Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT Quy chế hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú

Số hiệu: 04/2023/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Ngô Thị Minh
Ngày ban hành: 23/02/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy chế tổ chức và hoạt động trường phổ thông dân tộc nội trú

Ngày 23/2/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.

Theo đó, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) bao gồm:

- Trường PTDTNT trung học cơ sở;

- Trường PTDTNT trung học phổ thông;

- Trường PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông

Hiện hành tại Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT phân chia hệ thống trường theo đơn vị hành chính như trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở, trường PTDTNT cấp tỉnh đào tạo cấp trung học phổ thông.

Đối với việc phân cấp quản lý hệ thống trường:

- Trường PTDTNT trung học cơ sở sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, UBND cấp huyện quản lý.

- Trường PTDTNT có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập và Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 10/4/2023 và thay thế Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2023/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2023

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023 và thay thế Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu; hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú, Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78 và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDDT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Ngô Thị Minh

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú (sau đây viết tắt là PTDTNT), bao gồm: tổ chức và quản lý nhà trường; tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục và chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý học sinh; nhiệm vụ và quyền của giáo viên, nhân viên, học sinh.

2. Quy chế này áp dụng đối với trường PTDTNT và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78 và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc được áp dụng quy chế này để thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú.

4. Trường PTDTNT thực hiện theo các quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường trung học) và các quy định tại Quy chế này.

Điều 2. Trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh dân tộc nội trú

1. Trường PTDTNT được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm mục tiêu tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Học sinh dân tộc nội trú: Học sinh thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 của Quy chế này được tuyển vào học ở trường PTDTNT.

Điều 3. Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú

Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường, trung học và các nhiệm vụ sau:

1. Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú; đảm bảo các điều kiện để học sinh dân tộc nội trú được học tập, ăn, ở và sinh hoạt an toàn tại trường.

2. Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú.

3. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực, phẩm chất của học sinh, điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

5. Theo dõi, thống kê số lượng học sinh, đánh giá hiệu quả giáo dục hằng năm và theo từng giai đoạn để xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT.

Điều 4. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú

1. Trường PTDTNT trung học cơ sở.

2. Trường PTDTNT trung học phổ thông.

3. Trường PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Điều 5. Tên trường, biển tên trường

1. Việc đặt tên trường PTDTNT được quy định như sau

Trường PTDTNT trung học cơ sở (hoặc: PTDTNT trung học phổ thông; PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông) + tên riêng (nếu có) + tên đơn vị hành chính cấp huyện (hoặc cấp tỉnh).

2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập, biển tên trường, con dấu và giấy tờ giao dịch của trường.

3. Biển tên trường ghi những nội dung sau

a) Góc phía trên, bên trái

- Đối với trường PTDTNT trung học cơ sở

Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và tên huyện;

Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Đối với trường PTDTNT có cấp học cao nhất là cấp trung học phổ thông

Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh;

Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này;

c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của nhà trường.

Điều 6. Phân cấp quản lý

1. Trường PTDTNT trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

2. Trường PTDTNT có cấp học cao nhất là cấp trung học phổ thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nội dung phối hợp quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan đến trường PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông.

3. Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78 và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc do bộ, ngành trung ương quản lý; chịu sự phối hợp quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở về thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

Điều 7. Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc nội trú

1. Cơ cấu tổ chức của trường PTDTNT thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung học. Ngoài ra, trường PTDTNT được thành lập thêm không quá 03 tổ để giúp hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đặc thù, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú. Việc thành lập các tổ này do hiệu trưởng nhà trường quyết định trên cơ sở có sự nhất trí của cơ quan chủ quản. Mỗi tổ có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó các tổ này do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý và chỉ đạo của hiệu trưởng.

2. Các tổ phục vụ hoạt động giáo dục đặc thù, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú có những nhiệm vụ sau:

a) Chủ động xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục đặc thù, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng và thực hiện kế hoạch; giáo dục của nhà trường;

b) Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch;

c) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công;

đ) Tổ chức sinh hoạt ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Các tổ này hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, các thành viên giúp đỡ nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú.

3. Mỗi lớp học của trường PTDTNT có không quá 35 học sinh.

Điều 8. Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Ngoài các nhiệm vụ và quyền được quy định tại Điều lệ trường trung học, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường PTDTNT còn có nhiệm vụ và quyền sau:

1. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc.

2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

3. Tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương.

4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Quy chế này.

5. Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú.

6. Được bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, chăm sóc và quản lý học sinh dân tộc nội trú.

Chương III

TUYỂN SINH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, QUẢN LÝ HỌC SINH

Điều 9. Đối tượng tuyển sinh

1. Học sinh là người dân tộc thiểu số mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại:

a) Xã, phường, thị trấn khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của cấp có thẩm quyền (sau đây gọi chung là xã, thôn đặc biệt khó khăn);

b) Xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

3. Học sinh là người dân tộc Kinh mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trường PTDTNT được tuyển không quá 10% học sinh là người dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển mới hằng năm.

4. Trường hợp học sinh thuộc đối tượng tuyển sinh quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này nhỏ hơn quy mô của trường PTDTNT trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định thêm vùng tạo nguồn đào tạo nhân lực cho các dân tộc đế tuyển sinh thêm đối tượng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tại vùng này tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh.

Điều 10. Điều kiện và hồ sơ dự tuyển

1. Điều kiện dự tuyển

a) Thuộc đối tượng tuyển sinh quy định tại Điều 9 của Quy chế này;

b) Đảm bảo các quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Hồ sơ dự tuyển

a) Tuyển sinh trung học cơ sở

- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;

- Căn cứ hợp pháp để xác nhận thông tin về cư trú;

- Học bạ cấp tiểu học hoặc các hồ sơ khác có giá trị thay thế học bạ;

- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có);

b) Tuyển sinh trung học phổ thông

- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;

- Căn cứ hợp pháp để xác nhận thông tin về cư trú;

- Bản sao chứng thực hoặc bản chụp/photo kèm bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời;

- Học bạ cấp trung học cơ sở;

- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).

Điều 11. Phương thức tuyển sinh, chế độ ưu tiên và tuyển thẳng

1. Phương thức tuyển sinh và chế độ ưu tiên được thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Tuyển thẳng

Tuyển thẳng vào trường PTDTNT các đối tượng sau:

a) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người;

b) Học sinh trung học cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 của Quy chế này đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học, kỹ thuật được tuyển thẳng vào học trường PTDTNT trung học phổ thông;

c) Học sinh tiểu học thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 của Quy chế này đạt giải cấp tỉnh trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tuyển thẳng vào học trường PTDTNT trung học cơ sở.

Điều 12. Kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh

1. Kế hoạch tuyển sinh

a) Sở Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch tuyển sinh đối với trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và ban hành. Kế hoạch tuyển sinh gồm các nội dung chính sau: đối tượng, địa bàn, phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh; tỷ lệ tuyển sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn và các địa bàn khác; tổ chức công tác tuyển sinh;

b) Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc lập kế hoạch tuyển sinh, báo cáo cơ quan chủ quản và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

2. Tổ chức tuyển sinh

a) Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tuyển sinh đối với các trường PTDTNT có cấp học cao nhất là trung học phổ thông và hướng dẫn tuyển sinh đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo có trường PTDTNT trung học cơ sở;

b) Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78 và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc tổ chức tuyển sinh theo kế hoạch được phê duyệt.

Điều 13. Chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục

Trường PTDTNT xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo quy định tại Điều lệ trường trung học, trong đó có kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày để phụ đạo, bồi dưỡng, củng cố kiến thức theo nhu cầu của học sinh dân tộc nội trú và phù hợp với điều kiện; của nhà trường.

Điều 14. Hoạt động giáo dục đặc thù

1. Trường PTDTNT tổ chức các hoạt động giáo dục quy định tại Điều lệ trường trung học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường các kỹ năng cho học sinh dân tộc nội trú.

