BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
1895/1997/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 09 năm 1997
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BỆNH VIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Điều trị và Cục
trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay
ban hành kèm theo quyết định này Quy chế bệnh viện gồm 5 phần:
- Phần I: Quy chế về tổ chức bệnh viện
- Phần II: Quy chế về nhiệm vụ, quyền hạn,
chức trách cá nhân.
- Phần III: Quy chế về quản lý bệnh viện.
- Phần IV: Quy chế về chuyên môn.
- Phần V: Quy chế công tác một số khoa
Điều 2. Quy
chế bệnh viện được áp dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (gọi chung là
bệnh viện) kể cả bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng
quy chế về tổ chức bệnh viện, các bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư
của nước ngoài được phép vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh
viện.
Điều 3. Giao
cho Vụ trưởng Vụ Điều trị chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc
thực hiện quy chế bệnh viện tại các bệnh viện trong cả nước.
Điều 4. Quyết
định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 và thay thế công văn số
1876/BYT/CB ngày 12/6/1972, về việc nghiên cứu, học tập và chấp hành những quy
định về tổ chức, chức trách, chế độ công tác bệnh viện và quyết định số:
266/QĐ, ngày 01/04/1988 về việc ban hành chế độ chuyên môn công tác bệnh viện.
Điều 5. Các
Ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Chánh thanh tra và Vụ trưởng các Vụ
của cơ quan Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, Giám đốc Sở Y tế
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Viện, Bệnh viện trực thuộc
Bộ, Y tế ngành, các Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các Cơ sở điều dưỡng – Phục hồi
chức năng; Hiệu trưởng các trường Đại học, Trung học y, dược, các Trung tâm đào
tạo y, dược trong cả nước chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
-
Văn phòng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Khoa giáo TW Đảng;
- Như Điều 5;
- Lưu Pháp chế;
- Lưu trữ;
- Lưu Điều trị;
|
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
GS. PTS. Đỗ Nguyên Phương
|
Phần I.
QUY
CHẾ TỔ CHỨC BỆNH VIỆN
1. NHIỆM VỤ
CHUNG CỦA BỆNH VIỆN
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và có các nhiệm vụ sau:
1. Khám bệnh, chữa bệnh:
a. Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh
đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo các chế độ chính
sách Nhà nước quy định.
b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức
khỏe theo quy định của Nhà nước.
2. Đào tạo cán bộ:
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán
bộ y tế. Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế
bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện.
3. Nghiên cứu khoa học:
Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên
cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh.
4. Chỉ đạo tuyến:
Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo
tuyến kỹ thuật. Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới.
5. Phòng bệnh:
Song song với khám bệnh, chữa bệnh, phòng
bệnh là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện.
6. Hợp tác quốc tế:
Theo đúng các quy định của Nhà nước.
7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện:
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà
nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện từng bước tổ chức thực hiện việc hạch
toán chi phí về khám bệnh, chữa bệnh trong bệnh viện.
* Bộ máy tổ chức của các phòng các khoa trong
bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (gọi chung là bệnh viện) đa khoa và
chuyên khoa hạng I, II và III do Giám đốc bệnh viện tham khảo mô hình tổ chức
trong tài liệu này để đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định – Bệnh viện chuyên
khoa tham khảo phần tổ chức của bệnh viện đa khoa.
2. VỊ TRÍ,
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG I
Bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc UBND tỉnh, thành phố và các Ngành có trách
nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,
được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp.
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:
1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
a. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh
từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa
bệnh nội trú và ngoại trú.
b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức
khỏe theo quy định của Nhà nước.
c. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật
từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi bệnh viện đóng. Tổ chức khám
giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành
phố trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
2. Đào tạo cán bộ y tế:
a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo
cán bộ y tế ở bậc trên đại học, đại học và trung học
b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành
viên trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.
3. Nghiên cứu khoa học về y học:
a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về
y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ
sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các
phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc – Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa
đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
b. Nghiên cứu dịch tể học cộng đồng trong
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu …
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ
đạo các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng
chẩn đoán và điều trị.
b. Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực
hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực.
5. Phòng bệnh:
a. Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng
đồng.
b. Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực
hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
6. Hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài
nước theo đúng quy định của Nhà nước.
7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện:
a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách
Nhà nước cấp.
b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của
Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám
bệnh, chữa bệnh.
c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y
tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
II. TỔ CHỨC:
1. Các phòng chức năng:
1. Phòng Kế hoạch tổng hợp
2. Phòng Y tá (điều dưỡng)
3. Phòng Chỉ đạo tuyến
4. Phòng Vật tư – thiết bị y tế
5. Phòng Hành chính quản trị
6. Phòng Tổ chức cán bộ
7. Phòng Tài chính kế toán
2. Các khoa:
1. Khoa khám bệnh
2. Khoa Hồi sức cấp cứu
3. Khoa Nội tổng hợp
4. Khoa Nội tim mạch
5. Khoa Nội tiêu hóa
6. Khoa Nội cơ – xương – khớp
7. Khoa Nội thận – tiết niệu
8. Khoa Nội tiết
9. Khoa Dị ứng
10. Khoa Huyến Học lâm sàng
11. Khoa Truyền nhiễm
12. Khoa Lao
13. Khoa Da Liễu
14. Khoa Thần kinh
15. Khoa Tâm thần
16. Khoa Y học cổ truyền
17. Khoa Lão học
18. Khoa Nhi
19. Khoa Ngoại tổng hợp
20. Khoa Ngoại thần kinh
21. Khoa Ngoại lồng ngực
22. Khoa Ngoại tiêu hóa
23. Khoa Ngoại thận – tiết niệu
24. Khoa Chấn thương chỉnh hình
25. Khoa Bỏng
26. Khoa Phẩu thuật gây mê hồi sức
27. Khoa Phụ sản
28. Khoa Tai – mũi – họng
29. Khoa Răng - hàm – mặt
30. Khoa mắt
31. Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
32. Khoa Y học hạt nhân
33. Khoa Truyền máu
35. Khoa Lọc máu (thận nhân tạo)
36. Khoa Huyến học
37. Khoa Hóa Sinh
38. Khoa Vi sinh
39. Khoa Chẩn đoán hình ảnh
40. Khoa Thăm dò chức năng
41. Khoa Nội soi
42. Khoa Giải phẫu bệnh
43. Khoa Chống nhiễm khuẩn
44. Khoa Dược
45. Khoa Dinh dưỡng
3. VỊ TRÍ,
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG II
Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện
trong tỉnh và các Ngành, có độ ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên
môn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III.
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:
1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
a. Tiến nhận tất cả các trường hợp người bệnh
từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa
bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức
khỏe theo quy định của Nhà nước.
c. Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh
tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành.
d. Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám
định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ
pháp luật trưng cầu.
e. Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh
viện không đủ khả năng giải quyết.
2. Đào tạo cán bộ y tế:
a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo
cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học.
b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành
viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.
3. Nghiên cứu khoa học về y học:
a. Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các
đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y
học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không
dùng thuốc.
b. Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng
đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong
địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
c. Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các
bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện,.
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ
thuật:
a. Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh
viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.
b. Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện
các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và
các ngành.
5. Phòng bệnh:
Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường
xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
6. Hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài
nước theo quy định của Nhà nước.
7. Quản lý kinh tế y tế:
a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách
Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài
chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh.
b. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y
tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.
II. TỔ CHỨC:
1. Các phòng chức năng:
1. Phòng Kế hoạch tổng hợp
2. Phòng Y tá (điều dưỡng)
3. Phòng Vật tư thiết bị y tế
4. Phòng Tổ chức cán bộ
5. Phòng Hành chính quản trị
6. Phòng Tài chính kế toán
2. Các khoa:
1. Khoa Khám bệnh
2. Khoa Hồi sức cấp cứu
3. Khoa Nội tổng hợp
4. Khoa Nội tim mạch – Lão học
5. Khoa Truyền nhiễm
6. Khoa Lao
7. Khoa Da liễu
8. Khoa Thần kinh
9. Khoa tâm thần
10. Khoa Y học Cổ truyền
11. Khoa Nhi
12. Khoa Ngoại tổng hợp
13. Khoa Phẩu thuật – gây mê hồi sức
14. Khoa Phụ sản
15. Khoa Tai – mũi – họng
16. Khoa Răng – hàm – mặt
17. Khoa Mắt
18. Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
19. Khoa Ung bướu (điều trị tia xạ)
20. Khoa Huyết học truyền máu
21. Khoa Hóa sinh
22. Khoa Vi sinh
23. Khoa Chẩn đoán hình ảnh
24. Khoa Thăm dò chức năng
25. Khoa Nội soi
26. Khoa Giải phẫu bệnh
27. Khoa Chống nhiễm khuẩn
28. Khoa Dược
29. Khoa Dinh dưỡng
4. VỊ TRÍ,
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG III
Bệnh viện hạng III là cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh,
chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và các Ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn,
trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp.
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:
1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
a. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh
từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh chữa bệnh
nội trú hoặc ngoại trú.
b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức
khỏe theo quy định của Nhà nước.
c. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh
thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.
d. Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám
định pháp y hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưng
cầu.
e. Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên
khi vượt quá khả năng của bệnh viện.
2. Đào tạo cán bộ y tế:
a. Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các
trường lớp trung học y tế.
b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành
viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn
và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.
3. Nghiên cứu khoa học về y học:
a. Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và
chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu.
b. Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế
cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp
Cơ sở.
c. Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các
phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
a. Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng
khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị).
b. Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa
phương.
5. Phòng bệnh:
a. Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng
thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
b. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng
đồng.
6. Hợp tác quốc tế:
- Tham gia các chương trình hợp tác với các
tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
7. Quản lý kinh tế y tế:
a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách
Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí.
b. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y
tế: Viện phí, bảo hiệm y tế, đầu tư của nước ngoài, và các tổ chức kinh tế.
c. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của
Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện; từng bước thực hiện hạch toán chi
phí khám bệnh, chữa bệnh.
II. TỔ CHỨC
1. Các phòng chức năng:
1. Phòng Kế hoạch tổng hợp và Vật tư – thiết
bị y tế
2. Phòng Y tá (điều dưỡng)
3. Phòng hành chính – quản trị và Tổ chức cán
bộ.
4. Phòng Tài chính – kế toán
2. Các khoa
1. Khoa Khám bệnh
2. Khoa Hồi sức cấp cứu
3. Khoa Nội tổng hợp
4. Khoa Truyền nhiễm
5. Khoa Nhi
6. Khoa Ngoại tổng hợp
7. Khoa Phụ Sản
8. Liên chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Răng –
Hàm Mặt, Mắt
9. Khoa Xét nghiệm (Huyết học, Hóa sinh, Vi
sinh)
10. Khoa Chẩn đoán hình ảnh
11. Khoa Giải phẫu bệnh
12. Khoa Chống nhiễm khuẩn
13. Khoa Dược
14. Khoa Dinh dưỡng.
5. VỊ TRÍ
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA HẠNG I
Bệnh viện chuyên khoa hạng I là cơ sở khám
bệnh chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và các Ngành, làm nhiệm vụ khám bệnh chuyên khoa bao
gồm nhiều tỉnh, thành phố. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên khoa sâu có trình
độ kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, cơ sở hạ tầng phù hợp.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
a. Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh thuộc
phạm vi chuyên khoa của bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú.
b. Giải quyết các bệnh thuộc chuyên khoa bằng
các phương tiện hiện có.
c. Tham gia khám giám định sức khỏe và khám
giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệ
pháp luật trưng cầu.
2. Đào tạo cán bộ:
a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo
cán bộ y tế chuyên khoa ở cấp đại học và trên đại học, đồng thời có trách nhiệm
tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc đại học và trên đại học.
b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành
viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa.
3. Nghiên cứu khoa học về y học:
a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu và
ứng dụng những tiến bộ khoa học về chuyên khoa ở cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Cơ
sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các
phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
b. Nghiên cứu về dịch tễ học cộng đồng thuộc
lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ
đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên khoa để nâng cao chất lượng cấp cứu –
chẩn đoán và điều trị chuyên khoa trong địa phương.
b. Kết hợp với các cơ sở y tế tuyến dưới thực
hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa phương.
5. Phòng bệnh:
- Phối hợp với cơ sở y tế dự phòng thực hiện
thường xuyên công tác phòng bệnh và phòng dịch.
6. Hợp tác quốc tế:
- Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài
nước theo quy định của Nhà nước.
7. Quản lý kinh tế:
a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách
Nhà nước cấp.
b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của
Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước thực hiện hạch toán chi
phí khám bệnh, chữa bệnh.
c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y
tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
6. VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA HẠNG II
Bệnh viện chuyên khoa hạng II là cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và các Ngành, có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa khu vực bao
gồm nhiều tỉnh, thành phố. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên khoa, trang bị
thích hợp và cơ sở hạ tầng phù hợp.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:
1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
a. Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh thuộc
chuyên khoa của bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
b. Giải quyết hầu hết các bệnh thuộc chuyên
khoa ở địa phương.
c. Tham gia khám giám định sức khỏe và khám
giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệ
pháp luật trưng cầu.
2. Đào tạo cán bộ:
a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo
cán bộ y tế chuyên khoa ở bậc đại học và trung học, đồng thời tham gia giảng
dạy chuyên khoa ở bậc đại học và trung học.
b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành
viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa.
3. Nghiên cứu khoa học về y học:
a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuyên khoa ở cấp Nhà nước,
cấp Bộ và cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học
hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
b. Nghiên cứu, triển khai dịch tễ học cộng
đồng thuộc lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ
đạo chuyên khoa tuyến dưới và những người hành nghề tư về chuyên khoa trong địa
bàn được Sở Y tế phân công để phát triển kỹ thuật chuyên khoa và nâng cao chất
lượng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa.
b. Kết hợp với các cơ sở y tế thực hiện
chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạt
động chuyên khoa tại cộng đồng trong khu vực được phân công.
5. Phòng bệnh:
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng và
thực hiện thường xuyên công tác phòng bệnh, phòng dịch.
6. Hợp tác quốc tế:
- Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài
nước theo quy định của Nhà nước.
7. Quản lý kinh tế:
a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách
Nhà nước cấp.
b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của
Nhà nước về thu chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám
bệnh, chữa bệnh.
c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y
tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
7. VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA HẠNG III
Bệnh viện chuyên khoa hạng III là cơ sở khám
bệnh chữa bệnh chuyên khoa trực thuộc sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và các Ngành, có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa cho người
bệnh ở địa phương.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:
1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
a. Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh về
chuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
b. Giải quyết các bệnh chuyên khoa thuộc khu
vực.
c. Tham gia khám giám định sức khỏe và khám
giám định pháp y khi hướng dẫn giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệ
pháp luật trưng cầu.
2. Đào tạo cán bộ:
a. Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán
bộ y tế chuyên khoa ở bậc trung học, đồng thời tham gia giảng dạy chuyên khoa ở
bậc trung học.
b. Tổ chức đào tạo liên tục các thành viên
trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa.
3. Nghiên cứu khoa học về y học:
a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa ở cấp Bộ
và cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu các đề tài về y học cổ truyền kết hợp với y
học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
b. Tham gia với y tế cơ sở triển khai chương
trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình chuyên khoa tại cộng đồng.
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
a. Lập kế hoạch và chỉ đạo hoạt động chuyên
khoa ở tuyến dưới và những người hành nghề tư về chuyên khoa trong khu vực để
phát triển và nâng cao kỹ thuật chuyên khoa.
b. Kết hợp với y tế cơ sở chương trình chăm
sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng.
5. Phòng bệnh:
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực
hiện thường xuyên công tác phòng bệnh, phòng dịch.
6. Hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài
nước theo quy định của Nhà nước.
7. Quản lý kinh tế:
a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách
Nhà nước cấp.
b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của
Nhà nước về thu chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám
bệnh, chữa bệnh.
c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y
tế: Viện phí, Bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
8. VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện là
phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách
nhiệm trước giám đốc về:
- Kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng.
- Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế
bệnh viện.
- Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên
môn bệnh viện.
I. NHIỆM VỤ
1. Căn cứ vào nhiệm vụ của bệnh viện, hướng
dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện.
2. Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu
quả việc thực hiện kế hoạch quy chế bệnh viện để báo cáo giám đốc xem xét, chi
đạo.
3. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành
viên trong bệnh viện và tuyến dưới. Phối hợp với các trường để tổ chức thực
hành cho học viên.
4. Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn,
triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện.
5. Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác
giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên
quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh chữa bệnh của bệnh viện.
6. Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến để chỉ
đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.
7. Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế
theo kế hoạch của bệnh viện và quy định của Nhà nước.
8. Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác
hồ sơ bệnh án theo quy định.
9. Tổ chức công tác thường trực toàn bệnh
viện.
10. Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn
kỹ thuật của bệnh viện để trình giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên.
11. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều
trị, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên.
12. Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên
tai, thảm họa và các trường hợp bất thường khác để trình giám đốc và các tổ
chức thực hiện.
II. TỔ CHỨC
1. Các bộ phận:
a. Khám bệnh, chữa bệnh.
b. Nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ.
c. Chỉ đạo tuyến.
d. Hợp tác quốc tế.
e. Báo cáo, thống kê, lưu trữ, thư viện
2. Lãnh đạo:
a. Trưởng phòng.
b. 1 -2 Phó trưởng phòng.
9. VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG Y TÁ (ĐIỀU DƯỠNG)
Phòng Y tá (điều dưỡng) của bệnh viện là
phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách
nhiệm trước giám đốc về tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người
bệnh toàn diện.
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức, chỉ đạo y tá (điều dưỡng) nữ hộ
sinh kỹ thuật viên chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định.
2. Đôn đốc, kiểm tra y tá (điều dưỡng), nữ hộ
sinh, kỹ thuật viên và hộ lý thực hiện đúng các quy định kỹ thuật bệnh viện và
quy chế bệnh viện.
3. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho y tá
(điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý. Tham gia hướng dẫn thực hành
cho học viên và kiểm tra tay nghề cho y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật
viên và hộ lý trước khi tuyển dụng.
4. Lập kế hoạch mua sắm dụng cụ, vật tư cho
công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh; kiểm tra việc sử dụng và bảo quản theo
quy định.
5. Kiểm tra công tác vệ sinh, chống nhiễm
khuẩn tại các buồng bệnh và các khoa.
6. Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ bố trí
và điều động y tế (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý.
7. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và
chỉ đạo tuyến.
8. Định kỳ sơ kết, tổng kết, công tác chăm
sóc người bệnh toàn diện, báo cáo giám đốc bệnh viện.
II. TỔ CHỨC:
1. Các bộ phận:
a. Chăm sóc người bệnh
b. Đào tạo, nghiên cứu khoa học
2. Lãnh đạo:
a. Trưởng phòng
b. 1 -2 Phó trưởng phòng
10. VỊ TRÍ,
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN
Phòng Chỉ đạo tuyến là phòng nghiệp vụ chịu
sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về toàn bộ hoạt động công tác chỉ đạo tuyến. (chỉ áp dụng cho bệnh viện hạng I)
I. NHIỆM VỤ:
1. Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới trình giám
đốc bệnh viện phê duyệt để tổ chức thực hiện.
2. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệu
quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.
3. Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức thực
hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên
cứu khoa học.
4. Định kỳ sơ kế, tổng kết, đúc rút kinh
nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến trình giám đốc bệnh viện và báo cáo cấp trên.
5. Tổ chức thống kê, lưu trữ hồ sơ theo đúng
quy chế bệnh viện
II. TỔ CHỨC:
1. Các bộ phận:
a. Chỉ đạo hoạt động chuyên khoa ở tuyến dưới
b. Đào tạo cán bộ chuyên khoa
c. Nghiên cứu khoa học
2. Lãnh đạo:
a. Trưởng phòng
b. 1 phó trưởng phòng.
11. VỊ TRÍ,
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG VẬT TƯ, THIẾT BỊ Y TẾ
Phòng Vật tư, thiết bị y tế của bệnh viện là
phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách
nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện.
I. NHIỆM VỤ:
1. Căn cứ kế hoạch chung của bệnh viện lập dự
trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong
bệnh viện trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết
bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt.
2. Tổ chức đấu thầu mua sắm, sửa chữa và tổ
chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước.
3. Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế
kịp thời
4. Xây dựng phương án lắp đặt cải tạo máy
theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo
thẩm quyền.
5. Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại
máy, xây dựng quy trình vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đối
với những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụng
theo quyết định của giám đốc bệnh viện.
6. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ và
đột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận
xét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy.
7. Kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đặc
biệt đối với các máy tối nguy hiểm theo danh mục quy định của Nhà nước.
8. Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình quản
lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện trình giám đốc.
9. Tổ chức học tập cho các thành viên trong
bệnh viện hoặc các bệnh viện tuyến dưới học tập về bảo quản, sử dụng, sửa chữa
thiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả.
II. TỔ CHỨC:
1. Các bộ phận:
a. Tổng hợp kế hoạch trang bị và sửa chữa
thiết bị y tế.
b. Theo dõi sử dụng vật tư thiết bị y tế
c. Theo dõi hợp đồng đấu thầu mua sắm vật tư,
thiết bị y tế.
2. Lãnh đạo:
a. Trưởng phòng
b. 1 phó trưởng phòng
12. VỊ TRÍ,
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
Phòng Hành chính quản trị là phòng nghiệp vụ
chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước
giám đốc về toàn bộ công tác hành chính quản trị trong bệnh viện.
I. NHIỆM VỤ:
1. Căn cứ kế hoạch công tác của bệnh viện,
lập kế hoạch công tác của phòng để trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực
hiện.
2. Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết
bị thông dụng cho các khoa, phòng trong bệnh viện theo kế hoạch đã được
duyệt, đảm bảo đầy đủ đúng chủng loại, đúng quy định về quản lý tài chính.
3. Tổ chức tốt công tác quản lý có hệ thống
các công văn đi và đến của bệnh viện, hệ thống bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo quy
định. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của bệnh viện.
4. Đảm bảo công tác tiếp khách, phục vụ các
buổi hội nghị toàn bệnh viện.
5. Tham gia kiểm tra chế độ bảo quản, sử
dụng, vận hành các máy, thiết bị thông dụng của các khoa, phòng trong bệnh
viện.
6. Quản lý nhà cửa, kho tàng, vật tư, thiết
bị thông dụng của bệnh viện.
7. Quản lý các phương tiện vận tải của bệnh
viện. Điều động xe ô tô đi công tác và cấp cứu theo quy định.
8. Tổ chức, thực hiện việc sửa chữa nhà cửa,
duy tu, bảo dưỡng các máy thông dụng theo kế hoạch
9. Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch, cung
ứng điện, hơi để sấy, hấp tiệt trùng và xử lý chất thải bệnh viện.
10. Đảm bảo vệ sinh ngoại cảnh sạch, đẹp
(vườn hoa, cây cảnh), hệ thống cống rãnh thông thoát trong bệnh viện. Định kỳ
tổ chức kiểm tra vệ sinh chung trong bệnh viện.
11. Đảm bảo công tác trật tự trị an chung.
Tham gia kiểm tra công tác bảo hộ lao động trong bệnh viện.
12. Định kỳ tổng kết công tác cung cấp, mua
sắm vật liệu, trang thiết bị thông dụng, báo cáo giám đốc bệnh viện.
13. Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao vật
tư thông dụng để trình giám đốc bệnh viện duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm tra
đôn đốc việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả; chống lãng phí, tham ô.
14. Định kỳ báo cáo giám đốc về nhận xét việc
sử dụng hợp lý vật tư tiêu hao ở các khoa, phòng trong bệnh viện để giám đốc
xem xét quyết định việc khen thưởng, kỷ luật.
II. TỔ CHỨC
1. Các bộ phận:
a. Hành chính, công văn đi, đến, lưu trữ hồ
sơ.
b. Tiếp khách
c. Cung ứng vật tư thông dụng
d. Sửa chữa nhà cửa, vườn hoa cây cảnh
e. Điện, nước sạch, nước thải, lò hơi chất
đốt
g. Bảo vệ trật tự trị an.
2. Lãnh đạo:
a. Trưởng phòng
b. 1 – 2 phó trưởng phòng.
13. VỊ TRÍ,
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ
Phòng Tổ chức cán bộ là phòng nghiệp vụ, chịu
sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ
của bệnh viện.
I. NHIỆM VỤ:
1. Căn cứ vào nhiệm vụ chung của bệnh viện,
lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực, đào tạo nhân lực, tổ chức thi
tuyển nhân lực để trình giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện công tác cán bộ, quản lý
hồ sơ lý lịch theo phương pháp khoa học, làm thống kê báo cáo theo quy định.
3. Xây dựng lề lối làm việc và quan hệ công
tác giữa các khoa phòng, trình giám đốc bệnh viện xét duyệt, tổ chức thực hiện.
4. Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ
chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức đảng, chính quyền địa phương
để phối hợp công tác trong công việc có liên quan.
5. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách
cùa Nhà nước, của ngành y tế đối với mọi thành viên và người bệnh trong bệnh
viện.
6. Phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổ
chức phong trào thi đua, các đợt học tập thời sự, chính trị, chính sách, văn
hóa, ngoại ngữ để nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ.
7. Phối hợp với các khoa, phòng chức năng đề
xuất với giám đốc bệnh viện giải quyết những vấn đề có liên quan đến người bệnh
thuộc diện chính sách xã hội.
8. Nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của mọi
thành viên trong bệnh viện để đề xuất với giám đốc xem xét, giải quyết.
II. TỔ CHỨC:
1. Các bộ phận:
a. Quản lý nhân lực:
- Lao động tiền lương – Quản lý hồ sơ nhân
lực
- Tuyển dụng, lương, chế độ, chính sách.
- Công tác cán bộ, đề bạt, thi đua, khen
thưởng, kỷ luật.
b. Đào tạo cán bộ:
- Quy hoạch cán bộ - Kế hoạch đào tạo
c. Bảo vệ chính trị nội bộ.
2. Lãnh đạo:
a. Trưởng phòng
b. 1-2 phó trưởng phòng
14. VỊ TRÍ,
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Phòng Tài chính kế toán của bệnh viện là
phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách
nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện.
I. NHIỆM VỤ:
1. Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành,
và kế hoạch công tác của bệnh viện lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của
bệnh viện và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt.
2. Theo định hướng hạch toán kinh tế trong
công tác khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu viện phí
theo quy định.
3. Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu
khác tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh
viện.
4. Tổ chức công tác kế toán trong bệnh viện
theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền
lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác kịp
thời. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi
của bệnh viện.
5. Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổng
kết tài sản, kiểm kê tài sản.
6. Tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ
sách kế toán theo đúng quy định.
7. Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể, phân
tích kết quả hoạt động của bệnh viện.
II. TỔ CHỨC:
1. Các bộ phận:
a. Thu chi ngân sách
b. Theo dõi viện phí
c. Theo dõi tài sản
d. Thủ quỹ
2. Lãnh đạo
a. Trưởng phòng
b. 1 – 2 phó trưởng phòng.
Phần II.
QUY CHẾ
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CHỨC TRÁCH CÁ NHÂN
1. GIÁM ĐỐC
Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện,
chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của bệnh viện. Giám
đốc bệnh viện có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ
1. Là chủ tài khoản, trực tiếp quản lý việc
sử dụng ngân sách của bệnh viện có hiệu quả, kiểm soát việc thu, chi theo đúng
quy định của Nhà nước. Thường xuyên kiểm tra công tác tài chính kế toán để
chống thất thu, tham ô, lãng phí.
2. Căn cứ kế hoạch của ngành và nhiệm vụ của
bệnh viện, xây dựng kế hoạch dài hạn về phát triển bệnh viện, xây dựng kế hoạch
hoạt động hàng năm để trình cấp trên duyệt và tổ chức thực hiện.
3. Thực hiện mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho
bệnh viện, đặc biệt chú trọng công tác cấp cứu và chăm sóc các đối tượng được
chính sách ưu đãi, người nghèo và giáo dục y đức cho các thành viên của bệnh
viện.
4. Quản lý, sử dụng có hiệu quả những thiết
bị y tế và tài sản khác trong bệnh viện.
5. Hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới
Hướng về cộng đồng để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
6. Đào tạo liên tục cho các thành viên trong
bệnh viện và tuyến dưới, hướng dẫn học viên đến thực hành tại bệnh viện.
7. Làm nghiên cứu khoa học và tổng kết rút
kinh nghiệm về khám bệnh, chữa bệnh nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn kỹ thuật.
8. Tổ chức bộ máy của bệnh viện cho phù hợp
với nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính sách chế độ
đối với các thành viên trong bệnh viện và người bệnh theo quy định.
9. Thực hiện tốt các quy định của pháp luật
về lao động và công tác bảo hộ lao động.
10. Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước
nhằm phát triển mọi nguồn lực của bệnh viện theo các quy định của Nhà nước.
11. Giám đốc bệnh viện hoặc người được giám
đốc ủy quyền tham dự họp hội đồng người bệnh hàng tháng.
12. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết để báo
cáo theo quy định. Khi có những vấn đề đặc biệt đột xuất phải báo cáo ngay để
xin ý kiến cấp trên.
13. Giáo dục động viên các thành viên trong
bệnh viện thực hiện tốt nhiệm vụ của bệnh viện.
II. QUYỀN HẠN:
1. Chủ trì các buổi họp giao ban, hội chuẩn,
kiểm thảo người bệnh tử vong liên khoa hoặc toàn bệnh viện.
2. Quyết định về công tác tổ chức cán bộ theo
thẩm quyền
3. Kiểm tra, xem xét, quyết định về thu chi
tài chính.
4. Thành lập các hội đồng tư vấn.
5. Đề nghị cấp trên hoặc quyết định theo thẩm
quyền về việc đề bạt, khen thưởng kỷ luật đối với mọi thành viên trong bệnh
viện.
6. Đình chỉ những hoạt động của các thành
viên trong bệnh viện có hành vi trái pháp luật, trái quy chế bệnh viện hoặc xét
thấy có hại cho sức khỏe người bệnh.
7. Khi vắng mặt tại bệnh viện phải ủy quyền
cho phó giám đốc.
8. Không được quyền ra những quyết định trái
với pháp luật và trái với quy chế bệnh viện.
2. PHÓ GIÁM
ĐỐC
Phó giám đốc là người giúp giám đốc về từng
mặt công tác do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những
quyết định của mình. Phó giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết những
công việc theo giấy ủy quyền của giám đốc và phải báo cáo lại những công việc
đã giải quyết với giám đốc.
3. HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC
I. NHIỆM VỤ:
Hội đồng khoa học bệnh viện là tổ chức tư vấn
cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề sau:
1. Xây dựng định hướng về công tác nghiên cứu
khoa học.
2. Kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật của
bệnh viện.
3. Kế hoạch đào tạo cán bộ
4. Kế hoạch đầu tư, mua sắm: Thiết bị y tế,
thuốc và các yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của bệnh viện.
5. Giám định kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh
và thẩm định các đề tài nghiên cứu.
6. Các vấn đề khác mà giám đốc cần tham khảo.
II. TỔ CHỨC:
1. Các ủy viên hội đồng bao gồm những cán bộ
có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm quản lý thuộc các lĩnh vực chuyên
khoa do giám đốc lựa chọn và quyết định.
2. Chủ tịch hội đồng là người có trình độ kỹ
thuật cao, có phẩm chất đạo đức tốt do giám đốc cử.
3. Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng
là trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
III. LỀ LỐI LÀM VIỆC:
1. Họp định kỳ: Mỗi năm họp 4 kỳ do Chủ tịch
hội đồng triệu tập sau khi có ý kiến thống nhất của giám đốc.
2. Họp bất thường do giám đốc yêu cầu, chủ
tịch hội đồng triệu tập.
3. Nội dung họp:
a. Giám đốc trình bày trước hội đồng những
nội dung cần tư vấn đã nêu ở phần I hoặc những vấn đề cần trao đổi.
b. Hội đồng thảo luận phân tích và đề xuất ý
kiến để giám đốc xem xét quyết định.
c. Thư ký hội đồng có trách nhiệm ghi biên
bản và biên bản được thông qua hội đồng.
4. TRƯỞNG
PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,
trưởng phòng kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức thực hiện
công tác nghiệp vụ chuyên môn của bệnh viện.
I. NHIỆM VỤ
1. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện toàn bộ
công tác của phòng kế hoạch tổng hợp.
2. Tổ chức công tác giao ban, hội chẩn, hội
thảo, kiểm thảo tử vong liên khoa và toàn bệnh viện và tổ chức ghi chép biên
bản để lưu trữ hồ sơ.
3. Chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc
thực hiện quy chế bệnh viện.
4. Nắm vững số lượng người bệnh vào viện, ra
viện, chuyển viện, tử vong: các trường hợp cấp cứu, bệnh nặng và các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch. Thường xuyên kiểm tra công tác cấp cứu và
thường trực của các khoa, trong bệnh viện.
5. Tổ chức phối hợp công tác giữa các khoa
khám bệnh, khoa lâm sàng và khoa cận lâm sàng.
6. Tổ chức chỉ đạo công tác báo cáo thống kê,
sổ sách hồ sơ bệnh án của các khoa trong bệnh viện. Hướng dẫn tuyến dưới rút
kinh nghiệm kịp thời các vấn đề về chuyên môn kỹ thuật.
7. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành
viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cấp kỹ thuật. Thực hiện tốt mối quan
hệ bệnh viện và các trường có quan hệ chặt chẽ với giáo vụ các trường để có kế
hoạch phối hợp đảm bảo chất lượng công tác giảng dạy, học tập, thực tập cho học
viên và công tác điều trị người bệnh.
8. Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, hợp
tác quốc tế, sơ kết, tổng kết kinh nghiệm điều trị toàn bệnh viện.
9. Có kế hoạch tổ chức chỉ đạo chuyên khoa
cho tuyến dưới với mục tiêu hướng về cộng đồng để thực hiện tốt công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu.
10. Lập kế hoạch phòng chống thảm họa và các
trường hợp bất thường để trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
II. QUYỀN HẠN:
1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và tham
dự giao ban với các khoa khi cần thiết.
2. Dự các buổi giao ban bệnh viện: các buổi
hội chẩn, kiểm thảo tử vong khoa, liên khoa và bệnh viện; các hội thảo khoa
học. Ghi chép biên bản các buổi giao ban, hội chẩn, kiểm thảo tử vong bệnh
viện.
3. Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợp
với công việc.
4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, quy chế
bệnh viện. Đánh giá hoạt động chuyên môn của các khoa, trong bệnh viện để trình
giám đốc.
5. Nhận xét về tinh thần thái độ trách nhiệm,
khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ
nhiệm, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật.
6. Tham gia các hội đồng theo quy định của
Nhà nước và sự phân công của giám đốc.
5. TRƯỞNG
PHÒNG Y TÁ (ĐIỀU DƯỠNG)
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,
trưởng phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức,
thực hiện việc chăm sóc người bệnh toàn diện.
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của
phòng y tá (điều dưỡng)
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng y tá
(điều dưỡng), của y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật
viên trưởng khoa trong bệnh viện.
3. Kiểm tra đôn đốc y tá (điều dưỡng), nữ hộ
sinh, kỹ thuật viên và hộ lý thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật
bệnh viện các nhiệm vụ thường quy. Báo cáo kịp thời giám đốc bệnh viện các việc
đột xuất xảy ra ở các khoa.
4. Hướng dẫn y tá (điều dưỡng) trưởng khoa
xây dựng bảng mô tả công việc cho y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên
và hộ lý trong bệnh viện.
5. Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyện
và chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh.
6. Dự trù, phân bổ vật tư tiêu hao và dụng cụ
y tế cho công tác chăm sóc phục vụ người bệnh và giám sát sử dụng vật tư tiêu
hao đảm bảo tiết kiệm và chống lãng phí.
7. Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi sổ sách,
phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc cho y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên
trong bệnh viện.
8. Chỉ đạo và giám sát công tác vệ sinh buồng
bệnh, buồng thủ thuật.
9. Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng
người bệnh cấp bệnh viện.
10. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công
tác y tá (điều dưỡng) lên giám đốc bệnh viện.
II. QUYỀN HẠN:
1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự
giao ban bệnh viện.
2. Chủ trì các cuộc họp của y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa, bệnh viện.
3. Đề xuất ý kiến với giám đốc về vấn đề
tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với
y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý.
4. Đề nghị với giám đốc bệnh viện về việc bổ
nhiệm hoặc thôi chức vụ y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa
và kỹ thuật viên trưởng khoa.
5. Điều động tạm thời y tá (điều dưỡng) và hộ
lý khi cần để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh.
6. Đề nghị cấp phát bổ sung vật tư tiêu hao
cho các khoa khi có yêu cầu đột xuất.
7. Được tham gia các hội đồng theo quy định
của Nhà nước và sự phân công của giám đốc.
6. TRƯỞNG
PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,
trưởng phòng chỉ đạo tuyến chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện
công tác chỉ đạo tuyến.
I. NHIỆM VỤ:
1. Lập kế hoạch công tác chỉ đạo tuyến trình
giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức thực
hiện đào tạo liên tục cho các viên chức tuyến dưới.
3. Tổ chức các đợt công tác, các đoàn công
tác hỗ trợ tuyến dưới thực hiện các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức
khỏe ban đầu.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh giá hiệu
quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.
5. Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm
về công tác chỉ đạo tuyến, báo cáo giám đốc bệnh viện.
II. QUYỀN HẠN:
1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự
giao ban bệnh viện.
2. Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợp
với công việc.
3. Điều phối các chuyên khoa cử người tham
gia chỉ đạo tuyến.
4. Nhận xét về tinh thần thái độ, trách
nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem
xét, bổ nhiệm đề bạt, khen thưởng và kỷ luật.
5. Được tham gia các hội đồng theo quy định
của Nhà nước và sự phân công của giám đốc.
7. TRƯỞNG
PHÒNG VẬT TƯ, THIẾT BỊ Y TẾ.
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,
trưởng phòng vật tư, thiết bị y tế chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực
hiện công tác quản lý và sử dụng mọi vật tư, thiết bị y tế.
I. NHIỆM VỤ:
1. Lập kế hoạch công tác vật tư, thiết bị y
tế trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Giới thiệu các loại vật tư chuyên dùng và
các thiết bị y tế để các trưởng khoa xem xét và dự trù; tổng hợp thành kế hoạch
chung trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3. Tổ chức đấu thầu việc mua sắm, sửa chữa
thanh lý vật tư, thiết bị y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Thực hiện chế độ kiểm tra sử dụng và bảo
quản thiết bị y tế theo chế độ quy định, có nhận xét để báo cáo giám đốc.
5. Kiểm tra công tác an toàn và vệ sinh lao
động; đặc biệt chú ý các loại thiết bị y tế trực tiếp điều trị người bệnh.
6. Phân công người thường trực liên tục 24
giờ để giải quyết những yêu cầu đột xuất về thiết bị y tế phục vụ người bệnh.
7. Tổ chức đào tạo thường xuyên cho những
viên chức vận hành thiết bị y tế của bệnh viện; các bệnh viện tuyến dưới có nhu
cầu nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và sử dụng có hiệu quả thiết bị y tế.
II. QUYỀN HẠN:
1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự
giao ban bệnh viện.
2. Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợp
với công việc.
3. Nhận xét từng thành viên trong phòng về
năng lực, khả năng chuyên môn, tinh thần phục vụ để trình giám đốc xét khen
thưởng, đề bạt, kỷ luật.
4. Kiểm tra các đơn vị trong bệnh viện về
quản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế theo quy định.
5. Được tham gia các hội đồng theo quy định
của Nhà nước và sự phân công của giám đốc.
8. TRƯỞNG PHÒNG
HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,
trưởng phòng hành chính quản trị chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực
hiện về công tác hành chính quản trị.
I. NHIỆM VỤ:
1. Lập kế hoạch công tác của phòng trình giám
đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Lập kế hoạch cung cấp, dự trù mua sắm vật
tư thông dụng, vật liệu theo từng thời gian để trình giám đốc phê duyệt và tổ
chức thực hiện.
3. Thẩm xét các dự trù mua sắm vật tư, thông
dụng, vật liệu, nắm vững nguồn kinh phí để có kế hoạch chi tiêu hợp lý, bảo đảm
các nguyên tắc tài chính.
4. Quản lý tài sản của bệnh viện: Nhà cửa,
thiết bị thông dụng, sổ sách, biểu mẫu thống kê. Tiến hành chế độ kiểm kê định
kỳ, sắp xếp kho tàng hợp lý, thường xuyên tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng duy tu
nhà cửa, thiết bị thanh lý tài sản theo đúng chế độ quy định.
5. Định kỳ tổ chức kiểm tra chế độ bảo quản,
sử dụng và vận hành thiết bị thông dụng trong bệnh viện.
6. Cung cấp vật tư thông dụng theo yêu cầu
chuyên môn phù hợp với khả năng kinh phí của bệnh viện được cấp. Có kế hoạch
tiết kiệm và thực hiện chống tham ô, lãng phí.
7. Tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác vận
chuyển trong và ngoài bệnh viện. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các phương tiện
vận chuyển của bệnh viện.
8. Thực hiện và kiểm tra giám sát công tác vệ
sinh ngoại cảnh nơi công cộng.
9. Đảm bảo cung cấp đủ: điện, nước sạch và xử
lý nước thải.
10. Tổ chức quản lý và thực hiện công tác
hành chính bao gồm:
a. Công văn đi, đến, hệ thống lưu trữ và bảo
quản hồ sơ, tài liệu.
b. Vi tính, đánh máy, tiếp khách, tổ chức hội
nghị.
11. Chịu trách nhiệm về công tác an ninh trật
tự, có kế hoạch phòng chống cháy, nổ trong bệnh viện.
12. Tổ chức cho các thành viên trong phòng
học tập để nâng cao trình độ.
13. Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo giám
đốc tình hình mua sắm, cung cấp vật tư, thiết bị, duy tu, sửa chữa và thanh lý
tài sản.
II. QUYỀN HẠN
1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự
giao ban bệnh viện.
2. Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợp
với công việc.
3. Điều động, bố trí phương tiện vận chuyển
trong và ngoài bệnh viện.
4. Nhận xét các thành viên trong phòng về
năng lực, khả năng chuyên môn, tinh thần phục vụ để trình giám đốc xét khen
thưởng, đề bạt hoặc kỷ luật.
5. Được tham gia các hội đồng theo quy định
của Nhà nước và sự phân công của giám đốc.
9. TRƯỞNG
PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,
trưởng phòng tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện
công tác tổ chức và cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của bệnh viện.
I. NHIỆM VỤ:
1. Lập kế hoạch công tác của phòng trình giám
đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Cùng với các khoa, phòng chức năng nghiên
cứu việc quản lý, sắp xếp bố trí nhân lực phù hợp với yêu cầu tổ chức và đảm
bảo chất lượng công tác, trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3. Tổng hợp đề xuất của các khoa, phòng về
cải tiến lề lối làm việc nâng cao hiệu quả công tác, thực hiện quy chế quan hệ
công tác trong bệnh viện, trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4. Quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo cán
bộ.
5. Quản lý hệ thống lưu trữ hồ sơ các thành
viên trong bệnh viện. Thống kê báo cáo theo đúng yêu cầu và thời gian quy định.
6. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà
nước để giải quyết các quyền lợi về tinh thần, vật chất cho các thành viên
trong bệnh viện.
7. Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội
bộ, công tác bảo vệ cơ quan, công tác bảo hộ lao động.
8. Phối hợp với các khoa, phòng tổ chức sinh
hoạt văn hóa, tư tưởng cho người bệnh. Phổ biến, kiểm tra việc thực hiện các
chế độ chính sách của Nhà nước đối với người bệnh.
9. Cùng với các đoàn thể quần chúng tổ chức
chỉ đạo phong trào thi đua trong bệnh viện. Tổ chức việc học tập chính trị, văn
hóa và nâng cao y đức cho các thành viên trong bệnh viện.
II. QUYỀN HẠN:
1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự giao
ban bệnh viện.
2. Đề xuất với giám đốc về tuyển dụng, thuyên
chuyển, sắp xếp, bố trí, điều động, bổ nhiệm, cử đi đào tạo và khen thưởng kỷ
luật các thành viên trong bệnh viện.
3. Đề xuất việc nhận xét các thành viên trong
bệnh viện về chấp hành chính sách, luật pháp, khả năng quản lý, tinh thần trách
nhiệm, thái độ phục vụ.
4. Được tham gia các hội đồng theo quy định
của Nhà nước và sự phân công của giám đốc.
10. TRƯỞNG
PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,
trưởng phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực
hiện việc thu, chi tài chính trong bệnh viện theo đúng quy định.
I. NHIỆM VỤ:
1. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan
tài chính cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện.
2. Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của phòng
tài chính kế toán.
3. Phân công công việc hợp lý đối với các
thành viên trong phòng. Thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, giám sát
mọi hoạt động kinh tế tài chính trong bệnh viện. Tổ chức đào tạo nâng cao trình
độ cho các thành viên trong phòng.
4. Điều hành các hoạt động nghiệp vụ tài
chính kế toán cho phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị, các chế độ chính
sách của Nhà nước.
5. Xây dựng dự toán ngân sách, kế hoạch thu
chi nhằm đảm bảo cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.
6. Thực hiện tốt chế độ sổ sách, báo cáo
thanh toán, quyết toán, kiểm kê định kỳ.
7. Giám sát các hoạt động kinh tế tài chính
của đơn vị.
II. QUYỀN HẠN:
1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự
giao ban bệnh viện.
2. Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợp
với công việc.
3. Kiểm tra theo pháp lệnh kế toán thống kê
và điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước để báo cáo giám đốc và cơ quan tài chính
cấp trên.
4. Trong trường hợp thu chi không đúng chế độ
thì được quyền báo cáo giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên theo quy định
hiện hành.
5. Nhận xét các thành viên trong phòng về
năng lực, khả năng chuyên môn, tinh thần phục vụ trình giám đốc xét khen
thưởng, đề bạt hoặc kỷ luật.
6. Được tham gia các hội đồng theo quy định
của Nhà nước và sự phân công của giám đốc.
11. TRÁCH
NHIỆM QUYỀN HẠN CHUNG CỦA TRƯỞNG KHOA
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,
trưởng khoa chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện các hoạt động của
khoa và các nhiệm vụ được giao.
I. NHIỆM VỤ:
1. Căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế
hoạch hoạt động của khoa để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực
hiện.
2. Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa
thực hiện tốt quy định về y đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải
như từ mẫu”.
3. Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa
thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và quy chế của bệnh viện.
4. Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến
thực tập tại khoa và các lớp học do giám đốc phân công.
5. Làm nghiên cứu khoa học; sơ kết, tổng kết,
rút kinh nghiệm công tác chuyên môn và quản lý.
6. Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi
thành viên trong khoa tham gia công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và chỉ đạo
tuyến dưới.
7. Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy chế
bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện; quy chế quản lý và sử dụng vật tư,
thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao
động.
8. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác báo cáo
giám đốc; những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay.
II. QUYỀN HẠN:
1. Chủ trì giao ban khoa hàng ngày và dự giao
ban bệnh viện.
2. Chủ trì các buổi hội chẩn, các buổi kiểm
thảo tử vong ở khoa hoặc liên khoa.
3. Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với
công việc.
4. Chỉ định các phương pháp chẩn đoán, điều
trị, sử dụng thuốc, chăm sóc người bệnh toàn diện, xử lý các trường hợp bất
thường cho các người bệnh trong khoa.
5. Ký các giấy tờ cho người bệnh vào viện,
chuyển khoa, ra viện, chứng nhận tình trạng sức khỏe (chưa đến mức phải giám
định) cho người bệnh, duyệt người bệnh ra viện.
6. Nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả
học viên thực tập về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, khả năng chuyên
môn, báo cáo giám đốc bệnh viện xét đề bạt, đào tạo, nâng lương, khen thưởng,
kỷ luật.
12. TRƯỞNG
KHOA LÂM SÀNG
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức tiếp đón người bệnh đến khám bệnh,
chữa bệnh: chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh trong khoa. Ngoài số
giường trực tiếp điều trị, trưởng khoa lâm sàng phải có kế hoạch thăm khám, hội
chẩn tất cả người bệnh trong khoa, đặc biệt chú ý người bệnh cấp cứu, bệnh nặng
để chỉ đạo các bác sĩ điều trị xử lý kịp thời những tình huống bất thường.
2. Sắp xếp các buồng bệnh liên hoàn, hợp lý
theo từng chuyên khoa để đảm bảo công tác chuyên môn và tránh lây nhiễm bệnh
tật.
3. Theo dõi sát sao và nắm chắc diễn biến
bệnh lý của người bệnh trong khoa.
4. Khám lại người bệnh trước khi hội chẩn,
chuyển khoa, chuyển viện, ra viện. Những trường hợp khó phải báo cáo ngay giám
đốc bệnh viện, xin ý kiến giải quyết.
5. Tổ chức thường trực và công tác cấp cứu
liên tục 24 giờ, sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu.
6. Thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong
khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác
khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
7. Tổ chức tốt công tác hành chính trong
khoa. Đảm bảo chất lượng hồ sơ bệnh án theo quy định cập nhập chính xác mọi số
liệu; tài liệu, sổ sách phải được lưu trữ theo quy định.
8. Thực hiện công tác đào tạo, làm nghiên cứu
khoa học, tổng kết công tác điều trị và chăm sóc người bệnh.
9. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục
sức khỏe cho người bệnh tại khoa.
10. Tham dự họp hội đồng người bệnh cấp khoa.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
13. TRƯỞNG
KHOA KHÁM BỆNH
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa và trưởng khoa lâm sàng, trưởng khoa khám bệnh có nhiệm vụ, quyền
hạn như sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức thực hiện chu đáo việc tiếp đón
người bệnh đến khám bệnh và điều trị ngoại trú. Phải bố trí viên chức đưa người
bệnh vào điều trị tại bệnh viện đến tận khoa. Không được gây phiền hà cho người
bệnh.
2. Tổ chức thực hiện công tác khám bệnh kê
đơn, chữa bệnh ngoại trú. Theo dõi, đôn đốc điều hóa công việc để người bệnh
không phải chờ đợi lâu.
3. Tổ chức công tác thường trực cấp cứu liên
tục 24 giờ luôn sẵn sàng phục vụ người bệnh: tổ chức theo dõi sát những người
bệnh nằm lưu tại khoa khám bệnh.
4. Khi khám bệnh nếu phát hiện các trường hợp
bệnh dịch phải báo cáo ngay cho y tế địa phương theo quy định phòng dịch, nếu
phát hiện những sai sót do tuyến dưới chuyển đến, phải báo cho phòng kế hoạch
tổng hợp để thông báo rút kinh nghiệm tới cơ sở chuyển người bệnh đến.
5. Tổ chức tốt công tác hành chính khoa, đảm
bảo ghi chép, cập nhật chính xác số liệu người bệnh đến khám bệnh tại khoa. Lưu
giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định.
6. Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho
mọi người đến khám bệnh tại khoa.
II. QUYỀN HẠN:
1. Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
2. Ký giấy cho người bệnh vào điều trị tại
các khoa trong bệnh viện.
3. Ký giấy chứng nhận sức khỏe khi được giao
nhiệm vụ.
14. TRƯỞNG
KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng
khoa và trưởng khoa lâm sàng, trưởng khoa hồi sức cấp cứu có nhiệm vụ, quyền
hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa hồi sức cấp cứu.
2. Bố trí nhân lực và thiết bị y tế hợp lý,
đảm bảo công tác thường trực sẵn sàng cấp cứu liên tục 24 giờ.
3. Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong
khoa thực hiện tốt việc tiếp nhận và cấp cứu người bệnh theo đúng quy chế cấp
cứu. Phối hợp với các trưởng khoa chỉ đạo chuyên môn hệ thống cấp cứu trong
bệnh viện.
4. Tổ chức công tác hồi sức cấp cứu người
bệnh mắc bệnh truyền nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm. Khi
phát hiện bệnh gây dịch nguy hiểm, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo giám đốc,
trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và khẩn trương thông báo cho các khoa có liên
quan để tổ chức phòng chống dịch theo quy định.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa khoa.
15. TRƯỞNG
KHOA NỘI
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa và trường khoa lâm sàng, trưởng khoa nội có nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa nội.
2. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện cận
lâm sàng trong chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị.
3. Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc cho
người bệnh, phát hiện kịp thời những tác dụng phụ và mọi tai biến do dùng thuốc
để xử lý kịp thời cho người bệnh.
4. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế sử dụng
thuốc.
5. Thực hiện đúng quy chế bệnh viện, theo dõi
chăm sóc người bệnh toàn diện.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
16. TRƯỞNG
KHOA NỘI TIM MẠCH
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng
khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa nội tim mạch có
nhiệm vụ quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa nội.
2. Sắp xếp bố trí các buồng bệnh liên hoàn
hợp lý tạo điều kiện thuận lợi chăm sóc người bệnh tim mạch.
3. Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật
chuyên khoa trong khám bệnh và chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại,
quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
4. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế
công tác khoa nội, quy định kỹ thuật bệnh viện, chức trách công tác của các
thành viên trong khoa.
5. Tổ chức tuyên truyền giáo dục phòng chống
bệnh tim mạch trong bệnh viện và tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
17. TRƯỞNG
KHOA NỘI TIÊU HÓA
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng
khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa nội tiêu hóa có
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa nội.
2. Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật
chuyên khoa trong khám bệnh và chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại
quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
3. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người
bệnh mắc bệnh tiêu hóa lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
4. Tổ chức công tác tuyên truyền phòng chống
bệnh tiêu hóa trong bệnh viện và tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
18. TRƯỞNG
KHOA NỘI CƠ – XƯƠNG – KHỚP
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa nội – cơ
xương khớp có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa nội.
2. Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật
chuyên khoa trong khám bệnh và chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại,
quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức.
3. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục
phòng chống bệnh cơ xương khớp trong bệnh viện và tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của khoa trưởng.
19. TRƯỞNG
KHOA NỘI THẬN – TIẾT NIỆU
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa nội - thận
tiết niệu có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa nội.
2. Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật
chuyên khoa trong khám bệnh và chữa bệnh theo đúng quy chế công tác tại khoa
ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức.
3. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục
phòng chống bệnh nội thận – tiết niệu trong bệnh viện và tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
20. TRƯỞNG
KHOA NỘI TIẾT
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa nội tiết có
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa nội.
2. Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật,
phẫu thuật chuyên khoa trong khám bệnh và chữa bệnh theo đúng quy chế công tác
khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
3. Tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục
phòng chống bệnh nội tiết hay gặp như bệnh đái tháo đường, do thiếu hụt iod tại
khoa và tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
21. TRƯỞNG
KHOA DỊ ỨNG
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng
khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa dị ứng có nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa nội và quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu.
2. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục
phòng chống bệnh dị ứng đặc biệt là dị ứng thuốc trong bệnh viện và tại cộng
đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
22. TRƯỞNG
KHOA HUYẾT HỌC LÂM SÀNG
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa huyết học lâm
sàng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa nội, quy chế công tác khoa truyền máu.
2. Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong truyền
máu.
3. Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật
chuyên khoa trong khám bệnh và chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại,
quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
4. Tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục
phòng chống các bệnh lây lan theo đường máu và vận động hiến máu nhân đạo.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
23. TRƯỞNG
KHOA TRUYỀN NHIỄM
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa truyền nhiễm
có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc
bệnh truyền nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm và quy chế công
tác khoa nội.
2. Tổ chức công tác khám bệnh và phát hiện
sớm các trường hợp đầu tiên của bệnh gây dịch nguy hiểm. Khi phát hiện bệnh gây
dịch nguy hiểm, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo với giám đốc để giải quyết.
3. Cùng với các khoa và các đơn vị có liên
quan tổ chức và chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại cơ sở khi được giám đốc
bệnh viện phân công.
4. Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong
khoa thực hiện quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
5. Tổ chức công tác tuyên truyền và tham gia
phòng chống bệnh truyền nhiễm tại khoa và tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
24. TRƯỞNG
KHOA LAO
Thực hiện nhiệm vụ chung của trưởng khoa,
trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa lao có nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa nội và quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
2. Tổ chức công tác khám bệnh, chữa bệnh cho
người bệnh mắc bệnh lao tại khoa. Tham gia tuyên truyền giáo dục phòng chống
bệnh lao tại cộng đồng.
3. Tổ chức công tác phẫu thuật các bộ phận có
liên quan đến bệnh lao theo đúng quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công
tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức.
4. Có kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho các thành
viên của khoa.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
25. TRƯỞNG
KHOA DA LIỄU
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa da liễu có nhiệm
vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa nội, quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
2. Tổ chức công tác khám bệnh, chữa bệnh cho
người mắc bệnh phong, nhiễm HIV/AIDS, bệnh da và bệnh lây truyền theo đường
tình dục theo đúng quy định.
3. Tổ chức công tác phẫu thuật chỉnh hình,
phục hồi chức năng cho người mắc bệnh phong bị tàn tật theo đúng quy chế công
tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
4. Tổ chức công tác tuyên truyền và tham gia
phòng chống bệnh phong, nhiễm HIV/AIDS, bệnh da, bệnh lây truyền theo đường
tình dục tại khoa và tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
26. TRƯỞNG
KHOA THẦN KINH
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa thần kinh có
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi
chức năng thần kinh theo đúng quy chế công tác khoa thần kinh, quy chế công tác
khoa nội.
2. Tổ chức khám bệnh và chữa bệnh cho người
mắc bệnh thần kinh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
3. Tổ chức tuyên truyền và tham gia phòng
chống bệnh thần kinh lây nhiễm như viêm màng não, viêm não …
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
27. TRƯỞNG
KHOA TÂM THẦN
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa tâm thần có
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa tâm thần, quy chế công tác khoa nội.
2. Tổ chức và chỉ đạo các thành viên trong
khoa thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh, chữa bệnh và tái thích ứng xã hội
cho người bệnh tâm thần tại khoa và hướng dẫn cho người bệnh hòa nhập cộng
đồng.
3. Tổ chức công tác giám định pháp y tâm thần
theo đúng chế độ quy định khi được cấp có thẩm quyền trưng cầu.
4. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe tâm thần
cho cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
28. TRƯỞNG
KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng
khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa y học cổ truyền có
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế
công tác khoa y học cổ truyền và quy chế công tác khoa nội.
2. Thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y
học hiện đại để đảm bảo chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
3. Bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền
theo đúng quy chế sử dụng thuốc và quy định kỹ thuật bệnh viện trong bào chế
thuốc, đảm bảo cung ứng thuốc cho người bệnh.
4. Thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn
huyệt và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
5. Phối hợp với các khoa lâm sàng, khoa cận
lâm sàng để tiến hành nghiên cứu, ứng dụng y học cổ truyền trong khám bệnh,
chữa bệnh.
6. Hướng dẫn những kiến thức cơ bản về xoa
bóp, day ấn huyệt, tập luyện dưỡng sinh, sử dụng thuốc nam trong chăm sóc sức
khỏe ban đầu tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
29. TRƯỞNG
KHOA NHI
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa nhi có nhiệm
vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa nhi và quy chế công tác khoa nội.
2. Chỉ đạo và thực hiện công tác điều trị cho
bệnh nhi mắc bệnh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm
3. Kết hợp với khoa dinh dưỡng tổ chức ăn
uống cho bệnh nhi theo chế độ ăn uống bệnh lý.
4. Đảm bảo vệ sinh trong khoa, buồng bệnh
luôn luôn sạch sẽ.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
30. TRƯỞNG
KHOA NGOẠI
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa và trưởng khoa lâm sàng, trưởng khoa ngoại có nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa ngoại.
2. Tổ chức phẫu thuật theo lịch và phẫu thuật
cấp cứu theo đúng quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
3. Tổ chức hội chẩn trong khoa và liên khoa
để đảm bảo an toàn phẫu thuật.
4. Thực hiện đúng các quy định kỹ thuật bệnh
viện, theo dõi chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật.
II. QUYỀN HẠN:
1.Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
2. Có quyền quyết định phẫu thuật.
3. Có quyền chỉ định phẫu thuật viên cho từng
trường hợp phẫu thuật (bệnh viện không có khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức).
31. TRƯỞNG
KHOA PHẪU THUẬT – GÂY MÊ HỒI SỨC
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa ngoại, trưởng khoa phẫu thuật
– gây mê hồi sức có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế
công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức và quy
chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phẫu thuật theo
kế hoạch đã được duyệt.
3. Sắp xếp người bệnh vào buồng phẫu thuật
theo yêu cầu phẫu thuật các chuyên khoa.
4. Bố trí bàn phẫu thuật thường trực cấp cứu
đáp ứng yêu cầu của các khoa lâm sàng.
5. Phân công bác sĩ gây mê, phụ gây mê, y tá
(điều dưỡng) tiếp dụng cụ và y tá (điều dưỡng) phụ kíp phẫu thuật.
6. Kiểm tra:
a. Thuốc cấp cứu trong các buồng phẫu thuật.
b. Dụng cụ phẫu thuật.
c. Vải phẫu thuật, bông gạc.
d. Các vật liệu dùng trong phẫu thuật.
e. Các thiết bị y tế trong buồng phẫu thuật
phải bảo đảm hoạt động tốt.
g. Máy gây mê, thuốc mê, ô xy …
h. Máy thở, bóng thở, máy theo dõi tim mạch,
máy hút …
i. Kiểm tra công tác vô khuẩn theo quy định.
7. Có trách nhiệm tổ chức theo dõi, chăm sóc
người bệnh từ tiếp nhận đến khi bàn giao người bệnh cho khoa lâm sàng.
8. Định kỳ cùng với các khoa đánh giá kết quả
các trường hợp phẫu thuật để rút kinh nghiệm.
9. Tổ chức tổng vệ sinh các buồng phẫu thuật
và kiểm tra công tác bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ theo quy định.
II. QUYỀN HẠN:
1. Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa
và trưởng khoa ngoại.
2. Có quyền chỉ định người gây mê, châm tê…
32. TRƯỞNG
KHOA PHỤ SẢN
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa ngoại, trưởng khoa phụ sản có
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa phụ sản.
2. Tổ chức và chỉ đạo các thành viên trong
khoa thực hiện tốt công tác thăm khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh tại
khoa.
3. Tham gia thực hiện các kỹ thuật về kế
hoạch hóa gia đình tại khoa và tại cộng đồng.
4. Tổ chức tốt phẫu thuật sản phụ khoa theo
đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi
sức.
5. Tham gia tuyên truyền bảo vệ sức khỏe bà
mẹ, trẻ sơ sinh tại khoa và tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng
khoa ngoại.
33. TRƯỞNG
KHOA TAI – MŨI – HỌNG
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng
khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa ngoại, trưởng khoa tai – mũi – họng
có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa tai – mũi – họng, quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công
tác khoa nhi.
2. Đảm bảo vô khuẩn trong khám bệnh, chữa
bệnh theo đúng quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
3. Tổ chức công tác phẫu thuật bệnh tai – mũi
– họng theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện và quy chế công tác khoa phẫu
thuật – gây mê hồi sức.
4. Tổ chức công tác phẫu thuật tạo hình tai –
mũi – họng theo đúng quy định của Nhà nước.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng
khoa ngoại.
34. TRƯỞNG
KHOA RĂNG – HÀM – MẶT
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng
khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa ngoại, trưởng khoa răng – hàm – mặt
có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa răng hàm mặt, quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác
khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
2. Đảm bảo vô khuẩn trong khám bệnh, chữa
bệnh theo đúng quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
3. Tổ chức công tác phẫu thuật tạo hình hàm
mặt theo đúng quy định của Nhà nước.
4. Tổ chức công tác tuyên truyền phòng chống
bệnh răng miệng tại khoa và tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng
khoa ngoại.
35. TRƯỞNG
KHOA MẮT
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng, trưởng khoa nội và trưởng khoa ngoại, trưởng
khoa mắt có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa mắt, quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác khoa
phẫu thuật – gây mê hồi sức.
2. Đảm bảo vô khuẩn trong khám bệnh, chữa
bệnh theo đúng quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
3. Chỉ đạo và thực hiện công tác điều trị cho
người mắc bệnh mắt gây dịch theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
4. Tổ chức công tác tuyên truyền phòng chống
bệnh mắt tại khoa và tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng
khoa ngoại.
36. TRƯỞNG
KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa vật lý trị
liệu – phục hồi chức năng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng và quy chế công tác khoa
nội.
2. Kết hợp với các khoa lâm sàng khác thực
hiện điều trị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng cho người bệnh.
3. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh
trong tập luyệt và điều trị.
4. Hướng về cộng đồng chỉ đạo kỹ thuật phục
hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
37. TRƯỞNG
KHOA Y HỌC HẠT NHÂN
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa y học
hạt nhân có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa y học hạt nhân và quy chế công tác khoa xét nghiệm.
2. Tổ chức và chỉ đạo công tác khám bệnh,
chữa bệnh bằng các chất đồng vị phóng xạ theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện.
3. Tổ chức quản lý và sử dụng vật tư, thiết
bị y tế, chất phóng xạ theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.
4. Trực tiếp kiểm tra an toàn phóng xạ, có kế
hoạch chủ động phòng chống sự cố bức xạ. Tổ chức tốt công tác khử khuẩn, tiêu
độc và xử lý các chất thải phóng xạ và có nguồn gốc phóng xạ theo đúng pháp
lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.
5. Khi đưa được chất phóng xạ vào cơ thể
người bệnh phải đảm bảo quy định vô khuẩn theo đúng quy chế nhiễm khuẩn bệnh
viện.
II. QUYỀN HẠN:
1. Có quyền hạn chung của trưởng khoa và
trưởng khoa xét nghiệm.
2. Có quyền quyết định liều lượng dùng được
chất phóng xạ trong khám bệnh và chữa bệnh.
38. TRƯỞNG
KHOA UNG BỨU (ĐIỀU TRỊ TIA XẠ)
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa nội, trưởng khoa ngoại và trưởng khoa y học hạt nhân,
trưởng khoa ung bứu (điều trị tia xạ) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa ung bứu (điều trị tia xạ), quy chế công tác khoa học nội, quy
chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác khoa y học hạt nhân.
2. Tổ chức thực hiện phẫu thuật khối u theo
đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi
sức.
3. Tổ chức thực hiện điều trị tia xạ, điều
trị hóa chất cho người bệnh theo đúng quy chế công tác khoa y học hạt nhân và
quy chế công tác khoa nội.
4. Quản lý và bảo quản tốt thiết bị phóng xạ
theo pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.
5. Trực tiếp kiểm tra an toàn bức xạ, có kế
hoạch phòng chống sự cố bức xạ, tổ chức tốt công tác tiêu độc, tẩy uế và xử lý
chất thải phóng xạ theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.
6. Phối hợp với y tế cơ sở phát hiện sớm ung,
bướu tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
1. Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
2. Chỉ định điều trị tia xạ và liều lượng tia
xạ cho người bệnh.
39. TRƯỞNG
KHOA XÉT NGHIỆM
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa xét nghiệm có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa xét nghiệm.
2. Tổ chức tốt công tác lấy và nhận bệnh
phẩm, công tác thường trực xét nghiệm cấp cứu và phòng chống dịch liên tục 24
giờ.
3. Định kỳ chuẩn thức các quy định kỹ thuật
xét nghiệm để đảm bảo chính xác các xét nghiệm.
4. Liên hệ chặt chẽ với các khoa lâm sàng và
các khoa cận lâm sàng thu nhận và xử lý các thông tin về chuyên môn kỹ thuật
nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm.
5. Có kế hoạch mua các thiết bị xét nghiệm,
các hóa chất, thuốc thử và các sinh phẩm để phục vụ cho công tác xét nghiệm.
6. Ký phiếu lĩnh hóa chất, sinh phẩm dụng cụ
và nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu xét nghiệm.
7. Thực hiện công tác bảo quản chất lượng
thuốc thử, công tác khử khuẩn, tẩy uế, tiêu độc xử lý các chất thải của khoa
theo quy chế công tác xử lý chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
II. QUYỀN HẠN:
1. Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
2. Có quyền ký duyệt kết quả xét nghiệm.
40. TRƯỞNG
KHOA HUYẾT HỌC.
(Bệnh viện hạng 2 và hạng 3 kết hợp truyền
máu vào Khoa huyết học).
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa huyết học truyền máu có
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa xét nghiệm và quy chế công tác khoa truyền máu.
2. Đối với các bệnh viện có khoa huyết học
lâm sàng, tổ chức buồng bệnh theo đúng quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ
thuật.
3. Đảm bảo cung cấp máu và an toàn truyền máu
trong bệnh viện theo đúng quy chế công tác khoa truyền máu.
4. Tổ chức công tác tuyên truyền vận động
hiến máu nhân đạo tại bệnh viện và tại cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng
khoa xét nghiệm
41. TRƯỞNG
KHOA HÓA SINH.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng
khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa hóa sinh có nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa xét nghiệm.
2. Thực hiện các xét nghiệm hóa sinh đáp ứng
theo yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
3. Thực hiện vệ sinh môi trường theo quy chế
công tác xử lý chất thải bệnh viện.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng
khoa xét nghiệm
42. TRƯỞNG
KHOA VI SINH
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa vi sinh có nhiệm vụ, quyền
hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa xét nghiệm và quy chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn.
2. Sắp xếp các labô của khoa liên hoàn, hợp
lý đảm bảo công tác chuyên môn và tránh lây nhiễm.
3. Thực hiện các xét nghiệm vi sinh để đáp
ứng yêu cầu khám bệnh và chữa bệnh của bệnh viện.
4. Có trách nhiệm báo cáo ngay giám đốc khi
phát hiện mầm bệnh gây dịch nguy hiểm.
5. Tham gia chỉ đạo công tác phòng chống dịch
khi được giám đốc phân công.
6. Có trách nhiệm quản lý các hóa chất độc,
các chủng virút, vi khuẩn phân lập theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện, đảm
bảo an toàn tuyệt đối, chống lây nhiễm.
7. Tham gia công tác kiểm tra vô khuẩn, khử
khuẩn chung trong toàn bệnh viện.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng
khoa xét nghiệm.
43. TRƯỞNG
KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh có các
nhiệm vụ và quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế
công tác khoa chẩn đoán hình ảnh
2. Tổ chức sắp xếp các buồng máy liên hoàn,
hợp lý đáp ứng yêu cầu khám chuyên khoa.
3. Kiểm tra sát sao việc thực hiện kỹ thuật
chiếu, chụp X-quang, siêu âm … và duyệt kết quả chẩn đoán của các bác sỹ trong
khoa, đảm bảo kết quả chính xác, đúng thời gian.
4. Đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản
thiết bị, thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, pháp lệnh an toàn và kiểm soát
bức xạ, kiểm tra liều kế của từng ngày trong khoa theo quy định.
5. Có trách nhiệm phối hợp với các khoa lâm
sàng tổ chức thực hiện các kỹ thuật đặc biệt theo đúng quy định.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng
khoa xét nghiệm.
44. TRƯỞNG
KHOA THĂM DÒ CHỨC NĂNG
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng
khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa thăm dò chức
năng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa thăm dò chức năng, quy chế công tác khoa xét nghiệm, quy chế
công tác khoa ngoại và tổ chức tiếp đón người bệnh theo quy chế công tác khoa
khám bệnh.
2. Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy định
kỹ thuật bệnh viện về thăm dò chức năng, duyệt các kết quả thăm dò chức năng,
trực tiếp kiểm tra lại những trường hợp còn nghi ngờ.
3. Có trách nhiệm phối hợp với các trưởng
khoa lâm sàng tổ chức thực hiện các kỹ thuật đặc biệt theo quy định.
4. Đảm bảo vệ sinh vô khuẩn theo đúng quy chế
công tác khoa chống nhiễm khuẩn.
II. QUYỀN HẠN:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng
khoa xét nghiệm.
45. TRƯỞNG
KHOA GIẢI PHẪU BỆNH
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa giải phẫu bệnh có nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa giải phẫu bệnh.
2. Sắp sếp các buồng, Labô liên hoàn và hợp
lý đảm bảo công tác chuyên môn.
3. Thực hiện việc tiếp nhận và bảo quản an
toàn tử thi
4. Thực hiện công tác khám nghiệm tử thi và
xét nghiệm vi thể theo đúng quy chế giải quyết người bệnh tử vong.
5. Kiểm tra và duyệt các kết quả xét nghiệm.
Trực tiếp kiểm tra lại các tiêu bản phức tạp hoặc các kết quả nghi ngờ.
6. Bảo quản các tiêu bản giải phẫu bệnh theo
đúng quy định. Cung cấp tài liệu giải phẫu bệnh khi có ý kiến của giám đốc.
7. Tổ chức công tác khử khuẩn, tẩy uế, tiêu
độc và xử lý chất thải bệnh viện.
8. Đối với các trường hợp tự tử, tai nạn, đột
tử, chết không rõ lý do hoặc nghi ngờ có liên quan đến pháp luật, trưởng khoa
phải báo cáo giám đốc để mời cơ quan pháp luật cùng tham gia giải quyết.
II. QUYỀN HẠN:
1. Có quyền hạn chung của trưởng khoa và
trưởng khoa xét nghiệm.
2. Chỉ định người phẫu thuật tử thi và đọc
kết quả.
46. TRƯỞNG
KHOA CHỐNG NHIỄM KHUẨN
Thực hiện, nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa chống nhiễm khuẩn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn.
2. Tổ chức sắp xếp các nơi làm việc của khoa
liên hoàn, hợp lý đảm bảo công tác chuyên môn.
3. Tổ chức tốt quy định kỹ thuật bệnh viện về
khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế. Thực hiện tẩy uế, giặt là, khử khuẩn đồ vải
theo đúng quy định.
4. Phối hợp với các khoa, phòng có liên quan
tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định kỹ thuật bệnh viện về vô khuẩn và
thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện theo định kỳ hoặc đột xuất.
5. Chỉ đạo công tác thu gom và xử lý chất
thải chuyên môn theo đúng quy chế xử lý chất thải bệnh viện.
6. Tổ chức tuyên truyền vệ sinh chung và
phòng chống bệnh thông thường trong bệnh viện.
II. QUYỀN HẠN:
1. Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa.
2. Kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn trong
các khoa, phòng bệnh viện.
47. TRƯỞNG
KHOA DƯỢC
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa dược có nhiệm vụ quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế
công tác khoa dược.
2. Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện,
lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất
và sinh phẩm trong bệnh viện.
3. Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết
toán và theo dõi quản lý tiêu chuẩn, kinh phí sử dụng thuốc, hóa chất và sinh
phẩm đảm bảo chính xác theo đúng các quy định hiện hành.
4. Kiểm tra việc bảo quản xuất nhập thuốc,
hóa chất và sinh phẩm đảm bảo chất lượng theo đúng quy chế công tác khoa dược
và quy định của Nhà nước.
5. Thông tin kịp thời các loại thuốc, hóa
chất và sinh phẩm mới. Hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý, có hiệu quả các loại
thuốc, hóa chất và sinh phẩm cho các khoa trong bệnh viện.
II. QUYỀN HẠN:
1. Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa.
2. Kiểm tra việc sử dụng an toàn, hợp lý
thuốc, hóa chất, sinh phẩm trong bệnh viện.
48. TRƯỞNG
KHOA DINH DƯỠNG
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của
trưởng khoa, trưởng khoa dinh dưỡng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy
chế công tác khoa dinh dưỡng và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Tổ chức, sắp xếp nơi làm việc của khoa
liên hoàn và hợp lý để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng theo bệnh lý và vệ sinh an
toàn thực phẩm.
3. Xây dựng các chế độ ăn uống phù hợp với
bệnh lý.
4. Đảm bảo chế độ ăn uống theo bệnh lý và chế
độ ăn thường cho người bệnh theo yêu cầu của các khoa lâm sàng.
5. Kiểm tra việc thực hiện quy định kỹ thuật
bệnh viện về chế biến thực phẩm đảm bảo chất lượng và vệ sinh dinh dưỡng.
6. Tuyên truyền giáo dục vệ sinh dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm trong bệnh viện.
II. QUYỀN HẠN:
1. Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa.
2. Có quyền đình chỉ việc sử dụng thực phẩm
không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và không đúng theo chế độ ăn
uống bệnh lý.
49. TRƯỞNG
BUỒNG ĐỠ ĐẺ
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bác sĩ trưởng
khoa phụ sản, trưởng buồng đỡ đẻ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức hoạt động của buồng đỡ đẻ theo đúng
quy chế công tác khoa phụ sản và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Tổ chức thực hiện việc đỡ đẻ, theo dõi
chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh đảm bảo an toàn, vô khuẩn từ khi sản phụ chuyển
dạ vào buồng đỡ đẻ cho tới khi kết thúc cuộc đẻ, chuyển sản phụ và trẻ sơ sinh
ra khỏi buồng đỡ đẻ.
3. Thực hiện kỹ thuật đỡ đẻ thường và đỡ đẻ
khó.
4. Tổ chức hội chẩn trong trường hợp đẻ khó
đảm bảo an toàn cho sản phụ và trẻ sơ sinh.
5. Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong
buồng thực hiện đúng quy chế bệnh viện.
6. Tổ chức tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện,
hỗ trợ tuyến dưới khi được hưởng khoa phụ sản hoặc giám đốc bệnh viện phân
công.
7. Tổ chức thường trực buồng đỡ đẻ liên tục
24 giờ.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc và
trưởng khoa phụ sản phân công.
9. Tuyên truyền giáo dục bảo vệ sức khỏe bà
mẹ trẻ sơ sinh và kế hoạch hóa gia đình.
II. QUYỀN HẠN:
1. Chỉ định các phương pháp đỡ đẻ, xử lý
những trường hợp thai bất thường, chăm sóc đặc biệt cho sản phụ và trẻ sơ sinh.
2. Chủ trì các buổi họp và giao ban hàng ngày
của buồng đẻ.
3. Ký giấy chứng sinh.
4. Bố trí nhân lực trong buồng đỡ đẻ phù hợp
với công việc.
50. BÁC SỸ
KHOA KHÁM BỆNH
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa khám bệnh,
bác sĩ khoa khám bệnh chịu trách nhiệm trước trưởng khoa khám bệnh về việc khám
bệnh và chữa bệnh ngoại trú; bác sĩ khoa khám bệnh có nhiệm vụ quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
đặc biệt về quy định y đức theo lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ
mẫu”, Tiếp nhận người bệnh và thực hiện chẩn đoán bệnh, kê đơn xử lý cấp
cứu với tinh thần trách nhiệm cao, lập hồ sơ điều trị ngoại trú, nội trú hoặc
giới thiệu người bệnh lên tuyến trên điều trị theo quy định.
2. Nắm tình hình giường bệnh ở các khoa để bố
trí người bệnh vào bệnh viện điều trị nội trú.
3. Kê đơn thuốc cho người bệnh phải thực hiện
đúng quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị.
4. Trường hợp bệnh khó, nguy kịch phải báo
cáo ngay với trưởng khoa khám bệnh để xin ý kiến giải quyết.
5. Phải nắm vững chế độ, chính sách Nhà nước
để vận dụng thực hiện cho từng người bệnh.
6. Theo dõi sát sao diễn biến bệnh lý của
người bệnh nằm lưu tại khoa để xử lý kịp thời.
7. Theo dõi, quản lý người bệnh điều trị
ngoại trú theo quy chế điều trị ngoại trú.
8. Tham gia thường trực, cấp cứu, chỉ đạo
tuyến dưới thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tuyến cơ sở, công tác
nghiên cứu khoa học, dự các hội nghị, hội thảo khoa học theo sự phân công của
trưởng khoa và giám đốc bệnh viện.
9. Tham gia hướng dẫn học viên đến học tập
tại khoa theo sự phân công của trưởng khoa.
II. QUYỀN HẠN:
1. Khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn thuốc cho
người bệnh.
2. Quyết định cho người bệnh điều trị nội
trú, ngoại trú, hoặc giới thiệu lên tuyến trên.
3. Được cho người bệnh nghỉ ốm, hoặc làm việc
theo chế độ, phù hợp với sức khỏe và theo quy định của Nhà nước.
51. BÁC SĨ
ĐIỀU TRỊ
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa, bác sĩ điều
trị chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công tác chẩn đoán, điều trị và chỉ
định chế độ chăm sóc ăn uống của người bệnh được trưởng khoa phân công. Bác sĩ
điều trị có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện
đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế: chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê
đơn điều trị, quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện, quy chế quản
lý buồng bệnh, buồng thủ thuật và quy chế sử dụng thuốc.
2. Đối với những người bệnh mới vào hoặc từ
khoa khác chuyển đến phải khám ngay, cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn
uống. Trong 24 giờ phải hoàn thành bệnh án, các xét nghiệm cần thiết. Người
bệnh cấp cứu phải được làm bệnh án ban đầu ngay sau khi vào viện.
3. Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người
bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đầy đủ diễn biến của người bệnh
trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.
4. Hàng ngày buổi sáng phải khám từng người
bệnh cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống. Buổi chiều đi thăm lại
người bệnh một lần nữa và cho y lệnh bổ sung khi cần thiết. Đối với người bệnh
nặng phải được theo dõi sát, xử lý kịp thời khi có diễn biến bất thường.
5. Thực hiện chế độ hội chẩn theo đúng quy
định đối với những trường hợp sau:
a. Người bệnh nặng, nguy kịch.
b. Người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị
nhưng bệnh thuyên chuyển chậm hoặc không có kết quả.
6. Thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật do
trưởng khoa phân công. Trước khi thực hiện phải thăm khám lại, ra y lệnh chuẩn
bị chu đáo để đảm bảo điều kiện an toàn nhất cho người bệnh.
7. Hàng ngày phải kiểm tra.
a. Các chỉ định về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn
uống, nghỉ ngơi của người bệnh.
b. Các chỉ định không còn phù hợp với tình
trạng bệnh phải được đình chỉ ngay.
c. Kiểm tra vệ sinh cá nhân người bệnh đồng
thời hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.
8. Hàng ngày cuối giờ làm việc phải ghi vào
sổ bàn giao cho bác sĩ thường trực những người bệnh nặng, những yêu cầu theo
dõi và những y lệnh còn lại trong ngày của từng người bệnh.
9. Tham gia thường trực theo lịch phân công
của trưởng khoa.
10. Tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban
đầu ở tuyến y tế cơ sở theo sự phân công của giám đốc và trưởng khoa.
11. Tham gia hội chẩn, kiểm thảo tử vong khi
được yêu cầu. Tổng kết bệnh án cho người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện
theo quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện.
12. Hướng dẫn học viên thực tập theo sự phân
công của trưởng khoa.
13. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học,
tham dự hội nghị khoa học theo sự phân công của trưởng khoa và giám đốc bệnh
viện.
14. Thường xuyên động viên người bệnh tin
tưởng, an tâm điều trị, bản thân phải thực hiện tốt quy định y đức.
II. QUYỀN HẠN:
1. Khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn thuốc, ra y
lệnh điều trị, chăm sóc người bệnh theo quy chế bệnh viện.
2. Ký đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc.
52. BÁC SỸ
KHOA NGOẠI
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bác sĩ điều
trị và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa
phẫu thuật - gây mê hồi sức và quy chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn.
2. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về các
công việc được phân công.
3. Đối với người bệnh mới tiếp nhận phải khám
ngay và bổ sung hồ sơ bệnh án, cho y lệnh điều trị, chăm sóc, ăn uống và sẵn
sàng phẫu thuật khi có chỉ định.
4. Khi được phân công phẫu thuật phải kiểm
tra lại người bệnh đã có trong kế hoạch và chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho
cuộc phẫu thuật theo chỉ định.
5. Có trách nhiệm theo dõi sát người bệnh đã
được phẫu thuật để có chỉ định bổ sung điều trị và chăm sóc, ăn uống phù hợp.
II. QUYỀN HẠN:
1. Có quyền hạn của bác sĩ điều trị.
2. Có quyền phẫu thuật người bệnh khi có chỉ
định và được phân công.
53. BÁC SỸ GÂY
MÊ HỒI SỨC
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bác sĩ điều
trị có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác
phẫu thuật – gây mê hồi sức và quy chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn.
2. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa phẫu
thuật – gây mê hồi sức hoặc trưởng khoa ngoại về công tác gây mê hồi sức cho
người bệnh theo chỉ định.
3. Thăm khám người bệnh trước phẫu thuật:
a Đối với trường hợp phẫu thuật theo kế
hoạch: bác sĩ gây mê hồi sức phải khám lại người bệnh được phẫu thuật trước 1
ngày để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật theo quy định.
b. Đối với trường hợp phẫu thuật cấp cứu: bác
sĩ gây mê hồi sức phải trực tiếp khám người bệnh, phối hợp với bác sĩ phẫu
thuật chuẩn bị đầy đủ cuộc phẫu thuật.
4. Kiểm tra việc chuẩn bị thuốc, ô xy và các
phương tiện khác phục vụ cho công tác gây mê của kỹ thuật viên.
5. Tiếp đón người bệnh được phẫu thuật vào
buồng phẫu thuật và thực hiện gây mê, gây tê theo y lệnh. Theo dõi sát tình
trạng sức khỏe cho người bệnh để xử lý khi có diễn biến bất thường, đảm bảo an
toàn về gây mê hồi sức cho cuộc phẫu thuật.
6. Sau phẫu thuật bác sĩ gây mê hồi sức phải
theo dõi sát tình trạng sức khỏe của người bệnh, cho đến khi các chỉ số sinh
tồn của người bệnh ổn định.
- Trường hợp người bệnh nặng có nguy cơ tử
vong bác sĩ gây mê hồi sức phải thực hiện việc hồi sức tích cực, đồng thời xin
ý kiến của trưởng khoa, cấp cứu người bệnh cho đến khi ổn định mới chuyển về
buồng hồi tỉnh.
II. QUYỀN HẠN:
1. Có quyền hạn của bác sĩ điều trị.
2. Tham gia hội chẩn duyệt phẫu thuật để chọn
phương pháp gây mê, gây tê thích hợp.
54. BÁC SĨ SẢN
PHỤ
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bác sĩ điều
trị và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa phụ sản, quy chế công tác
khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức và quy chế công
tác khoa chống nhiễm khuẩn.
2. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa phụ sản
hoặc khoa ngoại về các công việc được phân công.
3. Đối với sản phụ đến khám thai hỏi tỉ mỉ về
quá trình thai nghén, thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn
đoán rõ tuổi thai, tình trạng thai nghén, hướng dẫn sản phụ giữ gìn vệ sinh
thai nghén.
4. Đối với người bệnh đến khám phụ khoa phải
hỏi tỉ mỉ về bệnh sử, thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn
đoán bệnh và chỉ định điều trị.
5. Thực hiện đỡ đẻ khó sau khi đã thăm khám
và xác định tình trạng thai và tiên lượng cuộc đẻ.
6. Trong trường hợp sản bệnh hoặc có nguy cơ
tai biến sản khoa phải báo cáo trưởng khoa để hội chẩn và xử lý kịp thời.
7. Thực hiện các thủ thuật và phẫu thuật về
sản, phụ theo sự phân công của trưởng khoa.
8. Tham gia công tác tuyên truyền giáo dục,
bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, phòng chống các bệnh phụ khoa và công tác
dân số kế hoạch hóa gia đình.
II. QUYỀN HẠN:
1. Có quyền hạn của bác sĩ điều trị.
2. Ký giấy chứng sinh.
55. BÁC SĨ VẬT
LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bác sĩ điều
trị và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội, quy chế công tác khoa
vật lý trị liệu – phục hồi chức năng và quy chế quản lý và sử dụng vật tư,
thiết bị y tế.
2. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về các
công việc được phân công.
3. Tiếp đón người bệnh đến khám theo đúng quy
chế công tác khoa khám bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và phục hồi chức
năng thích hợp.
4. Thực hiện các kỹ thuật về vật lý trị liệu
– phục hồi chức năng theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện, hướng dẫn kỹ thuật
viên giúp đỡ người bệnh thực hiện các kỹ thuật phục hồi và sử dụng các phương pháp
vật lý trị liệu.
5. Tham gia công tác phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng.
II. QUYỀN HẠN:
1. Có quyền hạn của bác sĩ điều trị.
2. Chỉ định và hướng dẫn các phương pháp điều
trị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng.
56. BÁC SĨ XÉT
NGHIỆM
(Áp dụng cho các chức danh: Bác sĩ, dược sĩ
và các cán bộ đại học làm xét nghiệm)
Bác sĩ xét nghiệm chịu trách nhiệm trước
trưởng khoa về những công việc được phân công và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa xét nghiệm, quy chế xử lý
chất thải và quy chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn.
2. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về các
công việc được phân công.
3. Tiến hành các xét nghiệm được phân công
theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện.
4. Kiểm tra lại kết quả xét nghiệm của kỹ
thuật viên trong phạm vi được phân công. Ký phiếu kết quả xét nghiệm để trình
trưởng khoa duyệt.
5. Định kỳ chuẩn thức các kỹ thuật trong phạm
vi được phân công.
6. Trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn thực hành
cho học viên đến học tập tại khoa và bổ túc nghiệp vụ cho các kỹ thuật viên
trong khoa theo sự phân công.
7. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học,
thông báo thông tin khoa học về xét nghiệm theo sự phân công.
8. Tham gia thường trực theo lịch phân công
của trưởng khoa.
9. Tham gia hội chẩn kiểm thảo tử vong khi
được yêu cầu.
10. Tham gia chỉ đạo và hỗ trợ kỹ thuật tuyến
dưới triển khai các xét nghiệm thích hợp.
11. Nghiêm chỉnh thực hiện các quyết định về
vệ sinh và bảo hộ lao động.
II. QUYỀN HẠN:
Ký kết quả xét nghiệm trong phạm vi được phân
công.
57. BÁC SĨ
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bác sĩ xét
nghiệm và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh và quy
chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
2. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công
việc được phân công.
3. Tiếp đoán người bệnh đến khám theo quy chế
công tác khoa khám bệnh.
4. Những trường hợp bệnh khó chẩn đoán, không
rõ ràng, kỹ thuật thực hiện phức tạp phải báo cáo ngay với trưởng khoa để xin ý
kiến giải quyết.
5. Hướng dẫn các kỹ thuật viên trong khoa
giúp người bệnh thực hiện đúng quy định kỹ thuật bệnh viện về chẩn đoán bằng
hình ảnh.
II. QUYỀN HẠN:
Đọc kết quả chẩn đoán, ký phiếu trả kết quả
trong phạm vi được phân công.
58. BÁC SĨ
GIẢI PHẪU BỆNH
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bác sĩ xét
nghiệm và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa giải phẫu bệnh, quy chế
giải quyết người bệnh tử vong, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện và quy chế
xử lý chất thải.
2. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công
việc được phân công.
3. Tiếp đoán người bệnh đến khám theo quy chế
công tác khoa khám bệnh, thực hiện thủ thuật sinh thiết để chẩn đoán.
4. Khám nghiệm tử thi chẩn đoán đại thể và
lấy bệnh phẩm xét nghiệm.
5. Đọc các tiêu bản tổ chức tế bào học, ký
xác nhận kết quả của các tiêu bản giải phẫu bệnh, trường hợp khó phải báo cáo
bác sĩ trưởng khoa.
II. QUYỀN HẠN:
1. Có quyền hạn của bác sĩ xét nghiệm.
2. Đọc kết quả chẩn đoán
59. DƯỢC SĨ
PHỤ TRÁCH KHO CẤP PHÁT
Dược sĩ phụ trách kho và cấp phát có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa dược và quy chế sử dụng
thuốc.
2. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công
việc được phân công. Trực tiếp giữ và cấp phát các thuốc, hóa chất độc bảng
A-B, thuốc gây nghiệm theo quy chế công tác khoa dược.
3. Hướng dẫn, phân công các thành viên làm
việc tại kho nắm vững nội dung công việc, quy chế công tác khoa dược.
4. Kiểm tra chặt chẽ xuất, nhập theo quy chế
công tác khoa dược, đảm bảo kho an toàn tuyệt đối.
5. Tham gia và hướng dẫn cho kỹ thuật viên
dược, dược sĩ trung học, dược tá học tập nâng cao nghiệp vụ.
6. Nắm vững số lượng, hàm lượng, hạn dùng của
thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt dược, hóa chất và y dụng cụ có trong khoa để
phục vụ công tác điều trị.
7. Thường xuyên phải báo cáo với trưởng khoa
về công tác kho và cấp phát.
8. Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên theo sự phân
công.
II. QUYỀN HẠN:
1. Bảo quản, xuất nhập thuốc, hóa chất và y
dụng cụ theo quy định.
2. Hướng dẫn, phân công các thành viên được
giao nhiệm vụ về công tác bảo quản, sắp xếp, trong kho.
60. DƯỢC SĨ
PHA CHẾ THUỐC
Dược sĩ pha chế thuốc có các nhiệm vụ, quyền
hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa dược, quy chế sử dụng thuốc
và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công
việc được phân công.
3. Thực hiện pha chế theo đúng quy định kỹ
thuật bệnh viện, đảm bảo chất lượng thuốc và an toàn cho người sử dụng.
4. Kiểm tra chất lượng nước cất, nguyên liệu
phụ liệu và bán thành phẩm trước khi pha nhằm đảm bảo chất lượng thuốc theo quy
định.
5. Đảm bảo pha chế kịp thời các đơn thuốc cấp
cứu và đặc biệt chú ý các đơn ghi cho trẻ em.
6. Chỉ đạo, kiểm tra sản xuất nước cất, rửa
chai lọ, tiệt khuẩn dụng cụ pha chế nhằm đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn đối với
thuốc tiêm.
7. Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn,
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên theo
sự phân công của trưởng khoa.
8. Tham gia thường trực.
II. QUYỀN HẠN:
Được pha chế các loại thuốc, hóa chất, thuốc
độc theo quy định danh mục thuốc được pha chế ở bệnh viện.
61. BÁC SĨ
DINH DƯỠNG
Bác sĩ dinh dưỡng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa dinh dưỡng, quy chế xử lý
chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công
việc được phân công.
3. Thực hiện chế độ ăn uống bệnh lý theo y
lệnh
4. Đảm bảo chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Tham gia giáo dục vệ sinh về dinh dưỡng.
6. Tham gia hướng dẫn thực hành cho học viên
theo sự phân công của trưởng khoa.
7. Tham gia nghiên cứu khoa học theo sự phân
công của trưởng khoa.
8. Tham gia hội chẩn và kiểm thảo tử vong khi
có yêu cầu.
9. Tham gia chỉ đạo tuyến dưới về dinh dưỡng.
10. Thực hiện nghiêm chỉnh vệ sinh bảo hộ lao
động.
II. QUYỀN HẠN:
1. Xây dựng chế độ ăn uống bệnh lý cho từng
loại bệnh.
2. Ký duyệt chế độ thực đơn theo đề nghị của
các khoa lâm sàng.
3. Tạm thời đình chỉ sử dụng thực phẩm không
đúng chế độ ăn uống bệnh lý và không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm và báo cáo trưởng khoa giải quyết.
62. Y TÁ (ĐIỀU
DƯỠNG) TRƯỞNG KHOA, NỮ HỘ SINH TRƯỞNG KHOA
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và trưởng
phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa và nữ hộ sinh
trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người
bệnh toàn diện.
2. Hàng ngày đi thăm người bệnh. Nhận các y
lệnh và điều trị và chăm sóc của trưởng khoa để tổ chức thực hiện.
3. Quản lý buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ
sinh, vô khuẩn chống nhiễm khuẩn trong khoa.
4. Kiểm tra đôn đốc, y tá (điều dưỡng), nữ hộ
sinh và hộ lý thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị, quy chế bệnh viện, quy định
kỹ thuật bệnh viện, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất, những diễn
biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử lý.
5. Lập kế hoạch và phân công công việc cho y
tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh và hộ lý trong khoa.
6. Tham gia công tác đào tạo cho y tá (điều
dưỡng) nữ hộ sinh, học viên, hộ lý và tham gia công tác chỉ đạo tuyến theo sự
phân công.
7. Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu
hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư
theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch các yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
8. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi,
phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa.
9. Theo dõi, chấm công lao động hàng ngày và
tổng hợp ngày công để báo cáo.
10. Tham gia thường trực và chăm sóc người
bệnh.
11. Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng
người bệnh cấp khoa.
II. QUYỀN HẠN:
1. Phân công y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh,
hộ lý đáp ứng yêu cầu công việc của khoa.
2. Kiểm tra y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, hộ
lý thực hiện các quy định và quy chế bệnh viện.
63. Y TÁ (ĐIỀU
DƯỠNG) TRƯỞNG KHOA PHẪU THUẬT – GÂY MÊ HỒI SỨC
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa phẫu thuật –
gây mê hồi sức và trưởng phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện, y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức có nhiệm vụ, quyền hạn như y tá (điều
dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tiếp nhận và đưa người bệnh vào buồng phẫu
thuật theo y lệnh ghi trong hồ sơ bệnh án.
2. Phân công y tá (điều dưỡng) kỹ thuật viên
và hộ lý phục vụ các cuộc phẫu thuật và thường trực để trình trưởng khoa duyệt.
3. Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong
khoa thực hiện nghiêm chỉnh quy chế khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
4. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện,
dụng cụ, vật liệu dùng trong phẫu thuật và thiết bị để sẵn sàng phục vụ các
cuộc phẩu thuật theo kế hoạch và phẫu thuật cấp cứu. Những dụng cụ hỏng, vỡ
phải lĩnh bổ sung hoặc thay thế kịp thời.
5. Phân công y tá (điều dưỡng) thực hiện công
tác theo dõi, chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật khi còn ở trong khoa, báo cáo
kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất, những diễn biến bất thường của người
bệnh để xử lý kịp thời.
6. Tổ chức và kiểm tra công tác vệ sinh, vô
khuẩn, chống nhiễm khuẩn và xử lý chất thải theo quy định.
7. Tham gia phục vụ các cuộc phẫu thuật và
thường trực.
8. Phối hợp với y tá (điều dưỡng) trưởng khoa
ngoại để đón người bệnh đến buồng phẫu thuật và đưa người bệnh từ buồng phẫu
thuật về khoa.
II. QUYỀN HẠN:
1. Phân công y tá (điều dưỡng), hộ lý đáp ứng
yêu cầu công việc của khoa.
64. Y TÁ (ĐIỀU
DƯỠNG) HÀNH CHÍNH KHOA
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá (điều
dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ sau:
1. Thực hiện công việc thống kê theo quy
định:
a. Ghi cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào
viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong.
b. Báo cáo tình hình người bệnh hàng ngày,
hàng tháng, 3, 6, 9 và 12 tháng theo quy định.
c. Chuyển bệnh án đã được trưởng khoa duyệt của
người bệnh ra viện, tử vong đến phòng lưu trữ.
d. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu
trong khoa.
2. Quản lý thuốc dùng hàng ngày cho người
bệnh trong khoa.
a. Tổng hợp thuốc dùng hàng ngày theo y lệnh
và viết phiếu lĩnh thuốc để trình trưởng khoa duyệt.
b. Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để
y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh.
c. Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và
bổ sung thuốc trực theo cơ số quy định.
d. Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược
theo quy chế sử dụng thuốc.
e. Tổng hợp thuốc đã dùng cho mỗi người bệnh
trước lúc ra viện.
3. Lĩnh dụng cụ y tế, văn phòng phẩm. Lập sổ
theo dõi và cấp phát để sử dụng theo kế hoạch của y tá (điều dưỡng) trưởng và
trưởng khoa.
4. Tham gia thường trực và chăm sóc người
bệnh khi cần.
5. Thay y tá (điều dưỡng) trưởng khoa khi
được ủy quyền.
65. Y TÁ (ĐIỀU
DƯỠNG) CHĂM SÓC
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá (điều
dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) chăm sóc có nhiệm vụ sau:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
đặc biệt chú ý thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý
buồng bệnh và buồng thủ thuật.
2. Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của
thầy thuốc.
3. Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng
quy định kỹ thuật bệnh viện:
a. Y tá (điều dưỡng) trung cấp {y tá (điều
dưỡng) chính} thực hiện được các kỹ thuật cơ bản như: lập kế hoạch chăm sóc cho
người bệnh, thuốc uống, thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng,
đặt thông, kỹ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành, bảo quản các thiết bị y
tế trong khoa theo sự phân công.
b. Y tá (điều dưỡng) cao cấp (cử nhân điều
dưỡng): ngoài việc thực hiện các công việc như y tá (điều dưỡng) chính, phải
thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phức tạp khi y tá (điều dưỡng) chính không thực
hiện được, tham gia đào tạo, quản lý và sử dụng thành thạo các thiết bị y tế
trong khoa.
4. Đối với những người bệnh nặng, nguy kịch
phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho
bác sĩ điều trị xử lý kịp thời.
5. Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng
bất thường của người bệnh và cách xử lý vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc
theo quy định.
6. Hàng ngày cuối giờ làm việc phải bàn giao
người bệnh cho y tá (điều dưỡng) trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong
ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng người bệnh, đặc biệt là
người bệnh nặng.
7. Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế trật
tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công.
8. Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực
chăm sóc người bệnh và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc người bệnh cho
học viên khi được y tá (điều dưỡng) trưởng khoa phân công.
9. Tham gia thường trực theo sự phân công của
y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.
10. Động viên người bệnh an tâm điều trị. Bản
thân phải thực hiện tốt quy định y đức.
11. Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức.
66. Y TÁ (ĐIỀU
DƯỠNG) KHOA PHẪU THUẬT – GÂY MÊ HỒI SỨC
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá (điều
dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức có nhiệm
vụ sau:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện qui chế bệnh viện,
đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức và
quy chế công tác khoa ngoại.
2. Nghiêm chỉnh thực hiện y lệnh của bác sĩ
điều trị.
3. Trước cuộc phẫu thuật: Chuẩn bị đầy đủ các
phương tiện, dụng cụ, thuốc cho cuộc phẫu thuật. Kiểm tra họ tên người bệnh,
chỉ định phẫu thuật trước khi đưa người bệnh lên bàn phẫu thuật, đèn phẫu
thuật, mặc áo vô khuẩn.
4. Trong cuộc phẫu thuật: sắp xếp dụng cụ
theo trình tự, tiếp dụng cụ cho phẫu thuật viên theo đúng quy định kỹ thuật
bệnh viện.
5. Sau cuộc phẫu thuật kiểm tra lại số lượng
dụng cụ, băng, gạc. Nếu phát hiện thiếu phải báo ngay cho phẫu thuật viên để đề
phòng sót dụng cụ trong cơ thể người bệnh. Vệ sinh thiết bị, bàn phẫu thuật sau
mỗi cuộc phẫu thuật.
6. Theo dõi và chăm sóc người bệnh sau phẫu
thuật khi còn ở khoa và phát hiện tai biến để báo cáo cho phẫu thuật viên xử lý
kịp thời.
7. Cọ rửa, khử khuẩn, tiệt khuẩn, kiểm tra và
đóng gói dụng cụ phẫu thuật theo cơ số quy định cho từng loại phẫu thuật.
8. Quản lý thiết bị y tế, dụng cụ, phương
tiện phẫu thuật khác được giao.
9. Tham gia hướng dẫn thực hành cho học viên
khi được phân công.
10. Tham gia thường trực theo sự phân công
của y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.
67. NỮ HỘ SINH
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và nữ hộ sinh
trưởng khoa, nữ hộ sinh có nhiệm vụ:
1. Tiếp nhận, hướng dẫn sản phụ, người bệnh
đến khám bệnh, điều trị, thực hiện đúng quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.
2. Thăm khám thai, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đỡ
đẻ, theo dõi chuyển dạ chu đáo mọi mặt trước khi sản phụ đẻ, khi phát hiện các
dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sĩ để xử lý kịp thời.
3. Thực hiện đỡ đẻ thường, phụ bác sĩ thực
hiện kỹ thuật đỡ đẻ khó.
a. Nữ hộ sinh trung cấp (nữ hộ sinh chính):
thực hiện kỹ thuật chăm sóc sản phụ, người bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.
b. Nữ hộ sinh cao cấp (cử nhân nữ hộ sinh):
thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phức tạp khi nữ hộ sinh trung cấp không thực
hiện được: thực hiện kỹ thuật hút điều hòa kinh nguyệt; trực tiếp theo dõi,
chăm sóc những cuộc đẻ có nguy cơ cao, sử dụng thành thạo các thiết bị y tế
trong khoa theo sự phân công.
4. Thực hiện đầy đủ, chính xác y lệnh của bác
sĩ điều trị, thường xuyên theo dõi tình trạng sản phụ và trẻ sơ sinh, kịp thời
báo cáo bác sĩ điều trị khi có diễn biến bất thường và ghi đầy đủ các diễn biến
vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc.
5. Nhận và bàn giao tình trạng sản phụ, người
bệnh, thuốc, công việc, tài sản đầy đủ với kíp thường trực.
6. Bảo quản tài sản, thuốc và các thiết bị y
tế, hồ sơ bệnh án; vệ sinh buồng bệnh và buồng thủ thuật trong phạm vi được
phân công.
7. Nghiêm túc thực hiện sự phân công của
trưởng khoa và nữ hộ sinh trưởng khoa.
8. Tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẫn
học viên thực tập theo sự phân công của trưởng khoa.
9. Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục
sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cho các
sản phụ và người bệnh tại khoa. Tham gia công tác chuyên khoa tại cộng đồng khi
được phân công.
68. KỸ THUẬT
VIÊN TRƯỞNG KHOA
(Chức năng này áp dụng cho những khoa không
có giường bệnh, bao gồm: khoa xét nghiệm, khoa chống nhiễm khuẩn, khoa dược,
khoa chẩn đoán hình ảnh …)
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa, và trưởng
phòng y tá (điều dưỡng), kỹ thuật viên trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. NHIỆM VỤ:
1. Tổ chức thực hiện các kỹ thuật chuyên môn,
kiểm tra đôn đốc các kỹ thuật viên và y công trong khoa thực hiện đúng quy chế
bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện.
2. Quản lý công tác hành chính, quản lý sổ
sách, thống kê báo cáo, lập kế hoạch công tác dựa vào kế hoạch được giao. Phân
công công việc cho kỹ thuật viên, y công. Chấm công hàng ngày, tổng hợp ngày
công hàng tháng để trình trưởng khoa ký duyệt.
3. Tham gia thường trực và phân công trực
trong khoa.
4. Tiếp nhận và giải quyết những đề nghị của
người bệnh, gia đình người bệnh trong trường hợp vượt quá khả năng, quyền hạn
phải báo cáo trưởng khoa giải quyết.
5. Tham gia đào tạo cho kỹ thuật viên, y công
trong khoa và học viên đến học tập theo sự phân công của trưởng khoa.
6. Lập dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao sử
dụng cho khoa. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản
vật tư theo quy định. Viết phiếu sửa chữa dụng cụ hỏng.
7. Kiểm tra đôn đốc vệ sinh, sạch đẹp khoa,
quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện và công tác bảo hộ lao động trong khoa.
8. Tham gia nghiên cứu khoa học theo sự phân
công của trưởng khoa.
II. QUYỀN HẠN:
Phân công công việc cho kỹ thuật viên, y công
trong khoa.
69. KỸ THUẬT
VIÊN XÉT NGHIỆM
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và kỹ thuật
trưởng khoa, kỹ thuật viên xét nghiệm có nhiệm vụ:
1. Thực hiện các xét nghiệm được phân công.
2. Pha chế các thuốc thử để kiểm nghiệm và
thường xuyên kiểm tra các thuốc thử đúng tiêu chuẩn quy định.
3. Lấy mẫu phẩm tại giường cho người bệnh
chăm sóc cấp I và các trường hợp xét nghiệm đặc biệt.
4. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện,
thực hiện đúng quy định kỹ thuật bệnh viện, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính
xác.
5. Lĩnh và bảo quản các dụng cụ, thuốc, hóa
chất theo sự phân công và theo đúng quy định.
6. Thống kê ghi lại kết quả xét nghiệm vào sổ
lưu trữ, và chuyển các kết quả xét nghiệm tới các khoa. Gặp những tiêu bản xét
nghiệm có kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay trưởng khoa.
7. Hướng dẫn thực hành cho học viên đến học
theo sự phân công của trưởng khoa.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân
công của trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa.
70. KỸ THUẬT
VIÊN CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và kỹ thuật
viên trưởng khoa, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh có nhiệm vụ sau:
1. Điều khiển máy chiếu, chụp, rửa phim X-
quang theo sự phân công của trưởng khoa.
2. Đối chiếu giấy yêu cầu chẩn đoán của bác
sĩ điều trị với người bệnh để thực hiện đúng yêu cầu và đảm bảo kỹ thuật.
3. Trên phim ảnh phải ghi rõ và đầy đủ họ
tên, tuổi, ngày, tháng, năm thực hiện kỹ thuật, ký hiệu, vị trí chính xác phải,
trái của cơ thể người bệnh.
4. Thực hiện:
a. Chế độ bảo dưỡng máy thường xuyên và định
kỳ theo quy định.
b. Khi có sự cố phải ngừng máy, không được tự
động sửa chữa, phải báo ngay cho kỹ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa.
c. Khi sửa chữa máy phải luôn có mặt cùng thợ
sửa chữa.
d. Khi vận hành máy phải mang đầy đủ phương
tiện phòng hộ theo pháp lệnh an toàn kiểm soát bức xạ.
e. Không được bỏ vị trí làm việc khi máy đang
hoạt động.
g. Thực hiện các quy định hiện hành về thời
gian làm việc bồi dưỡng và nghỉ ngơi.
5. Phải ghi kết quả chiếu chụp vào sổ lưu trữ
và chuyển kết quả đến các khoa lâm sàng. Gặp trường hợp chụp chưa đạt yêu cầu
hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay trưởng khoa hoặc kỹ thuật viên trưởng khoa giải
quyết.
6. Lĩnh và bảo quản các dụng cụ, hóa chất
phim ảnh theo sự phân công.
7. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn ngoại
ngữ, tham gia nghiên cứu khoa học.
8. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác
theo sự phân công của trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa.
71. KỸ THUẬT
VIÊN VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng khoa, kỹ
thuật viên trưởng khoa, kỹ thuật viên vật lý trị liệu – phục hồi chức năng có
nhiệm vụ:
1. Sử dụng thiết bị:
- Kiểm tra thiết bị trước khi dùng.
- Vận hành thiết bị đúng quy định kỹ thuật
bệnh viện đúng y lệnh.
- Sau khi sử dụng thiết bị, tắt máy.
2. Hướng dẫn động viên người bệnh và gia đình
người bệnh biết cách luyện tập tại nhà theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện và
đảm bảo an toàn.
3. Kiểm tra thiết bị chuyên dùng trước khi sử
dụng cho người bệnh đảm bảo an toàn điều trị.
4. Đảm bảo thực hiện đúng quy chế bệnh viện,
đặc biệt phải chú ý thực hiện:
a. Quy chế công tác khoa vật lý trị liệu –
phục hồi chức năng và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
b. Ghi chép đầy đủ vào phiếu theo dõi và
phiếu chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng.
c. Bảo quản thiết bị và phương tiện tránh hư
hỏng mất mát.
5. Không được bỏ trị trí làm việc khi máy
đang hoạt động.
6. Khi sửa chữa máy phải luôn có mặt cùng thợ
sửa chữa.
7. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn,
ngoại ngữ, tham gia nghiên cứu khoa học và thực hiện phục hồi chức năng cộng
đồng theo sự phân công.
8. Tổ chức họp người bệnh theo định kỳ, hướng
dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
72. HỘ LÝ
CHUNG
(Làm việc tại các khoa lâm sàng, khoa khám
bệnh)
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa, y tá (điều
dưỡng) trưởng khoa, hộ lý có nhiệm vụ:
1. Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp,
trật tự trong các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành
lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa theo quy chế quản lý buồng bệnh và
buồng thủ thuật và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Phục vụ người bệnh:
a. Thay, đổi đồ vải của người bệnh theo quy
định.
b. Đổ bô, chất thải của người bệnh.
c. Cọ rửa và tiệt khuẩn dụng cụ đựng chất
thải của người bệnh, đảm bảo luôn khô sạch.
3. Phụ y tá (điều dưỡng) trong chăm sóc người
bệnh toàn diện:
a. Hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh thân
thể.
b. Vận chuyển người bệnh
c. Vận chuyển phương tiện và thiết bị phục vụ
người bệnh và mang sửa chữa thiết bị hỏng.
4. Thu gom quản lý chất thải trong khoa:
a. Đặt các thùng rác tại các vị trí quy định
của khoa (có lót túi nylon ở trong)
b. Tập trung, phân loại rác từ các buồng
bệnh, buồng thủ thuật vào thùng rác chung của khoa.
c. Buộc túi nylon khi rác đầy 2/3 túi và dán
nhãn, ghi rõ tên khoa trên nhãn.
d. Thu gom và bỏ rác vào thùng không để rác
rơi vãi ra ngoài.
e. Cọ rửa thùng rác hàng ngày.
5. Bảo quản tài sản trong phạm vi được phân
công.
6. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác
theo sự phân công của y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.
73. Y CÔNG
(Làm việc tại khoa không có giường bệnh)
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và kỹ thuật
viên trưởng khoa, y công có nhiệm vụ:
1. Đảm bảo trật tự vệ sinh khu vực làm việc,
buồng vệ sinh, buồng tắm và vệ sinh ngoại cảnh thuộc khoa.
2. Phụ y tá (điều dưỡng), kỹ thuật viên thực
hiện kỹ thuật chuyên môn.
3. Thu gom, xử lý chất thải đúng quy chế xử
lý chất thải. Tẩy rửa khử khuẩn dụng cụ chuyên môn (thực hiện nhiệm vụ như hộ
lý buồng bệnh)
4. Y công nhà giặt chịu trách nhiệm giặt là,
khâu vá đồ vải theo đúng quy định.
5. Nhận và vận chuyển các dụng cụ hỏng tới
xưởng sửa chữa.
6. Cất giữ và bảo quản tài sản trong phạm vi
được giao.
74. THỦ KHO
Dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng hoặc trưởng
khoa, thủ kho có nhiệm vụ sau:
1. Bảo quản hàng hóa trong kho theo đúng quy
định của nhà nước.
2. Kiểm soát hàng nhập, xuất đúng số lượng,
chất lượng ghi trên tờ phiếu không sửa chữa tẩy xóa. Hàng nhập trước xuất
trước, chú ý thời hạn sử dụng.
3. Phải có thẻ kho, sổ sách giấy tờ theo dõi
đối chiếu số lượng và chất lượng chính xác.
4. Lưu giữ phiếu xuất nhập đúng chế độ hiện
hành của nhà nước.
5. Theo dõi đôn đốc việc thu hồi các vật liệu
tài sản cho mượn. Bảo quản tốt tư trang của người bệnh gửi khi nằm viện, đặc
biệt chú ý tư trang của người bệnh tử vong chưa có người nhận.
6. Thường xuyên kiểm tra các hàng tồn kho, sổ
sách cập nhật. Định kỳ báo cáo tình hình: tồn kho, hư hỏng và hao hụt để kịp
thời xử lý.
7. Có trách nhiệm phòng gian bảo mật, khi
phát hiện có vấn đề nghi vấn trong xuất, nhập và an toàn hàng hóa phải báo cáo
ngay cho trưởng phòng hoặc trưởng khoa và giám đốc bệnh viện. Chú ý phòng chống
cháy nổ, phòng chống bão lụt, chống mối mọt, chống chuột.
75. LÁI XE Ô
TÔ CỨU THƯƠNG
Dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng hành chính
quản trị và đội trưởng đội xe, lái xe ô tô cứu thương có nhiệm vụ sau:
1. Người lái xe ôtô cứu thương phải có phẩm
chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, tận tình phục vụ người bệnh.
2. Người lái xe ô tô cứu thương thường trực
cấp cứu phải sẵn sàng ở vị trí quy định, đảm bảo đưa, đón người bệnh an toàn
theo quy chế cấp cứu.
3. Phải chuẩn bị xe sẵn sàng bất cứ lúc nào,
có lệnh lên đường đưa đón người bệnh được ngay.
4. Trong thời gian làm việc và thường trực
nghiêm cấm người lái xe ô tô cứu thương không được uống rượu, uống bia.
5. Thực hiện nghiêm chỉnh điều lệ an toàn
giao thông, đảm bảo kỹ thuật điều khiển xe qua đường xấu, đường vòng, hạn chế
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
6. Khi đưa người bệnh đi xa phải chuẩn bị đầy
đủ phương tiện, dụng cụ sửa chữa không để xe hỏng nằm lại dọc đường.
7. Định kỳ kiểm tra bảo quản xe sạch, thường
xuyên lau chùi, tra dầu mỡ để đảm bảo xe tốt.
8. Sau khi chuyên chở người bệnh truyền nhiễm
hoặc tử vong phải tiến hành ngay việc tẩy uế, khử khuẩn theo quy chế chống
nhiễm khuẩn bệnh viện.
9. Bảo quản dụng cụ y tế có gắn sẵn trên xe.
10. Phải có sổ ghi hành trình xe ô tô cứu
thương đi cấp cứu, có đầy đủ các giấy tờ của xe và của lái xe theo quy định.
76. VIÊN CHỨC
NHÀ ĐẠI THỂ
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa giải phẫu
bệnh, nhân viên nhà đại thể có nhiệm vụ:
1. Nhận và đưa thi hài người bệnh về nhà đại
thể khi được thông báo.
2. Phụ bác sĩ thực hiện việc khám nghiệm tử
thi.
3. Thực hiện việc khâm liệm thi hài người
bệnh. Luôn sẵn sàng giúp đỡ, an ủi tang chủ và phục vụ tang lễ chu đáo.
4. Bảo quản dụng cụ của nhà đại thể, vệ sinh
nhà đại thể đảm bảo luôn sạch sẽ, trang nghiêm.
Phần III.
QUY CHẾ
QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
1. QUY CHẾ KẾ
HOẠCH
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm xây dựng
kế hoạch công tác, báo cáo cấp có thẩm quyền duyệt.
2. Căn cứ vào kế hoạch đã được duyệt, giám
đốc bệnh viện tổ chức thực hiện.
3. Giám đốc bệnh viện tổ chức kiểm tra đánh
giá kết quả sau khi thực hiện.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Cơ sở xây dựng kế hoạch:
a. Các nguồn lực của bệnh viện.
b. Tình hình thực tế của địa phương.
c. Chức năng nhiệm vụ và kế hoạch phát triển
khoa học kỹ thuật của bệnh viện.
2. Quá trình xây dựng kế hoạch:
a. Trưởng các khoa, trưởng các phòng có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch công tác của đơn vị mình.
b. Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tập hợp kế
hoạch của các khoa, phòng, lấy ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học kỹ thuật
bệnh viện.
c. Giám đốc bệnh viện xem xét, cân đối, hoàn
chỉnh kế hoạch công tác của bệnh viện, báo cáo cấp có thẩm quyền duyệt.
3. Tổ chức thực hiện kế hoạch:
a. Sau khi được cấp trên phê duyệt kế hoạch,
giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch công
tác của bệnh viện.
b. Trưởng khoa, trưởng phòng chịu trách nhiệm
quản lý, đôn đốc chỉ đạo thực hiện trong phạm vi trách nhiệm.
c. Mọi thành viên trong bệnh viện có trách
nhiệm phấn đấu, hoàn thành tốt kế hoạch công tác được giao.
4. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch:
a. Trưởng khoa, trưởng phòng có trách nhiệm
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị. Sơ kết rút kinh nghiệm
hàng tháng, gửi báo cáo lên giám đốc qua phòng kế hoạch tổng hợp.
b. Phòng kế hoạch tổng hợp theo dõi đôn đốc
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12
tháng: tổng hợp báo cáo và điều chỉnh kế hoạch nếu cần để trình giám đốc.
5. Sơ kết và tổng kết:
a. Các khoa, phòng sơ kết hàng tháng, 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng và tổng kết năm (12 tháng).
b. Bệnh viện tổ chức sơ kết 6 tháng và tổng
kết năm (12 tháng).
c. Lịch sơ kết, tổng kết khoa, phòng và bệnh
viện thực hiện đúng quy chế họp.
6. Điều chỉnh kế hoạch:
a. Khoa, phòng muốn điều chỉnh kế hoạch phải
báo cáo rõ lý do và được giám đốc duyệt.
b. Bệnh viện muốn điều chỉnh kế hoạch phải
báo cáo lãnh đạo cấp có thẩm quyền.
2. QUY CHẾ
QUẢN LÝ BIỂU MẪU VÀ SỔ GHI CHÉP THÔNG TIN Y TẾ.
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thông tin y tế góp phần đảm bảo cho công
tác quản lý bệnh viện.
2. Thông tin y tế phải kịp thời, chính xác,
khách quan và trung thực.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Các thông tin y tế về mọi hoạt động chuyên
môn kỹ thuật của bệnh viện phải được ghi chép đầy đủ theo đúng biểu mẫu thống
kê, mẫu sổ được quản lý và lưu trữ theo quy định của Nhà nước.
2. Bệnh viện, khoa, phòng phải có đủ các loại
biểu mẫu và sổ ghi chép thông tin theo mẫu quy định.
3. Các sổ phải được ghi chép sạch, rõ, đầy
đủ, đúng các cột mục quy định và được đóng dấu giáp lai.
4. Người được giao quản lý các biểu mẫu và sổ
ghi chép phải bảo quản, giữ gìn, không được làm hỏng hoặc mất. Trường hợp để
hỏng, để mất sổ ghi chép hoặc biểu mẫu thống kê phải báo cáo ngay với cấp trên
trực tiếp để có biện pháp xử lý theo đúng pháp luật.
5. Khi hết sổ, người quản lý và sử dụng sổ
phải báo ngay cấp trên trực tiếp để phê duyệt, đổi sổ mới và lưu trữ sổ cũ theo
quy định của pháp luật.
6. Thời gian lưu trữ phải thực hiện theo quy
định của pháp luật, nếu hủy bỏ phải lập hội đồng xét duyệt.
7. Các khoa, phòng phải được trang bị tủ để
cất giữ và bảo quản biểu mẫu thống kê, sổ đang sử dụng.
8. Bệnh viện phải có kho, giá, kệ để bảo
quản, lưu trữ biểu mẫu và sổ đã dùng.
9. Những bệnh viện đã ứng dụng vi tính để
quản lý thông tin vẫn phải in thành tài liệu để lưu trữ.
3. QUY CHẾ
THÔNG TIN, BÁO CÁO
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thông tin, báo cáo là một nhiệm vụ quan
trọng của bệnh viện:
a. Về công tác quản lý là trách nhiệm của
giám đốc, các trưởng phòng, trưởng khoa.
b. Về chuyên môn kỹ thuật là trách nhiệm của
mọi thành viên trong bệnh viện.
2. Thông tin, báo cáo của bệnh viện phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
a. Báo cáo thường quy phải theo đúng các biểu
mẫu quy định thống nhất.
b. Thông tin phải chính xác, đầy đủ và kịp
thời.
3. Khi có những vụ, việc diễn biến đột xuất:
a. Mọi thành viên trong bệnh viện phải báo
cáo ngay lên cấp trên trực tiếp.
b. Giám đốc bệnh viện phải báo cáo kịp thời
lên cấp trên quản lý trực tiếp.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Thông tin, báo cáo thường quy của bệnh
viện phải thiết thực phục vụ có hiệu quả trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh,
các nguồn lực, thực hiện nghiêm chỉnh theo các cột, mục đã quy định của biểu
mẫu.
2. Thời gian báo cáo: hàng ngày, hàng tuần,
hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng theo quy định.
3. Chế độ báo cáo:
a. Báo cáo thường quy:
- Trưởng khoa, trưởng phòng gửi báo cáo theo
mẫu quy định về phòng kế hoạch tổng hợp.
- Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp các
báo cáo của các khoa, phòng, trình giám đốc phê duyệt để gửi lên cấp trên quản
lý trực tiếp theo quy định.
b. Báo cáo đột xuất:
khi có những vụ việc diễn biến bất thường:
thảm họa, dịch bệnh, tai nạn điều trị, mất an ninh trật tự … giám đốc bệnh viện
và các cấp quản lý khẩn trương, trực tiếp chỉ đạo giải quyết kịp thời vụ, việc
xảy ra theo chức năng, nhiệm vụ và các quy định hiện hành, đồng thời phải báo
cáo lên cấp trên quản lý trực tiếp xin ý kiến chỉ đạo.
4. Hiện tượng thu thập thông tin, báo cáo:
a. Trưởng khoa, trưởng phòng phân công viên
chức thực hiện thu thập thông tin và báo cáo hàng ngày, hàng tuần gửi về phòng
kế hoạch tổng hợp.
b. Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp
báo cáo theo mẫu quy định.
c. Giám đốc bệnh viện xem xét, ký duyệt báo
cáo gửi lên cấp trên theo quy định.
5. Viên chức làm công tác thu thập thông tin,
thống kê, báo cáo phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về thống kê – tin
học; số lượng và trình độ đào tạo viên chức thống kê – tin học theo quy mô từng
bệnh viện; viên chức này và các hoạt động về thông tin, báo cáo do phòng kế
hoạch tổng hợp quản lý.
6. Viên chức làm công tác thống kê – tin học
phải có trách nhiệm đảm bảo số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời và chịu trách
nhiệm trước giám đốc bệnh viện về các số liệu đó.
7. Giám đốc có trách nhiệm tạo điều kiện để
công tác thu thập thông tin, thống kê, báo cáo trong bệnh viện có chất lượng.
8. Các cá nhân quản lý và sử dụng thông tin,
số liệu phải có trách nhiệm quản lý chặt chẽ theo quy định về lưu trữ và an
ninh chính trị của Nhà nước.
4. QUY CHẾ
HỌP
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Các cuộc họp của bệnh viện không được làm
ảnh hưởng đến khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ người bệnh.
2. Họp giao ban bệnh viện hàng ngày được thực
hiện không quá 30 phút vào đầu giờ mỗi buổi sáng.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Họp giao ban hàng ngày:
a. Bệnh viện hạng 3 giao ban toàn bệnh viện.
- Chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
- Nội dung: Bác sĩ thường trực báo cáo
tình hình người bệnh: tử vong (nếu có), vào viện, cấp cứu, diễn biến bất thường
của người bệnh và các chăm sóc cấp 1.
Người chủ trì nhận xét, kết luận, rút kinh
nghiệm, thông báo công việc trong ngày và lưu ý theo dõi những người bệnh chăm
sóc cấp 1.
- Thành phần: Giám đốc, phó giám
đốc, trưởng khoa, trưởng phòng, trưởng phiên thường trực, các bác sĩ và dược sĩ
đại học.
- Thời gian: 30 phút đầu giờ làm
việc buổi sáng.
- Ghi sổ họp: Trưởng phòng kế
hoạch tổng hợp
b. Bệnh viện hạng 1 và hạng 2, tổ chức giao
ban từng khoa trước khi giao ban toàn bệnh viện.
1/ Họp giao ban khoa:
- Chủ trì: trưởng khoa
- Nội dung: Bác sĩ thường trực báo cáo tình hình
người bệnh trong 24 giờ qua.
Người chủ trì nhận xét, rút kinh nghiệm,
thông báo công việc hàng ngày.
- Thành phần: Trưởng khoa, toàn
phiên trực, các bác sĩ và y tá (điều dưỡng) trong khoa.
- Thời gian: 15 phút đầu giờ làm
việc buổi sáng.
- Ghi sổ họp: Y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa.
2/ Họp giao ban toàn bệnh viện:
- Chủ trì: Giám đốc bệnh viện
- Nội dung: Các trưởng
khoa, trưởng phòng báo cáo tình hình trong 24 giờ qua. Người chủ trì nhận xét,
rút kinh nghiệm và thông báo công việc trong ngày.
- Thành phần: Giám đốc, phó giám
đốc, trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng khoa, phó trưởng phòng.
- Thời gian: 30 phút ngay sau khi
họp giao ban khoa.
- Ghi sổ họp: Trưởng phòng kế
hoạch tổng hợp.
2. Họp hàng tuần:
a. Họp y tá (điều dưỡng) trưởng khoa:
- Chủ trì: Trưởng phòng y tá (điều dưỡng)
- Nội dung: Kiểm điểm công tác
trong tuần và bàn kế hoạch công tác tuần sau.
- Thành phần: Trưởng phòng y tá
(điều dưỡng) và y tá (điều dưỡng), trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, kỹ
thuật viên trưởng khoa.
- Thời gian: Chiều thứ năm hàng
tuần.
- Ghi sổ họp: Trưởng phòng y tá
(điều dưỡng) phân công.
b. Họp giao ban giám đốc bệnh viện:
- Chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
- Nội dung: Kiểm điểm công tác tuần qua, bàn kế
hoạch công tác trong tuần và những công việc có liên quan đến công tác bệnh
viện.
- Thành phần: Giám đốc, phó giám
đốc và mời bí thư Đảng ủy dự.
- Thời gian: Chiều thứ hai hàng
tuần, không quá một giờ. Chiều thứ hai cuối tháng sau khi họp giao ban lãnh đạo
sẽ họp cán bộ chủ chốt toàn bệnh viện.
- Ghi sổ họp: Giám đốc bệnh viện
phân công.
c. Họp hội đồng người bệnh cấp khoa.
- Chủ trì: Chủ tịch hội đồng người bệnh cấp
khoa.
- Nội dung: Đóng góp cụ thể về tổ chức, tình hình
khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ chăm sóc của bệnh viện.
- Thành phần:
- Hội đồng người bệnh cấp khoa
- Trưởng khoa.
- Thời gian: Chiều thứ sáu hàng
tuần.
- Ghi sổ họp: Y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa.
3. Họp hàng tháng:
a. Họp toàn khoa, phòng:
- Chủ trì: Trưởng phòng khoa, trưởng phòng.
- Nội dung: Kiểm điểm công tác
trong tháng và bàn kế hoạch công tác tháng sau.
- Thành phần: Các thành viên trong
khoa, phòng.
- Thời gian: Chiều thứ sáu của
tuần cuối tháng, họp không quá một giờ.
- Ghi sổ họp: Y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa, viên chức của phòng.
b. Họp cán bộ chủ chốt toàn bệnh viện:
- Chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
- Nội dung: Kiểm điểm công tác trong tháng và
bàn kế hoạch công tác tháng sau.
- Thành phần: Giám đốc, phó giám
đốc, trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng khoa, phó trưởng phòng và mời Bí thư
Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên tham dự.
- Thời gian: Chiều thứ hai của
tuần cuối tháng ngay sau khi họp giao ban giám đốc bệnh viện: họp không
quá một giờ.
- Ghi sổ họp: Trưởng phòng kế hoạch
tổng hợp.
c. Họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện.
- Chủ trì: Chủ tịch hội đồng người bệnh cấp bệnh
viện.
- Nội dung: Đóng góp cụ thể về tổ chức, tình hình
khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ chăm sóc của bệnh viện.
- Thành phần:
- Hội đồng người bệnh cấp bệnh viện.
- Giám đốc bệnh viện.
- Thời gian: Chiều thứ sáu tuần
cuối tháng.
- Ghi sổ họp: Trưởng phòng y tá
(điều dưỡng) bệnh viện.
4. Họp sơ kết 6 tháng:
a. Họp toàn khoa, phòng
- Chủ trì: Trưởng khoa, trưởng phòng.
- Nội dung: Sơ kết công tác
6 tháng, bình danh hiệu thi đua, xây dựng kế hoạch công tác 6 tháng cuối
năm, trưởng khoa, trưởng phòng làm báo cáo gửi lên giám đốc bệnh viện.
- Thành phần: Trưởng khoa, trưởng
phòng, các thành viên trong khoa, phòng.
- Thời gian: Chiều thứ sáu tuần
thứ ba của tháng 6.
- Ghi sổ họp: Y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa, viên chức của phòng.
b. Họp cán bộ chủ chốt toàn bệnh viện.
- Chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
- Nội dung: Kiểm điểm công tác 6 tháng đầu năm
và bàn kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm, xét duyệt thi đua.
- Thành phần: Giám đốc, Phó giám
đốc, trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng khoa, phó trưởng phòng và mời Bí thư
Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên dự.
- Thời gian: Một buổi chiều vào
tuần thứ tư của tháng 6.
- Ghi sổ họp: Trưởng phòng phòng kế
hoạch tổng hợp.
c. Họp toàn bệnh viện:
- Chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
- Nội dung: Giám đốc sơ kết công tác 6 tháng đầu
năm, công bố danh hiệu thi đua, phổ biến kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm,
phát động thi đua.
- Thành phần: Cán bộ chủ chốt và
đại biểu đại diện các thành viên các khoa, phòng và mời bí thư đảng ủy, Chủ
tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên dự.
- Thời gian: Một buổi chiều vào
tuần thứ tư của tháng 6.
- Ghi sổ họp: Trưởng phòng kế
hoạch tổng hợp.
5. Họp tổng kết năm:
a. Họp toàn khoa, phòng
- Chủ trì: Trưởng khoa, trưởng phòng.
- Nội dung: trưởng phòng, trưởng
khoa tổng kết công tác trong năm, bình danh hiệu thi đua, xây dựng kế hoạch năm
sau; trưởng khoa, trưởng phòng làm báo cáo gửi lên giám đốc bệnh viện.
- Thành phần: Các thành viên trong
khoa, phòng.
- Thời gian: Một buổi chiều vào
tuần thứ ba của tháng 12.
- Ghi sổ họp: Y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa, viên chức của phòng.
b. Họp cán bộ chủ chốt toàn bệnh viện.
- Chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
- Nội dung: Giám đốc bệnh viện nhận định tình
hình thực hiện công tác trong năm, xét duyệt danh hiệu thi đua, xây dựng kế
hoạch công tác năm sau.
- Thành phần: Giám đốc, Phó giám
đốc, trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng khoa, phó trưởng phòng và mời Bí thư
Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên dự.
- Thời gian: Một buổi chiều vào
tuần thứ tư của tháng 12.
- Ghi sổ họp: Trưởng phòng kế
hoạch tổng hợp.
c. Họp toàn bệnh viện:
- Chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
- Nội dung: Giám đốc tổng kết công tác trong năm,
công bố danh hiệu thi đua, phổ biến kế hoạch công tác năm sau, phát động thi
đua: có thể kết hợp họp đại hội cán bộ công chức viên chức bệnh viện.
- Thành phần: Cán bộ chủ chốt, đại
biểu đại diện các thành viên các khoa, phòng và mời bí thư đảng ủy, Chủ tịch
công đoàn, bí thư đoàn thanh niên dự.
- Thời gian: Một buổi chiều vào
tuần thứ tư của tháng 12.
- Ghi sổ họp: Trưởng phòng kế
hoạch tổng hợp.
5. QUY CHẾ
LƯU TRỮ HỒ SƠ BỆNH ÁN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Hồ sơ bệnh án là tài liệu quan trọng phải
được giữ gìn, bảo quản tốt theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú, chuyển
viện và tử vong phải được hoàn chỉnh các thủ tục hành chính theo quy chế vào
viện chuyển khoa chuyển viện ra viện sau đó chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp
lưu trữ theo quy định.
3. Việc khai thác sử dụng hồ sơ bệnh án phải
theo đúng quy định.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Lưu trữ hồ sơ bệnh án:
a. Đăng ký lưu trữ:
- Người bệnh ra viện trong 24 giờ, khoa phải
hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án theo quy chế, chuyển đến
phòng kế hoạch tổng hợp.
- Phòng kế hoạch tổng hợp kiểm tra việc thực
hiện quy chế hồ sơ bệnh án của khoa trình giám đốc ký duyệt và chuyển lưu trữ.
- Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú lưu trữ ít
nhất 10 năm.
- Hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn
sinh hoạt lưu trữ ít nhất 15 năm.
- Hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong lưu trữ ít
nhất 20 năm.
b. Giữ gìn bảo quản hồ sơ bệnh án:
- Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp phân công cụ
thể viên chức chuyên trách giữ gìn bảo quản hồ sơ bệnh án.
- Ghi đầy đủ các thông tin quy định vào sổ
lưu trữ.
- Hồ sơ bệnh án được để vào tủ hoặc trên giá,
có biện pháp: chống ẩm, phòng cháy, chống dán, chống chuột, chống mối và các
côn trùng khác.
- Các hồ sơ bệnh án được đánh số thứ tự theo
chuyên khoa, hoặc theo danh mục bệnh tật quốc tế nhằm bảo quản lưu trữ và cung
cấp tài liệu nhanh chóng thuận tiện.
c. Hồ sơ người bệnh tử vong:
- Hồ sơ người bệnh tử vong phải được bảo quản
chặt chẽ, lưu trữ tủ riêng, theo thứ tự từng năm.
- Tủ lưu trữ hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong
phải luôn luôn khóa. Giám đốc bệnh viện có quyết định phân công và giao trách
nhiệm cho người giữ hồ sơ bệnh án.
2. Sử dụng hồ sơ bệnh án đã lưu trữ:
a. Bác sĩ trong bệnh viện cần mượn hồ sơ bệnh
án để giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học phải có giấy đề nghị rõ mục đích,
thông qua trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và chỉ được đọc tại chỗ. Đối với hồ sơ
bệnh án người bệnh tử vong, ngoài các thủ tục trên phải được giám đốc bệnh viện
ký duyệt.
b. Phòng kế hoạch tổng hợp phải có sổ theo
dõi người đến mượn hồ sơ bệnh án và lưu trữ các giấy đề nghị.
c. Người mượn hồ sơ bệnh án không được tiết
lộ nghề nghiệp chuyên môn.
3. Cơ quan bảo vệ pháp luật và thanh tra cần
sử dụng hồ sơ bệnh án.
a. Phải có giấy giới thiệu hoặc công văn đề
nghị ghi rõ mục đích sử dụng hồ sơ bệnh án.
b. Căn cứ giấy giới thiệu hoặc công văn yêu
cầu, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp báo cáo giám đốc ký duyệt mới được phép đưa
hồ sơ bệnh án cho mượn đọc hay sao chụp tại chỗ.
c. Đối với hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong
giám đốc bệnh viện phải báo cáo lên cấp trên quản lý trực tiếp, sau khi được sự
đồng ý của cấp trên giám đốc bệnh viện mới được phép cho mượn đọc hoặc sao chụp
chép tại chỗ.
d. Đối với hồ sơ bệnh án của cán bộ diện quản
lý bảo vệ sức khỏe trung ương phải được phép của chủ tịch hội đồng quản lý sức
khỏe cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước mới được phép cho mượn đọc hoặc sao
chụp, chép tại chỗ.
6. QUY CHẾ
QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khám bệnh chữa bệnh trong bệnh viện là lao
động khoa học kỹ thuật.
2. Quản lý lao động là quản lý thời gian,
hiệu quả khoa học kỹ thuật mà người lao động thực hiện.
3. Người lao động phải được đào tạo liên tục
để nâng cao trình độ.
4. Người lao động phải được quan tâm về đời
sống vật chất và tinh thần để họ yên tâm làm việc.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Quản lý thời gian lao động:
a. Ngày công của người lao động được tính
theo quy định của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội.
b. Hàng ngày cuối giờ làm việc, y tá (điều
dưỡng) hành chính thực hiện chấm công, cuối tháng tổng kết ngày công theo quy
định.
2. Quản lý chất lượng lao động:
a. Các thành viên trong bệnh viện phải thực
hiện đúng nhiệm vụ được phân công.
b. Chất lượng lao động được thể hiện qua kết
quả khám bệnh, chẩn đoán chữa bệnh, chăm sóc và tinh thần thái độ phục vụ người
bệnh.
3. Đào tạo nhân lực:
Hàng năm giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
a. Lập kế hoạch đào tạo liên tục, nâng cao
trình độ người lao động.
b. Sử dụng người lao động đúng chuyên ngành
đào tạo.
4. Quy định trách nhiệm trong lao động:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Quan tâm chăm lo cải thiện điều kiện làm
việc và bố trí sắp xếp nhân lực cho phù hợp với khả năng của người lao động.
- Thực hiện quy chế quản lý lao động.
- Thực hiện luật bảo vệ sức khỏe nhân dân.
b. Trưởng khoa, trưởng phòng có trách nhiệm:
- Tổ chức lao động trong khoa, phòng hợp lý,
an toàn và chất lượng.
- Quan tâm đến tinh thần và vật chất người
lao động, thăm hỏi và giúp đỡ khi họ gặp những khó khăn theo các chế độ hiện
hành.
c. Các thành viên trong bệnh viện có trách
nhiệm:
- Chấp hành quy định của pháp luật về lao
động;
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao với tinh thần
trách nhiệm cao, tận tình phục vụ người bệnh, đoàn kết nội bộ.
- Thường xuyên học tập chuyên môn, ngoại ngữ
để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
7. QUY CHẾ VỀ
Y ĐỨC (TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ)
(Ban hành kèm theo quyết định số 2088/BYT-QĐ
ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công
tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng
thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương y phải như từ mẫu”. Phải thật thà đoàn
kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn
ý xây dựng nền y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên
tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.
1. Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề
cao quý. Khi đã từ nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện
lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề,
luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học
tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng
vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân.
2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm
túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho
những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép
của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh
của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi khám bệnh,
chăm sóc cần đảm bảo kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong
diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không
được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh.
Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình
họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo
niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và
gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính
sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người
bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc
tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng đồng thời thông
báo cho gia đình người bệnh biết.
5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử
lý kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.
6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và đảm
bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người
bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm
nhiệm vụ, theo dõi và xử lý kịp thời các diễn biến của người bệnh.
8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu
đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.
9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu
sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10. Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp,
kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm,
giúp đỡ lẫn nhau.
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác
nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến dưới.
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền
giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại
cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
8. QUY ĐỊNH
VỀ QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH NGƯỜI BỆNH ĐỐI VỚI BỆNH
VIỆN.
I. QUYỀN LỢI:
1. Người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh và
chăm sóc theo bệnh lý.
2. Người bệnh được phục vụ ăn uống theo chế
độ ăn uống bệnh lý.
3. Người bệnh được sử dụng quần áo, chăn màn,
chiếu và dụng cụ sinh hoạt của bệnh viện theo quy định.
4. Người bệnh và gia đình người bệnh được
nghe thầy thuốc giải thích về tình trạng bệnh tật, công khai thuốc được sử
dụng, cách ăn, uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và tự bảo vệ sức khỏe.
5. Người bệnh và gia đình người bệnh được góp
ý kiến xây dựng về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của các thành viên
trong bệnh viện.
6. Gia đình người bệnh được đến thăm người
bệnh theo quy định của bệnh viện.
II. NGHĨA VỤ:
1. Người bệnh thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh
của thầy thuốc.
2. Người bệnh có trách nhiệm thanh toán tiền
viện phí theo quy định của Nhà nước.
3. Người bệnh có trách nhiệm giữ gìn tài sản
được mượn, khi để mất phải bồi thường.
4. Người bệnh và gia đình người bệnh phải giữ
gìn vệ sinh trật tự giường bệnh, buồng bệnh, toàn bệnh viện và tự giác chấp
hành nội quy bệnh viện và pháp luật Nhà nước.
5. Người bệnh và gia đình người bệnh đoàn
kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa người bệnh và gia đình người bệnh trong thời gian
chữa bệnh.
6. Người bệnh và gia đình người bệnh tôn trọng
thầy thuốc và nhân viên y tế.
9. QUY ĐỊNH
HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Các bệnh viện phải có Hội đồng thuốc và
điều trị.
2. Hội đồng thuốc và điều trị là tổ chức tư
vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng
thuốc của bệnh viện, bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho
người bệnh, thực hiện: “Chính sách quốc gia về thuốc”.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Chức năng:
Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư
vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và
hiệu quả, cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
2. Nhiệm vụ:
a. Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc
thù bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện.
b. Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán
bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế
công tác khoa dược.
c. Theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh
nghiệm các sai sót trong dùng thuốc.
d. Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng
thuốc mới trong bệnh viện.
e. Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa
dược sĩ, bác sĩ và y tá (điều dưỡng); trong đó dược sĩ là tư vấn, bác sĩ chịu
trách nhiệm về chỉ định và y tá (điều dưỡng) là người thực hiện y lệnh.
3. Tổ chức:
a. Hội đồng thuốc và điều trị gồm từ 5 đến 15
người, tùy theo hạng bệnh viện, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, do giám đốc
bệnh viện ra quyết định thành lập.
b. Thành phần hội đồng gồm:
- Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị là giám
đốc hay phó giám đốc phụ trách chuyên môn.
- Phó chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường
trực là dược sĩ đại học, trưởng khoa dược bệnh viện.
- Thư ký Hội đồng là trưởng phòng kế hoạch
tổng hợp.
- Ủy viên gồm một số trưởng khoa điều trị chủ
chốt và trưởng phòng y tá (điều dưỡng). Trưởng phòng tài chính kế toán là ủy
viên không thường xuyên. Bệnh viện hạng 1 và bệnh viện hạng 2 có thêm ủy viên
dược lý.
4. Lề lối làm việc:
a. Hội đồng thuốc và điều trị họp định kỳ mỗi
tháng một lần. Họp bất thường do giám đốc bệnh viện yêu cầu, chủ tịch hội đồng
triệu tập.
b. Chuẩn bị nội dung:
- Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực hội
đồng thuốc và điều trị chuẩn bị tài liệu về thuốc cho các buổi họp của Hội
đồng.
- Tài liệu được gửi cho các thành viên hội
đồng nghiên cứu trước.
- Hội đồng thảo luận phân tích và đề xuất ý
kiến, ghi biên bản, ủy viên thường trực tổng hợp trình giám đốc bệnh viện phê
duyệt và quyết định thực hiện.
c. Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định
kỳ 3- 6- 9 và 12 tháng.
10. QUY ĐỊNH
HỘI ĐỒNG NGƯỜI BỆNH
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Hội đồng người bệnh là một hình thức phát
huy quyền làm chủ của người bệnh trong việc đóng góp ý kiến về khám bệnh, chữa
bệnh và chăm sóc phục vụ người bệnh tại bệnh viện và vận động người bệnh có
trách nhiệm thực hiện quy chế bệnh viện, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của
người bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện.
2. Tổ chức hội đồng người bệnh:
a. Tất cả người bệnh được tham gia hội đồng
người bệnh. Trường hợp người bệnh chưa thành niên, người bệnh nặng, người bệnh
tâm thần thì thân nhân hoặc người giám hộ của người bệnh được đại diện người
bệnh để tham gia hội đồng người bệnh.
b. Hội đồng được thành lập ở các khoa điều
trị và toàn bệnh viện.
c. Chủ tịch hội đồng được y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa và trưởng phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện giới thiệu và được sự
đồng ý của đa số người bệnh hoặc đại diện người bệnh tham gia trong cuộc họp.
3. Hình thức sinh hoạt hội đồng người bệnh:
a. Hội đồng cấp khoa được sinh hoạt hàng
tuần.
b. Hội đồng cấp bệnh viện được sinh hoạt hàng
tháng.
c. Nội dung cuộc họp được ghi sổ biên bản.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
A. Hội đồng người bệnh cấp khoa:
1. Tổ chức:
a. Nếu khoa có dưới 20 người bệnh thực hiện
họp toàn thể.
b. Nếu khoa có trên 20 người bệnh, thực hiện
họp đại biểu người bệnh, ít nhất cứ 4 người bệnh có một đại biểu.
c. Chủ tịch hội đồng người bệnh cấp khoa do y
tá (điều dưỡng) trưởng khoa giới thiệu và được đa số đại biểu dự họp đồng ý.
d. Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng
người bệnh cấp khoa là y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.
e. Hội đồng người bệnh cấp khoa họp hàng tuần
vào chiều thứ sáu.
g. Chủ tịch hội đồng và đại biểu người bệnh
có trách nhiệm thu thập ý kiến của người bệnh trong khoa để phản ảnh.
2. Họp hội đồng người bệnh cấp khoa:
a. Trước khi họp hội đồng người bệnh cấp
khoa, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa kiêm ủy viên thường trực của hội đồng trao
đổi những nội dung chính sách với Chủ tịch hội đồng.
b. Chủ tịch hội đồng người bệnh chủ trì, y tá
(điều dưỡng) trưởng khoa là thư ký ghi biên bản.
c. Các thành viên phát biểu ý kiến đóng góp
cụ thể về tổ chức, tình hình khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ chăm sóc của bệnh
viện.
d. Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa phổ biến các
quy định của bệnh viện, viện phí, bảo hiểm y tế, nghĩa vụ và quyền lợi của
người bệnh và gia đình người bệnh đối với bệnh viện để người bệnh và gia đình
người bệnh cùng kết hợp thực hiện.
3. Trưởng khoa hoặc phó trưởng khoa tham dự
họp có trách nhiệm tiếp thu, giải đáp các ý kiến của hội đồng người bệnh.
Những đề nghị ngoài quyền giải quyết của
trưởng khoa phải báo cáo giám đốc bệnh viện xem xét giải quyết.
B. Hội đồng người bệnh cấp bệnh viện.
1. Tổ chức:
a. Hội đồng người bệnh cấp bệnh viện gồm các
Chủ tịch hội đồng người bệnh cấp khoa.
b. Chủ tịch hội đồng người bệnh cấp bệnh viện
do trưởng phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện giới thiệu và được đa số đại biểu
dự họp đồng ý.
c. Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng
người bệnh cấp bệnh viện là trưởng phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện.
d. Ủy viên Hội đồng người bệnh là chủ tịch
hội đồng người bệnh các khoa.
e. Hội đồng người bệnh cấp bệnh viện họp hàng
tháng vào chiều thứ sáu, tuần cuối tháng.
g. Chủ tịch hội đồng người bệnh có trách
nhiệm thu thập ý kiến của các ủy viên hội đồng người bệnh của các khoa để phản
ảnh.
h. Tham dự cuộc họp gồm: toàn thể hội đồng
người bệnh, giám đốc bệnh viện hoặc người được giám đốc ủy quyền, đại diện các
phòng, trưởng phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện và các y tá (điều dưỡng) trưởng
khoa.
2. Họp Hội đồng người bệnh cấp bệnh viện:
a. Trước khi họp Hội đồng người bệnh cấp bệnh
viện, trưởng phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện kiêm ủy viên thường trực của Hội
đồng trao đổi những nội dung chính với chủ tịch hội đồng.
b. Chủ tịch hội đồng người bệnh chủ trì,
trưởng phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện là thư ký ghi biên bản.
c. Các thành viên phát biểu ý kiến đóng góp
cụ thể về tổ chức, tình hình khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ chăm sóc của bệnh
viện. Xem số góp ý của người bệnh ở các khoa, xác định những ý kiến đúng, những
ý kiến chưa đúng để giải quyết.
d. Trưởng phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện
phổ biến các quy định của bệnh viện, viện phí, bảo hiểm y tế, nghĩa vụ và quyền
lợi của người bệnh và gia đình người bệnh đối với bệnh viện để người bệnh và
gia đình người bệnh đối với bệnh viện cùng kết hợp thực hiện.
3. Giám đốc bệnh viện hoặc người được giám
đốc ủy quyền tham dự cuộc họp có trách nhiệm tiếp thu, giải đáp các ý kiến của
hội đồng người bệnh trên cơ sở các chính sách, các quy định của Nhà nước và
những cố gắng của bệnh viện.
Những đề nghị ngoài quyền giải quyết của giám
đốc bệnh viện phải báo cáo lên cấp trên quản lý trực tiếp xem xét giải quyết.
11. QUY CHẾ
TRANG PHỤC Y TẾ
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Trang phục được quy định thống nhất cho
các thành viên trong bệnh viện, kể cả học viên, người bệnh nhằm đảm bảo vệ
sinh, trật tự, thẩm mỹ trong bệnh viện.
2. Trang phục y tế đảm bảo đồng bộ bao gồm:
quần áo, mũ, giày, hoặc dép đế bằng và biển chức danh. Bệnh viện có trang bị
gương lớn cho các khoa, phòng để chỉnh đốn trang phục.
3. Các thành viên trong bệnh viện, học viên
phải mặc trang phục theo đúng quy định trong giờ làm việc và trực: người bệnh
nội trú phải mặc quần áo bệnh viện.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Trang phục y tế: phải thống nhất,
đồng bộ theo chức danh về mẫu và kiểu.
2. Số lượng:
Các thành viên trong bệnh viện một năm được
bệnh viện cấp hai bộ trang phục.
3. Màu và kiểu:
a. Bác sĩ, dược sĩ: màu trắng, kiểu áo
choàng, quần dài.
b. Y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật
viên màu trắng, kiểu:
- Nam: áo ngắn, quần dài
- Nữ: áo ngắn, quần dài hoặc váy dài liền áo,
mặc với tất dài.
c. Hộ lý và y công: màu xanh nước biển, kiểu
áo ngắn, quần dài, nhưng áo phải khác kiểu với y tá (điều dưỡng).
d. Học viên thực tập: tự trang bị trang phục
y tế theo mẫu quy định cho từng đối tượng công tác của bệnh viện, phải đeo biển
chức danh, phía trái ngực.
e. Viên chức hành chính và lái xe: thực hiện
theo quy định của Nhà nước về trang phục công tác các cơ quan hành chính.
g. Viên chức bảo vệ: thực hiện theo quy định
của bảo vệ.
h. Công nhân y tế bao gồm: công nhân sửa
chữa, công nhân cơ khí, công nhân vệ sinh môi trường được được trang bị trang
phục màu xanh thẫm.
i. Viên chức làm việc tại khoa dinh dưỡng:
màu trắng, kiểu áo ngắn, quần dài nhưng phải may khác kiểu với y tá (điều
dưỡng), bên ngoài khoác áo tạp dề màu xanh công nhân, mũ kiểu đầu bếp.
k. Người bệnh nội trú: được trang bị đủ quần
áo, đảm bảo sạch, đủ ấm, may kiểu quần áo ngủ, yêu cầu một số khoa đặc biệt có
màu riêng:
- Khoa truyền nhiễm và khoa lao: màu xanh hòa
bình.
- Khoa da liễu: màu xanh lá cây.
- Khoa phụ sản: áo, váy màu trắng.
- Khoa nhi: màu quần áo vải hoa.
- Các khoa còn lại: quần áo, vải kẻ sọc.
4. Sử dụng:
a. Các thành viên trong bệnh viện, trong giờ
làm việc phải mặc trang phục vụ đeo biển chức danh phía trái ngực đảm bảo sạch,
đẹp.
b. Chỉ mặc trang phục y tế trong bệnh viện và
khi thừa hành nhiệm vụ y tế ngoài bệnh viện. Nghiêm cấm mặc trang phục y tế khi
không thừa hành nhiệm vụ kể cả trong và ngoài bệnh viện.
c. Phải đeo khẩu trang khi làm việc trong môi
trường vô khuẩn và khi tiếp xúc với người bệnh truyền nhiễm.
5. Bảo quản:
a. Các thành viên y tế làm việc tại buồng
phẫu thuật, buồng đẻ, buồng trẻ sơ sinh, buồng pha chế thuốc, khoa hồi sức cấp
cứu, khoa xét nghiệm, khoa truyền nhiễm, khoa lao, khoa bỏng phải thay giặt
quần áo hàng ngày; các thành viên các khoa khác và người bệnh được thay giặt
quần áo ít nhất 2 ngày một lần và khi bẩn.
b. Bệnh viện phải tổ chức giặt, là tập trung
nhưng phải giặt riêng:
- Quần áo các thành viên trong bệnh viện.
- Quần áo đồ vải người bệnh.
- Quần áo đồ vải khoa truyền nhiễm và khoa
lao.
c. Bệnh viện phải trang bị tủ đựng quần áo
các thành viên trong bệnh viện.
12. QUY CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG BỆNH VIỆN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Quản lý tài chính trong bệnh viện là việc
quản lý toàn bộ các nguồn vốn: vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn viện trợ, vốn
vay và các nguồn vốn khác; tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ nhiệm vụ
khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến …
2. Quản lý tài chính trong bệnh viện phải đạt
các mục tiêu:
a. Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí ngân
sách Nhà nước cấp và các nguồn được coi là ngân sách Nhà nước cấp như: viện phí,
bảo hiểm y tế, viện trợ … theo đúng chế độ, định mức quy định của Nhà nước.
b. Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi,
sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
c. Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo
công bằng trong khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người
nghèo.
d. Từng bước tiến tới hạch toán chi phí và
giá thành khám bệnh, chữa bệnh.
3. Giám đốc bệnh viện là người chịu trách
nhiệm quản lý tài chính trong bệnh viện.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Quản lý các nguồn thu:
a. Các nguồn tài chính:
Hình thành ngân sách của bệnh viện và được
quản lý thống nhất theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp bao gồm:
- Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm.
- Thu viện phí và bảo hiểm y tế.
- Thu về viện trợ (nếu có).
- Thu về thanh lý, nhượng bán tài sản.
- Các khoản thu khác như trợ cấp khó khăn,
quỹ hỗ trợ khác …
Các nguồn thu tài chính của bệnh viện phải
được lập kế hoạch từng năm trên cơ sở định mức của Nhà nước quy định, định mức
do bệnh viện xây dựng đã được cơ quan chủ quản duyệt và dự báo về khả năng thu.
b. Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế.
- Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế được
Nhà nước quy định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho
bệnh viện quản lý và sử dụng. Các nguồn ngân sách này được quản lý tập trung
thống nhất tại phòng tài chính kế toán của bệnh viện theo chế độ kế toán hành
chính sự nghiệp.
- Giá viện phí do giám đốc bệnh viện đề xuất,
phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương và được cấp trên có thẩm
quyền duyệt. Bảng giá phải được niêm yết công khai. Trưởng phòng tài chính kế
toán chịu trách nhiệm tổ chức thu viện phí đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện,
tránh phiền hà cho người bệnh và hạch toán các khoản thu viện phí theo chế độ
quy định.
- Đối với việc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu
cầu thì mức thu được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp có thẩm quyền duyệt.
Bệnh viện không được tùy tiện đặt giá.
- Trưởng các khoa trong bệnh viện có trách
nhiệm ký duyệt bảng kê các khoản chi cho người bệnh để làm căn cứ cho phòng tài
chính kế toán thực hiện việc thu viện phí.
- Việc thu viện phí trực tiếp của người bệnh
phải sử dụng hóa đơn theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: một liên của hóa đơn
phải trả cho người bệnh.
- Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế thì
phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thu viện phí từ cơ quan bảo hiểm y tế.
- Giám đốc bệnh viện hoặc người được ủy quyền
chịu trách nhiệm xét miễn, giảm viện phí cho người bệnh theo chế độ quy định.
c. Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác:
- Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác được
Nhà nước quy định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho
bệnh viện quản lý và sử dụng hạch toán theo chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp.
- Khi bệnh viện tiếp nhận tiền, hàng viện trợ
phải làm các thủ tục xác nhận viện trợ theo quy định.
- Các loại tài sản được viện trợ phải hạch
toán tăng nguồn vốn và quản lý theo quy định như các tài sản được mua bằng
nguồn vốn sự nghiệp do Nhà nước cấp.
2. Quản lý tiền mặt:
a. Tất cả các nguồn thu bằng tiền mặt của
bệnh viện phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ Nhà nước quy định.
b. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm trước
trưởng phòng tài chính kế toán và giám đốc bệnh viện về bảo quản, thu, chi và
bồi thường nếu thiếu hụt ngân quỹ theo quy định.
c. Trưởng phòng tài chính kế toán và thủ quỹ
phải tổ chức kiểm kê quỹ định kỳ hàng tháng và đột xuất nếu có lệnh của cấp
trên.
d. Giám đốc bệnh viện không được tuyển dụng
cha, mẹ, vợ, chồng, con của trưởng phòng tài chính kế toán của bệnh viện làm
thủ quỹ.
3. Quản lý chi:
a. Các khoản chi đều phải có kế hoạch được
duyệt, thực hiện đúng các quy định của luật ngân sách, chế độ kế toán hành
chính sự nghiệp, chế độ đấu thầu xây dựng và mua sắm tài sản.
b. Các khoản chi phải đúng chế độ, định mức
do cơ quan có thẩm quyền quy định và được giám đốc bệnh viện duyệt chi.
c. Chứng từ chi kể cả tạm ứng phải được lập
theo đúng quy định. Khi thanh toán các khoản chi, tạm ứng phải có đầy đủ chứng
từ, hóa đơn hợp pháp. Trường hợp đặc biệt khi bệnh viện phải mua một số vật
dụng, súc vật … theo kế hoạch đã được giám đốc duyệt để phục vụ thí nghiệm,
nghiên cứu, chữa bệnh mà không có hóa đơn do cơ quan tài chính phát hành thì
người thanh toán phải có bảng kê chi tiết ghi rõ địa chỉ, họ tên và chữ ký của
người bán hàng.
d. Trường hợp đặc biệt như cấp cứu, tử vong …
cần phải chi một số tiền khẩn cấp mà chưa đủ thủ tục hoặc ngoài chế độ, giám
đốc bệnh viện hoặc người được ủy quyền phải ra lệnh bằng văn bản và chịu trách
nhiệm. Trưởng phòng tài chính kế toán và thủ quỹ chi kịp thời để đảm bảo công
việc, sau đó báo cáo lại giám đốc và cơ quan quản lý tài chính cấp trên để giải
quyết.
c. Việc chi phải được hạch toán đúng mục lục
ngân sách Nhà nước quy định. Không được dùng nguồn kinh phí hành chính sự
nghiệp để chi cho xây dựng cơ bản, lập quỹ phúc lợi.
4. Quản lý tài sản:
a. Tài sản của bệnh viện khi xây dựng hoàn
thành, mua sắm, tiếp nhận từ mọi nguồn theo quy định tại điểm 1.1 của quy chế
này đều phải được ghi thể hiện, phản ánh trên sổ sách kế toán theo chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp và đảm bảo các thủ tục cần thiết về đấu thầu, chọn
thầu xây dựng, mua sắm tài sản theo quy định.
b. Việc sử dụng vật tư, tài sản của bệnh viện
phải căn cứ theo định mức. Tài sản phải được giao trách nhiệm quản lý tới giám
đốc, trưởng khoa, trưởng phòng và cá nhân, bảo dưỡng định kỳ theo quy định kỹ
thuật bệnh viện. Tài sản cố định mang ra khỏi bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ
phải có ý kiến đồng ý của giám đốc.
c. Tài sản cố định và vật rẻ tiền mau hỏng
của bệnh viện khi thanh lý, nhượng bán phải thực hiện theo chế độ quản lý công
sản của Nhà nước. Trường hợp cần điều chuyển tài sản cố định cho các đơn vị
khác phải xin ý kiến của cấp trên và cơ quan quản lý công sản bệnh viện không
được tùy tiện cho nơi khác.
d. Các vật tư kỹ thuật và vật tư chuyên dùng,
thuốc, máu, dịch truyền sau khi mua, tiếp nhận phải nhập kho. Vật tư nào chưa
có giá phải tổ chức hội đồng đánh giá. Khi xuất kho phải có lệnh của giám đốc
bệnh viện hoặc người được ủy quyền.
e. Thủ kho phải chấp hành đầy đủ các quy định
của Nhà nước về quản lý kho, chịu trách nhiệm bồi thường nếu mất, thiếu hụt vật
tư, tài sản và các trách nhiệm pháp luật khác theo quy định.
g. Vật tư, tài sản, đất đai, công nghệ … của
bệnh viện đem góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (nếu có) phải được cấp có
thẩm quyền phê duyệt và xác định về giá trị.
5. Việc chấp hành chế độ kế toán, quyết toán
tài chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán:
a. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được
thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính và áp dụng cho tất cả
các đơn vị hành chính sự nghiệp. Các bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế, có
nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
b. Bệnh viện có trách nhiệm lập và nộp đúng
hạn các báo cáo tài chính cho cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính theo quy
định; dùng các báo cáo tài chính để phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các
nguồn kinh phí, vốn, quỹ, để phục vụ cho công tác quản lý tài chính và công tác
quản lý chung của bệnh viện.
c. Bệnh viện chịu sự kiểm tra tài chính của
cơ quan chủ quản, thanh tra tài chính và kiểm toán khi có quyết định của cơ
quan có thẩm quyền. Bệnh viện phải đảm bảo lưu trữ chứng từ kế toán theo quy
định để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và công tác quản lý tài
chính của đơn vị.
13. QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ, THIẾT BỊ Y TẾ
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Vật tư, thiết bị y tế là nguồn lực lớn,
đảm bảo chất lượng hoạt động của bệnh viện.
2. Vật tư, thiết bị y tế phải được giao trách
nhiệm bảo quản và sử dụng cho từng cá nhân, đơn vị trong bệnh viện.
3. Vật tư, thiết bị y tế phải được sử dụng
đúng quy định kỹ thuật bệnh viện và phải được khai thác hết công suất.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Trách nhiệm mua sắm vật tư, thiết bị y tế:
a. Trưởng khoa, trưởng phòng căn cứ vào nhiệm
vụ được giao và yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật của khoa, phòng làm dự trù
xin mua thiết bị y tế.
b. Trưởng phòng vật tư thiết bị y tế có trách
nhiệm:
- Lập kế hoạch và mua vật tư, thiết bị y tế
hàng năm theo quy định, sát với nhu cầu phục vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng
tài chính, điều kiện lắp đặt và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của bệnh viện.
- Hội đồng khoa học của bệnh viện làm tư vấn
cho giám đốc trong xét chọn mua thiết bị y tế.
- Việc mua vật tư, thiết bị y tế phải được
thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Lĩnh phát vật tư, thiết bị y tế:
a. Vật tư tiêu hao y tế bông băng, cồn, gạc …
lĩnh tại kho của khoa dược và vật tư thông dụng: quần áo, bóng đèn, phích,
chậu, giẻ lau … lĩnh tại kho của phòng hành chính quản trị và được thực hiện
lĩnh và phát theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
b. Thiết bị y tế mới:
- Giám đốc bệnh viện dựa vào kế hoạch đã
duyệt và đề nghị của trưởng phòng vật tư thiết bị y tế ra quyết định giao thiết
bị y tế mới cho khoa hoặc phòng sử dụng.
- Trưởng khoa hoặc phòng nhận được thiết bị y
tế phải chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để tiếp nhận.
- Trưởng phòng vật tư thiết bị y tế chịu
trách nhiệm bàn giao thiết bị y tế và lập biên bản bàn giao theo quy định.
- Nếu là hàng viện trợ hoặc hàng không có đơn
giá phải đề nghị Ủy ban vật giá Nhà nước tiến hành định giá trước khi giao
thiết bị y tế.
3. Giao trách nhiệm quản lý sử dụng vật tư,
thiết bị y tế:
Giám đốc bệnh viện căn cứ vào đề nghị của
trưởng khoa, trưởng phòng được trang thiết bị y tế kỹ
thuật cao ra quyết định giao trách nhiệm quản lý và sử dụng cho từng cá nhân,
đảm bảo mọi thiết bị y tế kỹ thuật cao đều có chủ.
4. Người sử dụng vật tư, thiết bị y tế phải:
a. Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm
ngặt nội quy.
b. Có chứng chỉ đã được đào tạo nghiệp vụ, kỹ
thuật đúng chủng loại thiết bị y tế được giao.
c. Nắm được tình trạng hoạt động của thiết bị
y tế và ghi sổ kết quả hoạt động hàng ngày.
5. Điều kiện lắp đặt thiết bị y tế:
Trưởng phòng vật tư, thiết bị y tế có trách
nhiệm:
a. Hướng dẫn, giám sát các khoa, phòng đảm
bảo:
- Các thiết bị y tế được hoạt động trong điều
kiện tối ưu, nhằm kéo dài thời gian sử dụng.
- Hệ thống điện ổn định, an toàn.
- Hệ thống điều hòa nhiệt độ, thông gió, hút
ẩm.
- Hệ thống nước sạch.
- Có đủ phương tiện phòng chống cháy, chống
chuột, dán và các loại côn trùng khác.
6. Mở sổ theo dõi vật tư, thiết bị:
a. Trưởng khoa, trưởng phòng phải lập hồ sơ,
lý lịch thiết bị y tế theo quy định, ghi rõ mỗi thiết bị có sự cố hư hỏng, bộ
phận thay thế và bảo dưỡng định kỳ.
b. Có sổ nhật ký theo dõi sử dụng thiết bị y
tế hàng ngày và bàn giao ca.
c. Có bảng quy định kỹ thuật bệnh viện về vận
hành treo tại thiết bị y tế.
7. Khai thác sử dụng vật tư, thiết bị:
a. Trưởng phòng vật tư thiết bị y tế cùng với
trưởng khoa hoặc trưởng phòng được trang bị vật tư, thiết bị y tế có nhiệm vụ.
- Khai thác sử dụng hết các tính năng kỹ
thuật của thiết bị đã lắp đặt, đảm bảo đạt hiệu suất hoạt động cao, hợp lý,
tiết kiệm, tiến tới từng bước xác định khả năng thu hồi vốn thiết bị y tế.
- Kiểm tra an toàn sử dụng vật tư, thiết bị y
tế theo quy định của Nhà nước; sau mỗi lần kiểm tra phải ghi vào sổ để theo
dõi.
b. Khi máy có sự cố, người sử dụng phải ngừng
máy, báo cáo trưởng phòng hoặc trưởng khoa và trưởng phòng vật tư, thiết bị y
tế để lập biên bản sự cố, xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm và tìm biện
pháp sửa chữa. Nếu hỏng do yếu tố chủ quan của người sử dụng thì phải bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Nghiêm cấm việc tự ý sử dụng thiết bị y tế
không thuộc phạm vi trách nhiệm được giao và tự ý sửa chữa.
- Khi sửa chữa, thay thế các bộ phận hỏng của
các thiết bị y tế quý, đắt tiền phải có mặt ít nhất 2 người, người sử dụng và
người sửa chữa.
c. Việc điều hòa vật tư, thiết bị y tế trong
bệnh viện:
- Trưởng phòng vật tư, thiết bị y tế có trách
nhiệm đề xuất với giám đốc việc điều hòa thiết bị y tế trong bệnh viện: lập
biên bản bàn giao chi tiết và vào sổ theo dõi tài sản.
- Giám đốc bệnh viện ra quyết định điều chỉnh
vật tư, thiết bị y tế giữa các khoa, phòng.
d. Việc thanh lý vật tư, thiết bị y tế hỏng
không có khả năng sửa chữa được, phải tiến hành mọi thủ tục đúng theo quy định
của pháp luật.
8. Bảo quản vật tư, thiết bị y tế:
a. Trưởng phòng vật tư, thiết bị y tế có
nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra các khoa, các phòng trong việc bảo quản sử dụng
vật tư, thiết bị y tế.
b. Trưởng phòng, trưởng khoa sử dụng vật tư,
thiết bị y tế có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra viên chức trong khoa, phòng thực
hiện nghiêm chỉnh các quy định về việc bảo quản đối với từng loại thiết bị y
tế.
14. QUY CHẾ
SỬA CHỮA XÂY DỰNG BỆNH VIỆN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Việc sửa chữa xây dựng bệnh viện là công
việc thường xuyên góp phần đảm bảo chất lượng phục vụ người bệnh.
2. Việc sửa chữa, xây dựng bệnh viện phải
được thực hiện theo kế hoạch và đúng trình tự thủ tục của Nhà nước quy định.
3. Sửa chữa, xây dựng bệnh viện phải được đảm
bảo theo đúng quy hoạch tổng thể của bệnh viện và đảm bảo chất lượng tốt.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nội dung việc sửa chữa, xây dựng bệnh viện
gồm:
a. Duy tu, sửa chữa.
b. Cải tạo nâng cấp.
c. Xây dựng mới.
2. Trách nhiệm việc sửa chữa, xây dựng bệnh
viện:
a. Giám đốc bệnh viện là chủ công trình theo
sự phân công của cấp có thẩm quyền.
b. Trưởng khoa, trưởng phòng có trách nhiệm
tham gia đề xuất và góp ý để đáp ứng yêu cầu chuyên môn.
c. Trưởng phòng hành chính quản trị thường
trực và cử người theo dõi phát hiện những nơi hư hỏng cần sửa chữa.
d. Tùy theo mức độ sửa chữa, xây dựng mà chủ
công trình quyết định thành lập tổ xây dựng hay ban xây dựng để theo dõi giám
sát chất lượng công trình.
3. Các bước tiến hành sửa chữa, xây dựng bệnh
viện phải:
a. Dựa vào quy hoạch tổng thể bệnh viện.
b. Các thủ tục sửa chữa xây dựng bệnh viện
phải thực hiện đúng quy định hiện hành về xây dựng cơ bản.
c. Xây dựng, sửa chữa phải đồng bộ, tránh
lãng phí.
4. Yêu cầu của các công trình y tế:
a. Cảnh quan của bệnh viện phải thoáng mát,
vệ sinh và sạch đẹp.
b. Các khoa, các phòng được bố trí hợp lý,
đúng tiêu chuẩn Nhà nước quy định.
c. Đảm bảo có đầy đủ hệ thống điện, nước
sạch; có nguồn điện ưu tiên và tuyệt đối an toàn.
d. Buồng vệ sinh và hệ thống thoát nước phải
đảm bảo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
e. Việc sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng quét vôi được
thực hiện theo quy định:
- Các khoa, phòng được quét vôi một năm một
lần, sơn vôi hai năm một lần.
- Các khoa hay bị ô nhiễm được quét vôi một
năm hai lần, sơn vôi một năm một lần.
15. QUY CHẾ
CHỈ ĐẠO TUYẾN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Chỉ đạo tuyến về khám bệnh, chữa bệnh,
phòng bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo là trách nhiệm của bệnh viện.
2. Thực hiện chủ trương xã hội hóa chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bệnh viện phải phối hợp với các tổ chức xã hội,
các cơ sở y tế hướng về cộng đồng thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
Theo chỉ đạo của giám đốc bệnh viện, các
trưởng khoa, các trưởng phòng và trưởng phòng kế hoạch tổng hợp phải:
1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tuyến:
Trong kế hoạch công tác hàng năm của bệnh
viện phải có kế hoạch chỉ đạo tuyến.
2. Khám bệnh và chữa bệnh:
a. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tuyến dưới
nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kỹ thuật: thông
báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kỹ thuật.
b. Kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện,
quy định kỹ thuật bệnh viện.
c. Hỗ trợ kỹ thuật khi có yêu cầu.
d. Định kỳ sinh hoạt và lắng nghe ý kiến đóng
góp của tuyến dưới.
3. Đào tạo cán bộ:
a. Nhận cán bộ chuyên môn của tuyến dưới về
thực hành, nâng cao tay nghề.
b. Tổ chức các lớp đào tạo về chuyên môn kỹ
thuật tại bệnh viện hoặc tại cơ sở.
4. Nghiên cứu khoa học công nghệ:
a. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
về chỉ đạo tuyến.
b. Hướng dẫn và phối hợp với tuyến dưới làm
nghiên cứu khoa học.
5. Hướng về cộng đồng:
a. Cùng với tuyến dưới hướng về cộng đồng
thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia phòng
chống dịch bệnh.
b. Sẵn sàng ứng cứu hỗ trợ tuyến dưới khi
trong địa bàn có thảm họa và các tệ nạn xã hội.
6. Sơ kết, tổng kết:
Phải tổ chức sơ kết 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng
và tổng kết năm (12 tháng) việc chỉ đạo tuyến dưới theo kế hoạch của bệnh viện.
16. QUY CHẾ
HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY TẠI BỆNH VIỆN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Học tập và giảng dạy tại bệnh viện là một
phần của nhiệm vụ đào tạo do phòng kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm.
2. Bệnh viện là cơ sở thực hành của các
trường đại học, cao đẳng, trung học y tế và có trách nhiệm tổ chức việc học
tập, thực tập cho học viên, các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Xây dựng kế hoạch đào tạo:
Phòng kế hoạch tổng hợp có trách nhiệm xây
dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật của
bệnh viện, trình giám đốc bệnh viện duyệt gồm:
a. Kế hoạch đào tạo cho các thành viên trong
bệnh viện.
b. Kế hoạch mở lớp huấn luyện cho tuyến dưới.
c. Kế hoạch thực tập cho học viên.
d. Kế hoạch kinh phí cho các nội dung đào tạo
trên theo chế độ hiện hành.
2. Tổ chức thực hiện:
a. Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp phối hợp
các trưởng khoa, trưởng phòng trong bệnh viện để triển khai kế hoạch đào tạo đã
được giám đốc duyệt.
b. Trước khi học chuyên môn, các học viên
phải được học quy định về y đức, quy chế bệnh viện có liên quan và nội quy học
tập tại bệnh viện.
c. Trưởng khoa, trưởng phòng, các thành viên
trong bệnh viện phải tạo điều kiện cho học viên đến học tập.
d. Sau mỗi khóa học, mỗi đợt học tập phải tổ
chức đánh giá kết quả học tập, nhận xét quá trình học tập và cấp giấy chứng
nhận.
3. Đội ngũ giáo viên, kể cả giáo viên kiêm
chức phải:
a. Có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn,
phương pháp sư phạm.
b. Thực hiện nghiêm chỉnh chương trình giảng
dạy và nội dung bài giảng đã được quy định.
c. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về học
tập và thực hành của học viên.
d. Giáo viên của các trường tham gia công tác
khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh tại bệnh viện được hưởng chế độ công
tác của bệnh viện.
e. Giáo viên kiêm chức của bệnh viện tham gia
giảng dạy được hưởng chế độ công tác đào tạo theo quy định.
4. Học viên có trách nhiệm:
a. Thực hiện nội quy, quy chế bệnh viện, quy
định kỹ thuật bệnh viện.
b. Thực hiện nghiêm chỉnh theo sự hướng dẫn
của giáo viên.
c. Tôn trọng giáo viên và các thành viên
trong bệnh viện.
d. Có tinh thần ham học, đoàn kết giúp đỡ
bạn, không được lạm dụng nghề nghiệp.
17. QUY CHẾ
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật mới là một nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện.
2. Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm toàn
diện về hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và kỹ thuật, phù hợp với định
hướng chiến lược của ngành và dựa trên cơ sở phát triển của đơn vị.
a. Tùy theo khả năng và điều kiện của đơn vị,
đăng ký các đề tài nghiên cứu cấp Cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước.
b. Mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật trong
nước và ngoài nước theo quy định.
c. Tạo mọi nguồn kinh phí đầu tư cho công tác
nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới theo quy
định.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Hội đồng khoa học kỹ thuật:
a. Chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện
về:
- Kế hoạch hoạt động chung của bệnh viện.
- Phương hướng, kế hoạch nghiên cứu khoa học
– công nghệ.
- Ứng dụng, phát triển kỹ thuật chuyên môn.
- Phương hướng, kế hoạch đào tạo cán bộ.
- Hợp tác quốc tế, hợp tác trong và ngoài
ngành về khoa học – công nghệ, kỹ thuật.
- Chỉ đạo tuyến, thông tin, xuất bản tài
liệu, tư liệu khoa học kỹ thuật và giáo dục sức khỏe.
b. Tổ chức:
- Hội đồng gồm từ 5 đến 15 người tùy theo số
lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, do giám đốc bệnh viện chỉ định hoặc do cán bộ
khoa học kỹ thuật của đơn vị giới thiệu và bầu phiếu kín.
- Chủ tịch hội đồng là phó giám đốc chuyên
môn hoặc cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao, có uy tín trong đơn vị.
- Hội đồng có từ 1 đến 2 phó chủ tịch hội
đồng, do toàn thể hội đồng bầu phiếu kín.
- Thư ký hội đồng là viên chức chuyên trách
hay kiêm nhiệm quản lý khoa học công nghệ và kỹ thuật, thuộc phòng kế hoạch
tổng hợp bệnh viện.
c. Hội đồng khoa học kỹ thuật hoạt động theo
chế độ kiêm nhiệm, họp định kỳ hàng quý, họp bất thường do giám đốc bệnh viện
yêu cầu.
- Kinh phí hoạt động được chi từ nguồn tài
chính được cấp cho hoạt động khoa học công nghệ và kỹ thuật.
2. Quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học –
công nghệ và kỹ thuật:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Thông báo định hướng hoạt động khoa học –
công nghệ và kỹ thuật của Nhà nước, chiến lược của ngành để các khoa, phòng,
cán bộ khoa học nghiên cứu và đề xuất nội dung.
- Chỉ đạo cán bộ quản lý khoa học công nghệ
thu thập đề cương nghiên cứu theo mẫu quy định.
- Lấy ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học
kỹ thuật về:
Nội dung nghiên cứu, số lượng đề tài.
Nguồn tài chính, cán bộ và thời gian nghiên
cứu.
Lựa chọn theo thứ tự ưu tiên
- Tổng hợp ý kiến hội đồng; lựa chọn nội dung
ưu tiên nghiên cứu, trình cơ quan quản lý cấp trên.
- Lập kế hoạch khoa học – công nghệ và kỹ
thuật.
- Trình cơ quan quản lý cấp có thẩm quyền.
b. Tổ chức thực hiện:
1/ Giám đốc bệnh viện:
- Thông báo danh mục các đề tài được duyệt và
cấp quản lý.
- Giao nhiệm vụ cho các chủ nhiệm đề tài.
- Duyệt phân bổ kinh phí.
- Ra quyết định điều chỉnh tiến độ nghiên
cứu, thay đổi chủ nhiệm đề tài nghiên cứu (nếu có).
2/ Cán bộ nghiên cứu khoa học – công nghệ và
kỹ thuật:
- Giám sát tiến độ, nội dung nghiên cứu.
- Dự kiến và trình giám đốc bệnh viện duyệt
cấp kinh phí.
- Tổng hợp báo cáo tiến độ trình giám đốc
bệnh viện.
- Phối hợp với kế toán trưởng giám sát chi
tiêu tài chính.
3/ Chủ nhiệm đề tài:
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về: nội
dung, tiến độ nghiên cứu; báo cáo định kỳ; lập dự toán tài chính và chi tiêu
theo nội dung được duyệt.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả khoa
học của đề tài, giao nộp đủ sản phẩm nghiên cứu của đề tài.
4/ Kế toán trưởng:
- Hướng dẫn các chủ nhiệm đề tài lập dự toán.
- Tổng hợp chứng từ, trình giám đốc bệnh viện
hàng quý.
- Cùng giám đốc bệnh viện ký các hợp đồng
kinh tế.
- Chịu trách nhiệm về thu, chi, quyết toán
tài chính trước giám đốc bệnh viện, cơ quan tài chính và cơ quan quản lý khoa
học chủ quản cấp trên.
- Thống kê và lưu trữ chứng từ tài chính theo
luật ngân sách.
c. Đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu
khoa học – công nghệ và kỹ thuật.
1/ Quyền hạn và trách nhiệm của giám đốc bệnh
viện:
- Yêu cầu các chủ nhiệm đề tài báo cáo tổng
kết nghiên cứu, quyết toán tài chính.
- Thành lập hội đồng nghiệm thu khoa học kỹ
thuật cấp cơ sở: nghiệm thu cơ sở và nghiệm thu chính thức các đề tài cấp cơ
sở, nghiệm thu cơ sở các đề tài cấp trên quản lý; đề nghị cấp quản lý nghiệm
thu kết quả nghiên cứu.
- Có biện pháp giải quyết các đề tài không
hoàn thành theo kế hoạch.
2/ Chủ nhiệm đề tài:
Giao nộp báo cáo tổng kết toàn diện về kết
quả nghiên cứu theo quy định .
- Giao nộp các sản phẩm do nghiên cứu tạo ra,
đúng số lượng, chất lượng.
- Thống kê các thiết bị được mua bằng kinh
phí nghiên cứu.
- Nộp quyết toán đã được kế toán trưởng chấp
nhận.
- Báo cáo trình hội đồng nghiệm thu khoa học
kỹ thuật cấp cơ sở.
- Hoàn chỉnh tài liệu, báo cáo trình hội đồng
cấp quản lý nghiệm thu chính thức kết quả khoa học của đề tài.
- Họp thanh lý hợp đồng hoặc nghiệm thu tài
chính.
3/ Cán bộ quản lý nghiên cứu khoa học công
nghệ và kỹ thuật.
- Soạn thảo văn bản các hội đồng nghiệm thu.
- Làm thư ký cho các hội đồng.
- Đăng ký kết quả nghiên cứu với cơ quan quản
lý chuyên trách, xác lập quyền tác giả của cá nhân và nhóm nghiên cứu.
18. QUY CHẾ
CÔNG TÁC HỢP TÁC QUỐC TẾ.
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Tăng cường quan hệ hợp tác quan hệ quốc tế
trong lĩnh vực y, dược và thiết bị y tế, nhằm trao đổi về chuyên môn kỹ thuật,
thiết bị y tế và đào tạo cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh và chữa
bệnh.
2. Quản lý công tác hợp tác quốc tế phải theo
đúng các quy định của pháp luật.
3. Sử dụng, quản lý hàng và tiền do nguồn tài
trợ quốc tế phải theo đúng quản lý ngân sách Nhà nước.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Quan hệ giao dịch người với nước ngoài.
a. Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm trước
cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về công tác hợp tác quốc tế. Nếu vắng
mặt được ủy quyền và người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh
viện.
b. Người được tiếp xúc và làm việc với người
nước ngoài phải thực hiện:
- Chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc cụ
thể, chu đáo.
- Phải có sổ theo dõi tiếp khách nước ngoài,
ghi chép nội dung làm việc.
- Đón khách nước ngoài đến làm việc phải theo
đúng thủ tục và địa điểm quy định của Nhà nước.
- Thông báo cho cơ quan an ninh của địa
phương biết thời gian, địa điểm làm việc để hỗ trợ bệnh viện tổ chức công tác
bảo vệ chu đáo.
c. Trao đổi thư công tác, báo cáo khoa học,
tài liệu nghiên cứu gửi ra nước ngoài và nhận từ nước ngoài phải theo đúng quy
định của pháp lệnh bảo vệ bí mật của Nhà nước.
d. Gửi và nhận quà đối với người nước ngoài
phải chấp hành đúng quy định của pháp luật.
2. Cán bộ đi học tập, công tác nước ngoài
phải thực hiện:
a. Phải được phép của cấp có thẩm quyền bằng
văn bản.
b. Chuẩn bị đề cương, báo cáo cụ thể và được
cấp có thẩm quyền duyệt.
c. Hoàn thành tốt kế hoạch học tập hoặc công
tác.
d. Khi có vấn đề nảy sinh có lợi cho bệnh
viện hoặc ngành có thể ký bản ghi nhớ và ghi rõ chỉ có thể thực hiện khi được
các cấp có thẩm quyền đồng ý.
e. Giữ gìn đạo đức, phẩm chất của cán bộ y tế
Việt Nam, chấp hành mọi chủ trương đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng
và Nhà nước và các quy định của Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
g. Sau khi về nước phải có báo cáo việc hoàn
thành nhiệm vụ công tác hoặc học tập với cấp có thẩm quyền.
h. Không được làm những việc ngoài phạm vi
trách nhiệm, quyền hạn quy định.
3. Khám bệnh, chữa
bệnh cho người nước ngoài.
a. Khám bệnh, chữa bệnh thường quy cho người
nước ngoài phải được phép của Bộ Y tế.
Trường hợp cấp cứu, các cơ sở y tế có trách
nhiệm phục vụ, phải đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả.
b. Những bệnh viện được Bộ Y tế cho phép khám
bệnh chữa bệnh cho người nước ngoài phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Tổ chức dây chuyền khám bệnh, chữa bệnh hợp
lý, khoa học; cán bộ chuyên môn có tay nghề và ngoại ngữ tốt, phương tiện thiết
bị y tế cần thiết đảm bảo phục vụ có hiệu quả cho người bệnh.
- Người bệnh thuộc các nước có quan hệ hỗ
tương với Việt Nam được khám bệnh, chữa bệnh miễn phí theo quy định.
- Người bệnh thuộc các nước khác đều phải trả
viện phí theo quy định hiện hành của liên Bộ Y tế - Tài chính.
c. Những bệnh viện không nằm trong diện quy
định trên, có nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài cũng phải đảm
bảo các yêu cầu trên.
d. Trong quá trình điều trị, nếu tình trạng
người bệnh không tiến triển tốt bác sĩ điều trị phải khẩn trương tiến hành hội
chẩn hoặc chuyển viện kịp thời.
4. Người nước ngoài
hoạt động về khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam:
a. Người nước ngoài đến làm việc hoặc thực
hiện các chương trình hợp tác về y tế tại các bệnh viện, các viện có giường
bệnh phải thực hiện các quy định sau:
- Được các cơ sở y tế có nhu cầu về chuyên
môn kỹ thuật mời người nước ngoài đến làm việc bằng văn bản.
- Được cơ quan y tế Việt Nam
có thẩm quyền và cơ quan y tế đối tác nước ngoài có văn bản thỏa thuận nhận và
cử người nước ngoài đến làm việc theo các điều khoản đã ký.
- Trường hợp cá nhân người nước ngoài tình
nguyện đến làm việc tại một cơ sở y tế của Việt Nam phải được cơ sở đó chấp
nhận bằng văn bản và được cấp có thẩm quyền cho phép.
b. Điều kiện người nước ngoài được làm việc
chuyên môn y tế tại Việt Nam:
- Phải có bằng, chứng chỉ tốt nghiệp, đào tạo
phù hợp với nhu cầu mời người nước ngoài đến làm việc, do các trường đại học,
trung học cấp.
- Đã trực tiếp làm việc trong lĩnh vực đó,
liên tục từ 5 năm trở lên.
- Có đủ sức khỏe và trong độ tuổi lao động.
- Tự nguyện chấp hành nghiêm chỉnh quy chế
bệnh viện và pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
c. Người nước ngoài hành nghề y tế tại Việt Nam:
- Ngoài những điều kiện quy định trên, phải
thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân của Nhà nước Việt Nam.
5. Tiếp nhận và sử dụng hàng viện trợ
a. Tiền và hàng viện trợ bất kể từ nguồn nào
đều là tài sản chung của Nhà nước.
b. Tiếp nhận hàng viện trợ phải thực hiện các
quy định sau:
- Thành lập ban tiếp nhận viện trợ gồm giám
đốc, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng tài chính kế toán, trưởng
phòng vật tư, thiết bị y tế và trưởng khoa có liên quan.
- Kiểm kê, định giá và vào sổ tài sản của
bệnh viện.
- Hoàn thành việc tiếp nhận viện trợ phải báo
cáo kết quả lên cấp trên quản lý trực tiếp và có thư cảm ơn tổ chức hoặc cá
nhân đã viện trợ.
c. Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm việc
quản lý và sử dụng hàng viện trợ đúng mục, có hiệu quả cao trong bệnh viện.
6. Công tác tổ chức:
a. Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về
công tác hợp tác quốc tế trong bệnh viện.
b. Bệnh viện có quan hệ hợp tác với nước
ngoài nhiều, phải có cán bộ chuyên trách hoặc tổ công tác chuyên lo công tác
đối ngoại nằm trong phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện.
c. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm và tạo
điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong bệnh viện được học tập nâng cao trình độ
ngoại ngữ.
19. QUY CHẾ
QUAN HỆ CÔNG TÁC TRONG BỆNH VIỆN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Quan hệ công tác trong bệnh viện được xây
dựng trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh để tăng cường sự hợp tác,
góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của bệnh viện.
2. Các thành viên trong bệnh viện có trách
nhiệm thực hiện tốt quan hệ công tác theo các quy định sau:
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Vị trí công việc của các chức danh:
a. Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh
viện chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên trực tiếp về lãnh đạo, quản
lý toàn diện mọi hoạt động của bệnh viện; khi vắng mặt phải ủy quyền bằng văn
bản cho một phó giám đốc.
b. Phó giám đốc là người giúp giám đốc, được
giám đốc phân công phụ trách điều hành từng mặt công tác và chịu trách nhiệm
trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
c. Trưởng phòng là người giúp giám đốc, phó
giám đốc về công tác quản lý, có trách nhiệm nắm chắc và giải quyết công việc
theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
d. Trưởng khoa là người được giám đốc giao
nhiệm vụ trực tiếp tổ chức, quản lý thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh,
phục vụ người bệnh theo quy định.
e. Trưởng phòng y tá (điều dưỡng) là người
được giám đốc giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện công tác chăm sóc
người bệnh toàn diện.
2. Quan hệ công tác giữa các chức danh:
a. Quan hệ công tác giữa các phó giám đốc
bệnh viện là quan hệ phối hợp trách nhiệm, cùng nhau giúp giám đốc hoàn thành
tốt trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của bệnh viện. Khi giải quyết
công việc thuộc lĩnh vực được phân công, nếu có liên quan đến lĩnh vực của phó
giám đốc khác thì cần trao đổi với phó giám đốc phụ trách lĩnh vực đó để thống
nhất trước khi quyết định. Nếu không thống nhất được thì phải báo cáo cả hai ý
kiến để giám đốc quyết định.
b. Quan hệ công tác giữa các trưởng phòng là
quan hệ phối hợp trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, giúp giám đốc
bệnh viện làm tốt công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động. Khi giải quyết
công việc nếu có liên quan đến chức năng của phòng khác thì cần trao đổi thống
nhất, nếu không thống nhất được ý kiến thì phải báo cáo giám đốc bệnh viện ý
kiến của từng phòng để giám đốc xem xét quyết định.
c. Quan hệ công tác giữa các trưởng phòng với
trưởng khoa là quan hệ phối hợp trách nhiệm, tạo điều kiện để các trưởng khoa
thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của bệnh viện là khám bệnh, chữa bệnh và phục
vụ người bệnh.
d. Quan hệ công tác giữa các trưởng khoa là
quan hệ hợp tác, hỗ trợ, cùng thực hiện tốt nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và
phục vụ người bệnh.
e. Quan hệ công tác giữa các trưởng khoa với
y tá (điều dưỡng) trưởng khoa là quan hệ lãnh đạo với tổ chức thực hiện. Y tá
(điều dưỡng) trưởng khoa được giao quyền quản lý và tổ chức thực hiện việc chăm
sóc người bệnh theo y lệnh và tổ chức công tác vệ sinh sạch đẹp trong khoa,
buồng bệnh đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh trong khoa.
Y tá (điều dưỡng) trưởng còn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng y tá
(điều dưỡng) bệnh viện về việc tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh.
g. Quan hệ công tác giữa trưởng phòng y tá
(điều dưỡng) bệnh viện với kỹ thuật viên trưởng các khoa không có giường bệnh
là quan hệ chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh sạch đẹp trong khoa của toàn bệnh
viện theo kế hoạch đã được giám đốc bệnh viện giao.
h. Quan hệ công tác giữa bác sĩ điều trị với
y tá (điều dưỡng) trong khoa là quan hệ giữa người ra y lệnh và người thực hiện
y lệnh.
i. Quan hệ công tác giữa y tá (điều dưỡng) và
kỹ thuật viên với hộ lý và y công là quan hệ giữa người giám sát chất lượng
công việc và người thực hiện, nhiệm vụ của hộ lý và y công do y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa hoặc kỹ thuật viên trưởng khoa giao.
20. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KIỂM TRA
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Kiểm tra là một biện pháp để tăng cường
hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác khám bệnh chữa bệnh.
2. Trách nhiệm kiểm tra:
- Giám đốc bệnh viện.
- Trưởng khoa, trưởng phòng
- Các đoàn kiểm tra do Bộ Y tế, Sở y tế tổ
chức.
- Đại diện cấp trên kiểm tra, có kế hoạch
giúp đỡ và giải quyết các tồn tại.
3. Các thành viên trong bệnh viện có trách
nhiệm thực hiện và giám sát kiểm tra.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Trách nhiệm kiểm tra:
a. Giám đốc có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt
động của bệnh viện.
b. Trưởng khoa, trưởng phòng có trách nhiệm
kiểm tra mọi hoạt động trong khoa, phòng.
c. Bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa kiểm tra những
hoạt động trong phạm vi trách nhiệm.
2. Hình thức kiểm tra:
a. Tự kiểm tra tại các khoa, phòng và toàn
bệnh viện. Giám đốc thành lập các đoàn kiểm tra của bệnh viện để kiểm tra từng
vụ, việc hoặc các hoạt động trong bệnh viện.
b. Kiểm tra của cấp trên do Bộ Y tế hoặc Sở Y
tế trực tiếp hoặc ủy nhiệm các đoàn đến kiểm tra bệnh viện.
3. Tính chất kiểm tra:
a. Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch.
b. Kiểm tra đột xuất.
4. Nội dung kiểm tra:
a. Kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện,
tiến độ và chất lượng thực hiện kế hoạch công tác.
b. Các quy định khác của Nhà nước.
c. Sau khi kiểm tra có làm biên bản theo mẫu.
5. Phương pháp kiểm tra:
a. Phỏng vấn, bảng điểm kiểm tra.
b. Phiếu thăm dò.
c. Kiểm tra trực tiếp cơ sở, tài liệu, hồ sơ,
sổ ghi chép.
6. Tiến hành kiểm tra:
a. Đoàn kiểm tra phải có nội dung kiểm tra cụ
thể.
b. Đơn vị, cá nhân được kiểm tra có trách
nhiệm báo cáo và cung cấp các tài liệu theo nội dung của đoàn kiểm tra.
c. Đoàn kiểm tra phải xem xét đối chiếu, xác
minh thật cụ thể các tài liệu và tình hình thực tế do đơn vị được kiểm tra cung
cấp.
Nếu phát hiện những vụ, việc phát sinh mới
ngoài nội dung kiểm tra thì đoàn kiểm tra phải báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm
quyền để chỉ đạo giải quyết.
c. Đoàn kiểm tra cùng đơn vị được kiểm tra
đánh giá ưu, khuyết điểm, tồn tại, thống nhất biên bản kiểm tra và đoàn kiểm
tra viết báo cáo kết quả kiểm tra báo cáo cấp trên quản lý trực tiếp.
7. Quyền được khiếu nại:
Trong trường hợp những kết luận của đoàn kiểm
tra chưa thỏa đáng, đơn vị được kiểm tra có quyền khiếu nại lên cấp trên quản
lý trực tiếp, đề nghị tổ chức phúc tra.
21. QUY CHẾ
KHEN THƯỞNG, KỈ LUẬT TRONG BỆNH VIỆN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khen thưởng, kỷ luật là một biện pháp quản
lý Nhà nước nhằm động viên và giáo dục các thành viên trong bệnh viện hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
2. Khen thưởng, kỷ luật phải kịp thời, công
khai, công bằng; lấy giáo dục làm gốc, dựa trên cơ sở các quy định của Nhà
nước.
3. Tổ chức các phong trào thi đua liên tục,
nêu gương người tốt, việc tốt.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Nội dung khen thưởng, kỷ luật:
Thực hiện quy định của luật lao động, quy
định về y đức và quy chế bệnh viện.
2. Trách nhiệm về việc khen thưởng, kỷ luật:
a. Giám đốc bệnh viện là chủ tịch hội đồng.
b. Trưởng phòng, trưởng khoa có trách nhiệm
tổ chức, xem xét để đề nghị khen thưởng, kỷ luật theo quy định hiện hành.
c. Hội đồng thi đua, hội đồng kỷ luật được
thành lập làm nhiệm vụ tư vấn cho giám đốc bệnh viện.
3. Cách tiến hành:
a. Khen thưởng:
- Cá nhân, tập thể viết báo cáo thành tích
theo tiêu chuẩn quy định.
- Thông qua khoa, phòng bình chọn công khai,
dân chủ; chọn những cá nhân, tập thể tiên tiến, đề nghị giám đốc bệnh viện xét
duyệt.
- Hội đồng thi đua khen thưởng xem xét và đề
nghị mức độ khen thưởng.
+ Mức khen thưởng ở bệnh viện do giám đốc
quyết định.
+ Mức khen thưởng do cấp trên, giám đốc bệnh
viện làm báo cáo gửi lên cấp trên.
- Giám đốc bệnh viện tổ chức công nhận và
trao giải thưởng nghiêm túc, đúng thủ tục quy định của Nhà nước và có trách
nhiệm tổ chức bồi dưỡng các cá nhân, tập thể điển hình, tiên tiến; phổ biến
những bài học kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến trong bệnh viện.
b. Kỷ luật:
- Cá nhân, tập thể vi phạm kỷ luật phải viết
bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật, thông qua khoa, phòng góp ý, lập
biên bản chuyển đến phòng tổ chức cán bộ để trình giám đốc bệnh viện.
- Thi hành kỷ luật lao động theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
4. Quyền đề nghị và khiếu nại:
a. Các thành viên trong bệnh viện bị thi hành
kỷ luật, sau khi đã cố gắng làm việc, sửa chữa sai lầm khuyết điểm thì có quyền
đề nghị hội đồng xét xóa bỏ hiệu lực của kỷ luật.
b. Các thành viên trong bệnh viện có quyền
khiếu nại về mức độ kỷ luật, giám đốc bệnh viện có trách nhiệm giải quyết kịp
thời.
Phần IV.
QUY CHẾ
CHUYÊN MÔN
1. QUY CHẾ
THƯỜNG TRỰC
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Chế độ thường trực ngoài giờ hành chính,
ngày lễ, ngày nghỉ phải được bệnh viện tổ chức đảm bảo liên tục 24 giờ, để kịp
thời cấp cứu, khám bệnh, chẩn đoán và điều trị ngay cho người bệnh.
2. Danh sách các thành viên thường trực phải
được phân công theo lịch từ tuần trước do lãnh đạo bệnh viện ký duyệt và được
ghi trên bảng ở mỗi vị trí thường trực và lịch thường trú của các chuyên gia
đầu ngành, riêng khoa ngoại phải có danh sách kíp phẫu thuật và thường trực
buồng phẫu thuật.
3. Các phiên thường trực phải được tổ chức
chặt chẽ, có đầy đủ các phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc
để kịp thời cấp cứu người bệnh.
4. Các vị trí thường trực phải có biển, bảng,
mũi tên hướng dẫn, đèn sáng và có sổ ghi chép tình hình phiên thường trực, có
danh sách nơi ở, điện thoại của giám đốc, trưởng các khoa, trưởng các phòng,
chuyên gia của các chuyên khoa để mời hội chẩn khi có yêu cầu.
5. Người thường trực phải có mặt đầy đủ, đúng
giờ để nhận bàn giao của phiên thường trực trước và khi hết giờ phải bàn giao
cho phiên thường trực sau, không được rời bỏ vị trí thường trực và phải thực
hiện mệnh lệnh thường trực của cấp trên.
6. Thường trực chính phải là người có đủ
trình độ, độc lập giải quyết công việc. Bác sĩ đang trong thời gian tập sự
không được phân công thường trực chính.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tổ chức và nhiệm vụ của người thường trực:
a. Tổ chức thường trực tại bệnh viện gồm:
- Thường trực lãnh đạo.
- Thường trực lâm sàng.
- Thường trực cận lâm sàng.
- Thường trực hành chính, bảo vệ.
b. Nhiệm vụ của người thường trực:
1/ Thường trực lãnh đạo:
Giám đốc, phó giám đốc và trưởng khoa, trưởng
phòng được giám đốc chỉ định tham gia thường trực lãnh đạo. Giám đốc bệnh viện
có trách nhiệm tham gia thường trực ít nhất 1 tuần 1 lần, có nhiệm vụ:
- Kiểm tra đôn đốc các phiên thường trực
trong bệnh viện.
- Trực tiếp giải quyết các vụ việc bất thường
về an ninh xảy ra trong bệnh viện. Thông báo cho cơ quan công an để phối hợp
theo mức độ của vụ việc.
- Báo cáo ngay lên cấp trên trực tiếp quản lý
bệnh viện về những trường hợp đặc biệt, đột xuất xảy ra vượt quá thẩm quyền
giải quyết.
2/ Thường trực lâm sàng:
+ Trưởng phiên thường trực là trưởng khoa đối
với các bệnh viện hạng I, II và trưởng khoa hoặc một số bác sĩ khác do giám đốc
chỉ định đối với bệnh viện hạng III; có nhiệm vụ:
- Điều hành nhân lực trong phiên thường trực
để hoàn thành nhiệm vụ.
- Cho y lệnh giải quyết các trường hợp cấp
cứu, người bệnh mới đến và người bệnh nặng đang điều trị có diễn biến bất
thường.
- Báo cáo và xin ý kiến thường trực lãnh đạo
trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết về chuyên môn và các trường hợp
đặc biệt như tự sát, dịch bệnh, thảm họa, cấp cứu hàng loạt…
- Thông báo cho thường trực bảo vệ, đồng thời
báo cáo thường trực lãnh đạo trong trường hợp mất an ninh, trật tự trong bệnh
viện.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc viên chức
thường trực ít nhất 3 lần trong phiên thường trực.
+ Bác sĩ thường trực là các bác sĩ tham gia
điều trị của khoa có nhiệm vụ:
- Tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu.
- Theo dõi xử lý người bệnh được bàn giao.
- Hướng dẫn, đôn đốc mọi thành viên trong
phiên thường trực thực hiện đầy đủ các y lệnh.
- Phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên
thường trực theo dõi sát sao, xử lý kịp thời các diễn biến xấu đối với người
bệnh nặng diện chăm sóc cấp I.
- Thăm người bệnh thuộc diện chăm sóc cấp I
ít nhất 2 giờ một lần và ghi hồ sơ bệnh án sau mỗi lần thăm khám.
+ Y tá (điều dưỡng) thường trực là y tá (điều
dưỡng) của từng khoa đối với bệnh viện hạng I và II. Bệnh viện hạng III có thể
tổ chức thường trực y tá (điều dưỡng) liên khoa do giám đốc bệnh viện quyết
định: có nhiệm vụ:
- Thực hiện y lệnh, chăm sóc theo dõi người
bệnh.
- Đôn đốc người bệnh thực hiện nội quy bệnh
viện.
- Bảo quản hồ sơ, tủ thuốc, tài sản của khoa.
- Phát hiện người bệnh có diễn biến bất
thường, có nguy cơ tử vong, báo cáo bác sĩ thường trực, đồng thời ghi đầy đủ
các diễn biến vào phiếu theo dõi.
3/ Thường trực cận lâm sàng:
Phải được tổ chức riêng từng chuyên khoa, tùy
theo khối lượng công việc mà bố trí số người thường trực cho phù hợp; có nhiệm
vụ:
Làm các xét nghiệm cấp cứu và các kỹ thuật
cận lâm sàng để phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị theo yêu cầu của thường
trực lâm sàng.
4/ Thường trực hành chính, bảo vệ:
- Thường trực lái xe phải đảm bảo cho xe ô tô
cứu thương sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có lệnh.
- Thường trực điện, nước bảo đảm cho máy phát
điện hoạt động ngay sau khi mất điện đột xuất 5 phút; sửa chữa điện, nước hỏng
bất thường để đảm bảo đủ điện, nước dùng cho cấp cứu, điều trị, sinh hoạt của
người bệnh.
- Thường trực hành chính phải đảm bảo thông
tin liên lạc về điện thoại, điện tín và các hình thức thông tin khác.
- Thường trực bảo vệ có nhiệm vụ bảo đảm an
ninh trật tự trong bệnh viện.
2. Nội dung báo cáo tình hình phiên thường
trực:
Sau phiên thường trực, các khoa, phòng phải
tổ chức giao ban để nghe báo cáo tình hình thường trực của các bộ phận thường
trực: lâm sàng, cận lâm sàng, hành chính, bảo vệ.
Nội dung báo cáo tình hình phiên thường trực
được ghi đầy đủ vào sổ thường trực trong buổi họp giao ban như sau:
a. Thường trực lâm sàng: Báo cáo đầy đủ tình
hình người bệnh về:
- Tử vong: Ghi rõ diễn biến của người bệnh, cách
xử lý, nguyên nhân, thời gian tử vong và những việc làm cụ thể sau khi người
bệnh tử vong.
- Cấp cứu: Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, chẩn đoán
và cách giải quyết đối với từng người bệnh đến cấp cứu.
- Diễn biến nặng của người bệnh nội trú: Ghi rõ các diễn biến
về bệnh tật, cách xử lý đối với từng người bệnh.
- Thuốc: Ghi rõ thuốc đã sử dụng cho từng
người bệnh trong phiên thường trực.
- Pháp y: Trường hợp người bệnh có liên quan
đến pháp y, bác sĩ thường trực có trách nhiệm:
+ Ghi rõ đầy đủ tình trạng người bệnh, các
thương tích, lời khai của người bệnh, gia đình người bệnh, người chuyên chở,
người làm chứng nếu có.
+ Trường hợp chỉ có người chuyên chở thì phải
ghi thêm họ, tên, địa chỉ người chuyên chở, số chứng minh nhân dân, biển số xe…
+ Lập biên bản kiểm kê tư trang của người
bệnh, có chữ ký của trưởng phiên thường trực và người chuyên chở.
+ Báo cáo giám đốc bệnh viện và trưởng phòng
hành chính quản trị để báo ngay cho gia đình người bệnh nếu người bệnh có giấy
tờ tùy thân hoặc báo cơ quan công an gần nhất nếu không có giấy tờ tùy thân.
b. Thường trực cận lâm sàng:
Báo cáo tình hình xét nghiệm cấp cứu và kỹ
thuật cận lâm sàng đã thực hiện trong phiên thường trực.
c. Thường trực hành chính, bảo vệ:
Báo cáo tình hình điện, nước, điện thoại, vệ
sinh, xe ô tô cứu thương và an ninh trật tự trong phiên thường trực.
d. Thường trực lãnh đạo:
Có nhận xét chung về tình hình phiên thường
trực tại giao ban toàn bệnh viện.
2. QUY CHẾ
CẤP CỨU
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Cấp cứu là một nhiệm vụ rất quan trọng,
giám đốc bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức cấp cứu kịp thời trong mọi trường hợp:
a. Người bệnh mới đến tại khoa khám bệnh hoặc
vào thẳng các khoa lâm sàng.
b. Người bệnh đang theo dõi điều trị tại các
khoa lâm sàng có diễn biến nặng, nguy kịch.
c. Tuyến dưới có yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp.
d. Cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện.
2. Trong tất cả các trường hợp cấp cứu, bác
sĩ, y tá (điều dưỡng) phải khẩn trương và kịp thời cấp cứu ngay; không được gây
phiền hà trong thủ tục hành chính và không được đun đẩy người bệnh.
3. Phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện,
phương tiện tốt nhất cho việc cấp cứu người bệnh:
a. Cán bộ chuyên môn có trình độ, có kinh
nghiệm.
b. Thiết bị y tế, phương tiện phục vụ tốt.
c. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận tiện, phương
tiện vận chuyển tốt…
4. Công tác cấp cứu phải đảm bảo hoạt động
liên tục 24 giờ trong ngày.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Yêu cầu cấp bách của cấp cứu:
a. Người bệnh cấp cứu vào bất cứ khoa nào
trong bệnh viện cũng phải được tiếp đón ngay; những khoa lâm sàng không có
buồng cấp cứu thì viên chức của khoa phải kết hợp cùng với gia đình người bệnh
đưa người bệnh đến buồng cấp cứu thích hợp nhất.
- Y tá (điều dưỡng) phải chuẩn bị sẵn sàng
phương tiện cấp cứu, khi có người bệnh cấp cứu phải thực hiện ngay nhiệm vụ đón
tiếp, lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp… mời bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ trực đến
cấp cứu ngay.
- Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực
phải khám xét khẩn cấp và ra y lệnh xử lý kịp thời.
+ Người bệnh trong tình trạng nguy kịch phải
tập trung sơ cứu, mời bác sĩ hồi sức hỗ trợ.
+ Người bệnh có chỉ định chuyển khoa hồi sức
cấp cứu hoặc chuyên khoa thích hợp, phải vừa chuyển vừa hồi sức.
b. Tại buồng cấp cứu khoa khám bệnh:
- Bác sĩ cấp cứu phải tập trung sơ cứu, hội
chẩn và xử lý kịp thời.
- Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm
đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định
của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá (điều dưỡng) khoa nhận người bệnh cấp
cứu.
c. Người bệnh đang điều trị nội trú có diễn
biến nặng:
Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực có
trách nhiệm khám xét ngay, chẩn đoán, tiên lượng và xử lý kịp thời.
Trường hợp người bệnh có diễn biến nặng hoặc
khi gia đình người bệnh yêu cầu: y tá (điều dưỡng) phải mời bác sĩ điều trị
hoặc bác sĩ thường trực đến ngay.
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của
bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực phải xin hội chẩn gấp để có biện pháp
xử lý kịp thời.
d. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tổ chức
ứng cứu kịp thời vào bất cứ thời gian nào:
- Khi tuyến dưới xin hỗ trợ.
- Khi có tai nạn hàng loạt, thảm họa.
2. Hệ thống cấp cứu trong bệnh viện:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm đảm bảo
điều kiện hoạt động:
- Buồng cấp cứu tại khoa khám bệnh.
- Khoa hồi sức cấp cứu trong bệnh viện.
- Bệnh viện hạng I và hạng II, một số khoa
lâm sàng phải có buồng cấp cứu người bệnh nặng.
- Quy định sự phối hợp hỗ trợ công tác cấp
cứu giữa các khoa trong bệnh viện.
- Đào tạo đội ngũ bác sĩ, y tá (điều dưỡng)
cấp cứu thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn cấp cứu.
b. Trưởng phòng hành chính quản trị, trưởng
khoa lâm sàng và trưởng khoa cận lâm sàng có trách nhiệm thực hiện:
- Buồng cấp cứu phải có:
+ Biển báo, mũi tên chỉ dẫn, ban đêm phải có
đèn báo, có đầy đủ ánh sáng, có máy phát điện dự trữ hoặc đèn dầu để thay thế
khi mất điện.
+ Sổ khám bệnh và hồ sơ bệnh án để ghi chép,
theo dõi người bệnh đến cấp cứu.
+ Bình oxy, thuốc, thiết bị y tế theo danh
mục quy định phù hợp với từng loại bệnh viện.
- Trưởng khoa lâm sàng, trưởng buồng cấp cứu
có nhiệm vụ:
+ Xây dựng danh mục cơ số thuốc, dụng cụ cấp
cứu, được giám đốc bệnh viện duyệt, danh mục cơ số thuốc cấp cứu được dán ngay
mặt sau cánh cửa tủ thuốc.
+ Bảo đảm tủ thuốc có đủ ánh sáng, dễ thấy,
dễ lấy.
+ Thuốc độc bảng A - B thuốc gây nghiện để
ngăn tủ riêng, 2 lần cửa, 2 lần khóa.
+ Sổ thuốc và dụng cụ thường trực phải ghi
chép rõ ràng và thực hiện giao nhận hàng ngày.
- Bác sĩ khoa cấp cứu có nhiệm vụ:
+ Được đào tạo và thực hiện thành thạo các kỹ
thuật cấp cứu.
+ Có phác đồ điều trị cấp cứu.
+ Sắp xếp dụng cụ y tế, phương tiện cấp cứu
đúng vị trí quy định, khi sử dụng xong phải bổ sung và để lại vị trí cũ.
- Bác sĩ, kỹ thuật viên các khoa cận lâm sàng
có nhiệm vụ:
+ Thực hiện đầy đủ các yêu cầu xét nghiệm của
bác sĩ thường trực cấp cứu.
+ Bảo đảm kết quả xét nghiệm, X-quang chính xác,
kịp thời gian theo yêu cầu của bác sĩ thường trực cấp cứu.
+ Trong trường hợp khó khăn không thực hiện
được các yêu cầu của các bác sĩ thường trực cấp cứu phải báo cáo ngay giám đốc
bệnh viện để xin ý kiến, không được để chậm hoặc không làm, không báo cáo.
- Y tá (điều dưỡng) cấp cứu có nhiệm vụ:
+ Chuẩn bị: Các dụng cụ, thuốc và phương tiện
cấp cứu sẵn sàng theo quy định: giường chiếu, chăn màn sạch sẽ; quần áo, đồ
dùng cho người bệnh cấp cứu sử dụng; sắp xếp theo dạng thuốc, dễ thấy, dễ lấy;
thuốc phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, số lượng.
+ Khẩn trương thực hiện y lệnh theo đúng các
quy định kỹ thuật của bệnh viện.
+ Theo dõi và chăm sóc người bệnh sát sao.
+ Sau khi sử dụng, thuốc phải được bổ sung
đầy đủ theo số lượng quy định; bảo quản thuốc và dụng cụ cấp cứu, giữ chìa khóa
tủ thuốc cấp cứu; nhận và bàn giao thuốc, dụng cụ cấp cứu giữa các phiên thường
trực.
- Dược sĩ phát thuốc có nhiệm vụ:
+ Thực hiện cấp phát thuốc khẩn trương theo y
lệnh.
+ Bảo đảm cơ số thuốc và dụng cụ đã được giám
đốc duyệt.
+ Định kỳ kiểm tra thuốc cấp cứu, thực hiện
đảo thuốc, bảo đảm chất lượng thuốc.
+ Nếu có thuốc thay thế, thuốc mới phải thông
báo cho bác sĩ điều trị biết để khi sử dụng không bị lúng túng.
- Người lái xe ô tô cứu thương có nhiệm vụ:
+ Bảo đảm xe tốt, đủ xăng và lốp dự phòng.
+ Quản lý các thiết bị y tế đã gắn sẵn trong
xe ô tô cứu thương.
+ Nhận được lệnh, sau 5 phút xe lăn bánh được
ngay.
3. Người bệnh cấp cứu phải chuyển viện:
a. Bác sĩ thường trực cấp cứu có trách nhiệm:
- Thông báo trước cho bệnh viện tuyến trên
bằng điện thoại để chuẩn bị tiếp đón.
- Kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người
bệnh trước khi chuyển và chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh
trên đường vận chuyển.
- Ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án: Chẩn
đoán bệnh, thuốc đã dùng, tình trạng người bệnh, những diễn biến mới nhất, lý
do chuyển viện và phải ghi rõ họ tên chức vụ người làm hồ sơ bệnh án:
b. Bác sĩ hoặc y tá (điều dưỡng) đưa người
bệnh có nhiệm vụ:
- Thực hiện y lệnh, chăm sóc người bệnh trên
đường vận chuyển.
- Nhận và bàn giao hồ sơ bệnh án tóm tắt, tư
trang của người bệnh, giải quyết tất cả các thủ tục cần thiết liên quan đến
việc tiếp nhận người bệnh ở tuyến trên.
- Người đưa chỉ được ra về sau khi người bệnh
được bệnh viện tiếp nhận và ký vào phiếu hoặc sổ chuyển người bệnh.
c. Bác sĩ cấp cứu ở bệnh viện tuyến trên có
nhiệm vụ:
- Tiếp nhận người bệnh và cấp cứu ngay.
- Thông báo cho bệnh viện tuyến dưới biết kết
quả cấp cứu và điều trị người bệnh những trường hợp cần thiết để rút kinh
nghiệm và có nhận xét về chẩn đoán, xử lý, thời gian gửi, cách chăm sóc người
bệnh trên đường vận chuyển.
4. Yêu cầu bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ cấp
cứu:
a. Trong trường hợp người bệnh cấp cứu không
thể chuyển viện được vì:
- Có thể chết dọc đường do bệnh nặng, đường
quá xa.
- Không có phương tiện vận chuyển.
- Thảm họa có nhiều người bị nạn.
b. Bác sĩ thường trực cấp cứu ở tuyến xin cấp
cứu:
- Thông báo cho gia đình người bệnh biết
những khó khăn của cơ sở.
- Điện mời bệnh viện tuyến trên hoặc bệnh
viện chuyên khoa về hỗ trợ cấp cứu; khi điện lên tuyến trên cần thông báo rõ
tình trạng người bệnh và yêu cầu xin hỗ trợ.
- Trong khi chờ tuyến trên về hỗ trợ vẫn phải
tiếp tục hồi sức cấp cứu cho người bệnh theo khả năng cao nhất của cơ sở.
c. Bệnh viện tuyến trên được yêu cầu hỗ trợ:
- Chuẩn bị đầy đủ thuốc, phương tiện cấp cứu
và cán bộ chuyên môn kỹ thuật để sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới.
- Sau khi cấp cứu người bệnh qua khỏi cơn
nguy kịch, có thể để người bệnh tiếp tục điều trị ở tuyến dưới với y lệnh điều
trị cùng với sự hỗ trợ về thuốc và phương tiện cấp cứu nếu có hoặc đưa người
bệnh về tuyến trên điều trị tiếp.
- Phải khắc phục mọi khó khăn để đến nơi có
yêu cầu hỗ trợ trong thời gian ngắn nhất.
5. Công tác cấp cứu ngoài bệnh viện:
a. Tổ chức cấp cứu:
Giám đốc bệnh viện, giám đốc trung tâm vận
chuyển cấp cứu 115 có trách nhiệm:
- Phân công người thường trực cấp cứu, khi
nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu người bệnh phải:
+ Hỏi rõ địa điểm, số lượng người bệnh hoặc
người bị nạn, tình trạng người bệnh hiện tại.
+ Cử đội cấp cứu khẩn trương đi làm nhiệm vụ
ngay.
- Tổ chức các đội cấp cứu nội khoa, ngoại
khoa sẵn sàng hoạt động ngoài bệnh viện:
+ Các thành viên đội cấp cứu được bồi dưỡng
thành thạo các kỹ thuật cấp cứu.
+ Có đủ phương tiện, dụng cụ y tế và thuốc
cấp cứu.
+ Có sổ ghi chép, phiếu ga-rô, phiếu chuyển
viện, phiếu phân loại người bị nạn.
+ Có máy điện thoại di động khu vực.
+ Có bản đồ hành chính khu vực.
- Phương tiện vận chuyển cấp cứu, sẵn sàng và
trang bị như quy định tại điểm 2-b.
b. Cấp cứu tại hiện trường:
- Bác sĩ đội trưởng có trách nhiệm:
+ Tổ chức đưa người bệnh, người bị nạn ra
khỏi khu vực đang bị đe dọa.
+ Khẩn trương triển khai cấp cứu.
+ Tập trung sơ cứu người bệnh, ra y lệnh xử
lý kịp thời.
+ Người bệnh cấp cứu được ghi vào phiếu đầy
đủ nội dung theo quy định, ký ghi rõ họ tên và chức vụ.
+ Đối với người bệnh sau khi được cấp cứu,
tùy theo tình trạng người bệnh sẽ giải quyết:
·
Người bệnh nhẹ, ổn định điều trị chăm sóc tại nhà.
·
Người bệnh nặng sẽ chuyển đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất.
+ Trường hợp phải cấp cứu hàng loạt, quá khả
năng của đội cấp cứu, phải khẩn cấp báo cáo giám đốc bệnh viện, giám đốc trung
tâm vận chuyển cấp cứu 115 để xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời thông báo cho các
tổ chức y tế đóng tại địa phương đến hỗ trợ. Trong khi chờ đợi phải cấp cứu hết
khả năng của đội, phân loại ưu tiên, tập trung cấp cứu người bị nạn ưu tiên
loại một.
- Y tá (điều dưỡng) thực hiện:
+ Bảo đảm chất lượng, số lượng phương tiện,
dụng cụ, thuốc cấp cứu sẵn sàng lên đường ngay và có sổ ghi chép, các loại phiếu
theo quy định, sắp xếp ngăn nắp dễ thấy, dễ lấy.
+ Tại điểm cấp cứu, thực hiện ngay:
·
Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp, nắm tình trạng người bị nạn.
·
Phụ bác sĩ làm các thủ thuật cấp cứu.
·
Thực hiện y lệnh của bác sĩ.
c. Vận chuyển người bệnh tới bệnh viện chuyên
khoa gần nhất:
Thực hiện đúng theo quy chế chuyển viện.
3. QUY CHẾ
CHẨN ĐOÁN BỆNH, LÀM HỒ SƠ BỆNH ÁN VÀ KÊ ĐƠN ĐIỀU TRỊ
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Việc chẩn đoán bệnh và kê đơn điều trị có
vị trí rất quan trọng trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hồ sơ bệnh án là tài liệu khoa học về
chuyên môn kỹ thuật, là chứng từ tài chính và cũng là tài liệu pháp y. Việc làm
hồ sơ bệnh án phải được tiến hành khẩn trương, khách quan, thận trọng, chính
xác và khoa học.
3. Khi tiến hành khám bệnh, chẩn đoán và kê
đơn phải kết hợp chặt chẽ các triệu chứng cơ năng, thực thể, lâm sàng, cận lâm
sàng, yếu tố gia đình, xã hội và tiền sử bệnh.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Khám bệnh và chẩn đoán bệnh:
a. Khám bệnh: Bác sĩ làm công tác
khám bệnh có trách nhiệm:
- Khám bệnh, chẩn đoán xác định bệnh và ra y
lệnh điều trị đúng bệnh, đúng thuốc.
- Đối với người bệnh ở khoa khám bệnh hoặc
người bệnh mới chuyển viện đến phải nghiên cứu các tài liệu có liên quan: giấy
giới thiệu, hồ sơ bệnh án của tuyến dưới, kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng, các
chỉ số sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu hiện tại để chẩn
đoán ban đầu, cho làm các xét nghiệm cần thiết và ra y lệnh điều trị.
- Đối với người bệnh nằm điều trị nội trú
phải nghiên cứu các diễn biến của bệnh, các kết quả xét nghiệm và tình trạng
của người bệnh hiện tại, xác định mức độ bệnh để chỉ định thuốc và chế độ chăm
sóc thích hợp.
- Người bệnh nặng, cấp cứu phải được khám
ngay theo quy chế cấp cứu.
- Trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nặng phải
được hội chẩn theo quy chế hội chẩn.
- Khi thăm khám cho người bệnh phải thận
trọng, tỉ mỉ, toàn diện và tôn trọng người bệnh.
b. Chẩn đoán bệnh: Bác sĩ làm công tác
khám bệnh, chữa bệnh có nhiệm vụ:
- Thăm khám cho người bệnh xong phải ghi chép
đầy đủ các triệu chứng và diễn biến vào hồ sơ bệnh án. Trên cơ sở nghiên cứu,
phân tích, tổng hợp các triệu chứng và các diễn biến bệnh để có thể chẩn đoán
chính xác.
- Chỉ định dùng thuốc phải phù hợp với chẩn
đoán.
- Làm các xét nghiệm bổ sung nếu cần.
- Ký ghi rõ họ tên vào hồ sơ bệnh án sau mỗi
lần khám.
c. Y tá (điều dưỡng) ở khoa khám bệnh và khoa
điều trị có nhiệm vụ giúp bác sĩ điều trị suốt thời gian khám bệnh: cung cấp
các chỉ số sinh tồn và tình hình người bệnh sau quá trình tiếp xúc, theo dõi;
chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho yêu cầu khám bệnh, ghi phiếu theo dõi và phiếu
chăm sóc.
d. Học viên đến thực tập khám trên người bệnh
phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
2. Làm hồ sơ bệnh án:
a. Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ:
- Làm bệnh án cho người bệnh được điều trị
nội trú và ngoại trú.
- Người bệnh cấp cứu phải được làm bệnh án
ngay, hoàn chỉnh trước 24 giờ và có đủ các xét nghiệm cần thiết.
- Người bệnh không thuộc diện cấp cứu phải
hoàn chỉnh bệnh án trước 36 giờ.
- Phải ghi đầy đủ các mục quy định trong bệnh
án, chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa: họ và tên người bệnh viết chữ in hoa, có
đánh dấu.
- Chỉ định dùng thuốc hàng ngày, tên thuốc
ghi rõ ràng đúng danh pháp quy định, thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện,
thuốc kháng sinh phải được đánh số thứ tự để theo dõi.
- Người bệnh điều trị trên 15 ngày phải tóm
tắt quá trình điều trị theo mẫu quy định.
- Trong quá trình điều trị phải ghi bổ sung
các diễn biến, phân cấp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và các chỉ định mới vào hồ
sơ bệnh án.
- Người bệnh chuyển khoa, bác sĩ điều trị
phải có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án trước khi bàn giao, bác sĩ điều
trị tại khoa mới chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ bệnh án của người bệnh.
- Người bệnh ra viện bác sĩ điều trị phải
hoàn chỉnh và tổng kết hồ sơ bệnh án theo quy định.
b. Bác sĩ trưởng khoa có trách nhiệm thăm
khám lại người bệnh nội trú đã được điều trị trong khoa 3 - 4 ngày (hình thức
hội chẩn). Kết quả thăm khám, nhận xét và chỉ định (nếu có) phải được ghi vào
tờ điều trị, ký ghi rõ họ tên.
c. Sắp xếp và dán hồ sơ bệnh án: Y tá (điều
dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ:
- Sắp xếp hoàn chỉnh các thủ tục hành chính
của hồ sơ bệnh án.
- Bệnh án phải có bìa, đóng thêm gáy để dán
các tài liệu theo trình tự quy định:
+ Các giấy tờ hành chính.
+ Các tài liệu của tuyến dưới (nếu có).
+ Các kết quả xét nghiệm xếp lệch nhau từng
lớp, huyết học, hóa sinh, vi sinh, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh… theo thứ
tự trước dưới, sau trên.
+ Phiếu theo dõi.
+ Phiếu chăm sóc.
+ Biên bản hội chẩn, sơ kết đợt điều trị,
giấy cam đoan,… (nếu có).
+ Các tờ điều trị có đánh số trang dán theo
thứ tự thời gian; họ tên người bệnh viết chữ in hoa, có đánh dấu; tờ điều trị
có ghi số giường, số buồng bệnh.
- Các giấy tờ trên phải đóng dấu giáp lai để
quản lý hồ sơ.
- Toàn bộ hồ sơ được đặt trong một cặp bìa
cứng, bên ngoài có in số giường.
d. Quản lý hồ sơ bệnh án: Y tá (điều dưỡng)
hành chính khoa điều trị có nhiệm vụ:
- Giữ gìn quản lý mọi hồ sơ bệnh án trong
khoa.
- Hồ sơ bệnh án được để vào giá hoặc tủ theo
quy định, dễ thấy dễ lấy.
- Hết giờ làm việc phải kiểm tra lại hồ sơ bệnh
án và bàn giao cho y tá (điều dưỡng) thường trực.
- Không để người bệnh và gia đình người bệnh
xem hồ sơ bệnh án.
- Học viên thực tập muốn xem hồ sơ bệnh án
phải được sự đồng ý của trưởng khoa, ký sổ giao nhận, xem tại chỗ, xem xong bàn
giao lại ngay cho y tá (điều dưỡng) hành chính.
3. Kê đơn điều trị:
a. Các bác sĩ được giao nhiệm vụ khám bệnh,
chữa bệnh phải thực hiện các quy định sau:
- Có quyền kê đơn và chịu trách nhiệm về an
toàn, hợp lý và hiệu quả sử dụng thuốc.
- Khi kê đơn thuốc độc bảng A - B, thuốc gây
nghiện, thuốc quý hiếm, cấp phát cho người bệnh tại khoa dược, phải được giám
đốc bệnh viện hoặc trưởng khoa dược phân cấp ký duyệt.
b. Bác sĩ kê đơn thuốc tại khoa khám bệnh
phải thực hiện:
- Ghi đầy đủ các mục in trong đơn thuốc.
- Họ và tên, tuổi, địa chỉ và căn bệnh: trẻ
em dưới một năm phải ghi tháng tuổi.
- Thuốc dùng phải phù hợp với chẩn đoán; Tên
thuốc ghi đúng danh pháp quy định, để tránh sự nhầm lẫn đối với những thuốc có
nhiều tên gần giống nhau, phải ghi tên gốc của thuốc; ghi đầy đủ hàm lượng, đơn
vị nồng độ, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng; thuốc được ghi theo trình
tự: thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc nước; có đánh số các khoản.
- Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, ghi
đơn riêng theo quy chế thuốc độc; nếu chỉ định quá liều thông thường phải ghi
rõ “tôi cho liều này” và ký tên.
- Những hướng dẫn tóm tắt cần thiết.
- Cuối đơn nếu còn thừa giấy phải gạch chéo,
cộng số khoản, ghi ngày tháng, ký tên ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu đơn
vị. Đơn thuốc độc nghiện phải đóng dấu bệnh viện.
- Chữ viết phải rõ ràng, không viết tắt,
không dùng công thức hóa học, khi tẩy xóa phải ký tên xác nhận bên cạnh, không
được viết bằng mực đỏ.
c. Bác sĩ điều trị ghi y lệnh dùng thuốc
trong phiếu điều trị hàng ngày phải thực hiện các quy định trên; ngoài phần chỉ
định thuốc còn có chỉ định chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và phần nhận xét
theo dõi người bệnh, kết thúc phải ký ghi rõ họ tên.
d. Dược sĩ cấp phát thuốc theo đơn khi phát
hiện có sai sót hoặc không có thuốc như trong đơn, phải hỏi lại bác sĩ kê đơn
không được tự ý sửa chữa hoặc thay thế thuốc khác.
4. QUY CHẾ
VÀO VIỆN, CHUYỂN KHOA, CHUYỂN VIỆN, RA VIỆN
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Các thành viên trong bệnh viện phải có
tinh thần trách nhiệm, niềm nở tận tình tiếp đón người bệnh từ khoa khám bệnh,
các khoa cận lâm sàng đến các khoa điều trị tạo cho người bệnh có niềm tin, yên
tâm điều trị.
2. Phải bảo đảm các thủ tục hành chính quy
định.
3. Không được gây phiền hà cho người bệnh.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Vào viện:
a. Tại khoa khám bệnh:
- Bác sĩ khoa khám bệnh có trách nhiệm:
+ Thăm khám người bệnh, cho làm xét nghiệm,
chẩn đoán và cho người bệnh vào điều trị nội trú.
+ Làm hồ sơ bệnh án ban đầu theo quy chế chẩn
đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị.
- Y tá (điều dưỡng) tiếp đón người bệnh:
+ Thực hiện các thủ tục vào viện cho người
bệnh; thông báo cho khoa nhận người bệnh được biết trước để chuẩn bị điều kiện
phục vụ.
+ Người bệnh cấp cứu phải được thực hiện theo
quy chế cấp cứu, mọi thủ tục hành chính giải quyết sau.
- Chuyển người bệnh vào khoa điều trị:
+ Y tá (điều dưỡng) của khoa khám bệnh chuyển
người bệnh vào khoa điều trị.
+ Người bệnh được chuyển bằng cáng khiêng, xe
đẩy hoặc được dẫn đi tùy thuộc tình trạng của người bệnh, không để người bệnh
tự đến khoa điều trị.
+ Đến khoa điều trị, người bệnh được bàn giao
cho y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, hai bên ký vào sổ giao nhận.
b. Tại khoa điều trị:
- Y tá (điều dưỡng) của khoa điều trị:
+ Tiếp đón người bệnh do y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa bàn giao.
+ Đưa người bệnh đến giường nằm đã được chuẩn
bị sẵn chăn, quần áo và các vật dụng khác của bệnh viện.
+ Hướng dẫn người bệnh nội quy của bệnh viện,
nơi vệ sinh, tắm giặt, ăn uống.
+ Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp.
+ Mời bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực
đến thăm khám cho người bệnh.
+ Thực hiện y lệnh của bác sĩ.
- Bác sĩ khoa điều trị:
+ Thăm khám cho người bệnh ngay khi được y tá
(điều dưỡng) khoa mời.
+ Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án của người bệnh,
cho làm xét nghiệm bổ sung, chẩn đoán lâm sàng, chỉ định điều trị, chế độ dinh
dưỡng và chế độ chăm sóc.
+ Theo dõi sát sao, thăm khám, điều trị cho
người bệnh và ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án; ký ghi rõ họ tên và chức danh.
+ Trường hợp người bệnh diễn biến nặng phải
báo cáo ngay trưởng khoa để phối hợp xử lý.
- Trường hợp cấp cứu:
Y tá (điều dưỡng) và bác sĩ điều trị phải
khẩn trương cấp cứu người bệnh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn.
2. Chuyển khoa:
a. Khi phát hiện người bệnh có bệnh của
chuyên khoa khác là chính, bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
- Đề nghị tổ chức hội chẩn khoa và hội chẩn
liên khoa để quyết định việc chuyển khoa.
- Giải thích lý do chuyển khoa cho người bệnh
và gia đình người bệnh được rõ.
b. Y tá (điều dưỡng) khoa điều trị thực hiện
việc đưa người bệnh chuyển khoa đồng thời mang theo hồ sơ bệnh án đang điều trị
của người bệnh.
c. Người bệnh được chuyển khoa trong giờ hành
chính, nhưng trong trường hợp cấp cứu người bệnh được chuyển khoa ngay theo chỉ
định của bác sĩ điều trị, bất kể thời gian nào.
d. Bác sĩ điều trị tại khoa mới tiếp nhận
người bệnh, thăm khám ngay và cho y lệnh kịp thời.
3. Chuyển viện:
a. Điều kiện chuyển viện:
- Người bệnh quá khả năng điều trị của bệnh
viện.
- Đã hội chẩn toàn
bệnh viện, đối với bệnh viện hạng III; hội chẩn toàn khoa hoặc liên khoa, đối
với bệnh viện hạng I và II; sau khi hội chẩn có chỉ định cho người bệnh chuyển
viện.
- Giám đốc bệnh viện ký giấy chuyển viện, đối
với bệnh viện hạng III; trưởng phòng kế hoạch tổng hợp được giám đốc ủy nhiệm
ký giấy chuyển viện đối với bệnh viện hạng I và II.
- Trong phiên thường trực: Người trực lãnh
đạo ký giấy chuyển viện cho người bệnh cấp cứu.
b. Thủ tục chuyển viện:
- Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh
viện có người bệnh đang điều trị phải liên hệ với bệnh viện dự định chuyển
người bệnh đến, trừ trường hợp người bệnh ở trong tình trạng cấp cứu.
- Bác sĩ điều trị tóm tắt hồ sơ bệnh án, các
xét nghiệm đã làm, chẩn đoán xác định, thuốc đã dùng trong quá trình điều trị
và tình trạng người bệnh hiện tại.
- Đối với người bệnh nặng, cấp cứu phải có
bác sĩ hoặc y tá (điều dưỡng) đưa đi, mang theo hồ sơ bệnh án tóm tắt, có
phương tiện cấp cứu trên đường di chuyển người bệnh.
- Y tá (điều dưỡng) đưa người bệnh chuyển
viện có trách nhiệm bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án, tư trang (nếu có) cho
người tiếp đón ở bệnh viện mới đến và hai bên ký nhận vào sổ bàn giao.
c. Chuẩn bị cho người bệnh được chuyển viện:
- Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ giải thích rõ
lý do cần chuyển viện cho người bệnh và gia đình người bệnh.
- Làm đầy đủ thủ tục người bệnh ra viện.
4. Ra viện:
a. Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ:
- Đánh giá tình trạng sức khỏe, bệnh tật của
người bệnh và đề nghị cho ra viện.
- Thông báo cho người bệnh biết tình hình sức
khỏe và kết quả điều trị.
b. Bác sĩ trưởng khoa: thăm khám lại, nhận
xét kết quả điều trị và quyết định cho người bệnh ra viện.
c. Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa hoặc y
tá (điều dưỡng) thường trực:
- Làm đầy đủ thủ tục cho người bệnh ra viện.
- Nhận lại chăn, màn, quần áo và vật dụng
khác; hướng dẫn người bệnh hoặc gia đình người bệnh thanh toán viện phí.
- Sau khi người bệnh đã thanh toán viện phí,
phát giấy ra viện và dặn dò người bệnh về tự chăm sóc sức khỏe.
- Nộp hồ sơ bệnh án cho phòng kế hoạch tổng
hợp theo quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án.
5. QUY CHẾ
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú được thực
hiện đối với những người bệnh không nằm điều trị nội trú:
a. Một số bệnh mãn tính ngoài đợt tiến triển
cấp.
b. Một số bệnh thông thường.
c. Người bệnh có nguyện vọng được điều trị
ngoại trú.
2. Y tế cơ sở kết hợp theo dõi và điều trị
tiếp tục theo hướng dẫn của bác sĩ.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tại khoa khám bệnh: Bác sĩ khoa khám
bệnh có trách nhiệm.
a. Quyết định cho người bệnh được điều trị
ngoại trú sau khi đã khám lâm sàng và xét nghiệm, có chẩn đoán xác định bệnh rõ
ràng.
b. Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh
nội trú và theo dõi quản lý tại khoa khám bệnh và các khoa được giám đốc bệnh
viện giao nhiệm vụ.
c. Có sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú ghi
rõ chẩn đoán, kê đơn điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc và hẹn khám lại.
d. Khi kê đơn phải thực hiện đúng quy chế
chẩn đoán bệnh làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị. Đối với thuốc độc bảng
A-B, thuốc gây nghiện y tế cơ sở hoặc gia đình lĩnh, bảo quản phát hàng ngày
cho người bệnh.
e. Hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ ăn
uống, nghỉ ngơi và luyện tập phục hồi chức năng.
g. Người bệnh đang điều trị ngoại trú, nếu
tình trạng diễn biến xấu phải đưa vào điều trị nội trú.
h. Người bệnh điều trị nội trú, sau khi ra
viện nếu cần được điều trị tiếp tục thì phải đăng ký điều trị ngoại trú.
2. Tại y tế cơ sở: Y tế cơ sở có trách
nhiệm
a. Tiếp nhận người bệnh đến đăng ký tiếp tục
theo dõi, điều trị ngoại trú.
b. Phải mở sổ theo dõi điều trị người bệnh
ngoại trú và có kế hoạch tiếp tục điều trị theo dõi sức khỏe tại gia đình.
c. Kết hợp gia đình và y tế cơ sở, chăm sóc
điều trị và theo dõi người bệnh tập luyện phục hồi chức năng tại nhà.
d. Phát hiện kịp thời tình trạng người bệnh
có những diễn biến xấu phải chuyển lên tuyến đang quản lý theo dõi.
e. Có thể kết hợp với các cơ sở hành nghề y
tế tư nhân theo dõi điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
6. QUY CHẾ
KHÁM BỆNH CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thực hiện công bằng trong khám bệnh, chữa
bệnh, mọi người bệnh được bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh theo bệnh lý, việc chăm
sóc theo yêu cầu là người bệnh được tự chọn dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp.
2. Giá thu viện phí khám bệnh chữa bệnh được
tính trên cơ sở hạch toán và được cấp trên quản lý trực tiếp duyệt.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Khoa khám bệnh:
a. Người bệnh đến khám bệnh phải:
- Thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh.
- Có giấy đề nghị thỏa thuận khám bệnh chữa
bệnh theo mẫu quy định.
b. Trưởng khoa khám bệnh phải thông báo,
hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ về quy định khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu.
c. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Tổ chức phục vụ theo yêu cầu, bảo đảm chất
lượng khám bệnh.
- Tổ chức thanh quyết toán kịp thời.
2. Khoa điều trị:
a. Người bệnh vào điều trị theo yêu cầu phải:
- Thực hiện đúng nội quy của khoa điều trị.
- Có chỉ định của bác sĩ khoa khám bệnh.
- Có giấy đề nghị thỏa thuận nằm điều trị
theo yêu cầu (theo mẫu quy định).
- Ứng trước một khoản tiền theo quy định của
bệnh viện và được thanh toán một lần khi ra viện, có hóa đơn tài chính; không
phải nộp bất cứ một khoản lệ phí nào khác.
b. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
- Thông báo, hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ về quy
định điều trị theo yêu cầu cho người bệnh và gia đình người bệnh.
- Dùng thuốc theo chỉ định, khi cần thuốc đặc
biệt mà bệnh viện không có thì khoa dược phải cung ứng theo đơn chỉ định.
- Chỉ định chế độ ăn uống theo bệnh lý, tổ
chức phục vụ người bệnh tại giường.
c. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Tổ chức một số buồng bệnh phục vụ điều trị
theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng tốt.
- Tổ chức thanh quyết toán kịp thời theo thực
chi và khung giá dịch vụ quy định, đã được cấp trên trực tiếp duyệt.
7. QUY CHẾ
HỘI CHẨN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Hội chẩn là hình thức tập trung tài năng
trí tuệ của thầy thuốc để cứu chữa người bệnh kịp thời trong những trường hợp:
a. Khó chẩn đoán và điều trị.
b. Tiên lượng dè dặt.
c. Cấp cứu.
d. Chỉ định phẫu thuật.
2. Hội chẩn phải được chuẩn bị chu đáo và đảm
bảo các thủ tục quy định.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Khi cần hội chẩn:
a. Các trường hợp khó chẩn đoán xác định
nguyên nhân bệnh.
b. Các trường hợp người bệnh cấp cứu.
c. Các trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu
thuật.
d. Các trường hợp người bệnh đã được chẩn
đoán xác định, sau 3 ngày điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị
có trách nhiệm mời bác sĩ trưởng khoa thăm lại người bệnh và cho ý kiến hướng
dẫn điều trị tiếp.
2. Hình thức hội chẩn:
a. Hội chẩn khoa:
- Người đề xuất: Bác sĩ điều trị người bệnh.
- Người chủ trì: Bác sĩ trưởng khoa.
- Thành phần dự: Các bác sĩ điều trị trong
khoa, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.
- Thư ký: Do trưởng khoa chỉ định.
- Tiến hành trong trường hợp: Khi việc chẩn
đoán xác định nguyên nhân bệnh chưa được rõ ràng, tiên lượng còn dè dặt.
b. Hội chẩn liên khoa:
- Người đề xuất: Bác sĩ điều trị người bệnh
đề nghị và trưởng khoa đồng ý.
- Người chủ trì: Bác sĩ trưởng khoa có người
bệnh.
- Thành phần dự:
+ Các bác sĩ điều trị, y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa.
+ Bác sĩ trưởng khoa có liên quan và mời
chuyên gia.
- Thư ký: Do trưởng khoa có người bệnh chỉ
định.
- Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc
thêm một bệnh thuộc chuyên khoa khác.
c. Hội chẩn toàn bệnh viện:
- Người đề xuất: Bác sĩ trưởng khoa có người
bệnh.
- Người chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
- Thành phần dự: Các bác sĩ trưởng khoa, phó
trưởng khoa, trưởng phòng y tá (điều dưỡng), y tá (điều dưỡng) trưởng khoa có
liên quan và các chuyên gia.
- Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
- Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc
bệnh nặng liên quan đến nhiều chuyên khoa khó chẩn đoán và điều trị chưa có
hiệu quả.
d. Hội chẩn liên bệnh viện:
- Người đề xuất: Bác sĩ trưởng khoa có người
bệnh đề nghị, giám đốc bệnh viện đồng ý.
- Người chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
- Thành phần dự:
+ Các bác sĩ, trưởng khoa, phó trưởng khoa,
bác sĩ có người bệnh và trưởng phòng y tá (điều dưỡng), y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa có người bệnh.
+ Các chuyên gia, giáo sư được mời.
- Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
- Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc
bệnh nặng, hiếm gặp, cần ý kiến của chuyên khoa sâu.
3. Trình tự và nội dung hội chẩn:
a. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, các kết quả
cận lâm sàng, các phương tiện thăm khám người bệnh.
- Chuẩn bị người bệnh, thông báo thời gian và
nội dung hội chẩn. Tùy tình trạng người bệnh mà tổ chức hội chẩn tại giường
hoặc tại buồng riêng cho phù hợp.
b. Người được mời tham gia hội chẩn phải có
trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm, trường hợp mời đích danh mà
không tham gia được phải cử người có trình độ tương đương đi thay; phải được
nghiên cứu hồ sơ bệnh án và thăm khám người bệnh trước.
c. Người chủ trì hội chẩn có trách nhiệm:
- Giới thiệu thành phần người tham dự, báo
cáo tóm tắt quá trình điều trị, chăm sóc và yêu cầu hội chẩn.
- Kết luận rõ ràng từng vấn đề để ghi vào
biên bản. Khi kết thúc phải đọc lại thông qua biên bản hội chẩn và từng thành
viên ký, ghi rõ họ tên và chức danh.
d. Thư ký có trách nhiệm:
- Ghi chép đầy đủ các ý kiến của từng người
vào sổ biên bản.
- Căn cứ vào kết luận ghi trong sổ biên bản
hội chẩn, trích lập phiếu “biên bản hội chẩn” đính vào hồ sơ bệnh án; phiếu
biên bản hội chẩn này do thư ký và người chủ trì ký, ghi rõ họ tên và chức
danh.
e. Trường hợp có ý kiến chưa thống nhất thư
ký phải ghi lại và báo cáo giám đốc bệnh viện giải quyết.
g. Hội chẩn cấp cứu phải được thực hiện ngay trong
giờ hành chính cũng như trong phiên thường trực, tùy tình trạng bệnh mà có hình
thức hội chẩn thích hợp.
h. Khi người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải
được hội chẩn để xác định. Hội chẩn phải có đầy đủ các phẫu thuật viên, bác sĩ
gây mê hồi sức, bác sĩ điều trị khoa ngoại và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa
ngoại và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
i. Nghiêm cấm các trường hợp: Tiến hành phẫu
thuật mà không hội chẩn.
8. QUY CHẾ SỬ
DỤNG THUỐC
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Sử dụng thuốc cho người bệnh phải đảm bảo
an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
2. Thuốc phải được đảm bảo đến cơ thể người
bệnh.
3. Phải thực hiện đúng các quy định về bảo
quản, cấp phát, sử dụng và thanh toán tài chính.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Chỉ định sử dụng và đường dùng thuốc cho
người bệnh:
Bác sĩ được quyền và chịu trách nhiệm ra y
lệnh sử dụng thuốc và phải thực hiện các quy định sau:
a. Y lệnh dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng
vào hồ sơ bệnh án gồm: tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian
dùng.
b. Thuốc được sử dụng phải:
- Phù hợp với chẩn đoán bệnh, với kết quả cận
lâm sàng.
- Phù hợp với độ tuổi, cân nặng, tình trạng
và cơ địa người bệnh.
- Dựa vào hướng dẫn thực hành điều trị, bảo
đảm liệu trình điều trị.
- Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết,
đúng mục đích, có kết quả nhất và ít tốn kém.
c. Khi thay đổi thuốc phải phù hợp với diễn
biến của bệnh. Không sử dụng đồng thời các loại thuốc tương kị, các loại thuốc
tương tác bất lợi và các thuốc có cùng tác dụng trong một thời điểm.
d. Chỉ định sử dụng thuốc độc bảng A-B, thuốc
gây nghiện phải theo đúng quy chế thuốc độc.
e. Phải giáo dục, giải thích cho người bệnh
tự giác chấp hành đúng y lệnh của bác sĩ điều trị.
g. Nghiêm cấm chỉ định sử dụng những thuốc có
hại đến sức khỏe đã được thông báo hoặc khuyến cáo.
h. Bác sĩ điều trị căn cứ vào tình trạng
người bệnh, mức độ bệnh lý và tính chất dược lý của thuốc mà ra y lệnh đường
dùng thuốc thích hợp:
- Đường dưới lưỡi, với những thuốc cần tác
dụng nhanh.
- Đường uống, với những thuốc không bị dịch
vị và men tiêu hóa phá hủy.
- Đường da, niêm mạc với những thuốc thấm qua
da, niêm mạc, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi.
- Đường trực tràng, âm đạo, với những thuốc
đặt, đạn, trứng.
- Đường tiêm, với những thuốc tiêm trong da,
tiêm dưới da, tiêm bắp thịt, tiêm mạch máu, truyền tĩnh mạch.
i. Chỉ dùng đường tiêm khi:
- Người bệnh không uống được.
- Cần tác dụng nhanh của thuốc.
- Thuốc dùng đường tiêm.
k. Khi tiêm vào mạch máu phải có mặt của bác
sĩ điều trị. Truyền máu phải do bác sĩ, y tá (điều dưỡng) có kinh nghiệm thực
hiện và bác sĩ điều trị chịu trách nhiệm về an toàn truyền máu.
l. Dung môi pha chế thuốc đã chọc kim, chỉ
được dùng trong ngày, nước cất làm dung môi phải có loại chai riêng, không dùng
dung dịch mặn, ngọt đẳng trương làm dung môi pha thuốc.
m. Nghiêm cấm việc ra y lệnh tiêm mạch máu
các thuốc chứa dung môi dầu, nhũ tương và các chất làm tan máu.
2. Lĩnh thuốc và phát thuốc:
a. Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều
dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ tổng hợp thuốc và thực hiện các quy định
sau:
- Tổng hợp thuốc phải theo đúng y lệnh.
- Phiếu lĩnh thuốc phải viết rõ ràng, không
viết tắt và phải được trưởng khoa ký duyệt.
- Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện phải
có phiếu lĩnh thuốc, đơn thuốc riêng theo quy chế thuốc độc.
b. Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm
vụ lĩnh thuốc và thực hiện các quy định sau:
- Phải có phiếu lĩnh thuốc đúng theo mẫu quy
định.
- Nhận thuốc phải kiểm tra chất lượng, hàm
lượng, số lượng, đối chiếu với phiếu lĩnh thuốc và ký xác nhận đủ vào phiếu lĩnh.
- Lĩnh xong phải mang thuốc về ngay khoa điều
trị và bàn giao cho y tá (điều dưỡng) chăm sóc, để thực hiện theo y lệnh.
c. Dược sĩ khoa dược thực hiện:
- Phải phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung
theo y lệnh.
- Thuốc nhập kho phải bảo đảm chất lượng theo
tiêu chuẩn quy định.
- Có trách nhiệm cùng bác sĩ điều trị hướng
dẫn và thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
- Phải thông báo kịp thời những thông tin về
thuốc mới: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng phụ, liều dùng, áp
dụng điều trị và giá tiền.
- Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện:
* 3 kiểm tra:
+ Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc, liều
dùng, cách dùng.
+ Nhãn thuốc.
+ Chất lượng thuốc.
* 3 đối chiếu:
+ Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn.
+ Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với
số thuốc sẽ giao.
+ Số lượng, số khoản thuốc ở đơn, phiếu với
số thuốc sẽ giao.
3. Bảo quản thuốc:
a. Thuốc lĩnh về khoa phải:
- Sử dụng hết trong ngày theo y lệnh, trừ
ngày chủ nhật và ngày nghỉ.
- Bảo quản thuốc tại khoa, trong tủ thường
trực đúng theo quy định.
- Trong tuần trả lại khoa dược những thuốc dư
ra do thay đổi y lệnh, người bệnh ra viện, chuyển viện hoặc tử vong; phiếu trả
thuốc phải có xác nhận của trưởng khoa điều trị.
b. Nghiêm cấm việc cho cá nhân vay mượn và
đổi thuốc.
c. Mất thuốc, hỏng thuốc do bất cứ nguyên
nhân nào đều phải lập biên bản, vào sổ theo dõi chất lượng thuốc, quy trách
nhiệm và xử lý theo chế độ bồi thường vật chất, do giám đốc bệnh viện quy định.
4. Theo dõi người bệnh sau khi dùng thuốc:
a. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi
tác dụng và xử lý kịp thời các tai biến sớm và muộn do dùng thuốc.
b. Y tá (điều dưỡng) chăm sóc có trách nhiệm
ghi chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát
hiện kịp thời các tai biến và khẩn cấp báo cáo bác sĩ điều trị.
c. Phải đặc biệt chú ý các phản ứng quá mẫn,
choáng phản vệ do thuốc diễn biến xấu, hoặc tử vong.
5. Chống nhầm lẫn thuốc:
a. Bác sĩ điều trị kê đơn, ra y lệnh điều trị
và thực hiện:
- Phải viết đầy đủ và rõ ràng tên thuốc, dùng
chữ Việt Nam, chữ La tinh hoặc tên biệt dược.
- Phải ghi y lệnh dùng thuốc theo trình tự
thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc nước tiếp đến các phương pháp điều trị khác.
- Dùng thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện,
kháng sinh phải đánh số theo dõi ngày dùng, liều dùng, tổng liều.
b. Y tá (điều dưỡng) chăm sóc phải đảm bảo
thuốc đến cơ thể người bệnh an toàn và thực hiện các quy định sau:
- Phải công khai thuốc được dùng hàng ngày
cho từng người bệnh.
- Phải có số thuốc điều trị, mỗi khi đã thực
hiện xong phải đánh dấu vào sổ.
- Phải có khây thuốc, lọ đựng thuốc uống
sáng, chiều, tối cho từng người bệnh.
- Khi gặp thuốc mới hoặc y lệnh sử dụng thuốc
quá liều quy định phải thận trọng, hỏi lại bác sĩ điều trị.
- Trước khi tiêm thuốc cho người bệnh uống
thuốc phải thực hiện.
3 kiểm tra:
+ Họ tên người bệnh.
+ Tên thuốc.
+ Liều dùng.
5 đối chiếu:
+ Số giường.
+ Nhãn thuốc.
+ Đường dùng.
+ Chất lượng thuốc.
+ Thời gian dùng thuốc.
- Phải bàn giao thuốc còn lại của người bệnh
cho kíp thường trực sau.
- Khoa điều trị phải có sổ theo dõi tai biến
do thuốc.
- Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thuốc và việc
tự ý trộn lẫn các loại thuốc đã tiêm.
9. QUY CHẾ
CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TOÀN DIỆN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo
dõi chăm sóc, điều trị của bác sĩ và y tá (điều dưỡng), nhằm đáp ứng nhu cầu cơ
bản của người bệnh cả về thân thể và tinh thần trong thời gian nằm điều trị tại
bệnh viện; không áp dụng hình thức phân công theo công việc.
2. Các bệnh viện phải thực hiện chăm sóc
người bệnh toàn diện.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Chăm sóc người bệnh toàn diện:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm bố trí
đủ nhân lực y tá (điều dưỡng) chăm sóc người bệnh theo quy định, đầu tư đủ
thiết bị và dụng cụ phục vụ chăm sóc toàn diện.
b. Mỗi người bệnh phải được một bác sĩ và một
y tá (điều dưỡng) chịu trách nhiệm cụ thể về điều trị và chăm sóc toàn diện.
c. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Thực hiện đúng y lệnh, đúng quy định kỹ
thuật bệnh viện.
- Theo dõi sát người bệnh, ghi chép đầy đủ,
chính xác, trung thực các diễn biến, các nội dung chăm sóc vào phiếu theo dõi,
phiếu chăm sóc; khi phát hiện các dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sĩ để xử
lý kịp thời.
d. Người bệnh được bác sĩ, y tá (điều dưỡng)
phổ biến kiến thức y học phổ thông và hướng dẫn phương pháp tự chăm sóc.
2. Phân cấp chăm sóc:
a. Chăm sóc cấp một:
- Yêu cầu phải có sự theo dõi, chăm sóc hoàn
toàn và liên tục của y tá (điều dưỡng).
- Đối tượng gồm những người bệnh nặng, nguy
kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và một số yêu cầu
đặc biệt của chuyên khoa.
Nội dung chăm sóc:
+ Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi,
phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn, tình trạng và các diễn biến của người bệnh
theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
+ Chăm sóc người bệnh hoàn toàn về ăn uống,
vệ sinh thân thể, đại tiện, tiểu tiện, thay đổi tư thế, thay quần áo, vải trải
giường, chăn màn, giường chiếu, vận động trị liệu, an ủi động viên gia đình
người bệnh yên tâm điều trị qua cơn bệnh hiểm nghèo.
b. Chăm sóc cấp hai:
- Yêu cầu phải có sự hỗ trợ cộng tác của
người bệnh.
- Đối tượng gồm những người bệnh không nguy
kịch, thay đổi tư thế và vận động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền
máu; phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.
- Nội dung chăm sóc:
+ Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi,
phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
+ Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh về ăn uống, vệ
sinh cá nhân, đại tiện, tiểu tiện, tập vận động, tìm hiểu hoàn cảnh, động viên,
an ủi, giáo dục sức khỏe khuyến khích người bệnh cùng phối hợp điều trị để sức
khỏe chóng phục hồi.
c. Chăm sóc cấp ba:
- Yêu cầu người bệnh tự chăm sóc là chính.
- Đối tượng gồm những người bệnh nhẹ, tự vận
động, tự phục vụ.
- Nội dung chăm sóc:
+ Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi,
phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
+ Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và tập
luyện, tuyên truyền và giáo dục sức khỏe, tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủi,
khuyến khích người bệnh tập luyện và phối hợp điều trị.
3. Trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh toàn
diện:
a. Bác sĩ điều trị:
- Ghi y lệnh vào hồ sơ bệnh án cụ thể về điều
trị, nội dung theo dõi, phân cấp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng.
- Giải thích, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, chế
độ dinh dưỡng, động viên, an ủi người bệnh và gia đình người bệnh an tâm điều
trị.
- Theo dõi diễn biến tình trạng của người
bệnh, đôn đốc kiểm tra, giám sát y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện y lệnh.
b. Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa:
Phân công, giám sát y tá (điều dưỡng) và hộ lý
thực hiện việc theo dõi, chăm sóc người bệnh theo phân cấp chăm sóc.
- Thông báo danh sách người bệnh chăm sóc cấp
một trên bảng tổng hợp hàng ngày.
- Tổ chức sinh hoạt hàng tuần với người bệnh
hoặc gia đình người bệnh; giải quyết những ý kiến đóng góp trong công tác chăm
sóc và báo cáo cấp trên giải quyết những nội dung góp ý không thuộc phạm vi
trách nhiệm giải quyết.
- Tham gia chăm sóc người bệnh.
c. Y tá (điều dưỡng) chăm sóc:
- Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ
điều trị.
- Phát hiện những diễn biến bất thường và báo
cáo bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.
- Ghi phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo
đúng mẫu quy định.
- Giáo dục kiến thức y học phổ thông, phương
pháp tự chăm sóc và động viên an ủi người bệnh và gia đình người bệnh.
d. Hộ lý:
- Thực hiện vệ sinh, thu dọn buồng bệnh, cọ
rửa, tẩy uế dụng cụ đựng chất thải.
- Phụ y tá (điều dưỡng) di chuyển và chăm sóc
người bệnh.
e. Người bệnh và gia đình người bệnh:
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy bệnh viện và
quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh đối với
bệnh viện.
- Giáo dục người bệnh chỉ được tham gia chăm
sóc khi bác sĩ điều trị cho phép và được sự hướng dẫn của y tá (điều dưỡng)
trong những việc chăm sóc sinh hoạt thông thường và động viên an ủi người bệnh.
- Người nhà người bệnh không được thực hiện
các kỹ thuật chuyên môn.
- Tham gia Hội đồng người bệnh theo quy định.
10. QUY CHẾ
QUẢN LÝ BUỒNG BỆNH, BUỒNG THỦ THUẬT
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật bao
gồm:
a. Quản lý hoạt động chuyên môn.
b. Quản lý người bệnh.
c. Quản lý nhân lực.
d. Quản lý tài sản.
2. Các thành viên trong bệnh viện, người
bệnh, gia đình người bệnh phải thực hiện tốt quy chế quản lý buồng bệnh, buồng
thủ thuật.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Trách nhiệm của các thành viên trong khoa
điều trị:
a. Trưởng khoa:
Quản lý mọi hoạt động của khoa, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện công tác quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật.
b. Bác sĩ điều trị:
- Thực hiện chẩn đoán, điều trị người bệnh
được phân công.
- Tham gia quản lý buồng bệnh, buồng thủ
thuật theo sự phân công của trưởng khoa.
c. Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa:
- Thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện.
- Quản lý nhân lực y tá (điều dưỡng), hộ lý
trong khoa.
- Sắp xếp buồng bệnh ngăn nắp, vệ sinh trật
tự.
- Quản lý tài sản phục vụ người bệnh.
d. Y tá (điều dưỡng) chăm sóc:
- Chăm sóc người bệnh toàn diện.
- Quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật trong
phạm vi được giao.
e. Hộ lý:
- Thực hiện vệ sinh, trật tự, ngăn nắp trong
khoa, buồng bệnh, buồng thủ thuật.
- Phụ y tá (điều dưỡng) chăm sóc, vận chuyển
người bệnh khi cần thiết.
2. Trưởng khoa có trách nhiệm quản lý chuyên
môn:
a. Tổ chức dây chuyền chẩn đoán, điều trị và
chăm sóc người bệnh theo quy định.
b. Bảo đảm buồng tiêm, buồng thủ thuật, buồng
thay băng:
- Có đủ cơ số thuốc và dụng cụ cấp cứu.
- Có đủ ánh sáng, đủ nước và phương tiện rửa
tay.
- Có phác đồ cấp cứu và quy định kỹ thuật
bệnh viện, đóng thành tập không treo lên tường.
c. Tủ thuốc thường trực:
- Được đặt trong phòng cấp cứu của khoa.
- Đủ cơ số thuốc và dụng cụ.
- Có sổ giao nhận thuốc và dụng cụ.
d. Buồng bệnh:
- Bảo đảm có buồng để người bệnh nam, nữ nằm
riêng và trẻ em nằm riêng.
- Bảo đảm vệ sinh, trật tự, mọi vật dụng
trong buồng bệnh được sắp xếp theo quy định thống nhất.
- Có biển đề số buồng, tên bác sĩ, y tá (điều
dưỡng) và hộ lý.
- Giường bệnh có biển số, tủ đầu giường, ghế
ngồi.
- Buồng bệnh có bình phong hoặc rèm che để sử
dụng cho người bệnh khi cần thiết.
- Phải bảo đảm ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
e. Buồng hành chính khoa:
- Phải có bảng tổng hợp hoạt động hàng ngày,
tình hình nhân lực, người bệnh, thuốc.
- Bảng phân công thường trực hàng ngày.
- Bảng chấm công.
- Tủ và giá để hồ sơ, bệnh án.
- Có đủ loại sổ, biểu thống kê báo cáo.
- Có đủ tủ, bàn ghế làm việc.
g. Có bảng thông báo đặt tại nơi mọi người
đều có thể xem được: nội quy bệnh viện, quy định về y đức, quy định về quyền
lợi và nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh đối với bệnh viện, quy
định về viện phí, về bảo hiểm y tế.
h. Có buồng và phương tiện tuyên truyền, giáo
dục sức khỏe cho người bệnh.
i. Có buồng tắm, buồng vệ sinh, buồng thay
quần áo cho các thành viên trong bệnh viện và người bệnh.
k. Có buồn để cọ rửa, tẩy uế và cất giữ dụng
cụ vệ sinh, sắp xếp trật tự.
3. Quản lý người bệnh:
a. Trưởng khoa và y tá (điều dưỡng) trưởng
khoa có trách nhiệm:
- Quản lý số lượng người bệnh hàng ngày trong
khoa, người bệnh hiện có, số tử vong, ra viện, chuyển khoa, chuyển viện, vào
viện; số người bệnh nặng, người bệnh cần chăm sóc cấp I.
- Tổ chức họp với người bệnh và gia đình
người bệnh để thu nhận và giải quyết ý kiến góp ý về công tác điều trị, chăm
sóc và phục vụ người bệnh.
b. Bác sĩ điều trị và y tá (điều dưỡng) chăm
sóc có trách nhiệm:
- Phổ biến nội quy buồng bệnh và đôn đốc,
giám sát người bệnh thực hiện nội quy.
- Theo dõi diễn biến bệnh, điều trị và chăm
sóc người bệnh toàn diện.
4. Quản lý nhân lực:
Trưởng khoa và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa
có trách nhiệm:
a. Lập bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên trong khoa.
b. Lập bảng phân công thường trực để trưởng
khoa duyệt.
c. Theo dõi giờ công, ngày công hàng ngày.
d. Tổng hợp ngày công hàng tháng được trưởng
khoa ký xác nhận đưa phòng tổ chức cán bộ và lưu tại khoa.
5. Quản lý tài sản:
Mọi thành viên trong khoa phải đặc biệt chú ý
thực hiện quy chế quản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế.
11. QUY CHẾ
CHỐNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện là
việc thực hiện đúng quy định kỹ thuật bệnh viện về vô khuẩn, khử khuẩn, tiệt
khuẩn; bao gồm các dụng cụ y tế, vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh khoa, phòng, vệ
sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Các điều kiện để thực hiện công tác chống
nhiễm khuẩn bao gồm: Nước sạch, dụng cụ, phương tiện, hóa chất khử khuẩn…
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Kỹ thuật vô khuẩn:
a. Dụng cụ, bông, gạc, thuốc sử dụng trong
những kỹ thuật vô khuẩn phải được tiệt khuẩn.
b. Dụng cụ y tế nhiễm khuẩn sau khi dùng xong
phải được ngâm vào dung dịch tẩy uế trước khi loại bỏ hoặc xử lý để dùng lại.
Dụng cụ, dây truyền dịch, dây truyền máu, kim luồn mạch máu, ống thông
(catheter) mạch máu, bơm tiêm nhựa được sử dụng một lần. Những dụng cụ được
phép dùng lại phải cọ rửa đúng quy định trước khi khử khuẩn, tiệt khuẩn.
c. Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng
bằng sức nóng hoặc hóa chất phải bảo đảm đúng quy định, đủ thời gian, đúng nhiệt
độ hoặc đúng nồng độ.
d. Dụng cụ, vật dụng sau khi khử khuẩn, tiệt
khuẩn phải được bảo quản trong hộp kín, có niêm phong rõ hạn dùng, cất giữ
trong tủ kín và đặt trong phòng vô khuẩn.
e. Trước khi tiến hành các phẫu thuật, thủ
thuật vô khuẩn, người thực hiện kỹ thuật phải thực hiện đúng quy định kỹ thuật
bệnh viện về vô khuẩn.
g. Kỹ thuật vô khuẩn phải được tiến hành
trong điều kiện vô khuẩn và đúng quy định kỹ thuật bệnh viện.
2. Trật tự vệ sinh ngoại cảnh:
a. Phải có hàng rào xung quanh bệnh viện,
cổng ra vào, buồng thường trực, sơ đồ chỉ dẫn, mũi tên chỉ đường đến các khoa,
phòng.
b. Đường đi phải sạch, bằng phẳng, bảo đảm an
toàn khi vận chuyển người bệnh.
c. Có vườn hoa cây cảnh, cây xanh bóng mát,
không trồng cây ăn quả.
d. Quần áo, đồ vải phải phơi tập trung tại
khu vực quy định.
e. Có nơi để xe tập trung cho các thành viên
trong bệnh viện, học viên, người bệnh và gia đình người bệnh. Không để hàng
quán bán rải rác trong bệnh viện.
g. Có nơi tập trung chất thải rắn trong toàn
bệnh viện, có đủ thùng chứa rác có nắp đậy ở nơi công cộng và trên đường đi.
Chất thải được thu gom và xử lý theo đúng quy chế xử lý chất thải.
h. Cống thoát nước và thoát chất thải lỏng
phải kín, không tắc.
3. Trật tự, vệ sinh khoa và buồng bệnh:
a. Vệ sinh buồng bệnh:
- Các khoa phải được cung cấp đủ điện nước,
ủng, găng tay vệ sinh, chổi, xô, chậu, xà phòng, dung dịch khử khuẩn… có nơi
rửa tay và có đủ phương tiện rửa tay.
- Mỗi khoa có một buồng để cọ rửa dụng cụ, có
đủ giá kệ để bảo quản dụng cụ vệ sinh và đồ vải chờ mang giặt.
- Các thiết bị, dụng cụ y tế trong buồng bệnh
được bố trí, sắp xếp thuận tiện cho việc phục vụ người bệnh và vệ sinh tẩy uế.
- Có đủ thùng rác có nắp đậy, để trên hành
lang, nơi thuận tiện, đủ để dễ sử dụng cho người bệnh và các thành viên trong
khoa.
b. Vệ sinh các buồng thủ thuật, phẫu thuật và
các buồng khác:
- Trần, tường, bệ cửa, cánh cửa các khoa,
buồng bệnh phải luôn sạch, không có mạng nhện.
- Nền các buồng bệnh được lát gạch men hoặc
vật liệu tương đương bảo đảm nhẵn, khô, không thấm nước, luôn sạch.
- Tường các buồng phẫu thuật, buồng thủ
thuật, buồng hậu phẫu, buồng đẻ, buồng trẻ sơ sinh, buồng chăm sóc đặc biệt,
buồng xét nghiệm, buồng tiêm được lát gạch men kính toàn bộ đến sát trần nhà.
- Khoa, buồng bệnh bảo đảm luôn sạch, đẹp,
ngăn nắp; dụng cụ vệ sinh được dùng riêng cho từng khu vực; buồng phẫu thuật
được vệ sinh tẩy uế sau mỗi cuộc phẫu thuật theo đúng quy chế công tác khoa
phẫu thuật – gây mê hồi sức.
- Thực hiện lau ấm bằng dung dịch xà phòng,
dung dịch khử khuẩn theo quy định kỹ thuật bệnh viện: nền nhà, tường nhà, bàn
ghế, giường tủ, cọc truyền, xe tiêm, xe đẩy, cáng đẩy, thiết bị y tế và thiết
bị thông thường có trong các buồng bệnh.
- Buồng bệnh, buồng thủ thuật phải được tổng
vệ sinh một tuần một lần.
- Bệnh viện phải tổ chức giặt là tập trung
nhưng phải giặt riêng:
+ Quần áo các thành viên trong bệnh viện.
+ Quần áo đồ vải người bệnh.
+ Quần áo đồ vải của khoa truyền nhiễm.
- Buồng vệ sinh, buồng tắm bảo đảm sạch,
không tắc, không mùi hôi, không có ruồi nhặng và các côn trùng khác.
c. Vệ sinh người bệnh:
- Người bệnh phải được mặt quần áo bệnh viện
theo quy chế trang phục y tế và bảo đảm vệ sinh cá nhân.
- Trước khi phẫu thuật người bệnh phải được
vệ sinh thân thể theo quy định.
- Người bệnh phải được sử dụng đồ dùng cá
nhân riêng.
- Khi người bệnh chuyển khoa, chuyển viện, ra
viện, đặc biệt đối với người bệnh truyền nhiễm phải thực hiện ngay vệ sinh tẩy
uế buồng bệnh, đồ dùng cá nhân.
- Khi người bệnh tử vong, thi thể của người
bệnh phải được vận chuyển và bảo quản theo quy chế giải quyết người bệnh tử
vong và luật bảo vệ sức khỏe nhân dân; buồng bệnh và đồ dùng cá nhân phải được
tẩy uế và khử khuẩn ngay.
- Trường hợp người nhà được phép ở lại để
phối hợp cùng chăm sóc phục vụ người bệnh phải thực hiện nội quy, giữ gìn vệ
sinh và mặc quần áo bệnh viện.
d. Vệ sinh cá nhân:
- Các thành viên trong bệnh viện phải bảo đảm
vệ sinh cá nhân, móng tay cắt ngắn, mặc quần áo công tác, đội mũ y tế theo quy
chế trang phục y tế.
- Gương mẫu vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung,
nơi làm việc vệ sinh ngăn nắp.
4. Tổ chức thực hiện:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Tổ chức và chỉ đạo công tác chống nhiễm
khuẩn bệnh viện.
- Bảo đảm trang bị các phương tiện làm việc.
- Có kế hoạch tổ chức kiểm tra công tác chống
nhiễm khuẩn bệnh viện.
b. Trưởng khoa, trưởng phòng có trách nhiệm:
- Đôn đốc các thành viên trong khoa, phòng
thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Hàng ngày kiểm tra giám sát công tác vệ
sinh, sạch đẹp bệnh viện, vệ sinh vô khuẩn tại các khoa, buồng bệnh trong phạm
vi phụ trách.
- Kết hợp giữa các khoa chống nhiễm khuẩn,
khoa vi sinh định kỳ hoặc đột xuất lấy mẫu kiểm tra vi khuẩn về môi trường,
buồng phẫu thuật, buồng thủ thuật, bàn tay phẫu thuật viên, viên chức y tế làm
thủ thuật và y dụng cụ đã tiệt khuẩn.
- Kết hợp giữa các khoa chống nhiễm khuẩn,
khoa vi sinh, khoa dinh dưỡng thực hiện định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra vệ sinh
an toàn thực phẩm theo quy định kỹ thuật bệnh viện về dinh dưỡng.
- Thực hiện báo cáo theo quy định về kết quả
thực hiện chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
12. QUY CHẾ
CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Chất thải bệnh viện bao gồm chất thải rắn
lỏng và khí; là những chất thải được thải ra trong quá trình điều trị, chẩn
đoán, chăm sóc và sinh hoạt. Chất thải bệnh viện có đặc tính lý học, hóa học và
sinh học vừa là nguồn gây ô nhiễm môi trường vừa là nguồn lây bệnh; vì vậy xử
lý và kiểm soát nghiêm ngặt chất thải là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện.
2. Khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện và giám sát việc xử lý chất thải trong toàn bệnh
viện.
3. Nơi tập trung, bể chứa chất thải của bệnh
viện phải có mái che, có tường bao quanh và ở phía tây bắc của bệnh viện.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Xử lý chất thải rắn:
a. Mọi người làm phát sinh ra chất thải phải
tự thu gom, phân loại bỏ vào đúng nơi quy định.
b. Chất thải rắn được phân làm 4 loại và đựng
trong túi nylon hoặc hộp cứng theo quy định:
- Túi nylon màu xanh đựng chất thải chung
không độc.
- Túi nylon màu vàng đựng chất thải nhiễm
khuẩn.
- Hộp cứng màu vàng đựng các vật sắc nhọn.
- Túi nylon màu đen đựng các chất hóa học,
chất phóng xạ và chất gây độc.
c. Hộ lý các khoa, buồng bệnh có trách nhiệm:
- Đặt thùng rác kèm theo túi nylon tại các vị
trí quy định.
- Tập trung rác từ các buồng bệnh, buồng thủ
thuật vào thùng rác chung của khoa.
- Buộc túi nylon khi rác đầy 2/3 túi và dán
nhãn ghi rõ tên khoa, buồng bệnh trên nhãn.
- Thu gom bỏ rác vào thùng rác nếu có rơi vải
ra ngoài.
- Cọ rửa thùng đựng rác hàng ngày.
d. Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách
nhiệm:
- Vận chuyển chất thải bằng xe đẩy từ các
khoa đến bể chứa rác của bệnh viện, không làm rơi vải chất thải trên đường vận
chuyển.
- Vận chuyển chất thải ngày 2 lần: buổi sáng,
buổi chiều và khi cần thiết.
- Tập trung riêng và vận chuyển đến nhà đại
thể để chôn hoặc đốt chất thải là các mô, cơ quan nội tạng hoặc các phần của cơ
thể người bệnh cắt ra.
e. Xử lý chất thải:
- Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
+ Bảo đảm bệnh viện có lò đốt chất thải đúng
tiêu chuẩn công nghệ.
+ Bảo đảm các điều kiện xử lý chất thải.
+ Công ty môi trường hàng ngày đến thu dọn và
vận chuyển chất thải chung không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để
xử lý theo hợp đồng.
- Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách
nhiệm:
+ Chôn sâu cách mặt đất 50cm hoặc đốt tại nơi
quy định chất thải nhiễm khuẩn.
+ Tẩy uế, xử lý cơ học sau đó đốt hoặc chôn
sâu cách mặt đất 50cm chất thải là các vật sắc nhọn.
+ Phân hủy, hóa học hoặc xử lý theo quy định
chất thải hóa học, các chất phóng xạ và thuốc gây độc.
+ Xử lý các dụng cụ sử dụng lại như thùng
chứa, xe đẩy theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Xử lý chất thải lỏng:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm: Bảo đảm
bệnh viện có hệ thống cống rãnh và bể ngầm để dẫn, chứa và xử lý chất thải là
các hóa chất lỏng được thải ra từ các buồng xét nghiệm. X-quang, các khoa lâm
sàng, cận lâm sàng, các bộ phận phục vụ trong bệnh viện và nước mưa.
b. Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách
nhiệm:
Định kỳ nạo vét hệ thống cống rãnh, bể chứa
bảo đảm thông thoát không bị tắc nghẽn.
Xử lý nước thải bằng phương pháp lý học, hóa
học hoặc sinh học trước khi cho chảy vào sông suối, ao hồ tự nhiên.
c. Nghiêm cấm mọi người trong bệnh viện đổ
các chất thải nguy hiểm vào hệ thống nước thải công cộng khi chưa khử độc tính.
3. Xử lý chất thải khí:
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Bảo đảm xây dựng hệ thống ống khói lò đốt
rác, lò hơi đạt tiêu chuẩn công nghệ.
- Các buồng xét nghiệm hóa sinh phải có hệ
thống (hotte) chụp hút khí thải theo quy định.
4. Tổ chức thực hiện:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các đơn
vị, cá nhân trong dây chuyền xử lý chất thải.
- Bảo đảm cung cấp đủ phương tiện làm việc,
phương tiện phòng hộ, hóa chất để xử lý chất thải và bảo đảm an toàn cho người
lao động.
- Bảo đảm việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho
viên chức làm việc trong dây chuyền xử lý chất thải.
b. Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn có trách
nhiệm tổ chức thực hiện, giám sát và xây dựng các văn bản hướng dẫn để mọi viên
chức thực hiện xử lý chất thải theo quy định.
c. Các viên chức làm việc trong dây chuyền xử
lý chất thải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về kỹ thuật,
bảo hộ lao động và bảo quản sử dụng các phương tiện.
13. QUY CHẾ
ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH KHÔNG CÓ NGƯỜI NHẬN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Người bệnh không có người nhận là những
người đang ở trong tình trạng cấp cứu, bị tai nạn, bị bệnh tâm thần và trẻ sơ
sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện mà khi vào viện không có giấy tờ tùy thân, không
có địa chỉ, không có người thân, cô đơn không nơi nương tựa hoặc bị bỏ rơi.
2. Bệnh viện phải tạo mọi điều kiện tiếp đón,
chăm sóc, cứu chữa đến cùng, không phân biệt đối xử, không đun đẩy người bệnh,
với tinh thần “Lương y phải như từ mẫu”.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Người bệnh cấp cứu, bị tai nạn và người
bệnh tâm thần không có người nhận:
a. Bác sĩ có nhiệm vụ:
- Tiếp nhận, thăm khám, làm hồ sơ bệnh án,
điều trị, chăm sóc theo tình trạng bệnh.
- Thông báo cho phòng kế hoạch tổng hợp,
phòng hành chính quản trị và báo cáo giám đốc bệnh viện xin cấp tiền thuốc,
tiền ăn hàng ngày.
b. Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm
kiểm kê tài sản của người bệnh và cùng với người chuyển người bệnh đến bệnh
viện lập biên bản kiểm kê có sự xác nhận của người thứ ba, sau đó báo cáo
trưởng khoa.
c. Phòng hành chính quản trị có nhiệm vụ:
- Lập hồ sơ bệnh án, chụp ảnh báo cáo giám đốc
bệnh viện và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Công an
cơ sở gần nhất.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin
đại chúng để tìm người nhà của người bệnh.
- Trường hợp không tìm được người nhà phải
lập hồ sơ gửi cơ quan Lao động thương binh xã hội cùng cấp để xin trợ cấp.
- Liên hệ với Trung tâm bảo trợ xã hội địa
phương để tiếp nhận nuôi dưỡng khi người bệnh ra viện.
2. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi:
a. Trưởng khoa sản phải bảo vệ trẻ sơ sinh
cùng quần áo, vật dùng thấy ở trẻ sơ sinh, thông báo cho phòng kế hoạch tổng
hợp, phòng hành chính quản trị và báo cáo giám đốc bệnh viện.
·
Phân công người nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong thời gian chờ đợi người nhận nuôi
dưỡng và vận động mọi người xung quanh ủng hộ từ thiện, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ
sơ sinh.
b. Trưởng phòng hành chính báo ngay cho Ủy
ban nhân dân Xã, Phường, Thị trấn hoặc Công an cơ sở gần nhất để tìm hoặc tổ
chức nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong thời gian ngắn nhất.
3. Trường hợp người bệnh tử vong không có
người nhận:
a. Bác sĩ thực hiện đúng quy chế giải quyết
người bệnh tử vong.
b. Trưởng phòng hành chính tiến hành khai tử
tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch và
xin phép mai táng.
- Thực hiện chụp ảnh, lập hồ sơ báo cho cơ
quan Lao động – thương binh xã hội cùng cấp, xin kinh phí mai táng.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin
đại chúng tiếp tục tìm thân nhân của người bệnh.
- Sau khi mai táng có sơ đồ nơi chôn tại
nghĩa trang.
- Trường hợp trẻ sơ sinh chết ngay sau khi
sinh tại phòng đẻ mà người mẹ bỏ đi thì không phải khai sinh và khai tử. Trường
hợp trẻ sơ sinh đã chuyển ra khỏi phòng đẻ bị chết mà người mẹ bỏ đi thì phải
tiến hành khai sinh và khai tử theo quy định của pháp luật.
14. QUY CHẾ
GIẢI QUYẾT NGƯỜI BỆNH TỬ VONG
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Người bệnh đã tử vong được xác định bằng
chết sinh học: ngừng thở, ngừng tim; kết quả điện tim, điện não thể hiện bằng
một đường thẳng đẳng điện được ít nhất hai bác sĩ khám và kết luận.
2. Các thủ tục giải quyết người bệnh tử vong
phải thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, trân trọng và đúng theo quy định của
pháp luật.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Giải quyết thi thể người bệnh tử vong:
a. Y tá (điều dưỡng) của khoa có người bệnh
tử vong phải thực hiện các công việc vệ sinh đối với thi thể người bệnh.
b. Trưởng khoa hoặc bác sĩ điều trị báo cho
khoa giải phẫu bệnh (bệnh viện hàng I và II), sau khi nhận được giấy báo tử,
khoa giải phẫu bệnh phải cử người và đẩy xe đến khoa có người bệnh tử vong nhận
thi thể người bệnh tử vong đưa về nhà đại thể; các bệnh viện khác, viên chức
khoa có người bệnh tử vong chuyển thi thể người bệnh xuống nhà đại thể.
c. Nhà đại thể phải trang nghiêm, an toàn, vệ
sinh, đủ ánh sáng.
- Việc khâm liệm nhập quan phải do viên chức
nhà đại thể làm.
- Trường hợp cần lưu giữ trên 24 giờ phải có
nhà lạnh.
d. Thông thường việc mai táng người bệnh tử
vong do gia đình người bệnh thực hiện, nếu người bệnh tử vong mắc các bệnh
truyền nhiễm phải được tẩy uế và do viên chức nhà đại thể khâm liệm, nhập quan.
e. Trường hợp người bệnh tử vong không có
người nhận, trưởng phòng hành chính quản trị bệnh viện phải thực hiện chụp ảnh,
báo công an, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sau 24 giờ
không có người nhận, bệnh viện thực hiện việc mai táng. Kinh phí do cơ quan Lao
động thương binh xã hội cùng cấp giải quyết.
g. Việc di chuyển thi hài phải thực hiện theo
quy định của luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2. Giải quyết tư trang của người bệnh tử
vong:
a. Trường hợp người bệnh tử vong có gia đình
đi theo thì đại diện của gia đình trực tiếp ký nhận.
b. Trường hợp người bệnh tử vong không có gia
đình đi theo: y tá (điều dưỡng) trưởng khoa hoặc y tá (điều dưỡng) thường trực
thu thập, thống kê và lập biên bản có đại diện khoa và đại diện cho người bệnh
trong buồng bệnh chứng kiến. Tư trang được lưu giữ tại khoa của người bệnh để
trao lại cho gia đình người bệnh.
3. Hồ sơ tử vong:
Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực phải
tập hợp, bổ sung đầy đủ các chi tiết quy định. Ghi rõ: ngày, giờ, diễn biến
bệnh; cách xử lý: ngày, giờ, phút tử vong, chẩn đoán bệnh và nguyên nhân tử
vong, ký có ghi rõ họ tên. Hồ sơ tử vong được lưu trữ theo quy chế lưu trữ hồ
sơ bệnh án.
4. Khám nghiệm tử thi:
a. Việc khám nghiệm tử thi phải được thực
hiện theo đúng quy định của Bộ luật dân sự và Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân.
b. Bác sĩ giải phẫu bệnh có nhiệm vụ:
- Trước khi khám nghiệm tử thi phải nghiên
cứu hồ sơ bệnh án về chẩn đoán lâm sàng, nguyên nhân tử vong và yêu cầu khám
nghiệm tử thi.
- Chỉ được khám nghiệm tử thi tại khoa giải
phẫu bệnh và chỉ thực hiện khám nghiệm sau khi người bệnh tử vong được 2 giờ,
phải bảo đảm vệ sinh và an toàn, kíp khám nghiệm phải có ít nhất 3 người.
- Bệnh phẩm phải được bảo quản trong lọ có
dung dịch cố định. Trên lọ phải có nhãn ghi rõ họ tên, tuổi người bệnh tử vong,
chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ lấy bệnh phẩm và khối lượng bệnh phẩm.
- Phải phục hồi tử thi sau khi khám nghiệm và
giải quyết các phủ tạng lấy xét nghiệm thừa theo quy chế công tác xử lý chất
thải.
- Phải làm biên bản tỉ mỉ về kết quả khám
nghiệm đại thể: toàn thân, từng bộ phận và kết luận bước đầu về nguyên nhân tử
vong. Có đủ chữ ký, họ, tên, chức danh của những người thực hiện. Trường hợp
người bệnh tử vong có liên quan đến pháp y, do cơ quan giám định pháp y giải
quyết theo quy định của pháp luật.
5. Kiểm điểm tử vong:
a. Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh tử vong
có nhiệm vụ:
- Tiến hành kiểm điểm tử vong các khâu: tiếp
đón, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc đối với mọi trường hợp người bệnh tử vong.
Chậm nhất không để quá 15 ngày sau khi người bệnh tử vong.
- Chủ trì các cuộc kiểm điểm tử vong trong
khoa.
- Chỉ định một bác sĩ điều trị làm thư ký.
- Mời toàn khoa tham dự. Nếu người bệnh tử
vong trong giờ thường trực, mời toàn bộ phiên trực tham dự kiểm điểm tử vong.
b. Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực có
nhiệm vụ viết và báo cáo kiểm điểm tử vong theo mẫu quy định.
c. Thư ký có nhiệm vụ:
- Ghi chép vào sổ kiểm điểm tử vong rõ ràng,
đầy đủ các phần mục quy định.
- Lấy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của các
thành viên đã tham dự.
- Lập biên bản kiểm điểm tử vong trích từ sổ
kiểm điểm tử vong theo mẫu quy định để đính vào hồ sơ tử vong, có chữ ký của
người chủ trì và thư ký, ghi rõ họ tên và chức danh.
d. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
Chủ trì, kiểm điểm tử vong liên khoa, toàn
bệnh viện hoặc liên bệnh viện.
e. Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp có nhiệm
vụ:
- Quản lý sổ kiểm điểm tử vong, đánh số
trang, đóng dấu giáp lai, bảo quản lưu trữ sổ kiểm điểm tử vong theo quy định.
- Làm thư ký khi kiểm điểm tử vong liên khoa,
toàn bệnh viện hoặc liên bệnh viện.
Phần V.
QUY CHẾ
CÔNG TÁC MỘT SỐ KHOA
1. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA KHÁM BỆNH
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa khám bệnh và khoa lâm sàng có nhiệm
vụ:
a. Tổ chức và tiếp nhận người bệnh đến cấp
cứu.
b. Khám bệnh, chọn lọc người bệnh vào điều
trị nội trú: thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức
khỏe ban đầu.
c. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi
tình hình bệnh tật trong vùng dân cư được phụ trách để có biện pháp ngăn ngừa
bệnh tật.
d. Tổ chức dây chuyền khám sức khỏe theo
nhiệm vụ được giao.
2. Các trưởng khoa
điều trị trong bệnh viện phải chịu trách nhiệm về chất lượng khám chuyên khoa,
điều trị người bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh; cử cán bộ chuyên khoa có
trình độ chuyên môn kỹ thuật thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa,
luân phiên 3 đến 6 tháng ra công tác tại khoa khám bệnh.
3. Khoa khám bệnh được bố trí một chiều theo
quy định, có đủ thiết bị y tế và biên chế phục vụ theo phân hạng của bệnh viện.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tiếp đón người bệnh:
a. Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm:
- Bố trí y tá (điều dưỡng) có kinh nghiệm về
chuyên môn kỹ thuật, có tinh thần trách nhiệm, thái độ niềm nở hòa nhã, trang
phục chỉnh tề tiếp đón người bệnh ngay từ lúc ban đầu đến khoa khám bệnh.
- Tổ chức nơi chờ có đủ ghế ngồi, nước uống,
ấm về mùa đông, mát về mùa hè cho người bệnh.
- Tuyên truyền giáo dục phòng dịch bệnh và
giáo dục sức khỏe với các hình thức thích hợp.
- Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Thăm hỏi, an ủi người bệnh và gia đình
người bệnh để họ yên tâm, tin tưởng vào khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện các thủ tục hành chính chuyên môn
theo quy định, hướng dẫn hoặc đưa người bệnh tới các buồng khám chuyên khoa.
- Khẩn trương tiếp đón người bệnh cấp cứu,
đưa ngay vào buồng cấp cứu, các thủ tục giải quyết sau.
- Ghi sổ khám bệnh chung, ghi đầy đủ nội dung
các cột mục theo quy định.
- Dành thời gian hàng ngày phổ biến, hướng
dẫn người bệnh về kiến thức giáo dục sức khỏe.
- Làm báo cáo hàng ngày, hàng tháng, 3 tháng,
6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và báo cáo đột xuất.
- Bảo quản hồ sơ khám bệnh, điều trị ngoại
trú theo chuyên khoa.
2. Khám bệnh tại
buồng cấp cứu:
a. Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
- Thăm khám ngay, chẩn đoán ban đầu, ra y
lệnh và làm các thủ thuật cấp cứu.
- Làm hồ sơ bệnh án tóm tắt ban đầu, sau khi
người bệnh qua cơn nguy hiểm sẽ làm bệnh án đầy đủ.
- Theo dõi tình trạng người bệnh, nếu:
+ Bệnh ổn định kê đơn cho người bệnh về tiếp
tục điều trị tại nhà.
+ Bệnh chưa rõ để người bệnh nằm lưu theo
dõi.
+ Bệnh nặng đưa ngay người bệnh vào khoa hồi
sức cấp cứu hoặc các khoa điều trị nội trú thích hợp.
- Trường hợp người bệnh nằm lưu phải làm hồ
sơ bệnh án, theo dõi ghi đầy đủ các diễn biến của người bệnh và chăm sóc như
người bệnh nội trú: không để người bệnh nằm lưu quá 24 giờ; phải bố trí buồng
lưu người bệnh nam, nữ, trẻ em riêng.
- Trường hợp người bệnh bị tai nạn, mắc bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm, người bệnh tử vong… phải ghi nhận xét đầy đủ vào hồ sơ
bệnh án và báo cáo trưởng khoa khám bệnh, giám đốc bệnh viện biết và giải
quyết.
b. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Khai thác ngay các chỉ số sinh tồn, ghi
phiếu và báo cáo bác sĩ khám bệnh.
- Thực hiện y lệnh ngay và chăm sóc, theo dõi
sát sao người bệnh.
3. Khám bệnh tại các buồng khám chuyên khoa:
a. Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
- Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng và
chính xác, thăm khám toàn cơ thể hoặc từng bộ phận theo chuyên khoa: kết hợp
xét nghiệm cận lâm sàng.
- Chỉ định điều trị thích hợp sau khi thăm
khám xác định mức độ bệnh.
- Kê đơn thuốc về nhà điều trị và theo dõi ở
tuyến y tế cơ sở hoặc hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú.
- Làm hồ sơ bệnh án vào viện điều trị nội
trú.
b. Bác sĩ cận lâm sàng có trách nhiệm:
- Trả kết quả xét nghiệm thường quy cho người
bệnh trong ngày.
- Các xét nghiệm đặc biệt làm trong khoa xét
nghiệm cũng phải trả kết quả sớm để phục vụ cho công việc chẩn đoán.
c. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Ghi sổ khám bệnh chuyên khoa.
- Đưa người bệnh vào khoa điều trị, bàn giao
đầy đủ hồ sơ bệnh án, tình trạng người bệnh với y tá (điều dưỡng) trưởng khoa
hoặc y tá (điều dưỡng) hành chính khoa.
4. Thực hiện thủ thuật chuyên khoa:
a. Bác sĩ chuyên khoa tại khoa khám bệnh được
thực hiện thủ thuật chuyên khoa cho người bệnh đã được khám bệnh tại khoa và có
trách nhiệm:
- Thực hiện quy chế công tác khoa ngoại và
quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
- Thực hiện đúng các quy định kỹ thuật bệnh
viện.
b. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Ghi sổ thủ thuật chuyên khoa theo mẫu quy
định.
- Phụ bác sĩ làm thủ thuật chuyên khoa.
5. Trật tự vệ sinh:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tạo điều
kiện:
- Bố trí dây chuyền phòng khám một chiều,
thuận tiện; có phòng khám truyền nhiễm riêng, lối đi riêng.
- Có đủ ghế cho người bệnh ngồi chờ.
- Có buồng vệ sinh, buồng tắm cho người bệnh
và các thành viên trong bệnh viện riêng.
- Có quầy thuốc phục vụ người bệnh.
- Có nơi để xe đạp, xe máy riêng cho người
bệnh và các thành viên trong bệnh viện.
b. Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm tổ
chức thực hiện:
- Có bảng sơ đồ chỉ dẫn của khoa khám bệnh,
các buồng khám chuyên khoa, buồng thủ thuật chuyên khoa.
- Có nội quy của khoa khám bệnh, quy định về
y đức, về quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh đối với
bệnh viện.
- Xây dựng lịch làm việc của các chuyên khoa,
niêm yết tại nơi tiếp đón người bệnh.
- Có biển đề tên buồng khám chuyên khoa và
biển đề tên bác sĩ, y tá (điều dưỡng) phục vụ. Quy cách biển, chữ viết và màu
sắc thống nhất.
2. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa hồi sức cấp cứu là khoa lâm sàng điều
trị và chăm sóc tích cực những người bệnh nặng, có chức năng sống bị đe dọa cần
phải hỗ trợ.
2. Giám đốc bệnh viện ưu tiên bố trí nhân
lực, đào tạo chuyên khoa, đầu tư trang thiết bị và các điều kiện làm việc để
đáp ứng công tác hồi sức cấp cứu.
3. Tổ chức dây chuyền cấp cứu, điều trị, chăm
sóc tích cực người bệnh tại khoa và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống hồi sức cấp
cứu tại các khoa trong bệnh viện hoặc tuyến dưới.
4. Các khoa trong bệnh viện phải sẵn sàng
tiếp nhận người bệnh đã ổn định do khoa hồi sức cấp cứu chuyển đến.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Các thành viên của khoa hồi sức cấp cứu có
trách nhiệm:
a. Đặc biệt chú ý thực hiện quy chế cấp cứu,
quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện, quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết
bị y tế, quy định về y đức, quy chế công tác khoa khám bệnh và các quy định
khác của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật y tế.
b. Điều trị theo bệnh lý, phục vụ người bệnh
tại giường với tinh thần trách nhiệm cao. Trường hợp người bệnh nặng có nguy cơ
tử vong phải tích cực cứu chữa, chăm sóc và thông cảm chia sẻ nỗi buồn cùng gia
đình người bệnh.
2. Một số công tác đặc thù của khoa hồi sức
cấp cứu:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Tổ chức khoa hồi sức cấp cứu làm việc theo
ca hoặc kíp thường trực liên tục 24 giờ đối với bệnh viện hạng I và hạng II:
làm việc bình thường và thường trực theo quy định đối với bệnh viện hạng III.
- Duyệt kế hoạch giường bệnh của khoa hồi sức
cấp cứu từ 3% đến 4% trên tổng số giường bệnh của bệnh viện. Trong đó có giường
cấp cứu và giường chăm sóc sau cấp cứu cho người bệnh đã qua cơn nguy kịch,
chuẩn bị chuyển về các khoa thích hợp.
- Phân công bác sĩ, y tá (điều dưỡng) phục vụ
tại khoa được đào tạo kỹ thuật chuyên khoa, sử dụng thành thạo các dụng cụ,
phương tiện hồi sức cấp cứu.
- Bố trí nơi làm việc liên hoàn, hợp lý bảo
đảm công tác chuyên môn:
+ Buồng cấp cứu, buồng bệnh vô khuẩn, buồng
bệnh cách li.
+ Buồng để phương tiện phục vụ.
+ Nơi chuẩn bị thức ăn, uống.
+ Nơi cọ rửa dụng cụ.
- Trang bị dụng cụ, phương tiện phục vụ bao
gồm:
+ Hệ thống cung cấp oxy.
+ Điện ưu tiên, ổn định, an toàn.
+ Đủ nước sạch, nước nóng.
+ Giường bệnh nhiều tư thế.
+ Các máy hô hấp nhân tạo, bóng thở, điện
tim, hút đờm dãi, sốc điện.
+ X-quang di động.
+ Dụng cụ hồi sức cấp cứu tuần hoàn, hô hấp,
tiêu hóa, tiết niệu.
+ Thuốc hồi sức cấp cứu theo danh mục.
+ Dụng cụ phục vụ chăm sóc người bệnh toàn
diện.
b. Trưởng khoa hồi sức cấp cứu có trách
nhiệm:
- Bố trí giường bệnh trong các buồng khép
kín, thuận tiện cho việc theo dõi, chăm sóc người bệnh. Phân loại người bệnh
theo mức độ nặng nhẹ, tính chất bệnh, tổ chức dây chuyền hồi sức cấp cứu có
hiệu quả trong khoa.
- Tổ chức kiểm tra công tác cấp cứu, điều
trị, chăm sóc người bệnh toàn diện.
- Nắm chắc tình hình người bệnh trong khoa:
Số lượng, diễn biến bệnh lý, tỉ lệ tử vong từng loại bệnh.
c. Bác sĩ điều trị hồi sức cấp cứu có trách
nhiệm:
- Khẩn trương thăm khám người bệnh, thận
trọng, chính xác và ghi đầy đủ các diễn biến của bệnh vào hồ sơ bệnh án.
- Thực hiện đúng quy định kỹ thuật bệnh viện
khi tiến hành các thủ thuật. Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kỹ
thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.
- Bàn giao người bệnh, y lệnh còn lại cho ca
hoặc kíp làm việc sau. Việc bàn giao phải ghi đầy đủ vào sổ bàn giao và ký
nhận.
d. Y tá (điều dưỡng) chăm sóc hồi sức cấp cứu
có trách nhiệm:
- Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện, thuốc
theo quy định, sẵn sàng phục vụ người bệnh.
- Thực hiện khẩn trương y lệnh, theo dõi,
chăm sóc người bệnh toàn diện, bảo đảm làm việc theo ca, kíp, liên tục có mặt
bên giường bệnh. Phát hiện những diễn biến bệnh lý bất thường của người bệnh,
báo cáo bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.
- Trong trường hợp thực hiện kỹ thuật khó, y
lệnh chưa rõ phải thận trọng hỏi lại bác sĩ điều trị.
- Bàn giao đầy đủ việc chăm sóc người bệnh cho
ca hoặc kíp làm việc sau.
3. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA NỘI
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Khoa nội là khoa lâm sàng, thực hiện các
phương pháp không phẫu thuật để chữa bệnh.
2. Trong khám bệnh, chữa bệnh phải kết hợp
chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các
chuyên khoa.
3. Khoa nội là khoa trọng điểm, có liên quan
đến nhiều chuyên khoa trong bệnh viện; khoa phải được bố trí ở trung tâm bệnh
viện, thuận tiện cho công tác hồi sức cấp cứu người bệnh, làm các xét nghiệm
cận lâm sàng.
4. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và
chỉ đạo tuyến dưới.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Buồng khám chuyên khoa nội tại khoa khám
bệnh:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Tổ chức buồng khám chuyên khoa nội theo
phân hạng bệnh viện.
+ Buồng khám nội chung.
+ Buồng khám chuyên khoa nội sâu.
+ Buồng khám cấp cứu có giường lưu.
- Bố trí bác sĩ có kinh nghiệm, có trình độ
chuyên môn kỹ thuật phục vụ tại buồng khám chuyên khoa nội.
b. Trưởng khoa có trách nhiệm:
- Thực hiện nhiệm vụ trưởng khoa lâm sàng.
- Tạo điều kiện trang bị, bảo đảm cho công
tác của buồng khám chuyên khoa.
c. Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
- Khai thác kỹ tiền sử của người bệnh, kết
hợp với các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán, xác định bệnh,
làm hồ sơ bệnh án ban đầu theo quy chế chẩn đoán, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn
điều trị.
- Khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu mắc
bệnh truyền nhiễm phải chuyển sang phòng khám chuyên khoa truyền nhiễm; khi có
dấu hiệu bệnh của chuyên khoa khác là chính phải chuyển sang buồng khám chuyên
khoa thích hợp.
- Gặp những bệnh khó chẩn đoán phải tổ chức
hội chẩn.
- Sau khi thăm khám, tùy tình trạng người
bệnh để giải quyết.
+ Bệnh nhẹ: Kê đơn về nhà điều trị, hoặc thực
hiện điều trị ngoại trú.
+ Bệnh nặng: cho vào viện.
+ Bệnh còn nghi ngờ chưa xác định bệnh, cho
nằm lưu theo dõi, nhưng không được để lưu quá 24 giờ.
d. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Tiếp đón người bệnh theo quy chế công tác
khoa khám bệnh.
2. Tại khoa điều trị:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Giao kế hoạch giường bệnh, căn cứ vào nhiệm
vụ của bệnh viện phù hợp theo nhóm bệnh: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết,
buồng người bệnh nặng, nhẹ, buồng cấp cứu…
- Tạo điều kiện cho khoa bảo đảm nhiệm vụ: có
buồng làm thủ thuật, để dụng cụ, thuốc cấp cứu, chuẩn bị tiêm truyền, chuẩn bị
ăn cho người bệnh. Đủ nước sạch cho người bệnh sử dụng.
- Bố trí nơi làm việc của trưởng khoa, bác sĩ
điều trị, buồng hành chính khoa, buồng vệ sinh, buồng tắm cho các thành viên
trong khoa sử dụng.
b. Trưởng khoa nội có trách nhiệm:
- Thực hiện quy chế nhiệm vụ Trưởng khoa lâm
sàng.
c. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
- Thăm khám người bệnh ngay, bổ sung hồ sơ
bệnh án, cho làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán xác định bệnh, ghi y lệnh
điều trị, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng…
- Mời hội chẩn theo quy chế hội chẩn trong
trường hợp bệnh nặng, khó chẩn đoán hoặc liên quan đến các chuyên khoa khác.
- Phát hiện kịp thời và xử lý khẩn trương
theo quy chế cấp cứu người bệnh có diễn biến nguy kịch.
- Thăm khám lại người bệnh mỗi ngày ít nhất
một lần: sau mỗi lần thăm khám phải ghi vào hồ sơ bệnh án, ghi rõ họ tên và
chức danh.
- Khi thực hiện các thủ thuật nội khoa, phải
giải thích cho người bệnh biết, thực hiện các quy định kỹ thuật bệnh viện, bảo
đảm chất lượng và an toàn cho người bệnh: trường hợp phối hợp với các chuyên
khoa khác phải trao đổi để chọn kỹ thuật phù hợp, ghi vào hồ sơ bệnh án đầy đủ
và chuẩn bị phương tiện cấp cứu chu đáo.
d. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Tiếp đón ngay người bệnh và đưa người bệnh
vào buồng bệnh.
- Khai thác các chỉ số sinh tồn, mời bác sĩ
điều trị đến thăm khám và nghiêm chỉnh thực hiện y lệnh.
- Đưa người bệnh có chỉ định đi khám chuyên
khoa trong hoặc ngoài bệnh viện và mang theo hồ sơ bệnh án của người bệnh.
- Phổ biến nội quy bệnh viện, hướng dẫn nơi ăn,
ở, vệ sinh, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; phải thực hiện nghiêm chỉnh quy
chế chăm sóc người bệnh toàn diện.
- Hỗ trợ người bệnh nặng tắm rửa, cắt tóc và
vệ sinh cá nhân theo quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.
4. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA NHI
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thực hiện quy chế công tác khoa nội.
2. Một số công tác đặc thù của khoa nhi:
a. Khoa nhi là khoa lâm sàng điều trị các
bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi.
b. Khoa được bố trí theo đơn nguyên, thiết kế
riêng phù hợp với sinh lý bệnh và tâm sinh lý của từng lứa tuổi.
c. Có chế độ ăn thích hợp với bệnh lý và lứa
tuổi của trẻ em.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tại buồng khám bệnh chuyên khoa nhi của
khoa khám bệnh:
a. Các thành viên của buồng khám bệnh chuyên
khoa nhi phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh.
b. Một số công tác đặc thù khi khám bệnh
chuyên khoa nhi.
- Trưởng khoa có trách nhiệm:
+ Bảo đảm các điều kiện, phương tiện phục vụ
khám bệnh: dụng cụ khám bệnh phù hợp với lứa tuổi bệnh nhi: có tranh ảnh, đồ
chơi cho trẻ em ngồi chờ.
+ Có đầy đủ dụng cụ vệ sinh sẵn sàng phục vụ
bệnh nhi tại chỗ.
+ Cơ sở thoáng mát, đủ điện, nước, môi trường
sạch sẽ, không có mùi hôi khai.
- Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
+ Khi khám bệnh phải dựa vào cha mẹ, người
nuôi dưỡng bệnh nhi, khai thác kỹ tiền sử bệnh.
+ Sử dụng các dụng cụ khám phù hợp với lứa
tuổi bệnh nhi.
+ Kết hợp khám các chuyên khoa có liên quan
và các phương tiện xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng.
2. Tại khoa điều trị:
a. Các thành viên của khoa đặc biệt chú ý
thực hiện quy chế công tác khoa nội: khi mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp
dù nhẹ, nặng phải tự giác không tiếp xúc với bệnh nhân.
Một số công tác đặc thù của khoa nhi:
b. Trưởng khoa nhi có trách nhiệm:
+ Sắp xếp bệnh nhi vào từng buồng bệnh, theo
tính chất bệnh, nếu có điều kiện theo nhóm tuổi: trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi
và trẻ trên 3 tuổi.
+ Bố trí buồng cách ly cho trẻ mắc bệnh
truyền nhiễm.
+ Buồng cấp cứu riêng, dụng cụ cấp cứu phù
hợp với lứa tuổi.
+ Các phác đồ cấp cứu và bảng chỉ số tổng hợp
theo dõi chỉ số sinh tồn, các diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng cụ thể từng
bệnh.
+ Bố trí nơi pha sữa, nước dinh dưỡng cho
bệnh nhi.
c. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
- Theo dõi sát sao các diễn biến lâm sàng,
ghi đầy đủ các triệu chứng điển hình.
- Xử lý kịp thời các diễn biến nặng như: sốt
cao co giật, mất nước rối loạn điện giải, ngạt thở tím tái…
- Tiến hành thủ thuật tại buồng riêng, tránh
gây cho trẻ sợ hãi.
- Bảo đảm buồng điều trị có đồ chơi, tranh
ảnh cho bệnh nhi.
d. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Thực hiện đúng y lệnh.
- Cho bệnh nhi ăn theo chế độ bệnh lý và lứa
tuổi.
- Dành thời gian hàng ngày tuyên truyền giáo
dục các bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ, cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em và đề
phòng bệnh tật.
e. Hộ lý có trách nhiệm:
- Lau chùi buồng bệnh hàng ngày, bảo đảm sạch
sẽ, hàng tuần phải được khử khuẩn.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh: bô, khăn
thấm; bảo đảm môi trường sạch sẽ không có mùi hôi khai.
- Chuẩn bị đầy đủ nước sinh hoạt, nước nóng
cho bệnh nhi.
- Giải thích, nhắc nhở người nhà ở lại chăm
sóc bệnh nhi phải mặc quần áo của bệnh viện và thực hiện đúng nội quy của khoa.
5. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa y học cổ truyền thực hiện kết hợp y
học cổ truyền với y học hiện đại trong khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú và
đông dược.
2. Khoa y học cổ truyền phối hợp với các khoa
lâm sàng tiến hành nghiên cứu ứng dụng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ
truyền với y học hiện đại; ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật về y học cổ
truyền trong điều trị và nghiên cứu khoa học.
3. Các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền phải biết
sử dụng các kết quả cận lâm sàng của y học hiện đại để chẩn đoán và theo dõi
điều trị.
a. Các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền được sử
dụng một số thiết bị kỹ thuật của y học hiện đại để chẩn đoán, điều trị kết hợp
với các phương pháp của y học cổ truyền.
b.Lương y ở khoa, được khám bệnh, kê đơn và
điều trị bằng y học cổ truyền và có trách nhiệm được thực hiện đúng quy chế
bệnh viện.
4. Khoa y học cổ truyền hướng về cộng đồng
chỉ đạo sử dụng những kiến thức thông thường về xoa bóp day ấn huyệt, tập luyện
dưỡng sinh, sử dụng thuốc y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Khám bệnh, chẩn đoán bệnh: bác sĩ, y sĩ y học
cổ truyền có trách nhiệm.
a. Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ
truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kỹ thuật của y học hiện đại kết
hợp với tứ chẩn, bát cương của y học cổ truyền; đề ra phương pháp điều trị bằng
thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp…
b. Khám bệnh toàn diện để chẩn đoán và chỉ
định điều trị, ghi đơn thuốc, công thức huyệt châm cứu thích hợp.
c. Loại trừ được các bệnh cấp cứu cần can
thiệp bằng y học hiện đại như: cấp cứu ngoại khoa, cấp cứu sản khoa, cấp cứu
nội khoa, cấp cứu nhi khoa…
2. Làm hồ sơ bệnh án: bác sĩ, y sĩ y học
cổ truyền có trách nhiệm.
a. Thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh làm hồ sơ
bệnh án và kê đơn điều trị, phải có đủ hai phần: y học hiện đại và y học cổ
truyền.
b. Theo dõi hàng ngày, ghi diễn biến bệnh lý
đầy đủ vào hồ sơ bệnh án.
c. Lưu trữ hồ sơ bệnh án y học cổ truyền theo
đúng quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án.
3. Kê đơn thuốc: Bác sĩ, y sĩ y học
cổ truyền có trách nhiệm.
a. Ghi đơn thuốc y học cổ truyền phải rõ ràng
bằng tiếng Việt, đơn vị tính bằng gam, mililit, viên hoàn.
b. Kê đơn thuốc độc, giảm độc theo đúng quy
chế sử dụng thuốc.
c. Kê đơn có các vị thuốc cần sử dụng dạng
đặc biệt phải ghi rõ và hướng dẫn người sắc thuốc thực hiện đúng quy định sắc
thuốc, cách sử dụng thuốc.
Không được ghi trong một đơn có cả thuốc
thang, thuốc nước, thuốc hoàn để dùng trong một ngày.
4. Châm cứu: Lương y, bác sĩ, y
sĩ, và kỹ thuật viên châm cứu có trách nhiệm.
a. Thực hiện các kỹ thuật: Thể châm, điện châm,
thủy châm, nhĩ châm, laser châm, chôn chỉ vào huyệt và cứu… theo chỉ định đã
lựa chọn, ghi trong hồ sơ bệnh án.
b. Thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh
viện:
- Kim châm, kim tiêm, dụng cụ bông băng, gạc
phải được hấp sấy tiệt khuẩn.
- Mỗi người bệnh có một cơ số kim châm riêng
đựng trong hộp, ghi rõ họ tên và số giường; không được dùng lại kim cho người
bệnh khác.
- Sát khuẩn da vùng châm bằng cồn 70oC
trước và sau khi châm hoặc thủy châm.
- Trước khi châm phải rửa tay, sát khuẩn,
thực hiện quy chế trang phục y tế.
- Buồng châm phải sạch, thoáng, kín; có buồng
nam, nữ riêng.
c. Bảo đảm an toàn khi châm cứu:
- Phải kiểm tra điện áp, tần số, cường độ
tiếp xúc của máy điện châm, trước khi châm.
- Phải giải thích mục đích, cách tiến hành
châm cứu cho người bệnh.
- Châm ít kim cho người bệnh châm lần đầu,
tránh cho người bệnh lo sợ gây vựng châm.
- Người bệnh phải được nghỉ 15 phút trước khi
châm cứu.
- Không châm cứu khi người bệnh đói, cẩn thận
trong khi châm cứu người bệnh mắc bệnh tim mạch.
- Có đầy đủ phương tiện chống choáng (vựng
châm), nếu làm thủ thuật phải sẵn sàng xử lý các tai biến do kim cong, kim gãy,
châm kim vào nội tạng, vựng châm.
- Phải theo dõi người bệnh trong suốt quá
trình lưu châm, khi rút kim phải kiểm tra bảo đảm không sót kim, không chảy
máu, nếu có phải xử lý kịp thời.
- Sau khi châm để người bệnh nghỉ 15 phút mới
được ra khỏi buồng châm.
5. Thuốc y học cổ truyền: Lương y, bác sĩ, y
sĩ y học cổ truyền có trách nhiệm:
a. Sử dụng các loại thuốc phiến, cao đơn hoàn
tán của y học cổ truyền để điều trị cho người bệnh.
b. Thực hiện việc bào chế, bảo quản, sử dụng
theo đúng quy định.
c. Bảo đảm việc sắc thuốc cho người bệnh nội
trú theo đúng quy định sắc thuốc.
d. Nghiên cứu, ứng dụng các bài thuốc mới,
bài thuốc gia truyền phải theo đúng quy định đánh giá tính an toàn và hiệu lực
thuốc cổ truyền.
e. Không được sử dụng thuốc kém chất lượng,
thuốc mốc, thuốc mọt.
g. Không được lạm dụng tân dược trong điều
trị, tỉ lệ thuốc tân dược sử dụng không được quá 30% tổng số kinh phí chi cho
điều trị của khoa.
h. Không được lợi dụng nghề nghiệp, tự ý trộn
tân dược vào thuốc y học cổ truyền để điều trị cho người bệnh.
6. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA THẦN KINH
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thực hiện quy chế công tác khoa nội.
2. Một số nhiệm vụ đặc thù của khoa thần
kinh.
a. Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng
thần kinh cho người bệnh.
b. Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho người bệnh động kinh.
c. Thực hiện giám định sức khỏe và giám định
pháp y thần kinh.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tại buồng khám bệnh chuyên khoa thần kinh
của khoa khám bệnh:
a. Các thành viên của buồng khám bệnh thần kinh
phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh.
b. Một số công tác đặc thù khi khám chuyên
khoa thần kinh:
- Bác sĩ chuyên khoa khám bệnh có trách
nhiệm:
+ Lập hồ sơ bệnh án cho người bệnh thần kinh
theo mẫu quy định, mỗi lần khám lại phải ghi kết quả điều trị, nhận xét của bác
sĩ và những ý kiến của người bệnh hoặc gia đình người bệnh.
+ Hướng dẫn gia đình người bệnh hoặc y tế cơ
sở: lĩnh, bảo quản và hàng ngày cho người bệnh uống thuốc đối với thuốc độc
bảng A-B, thuốc gây nghiện theo chỉ định.
2. Tại khoa điều trị:
a. Các thành viên trong khoa phải đặc biệt
chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội.
b. Một số công tác đặc thù của khoa thần
kinh:
- Trưởng khoa thần kinh có trách nhiệm:
+ Sắp xếp người bệnh thần kinh vào từng buồng
bệnh nhỏ phù hợp với tính chất bệnh.
+ Bệnh thần kinh nhiễm khuẩn được bố trí khu
vực riêng, thực hiện quy chế công tác khoa truyền nhiễm. Khi phát hiện những
bệnh có tính chất dịch phải báo cáo ngay trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, giám
đốc để thông báo theo quy định.
+ Bảo đảm đủ phương tiện, dụng cụ cho các
buồng thăm dò chức năng, buồng phục hồi chức năng thần kinh hoạt động.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
+ Kiên trì hướng dẫn và động viên người bệnh
thần kinh luyện tập phục hồi chức năng.
+ Thăm khám, kiểm tra người bệnh nặng ít nhất
hai lần trong ngày.
+ Tổ chức duyệt toàn bộ hồ sơ bệnh án hàng
tuần để thống nhất chẩn đoán và rút kinh nghiệm điều trị.
+ Kết hợp theo dõi lâm sàng với các xét
nghiệm và thăm dò chức năng.
+ Chuẩn bị chu đáo khi tiến hành các kỹ thuật
đặc biệt, giải thích cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh hiểu và ký vào
giấy cam đoan xin thực hiện kỹ thuật.
+ Khi các kỹ thuật đặc biệt có liên quan đến
các khoa khác phải liên hệ trước để phối hợp thực hiện, theo dõi chu đáo và xử
lý kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh.
- Y tá (điều dưỡng) chăm sóc có trách nhiệm
chăm sóc đặc biệt:
+ Người bệnh thần kinh hôn mê dãy dụa phải
được giữ trong giường có thành cao, có phương tiện bảo vệ.
+ Người bệnh thần kinh ở trạng thái kích
thích phải được giữ yên tĩnh, tránh các yếu tố kích thích như: ánh sáng, gió,
tiếng động…
- Công tác giám định sức khỏe và giám định
pháp y thần kinh thực hiện theo quy định hiện hành.
7. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA TÂM THẦN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thực hiện quy chế công tác khoa nội.
2. Một số công tác đặc thù của khoa tâm thần:
a. Khám bệnh, chữa bệnh và tạo điều kiện cho
người bệnh tâm thần tái thích ứng xã hội.
b. Chỉ đạo quản lý người bệnh tâm thần trong
khu vực dân cư.
c. Thực hiện giám định sức khỏe và giám định
pháp y tâm thần.
3. Khoa điều trị ở khu vực riêng biệt có
nhiều buồng nhỏ, bảo đảm yên tĩnh, cảnh quan sạch đẹp.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tổ chức buồng bệnh đặc thù: giám đốc bệnh viện
có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khoa hoạt động và bố trí các
buồng đặc thù:
a. Buồng trắc nghiệm tâm lý.
b. Buồng điều trị tâm lý.
c. Buồng phục hồi chức năng.
d. Buồng chữa bệnh bằng lao động.
e. Buồng người bệnh chờ giám định pháp y.
g. Buồng thực hiện các kỹ thuật đặc biệt.
2. Tại Buồng khám bệnh chuyên khoa tâm thần
của khoa khám bệnh:
a. Các thành viên của buồng khám bệnh tâm
thần phải đặc biệt chú ý thực hiện đầy đủ quy chế công tác khoa khám bệnh.
b. Một số công tác đặc thù khi khám chuyên
khoa tâm thần:
Bác sĩ chuyên khoa khám bệnh có trách nhiệm:
- Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định chuyên
khoa, mỗi lần khám lại phải ghi kết quả điều trị, nhận xét của bác sĩ, những ý
kiến của người bệnh hoặc gia đình người bệnh.
- Hướng dẫn gia đình người bệnh hoặc y tế cơ
sở: lĩnh, bảo quản và hàng ngày cho người bệnh uống thuốc đối với thuốc độc
bảng A-B, thuốc gây nghiện theo chỉ định.
3. Tại khoa điều trị:
a. Các thành viên trong khoa phải đặc biệt
chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội.
b. Một số công tác đặc thù của khoa tâm thần:
- Trưởng khoa tâm thần có trách nhiệm:
+ Tổ chức khoa điều trị gồm các buồng nhỏ cho
người bệnh theo bệnh lý và có buồng sinh hoạt giải trí cho người bệnh đã qua
giai đoạn cấp tính.
+ Phải quản lý, theo dõi chặt chẽ và cách li
với môi trường bên ngoài đối với những người bệnh chờ giám định pháp y tâm
thần.
- Bảo đảm điều kiện làm việc của buồng điều
trị:
+ Giường thấp và có thiết bị giữ người bệnh
khỏi ngã.
+ Ánh sáng vừa phải, màu sắc êm dịu.
+ Cửa ra vào, cửa sổ chắc chắn, nhẹ nhàng
không gây cho người bệnh cảm giác bị giam giữ.
+ Buồng điều trị “sốc” điện phải xa các buồng
người bệnh, bảo đảm kín, ấm.
+ Buồng điều trị giấc ngủ bảo đảm ánh sáng
vừa phải, nền sàn, bàn ghế, đồ dùng phải bảo đảm yêu cầu giảm tiếng động.
+ Buồng chữa bệnh bằng tâm lý bảo đảm yên
tĩnh, trang trí màu sắc êm dịu, có bàn ghế ngồi thoải mái.
+ Buồng thực hiện các kỹ thuật đặc biệt phải
kín đáo, có đủ phương tiện cấp cứu.
- Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa
phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch
tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh, công an và các cơ quan có trách
nhiệm.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
+ Thăm khám, kiểm tra người bệnh cấp tính ít
nhất hai lần trong một ngày.
+ Tổ chức duyệt toàn bộ hồ sơ bệnh án hàng
tuần để thống nhất chẩn đoán và rút kinh nghiệm điều trị.
+ Theo dõi sát những diễn biến lâm sàng kết
hợp các xét nghiệm cơ bản và chuyên sâu.
+ Giám định sức khỏe tâm thần, giám định pháp
y tâm thần phải thận trọng, khách quan, chính xác và bảo đảm tính pháp lý.
+ Theo dõi chăm sóc đặc biệt đối với người
bệnh trầm cảm có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
+ Điều trị bắt buộc đối với những đối tượng
quy định.
+ Chỉ định các kỹ thuật đặc biệt phải bảo đảm
an toàn giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh hiểu và ký vào giấy
cam đoan.
+ Báo cáo ngay với trưởng khoa xin ý kiến
giải quyết khi người bệnh có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc liên
quan đến pháp y.
- Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
+ Chăm sóc người bệnh theo quy chế công tác
khoa thần kinh.
+ Tổ chức sinh hoạt văn hóa xã hội cho người
bệnh tạo điều kiện để người bệnh dễ dàng tái thích ứng hội nhập xã hội.
- Các thành viên trong khoa phải đề cao y
đức, tận tụy và kiên trì giúp đỡ người bệnh mau lành, tái thích ứng xã hội.
8. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA TRUYỀN NHIỄM
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thực hiện quy chế công tác khoa nội.
2. Một số công tác đặc thù của khoa truyền
nhiễm:
a. Khoa phải bảo đảm các quy định về cách li,
chống lây chéo, có buồng bệnh khép kín và có lối đi cho người bệnh vào khoa
điều trị không đi qua các khoa khác.
b. Có đủ các điều kiện và phương tiện khử
khuẩn đối với người bệnh và người tiếp xúc.
c. Chỉ đạo tuyến dưới và tham gia công tác
phòng chống dịch tại cơ sở.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tại buồng khám bệnh chuyên khoa truyền
nhiễm của khoa khám bệnh:
a. Các thành viên của buồng khám bệnh truyền
nhiễm phải đặc biệt chú ý thực hiện đầy đủ quy chế công tác khoa khám bệnh.
b. Một số công tác đặc thù khi khám chuyên
khoa truyền nhiễm:
- Trưởng khoa có trách nhiệm:
+ Bảo đảm các điều kiện chống lây nhiễm ngay
từ khi người bệnh đến khám bệnh.
+ Buồng cấp cứu riêng.
+ Buồng khám theo nhóm bệnh.
+ Buồng phát thuốc.
+ Nơi cọ rửa và cất giữ dụng cụ vệ sinh.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
+ Khai thác kỹ tiền sử bệnh truyền nhiễm, yếu
tố môi trường dịch tễ và kết hợp với các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng.
+ Khi phát hiện người bệnh mắc bệnh truyền
nhiễm có tính chất gây dịch phải báo cáo ngay trưởng khoa, trưởng phòng kế
hoạch tổng hợp và giám đốc bệnh viện để thông báo theo quy định:
- Y tá (điều dưỡng) thực hiện:
+ Tẩy uế và khử khuẩn các dụng cụ y tế và
dụng cụ thông thường theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
+ Xe, cáng vận chuyển người bệnh phải tẩy uế
khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng.
2. Tại khoa điều trị:
a. Các thành viên trong khoa phải đặc biệt
chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội.
b. Một số công tác đặc thù của khoa truyền
nhiễm:
- Trưởng khoa truyền nhiễm có trách nhiệm tổ
chức:
+ Khoa điều trị gồm các buồng nhỏ cho người
bệnh theo từng nhóm bệnh, mỗi buồng có từ 1 đến 3 giường.
+ Có chậu rửa tay, vòi nước sạch, nước sát
khuẩn, khăn tay dùng một lần và áo khoác ngoài.
+ Người bệnh vào viện được vệ sinh cá nhân,
mặc quần áo của bệnh viện có màu xanh lá cây; không được mang tư trang vào
buồng bệnh.
+ Từng nhóm bệnh có dụng cụ riêng; kim tiêm,
bơm tiêm, dây truyền dùng một lần.
+ Các thành viên của khoa:
·
Được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định.
·
Được tiêm vaccin gây miễn dịch chủ động.
·
Có quần áo, mũ, khẩu trang, giày dép riêng khi làm việc trong khoa.
·
Có buồng vệ sinh, buồng tắm và buồng làm việc liên hoàn riêng biệt, có đủ nước
nóng phương tiện vệ sinh cho các thành viên để tẩy uế, khử khẩu trước khi ra
về.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
+ Theo dõi sát sao mọi diễn biến của người
bệnh trong từng giai đoạn tiến triển của bệnh.
Tiên lượng được các biến chứng của bệnh nhiễm
khuẩn, nhiễm virút để xử lý kịp thời cho người bệnh.
+ Sử dụng các phương pháp chẩn đoán cận lâm
sàng, phù hợp với từng giai đoạn bệnh lý để theo dõi sát mọi diễn biến của
bệnh.
+ Khi người bệnh ra viện phải hướng dẫn tỉ mỉ
người bệnh tự chăm sóc sức khỏe tại gia đình và tại cộng đồng.
+ Trường hợp người bệnh tử vong phải thực
hiện đúng quy chế giải quyết người bệnh tử vong đối với người mắc bệnh truyền
nhiễm.
- Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
+ Phục vụ người bệnh tại giường và nhắc nhở
người bệnh thực hiện mặc áo khoác ngoài khi ra khỏi buồng bệnh, khi tiếp xúc
với người khác phải mang khẩu trang đối với người mắc bệnh truyền nhiễm.
+ Nhắc nhở các thành viên trong khoa và hướng
dẫn người bệnh tự giác thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo vệ
bản thân và bảo vệ người xung quanh.
- Hộ lý thực hiện:
+ Hàng ngày lau sàn nhà bằng khăn lau ẩm có
chất sát khuẩn quy định.
+ Cọ rửa, tấy uế sát khuẩn buồng vệ sinh, thu
gom chất thải theo quy chế xử lý chất thải.
+ Hàng tuần tổng vệ sinh toàn khoa.
9. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA LAO
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thực hiện quy chế công tác khoa nội và quy
chế công tác khoa truyền nhiễm.
2. Một số công tác đặc thù của khoa lao:
a. Có đủ điều kiện phương tiện khử khuẩn,
phòng hộ để chống mầm bệnh lây lan qua đường hô hấp và ô nhiễm môi trường.
b. Quy định vị trí đặt các ống nhổ có nắp, có
lót thuốc sát khuẩn.
c. Hướng dẫn người bệnh ho, khạc, nhổ đúng
nơi quy định.
d. Chỉ đạo tuyến dưới và tham gia chương
trình phòng chống lao tại cộng đồng.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tại buồng khám bệnh chuyên khoa lao của
khoa khám bệnh:
a. Các thành viên trong buồng khám bệnh
chuyên khoa lao phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh.
b. Một số công tác đặc thù của buồng khám
bệnh chuyên khoa lao:
- Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm:
+ Bảo đảm các điều kiện chống lây lan mầm
bệnh qua đường hô hấp tại khoa khám bệnh.
- Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
+ Khai thác kỹ tiền sử bệnh lao, các yếu tố dịch
tễ của gia đình và cộng đồng kết hợp với các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng
thích hợp.
+ Khi phát hiện người bệnh có trực khuẩn lao
dương tính hoặc phim phổi đang có tổn thương lao hoặc người bệnh ho ra máu,
tràn khí màng phổi, suy hô hấp… khẩn trương làm thủ tục cho vào viện.
+ Khi phát hiện có nhiều người mắc bệnh lao,
trong cùng một khu vực có tính chất dịch tễ phải báo cáo ngay trưởng khoa,
trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và giám đốc bệnh viện để thông báo theo quy
định.
- Y tá (điều dưỡng) thực hiện:
+ Hàng ngày tẩy uế các dụng cụ y tế thông
thường bằng các dung dịch sát khuẩn quy định.
+ Xe, cáng vận chuyển người bệnh phải được
tẩy uế, khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng.
- Hộ lý thực hiện:
Hàng ngày thu gom các ống nhổ đựng đờm theo
quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Tại khoa điều trị:
a. Các thành viên trong khoa lao phải đặc
biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội, quy chế công tác khoa truyền
nhiễm.
b. Một số công tác đặc thù của khoa lao:
- Trưởng khoa lao có trách nhiệm:
+ Có các buồng nhỏ cho mỗi nhóm bệnh, buồng
có từ 1 đến 3 giường. Khu vực người mắc bệnh lao phổi, lao ngoài phổi phải
riêng biệt, thực hiện quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
+ Người bệnh ra khỏi buồng bệnh phải đeo khẩu
trang, khạc nhổ đờm dãi vào ống nhổ có nắp đậy, có lót thuốc sát khuẩn và thực
hiện quy chế công tác xử lý chất thải.
+ Các thành viên trong khoa được định kỳ kiểm
tra sức khỏe.
+ Các thành viên trong khoa và người bệnh
thực hiện quy chế trang phục y tế.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
+ Điều trị cho người mắc bệnh lao theo đúng
phác đồ quy định.
+ Dặn dò người bệnh giữ gìn sức khỏe, tiếp
tục điều trị và tự giác phòng chống lây lan mầm bệnh tại gia đình và cộng đồng.
+ Trường hợp người bệnh tử vong, xử lý vệ
sinh tẩy uế tử thi và đồ dùng theo quy chế giải quyết người bệnh tử vong.
+ Chống lây chéo trong khoa.
- Y tá (điều dưỡng) thực hiện:
+ Phục vụ, chăm sóc người bệnh tại giường.
+ Có đồ dùng, bát, đũa riêng cho người bệnh.
+ Nhắc nhở các thành viên trong khoa và hướng
dẫn người bệnh tự giác thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện bảo vệ bản
thân và bảo vệ người xung quanh.
- Hộ lý:
+ Hàng ngày lau sàn nhà bằng khăn ẩm có chất
sát khuẩn quy định.
+ Cọ rửa, tẩy uế sát khuẩn buồng vệ sinh, thu
gom chất thải theo quy chế xử lý chất thải.
+ Hàng tuần tổng vệ sinh toàn khoa.
10. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng là
khoa lâm sàng, phải thực hiện đầy đủ quy chế bệnh viện. Khoa được bố trí ở nơi
thuận tiện cho người tàn tật di chuyển và đi lại.
2. Khoa có nhiệm vụ:
a. Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng
cho người bị khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật.
b. Sản xuất và hướng dẫn sử dụng các dụng cụ
trợ giúp, chỉnh hình, thay thế.
c. Chỉ đạo về mặt kỹ thuật hoạt động phục hồi
chức năng dựa vào cộng đồng.
3. Khoa phải có đầy đủ các dụng cụ cơ bản về
vận động trị liệu và một số trang thiết bị về vật lý trị liệu, hoạt động trị
liệu, ngôn ngữ trị liệu để phục vụ cho điều trị và phục hồi chức năng.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Chẩn đoán:
Bác sĩ khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức
năng có trách nhiệm:
a. Khám xác định nhu cầu cần phục hồi chức
năng và chỉ định điều trị cho người bệnh.
b. Khám bệnh toàn diện, kết hợp khám lâm
sàng, cận lâm sàng và khám chuyên khoa để giúp cho chẩn đoán bệnh đúng, loại
trừ các bệnh không có chỉ định điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu – phục
hồi chức năng.
2. Điều trị:
Bác sĩ khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức
năng có trách nhiệm:
a. Sử dụng chủ yếu các phương pháp vật lý trị
liệu – phục hồi chức năng, kết hợp dùng thuốc khi thật cần thiết trong điều
trị.
b. Các thao tác phải thực hiện đúng quy định
kỹ thuật bệnh viện, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu như ngừng tim,
điện giật, bỏng, ngất…
c. Giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên
những người bệnh điều trị lần đầu thực hiện đúng các kỹ thuật. Phát huy vai trò
chủ động tích cực của người bệnh và sự giúp đỡ của gia đình người bệnh.
d. Phối hợp chặt chẽ với các khoa trong bệnh
viện, cử cán bộ đi thăm khám, hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật phục hồi chức năng
cho các trường hợp bệnh nặng tại các khoa.
3. Hồ sơ bệnh án:
Bác sĩ khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức
năng có trách nhiệm:
a. Làm hồ sơ bệnh án thống nhất theo mẫu quy
định, ghi chép đầy đủ. Phải sơ kết từng đợt điều trị, lượng giá đầy đủ về thể
lực, chức năng người bệnh, bổ sung phương pháp điều trị, phục hồi kịp thời.
b. Khi người bệnh ra viện phải tổng kết bệnh
án, ghi rõ tình trạng sức khỏe người bệnh và những hướng dẫn để người bệnh tiếp
tục tự chăm sóc phục hồi.
4. Bảo đảm an toàn:
a. Trưởng khoa vật lý trị liệu – phục hồi
chức năng có trách nhiệm xây dựng nội quy, quy định vận hành từng máy, phân
công người sử dụng, bảo quản cụ thể và bảo đảm đồ dùng trong phòng máy như
giường, bàn ghế…không được làm bằng kim loại, không có chất dễ cháy, dễ nổ.
b. Kỹ thuật viên vận hành thiết bị y tế có
trách nhiệm:
- Trước khi điều trị phải kiểm tra lại thiết
bị y tế bảo đảm thật an toàn mới được sử dụng.
- Sử dụng các thiết bị y tế có điện cao tần,
trung tần khi trong phòng không có máy khác đang hoạt động. Các máy trong phòng
đặt cách nhau ít nhất là 3m, phòng phải khô ráo, sạch sẽ.
- Khi máy đang phát sóng không được chạm vào
người bệnh và máy.
- Phải luôn theo dõi diễn biến bất thường của
người bệnh.
- Bảo đảm các lọ dung dịch thuốc hoặc hóa
chất phải có nhãn và được bảo quản, sử dụng theo đúng quy chế sử dụng thuốc.
11. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA NGOẠI
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa ngoại là khoa lâm sàng thực hiện khám
bệnh, chữa bệnh chủ yếu bằng các thủ thuật và phẫu thuật.
2. Khoa ngoại được bố trí liên hoàn, thuận
tiện cho công tác phẫu thuật, chăm sóc và vận chuyển người bệnh.
3. Các phương tiện và dụng cụ phẫu thuật phải
đồng bộ, có chất lượng tốt.
4. Bảo đảm yêu cầu vô khuẩn:
a. Các dụng cụ phẫu thuật, thủ thuật.
b. Mọi thành viên khi vào buồng phẫu thuật
phải thực hiện quy định kỹ thuật vô khuẩn.
c. Không di chuyển người, dụng cụ từ nơi hữu
khuẩn tới nơi vô khuẩn.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tại buồng khám bệnh chuyên khoa ngoại của
khoa khám bệnh:
a. Các thành viên của khoa ngoại phải đặc
biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh, quy chế chống nhiễm khuẩn
bệnh viện.
b. Một số công tác đặc thù khi khám chuyên
khoa ngoại:
- Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm:
+ Sắp xếp các buồng khám liên hoàn: buồng
khám ngoại, buồng làm thủ thuật, buồng thay băng, buồng bó bột…
+ Kiểm tra y tá (điều dưỡng) về việc chuẩn bị
thuốc, y dụng cụ để phục vụ cho công tác cấp cứu.
- Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
+ Khẩn trương thăm khám, làm hồ sơ bệnh án,
chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để có chẩn đoán xác định, có hướng
xử lý kịp thời.
+ Thực hiện chế độ hội chẩn theo quy định,
tránh mọi trường hợp theo dõi người bệnh cấp cứu quá 6 giờ mà chưa có hướng
điều trị.
+ Trường hợp có chỉ định phẫu thuật cấp cứu,
đưa thẳng người bệnh đến buồng phẫu thuật.
+ Thực hiện thủ thuật theo quy định kỹ thuật
bệnh viện.
2. Tại khoa điều trị:
a. Chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật:
- Trường hợp người bệnh có diễn biến xấu cần
phẫu thuật cấp cứu được đưa thẳng vào buồng phẫu thuật, làm các xét nghiệm cận
lâm sàng cần thiết, hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án và chuẩn bị tiến hành phẫu thuật.
- Trường hợp người bệnh không thuộc diện phẫu
thuật cấp cứu, cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đưa vào kế hoạch phẫu thuật.
b. Trưởng khoa ngoại có trách nhiệm:
- Thực hiện chức trách của trưởng khoa lâm
sàng.
- Bố trí buồng bệnh hợp lý gồm các buồng cấp
cứu, hậu phẫu vô khuẩn, hữu khuẩn, chấn thương hở, chấn thương kín, bỏng…
- Duyệt từng trường hợp người bệnh có chỉ
định phẫu thuật, thống nhất phương pháp phẫu thuật, phương pháp gây mê, gây tê
hoặc châm tê.
- Phân công phẫu thuật viên và các thành viên
liên quan.
- Lập kế hoạch phẫu thuật trong tuần trình
giám đốc bệnh viện phê duyệt.
- Báo cáo phòng kế hoạch tổng hợp để thông
báo kế hoạch phẫu thuật tới khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức và các khoa có
liên quan để chuẩn bị tổ chức cuộc phẫu thuật.
c. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
- Thăm khám tỉ mỉ, lập hồ sơ bệnh án, cho làm
các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán xác định bệnh, chỉ định điều trị và chăm
sóc.
- Trường hợp bệnh khó phải tiến hành khám các
chuyên khoa có liên quan, báo cáo trưởng khoa thực hiện hội chẩn.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình người
bệnh biết và ký vào giấy cam đoan xin phẫu thuật.
- Tham gia phẫu thuật theo sự phân công của
trưởng khoa.
- Theo dõi và điều trị người bệnh trước và
sau khi phẫu thuật.
d. Y tá (điều dưỡng) chăm sóc có trách nhiệm:
- Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ
điều trị.
- Theo dõi sát sao, chăm sóc chu đáo người
bệnh theo quy chế công tác chăm sóc toàn diện.
- Động viên giải thích cho người bệnh hiểu và
tin tưởng vào kế hoạch phẫu thuật.
- Làm vệ sinh cá nhân, thay quần áo phẫu
thuật cho người bệnh theo quy định trước khi chuyển bệnh lên buồng phẫu thuật.
3. Tại buồng chăm sóc sau phẫu thuật:
a. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
- Sẵn sàng tiếp nhận người bệnh từ buồng phẫu
thuật chuyển về.
- Theo dõi các diễn biến sau phẫu thuật, phát
hiện kịp thời các tai biến sau phẫu thuật để xử lý kịp thời.
- Có biện pháp chống lây chéo, bội nhiễm cho
người bệnh.
b. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ
điều trị.
- Theo dõi sát mạch, nhiệt độ, huyết áp người
bệnh phát hiện kịp thời tai biến nhiễm khuẩn, chảy máu, chèn ép sau phẫu thuật,
báo cáo bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.
- Hướng dẫn người bệnh luyện tập phục hồi sau
khi vết phẫu thuật đã ổn định.
4. Tại buồng điều trị chấn thương:
a. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
- Thăm khám người bệnh theo quy chế công tác
khoa khám bệnh.
- Xử lý kịp thời các trường hợp gãy xương
kín, gãy xương hở, cố định, chống choáng, phòng chống uốn ván theo quy định kỹ
thuật bệnh viện.
- Trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu
thuật: chuyển khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức xử lý kịp thời.
b. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ
điều trị.
- Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cầm máu,
cố định, chống choáng.
- Chuyển người bệnh đến khoa phẫu thuật – gây
mê hồi sức.
- Theo dõi sát người bệnh, động viên an ủi
người bệnh theo quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.
5. Tại buồng điều trị bỏng:
a. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
- Thực hiện cấp cứu người bệnh theo quy chế
cấp cứu.
- Thực hiện các biện pháp chống nhiễm khuẩn
theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Nuôi dưỡng người bệnh tùy theo tình trạng
từng người bệnh có kế hoạch nuôi dưỡng thích hợp.
- Thực hiện truyền máu theo quy chế công tác
khoa truyền máu.
- Thực hiện ghép da cho người bệnh bỏng tại
khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức.
- Kết hợp khoa vật lý trị liệu – phục hồi
chức năng điều trị người bệnh chóng phục hồi.
b. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ
điều trị, phát hiện các diễn biến bất thường báo cáo bác sĩ điều trị xử lý kịp
thời theo quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.
12. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA PHẪU THUẬT – GÂY MÊ HỒI SỨC
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức là khoa
lâm sàng, gồm hệ thống các buồng phẫu thuật để thực hiện các thủ thuật, phẫu
thuật cấp cứu theo kế hoạch.
2. Có đủ phương tiện, dụng cụ phẫu thuật đồng
bộ theo từng yêu cầu phẫu thuật và bảo đảm vô khuẩn.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Các thành viên của khoa phẫu thuật – gây
mê hồi sức phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa ngoại, quy chế
chống nhiễm khuẩn bệnh viện, quy chế xử lý chất thải, quy chế sử dụng thuốc và
quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
2. Phẫu thuật viên phải là bác sĩ chuyên khoa
ngoại có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa của trường đại học y hoặc bác sĩ đa khoa
được bổ túc chuyên khoa có chứng chỉ của chuyên khoa ngoại đầu ngành trung
ương, được trưởng khoa ngoại đề nghị và giám đốc bệnh viện ra quyết định được
thực hiện phẫu thuật.
3. Bác sĩ gây mê hồi sức phải là bác sĩ
chuyên khoa gây mê hồi sức có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa của trường đại học
y hoặc bác sĩ đa khoa được bổ túc chuyên khoa có chứng chỉ của chuyên khoa gây
mê hồi sức đầu ngành trung ương, được trưởng khoa ngoại hoặc trưởng khoa phẫu
thuật – gây mê hồi sức đề nghị và giám đốc bệnh viện ra quyết định được thực
hiện gây mê hồi sức.
4. Một số công tác đặc thù của khoa khoa phẫu
thuật – gây mê hồi sức:
a. Trưởng khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức có
trách nhiệm:
- Bố trí các buồng phẫu thuật liên hoàn hợp
lý bảo đảm yêu cầu chuyên môn:
+ Buồng tiếp nhận người bệnh.
+ Buồng tiền mê.
+ Buồng hồi tỉnh.
+ Buồng phẫu thuật cấp cứu.
+ Buồng phẫu thuật hữu khuẩn.
+ Buồng phẫu thuật vô khuẩn.
+ Buồng phẫu thuật các chuyên khoa: Tai – mũi
– họng, Răng – hàm – mặt, Mắt, Phụ - Sản và Nội soi.
