Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT đào tạo trình độ tiến sĩ thạc sĩ cho giảng viên giáo dục đại học

Số hiệu: 25/2021/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Hoàng Minh Sơn
Ngày ban hành: 08/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho giảng viên

Ngày 08/9/2021, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học.

Theo đó, hình thức đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho giảng viên bao gồm:  

- Đào tạo tập trung toàn thời gian trong nước;

- Đào tạo tập trung toàn thời gian ở nước ngoài;

- Liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ một phần thời gian học tập trung trong nước và một phần thời gian học tập trung ở nước ngoài, trong đó thời gian đào tạo ở nước ngoài tối đa không quá 2 năm.

(So với Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12/10/2012, bổ sung quy định thời gian đào tạo ở nước ngoài tối đa không quá 02 năm).

Bên cạnh đó, quy định về trình độ và ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho giảng viên bao gồm:

- Đào tạo trình độ tiến sĩ tất cả các ngành;

Ưu tiên những ngành được xác định cần tập trung đào tạo trong chiến lược phát triển nhân lực trình độ cao của Việt Nam ở từng thời điểm cho đến năm 2030 và trong giai đoạn tiếp theo;

- Đào tạo trình độ thạc sĩ các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao.

Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 24/10/2021 và thay thế Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12/10/2012.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2021/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2021

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ, TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHO GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 89/QĐ-TTG NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2019 - 2030

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 (sau đây viết tắt là Đề án), bao gồm: những quy định chung; đối tượng và tiêu chuẩn tuyển chọn, quyền và trách nhiệm của người học; yêu cầu và tiêu chí xét chọn cơ sở đào tạo, trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở đào tạo, cơ sở cử đi và tổ chức thực hiện Đề án.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học trong phạm vi Đề án.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Cơ sở cử đi là cơ sở giáo dục đại học trong nước (không bao gồm những cơ sở giáo dục đại học tư thục có vốn đầu tư nước ngoài) có nhu cầu nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên ở trình độ tiến sĩ và trình độ thạc sĩ trong phạm vi Đề án.

2. Cơ sở đào tạo là cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, tổ chức giáo dục trong nước và ở nước ngoài được cấp có thẩm quyền của nước sở tại cho phép tổ chức đào tạo và cấp bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ; đáp ứng quy định của Thông tư này, được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét chọn và công bố trong phạm vi Đề án.

3. Giảng viên cơ hữu là giảng viên của cơ sở cử đi đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

4. Giảng viên nguồn là những người tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành đã trúng tuyển hoặc đang theo học chương trình đào tạo tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo trong nước hoặc ở nước ngoài, chưa là giảng viên cơ hữu nhưng có nguyện vọng và được cơ sở cử đi cam kết tiếp nhận làm giảng viên cơ hữu sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo tiến sĩ thông qua hợp đồng đào tạo giảng viên nguồn.

5. Người học là giảng viên cơ hữu, giảng viên nguồn đáp ứng quy định của Thông tư này, được cơ sở cử đi tuyển chọn và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt cấp kinh phí hỗ trợ từ Đề án trong thời gian theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, trong đó người học tiến sĩ là người học chương trình đào tạo tiến sĩ, người học thạc sĩ là người học chương trình đào tạo thạc sĩ.

Điều 3. Trình độ, ngành đào tạo và hình thức đào tạo

1. Trình độ và ngành đào tạo trong phạm vi Đề án bao gồm:

a) Đào tạo trình độ tiến sĩ tất cả các ngành; ưu tiên những ngành được xác định cần tập trung đào tạo trong chiến lược phát triển nhân lực trình độ cao của Việt Nam ở từng thời điểm cho đến năm 2030 và trong giai đoạn tiếp theo;

b) Đào tạo trình độ thạc sĩ các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao.

2. Hình thức đào tạo bao gồm:

a) Đào tạo tập trung toàn thời gian trong nước;

b) Đào tạo tập trung toàn thời gian ở nước ngoài;

c) Liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ một phần thời gian học tập trung trong nước và một phần thời gian học tập trung ở nước ngoài, trong đó thời gian đào tạo ở nước ngoài tối đa không quá 02 năm.

Điều 4. Chính sách hỗ trợ người học

1. Kinh phí hỗ trợ cho người học tập trung toàn thời gian trong nước bao gồm:

a) Học phí nộp cho cơ sở đào tạo;

b) Chi phí hỗ trợ học tập, nghiên cứu;

c) Chi phí hỗ trợ 01 lần cho người học tiến sĩ tham dự hội thảo, hội nghị ở nước ngoài hoặc thực tập ngắn hạn ở nước ngoài tối đa 03 tháng trong thời gian học tập, nghiên cứu.

2. Kinh phí hỗ trợ cho người học tập trung toàn thời gian ở nước ngoài bao gồm:

a) Học phí nộp cho cơ sở đào tạo;

b) Chi phí hỗ trợ học tập, nghiên cứu.

3. Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ, người học được nhận kinh phí hỗ trợ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này khi học tập, nghiên cứu trong nước và theo quy định tại khoản 2 Điều này khi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

4. Kinh phí hỗ trợ cấp cho người học trong thời hạn theo quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Thông tư này; được tính từ thời điểm người học nhập học chính thức tại cơ sở đào tạo hoặc từ thời điểm quyết định có hiệu lực đối với người học tiến sĩ; nhưng tối đa không quá 04 năm (48 tháng) đối với người học tiến sĩ và không quá 02 năm (24 tháng) đối với người học thạc sĩ.

5. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này với nội dung chi và mức chi cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không bao gồm chi phí đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có) cho người học trước khi nhập học các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ chính thức.

Chương II

ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN THAM GIA TUYỂN CHỌN, QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI HỌC

Điều 5. Đối tượng và tiêu chuẩn tham gia tuyển chọn

1. Giảng viên cơ hữu, giảng viên nguồn được tham gia tuyển chọn để nhận kinh phí hỗ trợ của Đề án khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Là công dân Việt Nam, tuổi không quá 40 tính đến năm tham gia tuyển chọn; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đủ sức khỏe để đi học; không trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật hoặc thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật khi tham gia tuyển chọn đi học toàn thời gian ở nước ngoài;

b) Tham gia tuyển chọn đi học tiến sĩ, thạc sĩ hoặc đang theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ lần đầu tiên;

c) Giảng viên cơ hữu đã đáp ứng điều kiện tuyển sinh của chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo dự kiến tiếp nhận học chính thức trong năm đăng ký tuyển chọn hoặc năm kế tiếp liền kề; hoặc giảng viên nguồn, giảng viên cơ hữu đang theo học chương trình đào tạo tiến sĩ phải còn thời gian học tập, nghiên cứu ít nhất từ 18 tháng trở lên tính đến thời điểm tham gia tuyển chọn;

d) Chưa nhận hoặc chưa cam kết nhận học bổng toàn phần từ ngân sách Nhà nước hoặc từ các nguồn kinh phí khác cho việc học tập, nghiên cứu ở trình độ dự tuyển tính đến thời điểm được tuyển chọn.

2. Đối tượng tham gia tuyển chọn để được nhận kinh phí hỗ trợ của Đề án khi đi học thạc sĩ phải là giảng viên cơ hữu giảng dạy những ngành đào tạo thuộc lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao của các cơ sở cử đi thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao.

Điều 6. Quyền và trách nhiệm của người học

1. Người học có các quyền sau:

a) Được cấp kinh phí hỗ trợ của Đề án theo thời hạn phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tại cơ sở đào tạo;

b) Được cơ sở cử đi tạo điều kiện, bố trí thời gian để hoàn thành chương trình đào tạo và tiếp nhận trở lại làm việc sau khi tốt nghiệp;

c) Được nhận thêm hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân khác trong quá trình học tập, nghiên cứu trong trường hợp khoản hỗ trợ tài chính này không phải là học bổng toàn phần, đồng thời không có mâu thuẫn giữa quyền lợi và trách nhiệm của người học được nhận hỗ trợ kinh phí của Đề án với quyền lợi và trách nhiệm của người học được nhận hỗ trợ tài chính theo quy định của các tổ chức, cá nhân này;

d) Được hưởng các quyền của công dân Việt Nam khi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài theo quy định hiện hành.

2. Người học có các trách nhiệm sau:

a) Tuân thủ quy định và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian học tập, nghiên cứu; báo cáo cơ sở cử đi tiến độ, kết quả học tập và nghiên cứu định kỳ 06 tháng hoặc khi kết thúc kỳ học, năm học trong thời gian đào tạo và khi tốt nghiệp chương trình đào tạo;

b) Hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn và được cấp bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ theo quy định của cơ sở đào tạo;

c) Trong thời gian học tập, nghiên cứu hoặc chậm nhất trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp, người học tiến sĩ phải công bố kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp tới đề tài luận án, được minh chứng bằng ít nhất 02 công bố khoa học đối với người học tập trung toàn thời gian ở nước ngoài, hoặc ít nhất 01 công bố khoa học đối với người học ở các hình thức còn lại trong các ấn phẩm thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây viết tắt là WoS/Scopus) với tư cách là tác giả chính hoặc tác giả liên hệ. Riêng đối với người học tiến sĩ các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục thể thao có thể thay thế công bố khoa học bằng 01 giải thưởng chính thức của các cuộc thi quốc gia hoặc quốc tế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận;

d) Tự bảo đảm tài chính để tiếp tục học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình đào tạo trong trường hợp thời gian đào tạo theo tiếp nhận của cơ sở đào tạo dài hơn thời hạn tối đa được nhận kinh phí hỗ trợ từ Đề án quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này;

đ) Thực hiện trách nhiệm của người học theo pháp luật của nước sở tại và theo quy định hiện hành đối với công dân Việt Nam khi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài;

e) Quay trở về cơ sở cử đi ngay sau khi tốt nghiệp và làm việc trong thời gian tối thiểu theo quy định của Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo đối với người học không phải là công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định 143); theo quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định 101) đối với người học là công chức, viên chức và các quy định hiện hành khác có liên quan;

g) Thực hiện bồi hoàn kinh phí hỗ trợ đã nhận từ Đề án trong thời gian học tập, nghiên cứu theo quy định tại Nghị định 143 đối với người học không phải là công chức, viên chức và theo quy định tại Nghị định 101 đối với người học là công chức, viên chức và các quy định hiện hành khác có liên quan trong trường hợp vi phạm những quy định tại Điều 3 của Nghị định 143, Điều 7 của Nghị định 101 và không thực hiện đầy đủ những trách nhiệm khác của người học quy định tại Điều này.

Điều 7. Quy định đối với người học trong quá trình đào tạo

1. Người học có nguyện vọng và lý do chính đáng để tạm dừng học tập, nghiên cứu phải có đơn đề nghị và được cơ sở cử đi, cơ sở đào tạo chấp thuận. Trong thời gian tạm dừng học tập, nghiên cứu, người học không được nhận kinh phí hỗ trợ của Đề án. Người học tiếp tục được cấp kinh phí hỗ trợ khi quay trở lại học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo nếu tổng thời gian tạm dừng không quá 12 tháng đối với người học tiến sĩ và không quá 06 tháng đối với người học thạc sĩ. Tổng thời gian được cấp kinh phí hỗ trợ của Đề án không vượt quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này.

2. Người học có nguyện vọng chuyển ngành đào tạo hoặc chuyển cơ sở đào tạo không vì lý do bị kỷ luật hoặc bị buộc thôi học phải có đơn đề nghị và được cơ sở cử đi chấp thuận. Kinh phí hỗ trợ của Đề án tiếp tục được cấp cho người học nếu đáp ứng những yêu cầu sau:

a) Việc chuyển ngành đào tạo hoặc cơ sở đào tạo chỉ thực hiện 01 lần trong cả quá trình học tập, nghiên cứu khi thời hạn được nhận kinh phí hỗ trợ từ Đề án còn bằng hoặc hơn một nửa thời gian theo quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Kinh phí hỗ trợ cho người học khi theo học ngành mới hoặc tại cơ sở xin chuyển đến bằng hoặc thấp hơn tổng mức kinh phí dự kiến người học được hỗ trợ theo quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo trừ đi số kinh phí đã cấp cho người học khi theo học ngành đào tạo hoặc tại cơ sở đào tạo xin chuyển đi; trong trường hợp cao hơn, người học tự bảo đảm phần kinh phí chênh lệch nhưng phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người học theo quy định của Thông tư này;

c) Thời gian được cấp kinh phí hỗ trợ không vượt quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này tính từ thời điểm nhập học chính thức theo ngành đào tạo hoặc tại cơ sở đào tạo xin chuyển đi theo quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Kinh phí hỗ trợ sẽ dừng cấp cho người học trong trường hợp người học vi phạm pháp luật dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết án tù giam hoặc bị buộc thôi học do vi phạm quy định của cơ sở đào tạo trong quá trình học tập, nghiên cứu.

4. Người học thạc sĩ được đăng ký dự tuyển để chuyển tiếp theo học ngay tiến sĩ và nhận kinh phí hỗ trợ của Đề án khi đáp ứng những yêu cầu sau:

a) Đã tốt nghiệp và được cấp bằng thạc sĩ hoặc chứng nhận tốt nghiệp thạc sĩ trong cùng năm đăng ký tuyển chọn đi học tiến sĩ;

b) Có điểm đánh giá của tối thiểu 60% số học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ ở mức xếp hạng cao nhất;

c) Được cơ sở đào tạo tiếp nhận vào học ngay chương trình đào tạo tiến sĩ phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo ở trình độ thạc sĩ.

5. Căn cứ vào đề nghị của người học và của cơ sở cử đi, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định đối với những nội dung quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Chương III

YÊU CẦU VÀ TIÊU CHÍ XÉT CHỌN CƠ SỞ ĐÀO TẠO; TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO, CƠ SỞ CỬ ĐI

Điều 8. Yêu cầu và tiêu chí xét chọn cơ sở đào tạo

1. Cơ sở đào tạo nếu có nguyện vọng tham gia đào tạo trong phạm vi Đề án phải đáp ứng những yêu cầu sau:

a) Đối với cơ sở đào tạo trong nước: ngành đào tạo có tên trong những bảng xếp hạng ngành hoặc lĩnh vực đào tạo có uy tín của thế giới được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận ít nhất 01 lần trong 05 năm cuối tính đến thời điểm được xét chọn; hoặc ngành đào tạo ở trình độ tiến sĩ đã tuyển sinh và tổ chức đào tạo từ 05 năm trở lên, có ít nhất 05 nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp và được cấp bằng trong vòng 05 năm gần nhất; ngành đào tạo ở trình độ thạc sĩ có ít nhất 05 khóa đào tạo đã tốt nghiệp và được cấp bằng;

b) Đối với cơ sở đào tạo ở nước ngoài: ngành đào tạo ở trình độ tiến sĩ, trừ các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật, nhóm ngành thể dục và thể thao, nằm trong nhóm 500 tốt nhất của những bảng xếp hạng ngành hoặc lĩnh vực đào tạo có uy tín của thế giới (được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận) ít nhất 01 lần trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách các cơ sở đào tạo trong phạm vi Đề án. Danh sách các cơ sở đào tạo những ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật, nhóm ngành thể dục và thể thao (bao gồm cả trình độ tiến sĩ và thạc sĩ) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất;

c) Cơ sở đào tạo thực hiện liên kết đào tạo ở trình độ tiến sĩ phải đáp ứng yêu cầu tại điểm a khoản 1 Điều này đối với cơ sở đào tạo ở trong nước, yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều này đối với cơ sở đào tạo nước ngoài và những quy định hiện hành về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

2. Những ngành đào tạo của cơ sở đào tạo trong nước đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được xét chọn căn cứ vào những tiêu chí xếp theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Ngành đào tạo có vị trí xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;

b) Ngành đào tạo có đội ngũ giảng viên có trình độ và chuyên môn cao thể hiện ở số lượng giáo sư, phó giáo sư, số lượng công bố quốc tế, hoặc số đề tài cấp nhà nước, hoặc giải thưởng quốc gia, quốc tế tính trên một giảng viên;

c) Cân đối về cơ cấu ngành hoặc lĩnh vực và theo vùng, miền đối với các cơ sở đào tạo trong nước đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo

1. Các cơ sở đào tạo trong nước có trách nhiệm:

a) Xây dựng quy định chi tiết về tuyển sinh và tổ chức đào tạo đối với người học trong phạm vi Đề án trên cơ sở quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của cơ sở đào tạo và những quy định liên quan tại Thông tư này;

b) Tổ chức tuyển sinh, tiếp nhận, quản lý và hỗ trợ người học hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu trong quá trình đào tạo; phân công những giảng viên có kinh nghiệm và uy tín khoa học để giảng dạy và hướng dẫn người học;

c) Cung cấp thông tin cho cơ sở cử đi và cơ quan có thẩm quyền về kết quả học tập và tiến độ học tập của người học khi có yêu cầu;

d) Thông báo cho cơ sở cử đi khi người học vi phạm hoặc không tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo;

đ) Từ chối tiếp nhận, xử lý vi phạm hoặc cho thôi học khi người học không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn hoặc không tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo;

e) Chủ trì và phối hợp với cơ sở cử đi quyết định việc cử người học tham dự hội thảo, hội nghị hoặc thực tập ngắn hạn ở nước ngoài để hỗ trợ nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo hoặc bài báo khoa học liên quan đến đề tài luận án công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục WoS/Scopus;

g) Thực hiện chế độ báo cáo, lưu trữ các văn bản, tài liệu liên quan theo quy định của Thông tư này và các quy định hiện hành có liên quan khác.

2. Cơ sở đào tạo ở nước ngoài quản lý người học trong quá trình đào tạo; phối hợp, cung cấp thông tin về tiến độ và kết quả học tập của người học cho cơ sở cử đi khi có yêu cầu và theo quy định của cơ sở đào tạo, của pháp luật nước sở tại.

Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở cử đi

1. Xây dựng kế hoạch đào tạo giảng viên cơ hữu, giảng viên nguồn có trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ theo Đề án trong năm đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của cơ sở.

2. Bồi dưỡng tạo nguồn, hỗ trợ giảng viên cơ hữu, giảng viên nguồn về ngoại ngữ và những kỹ năng khác đáp ứng điều kiện tuyển sinh của các cơ sở đào tạo trong nước và ở nước ngoài để tăng cường khả năng hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.

3. Xây dựng và ban hành quy định chi tiết của cơ sở về việc tuyển chọn giảng viên cơ hữu, giảng viên nguồn đi học theo Đề án, trong đó bao gồm quy định về hồ sơ xét tuyển, minh chứng cho các yêu cầu về chuyên môn và năng lực nghiên cứu (nếu có), cam kết giữa cơ sở cử đi và giảng viên cơ hữu, hợp đồng đào tạo với giảng viên nguồn, quy trình tổ chức tuyển chọn, quy định về việc bồi hoàn kinh phí hỗ trợ của Đề án trong trường hợp người học không thực hiện cam kết với cơ sở cử đi theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành khác có liên quan.

4. Tổ chức tuyển chọn công khai, minh bạch và bảo đảm công bằng; chịu trách nhiệm giải trình về quy trình tuyển chọn giảng viên cơ hữu, giảng viên nguồn đi đào tạo đúng đối tượng và đủ điều kiện; giải quyết những phát sinh thuộc thẩm quyền trong quá trình triển khai Đề án tại cơ sở.

5. Hỗ trợ người học liên hệ hoặc kết nối người học với những cơ sở đào tạo trong nước và ở nước ngoài đáp ứng quy định tại Điều 8 của Thông tư này theo các hình thức đào tạo đã đăng ký.

6. Phối hợp với cơ sở đào tạo quản lý, hỗ trợ người học trong quá trình học tập và nghiên cứu bao gồm cả xem xét những đề nghị thay đổi của người học trong quá trình đào tạo, cử người học tham dự hội thảo, hội nghị hoặc thực tập ngắn hạn ở nước ngoài; tiếp nhận, phân công công tác đối với người học đã tốt nghiệp chương trình đào tạo trong thời gian tối đa 12 tháng kể từ thời điểm người học hoàn thành chương trình đào tạo và đôn đốc người học thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ đã cam kết.

7. Thực hiện chế độ báo cáo, lưu trữ văn bản, tài liệu liên quan theo quy định hiện hành và theo quy định của Thông tư này; quản lý thông tin về người học do cơ sở cử đi, cập nhật thông tin về người học và những thay đổi trong quá trình đào tạo vào hệ thống cơ sở dữ liệu về Đề án theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thủ tục chi trả kinh phí hỗ trợ người học; chịu trách nhiệm về số liệu, thông tin liên quan tới người học trong quá trình học tập, nghiên cứu; thu hồi chi phí hỗ trợ đào tạo người học đã nhận của Đề án khi người học vi phạm những quy định tại điểm g khoản 2 Điều 6 của Thông tư này hoặc bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước trong trường hợp không tiếp nhận, bố trí công tác cho người học quy định tại khoản 6 Điều này theo các quy định hiện hành.

9. Thực hiện những hoạt động khác liên quan trong phạm vi Đề án.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Đăng ký đào tạo theo Đề án

1. Đối với hình thức đào tạo toàn thời gian ở trong nước, những cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Thông tư này xây dựng đề án theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gửi 01 bản đề án cùng các minh chứng về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 9 hằng năm.

2. Đối với hình thức liên kết đào tạo, các cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Thông tư này phối hợp hoàn thiện hồ sơ liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, gửi 01 bộ hồ sơ cùng các minh chứng về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 9 hằng năm.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xét chọn cơ sở đào tạo ở trong nước, các chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách cơ sở đào tạo trong nước, chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ và tên các bảng xếp hạng quốc tế theo ngành hoặc lĩnh vực đào tạo được chấp nhận trong phạm vi Đề án.

Điều 12. Xây dựng kế hoạch và tuyển chọn người học

1. Căn cứ nhu cầu nâng cao trình độ giảng viên, cơ sở cử đi xây dựng kế hoạch tuyển chọn và cử giảng viên cơ hữu, giảng viên nguồn đi học tiến sĩ, thạc sĩ trong phạm vi Đề án của năm kế tiếp, gửi kế hoạch theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15 tháng 4 hằng năm, đồng thời cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về Đề án.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kế hoạch cùng dự toán kinh phí của các cơ sở cử đi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này và gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 6 hằng năm để thẩm định.

3. Trên cơ sở tổng dự toán đã được thẩm định và phê duyệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định và thông báo cho cơ sở cử đi số lượng người học được nhận kinh phí hỗ trợ từ Đề án theo từng nhóm ngành, trình độ đào tạo và hình thức đào tạo trước ngày 15 tháng 01 hằng năm và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về Đề án.

4. Cơ sở cử đi tổ chức tuyển chọn giảng viên cơ hữu, giảng viên nguồn theo số lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo ở từng nhóm ngành, trình độ đào tạo và hình thức đào tạo, hoàn thành việc tuyển chọn trước ngày 15 tháng 3 hàng năm và cập nhật kết quả tuyển chọn vào hệ thống cơ sở dữ liệu về Đề án.

5. Định kỳ hoặc khi có thông tin từ cơ sở đào tạo, cơ sở cử đi gửi danh sách người học được tiếp nhận vào học chính thức theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ danh sách này, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định phê duyệt đối với từng cá nhân người học, gửi cơ sở cử đi hoàn thiện hồ sơ tài chính và thủ tục cử người đi học.

Điều 13. Bảo lưu kết quả tuyển chọn

1. Người học được bảo lưu kết quả tuyển chọn ở cơ sở cử đi quy định tại khoản 4 Điều 12 của Thông tư này tính từ khi có kết quả tuyển chọn tới thời điểm được cơ sở đào tạo thông báo tiếp nhận vào học chính thức trong thời gian:

a) Tối đa đến 06 tháng đối với người học tập trung toàn thời gian trong nước và người học các chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ;

b) Tối đa đến 12 tháng đối với người học tập trung toàn thời gian ở nước ngoài.

2. Sau thời hạn 03 tháng đối với trường hợp học tập trung toàn thời gian trong nước hoặc sau 06 tháng đối với trường hợp học tập trung toàn thời gian ở nước ngoài trong giai đoạn bảo lưu quy định tại khoản 1 Điều này, người học được đề nghị với cơ sở cử đi và Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép chuyển cơ sở đào tạo hoặc hình thức đào tạo nếu chưa hoặc không được nhập học chính thức tại cơ sở đào tạo đã đăng ký khi đáp ứng những yêu cầu sau:

a) Được các cơ sở đào tạo xin chuyển đến tiếp nhận vào học chính thức;

b) Kinh phí hỗ trợ cho người học tại cơ sở đào tạo xin chuyển đến bằng hoặc thấp hơn tổng kinh phí dự kiến chi cho người học theo kết quả tuyển chọn của cơ sở cử đi quy định tại khoản 4 Điều 12 của Thông tư này.

3. Quá thời hạn bảo lưu quy định tại khoản 1 Điều này, nếu người học không nhập học chính thức tại cơ sở đào tạo đã đăng ký hoặc tại cơ sở đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép chuyển đến sẽ bị loại khỏi danh sách tuyển chọn của cơ sở cử đi quy định tại khoản 4 Điều 12 của Thông tư này. Người học nếu có nguyện vọng đăng ký tham gia tuyển chọn lại tại cơ sở cử đi trong các đợt triển khai tiếp theo.

4. Thời gian được nhận kinh phí hỗ trợ của Đề án tính từ thời điểm người học bắt đầu nhập học chính thức tại cơ sở đào tạo đã đăng ký hoặc tại cơ sở đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép chuyển đổi.

5. Việc chuyển cơ sở đào tạo quy định tại Điều này không thuộc phạm vi chuyển cơ sở đào tạo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

Điều 14. Quản lý và thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ của Đề án

1. Cơ sở cử đi:

a) Xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ người học hằng năm trong phạm vi Đề án phù hợp với kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo với nội dung chi, mức chi cụ thể theo quy định của Bộ Tài chính và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Định kỳ và khi cần thiết, hoàn thiện hồ sơ tài chính của người học đã có quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhập học chính thức theo hướng dẫn và yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; theo dõi, tổng hợp thông tin về việc cấp kinh phí hỗ trợ của Đề án cho người học trong cả quá trình đào tạo và cập nhật thường xuyên vào hệ thống cơ sở dữ liệu về Đề án;

c) Thực hiện những quy định liên quan khác theo hướng dẫn về chế độ tài chính thực hiện Đề án của Bộ Tài chính.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

a) Hoàn thiện tổng dự toán thực hiện Đề án hằng năm theo hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính trên cơ sở tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ người học của các cơ sở cử đi gửi Bộ Tài chính để thẩm định và thực hiện quy trình phê duyệt theo quy định;

b) Thực hiện việc cấp phát kinh phí hỗ trợ cho người học đã có quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhập học chính thức theo quy định về kiểm soát thanh toán chi trả hiện hành khi nhận được đầy đủ hồ sơ tài chính của người học từ cơ sở cử đi, thông báo tiến độ cấp phát kinh phí hỗ trợ người học cho cơ sở cử đi để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về Đề án;

c) Thực hiện những quy định liên quan khác theo hướng dẫn về chế độ tài chính thực hiện Đề án của Bộ Tài chính.

Điều 15. Chế độ báo cáo, thanh tra và kiểm tra

1. Chậm nhất trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, cơ sở cử đi và cơ sở đào tạo trong nước thực hiện và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo định kỳ theo đúng hình thức, phương thức gửi, nhận báo cáo quy định tại Điều 6 Thông tư số 19/2020/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2020 quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về Đề án những nội dung yêu cầu báo cáo sau:

a) Cơ sở cử đi báo cáo theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này bao gồm: danh sách người học đã có quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhập học chính thức trong năm theo các hình thức đào tạo; danh sách người học chưa nhập học chính thức và dự kiến sẽ nhập học chính thức trong năm kế tiếp; số lượng người học dự kiến cử đi đào tạo năm kế tiếp theo nhóm ngành, trình độ đào tạo và hình thức đào tạo;

b) Cơ sở đào tạo trong nước báo cáo theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này danh sách người học đang theo học các trình độ bao và dự kiến số người học tốt nghiệp trong năm kế tiếp;

c) Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.

2. Cơ sở cử đi, cơ sở đào tạo trong nước có trách nhiệm định kỳ kiểm tra, thanh tra nội bộ, giám sát và tự đánh giá việc tổ chức thực hiện những quy định tại Thông tư này.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo định kỳ tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này tại các cơ sở cử đi và cơ sở đào tạo trong nước.

Điều 16. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 10 năm 2021 và thay thế Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 ban hành quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ (Thông tư 35).

2. Những đối tượng đã được tuyển chọn và đi học tiến sĩ theo quy định tại Thông tư 35 tiếp tục thực hiện những quy định của Thông tư 35 cho đến khi hoàn thành chương trình đào tạo theo quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học; Viện trưởng các viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ; Hiệu trưởng hoặc Giám đốc các cơ sở giáo dục khác được phép hoạt động đào tạo trình độ tiến sĩ; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KTVBQPPL, Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Như khoản 3 Điều 16;
- Lưu: VT, PC, GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Minh Sơn

PHỤ LỤC I

(Kèm theo Thông tư số 25/2021/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN
ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐÀO TẠO TIẾN SĨ (HOẶC THẠC SĨ) TOÀN THỜI GIAN TRONG NƯỚC

theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030

A. ĐĂNG KÝ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Tên cơ sở đào tạo:

Phần I. Thông tin chung

Giới thiệu khái quát về cơ sở đào tạo: lịch sử phát triển, năm thành lập, năm bắt đầu đào tạo tiến sĩ; số lượng các ngành đào tạo tiến sĩ và những ngành thuộc thế mạnh của cơ sở đào tạo; quy mô nghiên cứu sinh (NCS), tổng số NCS đã tốt nghiệp và được cấp bằng; thành tích nghiên cứu khoa học, tổng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong vòng 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký đào tạo cho Đề án; tạp chí khoa học do cơ sở đào tạo xuất bản (nếu có): tên, năm bắt đầu ấn hành, số kỳ xuất bản mỗi năm, tổ chức và hoạt động, cơ chế biên tập và phản biện, uy tín và chất lượng,...và những thông tin liên quan khác

Phần II. Điều kiện và năng lực đào tạo của từng ngành đăng ký đào tạo

2.1. Ngành đào tạo……………

2.1.1. Thông tin về ngành đào tạo:

- Năm được giao đào tạo và minh chứng

- Tổng số NCS đã tốt nghiệp

- Đơn vị quản lý chuyên môn (khoa, bộ môn, phòng chuyên môn)

2.1.2 Kết quả đào tạo trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký đào tạo cho Đề án

Bảng 2.1.2. Kết quả đào tạo

STT

Nội dung

Năm…..

Năm…..

Năm…..

Năm…..

Năm…..

1

Quy mô đào tạo

2

Số NCS tuyển mới

3

Số NCS tốt nghiệp và được cấp bằng tiến sĩ

4

Số NCS thôi học

2.1.3. Đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu tham gia đào tạo

Bảng 2.1.3 Danh sách đội ngũ giảng viên cán bộ khoa học cơ hữu

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Chức danh

Trình độ

Số NCS hướng dẫn đã bảo vệ

Số NCS đang hướng dẫn

Số bài báo Wos/Scopus công bố trong 5 năm gần nhất

Số bài báo khác công bố trong 5 năm gần nhất

Số đề tài cấp nhà nước đã tham gia trong 5 năm gần nhất

1

2

...

2.1.4. Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng

a) Thư viện

Bảng 2.1.4a Danh sách các thư viện, mạng cơ sở dữ liệu (CSDL) thông tin khoa học trong nước, ở ngoài nước có khả năng kết nối và khai thác

STT

Tên thư viện, mạng CSDL, thông tin khoa học

Tên nước

Đường dẫn và địa chỉ website

1

2

b) Phòng làm việc

- Chỗ làm việc cho người hướng dẫn NCS: bình quân số m2/1 người hướng dẫn

- Chỗ làm việc cho NCS tại cơ sở đào tạo: bình quân số m2/1 NCS

c) Phòng thí nghiệm phục vụ ngành đào tạo

Bảng 2.1.4c. Danh sách phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm

STT

Tên phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm

Tình trạng trang thiết bị và hiệu suất hoạt động hiện tại

1

2

2.1.5. Hợp tác quốc tế

a) Phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế

Bảng 2.1.5a. Danh sách hội nghị, hội thảo quốc tế trong 05 năm gần nhất

STT

Tên hội nghị, hội thảo

Thời gian, địa điểm tổ chức

Đơn vị phối hợp tổ chức

Thông tin về Hội nghị (Trên tạp chí hoặc Webiste)

1

2

b) Chương trình, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học hợp tác với nước ngoài

Bảng 2.1.5b. Kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học trong 05 năm gần nhất

STT

Tên chương trình, đề tài

Đơn vị hợp tác và Website của đơn vị hợp tác

Năm bắt đầu/ Năm kết thúc

Số NCS tham gia (nếu có)

Kết quả nghiên cứu minh chứng bằng công bố khoa học hoặc hình thức khác

1

2

c) Hợp tác đào tạo với các cơ sở giáo dục ở nước ngoài

Bảng 2.1.5c. Các chương trình liên kết đào tạo tiến sĩ với các cơ sở giáo dục ở nước ngoài

STT

Tên chương trình

Đơn vị hợp tác và Website của đơn vị hợp tác

Năm bắt đầu/ Năm kết thúc

Số NCS theo học

Số NCS đã tốt nghiệp

1

2

2.2. Ngành đào tạo …………………

... (các nội dung tương tự như 2.1.)

2.3. Ngành đào tạo ……………….

... (các nội dung tương tự như 2.1.)

Ghi chú: Trường hợp có nhiều ngành cùng nhóm ngành thì các phần từ 2.1.4 đến 2.1.5 có thể viết chung cho cả nhóm ngành.

Phần III. Tổ chức triển khai

3.1. Nêu rõ dự kiến kế hoạch và phương thức tuyển sinh, tổ chức đào tạo, quy trình tổ chức đào tạo, cách thức triển khai cho người học trong phạm vi Đề án.

3.2. Cam kết về kết quả đầu ra của NCS theo quy định của cơ sở đào tạo và của Đề án

- Số lượng bài báo khoa học công bố trong nước (tạp chí ngành tính đến 0,75 điểm trở lên của Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước quy định)

- Số lượng công bố trong các ấn phẩm Wos/Scopus

- Số lượng hội thảo khoa học (trong nước, nước ngoài) tham gia có báo cáo

3.3. Dự toán chi phí đào tạo 01 NCS học trong nước và mức học phí công bố (có thể tính theo ngành, nhóm ngành nếu có sự khác nhau giữa các ngành).

B. ĐĂNG KÝ ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Tên cơ sở đào tạo:

Phần I. Thông tin chung

1.1. Giới thiệu về cơ sở đào tạo:

Giới thiệu khái quát về cơ sở đào tạo: lịch sử phát triển, năm thành lập, năm bắt đầu đào tạo thạc sĩ; số lượng các ngành đào tạo, những ngành thuộc thế mạnh của cơ sở đào tạo; quy mô đào tạo và kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong đào tạo và những thông tin liên quan khác.

Phần II. Điều kiện và năng lực đào tạo của từng ngành đăng ký đào tạo

2.1. Ngành đào tạo ………………..

2.1.1. Thông tin về ngành đào tạo

- Năm được giao đào tạo kèm theo minh chứng

- Số khóa đào tạo đã tốt nghiệp

- Đơn vị quản lý chuyên môn (khoa, bộ môn, phòng chuyên môn)

2.1.2 Kết quả đào tạo trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký đào tạo cho Đề án

Bảng 2.1.2. Kết quả đào tạo của ngành

STT

Thông tin chung

Năm…..

Năm…..

Năm…..

Năm…..

Năm…..

