THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1981/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày
18 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KHUNG CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm
2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11
năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục đại học
ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27
tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết 44/NQ-CP
ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (kèm theo
sơ đồ tại phụ lục), như sau:
1. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm
giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống
giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ
và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu
học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các
trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;
d) Giáo dục đại học đào tạo các trình độ
đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
3. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc
dân là cơ sở để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
4. Các quy định tại Quyết định này khác
với các quy định hiện hành tại các luật, văn bản pháp luật có liên quan được thực
hiện sau khi điều chỉnh các luật, văn bản pháp luật có liên quan đó.
Điều 2. Tiêu chuẩn đầu vào, thời gian học tập và cơ hội học tập tiếp
theo của các cấp học và trình độ đào tạo
1. Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ
và giáo dục mẫu giáo:
a) Giáo dục nhà trẻ được thực hiện đối với
trẻ từ 3 tháng tuổi
đến 3 tuổi;
b) Giáo dục mẫu giáo được thực hiện đối
với trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
2. Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu
học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học
phổ thông (giai đoạn
giáo dục định hướng nghề nghiệp):
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện
trong 5 năm học, từ lớp 1 đến
hết lớp
5.
Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học sẽ học tiếp lên
trung học cơ sở.
b) Giáo dục trung học cơ sở tiếp nhận học sinh đã
hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong
4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Học
sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở có thể học tiếp lên trung học
phổ thông hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
c) Giáo dục trung học phổ thông tiếp nhận học sinh đã
hoàn thành chương
trình giáo dục trung học cơ sở. Trong thời gian học
trung học phổ thông, học
sinh có thể chuyển sang
học chương trình đào tạo trình độ trung cấp nếu có nguyện vọng và đáp ứng được yêu cầu của
chương trình.
Giáo dục trung học phổ thông được thực
hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp trung học
phổ thông có thể học lên đại học
hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
3. Giáo dục nghề nghiệp:
a) Các chương trình đào tạo trình độ
trung cấp tiếp nhận người tốt nghiệp tối thiểu trung học cơ sở.
Các chương trình đào tạo trình độ trung cấp có thời
gian đào tạo tối thiểu tương đương 1 năm học tập trung đối với người đã tốt
nghiệp trung học phổ thông; từ 2 đến 3 năm học tập trung (tùy từng ngành, nghề)
đối với người đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Người học sau khi tốt nghiệp trình
độ trung cấp có thể được học tiếp lên trình độ cao đẳng, đại học nếu đáp ứng được quy định
của chương trình đào tạo, đồng thời đã học và thi đạt
yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học
phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Các chương trình đào tạo trình độ cao
đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ
trung cấp.
Chương trình đào tạo cao đẳng có khối lượng
học tập tương đương 2 đến 3 năm học tập trung tùy theo chuyên ngành hoặc nghề
đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tập trung đối với người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp
và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc đã học và thi đạt yêu cầu khối lượng kiến thức văn
hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ cao
đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo đại học theo hướng chuyên môn phù
hợp, hoặc theo các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.
c) Cùng với đào tạo trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng, đào tạo trình độ sơ cấp nhằm giúp người học có kỹ năng thực
hiện được các công việc đơn giản của một nghề.
4. Giáo dục đại học:
a) Giáo dục trình độ đại học và giáo dục
trình độ thạc sĩ
có 2 định hướng: nghiên cứu và ứng dụng;
giáo dục trình độ tiến sĩ theo định hướng nghiên cứu.
Các chương trình đào tạo định hướng
nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học phát
triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học
ứng dụng và công nghệ.
Các chương trình đào tạo định hướng ứng
dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các
công nghệ nguồn thành các giải
pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng
của con người.
Các chương trình đào tạo phải bảo đảm khối lượng
kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực
mà người học đạt được
sau khi tốt nghiệp theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Các chương trình đào tạo trình độ đại học tiếp
nhận người đã tốt nghiệp trung
học phổ thông; người đã tốt nghiệp
trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ
thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; người đã tốt nghiệp trình độ
cao đẳng.
Chương trình đào tạo đại học có thời
gian tương đương 3 đến 5 năm học tập trung đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc người đã tốt nghiệp trình độ trung
cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ đại học có thể học tiếp lên thạc sĩ theo
hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nếu
đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ đại
học có kết quả học tập xuất sắc có thể
được xét tuyển thẳng vào chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ đúng hướng
chuyên môn ở trình độ đại học.
c) Các chương trình đào tạo trình độ thạc
sĩ tiếp nhận người tốt
nghiệp trình độ đại học.
Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tương
đương 1 đến 2 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo. Người học sau khi
hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thể học tiếp lên tiến
sĩ trong hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn
khác nêu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.
d) Các chương trình đào tạo trình độ tiến
sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học nếu
đáp ứng được các yêu cầu của chương
trình đào tạo.
Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ tương đương 3 đến
4 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo và trình độ đầu vào của người học.
5. Hình thức giáo dục thường xuyên nhằm
tạo điều kiện cho mọi người, ở các lứa tuổi và trình độ khác nhau có thể học tập,
nâng cao kiến thức, phát
triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phù hợp với hoàn cảnh
cụ thể của từng người, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế và xã hội, xây dựng xã hội học tập. Người học có thể chuyển đổi từ giáo
dục thường xuyên sang các phương thức khác nếu có nhu cầu, có đủ năng lực và
đáp ứng yêu cầu của chương
trình.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Chủ trì xây dựng các quy định cụ thể
hóa Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo
dục đại học theo các quy
định
tại Quyết định này;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan nghiên cứu, rà soát và trình cơ quan có thẩm quyền đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục, Luật
giáo dục đại học và các văn bản
pháp luật có liên quan;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ
quốc gia Việt Nam phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo
xây dựng các quy định cụ
thể hóa Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đối với giáo dục nghề nghiệp theo các quy định
tại Quyết định này;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà
soát và trình cơ quan có thẩm quyền
đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp vợi Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai Khung cơ cấu hệ
thống giáo dục quốc dân trong đào tạo nhân lực y tế theo thẩm quyền.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký.
2. Các Bộ trưởng: Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế; Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
- Ban Bí thư
Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giảm sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam;
- Cơ quan Trung
ương của các đoàn thể:
- Hội đồng Quốc gia giáo dục và PTNL;
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
-
Lưu:
VT, KGVX
(3b). 240
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn
Xuân Phúc
|
PHỤ LỤC
KHUNG
CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
(Kèm theo Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ)