và tự nguyện giúp đỡ người bị bạo lực gia đình.

2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về việc nhận làm địa chỉ tin cậy. Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách và công bố địa chỉ tin cậy trong địa bàn quản lý; hướng dẫn, tổ chức việc tập huấn cho địa chỉ tin cậy về phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Khi tiếp nhận người bị bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ kinh phí cho địa chỉ tin cậy theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia làm địa chỉ tin cậy ở cộng đồng dân cư.

Điều 37. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chăm sóc, điều trị cho người bệnh là người bị bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, tùy theo điều kiện thực tế bố trí nơi tạm lánh cho người bệnh là người bị bạo lực gia đình trong thời gian không quá 01 ngày theo yêu cầu của người bị bạo lực gia đình.

Điều 38. Cơ sở trợ giúp xã hội, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý

1. Cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện việc chăm sóc và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho người bị bạo lực gia đình trong thời gian người bị bạo lực gia đình lưu trú tại cơ sở theo quy định của pháp luật.

2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người bị bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Điều 39. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình đăng ký về nội dung, phạm vi hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Điều 40. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình

1. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để cung cấp một hoặc một số dịch vụ, hoạt động sau đây:

a) Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình;

c) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;

d) Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình;

đ) Hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình;

b) Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức;

c) Trường hợp cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình hoặc cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi phải có cơ sở vật chất và địa điểm bảo đảm yêu cầu.

3. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi thuế, phí, tín dụng và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

Mục 4. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 41. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó.

Chương IV

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 42. Kinh phí phòng, chống bạo lực gia đình

1. Nguồn tài chính phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Nguồn viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

c) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.

2. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này và nội dung chi, mức chi hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước bảo đảm hằng năm.

Điều 43. Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là tập hợp thông tin về nội dung quy định tại Điều 46 của Luật này.

2. Việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện như sau:

a) Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Thông tin trong cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp có giá trị pháp lý;

c) Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là tài sản của Nhà nước phải được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình;

d) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin, dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được khai thác, sử dụng qua cổng thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương, địa phương; khi thực hiện khai thác thông tin, dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 44. Phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình cùng cấp để triển khai, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Việc phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, bảo đảm chủ động, hiệu quả; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức tham gia phối hợp liên ngành.

3. Hoạt động phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương và địa phương được thực hiện theo quy chế phối hợp liên ngành và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Điều 45. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình

1. Người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình và kiến thức, kỹ năng cần thiết khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, Chi hội trưởng của các đoàn thể và Ban Chỉ đạo công tác gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 46. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.

6. Khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia đình.

7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 47. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; định kỳ 02 năm một lần hoặc đột xuất báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và điều phối liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn tư vấn, thông tin, giáo dục, truyền thông; biên soạn tài liệu mẫu để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.

6. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

7. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.

8. Chỉ đạo xây dựng, thực hiện, tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

9. Hướng dẫn việc đưa nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào hương ước, quy ước cộng đồng dân cư.

Điều 49. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về chăm sóc, điều trị đối với người bệnh là người bị bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là người bị bạo lực gia đình;

c) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhân viên y tế thực hiện tư vấn, chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở trợ giúp xã hội; hướng dẫn việc tiếp nhận, trợ giúp người bị bạo lực gia đình tại cơ sở trợ giúp xã hội;

b) Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, giảm nghèo và phòng, chống tệ nạn xã hội;

c) Hướng dẫn cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp người bị bạo lực gia đình được tiếp nhận và trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học;

b) Hướng dẫn cơ sở giáo dục tiếp nhận, phát hiện, hỗ trợ người học bị bạo lực gia đình.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phát hiện và ngăn chặn các thông tin, hình ảnh, dữ liệu trên không gian mạng, trên báo chí, trong các trò chơi điện tử và các ấn phẩm xuất bản nhằm kích động bạo lực gia đình.

5. Bộ Tư pháp có trách nhiệm sau đây:

a) Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho hòa giải viên, người thực hiện trợ giúp pháp lý về phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Hướng dẫn Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện báo cáo thống kê trường hợp người bị bạo lực gia đình được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

6. Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành văn bản hướng dẫn công tác giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc;

b) Chỉ đạo lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý;

c) Chủ trì, phối hợp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lực lượng Công an nhân dân thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;

d) Hướng dẫn việc thực hiện thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý.

7. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 50. Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp

1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình theo thẩm quyền tại địa phương.

2. Bố trí kinh phí, nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý theo quy định của Luật này.

3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

Điều 51. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp

1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình.

2. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên.

4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 52. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

1. Giám sát, phản biện xã hội; tham gia giám sát, phản biện xã hội trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên thành viên, hội viên, quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình trong cơ quan, tổ chức mình và Nhân dân.

3. Kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và quy định khác của pháp luật có liên quan; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ người bị bạo lực gia đình.

4. Chủ trì, phối hợp phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này.

Điều 53. Trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

1. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 52 của Luật này.

2. Tư vấn, tham gia hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở; tổ chức thực hiện, kết nối, giới thiệu dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.

3. Tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm hoặc hỗ trợ khác cho người bị bạo lực gia đình.

4. Chủ trì, phối hợp tổ chức cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thuộc phạm vi quản lý; nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em.

6. Phối hợp tổng hợp, báo cáo thống kê về phụ nữ, trẻ em bị bạo lực gia đình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 54. Trách nhiệm của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế

1. Tham gia giám sát việc thực hiện Luật này.

2. Vận động, ủng hộ nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Tham gia tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên, quần chúng nhân dân cam kết không có hành vi bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc.

4. Tham gia tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình, giáo dục người có hành vi bạo lực gia đình.

5. Tiếp nhận, thu thập thông tin từ thành viên, hội viên, quần chúng nhân dân và xã hội để phản ánh, kiến nghị, tư vấn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 55. Sửa đổi, bổ sung Điều 135 của Bộ luật Tố tụng dân sự

Sửa đổi, bổ sung Điều 135 của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Bộ luật số 45/2019/QH14Luật số 59/2020/QH14 như sau:

“Điều 135. Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 14 Điều 114 của Bộ luật này trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”.

Điều 56. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

2. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành./.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2022.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Vương Đình Huệ

NATIONAL ASSEMBLY OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

Law No. 13/2022/QH15

Hanoi, November 14, 2022

 

LAW

PREVENTION AND COMBAT AGAINST DOMESTIC VIOLENCE

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly of Vietnam hereby promulgates the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Law provides for the prevention, protection, support, and handling of violations against regulations on prevention and combat against domestic violence; conditions for ensuring prevention and combat against domestic violence; state management and responsibilities of agencies, organizations, families, and individuals in preventing and combating domestic violence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For the purpose of this Law, the following terms shall be construed as follows:

1. Domestic violence means an intentional act of a family member causing or potentially causing physical, mental, sexual, or economic harm to other family members. 

2. Protective order is a solution that prohibits the perpetrator from coming close to his/her victim or from using means or tools to commit domestic violence acts.

3. Shelter is a location to ensure the safety of domestic violence victims.

4. Domestic violence education and control is a process for providing knowledge of and training in skills in behaving, controlling negative emotions and behaviors, or conflict solutions for perpetrators to terminate domestic violence acts.

Article 3. Domestic violence acts

1. Domestic violence acts include:

a) Torturing, ill-treating, beating, and threatening or acts of intentionally violating the health and lives of others;

b) Insulting, nagging, or other acts of intentionally insulting the honor and dignity of others;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Ignoring, deserting, not nurturing, or taking care of family members who are children, pregnant women, women who are raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, or people who are unable to take care of themselves; not educating family members who are children;

dd) Discriminating against family members’ body, gender, sexuality, and capability;

e) Preventing family members from meeting their family members, having legal, healthy social relationships, or committing acts of isolating and putting constant psychological pressure;

g) Preventing the performance of rights and obligations in the family relations between grandparents and grandchildren; between father, mother, and child; between husband and wife; between brothers and sisters;

h) Disclosing or spreading information on personal life, secrets, and family secrets of other family members to insult their honor and dignity;

i) Forcing sexual intercourse against the will of the wife or husband;

k) Forcing performance of erotic acts; forcing other family members to listen to, view, and read pornographic audio, images, and contents, inciting violence;

l) Imposing forced child marriage, marriage, and divorce or preventing marriage or divorce illegally;

m) Forcing pregnancy, abortion, and fetal sex selection;  

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



o) Forcing family members to overwork, over-study, or make financial contributions more than they can afford; controlling property and income of family members to create a state of physical, mental dependence, or other aspects;

p) Isolating or holding family members in custody;

q) Forcing family members to leave their legal residence illegally.

2. The acts prescribed in Clause 1 of this Article performed between divorced people; people who live together like husband and wife; people who are parents, stepchildren, brothers, or sisters of the divorced people or people who live together like husband and wife; people who have had a relationship of adoptive parents and adopted children with each other are also identified as domestic violence according to the Government of Vietnam.

Article 4. Principle of prevention and combat against domestic violence

1. Make prevention the main focus, taking the domestic violence victim as the center.

2. Respect and protect legal rights and benefits of relevant people; ensure the best benefits of children; prioritize the protection of legal rights and benefits of domestic violence victims who are pregnant women, women who are raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, and people who are unable to take care of themselves; perform gender equality.

3. Focus on activities of disseminating, educating, counseling, and mediating in preventing and combating domestic violence.

4. Promptly detect and prevent and strictly handle violations against laws on prevention and combat against domestic violence as prescribed by law. If the domestic violence victims are children, during the handling process, there must be the participation of the representatives of state management agencies of children or people who are assigned to protect children.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Promote the role and responsibilities of individuals, families, and communities.  

7. Perform the responsibility to set an example in preventing and combating domestic violence regarding officials, public employees, and people of the people’s armed forces.

Article 5. Prohibited acts in preventing and combating domestic violence  

1. Domestic violence acts prescribed in Article 3 of this Law.

2. Inciting, enticing, seducing, assisting, or forcing others to commit domestic violence acts. 

3. Using and disseminating information, documents, images, and audio to incite domestic violence.

4. Revenging or threatening vengeance on people who help domestic violence victims and people who detect, notify, denounce, and prevent domestic violence acts.

5. Obstructing the detection, notification, denunciation, prevention, and handling of domestic violence acts.

6. Taking advantage of the prevention and combat against domestic violence to commit illegal acts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 6. Policies of the State on prevention and combat against domestic violence

1. The State shall allocate the budget for the effective implementation of the prevention and combat against domestic violence, prioritizing ethnic minority areas, mountainous areas, and areas with extremely difficult socio-economic conditions.

2. Encourage agencies, organizations, and individuals to provide aid, sponsorship, gifts, contributions, support, and investment in funds, personnel, physical facilities, and necessities for the prevention and combat against domestic violence; perform international cooperation in preventing and combating domestic violence; develop counseling models to build a happy family, prevent domestic violence, and support domestic violence victims; develop a network of population collaborators engaging in the prevention and combat against domestic violence in the community.

3. Encourage literary and artistic creation on domestic violence prevention and combat; apply science and information technology to the prevention and combat against domestic violence.  

4. Praise and commend agencies, organizations, and individuals with achievements in the prevention and combat against domestic violence; issue supporting regulations on compensating for health, life, and property damage for individuals participating in the prevention and combat against domestic violence.

5. Support the advanced training in improving the capability of people who engage in domestic violence prevention and combat.

Article 7. National Action Month for domestic violence prevention and combat

1. The National Action Month for domestic violence prevention and combat is organized in June every year to promote the prevention and combat against domestic violence and honor family values.  

2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam shall take charge and cooperate with relevant agencies and organizations in directing, guiding, and organizing the implementation of the National Action Month for domestic violence prevention and combat.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. International cooperation in domestic violence prevention and combat is performed based on the principle of equality and respect for independence and sovereignty following the law of Vietnam and international laws.

