Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 40/2016/TT-NHNN hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa ngân hàng thương mại

Số hiệu: 40/2016/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành: 30/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 40/2016/TT-NHNN quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa về cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với khách hàng trên thị trường không tập trung và sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa qua Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.

 

1. Quy định chung về cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa

 
- Theo Thông tư 40/2016/NHNN, ngân hàng thương mại cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo các hình thức sau:
 
+ Giao kết hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hàng hóa trên thị trường không tập trung. Ngân hàng thương mại phải giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn.
 
+ Giao kết hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa.
 
- Khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện sau theo Thông tư 40:
 
+ Có giao dịch gốc và sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa để phòng ngừa rủi ro giá cả của giao dịch gốc;
 
+ Đủ tài chính để thanh toán hợp đồng sử dụng sản phẩm phái sinh.
 

2. Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với khách hàng trên thị trường không tập trung

 
- Thông tư số 40/2016 của Bộ Tài chính quy định hiệu lực hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa không vượt quá thời hạn của giao dịch gốc. Hợp đồng không tiêu chuẩn gồm các loại sau:
 
+ Hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa;
 
+ Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa;
 
+ Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa;
 
+ Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn giá cả hàng hóa kết hợp trần sàn.
 
- Cũng theo Thông tư số 40, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bằng rủi ro của hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa.
 
Trường hợp giao dịch đối ứng chấm dứt trước hạn thì ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đối ứng khác. Nếu không thể thực hiện giao dịch đối ứng khác thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày chấm dứt, phải xây dựng phương án cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn phái sinh giá cả hàng hóa và báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
 

3. Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với khách hàng qua Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài

 
Ngân hàng thương mại tiếp nhận và đưa lệnh việc mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa lên Sàn giao dịch ở nước ngoài, gồm: Hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa, hợp đồng tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa và hợp đồng tiêu chuẩn quyền chọn bán giá cả hàng hóa.
 
 
Thông tư 40/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/3/2017. Hợp đồng cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đã ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện hoặc thỏa thuận sửa đổi phù hợp với Thông tư này.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2016/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG SẢN PHẨM PHÁI SINH GIÁ CẢ HÀNG HÓA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là ngân hàng thương mại) được cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng, hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, trong đó có nội dung cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa và nội dung kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế.

2. Khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa do ngân hàng thương mại cung ứng (sau đây gọi tắt là khách hàng) là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ tổ chức tín dụng.

3. Các pháp nhân, cá nhân có liên quan đến hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là công cụ tài chính được ngân hàng thương mại cung ứng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng.

2. Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là việc ngân hàng thương mại thực hiện một trong các hình thức dưới đây:

a) Ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng trên thị trường không tập trung nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng; ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng;

b) Ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng.

3. Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài là thị trường tập trung mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa. Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài.

4. Thị trường không tập trung là thị trường mua, bán sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa mà không được mua, bán trên Sàn giao dịch hàng hóa.

5. Hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa là hợp đồng được chuẩn hóa, niêm yết và mua bán trên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.

6. Hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa là thỏa thuận bằng văn bản mà ngân hàng thương mại tiếp nhận và đưa lệnh của khách hàng về việc mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng.

7. Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa là thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng thương mại với khách hàng về việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa trên thị trường không tập trung.

8. Giao dịch gốc là hợp đồng mua, bán hàng hóa được lập bằng văn bản, hợp pháp và chịu rủi ro giá cả hàng hóa, gồm: Hợp đồng mua, bán hàng hóa trong nước, hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa.

9. Hàng hóa cơ sở là hàng hóa được giao dịch trong giao dịch gốc làm cơ sở cho ngân hàng thương mại cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, gồm: Nông sản; nhiên liệu; năng lượng; kim loại, trừ hàng hóa cơ sở là vàng và các hàng hóa cấm kinh doanh và cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định hiện hành của pháp luật.

10. Giao dịch đối ứng là giao dịch ngân hàng thương mại thực hiện với đối tác nước ngoài nhằm mục đích cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng.

11. Đối tác nước ngoài là tổ chức được phép thực hiện giao dịch phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được phép nhận lệnh và đưa lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.

12. Lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa là đề nghị của khách hàng về việc mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa qua Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.

13. Thời hạn giao dịch là khoảng thời gian kể từ ngày lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa của khách hàng được thực hiện đến ngày lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đó được tất toán toàn bộ trên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.

14. Tài khoản ký quỹ là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của khách hàng mở tại ngân hàng thương mại để thực hiện, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa.

15. Khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở là khối lượng mà các bên giao kết hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa làm cơ sở để tính khoản tiền được nhận hoặc phải trả hoặc mức phí (nếu có); khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở bằng hoặc nhỏ hơn khối lượng hàng hóa cơ sở còn lại của giao dịch gốc.

16. Giá thị trường là giá của hàng hóa cơ sở được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài hoặc do một bên thứ ba cung cấp vào thời điểm cụ thể hoặc trong một khoảng thời gian xác định.

17. Giá tham chiếu là giá thay đổi theo diễn biến giá thị trường và được các bên giao kết hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa thống nhất cách xác định vào thời điểm cụ thể trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực.