2. Hoạt động giáo dục đặc thù trong trường PTDTNT bao gồm các hoạt động giáo dục về văn hóa các dân tộc, nghề truyền thống, giáo dục kỹ năng sống phù hợp với học sinh dân tộc nội trú.

3. Hằng năm, trường PTDTNT xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù thông qua các hình thức: sinh hoạt tập thể, văn nghệ, thể thao, câu lạc bộ, giao lưu với các trường phổ thông và lao động, trải nghiệm hướng nghiệp có hướng dẫn của giáo viên, nhân viên nhà trường.

4. Trường PTDTNT thực hiện công tác xã hội trong trường học, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, phù hợp với học sinh dân tộc nội trú sống xa gia đình; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

Điều 15. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú

1. Trường PTDTNT tổ chức bếp ăn tập thể cho học sinh dân tộc nội trú đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hiện hành. Công tác nuôi dưỡng được thực hiện công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

2. Trường PTDTNT thực hiện công tác y tế học đường để chăm sóc sức khỏe cho học sinh dân tộc nội trú.

3. Trường PTDTNT quản lý toàn diện về học tập, ăn, ở, đi lại của học sinh dân tộc nội trú trong thời gian học tại trường; tổ chức và quản lý công tác nội trú theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tự học và thực hiện các nền nếp sinh hoạt của học sinh tại khu nội trú; giáo dục học sinh tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Chương IV

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN, HỌC SINH

Điều 16. Nhiệm vụ và quyền của giáo viên

Ngoài các nhiệm vụ và quyền được quy định tại Điều lệ trường trung học, giáo viên trường PTDTNT có nhiệm vụ và quyền sau:

1. Chấp hành phân công của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT.

2. Giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc cho học sinh dân tộc nội trú.

3. Tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương.

4. Vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp với học sinh dân tộc nội trú, đảm bảo yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh theo quy định; tham gia giáo dục, chăm sóc, quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù; bồi dưỡng và phụ đạo học sinh; hướng dẫn học sinh tự học.

5. Được bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, chăm sóc và quản lý học sinh dân tộc nội trú.

Điều 17. Nhiệm vụ và quyền của nhân viên

Ngoài các nhiệm vụ và quyền được quy định tại Điều lệ trường trung học, nhân viên trường PTDTNT có nhiệm vụ và quyền sau:

1. Thực hiện sự phân công của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT.

2. Tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương.

3. Được bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú.

Điều 18. Nhiệm vụ và quyền của học sinh dân tộc nội trú

Ngoài các nhiệm vụ và quyền của học sinh được quy định tại Điều lệ trường trung học, học sinh dân tộc nội trú còn có nhiệm vụ và quyền sau:

1. Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc khác.

2. Được ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước.

3. Khi có nhu cầu cá nhân tham gia các hoạt động ngoài nhà trường, học sinh phải xin phép theo quy định của nhà trường./.

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 04/2023/TT-BGDDT

Hanoi, February 23, 2023

 

CIRCULAR

ON PROMULGATION OF THE REGULATION ON ORGANIZATION AND OPERATION OF BOARDING ETHNIC SECONDARY SCHOOLS

Pursuant to Law on Education dated June 6, 2019;

Pursuant to Decree No. 86/2022/ND-CP dated October 24, 2022 of the Government defining the function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to Decree No. 127/2018/ND-CP dated September 21, 2018 of the Government stipulating the responsibilities for state management of education;

At the request of the Director of the Ethnic Education Department;

The Minister of Education and Training promulgates this Circular on promulgation of the Regulation on organization and operation of boarding ethnic secondary schools.