1

Quy mô đào tạo

2

Số học viên tuyển mới

Số học viên tốt nghiệp và cấp bằng

Số học viên thôi học

2.1.3. Đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu tham gia đào tạo ngành

Bảng 2.1.3. Danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Chức danh

Trình độ

Số học viên cao học đã hướng dẫn (nếu có)

Số bài báo WoS/Scopus công bố trong 5 năm gần nhất

Số bài báo khác công bố trong 5 năm gần nhất

Số đề tài cấp nhà nước đã tham gia trong 5 năm gần nhất

1

2

2.1.4. Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng

Phòng học, thực hành, thí nghiệm, thư viện...

2.1.5. Hợp tác quốc tế

a) Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế

b) Hợp tác đào tạo với các cơ sở giáo dục ở nước ngoài

2.2. Ngành đào tạo ………………….

... (các nội dung tương tự như 2.1)

2.3. Ngành đào tạo ……………….

... (các nội dung tương tự như 2.1)

Ghi chú: Trường hợp có nhiều ngành cùng nhóm ngành thì các phần từ 2.1.4 đến 2.1.5 có thể viết chung cho cả nhóm ngành.

Phần III. Tổ chức triển khai

3.1. Nêu rõ dự kiến kế hoạch và phương thức tuyển sinh, tổ chức đào tạo, quy trình tổ chức đào tạo, cách thức triển khai cho người học trong phạm vi Đề án.

3.3. Cam kết vế kết quả đầu ra của học theo quy định của cơ sở đào tạo và theo Đề án (nếu có).

3.3. Dự toán chi phí đào tạo 01 học viên học trong nước, mức học phí công bố (tính theo ngành, nhóm ngành nếu có sự khác nhau giữa các ngành).


Nơi nhận:
- ………………………

- ………………………
- Lưu: ………………..

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC II

(Kèm theo Thông tư số 25/2021/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
TEN CƠ SỞ CỬ ĐI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

KẾ HOẠCH CỬ GIẢNG VIÊN ĐI ĐÀO TẠO TIẾN SĨ, THẠC SĨ THEO ĐỀ ÁN 89 NĂM ...

(Kèm theo Công văn số / ngày tháng năm 20...)

1. Đào tạo trình độ tiến sĩ tập trung toàn thời gian trong nước

STT

Số lượng

Ngành cử đi đào tạo

Mã ngành (nếu có)

Đối tượng

Ghi chú

Số giảng viên cơ hữu

Số giảng viên nguồn

1

2

Tổng

Danh sách dự kiến có .... ứng viên

2. Đào tạo trình độ tiến sĩ tập trung toàn thời gian ở nước ngoài

STT

Số lượng

Ngành cử đi đào tạo

Mã ngành (nếu có)

Đối tượng

Nước gửi đi đào tạo (*)

Số giảng viên cơ hữu

Số giảng viên nguồn

Nga

Mỹ

Pháp

Nhật Bản

...

...

...

...

1

2

Tổng

Danh sách dự kiến có .... ứng viên

3. Đào tạo trình độ tiến sĩ theo các chương trình liên kết đào tạo

STT

Số lượng

Ngành cử đi đào tạo

Mã ngành (nếu có)

Đối tượng

Chương trình liên kết

Đối tác liên kết nước ngoài

Số giảng viên cơ hữu

Số giảng viên nguồn

Cơ sở đào tạo Việt Nam

Cơ sở đào tạo nước ngoài

Website của cơ sở đào tạo

Nước

1

2

Tổng

Danh sách dự kiến có .... ứng viên

4. Đào tạo trình độ thạc sĩ tập trung toàn thời gian trong nước (Chỉ đối với các ngành nghệ thuật và thể dục, thể thao)

STT

Số lượng

Ngành đào tạo

Mã ngành

Ghi chú

1

2

Tổng

Danh sách dự kiến có .... ứng viên

5. Đào tạo trình độ thạc sĩ tập trung toàn thời gian ở nước ngoài (Chỉ đối với các ngành nghệ thuật và thể dục, thể thao)

STT

Số lượng

Ngành đào tạo

Mã ngành

Nước gửi đi đào tạo (*)

Nga

Mỹ

Pháp

Nhật Bản

1

2

Tổng

Danh sách dự kiến có .... ứng viên.

6. Số người học đang trong thời hạn bảo lưu kết quả để chờ nhập học chính thức (nếu có)

STT

Số lượng

Trình độ đào tạo

Hình thức đào tạo

Thời gian dự kiến nhập học

Ghi chú

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Ở trong nước

Ở nước ngoài

Liên kết (trình độ tiến sĩ)

1

2

Danh sách dự kiến có .... người học.

(*) Danh mục các nước được chia theo số cột và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Lưu ý: Mỗi một ứng viên được cơ sở cử đi chỉ đăng ký 01 lựa chọn ở trình độ đào tạo (hoặc tiến sĩ hoặc thạc sĩ), 01 lựa chọn ở hình thức đào tạo (hoặc ở trong nước, hoặc ở nước ngoài, hoặc liên kết đào tạo) và 01 lựa chọn đối với nước đào tạo nếu đăng ký đi học ở nước ngoài. Trường hợp đăng ký từ 02 lựa chọn trở lên sẽ bị loại khỏi danh sách.

Người lập danh sách

Liên hệ (số điện thoại và email)

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ CỬ ĐI
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC III

(Kèm theo Thông tư số 25/2021/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
TÊN CƠ SỞ CỬ ĐI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH SÁCH NGƯỜI HỌC ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐI ĐÀO TẠO TIẾN SĨ, THẠC SĨ THEO ĐỀ ÁN 89 ĐỢT THÁNG… NĂM...

(Kèm theo Công văn số / ngày tháng năm 20...)

1. Đào tạo trình độ tiến sĩ tập trung toàn thời gian trong nước

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Đối tượng (*)

Ngành học

Mã ngành

Cơ sở đào tạo

Quyết định công nhận nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo

Nam

Nữ

Giảng viên cơ hữu

Giảng viên nguồn

1

X

X

2

X

X

Tổng

Danh sách có .... người học

2. Đào tạo trình độ tiến sĩ tập trung toàn thời gian ở nước ngoài

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Đối tượng (*)

Ngành học

Mã ngành (nếu có)

Cơ sở đào tạo (bao gồm cả website)

Nước gửi đi đào tạo (**)

Minh chứng tiếp nhận của cơ sở đào tạo

Nam

Nữ

Giảng viên cơ hữu

Giảng viên nguồn

Nga

Mỹ

Pháp

Nhật Bản

...

1

X

X

X

2

X

X

X

Tổng

Danh sách có .... người học

3. Đào tạo trình độ tiến sĩ theo các chương trình liên kết

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Đối tượng (*)

Ngành đào tạo

Chương trình liên kết

Đối tác liên kết nước ngoài

Minh chứng tiếp nhận của chương trình đào tạo

Nam

Nữ

Giảng viên cơ hữu

Giảng viên nguồn

ngành (nếu có)

Cơ sở đào tạo Việt Nam

Cơ sở đào tạo nước ngoài và Website của cơ sở đào tạo

Nước

1

X

X

2

X

X

Tổng

Danh sách có .... người học

4- Đào tạo trình độ thạc sĩ tập trung toàn thời gian trong nước (Chỉ đối với các ngành nghệ thuật và thể dục, thể thao)

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Ngành đào tạo

Mã ngành

Cơ sở đào tạo

Quyết định công nhận học viên cao học

Ghi chú

Nam

Nữ

1

X

2

X

Tổng

Danh sách có .... người học

5. Đào tạo trình độ thạc sĩ tập trung toàn thời gian ở nước ngoài (Chỉ đối với các ngành nghệ thuật và thể dục, thể thao)

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Ngành học

Mã ngành (nếu có)

Cơ sở đào tạo

Nước gửi đi đào tạo (**)

Minh chứng tiếp nhận của cơ sở đào tạo

Nam

Nữ

Nga

Mỹ

Pháp

Nhật Bản

1

X

X

2

X

X

Tổng

Danh sách có .... người học

(*) Dùng dấu X để điền vào cột

(**) Danh mục các nước được chia theo số cột và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Lưu ý: Mỗi một ứng viên được cơ sở cử đi chỉ đăng ký 01 lựa chọn ở trình độ đào tạo (hoặc tiến sĩ hoặc thạc sĩ), 01 lựa chọn ở hình thức đào tạo (hoặc ở trong nước, hoặc ở nước ngoài, hoặc liên kết đào tạo) và 01 lựa chọn đối với nước đào tạo (nếu đăng ký đi học ở nước ngoài). Trường hợp đăng ký từ 02 lựa chọn trở lên sẽ bị loại khỏi danh sách.

Người lập danh sách

Liên hệ (số điện thoại và email)

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ CỬ ĐI
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2021/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
TÊN CƠ SỞ CỬ ĐI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO TRIỂN KHAI CỬ GIẢNG VIÊN ĐI ĐÀO TẠO TIẾN SĨ, THẠC SĨ THEO ĐỀ ÁN 89 NĂM ...

(Kèm theo Công văn số / ngày tháng năm 20...)