18. Mức giá cố định là giá được các bên giao kết hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa thống nhất sử dụng để xác định phần chênh lệch giá và nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn thanh toán của hợp đồng.

19. Mức giá thực hiện là giá dùng để so sánh với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở để bên mua quyền chọn quyết định việc thực hiện quyền chọn mua, bán giá cả hàng hóa.

Điều 4. Nguyên tắc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa

1. Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan. Những nội dung thỏa thuận về việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại đối với khách hàng phải được lập thành văn bản.

2. Ngân hàng thương mại được cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa khi đã ban hành văn bản quy định nội bộ về hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật có liên quan.

3. Ngân hàng thương mại được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa bằng ngoại tệ đối với giao dịch gốc là hợp đồng mua bán hàng hóa bằng ngoại tệ. Đối với giao dịch gốc là hợp đồng mua, bán bằng đồng Việt Nam, ngân hàng thương mại báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa bằng đồng Việt Nam; trường hợp cần quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam, tỷ giá đồng Việt Nam và ngoại tệ do các bên thỏa thuận phù hợp quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. Ngân hàng thương mại chỉ được thanh toán bằng đồng Việt Nam cho khách hàng đối với các nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa; không được giao hàng hóa, nhận hàng hóa với khách hàng và đối tác nước ngoài. Trường hợp cần quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam, tỷ giá đồng Việt Nam và ngoại tệ do các bên thỏa thuận phù hợp quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để ký quỹ ban đầu hoặc bổ sung phần ký quỹ còn thiếu trên tài khoản ký quỹ của khách hàng mở tại ngân hàng thương mại cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa hoặc để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận tại hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa.

Điều 5. Điều kiện đối với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa

Ngân hàng thương mại xem xét cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

1. Có giao dịch gốc còn hiệu lực thực hiện.

2. Mục đích sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa đối với giao dịch gốc của khách hàng.

3. Có khả năng tài chính theo đánh giá của ngân hàng thương mại để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ thanh toán phát sinh liên quan đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.

Điều 6. Hồ sơ đề nghị sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa

Khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, khách hàng phải gửi cho ngân hàng thương mại các tài liệu, gồm:

1. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính của giao dịch gốc. Trường hợp khách hàng nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, ngân hàng thương mại có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

2. Các tài liệu khác theo hướng dẫn của ngân hàng thương mại.

Điều 7. Quy định nội bộ

Ngân hàng thương mại ban hành văn bản quy định nội bộ đối với hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp quy định tại Thông tư này, các quy định của pháp luật có liên quan và chính sách cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại. Văn bản quy định nội bộ của ngân hàng thương mại phải hướng dẫn cụ thể các nội dung sau:

1. Quy trình thực hiện giao dịch với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho giao dịch gốc của khách hàng đó.

2. Việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ thanh toán phát sinh liên quan đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.

3. Điều kiện đối với đối tác nước ngoài mà ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

4. Phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.

5. Nhận dạng, đo lường các loại rủi ro có thể phát sinh khi cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa; xây dựng quy trình và phân công trách nhiệm theo dõi, kiểm soát, đánh giá những rủi ro phát sinh; các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro, trong đó có giới hạn cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại, các giới hạn cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với một khách hàng và đối với cá nhân, bộ phận được giao phê duyệt, quyết định cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.

6. Các trường hợp thay đổi về nội dung liên quan đến hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa do thay đổi về giao dịch gốc; biện pháp xử lý giao dịch đối ứng đối với các trường hợp này.

7. Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.

8. Hồ sơ đề nghị sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

9. Các nội dung khác theo yêu cầu quản trị nội bộ của ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được an toàn, hiệu quả.

Điều 8. Hạch toán kế toán

Ngân hàng thương mại thực hiện hạch toán kế toán đối với hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hệ thống tài khoản kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. CUNG ỨNG SẢN PHẨM PHÁI SINH GIÁ CẢ HÀNG HÓA ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG KHÔNG TẬP TRUNG

Điều 9. Phạm vi cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với khách hàng trên thị trường không tập trung

1. Ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng trên thị trường không tập trung, bao gồm:

a) Hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa là hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, theo đó ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận đồng thời mua và bán cùng một loại hàng hóa cơ sở, khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở và thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa còn hiệu lực; theo đó, một bên sẽ mua theo mức giá cố định, đồng thời bán theo giá tham chiếu và bên còn lại sẽ bán theo mức giá cố định, đồng thời mua theo giá tham chiếu vào thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa còn hiệu lực; việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại và khách hàng được thực hiện trên cơ sở phần chênh lệch mức giá cố định với giá tham chiếu và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở;

b) Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa là hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, theo đó ngân hàng thương mại bán cho khách hàng quyền (nhưng không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua một khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở tại một mức giá thực hiện vào thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa còn hiệu lực. Trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa còn hiệu lực, trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở cao hơn mức giá thực hiện, nếu có yêu cầu của khách hàng về việc thực hiện quyền, ngân hàng thương mại phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền được tính trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức giá thực hiện với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở; trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở thấp hơn mức giá thực hiện, thì không phát sinh việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại với khách hàng về chênh lệch giữa mức giá thực hiện với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở. Khách hàng phải trả phí cho ngân hàng thương mại theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa để mua quyền chọn mua giá cả hàng hóa; khoản phí này có thể thanh toán một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa còn hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua phái sinh giá cả hàng hóa;

c) Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa là hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, theo đó ngân hàng thương mại bán cho khách hàng quyền (nhưng không phải nghĩa vụ bắt buộc) được bán một khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở tại một mức giá thực hiện vào thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa còn hiệu lực. Trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa còn hiệu lực, trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở thấp hơn mức giá thực hiện, nếu có yêu cầu của khách hàng về việc thực hiện quyền, ngân hàng thương mại phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền được tính trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức giá thực hiện với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở; trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở cao hơn mức giá thực hiện, thì không phát sinh việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại với khách hàng về chênh lệch giữa mức giá thực hiện với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở. Khách hàng phải trả phí cho ngân hàng thương mại theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa để mua quyền chọn bán giá cả hàng hóa; khoản phí này có thể thanh toán một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa còn hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa;

d) Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn giá cả hàng hóa kết hợp trần sàn là hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, theo đó ngân hàng thương mại bán cho khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua (hoặc bán) một khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở tại một mức giá thực hiện giới hạn trần (hoặc sàn), đồng thời mua từ khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được bán (hoặc mua) một khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở tại một mức giá thực hiện giới hạn sàn (hoặc trần), trên cùng một khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở vào thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn giá cả hàng hóa kết hợp trần sàn còn hiệu lực. Trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn giá cả hàng hóa kết hợp trần sàn còn hiệu lực, trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở cao hơn mức giá thực hiện giới hạn trần (hoặc thấp hơn mức giá thực hiện giới hạn sàn), nếu có yêu cầu của khách hàng về việc thực hiện quyền, ngân hàng thương mại phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền được tính trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức giá thực hiện giới hạn trần (hoặc mức giá thực hiện giới hạn sàn) với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở; trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở thấp hơn mức giá thực hiện giới hạn sàn (hoặc cao hơn mức giá thực hiện giới hạn trần), nếu có yêu cầu của ngân hàng thương mại, thì khách hàng phải thực hiện thanh toán cho ngân hàng thương mại khoản tiền được tính trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức giá thực hiện giới hạn sàn (hoặc mức giá thực hiện giới hạn trần) với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở; trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở thấp hơn mức giá thực hiện giới hạn trần và cao hơn mức giá thực hiện giới hạn sàn, thì không phát sinh việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại với khách hàng về chênh lệch giữa mức giá thực hiện với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở. Ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn giá cả hàng hóa kết hợp trần sàn về việc trả phí và mức phí phải trả.

2. Hiệu lực của hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa không vượt quá thời hạn giao dịch gốc còn hiệu lực.

Điều 10. Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa

1. Ngân hàng thương mại thỏa thuận với khách hàng về việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa tối thiểu phải có các nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ của ngân hàng thương mại; tên, địa chỉ của khách hàng;

b) Giao dịch gốc; loại hàng hóa cơ sở; khối lượng hàng hóa cơ sở; giá hàng hóa cơ sở áp dụng trong giao dịch gốc; thời hạn giao dịch gốc còn hiệu lực; lịch thanh toán của giao dịch gốc;

c) Các mức giá để thực hiện sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa;

d) Thời hạn giao dịch của hợp đồng;

đ) Ngày thanh toán định kỳ và phương thức thanh toán;

e) Các khoản thanh toán;

g) Hiệu lực của hợp đồng;

h) Quyền và trách nhiệm của các bên;

i) Các trường hợp thay đổi và chấm dứt hợp đồng trước hạn; thỏa thuận phạt vi phạm.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

3. Ngân hàng thương mại và khách hàng có thể thỏa thuận áp dụng Hợp đồng mẫu của Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh quốc tế với điều kiện các nội dung của hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa không trái với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

4. Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa được lập dưới hình thức hợp đồng khung và/hoặc hợp đồng cụ thể.

Điều 11. Giao dịch đối ứng

1. Ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng như sau:

a) Ngân hàng thương mại được thực hiện giao dịch đối ứng là hợp đồng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 9 và điểm a, b và c khoản 1 Điều 13 Thông tư này;

b) Hàng hóa trong giao dịch đối ứng là hàng hóa cơ sở;

c) Khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở và hiệu lực của giao dịch đối ứng phải trùng khớp với khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở và hiệu lực của hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa mà ngân hàng thương mại đã giao kết và thực hiện với khách hàng;

d) Trường hợp có sự thay đổi liên quan đến hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa do thay đổi về giao dịch gốc, ngân hàng thương mại phải điều chỉnh giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài phù hợp với quy định tại điểm a, b và c khoản này và quy định nội bộ tại khoản 6 Điều 7 Thông tư này;

đ) Trường hợp chấm dứt trước hạn giao dịch đối ứng giữa ngân hàng thương mại và đối tác nước ngoài, thì ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đối ứng khác với hiệu lực và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở trùng khớp với thời hạn còn hiệu lực và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở còn lại tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa mà ngân hàng thương mại đã giao kết và thực hiện với khách hàng; trường hợp ngân hàng thương mại không thể thực hiện giao dịch đối ứng khác cho thời hạn còn hiệu lực và khối lượng hàng hóa danh nghĩa cơ sở còn lại của hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa mà ngân hàng thương mại đã giao kết và thực hiện với khách hàng, thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt giao dịch đối ứng, ngân hàng thương mại phải xây dựng phương án cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về nguyên nhân phát sinh, các biện pháp và thời hạn khắc phục;

e) Trường hợp chấm dứt trước hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, thì ngân hàng thương mại phải chấm dứt giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài.