Article 1. Promulgate together with this Circular the Regulation on organization and operation of boarding ethnic secondary schools.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Chief of the Ministry’s Office, the Director of Department of Ethnic Education, the heads of relevant agencies affiliated to the Ministry of Education and Training, the Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, and the Directors of Departments of Education and Training, Director of the Department of Education, Science and Technology of Bac Lieu province; heads of boarding ethnic secondary schools, Huu Nghi 80 School, Friendship T78 and Viet Bac Highland School shall implement this Circular./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Ngo Thi Minh

 

REGULATION

ON ORGANIZATION AND OPERATION OF BOARDING ETHNIC SECONDARY SCHOOLS
 (Issued together with the Circular No. 04/2023/TT-BGDDT dated February 23, 2023 of the Minister of Education and Training)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Regulation sets forth the organization and operation of boarding ethnic secondary schools (hereinafter referred to as boarding ethnic schools), including: organization and administration of the school; enrollment, organization of educational activities and care, nurturing and management of students; duties and rights of teachers, staff, and students.

2. This Regulation applies to boarding ethnic schools and related organizations and individuals.

3. Friendship 80 School, Friendship T78 School and Viet Bac Highland School may apply this Regulation to carry out the task of educating boarding ethnic students.

4. Boarding ethnic schools shall comply with the provisions of the Charter of lower-secondary schools, upper-secondary schools and multi-level schools (hereinafter referred to as the Charter of secondary schools) and the provisions of this Regulation.

Article 2. Boarding ethnic schools and boarding ethnic students

1. The boarding ethnic school is established by the State for students who are ethnic minorities and students from families who have permanently settled in extremely disadvantaged areas for the purpose of training high-qualified human resources for ethnic minority and mountainous areas, and extremely disadvantaged areas.

2. Boarding ethnic students: Students who are described in Article 9 of this Regulation and admitted to the boarding ethnic schools.

Article 3. Duties of boarding ethnic schools

The boarding ethnic school shall perform the tasks specified in the Charter of secondary schools and the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Organize special educational activities suitable for boarding ethnic students.

3. Educate students on the guidelines and policies of the Party and State on ethnic minorities; cultural identity and fine traditions of the ethnic groups of Vietnam; on consciousness of participating in socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas, and extremely disadvantaged areas.

4. Provide vocational education and traditional vocational training suitable to the capacity and quality of students, and local socio-economic development conditions and requirements.

5. Monitor and make statistics on the number of students, evaluate the educational effectiveness annually and in each period to develop appropriate solutions to improve the educational quality of the boarding ethnic schools.

Article 4. The system of boarding ethnic schools

1. Lower-secondary boarding ethnic schools.

2. Upper-secondary boarding ethnic schools.

3. Lower-secondary and upper-secondary boarding ethnic schools.

Article 5. School name, school name sign

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Lower-secondary boarding ethnic school (or upper-secondary, or lower-secondary and upper-secondary boarding ethnic school) + proper name (if any) + name of district-level (or province-level) administrative division.

2. The name of the school is written on the establishment decision, the school name sign, the school's seal and transaction documents.

3. The school name sign contains the following contents

a) Upper left corner

- As for the lower-secondary boarding ethnic school

First line: People's Committee of district, urban district, town, provincial city or centrally affiliated city (hereinafter referred to as district-level People's Committee) and district name;

Second line: Committee Division of Education and Training;

- As for the boarding ethnic school with the highest education level being upper secondary school

First line: People's Committee of province or centrally affiliated city (hereinafter referred to as province-level People's Committee) and province name;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The name of the school is written in the middle as prescribed in Clause 1 of this Article;

c) Below is the address, phone number, email, website (if any) of the school.

Article 6. Delegation of authority

1. The lower-secondary boarding ethnic school is established under the decision of the President of the province-level People's Committee and managed by the district-level People's Committee.

2. The boarding ethnic school with the highest educational level being upper secondary school is established under the decision of the President of the province-level People's Committee and managed by the Department of Education and Training. The Department of Education and Training shall coordinate with the district-level People's Committees in formulating details about coordination in management and organization of educational activities related to lower-secondary and upper-secondary boarding ethnic schools.

3. Friendship 80 School, Friendship T78 School and Viet Bac Highland School shall be managed by ministries and central agencies; and under the management coordination of the Department of Education and Training where the school is located in the implementation of the program, organization of graduation exams and granting diplomas.