1. Danh sách người học tiến sĩ đã nhập học chính thức

STT

Quyết định phê duyệt của Bộ GDĐT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính

Đối tượng (*)

Ngành học

Mã ngành (nếu có)

Hình thức đào tạo (*)

Cơ sở đào tạo tại Việt Nam

Đào tạo ở nước nước ngoài

Quyết định công nhận nghiên cứu sinh và học viên cao học

Nam

Nữ

Giảng viên cơ hữu

Giảng viên nguồn

Trong nước

Nước ngoài

Liên kết

Tên cơ sở đào tạo và Website của cơ sở đào tạo

Nước đến học

1

X

X

X

2

X

X

X

3

X

Tổng

Danh sách có .... người học

2. Danh sách người học tiến sĩ chờ nhập học chính thức tại các cơ sở đào tạo trong nước năm kế tiếp (nếu có)

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Đối tượng (*)

Ngành học

Mã ngành (nếu có)

Cơ sở đào tạo

Ngày tháng dự kiến nhập học

Nam

Nữ

Giảng viên cơ hữu

Giảng viên nguồn

1

X

X

2

X

X

Tổng

Danh sách có .... người học

3. Danh sách người học tiến sĩ chờ nhập học chính thức tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài năm kế tiếp (nếu có)

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Đối tượng (*)

Ngành học

Mã ngành (nếu có)

Đào tạo ở nước nước ngoài

Ngày tháng dự kiến nhập học

Nam

Nữ

Giảng viên cơ hữu

Giảng viên nguồn

Tên cơ sở đào tạo dự kiến và Website của cơ sở đào tạo

Nước đến học dự kiến

1

X

X

2

X

X

Tổng

Danh sách có .... người học

4. Danh sách người học tiến sĩ chờ nhập học chính thức theo các chương trình liên kết đào tạo năm kế tiếp (nếu có)

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Đối tượng (*)

Ngành đào tạo

Mã ngành (nếu có)

Chương trình liên kết dự kiến

Đối tác liên kết nước ngoài dự kiến

Ngày tháng dự kiến nhập học

Nam

Nữ

Giảng viên cơ hữu

Giảng viên nguồn

Cơ sở đào tạo Việt Nam

Cơ sở đào tạo nước ngoài và Website của cơ sở đào tạo

Nước

1

X

X

2

X

X

Tổng

Danh sách có .... người học

5. Đào tạo trình độ thạc sĩ tập trung toàn thời gian trong nước (Chỉ đối với các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và thể dục, thể thao)

STT

Quyết định phê duyệt của Bộ GDĐT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Ngành đào tạo

Mã ngành

Cơ sở đào tạo

Quyết định công nhận học viên cao học của cơ sở đào tạo

Nam

Nữ

1

X

2

X

Tổng

Danh sách có .... người học

6. Đào tạo trình độ thạc sĩ tập trung toàn thời gian ở nước ngoài (Chỉ đối với các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và thể dục, thể thao)

STT

Quyết định phê duyệt của Bộ GDĐT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Ngành đào tạo

Mã ngành (nếu có)

Cơ sở đào tạo

Nước đến học

Nam

Nữ

1

X

2

X

Tổng

Danh sách có .... người học

7. Danh sách người học thạc sĩ chờ nhập học chính thức tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài năm kế tiếp (Chỉ đối với các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và thể dục, thể thao)

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Ngành học

Mã ngành (nếu có)

Đào tạo ở nước nước ngoài

Ngày tháng dự kiến nhập học ở nước ngoài

Nam

Nữ

Tên cơ sở đào tạo dự kiến

Nước đến học dự kiến

1

X

2

X

Tổng

Danh sách có .... người học

(*) sử dụng dấu X để điền vào các dòng

Người lập danh sách:

Liên hệ (số điện thoại và email):

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ CỬ ĐI
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC V

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2021/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO TIẾN SĨ, THẠC SĨ THEO ĐỀ ÁN 89 NĂM...

(Kèm theo Công văn số / ngày tháng năm 20...)

1. Danh sách người học tiến sĩ đã nhập học chính thức

STT

Quyết định phê duyệt của Bộ GDĐT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Cơ sở cử đi học

Ngành học

Mã ngành

Quyết định công nhận NCS

Năm dự kiến kết thúc khóa học

Nam

Nữ

1

X

2

X

Tổng

Danh sách có .... người học

2. Danh sách người học thạc sĩ đã nhập học chính thức (Chỉ đối với các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và thể dục, thể thao)

STT

Quyết định phê duyệt của Bộ GDĐT

Họ và tên

Ngày sinh

Dân tộc

Giới tính (*)

Cơ sở cử đi

Ngành học

Mã ngành

Quyết định công nhận học viên cao học

Năm dự kiến kết thúc khóa học

Nam

Nữ

1

X

2

X

Tổng

Danh sách có .... người học

(*) sử dụng dấu X để điền vào các dòng

Người lập danh sách:

Liên hệ (số điện thoại và email):

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ CỬ ĐI
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 25/2021/TT-BGDDT

Hanoi, September 8, 2021

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDELINES ON PROVISION OF DOCTORAL AND MASTER DEGREE COURSES FOR FACULTY OF HIGHER EDUCATION INSTITUTIONS UNDER PRIME MINISTER’S DECISION NO. 89/QD-TTG DATED JANUARY 18, 2019 ON APPROVAL OF THE PROJECT FOR ENHANCEMENT OF COMPETENCIES OF LECTURERS AND ADMINISTRATORS OF HIGHER EDUCATION INSTITUTIONS MEETING REQUIREMENTS FOR RADICAL CHANGES IN EDUCATION AND TRAINING DURING THE PERIOD OF 2019 – 2030

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012; the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to the Government's Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government's Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Amendments and Supplements to the Law on Education;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 89/QD-TTg dated January 18, 2019 on approval of the Project for enhancement of competencies of lecturers and administrators of higher education institutions meeting requirements for radical changes in education and training during the period of 2019 – 2030;

Upon the request of the Director of the Higher Education Department;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and subjects of application

1. This Circular provides guidelines on provision of doctoral and master degree courses for faculty members of higher education institutions under the Prime Minister’s Decision No. 89/QD-TTg dated January 18, 2019 on approval of the Project for enhancement of competencies of lecturers and administrators of higher education institutions meeting requirements for radical changes in education and training during the period of 2019 – 2030 (hereinafter referred to as Project), including: general regulations; eligible candidates and recruitment or candidacy standards, rights and responsibilities of graduate students; requirements and criteria for review or consideration for approval or recognition of receiving institutions, responsibilities and authority of receiving institutions, sending institutions and for implementation of the Project.

2. This Circular applies to higher education institutions, organizations and individuals involved in implementation of objectives and duties of providing doctoral and master degree courses for faculty members of higher education institutions falling within the Project’s ambit.

Article 2. Interpretation

1. Sending institution refers to a domestic higher education institution (except foreign-invested private higher education institutions) wishing to build up repertories and aptitudes of its faculty with doctoral or master degrees within the Project's ambit.

2. Educational institution refers to a higher education institution, research institute or educational institution, whether in-country or offshore, accredited by competent authorities of a host country to deliver doctoral and master degree courses, and confer doctoral and master degrees; meeting regulations of this Circular, reviewed, approved, recognized and listed by the Ministry of Education and Training, within the ambit of this Project (sometimes interchangeably referred to as receiving institution).

3. Full-time tenured faculty member refers to any faculty member of a sending institution that meets regulations laid down in subparagraph e, paragraph 1, Article 10 in the Government's Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of Articles of the Law on Amendments and Supplements to the Law on Higher Education.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Student refers to any full-time tenured or tenure-eligible faculty member meeting regulations of this Circular, recruited by a sending institution and offered grants or stipends funded through the Project by the Ministry of Education and Training when taking a doctoral or master degree course. As separately defined, a doctoral student is a person studying a doctoral degree course and a master’s student is a person studying a master degree course.

Article 3. Training levels, majors and formats

1. Training levels and majors falling within the Project’s ambit, including:

a) Doctoral degree courses in all majors; the disciplines that need to be concentrated on according to the strategy for development of full-fledged human resources in Vietnam over periods of time by 2030 and in the subsequent period should be preferred;

b) Master’s degree courses in majors belonging to arts, sports and physical activity fields.

2. Program formats, including:

a) Onshore full-time programs;

b) Offshore full-time programs;

c) Doctoral degree training association involving two stages of study, such as a period of time during which students study full-time onshore and a period of time during which students study full-time offshore. The latter shall not last for a maximum of 02 years.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Funding to full-time onshore students, including:

a) Tuition fees paid to receiving institutions;

b) Study and research grants or stipends;

c) Grants or stipends paid on a one-off basis to doctoral students for their participation in overseas workshops or seminars or short-term internship programs that do not extend beyond 03 months during the duration of study and research.

2. Funding to full-time onshore students, including:

a) Tuition fees paid to receiving institutions;

b) Study and research grants or stipends.

3. Students taking doctoral degree courses are entitled to funding referred to in subparagraph a and b of paragraph 1 of this Article when studying or researching in-country and in paragraph 2 of this Article when studying or researching abroad.

4. Grants, stipends or other funding packages shall be granted to students within the time limits stipulated in the approval decisions of the Ministry of Education and Training referred to in paragraph 5 of Article 12 herein; are calculated as from the dates on which these students formally enter their courses at receiving institutions or from the dates on which these approval decisions have influence upon doctoral students; the maximum time limits of funding to doctoral students and master’s student shall be 04 years (48 months) and 02 years (24 months), respectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

CANDIDATES AND SELECTION OR CANDIDACY STANDARDS, RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF GRADUATE STUDENTS

Article 5. Qualified candidates and recruitment standards

1. Full-time tenured and tenure-eligible faculty members may register for recruitment of candidates for grants, stipends or support packages provided by the Project if they meet the following requirements:

a) They are Vietnamese citizens, under 40 years old in the year of registration for recruitment; have political credentials and are of good moral character; are in good health to study; are not facing disciplinary action in the form of warning or more severe sanction; are not subject to border entry or exit bans imposed under legislation when registering for recruitment of candidates for offshore full-time courses;

b) They are registering for recruitment of candidates for any doctoral or master degree course, or are taking doctoral degree programs, for the first time;

c) They are full-time tenured faculty members who meet enrolment requirements of training programs, are included in formal admission plans in the registration or subsequent year; if they are tenure-eligible or full-time tenured faculty members who are taking doctoral degree programs, their remaining duration of study or research must be at least 18 months until the date of participation in the recruitment process;

d) They have not yet received or been committed to receiving full-ride scholarships from the state budget or other funding sources to pay for their study or research at the registered levels until the date of being recruited as candidates for the Project’s funding.

2. Candidates eligible for the Project's funding for master degree courses must be full-time tenured faculty teaching majors in arts fields or the range of sport or physical activity disciplines at sending institutions specialized in providing cultural, arts, sport and physical education programs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Students reserve the following rights:

a) Receive the Project’s grants, stipends or other funding packages by the deadlines approved by the Ministry of Education and Training during predetermined durations for their taking doctoral or master degree courses;

b) Demand sending institutions to give necessary conditions and spare time in order for them to complete training courses and be reinstated in their job positions after graduation;

c) Have access to more financial aid from other institutional or individual sponsors during their study or research durations provided that such financial aid is not granted in the form of full-ride scholarships, and any conflict between rights and responsibilities of students receiving the Project’s funding and those of students receiving financial aid under regulations of these sponsors does not arise;

d) Enjoy Vietnamese citizenship rights when studying or researching abroad under regulations in force.

2. Students assume the following responsibilities:

a) Comply with regulations and submit to the receiving institution’s control during their study or research duration; send sending institutions study and research progress and performance reports every 06 months or at the end of each academic term or year within the training duration and upon graduation;

b) Complete training courses by due dates and receive doctoral or master degrees conferred in accordance with regulations of receiving institutions;

c) During the period of study, research or 12 months after graduation at maximum, doctoral students must publish their research results directly related to dissertation topics that are supported by at least 02 research papers published by a student taking the offshore full-time course, or at least 01 research paper published by a student taking a course provided in other training format in any publication on the list of publications approved by Web of Science or Scopus (shortly called WoS/Scopus), as the first author or the corresponding author. In particular, doctoral students of majors within the range of arts, sport or physical activity disciplines may replace academic publications with 01 formal award won in national or international competitions recognized by the Ministry of Culture, Sports and Tourism;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Fulfill responsibilities of students prescribed in domestic laws of host countries and current regulations applied to Vietnamese citizens when studying and researching abroad;

e) Return to sending institutions promptly after graduation and work there for a minimum period prescribed in the Government's Decree No. 143/2013/ND-CP dated October 24, 2013 on repayment of scholarship and course money with regard to students that are not civil servants or public employees (hereinafter referred to as Decree No. 143); in the Government’s Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 1, 2017 on training and mentoring policies for public officials, civil servants and public employees (hereinafter referred to as Decree No. 101) with regard to students that are civil servants or public employees, and other relevant regulations currently in effect;

g) Repay grants, stipends or other support packages from the Project during the duration of study or research under the Decree No. 143 with regard to students that are not civil servants or public employees and the Decree No. 101 with regard to students that are civil servants or public employees, and other relevant regulations currently in force in case where students commit any breach of regulations laid down in Article 3 in the Decree No. 143, Article 7 in the Decree No. 101, and fail to fulfill other responsibilities stipulated in this Article.

Article 7. Regulations for students during the training process

1. Any student wishing to get and having good and sufficient grounds for study or research leave must submit their application to seek approval from both the sending institution and the receiving institution. During their study or research leave, the student submitting application for leave shall not receive any funding from the Project. He/she may continue to be granted the Project's funding when returning to his/her study or research at the receiving institution if such leave taken by the doctoral student or the master’s student lasts no more than 12 months or 06 months in total, respectively. Total length of time for a student’s entitlement to the Project’s funding shall not exceed the maximum time limit prescribed in clause 4 of Article 4 herein.

2. Any student wishing to change his/her major or move to another receiving institution not because of being disciplined by or expelled from the receiving institution must submit their application to seek approval from the sending institution. The Project’s grants, stipends or other funding packages shall continue to be granted to that student if the following requirements are met:

a) The change to another major or the movement to another receiving institution occurs once in the entire study or research process when the remaining duration for entitlement to the Project’s funding is equal or greater than half of the period stated in the approval decision issued by the Ministry of Education and Training;

b) The Project’s grants, stipends or other funding packages paid to the student taking a course in a new major or studying at a new receiving institution need to be equal to or less than total funding that the student expects to receive according to the approval decision of the Ministry of Education and Training minus the funding amount granted to the student during the period of his/her studying the primary major or at the referring institution; in case where the former is greater than the latter difference, the student must pay the excess at his/her own expense and fulfill his/her responsibilities referred to in this Circular;

c) The period of entitlement to the Project’s funding shall not exceed the maximum time limit stated in paragraph 4 of Article 4 herein from the date of official admission to the course that varies according to the major or the referring institution in which he/she has enrolled as provided in the approval decision issued by the Ministry of Education and Training.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Master’s students can apply for the immediate transition to doctoral courses and receive the Project's funding when meeting the following requirements:

a) completed and are awarded master degrees or certificates of graduation from master degree courses in the same year of registration for recruitment for doctoral courses;

b) have attained total grade for at least 60% of modules of a master degree course that indicates that the applicant is ranked as one of the top students;

c) obtain permissions from receiving institutions for prompt admission to doctoral degree courses appropriate for the specializations that they study at the master degree training level.

5. In view of demands from students and sending institutions, the Ministry of Education and Training shall consider issuing decisions concerning matters stipulated in paragraph 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Chapter III

REQUIREMENTS AND CRITERIA FOR REVIEW OR CONSIDERATION FOR APPROVAL OR RECOGNITION OF RECEIVING INSTITUTIONS, RESPONSIBILITIES AND AUTHORITY OF RECEIVING INSTITUTIONS, SENDING INSTITUTIONS

Article 8. Requirements and criteria for review or consideration for approval or recognition of receiving institutions

1. Any educational institution wishing to get involved in providing training courses within the Project's ambit must meet the following requirements:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Offshore educational institutions organize doctoral degree majors, except those within the range of arts, sport and physical activity disciplines, are ranked among the best 500 educational institutions in the rankings of reputable majors or disciplines in the world (recognized by the Ministry of Education and Training) at least once in the past 05 years until the date on which the Ministry of Education and Training announces the list of educational institutions within the Project’s ambit. The list of educational institutions providing (both doctoral and master degree) training courses in majors falling within the range of arts, sports and physical activity disciplines shall be recommended by the Ministry of Culture, Sports and Tourism;

c) In-country educational institutions entering into doctoral degree training association need to meet the requirements specified in subparagraph a, paragraph 1 of this Article while offshore educational institutions entering into doctoral degree training association need to meet the requirements set out in subparagraph b, paragraph 1 of this Article. Additionally, all of these educational institutions must comply with current regulations on foreign cooperation and investment in the education sector.

2. Training majors of in-country educational institutions meeting the regulations laid down in subparagraph a, paragraph 1 of this Article must be eligible for pre-approval review or consideration based on criteria arranged in the following order of preference:

a) Those ranked high in the international rankings recognized by the Ministry of Education and Training;

b) Those taught by faculty with great qualification and expertise. This criterion involves the number of professors, associate professors, the number of international publications, or the number of national research projects, or the number of national or international awards per a faculty member;

c) Balance between majors or fields and region-specific ones of accredited in-country educational institutions must be maintained.

Article 9. Responsibilities of educational institutions

1. In-country educational institutions shall assume the following responsibilities:

a) Formulate detailed regulations on enrollment and provision of training courses for students within the Project's ambit on the basis of the current regulations on enrollment and provision of doctoral degree training courses of the Ministry of Education and Training, regulations of the Ministry of Education and Training, regulations of educational institutions and other relevant regulations in this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Provide information for sending institutions and competent authorities about student's learning outcomes and progress upon request;

d) Notify sending institutions when students violate or fail to comply with regulations of educational institutions;

dd) Refuse to manage, handle or deal with violations or expel students when students fail to meet academic requirements or do not comply with regulations of educational institutions;

e) Take charge of and cooperate with sending institutions in deciding to send students to attend seminars or workshops or short-term internships abroad to support students in carrying out their research tasks, completing their research reports or scientific papers related to dissertations published in publications on the list of WoS/Scopus publications;

g) Observe regulations on reporting and archival of relevant documents and records in accordance with this Circular and other relevant current regulations.

2. Offshore educational institutions shall manage students during the training process; cooperate in communication with and provide information on the learning progress and results of students to sending institutions upon request and according to the regulations of educational institutions and the domestic laws of the host country.