2. Contents of international cooperation in domestic violence prevention and combat include:

a) Participating in international organizations; concluding and performing international treaties and agreements on domestic violence prevention and combat;

b) Developing and performing domestic violence prevention and combat programs, projects, and activities;

c) Sharing information on and experience in domestic violence prevention and combat;

d) Conducting scientific research and providing training for domestic violence prevention and combat personnel.

Article 9. Rights and responsibilities of domestic violence victims

1. Domestic violence victims may:

a) Request competent agencies, organizations, or individuals to protect their health, life, honor, dignity, and legal rights and benefits related to domestic violence acts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Receive allocation of shelters and confidentiality of such shelters and information on personal life, personal secrets, and family secrets according to this Law and other regulations of relevant laws;

d) Receive medical services, psychological counseling, and training in skills in responding to domestic violence, legal aid, and social support as prescribed by law; 

dd) Request perpetrators to remedy consequences and compensate for damage to their health, honor, dignity, and property;

e) Receive information on relevant rights and obligations during the settlement of conflicts and disputes among family members or the handling of domestic violence acts;

g) Complain, denounce, and file a lawsuit against acts that violate domestic violence prevention and combat laws;

h) Other rights according to laws related to domestic violence prevention and combat.

2. Domestic violence victims, guardians, or legal representatives of domestic violence victims shall adequately, accurately, and promptly provide information on domestic violence acts upon requests of competent agencies, organizations, or individuals.

Article 10. Responsibilities of perpetrators

1. Perpetrators shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Comply with requests and decisions of competent agencies, organizations, and individuals when such entities apply measures to prevent, protect, support, and handle violations against domestic violence prevention and combat laws;

c) Promptly bring domestic violence victims to medical facilities for emergency aid and treatment. Take care of domestic violence victims unless refused by the victims, their guardians, or legal representatives;

d) Compensate for the damage and remedy consequences for domestic violence victims, people who participate in domestic violence prevention and combat, and other organizations and individuals.

2. If the perpetrators are guardians or legal representatives of domestic violence victims, they are forbidden from performing the rights of guardians and legal representatives according to this Law regarding domestic violence cases they performed.

Article 11. Responsibilities of family members in domestic violence prevention and combat

1. Educate and remind other family members to comply with laws on prevention and combat against domestic violence, laws on marriage and family, laws on gender equality, and other relevant laws.

2. Mediate conflicts and disputes among family members; request perpetrators to end their behaviors; participate in taking care of domestic violence victims.

3. Cooperate with agencies, organizations, individuals, and the residential population in preventing and combating domestic violence.

4. Perform domestic violence prevention and combat measures following this Law and other relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Receive commendations upon achievements in domestic violence prevention and combat according to emulation and commendation laws; receive protection and confidentiality of personal information when notifying or denouncing domestic violence acts; receive support from the State to compensate for damage to health, life, and property when participating in domestic violence prevention and combat as prescribed by the Government of Vietnam.

2. Upon detecting domestic violence acts, individuals shall:

a) Provide notifications and denunciations of such behaviors for competent agencies, organizations, or individuals as prescribed in Clause 1 Article 19 of this Law;

b) Participate in protecting and supporting domestic violence victims and domestic violence prevention and combat activities in the community.

Chapter II

DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION

Article 13. Purposes and requests in information, communication, and education

1. Information, communication, and education on domestic violence prevention and combat are to improve awareness and orient behaviors, contributing to the elimination of domestic violence.

2. Information, communication, and education on domestic violence prevention and combat shall ensure the following requests:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Being suitable for qualification, age, gender, tradition, culture, ethnicity, religion, and region; focus on children, pregnant women, women raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, people who are unable to take care of themselves, and people living in ethnic minority areas, mountainous areas, areas with difficult socio-economic conditions, and areas with extremely difficult socio-economic conditions;

c) Focusing on changing the behaviors of perpetrators, people who regularly have acts of inciting violence, stigma, and discrimination on gender, sexuality, and gender stereotypes;

d) Ensuring gender equality and the protection of honor, dignity, and reputation of domestic violence victims and relevant people;

dd) Ensuring the safety of information on personal life, personal secrets, and family secrets.

Article 14. Contents of information, communication, and education

1. Policies and laws on domestic violence and combat.

2. Human rights, civil rights, and gender equality in families.

3. Fine traditions of Vietnamese people and families; examples of good people and good deeds in building a happy family and preventing and combating domestic violence.

4. Knowledge of marriage and families; behavioral skills in families; skills in protecting and supporting domestic violence victims; skills in preventing and handling domestic violence acts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Other contents related to domestic violence prevention and combat.

Article 15. Forms of information, communication, and education  

Information, communication, and education on domestic violence prevention and combat are performed under the following forms:

1. Thematic conferences, seminars, training, and conversations; direct universalization of laws;

2. Mass media, loudspeakers, internet, billboards, and posters;

3. Integration into programs and activities at educational institutions;

4. Organization of communication emulations and campaigns;

5. Integration into activities of literature, art, and sports, activities of unions, residential communities, and domestic violence prevention and combat models;

6. Other forms in accordance with the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Contents of counseling for domestic prevention and combat include:

a) Information, knowledge, and laws on domestic violence prevention and combat, marriage and family, gender, gender quality, and regulations of relevant laws; rights and responsibilities of domestic violence victims and other family members;

b) Behavioral skills in families, organization of family life, construction of a happy family, handling of domestic violence, and care for domestic violence victims.

2. Subjects of domestic violence prevention and combat counseling:

a) Domestic violence victims; 

b) Perpetrators;

c) Children, pregnant women, women raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, people who are unable to take care of themselves, and people living in ethnic minority areas, mountainous areas, areas with difficult socio-economic conditions, and areas with extremely difficult socio-economic conditions;  

d) People who regularly have acts of promoting violence, stigma, and discrimination on gender, sexuality, and gender stereotypes;

dd) People who are going to get married.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 17. Mediation in domestic violence prevention and combat  

1. Mediation in domestic violence prevention and combat means that the mediator guides parties to voluntarily settle their conflicts and disputes among family members to prevent the generation or reoccurrence of domestic violence acts.

Mediation in domestic violence prevention and combat does not replace measures to handle perpetrators.

2. Mediation in domestic violence prevention and combat shall satisfy the following principles:

a) Being proactive, timely, and persistent;

b) Respecting the voluntary of parties and the safety of domestic violence victims;

c) Being objective, equal, reasonable, sympathetic, and in accordance with regulations of the law and fine traditions of the Vietnamese nation;

d) Ensuring the confidentiality of information on the personal lives of family members involved in the mediation;

dd) Respecting legal rights and benefits of others; not infringing on the benefits of the State and the community.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Family and clan members shall mediate conflicts and disputes to prevent domestic violence acts from generating or reoccurring.

In necessary cases, it is possible to invite religious dignitaries, village elders, village chiefs, reputable people in the residential community, relatives, people in agencies or organizations of people who have conflicts and disputes, people who are trained or experienced in social work, psychology, and people who are experienced in domestic violence prevention and combat to participate in the mediation.

2. Agencies and organizations shall organize the mediation of conflicts and disputes between people of such agencies and organizations and their family members upon receiving requests from family members; in case of necessity, cooperate with local agencies or organizations in the mediation.

3. Mediation teams at the grassroots level shall mediate conflicts, disputes, and legal violations against domestic violence prevention and combat laws according to the Law on Grassroots Mediation.

4. The People’s Committees of communes shall take charge and cooperate with Vietnamese Fatherland Front Committees at the same level and other organizations and individuals in guiding and providing advanced training in skills and knowledge of domestic violence prevention and combat for mediators of mediation teams at the grassroots level.

Chapter III

PROTECTION, SUPPORT, AND HANLDING OF VIOLATIONS IN PREVENTING AND COMBATING DOMESTIC VIOLENCE

Section 1. NOTIFICATION AND HANDLING OF NOTIFICATIONS AND DENUNCIATIONS OF DOMESTIC VIOLENCE ACTS

Article 19. Notifications and denunciations of domestic violence acts

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The People’s Committees of communes where domestic violence acts occur;

b) Public Security Agencies and Border Guard Stations close to areas where domestic violence acts occur;

c) Educational institutions where domestic violence victims are learners;

d) Village Heads, Heads of Sub-Quarters, Heads of Vietnamese Fatherland Front Departments in residential areas where domestic violence acts occur; 

dd) Heads of socio-political organizations of communes where domestic violence acts occur;

e) National hotline for domestic violence prevention and combat.  

2. Submission of notifications and denunciations of domestic violence acts to addresses prescribed in Clause 1 of this Clause shall be performed under the following forms:

a) Calls or messages;

b) Letters or applications;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Government of Vietnam shall stipulate regulations on the national hotline for domestic violence prevention and combat to receive and handle notifications or denunciations of domestic violence acts.

Article 20. Handling of notifications and denunciations of domestic violence acts

1. Public Security Agencies and Border Guard Stations close to areas where domestic violence acts occur shall, upon receiving notifications or denunciations, promptly prevent and handle domestic violence acts within their scope of entitlements while notifying Chairmen of the People’s Committees of communes where domestic violence acts occur.  

2. Organizations and individuals prescribed in Points c, d, dd, and e Clause 1 Article 19 of this Law shall, upon receiving notifications or denunciations of domestic violence acts, immediately provide notifications for Chairmen of the People’s Committees of communes where domestic violence acts occur and prevent such acts within their capability.

3. Chairmen of the People’s Committees of communes shall handle or assign the handling immediately after receiving notifications and denunciations of domestic violence acts or reports on domestic violence acts from organizations and individuals prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, except for cases prescribed in Clause 4 of this Article.

If subjects of notifications or denunciations of domestic violence acts are children, pregnant women, women raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, and people who are unable to take care of themselves or the domestic violence acts have caused or can potentially endanger the health and life of the victims, Chairmen of the People’s Committees of communes shall assign the Police Force of communes, wards, or towns (hereinafter referred to as “Commune-Level Police Force) to handle such matter.

4. In case of notifications or denunciations of criminals, the receipt and handling of notifications and denunciations shall comply with laws on criminal procedures.  

5. The procedure for receiving and handling notifications and denunciations of domestic violence acts shall comply with regulations of the Government of Vietnam.

Article 21. The use of audio and images of domestic violence acts

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The use of audio and images of domestic violence acts during the handling of domestic violence cases and the publication of them on mass media or the internet shall be agreed on by domestic violence victims or guardians or legal representatives of domestic violence victims, unless otherwise prescribed by law.

Section 2. PREVENTION OF DOMESTIC VIOLENCE ACTS; PROTECTION AND SUPPORT FOR DOMESTIC VIOLENCE VICTIMS AND PEOPLE ENGAGING IN DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND COMBAT

Article 22. Measures to prevent domestic violence acts and protect and support domestic violence victims

1. Measures to prevent domestic violence acts and protect and support domestic violence victims include:

a) Forcing an end to domestic violence acts;  

b) Requesting the person committing the domestic violence act to come to the police office of the commune where the domestic violence act occurs;

c) Imposing protective orders;

d) Arranging shelters and providing support for essential needs;

dd) Providing care and treatment for domestic violence victims;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Providing domestic violence education and control; 

h) Providing suggestions and criticizing perpetrators in the residential community;

i) Performing work that serves the community;

k) Performing measures to prevent and ensure the handling of administrative violations following laws on handling administrative violations; measures to prevent and protect victims according to laws on criminal procedures regarding perpetrators.

2. The application of measures prescribed in Points a, b, c, d, dd, e, g, h, and i Clause 1 of this Article to foreigners residing in Vietnam shall comply with the regulations of the Government of Vietnam.

Article 23. Forced termination of domestic violence acts

1. Persons competent to handle domestic violence acts may immediately apply necessary measures according to the law to terminate domestic violence acts.

2. Persons present at the place of domestic violence acts shall, according to their capability and the nature of domestic violence acts, request perpetrators to terminate such acts.

Article 24. Request for perpetrators to come to the Police Office of the commune where the domestic violence acts occur

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Domestic violence victims are children, pregnant women, women raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, or people who are unable to take care of themselves;

b) There are grounds to believe that domestic violence acts have endangered or may continue to endanger the health and life of domestic violence victims.

2. The request for perpetrators to come to the Police Office of the commune shall be made in writing and witnessed by people in the residential community.

3. In case perpetrators refuse to comply with the request, the Commune-Level Police Force may use combat gears according to the law to bring such people to the Police Office of the commune.

Article 25. Protective orders according to decisions of Chairmen of the People’s Committees of communes

1. Chairmen of the People’s Committees of communes where domestic violence acts occur shall decide the application of protective order measures, with the validity of each order does not exceed 3 days in the following cases:

a) There are requests from domestic violence victims, guardians, or legal representatives of domestic violence victims or competent agencies, organizations, or individuals regarding domestic violence acts that damage or potentially damage the health or threaten the life of domestic violence victims.  

In case of requests from competent agencies, organizations, or individuals, there must be the consent of domestic violence victims, guardians, or legal representatives of domestic violence victims;

b) Domestic violence acts threaten domestic violence victims' life.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Protective order decisions are immediately effective after their issuance and are sent to perpetrators, domestic violence victims, Heads of Commune-Level Polices Forces, Village Heads, and Heads of Sub-Quarters where domestic violence victims reside.

4. Chairmen of the People’s Committees of communes that issue decisions on protective orders are competent to cancel such decisions. The cancellation of protective orders is performed in the following cases:

a) There are requests from people prescribed in Point a Clause 1 of this Article;  

b) Domestic violence victims, guardians, or legal representatives of domestic violence victims do not agree with decisions on protective orders following Point b Clause 1 of this Article;

c) This measure is considered unnecessary.

5. When applying protective order decisions, domestic violence victims, guardians, or legal representatives of domestic violence victims may select the shelter during the valid period of protective orders.

6. In case perpetrators violate decisions on protective orders, it is allowed to apply custodial measures according to administrative procedures for preventing domestic violence according to regulations of the Government of Vietnam.  

7. If the family has a wedding, funeral, or other special circumstances that the perpetrator has to come into contact with the domestic violence victims, the family shall provide notifications for the person assigned to supervise the implementation of the protective order and commit to preventing the reoccurrence of domestic violence acts.

8. The Government of Vietnam shall elaborate on this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. People’s Courts that are accepting or handling civil cases between domestic violence victims and perpetrators shall decide the application of protective order measures, with the validity of each order does not exceed 4 months when the following conditions are satisfied:  

a) Domestic violence acts damage or potentially damage the health or threaten the life of domestic violence victims.

b) There are requests from domestic violence victims, guardians, or legal representatives of domestic violence victims or competent agencies, organizations, or individuals.

In case of applications from competent agencies, organizations, or individuals, there must be the consent of domestic violence victims, guardians, or legal representatives of domestic violence victims;

2. People’s Courts that are accepting or handling civil cases between domestic violence victims and perpetrators shall decide the application of protective order measures on their own, with the validity of each order does not exceed 4 months when it is necessary to protect the life of domestic violence victims.  

3. Protective order decisions are immediately effective after their issuance and are sent to perpetrators, domestic violence victims, Chairmen of the People’s Committees of communes, Heads of Commune-Level Police Forces, Village Heads, Heads of Sub-Quarters where domestic violence victims reside, and the People’s Procuracy at the same level.

4. Courts that issue protective order decisions as prescribed in Clause 1 of this Article shall cancel protective order decisions when receiving applications from domestic violence victims, guardians, or legal representatives of domestic violence victims or competent agencies, organizations, or individuals.

5. Courts that issue protective order decisions as prescribed in Clause 2 of this Article may cancel such decisions if they consider this measure unnecessary.

6. If the family has a wedding, funeral, or other special circumstances that the perpetrator has to come into contact with the domestic violence victims, the family shall provide notifications for the person assigned to supervise the implementation of the protective order and commit to preventing the reoccurrence of domestic violence acts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 27. Supervision of the implementation of protective order decisions

1. When receiving protective order decisions as prescribed in Article 25 and Article 26 of this Law, Commune-Level Police Forces shall take charge and cooperate with Village Heads, Heads of Sub-Quarters, and relevant organizations at the grassroots level in supervising the implementation of protective order decisions and assigning people to supervise the implementation of protective order decisions.  

2. Persons assigned to the supervision shall monitor the implementation of protective order decisions. When detecting perpetrators violating protective order decisions, persons assigned to the supervision have the right to request perpetrators to comply with decisions on protective orders; in case of continuous violations, report the matter to Heads of Commune-Level Police Forces for handling according to the law.

3. In cases where perpetrators are allowed to have contact with domestic violence victims as prescribed in Clause 7 Article 25 and Clause 6 Article 26 of this Law, other family members shall supervise and ensure the prevention of domestic violence acts from reoccurring.

Article 28. Arrangement of shelters and support for essential needs;

1. Domestic violence victims may receive the arrangement of shelters decided by Chairmen of the People’s Committees of communes or supported by voluntary agencies, organizations, or individuals.

2. Domestic violence victims may receive support for their essential needs according to laws on social support.

Article 29. Care and treatment of domestic violence victims 

1. Medical service facilities shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Provide information on damage to the health of domestic violence victims at the request of such persons or competent agencies, organizations, or individuals.

2. While caring for and treating patients, if there are signs indicating that such patients are domestic violence victims, healthcare staff shall immediately report such matters to heads of the medical service facilities. 

3. Facilities supporting the prevention and combat against domestic violence prescribed in Points a, c, dd, and e Clause 2 Article 35 of this Law shall provide care for domestic violence victims according to their functions and tasks.

4. Heads of facilities supporting the prevention and combat against domestic violence shall provide notifications of cases of signs of domestic violence regarding people receiving care and treatment for Commune-Level Police Forces of areas where such facilities are located to protect and handle such matters according to the law.

Article 30. Provision of legal aid, psychological counseling, and training in skills in responding to domestic violence

1. Domestic violence victims may receive legal aid services from state legal aid centers or organizations participating in legal aid according to laws on legal aid.

2. Domestic violence victims may receive psychological counseling services and training in skills in responding to domestic violence as prescribed by the Government of Vietnam.