Chapter II

SCHOOL ORGANIZATION AND ADMINISTRATION

Article 7. Organizational structure of boarding ethnic schools

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The groups in charge of special education, caring for, nurturing and managing boarding ethnic students have the following tasks:

a) Actively develop plans for special education, caring for, nurturing and managing boarding ethnic students by week, month, semester and school year; coordinate with other specialized groups in formulating and implementing education plans of the school;

b) Performing tasks as planned;

c) Participate in professional training as prescribed;

d) Perform other tasks assigned by the principal;

dd) Organize activities at least once in 2 weeks and may hold unscheduled meetings according to work requirements or at the request of the principal.  These groups operate on the principle of democracy, the members help each other to perform well the task of educating, caring for, nurturing and managing boarding ethnic students.

3. Each class of the boarding ethnic school has no more than 35 students.

Article 8. Duties and rights of the principal and vice-principal

In addition to the duties and rights specified in the Charter of the secondary school, a principal and vice principal of a boarding ethnic school also has the following duties and rights:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Perform the tasks of the boarding ethnic school specified in Article 3 of this Regulation.

3. Learn the culture, language, customs, practices and psychological characteristics of ethnic students in the local area.

4. Formulate plans and organize special educational activities suitable for boarding ethnic students specified in Articles 13, 14 and 15 of this Regulation.

5. Coordinate with local authorities, mass organizations and social organizations in caring, nurturing and managing boarding ethnic students.

6. To be trained in methods of education, care and management of boarding ethnic students.

Chapter III

ENROLLMENT, ORGANIZING SPECIAL EDUCATION, CARING FOR, NURTURING AND MANAGING STUDENTS

Article 9. Eligible candidates for enrollment

1. Students being ethnic minorities who themselves and their parents or guardians permanently reside for 36 consecutive months or more, up to the date of submission of enrollment documents, in:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Communes, wards and townships of regions II and I in ethnic minority and mountainous areas according to regulations of competent authorities.

2. Students from ethnic minorities with very small population as defined in Decree No. 57/2017/ND-CP dated May 9, 2017 of the Government stipulating priority policies for enrollment and learning support for kindergarten children, students from ethnic minorities with very small population.

3. Students being Kinh people who themselves and their parents or guardians have permanently resided for 36 consecutive months or more, up to the date of submission of enrollment documents, in extremely disadvantaged communes and villages. The boarding ethnic school is allowed to enroll no more than 10% of Kinh students in the total number of new enrollments each year.

4. In case the number of eligible candidates specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article is smaller than the size of the boarding ethnic school in the province, the People's Committee of the province may specify more regions to create human resources for ethnic minorities in order to enroll more ethnic minority people from poor or near-poor households that they and their parents or guardians have resided since for 36 consecutive months or more in this area, up to the date of application submission.

Article 10. Eligibility requirements and application documents

1. Eligibility requirements for enrollment:

a) Being eligible candidates specified in Article 9 of this Regulation;

b) Meet the requirements in the Regulation on enrollment of lower-secondary and upper-secondary boarding ethnic schools promulgated by the Ministry of Education and Training.

2. Application documents

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Copy of valid birth certificate;

- Lawful grounds for confirming information about residence;

- Primary school transcripts or other documents that can replace school transcripts;

- Certificate of priority benefits issued by a competent authority (if any);

b) Upper-secondary school enrollment

- Copy of valid birth certificate;

- Lawful grounds for confirming information about residence;

- A certified copy or a photocopy enclosed with the original for comparison of the lower-secondary boarding ethnic school diploma or provisional lower secondary school graduation certificate;

- Lower-secondary school transcripts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Enrollment method, priority and direct admission

1. The enrollment method and priority benefits shall comply with the Regulation on enrollment of lower-secondary and upper-secondary boarding ethnic schools promulgated by the Ministry of Education and Training.