2. Khi thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, ngân hàng thương mại phải thực hiện với đối tác nước ngoài được xếp hạng tín nhiệm tối thiểu Baa/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody's Investors Service hoặc BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard&Poor’s hoặc BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings tại thời điểm giao kết hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch đối ứng với ngân hàng mẹ hoặc với chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ.

Điều 12. Biện pháp bảo đảm

Ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận việc áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và pháp luật có liên quan.

Mục 2. CUNG ỨNG SẢN PHẨM PHÁI SINH GIÁ CẢ HÀNG HÓA ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG QUA SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 13. Phạm vi cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với khách hàng qua Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài

1. Ngân hàng thương mại được tiếp nhận và đưa lệnh của khách hàng về việc mua, bán các hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, bao gồm:

a) Hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa;

b) Hợp đồng tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa;

c) Hợp đồng tiêu chuẩn quyền chọn bán giá cả hàng hóa.

2. Ngân hàng thương mại chỉ được tiếp nhận và đưa lệnh việc mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa của khách hàng lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, khi thời hạn giao dịch của hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa không vượt quá thời hạn giao dịch gốc còn hiệu lực.

Điều 14. Hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa

1. Ngân hàng thương mại thỏa thuận với khách hàng về việc nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa qua Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài phù hợp với các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa tối thiểu phải có các nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ của ngân hàng thương mại; tên, địa chỉ của khách hàng;

b) Nội dung tiếp nhận và đưa lệnh của khách hàng về việc mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài; xác nhận lệnh của khách hàng và thông báo;

c) Hạn mức và các giới hạn nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa;

d) Ký quỹ;

đ) Phí và các khoản thanh toán;

e) Quyền và trách nhiệm của các bên;

g) Các trường hợp thay đổi hợp đồng và chấm dứt hợp đồng trước hạn;

h) Xử lý tranh chấp và thanh lý hợp đồng.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

3. Hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa được lập dưới hình thức hợp đồng khung và/hoặc hợp đồng cụ thể.

Điều 15. Ký quỹ để mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa

1. Ngân hàng thương mại thỏa thuận mức ký quỹ của khách hàng trên cơ sở phù hợp quy định của Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài hoặc yêu cầu của đối tác nước ngoài và khả năng tài chính của khách hàng để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận tại hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa.

2. Khách hàng phải mở và duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản ký quỹ trước và trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa qua Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài; trường hợp khách hàng không duy trì được số dư tối thiểu trên tài khoản ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng thương mại, thì ngân hàng thương mại có quyền tất toán toàn bộ hoặc một phần lệnh mua, bán của khách hàng.

Chương III

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG SẢN PHẨM PHÁI SINH GIÁ CẢ HÀNG HÓA

Điều 16. Quyền và trách nhiệm của ngân hàng thương mại

1. Ngân hàng thương mại có quyền:

a) Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; các thông tin, tài liệu khác phát sinh liên quan đến hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư này;

b) Yêu cầu khách hàng thông báo về những thay đổi liên quan đến giao dịch gốc để ngân hàng thương mại xem xét xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa;

c) Các quyền khác theo thỏa thuận của ngân hàng thương mại và khách hàng phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.

2. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm:

a) Thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa tập trung tại trụ sở chính của ngân hàng thương mại. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro theo quy định của ngân hàng mẹ, phù hợp với quy định tại Thông tư này;

b) Cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng về sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, các rủi ro có thể phát sinh, các loại phí và mức phí nếu có để khách hàng hiểu, xem xét quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa và có biện pháp phòng ngừa rủi ro;

c) Tìm hiểu các quy định của pháp luật nước ngoài và diễn biến thị trường quốc tế liên quan đến sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, các thông tin về đánh giá xếp hạng tín nhiệm của đối tác nước ngoài nhằm đảm bảo hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được an toàn, hiệu quả;

d) Các trách nhiệm khác theo thỏa thuận của ngân hàng thương mại và khách hàng phù hợp với quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.

Điều 17. Quyền và trách nhiệm của khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa

1. Khách hàng có quyền:

a) Yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, các rủi ro có thể phát sinh, loại phí và mức phí nếu có để khách hàng hiểu, xem xét quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa và có biện pháp phòng ngừa rủi ro;

b) Các quyền khác theo thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng thương mại phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.

2. Khách hàng có trách nhiệm:

a) Cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp cho ngân hàng thương mại;

b) Kịp thời thông báo những thay đổi về giao dịch gốc để ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa và giao dịch đối ứng;

c) Các trách nhiệm khác theo thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng thương mại phù hợp với quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2017.