Article 10. Responsibilities of sending institutions

1. Develop plans to train full-time tenured and tenure-eligible faculty members with doctorate and master degrees under the Project in the current year to 2030 in line with the sending institution's human resource development strategy.

2. Carry out foreign language and other repertoire or skill mentoring and coaching activities to seek potential academic personnel, support full-time tenured or tenure-eligible faculty members to ensure that they meet enrollment conditions of onshore and offshore educational institutions with a view to enhancing the ability to accomplish their study and research tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Ensure recruitment sessions are organized in an open, transparent and fair manner; assume responsibility for the recruitment process to ensure right and qualified full-time tenured or tenure-eligible faculty members are recruited; settle any problem that may arise within their competence in the course of implementing the Project at each sending institution.

5. Support students in contacting or connecting them with onshore and offshore educational institutions that meet regulations set forth in Article 8 of this Circular, depending on their registered training formats.

6. Cooperate with educational institutions in managing, supporting students in the learning and research process, including considering changes that students may make during the training duration, sending students to seminars, workshops or short-term internship abroad; receiving and assigning work to students who have graduated from training courses for a maximum period of 12 months from the date of graduation, and press students to fulfill their agreed-upon responsibilities and obligations.

7. Carry out regimes on reporting and archival of relevant documents and records in accordance with current regulations and regulations of this Circular; manage information about students of sending institutions, update the Project’s database with information about students and changes in the training process under the guidance of the Ministry of Education and Training.

8. Cooperate with the Ministry of Education and Training in offering grants, stipends and other funding packages to students; take responsibility for data and information related to students in the learning and research process; recover grants, stipends or funding packages that students are offered from the Project when they commit breach of the regulations laid down in subparagraph g, paragraph 2, Article 6 of this Circular, or repay the funding to the State in case of refusal to accept it or failure to employ students after their graduation as specified in paragraph 6 of this Article according to current regulations.

9. Perform other tasks involved in the Project.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 11. Registration for Project-appropriate training courses

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In order to apply for permission for provision of courses in the form of educational association, training institutions that meet the requirements specified at subparagraph c, paragraph 1, Article 8 of this Circular shall finalize their dossiers of doctorate level educational association in accordance with the Government’s regulations on foreign cooperation and investment in the education sector, and send 01 set of documents, enclosing proofs, to the Ministry of Education and Training before September 30 every year.

3. The Ministry of Education and Training shall conduct review for approval or recognition of in-country educational institutions, doctoral training association programs and publish the list of onshore educational institutions and doctoral level training association programs and titles of international rankings by training majors or fields endorsed within the Project’s ambit on the web portal of the Ministry of Education and Training.

Article 12. Recruitment plan development and student recruitment

1. Based on the needs to improve qualifications of faculty members, sending institutions shall develop their plans to recruit and appoint full-time tenured and tenure-eligible faculty members to study doctorate or master degree courses within the Project’s ambit for the next year, and send these plans prepared using the Sample given in Appendix II to this Circular to the Ministry of Education and Training before April 15 every year, as well as update the Project database.

2. The Ministry of Education and Training shall consolidate these plans and cost estimates of sending institutions specified at subparagraph a, paragraph 1, Article 14 of this Circular, and send a consolidated report on them to the Ministry of Finance before June 15 every year for verification and assessment purposes.

3. In view of total estimated costs that has been reviewed and approved, the Ministry of Education and Training shall issue and notify sending institution of decisions on the number of students classified by major groups, training levels and training formats who are entitled to the Project’s funding before January 15 each year, and update the Project’s database.

4. Sending institutions shall recruit the number of full-time tenured and tenure-eligible faculty members classified by major groups, training levels and training formats as notified by the Ministry of Education and Training and complete their recruitment tasks by March 15 each year, and update the Project’s database.

5. On a periodical basis or upon receiving information from educational institutions, sending institutions shall send the list of students who are formally admitted to courses by using the Sample given in Appendix III to this Circular to the Ministry of Education and Training. Based on this list, the Ministry of Education and Training shall issue approval decisions for specific students to sending institutions in order for them to finalize financial documentation and completely carry out regulatory procedures for sending students to study their registered courses.

Article 13. Retention of recruitment results

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) up to 06 months with regard to students taking onshore full-time courses and students taking doctoral level training association programs;

b) up to 12 months with regard to students taking offshore full-time courses.

2. After 03 months with respect to onshore full-time courses or 06 moths with respect to offshore full-time courses within the retention period prescribed in paragraph 1 of this Article, students not yet or not formally admitted to their registered educational institutions may request sending institutions and the Ministry of Education and Training to allow students to move to other educational institutions or change to other training formats if they meet the following requirements:

a) They are formally admitted to study by receiving institutions;

b) Funding offered to students at receiving institutions is equal to or less than proposed total funding offered to these students that varies according to recruitment results of sending institutions as provided in clause 4 of Article 12 herein.

3. After expiry of the permitted retention period stated in paragraph 1 of this Article, if students do not formally enter courses at their registered educational institutions or at receiving educational institutions permitted by the Ministry of Education and Training, they shall be omitted from the list of recruited students of sending institutions according to paragraph 4, Article 12 herein. If students wish to re-register for recruitment of candidates for courses at sending institutions, they can do so in the following recruitment sessions.

4. The period for entitlement to the project’s funding starts from the date of students' official admission to courses at the registered educational institutions or at the educational institutions to which their referrals are permitted by the Ministry of Education and Training.

5. Any change or referral to other educational institutions prescribed in this Article do not fall within the range of change or deferral activities stipulated in Article 7 herein.

Article 14. Management and allocation of the Project’s funding

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Produce annual estimates of funding offered to students within the Project’s ambit which are consistent with the plans specified in paragraph 1, Article 12 herein under the guidance of the Ministry of Education and Training. These estimates should describe payment details and amounts in detail as required by the Ministry of Finance and shall be sent to the Ministry of Education and Training;

b) On a periodical basis and when necessary, finalize financial profiles of the students who have obtained approval decisions from the Ministry of Education and Training and have been formally admitted to courses under the instructions and guidance of the Ministry of Education and Training; monitor and synthesize information on the granting of the Project’s funding to students during the training duration and regularly update the Project’s database;

c) Implement other relevant regulations under the Ministry of Finance’s instructions regarding financial regulations for implementation of the Project.

2. Ministry of Education and Training:

a) Finalize annual estimates of all costs for the implementation of the Project according to the Ministry of Finance's instructions on formulation of state budget estimates on the basis of consolidating all estimates of funding to students received from sending institutions and send a consolidated estimate to the Ministry of Finance for its verification and review prior to proceeding to carry out the approval process according to regulations;

b) Allocate funding to the students who have obtained approval decisions from the Ministry of Education and Training and have been officially admitted to courses in accordance with current regulations on control of payments when receiving complete financial profiles of students from sending institutions, and notify the progress of disbursement of funding to students to sending institutions in order for them to input updated information into the Project’s database;

c) Implement other relevant regulations under the Ministry of Finance’s instructions regarding financial regulations for implementation of the Project.

Article 15. Reporting, inspection and audit regimes and regulations

1. No later than December 20 each year, sending institutions and in-country educational institutions shall make and send periodic reports to the Ministry of Education and Training by using the correct forms and methods of delivery of reports specified in Article 6 of the Circular No. 19/2020/TT-BGDDT dated June 29, 2020, stipulating the regimes and regulations for preparation and submission of reports under the state management of the Ministry of Education and Training, and concurrently input the following updated information given through these reports in the Project’s database:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) In-country educational institutions shall submit reports prepared by using the Sample given in Appendix V hereto. Each report should contain the list of students currently taking training courses from which the number of students are guaranteed graduation and expected to graduate in the next year;

c) Cutoff date for collection of reporting data shall fall within the period ranging from December 15 in the preceding year to December 14 in the reporting year.

2. Sending institutions and in-country educational institutions shall be responsible for periodically carrying out in-house inspection, audit, supervision and self-assessment of implementation of regulations of this Circular.

3. The Ministry of Education and Training shall periodically carry out inspection and audit of compliance of sending institutions and in-country educational institutions with this Circular.

Article 16. Entry into force and grandfather clauses

1. This Circular shall enter into force as from October 24, 2021 and replace the Circular No. 35/2012/TT-BGDDT dated October 12, 2012, introducing regulations on doctoral level training under “the Project for training of lecturers holding doctorate degrees for universities and colleges during the 2010 – 2020 period” approved under the Prime Minister’s Decision No. 911/QD-TTg dated June 17, 2010 (shortly called Circular No. 35).

2. Those who are recruited and sent to take doctoral degree courses as provided in the Circular No. 35 shall continue to implement the regulations of the Circular No. 35 until the date of completion of training courses under approval decisions of the Ministry of Education and Training.

3. The Chief of the Office, Director of the Higher Education Department, Heads of affiliates of the Ministry of Education and Training; Directors of universities, academies; Provosts of higher education institutions; Directors of research institutes providing doctoral degree programs; relevant organizations and individuals, shall be responsible for implementing this Circular./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Hoang Minh Son

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT ngày 08/09/2021 hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học theo Quyết định 89/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.226

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.181.69
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!