3. The State encourages organizations and individuals to provide free counseling services for domestic violence victims.

Article 31. Domestic violence education and control

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Contents of domestic violence education and control:

a) Policies and laws on prevention and combat against domestic violence and measures to handle perpetrators;

b) Identification of domestic violence acts and responsibilities of perpetrators;

c) Skills in behaving, preventing, and handling domestic conflicts and disputes;

d) Knowledge of and skills in controlling acts of domestic violence; relieving stress and pressure;

dd) Other contents.

3. Chairmen of the People’s Committees of communes shall decide on and organize the implementation of domestic violence education and control regarding perpetrators that are not subject to criminal prosecution.

Article 32. Feedback and criticism of perpetrators in residential communities

1. Measures to provide feedback and criticism for perpetrators in residential communities shall be taken against people of at least 18 years old in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Continuing to commit acts of domestic violence after receiving fines for administrative violations for committing acts of domestic violence.

2. Village Heads and Heads of Sub-Quarters shall take charge and cooperate with Heads of Vietnamese Fatherland Front Departments in residential areas in organizing the feedback and criticism activities of perpetrators in residential communities. The participants of the mentioned activities include:

a) Perpetrators;

b) Representatives of families;

c) Representatives of Commune-Level Police Forces;

d) Representatives of socio-political organizations of communes where there are perpetrators or domestic violence victims who are members;

dd) Other participants invited by Village Heads or Heads of Sub-Quarters.

3. Contents of feedback and criticism include:

a) Feedback and criticism of perpetrators;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Request for perpetrators to commit to not repeating acts of domestic violence.

4. Chairmen of the People’s Committees of communes where perpetrators reside shall decide on and organize the implementation of measures to provide feedback and criticism for perpetrators in residential communities based on the suggestions of persons assigned to handle domestic violence acts.

5. The People’s Committees of communes where perpetrators reside shall enable Village Heads and Heads of Sub-Quarters to organize feedback and criticism activities regarding perpetrators in residential communities.

6. In case perpetrators prescribed in Clause 1 of this Article volunteer to perform community services prescribed in Article 33 of this Law, measures to provide feedback and criticism in residential communities shall not be applied.

Article 33. Performance of community services

1. Community services mean small-scale work directly serving the benefits of communities in areas where perpetrators reside, including:

a) Participating in growing and caring for green trees in public areas; fixing and cleaning village streets, neighborhood alleys, streets, alleys, cultural houses, community houses, or other public works;

b) Participating in other work to improve the living environment and scenery of the community.

2. The list of work prescribed in Clause 1 of this Article shall be recognized by Chairmen of the People’s Committees of communes based on the discussion and decision of residential communities following laws on grassroots democracy implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 34. Protection of persons engaging in the prevention and combat against domestic violence and persons providing notifications or denunciations of domestic violence

1. Chairmen of the People’s Committees of communes shall adopt measures to protect persons directly engaging in the prevention and combat against domestic violence and persons providing notifications or denunciations of domestic violence.

2. Agencies, organizations, and individuals that receive notifications or denunciations of domestic violence shall protect the confidentiality of the personal information of persons providing notifications or denunciations.

Section 3. FACILITIES SUPPORTING THE PREVENTION AND COMBAT AGAINST DOMESTIC VIOLENCE

Article 35. Facilities supporting the prevention and combat against domestic violence

1. Facilities supporting the prevention and combat against domestic violence shall care for, provide counseling services, arrange shelters, and support the essential needs of domestic violence victims and children that such victims are obligated to care for and nurture; provide domestic violence control.

2. Facilities supporting the prevention and combat against domestic violence include:

a) Trusted addresses;

b) Medical service facilities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) State legal aid centers and organizations participating in legal aid;

dd) Other facilities participating in the prevention and combat against domestic violence;  

e) Facilities that provide domestic violence and combat support services.

Article 36. Trusted addresses

1. Trusted addresses are reputable and capable organizations and individuals that volunteer to support domestic violence victims.

2. Organizations and individuals prescribed in Clause 1 of this Article shall provide notifications of accepting to be trusted addresses for the People's Committees of communes. The People's Committees of communes shall create a list and disclose trusted addresses in their areas; guide and organize the provision of training for trusted addresses in domestic violence prevention and combat.

3. When receiving domestic violence victims, trusted addresses shall provide notifications for the People’s Committees of communes.  

The People’s Committees of communes shall protect and provide financial support for trusted addresses according to the law.

4. The Vietnamese Fatherland Front Departments of communes, their member organizations, and social organizations shall disseminate and mobilize organizations and individuals to become trusted addresses in residential communities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Medical service facilities shall care for and treat patients who are domestic violence victims following Clause 1 Article 29 of this Law.

2. Public medical service facilities shall, according to practical conditions, arrange shelters for domestic violence victims for no more than 1 day at the request of domestic violence victims.

Article 38. Social support facilities, state legal aid centers, and organizations participating in legal aid

1. Social support facilities shall provide care and support for other essential needs of domestic violence victims during their stay at the facilities in accordance with the law.

2. State legal aid centers and organizations participating in legal aid shall provide legal aid services for domestic violence victims following laws on legal aid.  

Article 39. Other facilities participating in the prevention and combat against domestic violence

1. The State encourages and enables individuals and organizations to participate in the prevention and combat against domestic violence.

2. Other facilities participating in the prevention and combat against domestic violence shall register the content and operating scope with competent state agencies.

3. The Government of Vietnam shall elaborate Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Facilities that provide domestic violence and combat services established by agencies, organizations, and individuals following the law operating for non-profit purposes to provide one or several of the following services and activities:

a) Domestic violence prevention and combat counseling;

b) Provision of shelters and other essential needs for domestic violence victims;

c) Domestic violence education and control;

d) Provision of health care and psychological disease prevention for domestic violence victims;

dd) Other activities related to prevention and combat against domestic violence.  

2. Facilities prescribed in Clause 1 of this Article shall satisfy the following criteria:  

a) Heads of the facilities must have full civil act capacity and at least a bachelor's degree, have received specialized training related to services registered for provision, and have not been criminally prosecuted or received fines for acts of domestic violence;

b) Staff who directly participate in the provision of domestic violence prevention and combat services must have graduated from high school or higher, have received advanced training in the knowledge of and skills in preventing and combating domestic violence organized by competent state agencies or facilities permitted by competent state agencies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Facilities prescribed in Clause 1 of this Article shall register their contents and operating scope with state management agencies of domestic violence prevention and combat. 

4. Organizations and individuals that invest in the budget, personnel, and physical facilities to perform services and activities prescribed in Clause 1 of this Article may receive tax incentives, fee incentives, credit incentives, and other incentives as prescribed by the law.  

5. The Government of Vietnam shall elaborate on Clause 2 of this Article and stipulate the competence and procedures for issuing and revoking establishment registration certificates of facilities providing domestic violence prevention and combat services.

Section 4. HANDLING OF VIOLATIONS AGAINST LAWS ON DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND COMBAT

Article 41. Handling of violations against laws on domestic violence prevention and combat

1. Organizations and individuals that violate laws on domestic violence prevention and combat shall receive disciplinary actions, fines, or criminal liability prosecution according to the nature and severity of the violation. If such entities cause damage, provide compensation as prescribed by law.

2. If persons fined for administrative violations against laws on domestic violence prevention and combat are officials, public employees, or persons of the people’s armed forces, persons who issue decisions on fines shall provide notifications for heads of agencies, organizations, or units competent to manage the violating persons.

Chapter IV

CONDITIONS FOR THE ASSURANCE OF DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND COMBAT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Financial sources for domestic violence prevention and combat include:

a) State budget;

b) Aid, sponsorship, gifts, contributions, support, and donations of domestic and foreign organizations and individuals following the law;

c) Other legal financial sources.

2. The state budget for domestic violence prevention and combat shall be allocated in the annual budget estimate of agencies and socio-political organizations with assigned tasks related to domestic violence prevention and combat.

3. The Government of Vietnam shall elaborate on Clause 2 of this Article and contents of expenditures and expenditures on domestic violence prevention and combat activities guaranteed by the state budget annually.

Article 43. Database on domestic violence prevention and combat  

1. The database on domestic violence prevention and combat means a collection of information on contents prescribed in Article 46 of this Law.

2. The management and utilization of the database on domestic violence prevention and combat shall be performed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Information in the database on domestic violence prevention and combat provided by competent agencies shall have legal values;

c) The database on domestic violence prevention and combat is a property of the State and shall have its security and safety strictly ensured. Acts of unauthorized access, vandalism, or falsification of information in the database on domestic violence prevention and combat are strictly prohibited.

d) Organizations and individuals that require information or data on domestic violence prevention and combat may utilize or use such information via the domestic violence prevention and combat information portal at the central or local level. The utilization of information and data on domestic violence prevention and combat shall comply with the law.

3. The Government of Vietnam shall elaborate on this Article.

Article 44. Inter-sectoral cooperation in domestic violence prevention and combat

1. Heads of agencies and organizations shall cooperate with heads of state management agencies of domestic violence prevention and control at the same level in implementing and assessing the implementation results of domestic violence prevention and combat tasks.

2. The inter-sectoral cooperation in domestic violence prevention and combat shall be performed according to the functions, tasks, and entitlements of agencies and organizations, ensuring proactivity and efficiency and upholding the responsibilities of heads of agencies and organizations participating in the inter-sectoral cooperation.

3. Activities of inter-sectoral cooperation in domestic violence prevention and combat at the central and local levels shall be performed according to regulations on inter-sectoral cooperation and operational regulations of the Steering Committee for Domestic Work at all levels stipulated by the Prime Minister of Vietnam.

Article 45. Advanced training in the knowledge and skills in participating in domestic violence prevention and combat

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Judges, Jurors, Court Clerks, Procurators, Inspectors, Commune-Level Police Officers, Village Heads, Heads of Sub-Quarters, Heads of Vietnamese Fatherland Front Departments in residential areas, Branch Heads of Unions, and Steering Committees for Domestic Work may receive advanced training in the knowledge and skills in preventing and combating domestic violence and gender equality in domestic violence prevention and combat.

Chapter V

STATE MANAGEMENT AND RESPONSIBILITIES OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS OF DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND COMBAT

Article 46. State management of domestic violence prevention and combat

1. Issue and implement policies, laws, and plans on domestic violence prevention and combat or present them to competent authorities for issuance.

2. Inform, disseminate, universalize, and educate laws on domestic violence prevention and combat.

3. Perform statistical work on domestic violence prevention and combat.

4. Provide training and advanced training for persons performing domestic violence prevention and combat.

5. Conduct scientific research and international cooperation in domestic violence prevention and combat.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Inspect, settle complaints and denunciations, and handle violations against laws on domestic violence prevention and combat.

Article 47. Responsibilities of state management agencies of domestic violence prevention and combat

1. The Government of Vietnam shall unify the state management of domestic violence prevention and combat; submit reports on domestic violence prevention and combat every 2 years or irregularly to the National Assembly of Vietnam.

2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam shall take responsibility before the Government of Vietnam for implementing state management of domestic violence prevention and combat and inter-sectoral coordination in domestic violence prevention and combat.

3. Ministries and ministerial agencies shall perform the state management of domestic violence prevention and combat and statistical work on domestic violence prevention and combat under their management within their scope of tasks and entitlements and submit the results to the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam.

4. People’s Committees at all levels shall perform the state management of domestic violence prevention and combat at local levels within their scope of entitlements and tasks. Provincial People’s Committees shall perform statistical work on domestic violence prevention and combat under their management and submit the results to the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam.

Article 48. Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam shall:

1. Promulgate legislative documents, programs, and plans on domestic violence prevention and combat or present them to competent state agencies for issuance.

2. Take charge and cooperate with relevant agencies and organizations in organizing the implementation of legislative documents, programs, and plans on domestic violence prevention and combat; performing inter-sectoral cooperation in domestic violence prevention and combat.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Take charge and cooperate with relevant agencies and organizations in organizing advanced training in knowledge and skills for persons performing domestic violence prevention and combat.

5. Take charge and cooperate in performing statistical work and managing the database on domestic violence prevention and combat.

6. Take charge and cooperate with relevant agencies in inspecting and handling violations against laws on domestic violence prevention and combat.

7. Conduct scientific research and international cooperation in domestic violence prevention and combat.

8. Direct the development, implementation, summary of experience, and extension of domestic violence prevention and combat models.  

9. Provide guidelines on integrating contents of domestic violence prevention and combat into the conventions of residential communities.

Article 49. Responsibilities of Ministries, ministerial agencies, and governmental agencies

1. Ministry of Health of Vietnam shall:

a) Promulgate and organize the implementation of regulations on care and treatment for patients who are domestic violence victims at medical service facilities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Provide advanced training in the knowledge and skills for healthcare staff to provide counseling, care, and treatment for domestic violence victims.

2. Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs of Vietnam shall:

a) Promulgate legislative documents on social support facilities following its entitlements or present them to competent state agencies for issuance; provide guidelines on the receipt and support for domestic violence victims at social support facilities;  

b) Direct the integration of contents of domestic violence prevention and combat into programs and plans on gender equality, protection of children, the elderly, and disabled people, vocational education, employment settlement, poverty reduction, and social evil prevention and combat;

c) Provide guidelines for social support facilities to perform statistical work and submit reports on cases where domestic violence victims are received and supported at social support facilities.

3. Ministry of Education and Training of Vietnam shall:

a) Direct the integration of knowledge of domestic violence prevention and combat into programs on education and training in accordance with the requirements of each learning major and level;

b) Provide guidelines for educational institutions on receiving, discovering, and supporting learners who are domestic violence victims.

4. Ministry of Information and Communications of Vietnam shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Take charge and cooperate with relevant agencies in detecting and preventing information, images, and data in cyberspace, the press, electronic video games, and publications that incite domestic violence.

5. Ministry of Justice of Vietnam shall:

a) Cooperate in disseminating and educating laws on domestic violence and combat and providing advanced training in the knowledge and skills for mediators and persons providing legal aid in domestic violence prevention and combat;

b) Provide guidelines for State Legal Aid Centers and organizations participating in legal aid to submit statistical reports on cases where domestic violence victims receive legal aid according to laws on legal aid.

6. Ministry of Public Security of Vietnam shall:

a) Promulgate documents guiding the supervision of the implementation of protective order decisions;

b) Direct the integration of knowledge of domestic violence prevention and combat into training programs and advanced training in educational institutions under its management;

c) Take charge and cooperate in providing advanced training in the knowledge and skills for People’ Public Security Forces in preventing and combating domestic violence;

d) Provide guidelines on the implementation of statistical work on domestic violence prevention and combat under its management.  

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 50. Local authorities at all levels shall:  

1. Direct and organize the implementation of state management of domestic violence prevention and combat following their competency.

2. Allocate the budget and personnel satisfying the requirements for performing tasks of domestic violence prevention and combat in their areas following this Law.  

3. Annually, People’s Committees at all levels shall submit reports on domestic violence prevention and combat to People’s Councils at the same level.

Article 51. People’s Courts and People’s Procuracies at all levels shall:

1. Protect the legal rights and benefits of domestic violence victims.

2. Proactively prevent and promptly detect, prevent, and handle acts violating laws on domestic violence prevention and combat.

3. Provide advanced training in the knowledge and skills in preventing and combating domestic violence for Judges, Jurors, Court Clerks, and Procurators.

4. Take charge and cooperate with relevant agencies and organizations in disseminating and educating policies and laws on domestic violence prevention and combat within their scope of tasks and entitlements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 52. Vietnamese Fatherland Front and its member organizations shall:

1. Perform supervision and social criticism; participate in the supervision and social criticism in the development and implementation of policies and laws on domestic violence prevention and combat.  

2. Disseminate, educate, and encourage members and the people to comply with laws on domestic violence prevention and combat and other regulations of relevant laws. Disseminate and educate skills in controlling acts of domestic violence in their agencies, organizations, and the People.

3. Propose necessary measures to relevant state agencies to implement laws on domestic violence prevention and combat and other regulations of relevant laws; participate in domestic violence prevention and combat, care for, support, and protect domestic violence victims.

4. Take charge and cooperate in preventing and combating domestic violence following this Law.

Article 53. Vietnam Women’s Union shall: 

1. Perform the responsibilities prescribed in Article 52 of this Law.

2. Provide counseling and participate in the mediation on domestic violence prevention and combat at the grassroots level; organize the implementation, connection, and introduction of counseling services, and support for domestic violence victims.

3. Organize activities of livelihood support, job creation, or other support for domestic violence victims.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Cooperate with relevant agencies, organizations, and individuals in protecting and supporting domestic violence victims who are women and children.

6. Cooperate in summarizing and preparing statistical reports on children and women who are domestic violence victims and submit the results to the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam.

Article 54. Social organizations, socio-vocational organizations, and economic organizations shall:

1. Participate in the supervision of the implementation of this Law.

2. Mobilize and support resources to perform domestic violence prevention and combat.

3. Participate in disseminating and mobilizing members and the people to commit to not committing acts of domestic violence and building a happy family.

4. Participate in counseling and mediation in domestic violence prevention and combat, provide support for domestic violence victims, and educate perpetrators.

5. Receive and collect information from members, the people, and society to provide feedback, proposal, and counseling for organizations and individuals regarding the implementation of policies and laws on domestic violence prevention and combat.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 55. Amendments to Article 135 of the Code of Civil Procedure

Article 135 of the Code of Civil Procedure is amended by Law No. 45/2019/QH14 and Law No. 59/2020/QH14 as follows:

“Article 135. Courts make decisions on application of provisional emergency measures by themselves

Courts shall make decisions on application of provisional emergency measures specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, and 14 of Article 114 of this Code by themselves in cases where the involved parties do not petition the application of provisional emergency measures..

Article 56. Entry into force

1. This Law comes into force as of July 1, 2023.

2. The Law on Prevention and Combat against Domestic Violence No. 02/2007/QH12 expires when this Law comes into force./.

This Law was approved by the XV National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 4th meeting session on November 14, 2022.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY OF VIETNAM




Vuong Dinh Hue

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


139.137

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.214.175
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!