2. Đối với các hợp đồng cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện các nội dung ghi trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm giao kết hợp đồng cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư này.

3. Trường hợp ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận thực hiện thí điểm sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện các nội dung về việc thí điểm sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa cho đến khi kết thúc thời hạn thực hiện thí điểm được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Đối với các hợp đồng cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được giao kết sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc giao kết và thực hiện hợp đồng phải phù hợp với quy định tại Thông tư này.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 19;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ CSTT, PC.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Thị Hồng

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 40/2016/TT-NHNN

Hanoi, December 30, 2016

 

CIRCULAR

PRESCRIBING PROVISION OF COMMODITY DERIVATIVES BY COMMERCIAL BANKS

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the request of the Director of the Monetary Policy Department;

The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates a Circular prescribing provision of commodity derivatives by commercial banks.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular prescribes the provision of commodity derivatives by commercial banks and foreign bank branches to customers in order to protect their customers from commodity price risk.

Article 2. Regulated entities

1. Commercial banks and foreign bank branches (hereinafter referred to as “commercial banks”) which are entitled to provide commodity derivatives according to the license for establishment and operation of commercial bank, license for establishment of bank branch or the document stating any amendment to the license issued by the State Bank of Vietnam (SBV) containing the provision of commodity derivatives and operation and provision of underlying foreign exchange services on domestic and international market.

2. Customers using commodity derivatives provided by commercial banks (hereinafter referred to as “customers”) that are business organizations established and operating under Vietnam’s laws, except for credit institutions.

3. Juridical persons and individuals related to provision of commodity derivatives by commercial banks as prescribed in this Circular.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “commodity derivative” means a financial instrument provided by a commercial bank with a view to protecting its customers from commodity price risk.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Entering into and executing non-standardized commodity derivatives contracts on the decentralized market so as to protect its customers from commodity price risk; entering into a matched sale-purchase transaction with a foreign partner to balance risks from the concluded and executed non-standardized commodity derivatives contracts;

b) Entering into and executing contracts for receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts with customers.

3. “overseas commodity exchange” means a market in which standardized commodity derivatives contracts are purchased and sold. The overseas commodity exchange shall be established and operate under foreign laws.

4. “decentralized market” means a market where the purchase and sale of commodity derivatives that are not traded on the commodity exchange occur.

5. “standardized commodity derivatives contract” means a contract which is standardized, listed and traded on an overseas commodity exchange.

6. “contract for receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts” means a written agreement by which a commercial bank receives and puts customers’ order for the purchase or sale of standardized commodity derivatives contracts on an overseas commodity exchange for the purpose of hedging commodity price risk.

7. “non-standardized commodity derivatives contract” means a written agreement between the commercial bank and the customer on provision of commodity derivatives in the decentralized market.

8. “ principal transaction” means a contract for purchasing and selling commodities which is made in writing and legally and subject to commodity price risk, including: contract for domestic purchase and sale of commodities, commodity export contract and commodity import contract.

9. “underlying commodities” mean the commodities traded under the principal transaction as the basis for a commercial bank to supply commodity derivatives, including: agricultural products; fuels; energy; metals, except for underlying commodities which are gold and commodities banned from trading and export and import according to current regulations of law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. “foreign partner” means an organization that is permitted to conduct commodity derivatives transactions in accordance with foreign laws or is permitted to receive and put orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts on an overseas commodity exchange.

12. “order for the purchase or sale of a standardized commodities derivatives contract” means a customer’s request for the purchase or sale of standardized commodity derivatives contracts through an overseas commodity exchange.

13. “term of transaction” means a period of time beginning from the date on which an order for the purchase or sale of a standardized commodities derivatives contract is executed to the date on which such order is completely finalized on the overseas commodity exchange.

14. “margin account” means a customer’s VND checking account opened at a commercial bank to fulfill and secure the fulfillment of financial obligations arising from a non-standardized commodity derivatives contract or a contract for receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts.

15. “nominal quantity of an underlying commodity” means the quantity which serves as the basis for the parties to a non-standardized commodity derivatives contract or contract for receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts to calculate the amounts receivable or payable or the fee (if any); the nominal quantity of an underlying commodity is equal to or less than the remaining quantity of underlying commodity under the principal transaction.

16. “market price” means the price of an underlying commodity traded on an overseas commodity exchange or offered by a third party at a specific time or over a specified period.

17. “reference price” means the price that changes according to market price fluctuations and is determined by the parties to a non-standardized commodity derivatives contract at a specific time or within the effective period of the contract.

18. “fixed price” means the price that is used by the parties to a commodity swap to determine the price difference and the payment obligation when the contract is due.

19. “strike price” means the price that is used to compare with the reference price of the underlying commodity so as for an option buyer to decide to exercise the commodity call or put option.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Commodity derivatives shall be provided under an agreement between the commercial bank and the customer in accordance with this Circular and relevant regulations of law. Contents of agreement on the provision of commodity derivatives by the commercial bank to the customer shall be documented.

2. The commercial bank is entitled to provide commodity derivatives when it has promulgated a document containing internal regulations on provision of commodity derivatives in accordance with this Circular and relevant regulations of law.

3. The commercial bank is entitled to quote, set and specify price in the non-standardized commodity derivatives contracts and contracts for receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts in foreign currencies with regard to the principal transaction which is a contract for purchase and sale of commodities in foreign currencies. With regard to the principal transaction which is a contract for purchase and sale of commodities in VND, the commercial bank shall quote, set and specify price in the non-standardized commodity derivatives contracts and contracts for receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts in VND; where the conversion from a foreign currency into VND is needed, the VND and foreign currency rates shall be agreed upon by the parties in accordance with SBV’s regulations.

4. The commercial bank is only entitled to make payments in VND to customers regarding the obligations that arise from the non-standardized commodity derivatives contracts, contracts for receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts; is not permitted to deliver and receive commodities to and from customers and foreign partners. Where the conversion from a foreign currency into VND is needed, the VND and foreign currency rates shall be agreed upon by the parties in accordance with SBV’s regulations.

5. Credit institutions and foreign bank branches are not permitted to extend credit to customers to pay initial margin or pay additional margin into the customers’ margin account opened at commercial banks providing commodity derivatives or pay the obligations that arise from the contracts for receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts.

Article 5. Conditions to be satisfied by customers using commodity derivatives

A commercial bank shall consider providing commodity derivatives if a customer fully satisfies the following conditions:

1. The principal transaction remains valid.

2. The purpose of using commodity derivatives is to protect the customer’s principal transaction from the commodity price risk.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Application for use of commodity derivatives

Any customer that wishes to use commodity derivatives must send the following documents to the commercial bank:

1. A certified true copy or copy presented together with the original of the principal transaction. If the customer submit a copy presented together with the original for comparison, the commercial bank shall check the copy against the original.

2. Other documents required by the commercial bank.

Article 7. Internal regulations

The commercial bank shall promulgate a document containing internal regulations on provision of commodity derivatives in accordance with this Circular, relevant regulations of law and its commodity derivatives provision policy. The document containing internal regulations of a commercial bank shall provide guidelines for the following contents:

1. Procedures for entering into transactions with customers using commodity derivatives for the purpose of protecting their principal transactions from the commodity price risk.

2. Assessment of financial capability of customers for securing the fulfillment of payment obligations incurred in connection with the use of commodity derivatives.

3. Conditions to be satisfied by foreign partners with which the commercial bank concludes and executes non-standardized commodity derivatives contracts in accordance with clause 2 Article 11 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Identification and measurement of risks that may arise when providing commodity derivatives; establishment of procedures and delegation of responsibility for monitoring, controlling and evaluating risks that arise; measures to prevent and handle risks, including quotas for provision of commodity derivatives by the commercial bank, quotas for provision of commodity derivatives to a customer or individual, departments assigned to approve and decide on the provision of commodity derivatives.

6. Changes to contents of contracts for receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts, non-standardized commodity derivatives contracts in case of a change to the principal transaction; measures to deal with matched sale-purchase transactions in these cases.

7. Guidelines for, inspection, monitoring and internal auditing of provision of commodity derivatives.

8. Application for use of commodity derivatives prescribed in Article 6 of this Circular.

9. Other necessary administrative tasks of the commercial bank for the purpose of ensuring safety and efficiency upon provision of commodity derivatives.

Article 8. Accounting

The provision of commodity derivatives must be fully accounted for by every commercial bank according to Vietnam Accounting Standards and regulations laid down by SBV on charts of bookkeeping accounts of credit institutions and foreign bank branches.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Scope of provision of commodity derivatives to customers in the decentralized market

1. Every commercial bank is entitled to enter into and execute non-standardized commodity derivatives contracts in the decentralized market, including:

a) Commodity swap which is a non-standardized commodity derivatives contract whereby a commercial bank and a customer agree upon the simultaneous purchase and sale of the same underlying commodity, nominal quantity of the underlying commodity and specified time within the effective period of the commodity swap; accordingly, one party will buy at a fixed price and simultaneously sell at the reference price, and the other party will sell at a fixed price and simultaneously buy at the reference price at a specified time within the effective period of the commodity swap; the payment between the commercial bank and the customer shall be made on the basis of the difference between the fixed price and the reference price and the nominal quantity of the underlying commodity;

b) Non-standardized commodity call option which is a non-standardized commodity derivatives contract whereby the commercial bank gives a customer the right (but not the obligation) to purchase a nominal quantity of the underlying commodity at a strike price at a specified time within the effective period of the non-standardized commodity call option. Within the effective period of the non-standardized commodity call option, if the reference price of the underlying commodity is higher than the strike price and the customer wishes to exercise the option, the commercial bank must pay the customer an amount calculated on the basis of the difference between the strike price and the reference price of the underlying commodity and its nominal quantity; if the reference price of the underlying commodity is lower than the strike price, no payment of the difference between the strike price and the reference price of the underlying commodity shall be made between the commercial bank and the customer. The customer must pay a fee to the commercial bank under the non-standardized commodity call option to buy the commodity call option; such fee may be paid on a lump-sum basis or in instalments within effective period of the non-standardized commodity call option as agreed upon under the non-standardized commodity call option.