2. Direct admission

Direct admission to the upper-secondary boarding ethnic school of the following:

a) Students from ethnic minorities with very small population;

b) Lower secondary students specified in Article 9 of this Regulation who have won national or international prizes in culture, art, physical training, sports, science and technology are admitted directly into the upper-secondary boarding ethnic school;

c) Primary students specified in Article 9 of this Regulation who have won provincial prizes or higher in culture, arts, physical training and sports may be admitted directly to the lower-secondary boarding ethnic school.

Article 12. Enrollment plan, enrollment

1. Enrollment plan

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Friendship 80 School, Friendship T78 School, Viet Bac Highland School shall make enrollment plans, report them to the governing body and submit to the Ministry of Education and Training for approval.

2. Enrollment

a) The Department of Education and Training provides guidance on enrollment for boarding ethnic schools with the highest educational level being upper secondary and enrollment instructions for Departments of Education and Training that have lower secondary boarding ethnic schools;

b) Friendship 80 School, Friendship T78 School, Viet Bac Highland School shall administer enrollment according to the approved plan.

Article 13. Education programs and educational plans

The boarding ethnic school develops the school's educational plan to implement the general education program as prescribed in the Charter of the high school, in which there is a plan to teach 2 sessions per day to provide tutoring, retraining and consolidation of knowledge according to the needs of boarding ethnic students and suitable to the conditions of the school.

Article 14. Special education activities

1. The boarding ethnic school shall organize educational activities specified in the Charter of the high school to implement the general education program, and also organize specific educational activities to preserve and promote the cultural identity, enhance skills for boarding ethnic students.

2. Specific educational activities in the boarding ethnic school include educational activities on ethnic cultures, traditional occupations, and life skills education suitable for boarding ethnic students.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The boarding ethnic school performs social work in the school, psychological counseling for students under the guidance of the Ministry of Education and Training, suitable for boarding ethnic students living far from their families; building a safe and friendly educational environment, preventing school violence.

Article 15. Care, nurturing and management of boarding ethnic students

1. The boarding ethnic school organizes a collective kitchen for boarding ethnic students to ensure food safety and hygiene according to current regulations. Nurturing is carried out openly and transparently according to the provisions of law.

2. The boarding ethnic school performs school health work to take care of the health of boarding ethnic students.

3. The boarding ethnic school comprehensively manages the study, food, accommodation and travel of boarding ethnic students during their study at the school; organize and manage boarding affairs according to regulations; guide, check and urge students' self-study and following daily routines at the boarding school; educate students on the spirit of mutual assistance, helping each other in learning, building a civilized lifestyle, maintaining hygiene and protecting the environment.

Chapter IV

DUTIES AND RIGHTS OF TEACHERS, STAFF, STUDENTS

Article 16. Duties and rights of teachers

In addition to the duties and rights stipulated in the Charter of the secondary school, the teachers of the boarding ethnic school have the following duties and rights:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Educate boarding ethnic students on the guidelines and policies of the Party and the State on ethnic affairs.

3. Learn the culture, language, customs, practices and psychological characteristics of ethnic students in the local area.

4. Apply teaching methods, forms of organization of teaching and examination and assessment suitable to boarding ethnic students, ensure the required requirements on the quality and capacity of students as prescribed; participate in the education, care and management of students outside of class time and organize special educational activities; tutor students; guide students to self-study.

5. To be trained in methods of education, care and management of boarding ethnic students.

Article 17. Duties and rights of staff

In addition to the duties and rights stipulated in the Charter of the secondary school, the staff of the boarding ethnic school have the following duties and rights:

1. Comply with the assignment of the principal and vice principal in performance of the tasks of the boarding ethnic school.

2. Learn the culture, language, customs, practices and psychological characteristics of ethnic students in the local area.

3. To be trained in methods of education, care and management of boarding ethnic students.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In addition to the duties and rights of students specified in Charter of the secondary school, boarding ethnic students also have the following duties and rights:

1. Preserve the cultural identity of their ethnic minorities, respect the cultural identity of other ethnic groups.

2. Eat, stay, live in the boarding area and enjoy the benefits and policies according to the State's regulations.

3. Obtain the permission from the school according to the regulations before participating in any activities outside the school./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT ngày 23/02/2023 về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.341

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.158.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!