c) Non-standardized commodity put option which is a non-standardized commodity derivatives contract whereby the commercial bank gives a customer the right (but not the obligation) to sell a nominal quantity of the underlying commodity at a strike price at a specified time within the effective period of the non-standardized commodity put option. Within the effective period of the non-standardized commodity put option, if the reference price of the underlying commodity is lower than the strike price and the customer wishes to exercise the option, the commercial bank must pay the customer an amount calculated on the basis of the difference between the strike price and the reference price of the underlying commodity and its nominal quantity; if the reference price of the underlying commodity is higher than the strike price, no payment of the difference between the strike price and the reference price of the underlying commodity shall be made between the commercial bank and the customer. The customer must pay a fee to the commercial bank under the non-standardized commodity put option to buy the commodity put option; such fee may be paid on a lump-sum basis or in instalments within effective period of the non-standardized commodity put option as agreed upon under the non-standardized commodity put option.

d) Non-standardized combined ceiling and floor price commodity option which is a non-standardized commodity derivatives contract whereby the commercial bank gives a customer the right (but not the obligation) to purchase (or sell) a nominal quantity of the underlying commodity at a ceiling (or floor) strike price and simultaneously buy from the customer a right (but not the obligation) to sell (or purchase) a nominal quantity of the underlying commodity at a ceiling (or floor) strike price with the same nominal quantity of the underlying commodity at a specified time within the effective period of the non-standardized combined ceiling and floor price commodity option. Within the effective period of the non-standardized combined ceiling and floor price commodity option, if the reference price of the underlying commodity is higher than the ceiling strike price (or lower than the floor strike price) and the customer wishes to exercise the option, the commercial bank must pay the customer an amount calculated on the basis of the difference between the ceiling (or floor) strike price and the reference price of the underlying commodity and its nominal quantity; if the reference price of the underlying commodity is lower than the floor strike price (or higher than the ceiling strike price) and the commercial bank makes a request, the customer must pay the commercial bank an amount calculated on the basis of the difference between the floor (or ceiling) strike price and the reference price of the underlying commodity and its nominal quantity; if the reference price of the underlying commodity is lower than the ceiling strike price and higher than the floor strike price, no payment of the difference between the strike price and the reference price of the underlying commodity shall be made between the commercial bank and the customer. The commercial bank and the customer shall agree upon the payment of a fee and amount of fee payable under the non-standardized combined ceiling and floor price commodity option.

2. Effect of a non-standardized commodity derivatives contract must not exceed the term of the valid principal transaction.

Article 10. Non-standardized commodity derivatives contracts

1. The commercial bank and the customer shall agree upon the provision of commodity derivatives under a non-standardized commodity derivatives contract in accordance with this Circular and relevant regulations of law. A non-standardized commodity derivatives contract shall contain at least:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Principal transaction; type of the underlying commodity; quantity of the underlying commodity; underlying commodity price applied under the principal transaction; term of the valid principal transaction; payment schedule of the principal transaction;

c) Prices for providing commodity derivatives;

d) Transaction term of the contract;

dd) Recurring payment date and payment methods;

e) Payments to be made;

g) Effect of the contract;

h) Rights and responsibilities of the parties;

i) Cases of changes to contract and early termination of contract;

2. Apart from the contents specified in clause 1 of this Article, the non-standardized commodity derivatives contract may include other contents agreed upon by the parties in accordance with this Circular and relevant regulations of law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The non-standardized commodity derivatives contract shall be made in the form of a framework contract and/or a specific contract.

Article 11. Matched sale-purchase transactions

1. Every commercial bank shall enter into a matched sale-purchase transaction with a foreign partner in order to balance risks from the concluded and executed non-standardized commodity derivatives contracts as follows:

a) The commercial bank is entitled to enter into a matched sale-purchase transaction which is the contract specified in point a, b, c or d clause 1 Article 9 or point a, b or c clause 1 Article 13 of this Circular.

b) The commodities under matched sale-purchase transactions are underlying commodities.

c) The nominal quantity of the underlying commodity and effect of the matched sale-purchase transaction must match the nominal quantity of the underlying commodity and effect of the concluded and executed non-standardized commodity derivatives contract;

d) If there is any change to the non-standardized commodity derivatives contract in case of a change to the principal transaction, the commercial bank shall adjust the matched sale-purchase transaction with the foreign partner in accordance with points a, b and c of this clause and internal regulations specified in clause 6 Article 7 of this Circular;

dd) In case of early termination of the matched sale-purchase transaction between the commercial bank and the foreign partner, the commercial bank shall enter into another matched sale-purchase transaction with the same effect and nominal quantity of the underlying commodity as the effective period and remaining nominal quantity of the underlying commodity of the concluded and executed non-standardized commodity derivatives contract; if the commercial bank fails to enter into another matched sale-purchase transaction for the effective period and remaining nominal quantity of the underlying commodity of the concluded and executed non-standardized commodity derivatives contract, it shall, within 10 (ten) working days from the date of termination of the matched sale-purchase transaction, develop a plan to balance risks from the concluded and executed non-standardized commodity derivatives contract and report the causes therefore, corrective actions and time limit for taking corrective actions to SBV (through the Monetary Policy Department and Central Banking Inspection and Supervision Authority.

e) In case of early termination of the non-standardized commodity derivatives contract between the commercial bank and the customer, the commercial bank shall terminate the matched sale-purchase transaction with the foreign partner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Security interests

Commercial banks and customers shall agree upon whether to provide security interests to secure the fulfillment of the obligations of commodity derivatives under a non-standardized commodity derivatives contract in accordance with this Circular and relevant regulations of law.

Section 2. PROVISION OF COMMODITY DERIVATIVES TO CUSTOMERS THROUGH OVERSEAS COMMODITY EXCHANGES

Article 13. Scope of provision of commodity derivatives to customers through overseas commodity exchanges

1. A commercial bank is entitled to receive and put customers’ orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts on an overseas commodity exchange, including:

a) Commodity futures contracts;

b) Standardized commodity call options;

c) Standardized commodity put options.

2. The commercial bank is entitled to receive and put a customer’s order for the purchase or sale of a standardized commodity derivatives contract on an overseas commodity exchange only when the transaction term of the standardized commodity derivatives contract does not exceed the term of the valid principal transaction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The commercial bank shall with the customer about the receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts via an overseas commodity exchange in accordance with this Circular and relevant regulations of law. A contract for receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts shall contain at least:

a) Name and address of the commercial bank; name and address of the customer;

b) Receiving and putting customers’ orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts on the overseas commodity exchange; confirming customers’ orders and giving notification;

c) Quotas for receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts;

d) Providing margin;

dd) Fees and payments to be made;

e) Rights and responsibilities of the parties;

g) Cases of changes to contract and early termination of contract;

h) Resolution of disputes and contract liquidation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The contract for receipt and execution of orders for the purchase and sale of non-standardized commodity derivatives contracts shall be made in the form of a framework contract and/or a specific contract.

Article 15. Providing margin for purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts

1. The commercial bank shall agree upon the customer’s margin in accordance with regulations laid down by the overseas commodity exchange or at the request of the foreign partner and on the basis of the customer’s financial capability to secure the fulfillment of the obligations that arise from a contract for receipt and execution of orders for the purchase and sale of non-standardized commodity derivatives contracts.

2. The customer shall open and maintain a minimum balance in their margin account before and during the customer's use of commodity derivatives through the overseas commodity exchange; if the customer fails to maintain the minimum balance on the margin account as agreed upon with the commercial bank, the commercial bank reserves the right to finalize whole or part of the customer's purchase or sale orders.

Chapter III

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS RELATED TO PROVISION OF COMMODITY DERIVATIVES

Article 16. Rights and responsibilities of commercial banks

1. Every commercial bank reserves the right to:

a) Request its customers to provide information and documents proving their satisfaction of the conditions for use of commodity derivatives set out in Article 5 of this Circular; other information and documents relating to the provision of commodity derivatives in accordance with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Other rights agreed upon between the commercial bank and customers in accordance with this Circular and relevant regulations of law.

2. Every commercial bank has the responsibility to:

a) Manage and control risks that arise from provision of commodity derivatives at its head office. Every foreign bank branch providing commodity derivatives shall manage and control risks in accordance with regulations imposed by the parent bank and regulations of this Circular.

b) Provide customers with accurate information about commodity derivatives, risks that may arise, fees and amount of fees so that customers may consider deciding to use commodity derivatives and take risk prevention measures;

c) Learn about regulations of foreign laws and international market developments related to commodity derivatives, information on credit rating of foreign partners to ensure safety and efficiency upon provision of commodity derivatives;

d) Other responsibilities agreed upon between the commercial bank and customers in accordance with this Circular and relevant regulations of law.

Article 17. Rights and responsibilities of customers using commodity derivatives

1. Every customer reserves the right to:

a) Request the commercial bank to provide accurate information about commodity derivatives, risks that may arise, fees and amount of fees (if any) so that he/she may consider deciding to use commodity derivatives and take risk prevention measures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Every customer has the responsibility to:

a) Provide information and documents proving his/her satisfaction of the conditions mentioned in Article 5 of this Circular. Take legal responsibility for the accuracy and truthfulness of the information and documents provided to the commercial bank;

b) Promptly notify changes to his/her principal transaction so as for the commercial bank to consider adjusting the contract for receipt and execution of orders for the purchase and sale of standardized commodity derivatives contracts and non-standardized commodity derivatives contracts, and the matched sale-purchase transaction;

c) Other responsibilities agreed upon between the customer and the commercial bank in accordance with this Circular and relevant regulations of law.

Chapter IV

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 18. Effect

1. This Circular comes into force from March 01, 2017.

2. For the commodity derivatives provision contract concluded before the effective date of this Circular, the commercial bank shall keep executing the contract under regulations of law in force at the time of conclusion or the agreement on amendments to the commodity derivatives provision contract in accordance with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Implementation

Chief of Office, Director of the Monetary Policy Department, heads of units affiliated to SBV, Directors of branches of the State Bank in provinces and central-affiliated cities, Chairpersons of the Boards of Directors, Chairpersons of the Boards of Members and General Directors (Directors) of commercial banks are responsible for the implementation of this Circular.

 

 

PP. THE GOVERNOR
THE DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Thi Hong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 40/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.141

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.209.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!