+ Buồng phẫu thuật chấn thương sọ não, chỉnh
hình.
+ Nơi làm việc, nơi vệ sinh, tắm rửa của các
thành viên trong khoa.
+ Nơi tiếp nhận, dụng cụ đã sử dụng, rửa dụng
cụ phẫu thuật theo một chiều.
+ Có máy X-quang di động, máy siêu âm.
+ Các buồng phẫu thuật được ốp gạch men kính
tới trần, nền nhà không đọng nước, cống thoát nước ngầm, không có chuột, gián,
ruồi, muỗi vào buồng phẫu thuật trần nhà không bị nấm mốc.
+ Buồng phẫu thuật có nguồn điện ổn định, ưu
tiên và an toàn.
+ Có đủ các điều kiện và phương tiện vệ sinh,
vô khuẩn, chống nóng.
+ Kiểm tra việc sắp xếp và bảo quản dụng cụ,
phương tiện phẫu thuật theo cơ số cho từng loại phẫu thuật quy định.
- Tiếp nhận người bệnh, bố trí người bệnh vào
buồng phẫu thuật theo yêu cầu phẫu thuật.
- Kiểm tra việc phân công y tá (điều dưỡng)
phục vụ kíp phẫu thuật.
- Bảo đảm dụng cụ phẫu thuật, thiết bị y tế
có chất lượng tốt; có đủ thuốc cấp cứu.
- Định kỳ kiểm tra các buồng phẫu thuật, dụng
cụ phẫu thuật.
b. Phẫu thuật viên có trách nhiệm:
- Trước ngày phẫu thuật phải thăm khám lại
người bệnh, xác định lại chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật.
+ Không để người khác thực hiện thay phẫu
thuật khi đã được phân công, trường hợp không tham gia được phải báo cáo trưởng
khoa cử người thay thế.
+ Chịu trách nhiệm về an toàn cuộc phẫu
thuật.
+ Được kết hợp giảng dạy học viên trong khi
phẫu thuật, nhưng phải bảo đảm tiến trình cuộc phẫu thuật và an toàn cho người
bệnh.
·
Không được kéo dài thời gian cuộc phẫu thuật.
·
Không gây tai biến cho người bệnh.
·
Bảo đảm trật tự, yên tĩnh, vô khuẩn trong buồng phẫu thuật.
+ Trước khi khâu kín nơi phẫu thuật phải kiểm
tra các chỗ cầm máu, khâu nối, bảo đảm không chảy máu, không còn sót dụng cụ,
gạc, ống dẫn lưu trong cơ thế người bệnh.
- Sau khi hoàn thành cuộc phẫu thuật phải
cùng bác sĩ gây mê hồi sức theo dõi người bệnh trên bàn phẫu thuật đến khi các
chỉ số sinh tồn ổn định mới được chuyển người bệnh ra khỏi buồng phẫu thuật.
- Ghi chép tỉ mỉ, trung thực, đầy đủ vào hồ
sơ bệnh án về: lịch trình phẫu thuật, tình trạng tổn thương, cách thức và lược
đồ phẫu thuật; khi kết thúc ký ghi rõ họ tên và chức danh.
- Ghi y lệnh điều trị, theo dõi và kiểm tra
việc thực hiện y lệnh cho đến khi người bệnh hoàn toàn ổn định.
- Bác sĩ trực tiếp mổ tử thi, sau 24 giờ mới
được vào buồng phẫu thuật.
c. Bác sĩ gây mê hồi sức có trách nhiệm:
- Trước khi gây mê phải kiểm tra lại người
bệnh, những vấn đề liên quan đến gây mê, để bổ sung kịp thời.
+ Trường hợp gây tê phải kiểm tra thuốc tê;
khi tiến hành gây tê phải bảo đảm an toàn và xử lý kịp thời khi có tai biến xảy
ra.
+ Chịu trách nhiệm an toàn kỹ thuật gây mê
hồi sức và truyền máu.
+ Khi được phân công gây mê không được để
người khác làm thay, trường hợp không tham gia được phải báo cáo trưởng khoa cử
người thay thế.
- Sau phẫu thuật phải ghi toàn bộ diễn biến
và quá trình gây mê hồi sức vào phiếu và theo dõi đến khi các chỉ số sinh tồn
của người bệnh ổn định.
- Trong khi phẫu thuật bác sĩ gây mê và phẫu
thuật viên có ý kiến không thống nhất phải mời trưởng khoa ngoại, trưởng khoa
phẫu thuật – gây mê hồi sức hoặc giám đốc bệnh viện đến quyết định, không được làm
ảnh hưởng đến cuộc phẫu thuật.
d. Y tá (điều dưỡng) buồng phẫu thuật thực
hiện:
- Tiếp nhận người bệnh vào buồng tiền mê hoặc
buồng phẫu thuật.
- Kiểm tra việc chuẩn bị người bệnh trước khi
phẫu thuật.
- Sát khuẩn vùng sẽ phẫu thuật, chú ý những
bộ phận đối xứng của cơ thể người bệnh phải kiểm tra cẩn thận, đánh dấu rõ ràng
để tránh phẫu thuật nhầm.
- Sau khi phẫu thuật xong phải kiểm tra
thuốc, dụng cụ, gạc, ống dẫn lưu theo cơ số đã sử dụng.
- Ghi các chi tiết có liên quan vào phiếu
chăm sóc, viết phiếu lĩnh bổ sung thuốc và vật dụng tiêu hao chuẩn bị cho các
cuộc phẫu thuật sau.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các y lệnh sau phẫu
thuật, lập phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc. Khi phát hiện người bệnh có diễn
biến bất thường phải báo cáo bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ gây mê hồi sức ngay
để xử lý kịp thời.
- Chăm sóc người bệnh theo quy chế chăm sóc
người bệnh toàn diện.
- Không được bỏ dở phục vụ cuộc phẫu thuật
khi chưa được sự đồng ý của phẫu thuật viên.
- Định kỳ vệ sinh, tẩy uế buồng phẫu thuật.
e. An toàn phẫu thuật:
- Chỉ tiến hành phẫu thuật khi đã có giấy cam
đoan xin phẫu thuật của người bệnh hoặc gia đình người bệnh.
+ Người bệnh dưới 18 tuổi, bị bệnh tâm thần,
câm điếc, choáng nặng, đang trong tình trạng hôn mê thì cha mẹ hoặc thân nhân
hoặc đại diện cơ quan người bệnh ký giấy cam đoan xin phẫu thuật thay người
bệnh.
+ Trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu
thuật cấp cứu không có người nhà hoặc cơ quan đi theo vẫn được tiến hành phẫu
thuật, nhưng phải hội chẩn và được giám đốc bệnh viện duyệt đồng thời thông báo
cho gia đình hoặc cơ quan người bệnh được biết.
- Phẫu thuật viên không nhận thực hiện phẫu
thuật theo kế hoạch trong những ngày tham gia thường trực tại bệnh viện.
- Phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê hồi sức
không thực hiện phẫu thuật và gây mê hồi sức cho người thân: cha, mẹ, vợ,
chồng, con và chị em ruột; trường hợp đặc biệt phải được phép của giám đốc bệnh
viện.
- Phẫu thuật viên phải thận trọng kiểm tra
lại khi tiến hành phẫu thuật ở những bộ phận đối xứng của cơ thể người bệnh.
- Sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ gây mê hồi sức
và phẫu thuật viên không đi xa quá phạm vi bệnh viện 10km và để lại địa chỉ rõ
ràng tại bệnh viện, ít nhất trong 24 giờ đầu để theo dõi và xử lý kịp thời
những diễn biến xấu của người bệnh.
13. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA PHỤ SẢN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa phụ sản là khoa lâm sàng có nhiệm vụ
đỡ đẻ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ sơ sinh và khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa.
2. Khoa được bố trí liên hoàn, hợp lý để bảo
đảm công tác chuyên môn.
3. Trang thiết bị y tế
phải đồng bộ, đúng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện.
4. Chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo cán bộ chuyên
khoa và tham gia tuyên truyền bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, dân số kế
hoạch hóa gia đình.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tại buồng khám bệnh chuyên khoa phụ sản
của khoa khám bệnh:
a. Các thành viên trong buồng khám bệnh đặc
biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh, quy chế công tác khoa
ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức và quy chế chống nhiễm
khuẩn bệnh viện.
b. Một số công tác đặc thù khi khám chuyên
khoa phụ sản:
- Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm: bố
trí các buồng khám theo hạng bệnh viện:
+ Buồng khám thai.
+ Buồng khám phụ khoa.
+ Buồng thủ thuật.
+ Nơi cọ rửa và cất dụng cụ vệ sinh.
- Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
+ Khám thai phải khai thác kỹ quá trình thai
nghén, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng và làm hồ sơ bệnh án sản khoa.
+ Khám bệnh phụ khoa phải khai thác kỹ tiền
sử bệnh kết hợp với các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng và làm hồ sơ bệnh án
phụ khoa.
+ Căn cứ vào kết quả khám bệnh cho người bệnh
được điều trị nội trú hoặc ngoại trú theo quy định.
- Nữ hộ sinh thực hiện:
Khám thai, phát hiện thai bất thường phải mời
ngay bác sĩ sản khoa đến khám lại và giải quyết kịp thời.
2. Tại khoa điều trị và buồng thủ thuật:
a. Các thành viên trong khoa điều trị và
buồng thủ thuật đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa ngoại, quy chế
công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh
viện.
b. Phẫu thuật viên phụ sản phải bảo đảm tiêu
chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
c. Một số công tác đặc thù của khoa điều trị
phụ sản:
- Trưởng khoa phụ sản có trách nhiệm:
+ Bố trí khoa gồm hai bộ phận:
·
Bộ phận sản khoa: Buồng chờ đẻ, buồng đẻ thường, buồng đẻ khó, buồng đẻ nhiễm
khuẩn, buồng làm thuốc, buồng sản phụ, buồng trẻ sơ sinh bệnh lý, nơi tắm trẻ
sơ sinh, nơi pha sữa.
·
Bộ phận phụ khoa: Buồng khám bệnh, buồng thủ thuật.
+ Bảo đảm sản phụ được vệ sinh cá nhân, mặc
áo, váy của bệnh viện.
+ Bảo đảm có đủ nước sạch và nước nóng cho
sản phụ tắm rửa.
- Bác sĩ sản phụ có trách nhiệm:
+ Theo dõi sát sản phụ, ghi đầy đủ các diễn
biến vào hồ sơ bệnh án khi có dấu hiệu cấp cứu về sản, phụ và thai nhi phải xử
lý kịp thời.
+ Thực hiện đỡ đẻ khó, khi cần phải can thiệp
phẫu thuật thực hiện quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác khoa phẫu
thuật gây mê hồi sức.
- Phẫu thuật viên có trách nhiệm:
+ Thực hiện phẫu thuật, thủ thuật theo sự
phân công của trưởng khoa.
+ Tạo mọi điều kiện thuận tiện, thoải mái cho
người phụ nữ được thực hiện các kỹ thuật khám chữa bệnh chuyên khoa.
- Nữ hộ sinh thực hiện:
+ Thực hiện đỡ đẻ thường.
+ Đánh số sản phụ và trẻ sơ sinh, ghi phiếu
theo dõi, tránh nhầm lẫn.
+ Sau khi đỡ đẻ phải kiểm tra ngay trẻ sơ
sinh: Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sĩ sản khoa để xử lý kịp
thời và chuyển đến buồng nuôi dưỡng riêng.
+ Tuyên truyền, hướng dẫn về chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe bà mẹ - trẻ sơ sinh và kế hoạch hóa gia đình.
14. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA RĂNG – HÀM – MẶT
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa Răng – Hàm – Mặt là khoa lâm sàng
thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa, gồm 2
bộ phận:
a. Ngoại trú: Khám và điều trị các bệnh răng
miệng, chữa răng, nhổ răng, làm răng giả, điều trị một số bệnh vùng hàm mặt.
b. Nội trú: Phẫu thuật hàm mặt.
2. Khoa Răng – Hàm – Mặt được bố trí liên
hoàn, hợp lý thuận tiện cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và vận chuyển người
bệnh.
3. Trang thiết bị y tế
phải đồng bộ, đúng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện.
4. Chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo cán bộ chuyên
khoa và tham gia tuyên truyền giáo dục sức khỏe, chăm sóc răng miệng cộng đồng.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tại buồng khám bệnh chuyên khoa Răng – Hàm
– Mặt của khoa khám bệnh:
a. Các thành viên của buồng khám bệnh phải
đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh, quy chế chống nhiễm
khuẩn bệnh viện.
b. Một số công tác đặc thù khi khám chuyên
khoa Răng – Hàm – Mặt.
- Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm:
+ Tùy theo hạng bệnh viện mà bố trí các buồng.
+ Buồng cấp cứu và buồng thủ thuật cấp cứu.
+ Buồng khám phân loại bệnh.
+ Buồng chữa răng, nhổ răng, nha chu viêm…
+ Buồng chữa răng cho trẻ em gồm: chữa và nhổ
răng, nắn chỉnh hình.
+ Buồng khám làm răng giả gồm: đúc khuôn hàm,
luộc nhựa, nơi kỹ thuật viên làm việc.
+ Buồng xét nghiệm và buồng X-quang.
+ Các buồng phải có đủ nước sạch, điện ổn
định và an toàn.
+ Phân công bác sĩ chịu trách nhiệm sử dụng
và bảo quản máy răng tổng hợp báo cáo giám đốc bệnh viện ra quy định.
- Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
+ Thực hiện quy chế điều trị ngoại trú, quy
chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế và sử dụng thuốc.
+ Khám bệnh tỉ mỉ, chẩn đoán chính xác, làm
hồ sơ bệnh án và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.
+ Điều trị các bệnh răng miệng, hàm mặt theo
sự phân công của trưởng khoa.
2. Tại khoa điều trị và buồng thủ thuật:
a. Các thành viên trong khoa điều trị và
buồng phẫu thuật phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa ngoại, quy
chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh
viện.
b. Phẫu thuật viên Răng – Hàm – Mặt phải bảo
đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức.
c. Một số công tác đặc thù của khoa điều trị:
- Trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt có trách
nhiệm:
+ Bố trí riêng biệt các buồng bệnh vô khuẩn,
buồng bệnh hữu khuẩn, buồng phẫu thuật chỉnh hình liên hoàn, hợp lý bảo đảm
công tác chuyên môn.
+ Duyệt người bệnh được phẫu thuật tạo hình
thẩm mỹ theo quy định của Nhà nước.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm;
+ Theo dõi sát người bệnh, kịp thời phát hiện
tai biến sau phẫu thuật, thủ thuật để xử lý kịp thời.
+ Trực tiếp thay băng, cắt chỉ cho người
bệnh.
- Phẫu thuật viên có trách nhiệm:
+ Thực hiện phẫu thuật và thủ thuật theo sự
phân công của trưởng khoa.
+ Chỉ được làm phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ
khi được giao trách nhiệm và người bệnh đã được duyệt.
- Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
+ Chăm sóc người bệnh theo quy chế chăm sóc
người bệnh toàn diện.
+ Bơm, rửa vết phẫu thuật, thực hiện y lệnh
của bác sĩ điều trị.
15. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA TAI – MŨI – HỌNG
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa Tai – Mũi – Họng là khoa lâm sàng,
khám bệnh chữa bệnh bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa.
2. Khoa được bố trí địa điểm liên hoàn, hợp
lý từ khoa khám vào khoa điều trị.
3. Trang thiết bị y tế
phải đồng bộ, đúng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện.
4. Chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo cán bộ chuyên
khoa và tham gia tuyên truyền, giáo dục sức khỏe phòng bệnh Tai – Mũi – Họng
tại cộng đồng.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tại buồng khám bệnh chuyên khoa Tai – Mũi
– Họng của khoa khám bệnh:
a. Các thành viên của buồng khám bệnh phải
đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh, quy chế chống nhiễm
khuẩn bệnh viện.
b. Một số công tác đặc thù khi khám chuyên
khoa Tai – Mũi – Họng:
- Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm:
+ Bố trí buồng khám chuyên khoa liên hoàn.
+ Buồng làm thuốc ngoại trú.
+ Buồng khí dung.
+ Buồng thủ thuật.
+ Bảo đảm trang thiết bị y
tế theo phân hạng bệnh viện.
- Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
+ Thực hiện quy chế điều trị ngoại trú.
+ Khám bệnh tỉ mỉ, thận trọng, nhẹ nhàng;
khám xong ghi hồ sơ bệnh án, có minh họa tổn thương bệnh lý bằng hình vẽ, chỉ
định xét nghiệm cận lâm sàng.
+ Kết hợp khám lâm sàng với sử dụng thiết bị
hiện có để chẩn đoán chính xác.
2. Tại khoa điều trị và buồng thủ thuật:
a. Các thành viên trong khoa phải đặc biệt
chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội, quy chế công tác khoa ngoại, quy chế
công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện
và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
b. Phẫu thuật viên Tai – Mũi – Họng phải bảo
đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
c. Một số công tác đặc thù của chuyên khoa:
- Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng có trách nhiệm:
+ Bố trí liên hoàn, hợp lý buồng nội soi,
buồng đo thính lực, buồng thăm dò chức năng tiền định và thính lực theo phân
hạng của bệnh viện.
+ Duyệt người bệnh được phẫu thuật tạo hình
thẩm mỹ theo đúng quy định của Nhà nước.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
+ Theo dõi sát người bệnh, phát hiện các tai
biến sau phẫu thuật, thủ thuật để xử lý kịp thời.
+ Trực tiếp thay băng, cắt chỉ cho người
bệnh.
- Phẫu thuật viên có trách nhiệm:
+ Thực hiện phẫu thuật, thủ thuật theo sự
phân công của trưởng khoa.
+ Chỉ được làm phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ
khi được giao trách nhiệm và người bệnh đã được duyệt.
- Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
Chăm sóc người bệnh theo quy chế chăm sóc
người bệnh toàn diện.
16. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA MẮT
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa mắt là khoa lâm sàng thực hiện khám
bệnh chữa bệnh bằng phương pháp nội khoa, ngoại khoa phù hợp với nhiệm vụ của
phân hạng bệnh viện.
2. Khoa được bố trí liên hoàn, hợp lý, buồng
điều trị người bệnh sau phẫu thuật được xây dựng thoáng mát, không quá sáng.
3. Trang bị y tế phải đồng bộ, đúng chuyên
khoa theo phân hạng bệnh viện.
4. Chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo cán bộ chuyên
khoa và tham gia tuyên truyền, giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh mắt tại cộng
đồng.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tại buồng khám bệnh chuyên khoa mắt của
khoa khám bệnh:
a. Các thành viên của buồng khám bệnh phải
đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh, quy chế chống nhiễm
khuẩn bệnh viện và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
b. Một số công tác đặc thù khi khám bệnh
chuyên khoa mắt:
- Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm:
+ Bố trí buồng tiếp đón người bệnh, nơi đo
thị lực, nơi thử kính.
+ Buồng đo nhãn áp.
+ Buồng tối khám mắt.
+ Buồng thủ thuật.
+ Buồng xét nghiệm.
- Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
+ Thực hiện quy chế điều trị ngoại trú.
+ Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng, nhẹ
nhàng; khám xong ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án, có minh họa tổn thương bệnh lý
trên hình vẽ cụ thể và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.
2. Tại khoa điều trị và buồng thủ thuật:
a. Các thành viên trong khoa phải đặc biệt
chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội, quy chế công tác khoa ngoại, quy chế
công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện,
quy chế quản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế.
b. Phẫu thuật viên phải bảo đảm tiêu chuẩn
tại quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
c. Một số công tác đặc thù của khoa điều trị:
- Trưởng khoa mắt có trách nhiệm:
+ Bố trí người bệnh nằm điều trị vào từng
buồng bệnh: nội, ngoại, bán phần trước, bán phần sau và cách ly.
+ Phân công bác sĩ điều trị chịu trách nhiệm
sử dụng và bảo quản các máy hiện đại, đắt tiền và báo cáo giám đốc bệnh viện ra
quyết định.
+ Duyệt phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ theo quy
định của Nhà nước.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
+ Theo dõi người bệnh, phát hiện tai biến sau
phẫu thuật để xử lý kịp thời.
+ Trực tiếp thay băng, cắt chỉ các phẫu thuật
ở mắt.
+ Kết hợp theo dõi diễn biến lâm sàng với chỉ
định các xét nghiệm và tận dụng các phương tiện sẵn có để xác định bệnh.
- Phẫu thuật viên có trách nhiệm:
+ Thực hiện phẫu thuật, thủ thuật theo sự
phân công của trưởng khoa.
+ Chỉ được làm phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ
khi được giao trách nhiệm và người bệnh đã được duyệt.
- Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
Chăm sóc người bệnh theo quy chế chăm sóc
người bệnh toàn diện.
17. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA XÉT NGHIỆM
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa xét nghiệm là cơ sở thực hiện các kỹ
thuật xét nghiệm về huyết học, hóa sinh, vi sinh, góp phần nâng cao chất lượng
chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị.
2. Phải bảo đảm an toàn cho các thành viên
trong khoa và môi trường xung quanh.
3. Việc quản lý trang thiết bị theo đúng quy
chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tổ chức cơ sở:
a. Khoa xét nghiệm phải được bố trí ở nơi
thuận tiện cho người bệnh nội trú và ngoại trú, bảo đảm các yêu cầu:
- Có nơi chờ lấy bệnh phẩm, nơi nhận bệnh
phẩm, nơi rửa chai lọ khử khuẩn.
- Labô huyết học, labô hóa sinh, labô vi
sinh.
- Nơi làm việc của trưởng khoa, nơi thường
trực.
- Buồng vệ sinh, buồng tắm có đủ nước sạch,
nước nóng cho các thành viên trong khoa vệ sinh, tẩy uế trước khi ra về.
b. Việc thiết kế, xây dựng các labô phải bảo
đảm các yêu cầu:
- Tường các labô phải ốp gạch men kính chịu
acid tới trần nhà.
- Nền nhà cao ráo, thoát nước, lát gạch men
màu, nhẵn, không thấm nước.
- Đủ ánh sáng theo quy định, đường điện lắp
ngầm trong tường.
- Có cửa thông gió; đối với labô hóa sinh
phải có hệ thống “hotte” chụp hút khí thải.
- Mặt bàn xét nghiệm phải lát gạch men kính,
chịu acid, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.
- Hệ thống cống phải kín, thoát nước nhanh.
2. Hoạt động của khoa:
a. Lấy bệnh phẩm và nhận bệnh phẩm:
- Y tá (điều dưỡng) khoa điều trị có trách
nhiệm:
+ Lấy bệnh phẩm thường quy của người bệnh nội
trú, mang theo phiếu yêu cầu xét nghiệm có ghi đủ các mục quy định và có chữ ký
của bác sĩ điều trị giao cho khoa xét nghiệm.
+ Bệnh phẩm có khả năng lây nhiễm phải dán
nhãn màu đỏ.
+ Trường hợp xét nghiệm có yêu cầu phân tích
chính xác, phải đưa người bệnh tới khoa xét nghiệm trực tiếp lấy bệnh phẩm.
- Trưởng khoa xét nghiệm có trách nhiệm:
+ Cung cấp đầy đủ dụng cụ, phương tiện để y
tá (điều dưỡng) khoa điều trị lấy bệnh phẩm đúng quy cách.
+ Bố trí viên chức có trình độ chuyên môn kỹ
thuật để nhận bệnh phẩm thường quy, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về số lượng, chất
lượng, thời gian lấy bệnh phẩm.
- Kỹ thuật viên xét nghiệm thực hiện:
+ Nhận bệnh phẩm thường quy đến 10 giờ sáng
hàng ngày đối với người bệnh nội trú.
+ Bệnh phẩm cấp cứu phải nhận ngay, ghi rõ
giờ nhận vào phiếu yêu cầu xét nghiệm.
+ Trường hợp cấp cứu, chăm sóc cấp 1, lấy
bệnh phẩm tại giường bệnh.
+ Lấy bệnh phẩm tại khoa xét nghiệm cho người
bệnh ngoại trú, người bệnh đến khám bệnh.
b. Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm:
- Bác sĩ và kỹ thuật viên tiến hành làm các
xét nghiệm theo đúng quy định kỹ thuật, ưu tiên các xét nghiệm cấp cứu và tính
đặc thù của xét nghiệm cần được làm kịp thời.
+ Thực hiện kỹ thuật phải bảo đảm chính xác,
trung thực.
+ Kết quả xét nghiệm phải được ghi rõ ràng,
đầy đủ vào phiếu xét nghiệm và sổ lưu theo quy định.
- Trước khi trả kết quả xét nghiệm trưởng
labô hoặc viên chức có trình độ kỹ thuật cao nhất có trách nhiệm kiểm tra lại
kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp kết quả có nghi vấn phải báo cáo trưởng
khoa để đối chiếu với lâm sàng, khi cần phải xét nghiệm lại.
- Trưởng khoa xét nghiệm phải kiểm tra lại
kết quả xét nghiệm và ký trước khi trả kết quả cho khoa điều trị; bệnh phẩm còn
lại chỉ được hủy sau khi trưởng khoa đã ký duyệt.
- Kỹ thuật viên khoa xét nghiệm trả kết quả
xét nghiệm đầy đủ, đúng thời gian quy định vào buổi chiều trong ngày và sáng
hôm sau tại khoa điều trị.
- Kết quả xét nghiệm cấp cứu do y tá (điều
dưỡng) khoa điều trị trực tiếp đến lấy tại khoa xét nghiệm, chậm nhất không quá
hai giờ kể từ khi nhận bệnh phẩm.
- Thực hiện việc thường trực theo quy chế
thường trực.
3. Quản lý và sử dụng hóa chất, thuốc thử và
thiết bị y tế:
a. Hóa chất và thuốc thử:
- Bác sĩ và kỹ thuật viên khoa xét nghiệm có
nhiệm vụ thực hiện việc quản lý và sử dụng hóa chất và thuốc thử theo đúng quy
chế sử dụng thuốc.
Đặc biệt chú ý:
- Hóa chất nguy hiểm, độc, ăn mòn, cháy nổ.
- Các sinh phẩm làm thuốc thử phải bảo đảm
chống ẩm, chống ánh sáng, chống nhiệt độ thấp.
- Việc bảo quản hóa chất, thuốc thử phải bảo
đảm chất lượng, để tránh sai số cho kết quả xét nghiệm.
b. Thiết bị y tế, dụng cụ chính xác:
- Trưởng khoa xét nghiệm bác sĩ và các kỹ
thuật viên phải thực hiện quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
- Bác sĩ, kỹ thuật viên khi sử dụng thiết bị,
dụng cụ phải đúng mục đích, thao tác nhẹ nhàng, tỉ mỉ, chính xác.
4. An toàn lao động:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tạo điều
kiện:
- Trang bị cho khoa các phương tiện bảo hộ
lao động.
- Các thành viên trong khoa được kiểm tra sức
khỏe định kỳ theo quy định.
b. Trưởng khoa xét nghiệm có trách nhiệm:
- Xây dựng nội quy bảo hộ lao động.
- Tổ chức học tập, hướng dẫn cho bác sĩ, kỹ
thuật viên của khoa và học viên đến thực tập tại khoa; chỉ sau khi được hướng
dẫn, học tập và được trưởng khoa đồng ý mới được sử dụng máy.
- Quy định việc quản lý và sử dụng các hóa
chất độc, các chủng vi sinh độc, mạnh; các dụng cụ điện, các bình khí nén.
- Trang bị cơ số thuốc và phương tiện dụng cụ
cấp cứu.
- Kiểm tra các thành viên thực hiện nội quy,
quy chế bệnh viện.
c. Các thành viên làm việc trong khoa phải
được:
- Đào tạo sử dụng thành thạo các thiết bị
chuyên khoa.
- Trước khi ra về phải tắt nguồn điện bảo đảm
an toàn.
- Khi tiếp xúc với các sinh phẩm có khả năng
lây bệnh (nhãn đỏ) phải thận trọng, tuân thủ nghiêm ngặt quy chế chống nhiễm
khuẩn bệnh viện.
- Học tập có kiến thức để phòng tránh và cứu
người khi gặp trường hợp không may bị bỏng kiềm, bỏng acid, bỏng nhiệt, ngộ
độc, giật điện, cháy nổ…
5. Trật tự, vệ sinh và vô khuẩn:
a. Trưởng khoa xét nghiệm có trách nhiệm:
- Xây dựng các quy định về việc hủy bệnh phẩm
còn lại, xác súc vật thí nghiệm và khử khuẩn các dụng cụ bẩn.
- Đôn đốc, kiểm tra các thành viên trong khoa
thực hiện các quy định về vệ sinh cá nhân, quy chế trang phục y tế trong giờ
làm việc; hàng ngày phải thay quần áo công tác.
b. Các thành viên trong khoa có nhiệm vụ giữ
gìn vệ sinh sạch sẽ, trật tự nơi làm việc, mọi dụng cụ phải xếp đặt đúng nơi
quy định, không dán giấy đóng đinh lên tường nhà; thùng rác phải có nắp đậy.
c. Hộ lý thực hiện hằng ngày lau nền nhà bằng
các dung dịch sát khuẩn đối với các phòng xét nghiệm huyết học, vi sinh.
d. Nghiêm cấm:
- Đổ bệnh phẩm còn lại, tiêu bản đã xét
nghiệm trực tiếp xuống cống hoặc qua chậu rửa ở bàn xét nghiệm, chưa được xử
lý.
- Tiếp khách, ăn uống trong phòng xét nghiệm.
18. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA THĂM DÒ CHỨC NĂNG
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa thăm dò chức năng là khoa sử dụng các
thiết bị y tế để đánh giá chức năng các cơ quan trong cơ thể như: điện tim,
điện não, điện cơ, lưu huyết não…
2. Các thành viên trong khoa phải được đào
tạo có trình độ sử dụng thiết bị y tế.
3. Cơ sở làm việc phải vệ sinh sạch sẽ, việc
quản lý các thiết bị y tế theo đúng quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị
y tế.
4. Đáp ứng yêu cầu của các khoa lâm sàng và
các buồng khám bệnh.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
a. Bố trí khoa thăm dò chức năng ở địa điểm
thuận tiện cho người bệnh, buồng phải thoáng mát, chống ẩm, chống nóng.
b. Có hệ thống điện, ổn định, ưu tiên, an
toàn và đủ công suất cho các máy hoạt động.
2. Bác sĩ thăm dò chức năng có trách nhiệm:
a. Thực hiện kỹ thuật chẩn đoán thăm dò chức
năng theo yêu cầu của bác sĩ điều trị.
b. Thực hiện các kỹ thuật phải theo đúng quy
định kỹ thuật bệnh viện và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
c. Hướng dẫn chu đáo cho người bệnh khi làm
các kỹ thuật đặc biệt và chuẩn bị phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các
diễn biến bất thường của người bệnh xảy ra.
d. Phiếu thăm dò chức năng của người bệnh
phải ghi rõ tên, tuổi, giới, thời gian làm xét nghiệm và kết quả cụ thể.
e. Khi kết quả có có nghi ngờ cần kiểm tra
lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị người bệnh.
g. Đôn đốc kiểm tra kỹ thuật viên thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định kỹ thuật bệnh viện, bảo đảm an toàn cho người bệnh và
đạt kết quả chính xác.
h. Định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra chất lượng và
độ tin cậy của thiết bị y tế.
3. Kỹ thuật viên khoa thăm dò chức năng có
trách nhiệm:
a. Đăng ký người bệnh, trả kết quả theo lịch
quy định, hướng dẫn người bệnh biết và thực hiện những điều phải làm trước,
trong và sau thăm dò chức năng.
b. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, thuốc cần
thiết và kiểm tra lại trước khi tiến hành kỹ thuật.
c. Kiểm tra lại để đối chiếu: đúng người
bệnh, đúng chỉ định.
d. Tổ chức lưu trữ, bảo quản kết quả thăm dò
chức năng phục vụ cho nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
e. Trước khi ra về phải kiểm tra lại thiết
bị, tắt nguồn điện vào máy.
4. Quản lý thiết bị y tế:
a. Giám đốc bệnh viện ra quyết định phân công
người sử dụng đối với một số thiết bị đắt tiền theo đề nghị của trưởng khoa và
tạo điều kiện trang bị các phương tiện chống ẩm, chống nóng, chống chuột, chống
gián và phòng cháy.
b. Bác sĩ trưởng khoa có trách nhiệm:
- Lập lý lịch máy, bảng nội quy và quy định
vận hành máy. Bảng nội quy và quy định vận hành máy treo ngay tại thiết bị y
tế.
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy chế
quản lý sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
c. Kỹ thuật viên vận hành thiết bị có trách
nhiệm:
- Trước khi vận hành thiết bị phải kiểm tra
nguồn điện vào, dây tiếp đất.
- Sử dụng khí nén y tế phải bảo đảm tuyệt đối
an toàn.
- Không được sử dụng máy quá công suất quy
định.
- Thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và
định kỳ.
- Không được bỏ vị trí làm việc khi thiết bị
đang hoạt động.
- Khi có sự cố phải ngắt điện vào máy và báo
cáo trưởng khoa, trưởng phòng vật tư kỹ thuật đến kiểm tra lập biên bản, quy
trách nhiệm và chỉ rõ các bộ phận hư hỏng cần thay thế vào hồ sơ lý lịch thiết
bị y tế để có kế hoạch sửa chữa kịp thời; không ai được tự động sửa chữa.
- Khi lắp đặt thiết bị y tế phải có mặt cùng
thợ sửa chữa để theo dõi và giám sát.
19. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA NỘI SOI
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa nội soi là nơi tiến hành các kỹ
thuật, thủ thuật nội soi để chẩn đoán, điều trị bệnh bằng các phương tiện, máy
đưa vào bên trong cơ thể người bệnh.
2. Các kỹ thuật, thủ thuật nội soi phải được
thực hiện tại các buồng phẫu thuật hoặc khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Mọi thành viên trong khoa nội soi phải đặc
biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh, quy chế công tác khoa
nội, quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi
sức, quy chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh
viện và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
2. Bác sĩ nội soi phải đạt tiêu chuẩn của
phẫu thuật viên theo quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi
sức.
3. Một số công tác đặc thù của khoa nội soi:
a. Trưởng khoa nội soi có trách nhiệm:
- Bố trí khoa liên hoàn, hợp lý bảo đảm công
tác chuyên môn, các buồng nội soi phải đủ rộng, có màn che ánh sáng, điều hòa
nhiệt độ.
- Bảo đảm nguồn điện ưu tiên, ổn định và an
toàn.
b. Bác sĩ nội soi có trách nhiệm:
- Thực hiện các kỹ thuật nội soi theo sự phân
công của trưởng khoa. Không được tự động tiến hành các kỹ thuật nội soi khi
không có yêu cầu của bác sĩ điều trị.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình người
bệnh biết và ký vào giấy cam đoan xin được thực hiện kỹ thuật nội soi.
- Trước khi thực hiện kỹ thuật nội soi:
+ Kiểm tra y tá (điều dưỡng) thực hiện y lệnh
chuẩn bị người bệnh.
+ Kiểm tra lại các xét nghiệm có liên quan.
+ Kiểm tra thuốc cấp cứu, máy, phương tiện
nội soi.
+ Kiểm tra lại người bệnh và yêu cầu nội soi
của bác sĩ điều trị.
- Trong khi thực hiện kỹ thuật nội soi:
+ Phải thực hiện đúng các quy định kỹ thuật
bệnh viện, vừa làm thủ thuật vừa kết hợp theo dõi diễn biến của người bệnh.
+ Khi người bệnh có diễn biến xấu hoặc khi
nội soi có biểu hiện dấu hiệu bệnh lý thất thường phải:
·
Ngừng thủ thuật.
·
Hội chẩn ngay với bác sĩ trưởng khoa, bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.
- Sau khi thực hiện kỹ thuật nội soi:
+ Theo dõi sát người bệnh, phát hiện những
diễn biến bất thường của người bệnh để xử lý kịp thời.
+ Ghi chép kết quả nội soi và minh họa tổn
thương vào hồ sơ bệnh án.
+ Trả lời kết quả phải trung thực khách quan;
khi có yêu cầu của bác sĩ điều trị thực hiện chụp ảnh tổn thương hoặc khi không
có tổn thương trái với chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ điều trị.
c. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
Kết hợp với bác sĩ nội soi cùng theo dõi quá
trình làm thủ thuật và xử lý kịp thời các diễn biến bất thường xảy ra.
d. Kỹ thuật viên khoa nội soi có trách nhiệm:
Phụ bác sĩ thực hiện kỹ thuật nội soi theo
đúng quy định kỹ thuật bệnh viện.
e. Quản lý thiết bị y tế:
Thực hiện theo quy chế công tác khoa thăm dò
chức năng và một số công tác bảo quản đặc thù của khoa nội soi:
- Phải nắm vững các quy định về sử dụng và
bảo quản của từng thiết bị, các bộ phận bằng kim loại, bằng cao su, nhựa dẻo,
các mạch vi điện tử…
- Sau mỗi buổi thực hiện kỹ thuật nội soi
phải tháo rời các bộ phận cho phép, rửa sạch, tiệt khuẩn, làm khô trước khi đưa
vào tủ bảo quản.
20. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa chẩn đoán hình ảnh là cơ sở thực hiện
các kỹ thuật tạo ảnh y học để chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị, bằng
các thiết bị X-quang, siêu âm, cộng hưởng từ…
2. Cơ sở hạ tầng của khoa phải bảo đảm tuyệt
đối an toàn và kiểm soát bức xạ.
3. Việc quản lý các thiết bị của khoa phải
chặt chẽ, theo đúng quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế; việc sử
dụng thiết bị phải đạt hiệu quả kinh tế cao.
4. Trước khi sử dụng thiết bị mới, người vận
hành phải được đào tạo.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tổ chức cơ sở:
a. Khoa chẩn đoán hình ảnh được bố trí ở địa
điểm thuận tiện theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ, ít nhất phải
có:
- Nơi tiếp đón người bệnh.
- Nơi người bệnh ngồi chờ.
- Buồng chiếu, chụp cho mỗi máy, có buồng vệ
sinh cho người bệnh sau thụt tháo.
- Buồng chiếu, chụp các kỹ thuật đặc biệt.
- Buồng rửa phim, in ảnh.
- Buồng chuẩn bị thủ thuật.
- Buồng bảo quản phim ảnh, hóa chất.
- Buồng đọc kết quả.
- Buồng trưởng khoa.
- Buồng hành chính.
b. Buồng đặt thiết bị phải thoáng rộng, trần
nhà cao ít nhất 3m50, tường gạch trát barít, cửa có ốp tấm chì, nền nhà cao
ráo, cách điện.
c. Đường điện 3 pha riêng biệt, điện ưu tiên,
bảo đảm an toàn và đủ công suất cho máy hoạt động.
2. Nhiệm vụ của các bác sĩ và kỹ thuật viên
chẩn đoán hình ảnh:
a. Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
bằng các thiết bị: X-quang, siêu âm, cộng hưởng từ…, theo yêu cầu của bác sĩ
lâm sàng.
b. Phải thực hiện chiếu, chụp và trả kết quả
ngay đối với người bệnh cấp cứu. Các trường hợp khác kết quả được trả trong
ngày và có ký sổ giao nhận.
c. Trước khi khám xét phải kiểm tra đối chiếu
giấy yêu cầu có ghi đầy đủ các mục của bác sĩ lâm sàng.
d. Khi thực hiện kỹ thuật chẩn đoán đặc biệt
qua da, qua thành mạch, qua nội soi… phải bảo đảm an toàn tuyệt đối, đúng quy
định kỹ thuật bệnh viện.
- Chụp phim phải đạt yêu cầu, xem phim ướt
đạt yêu cầu mới cho người bệnh về.
e. Trên phim và ảnh phải ghi rõ và đủ: Họ
tên, tuổi, ngày tháng năm, ký hiệu vị trí phải, trái chính xác của cơ thể người
bệnh.
g. Phải chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc và dụng
cụ cấp cứu.
h. Phải niêm yết giờ, tên, chức danh bác sĩ,
kỹ thuật viên làm việc trong ngày và phiên thường trực.
i. Phải tổ chức lưu
trữ, bảo quản một số phim, hình ảnh điển hình phục vụ cho công tác nghiên cứu
khoa học giảng dạy.
3. Thực hiện kỹ thuật đặc biệt:
a. Bác sĩ, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh
có trách nhiệm:
- Bảo đảm an toàn cho người bệnh khi thực
hiện các thủ thuật và kỹ thuật đặc biệt.
- Trước khi thực hiện thủ thuật, kỹ thuật đặc
biệt phải:
+ Đối chiếu kết quả chẩn đoán lâm sàng và các
xét nghiệm khác của người bệnh.
+ Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ và
chọn thuốc đối quang thích hợp.
+ Kiểm tra lại thiết bị, phim ảnh.
- Vệ sinh, tẩy uế, khử khuẩn buồng chiếu,
chụp các kỹ thuật đặc biệt sau mỗi buổi làm việc.
b. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
- Phải cân nhắc khi chỉ định kỹ thuật đặc
biệt phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe người bệnh.
- Phải giải thích cho người bệnh và gia đình
người bệnh hiểu ký giấy cam đoan thực hiện kỹ thuật đặc biệt.
- Trong khi thực hiện thủ thuật nếu có diễn
biến bất thường phải giải quyết cấp cứu ngay.
- Khi thực hiện xong kỹ thuật đặc biệt, bác
sĩ điều trị và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh kết hợp theo dõi và quyết định cho
người bệnh về khoa điều trị.
- Trong trường hợp cần phải thay đổi phương
pháp chẩn đoán hình ảnh phải có sự bàn bạc thống nhất giữa bác sĩ chẩn đoán
hình ảnh và bác sĩ điều trị.
4. Quản lý thiết bị y tế:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Tạo điều kiện trang bị các phương tiện
chống ẩm, chống nóng, chống cháy, chống chuột, chống gián; nguồn điện ổn định
và an toàn.
- Ra quyết định phân công người sử dụng và
bảo quản thiết bị theo đề nghị của trưởng khoa.
b. Bác sĩ trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh có
trách nhiệm:
- Lập lý lịch, xây dựng nội quy, quy định vận
hành thiết bị. Nội quy, quy định phải đặt ngay tại tủ điều khiển và tại thiết
bị.
- Kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy chế quản lý
và sử dụng vật tư, thiết bị y tế trong khoa.
c. Người vận hành thiết bị có trách nhiệm:
- Không sử dụng thiết bị quá công suất quy
định.
- Thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và
định kỳ.
- Khi có sự cố phải ngắt điện vào máy, phải
báo cáo trưởng khoa, trưởng phòng vật tư kỹ thuật đến kiểm tra, lập biên bản,
quy trách nhiệm và ghi các hư hỏng, thay thế vào hồ sơ lý lịch thiết bị và có
kế hoạch sửa chữa kịp thời; không ai được tự động sửa chữa.
- Khi lắp đặt, sửa chữa, thay thế phụ tùng
thiết bị y tế người vận hành phải có mặt để theo dõi và giám sát.
- Không được bỏ vị trí làm việc khi thiết bị
đang hoạt động.
5. An toàn và kiểm soát bức xạ:
a. Bác sĩ điều trị:
- Không được lạm dụng chiếu, chụp X-quang.
- Hạn chế chiếu, chụp X-quang cho trẻ em, phụ
nữ có thai, cho con bú.
- Phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ chỉ nên khám
X-quang trong nửa chu kỳ đầu của vòng kinh.
b. Trưởng khoa và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh:
- Từng bước đổi mới các thiết bị y tế để giảm
liều xạ cho người bệnh.
- Kiểm tra, đôn đốc mọi thành viên thực hiện
nội quy, quy chế bệnh viện.
- Thực hiện chế độ bồi dưỡng, nghỉ cho mọi
thành viên trong khoa theo chế độ ban hành.
c. Các thành viên trong khoa:
- Phải được đào tạo có kiến thức về an toàn
và kiểm soát bức xạ.
- Khi vận hành thiết bị phải mang phương tiện
phòng hộ tia X theo quy định.
- Trong thời gian ở trong khoa, hàng ngày
phải đeo liều kế trên người.
- Liều nhiễm tia X không được vượt quá mức
quy định.
- Khi chiếu, chụp X-quang cho người bệnh phải
che chắn vùng sinh dục, thu hẹp loa tụ quang, khu trú đúng vào bộ phận cần thăm
khám.
21. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA Y HỌC HẠT NHÂN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa y học hạt nhân thực hiện các kỹ thuật
chẩn đoán, điều trị bằng phóng xạ và các nguồn bức xạ khác.
2. Việc quản lý các thiết bị y tế phải chặt
chẽ theo đúng quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, và sử dụng đạt
hiệu quả cao.
3. Cơ sở hạ tầng của khoa phải bảo đảm tuyệt
đối an toàn cho các thành viên y tế, người bệnh và môi trường theo đúng pháp
lệnh an toàn kiểm soát bức xạ.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Trưởng khoa y học hạt nhân có trách nhiệm
bố trí:
a. Nơi tiếp đón người bệnh.
b. Nơi người bệnh ngồi chờ.
c. Buồng khám bệnh.
d. Buồng đặt thiết bị chẩn đoán in vivo.
e. Buồng đặt thiết bị để phát tia điều trị.
g. Buồng đặt thiết bị ghi đo phóng xạ khác.
h. Buồng hóa dược phóng xạ có chụp hút khí
thải (Hotte).
i. Buồng tiêm, uống dược chất phóng xạ.
k. Buồng vật lý và điện tử hạt nhân.
l. Dược chất phóng xạ có tủ chì, hòm chì bảo
vệ.
m. Buồng điều trị nội trú với yêu cầu đặc
biệt, buồng điều trị người bệnh chỉ bố trí một giường.
n. Nước rửa các dụng cụ nhiễm phóng xạ phải
được dẫn vào hệ thống hai bể ngầm để chất phóng xạ có thời gian tự phân hủy.
2. Bác sĩ y học hạt nhân có trách nhiệm:
a. Khám, chẩn đoán in vivo và chỉ định điều
trị người bệnh bằng phóng xạ.
b. Thực hiện nghiệm pháp chẩn đoán bằng phóng
xạ phải thăm khám, kiểm tra để có chỉ định đúng: về kỹ thuật, liều lượng, dược
chất phóng xạ và loại trừ trường hợp chống chỉ định.
c. Phải thăm khám người bệnh tỉ mỉ, làm các
xét nghiệm cần thiết và ghi vào hồ sơ bệnh án hàng ngày. Ghi lý do chỉ định
nghiệm pháp, liều lượng điều trị bằng phóng xạ cụ thể từng vị trí trên cơ thể
người bệnh và mời trưởng khoa trực tiếp thăm khám kiểm tra lại toàn bộ để quyết
định và phân công kịp điều trị.
d. Phải giải thích đầy đủ cho người bệnh và
gia đình người bệnh về nghiệm pháp chẩn đoán và điều trị bằng phóng xạ để người
bệnh hiểu và ký giấy cam đoan, trong khi điều trị phải chuẩn bị đầy đủ thuốc và
phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh.
e. Phải trực tiếp tiêm, truyền dược chất
phóng xạ vào cơ thể người bệnh.
g. Theo dõi người bệnh sau chẩn đoán và điều
trị bằng phóng xạ. Việc đánh giá các nghiệm pháp chẩn đoán và kết quả điều trị
phải trung thực chính xác.
h. Sơ kết, tổng kết từng vấn đề chẩn đoán
hoặc điều trị bằng phóng xạ theo thời gian để phục vụ nghiên cứu khoa học và
giảng dạy.
i. Kiểm tra đôn đốc kỹ thuật viên, y tá (điều
dưỡng) y học hạt nhân thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bệnh viện, thao tác kỹ
thuật an toàn bức xạ.
3. Kỹ thuật viên và y tá (điều dưỡng) y học
hạt nhân có trách nhiệm:
a. Đăng ký người bệnh đến khám theo lịch của
bệnh viện và của khoa, hướng dẫn người bệnh biết và thực hiện những điều phải
làm trước, trong và sau quá trình chẩn đoán hay điều trị bằng phóng xạ.
b. Phải chuẩn bị người bệnh theo đúng y lệnh
của bác sĩ y học hạt nhân. Thực hiện đúng các quy định như: lấy bệnh phẩm, xử
lý bệnh phẩm, xét nghiệm với dược chất phóng xạ, hút liều và cho uống dược chất
phóng xạ, ghi đo phóng xạ, ghi số liệu, tính toán kết quả.
c. Phải chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ,
dược chất phóng xạ, thuốc cần thiết và kiểm tra lại trước khi tiến hành nghiệm
pháp.
d. Phải chăm sóc, theo dõi người bệnh đến
chẩn đoán và điều trị, nếu người bệnh có diễn biến bất thường phải báo cáo ngay
bác sĩ chuyên khoa để xử lý kịp thời.
e. Quản lý và vận hành thiết bị y tế theo quy
định kỹ thuật bệnh viện.
g. Bảo quản một số phim ảnh, tiêu bản mẫu
điển hình phục vụ cho nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
h. Chịu trách nhiệm lĩnh, quản lý thuốc, dược
chất phóng xạ, y dụng cụ, trả kết quả xét nghiệm.
4. Kỹ sư vật lý y học hạt nhân có trách
nhiệm:
a. Nắm vững nguyên lý và vận hành thành thạo
các thiết bị hạt nhân chuyên dùng trong y học.
b. Trực tiếp tiến hành các phép đo đếm phóng
xạ, và ghi hình phóng xạ trên cơ thể người bệnh (in vivo) và các mẫu bệnh phẩm
có phóng xạ (in vitro).
c. Đo hoạt tính phóng xạ các liều thuốc phóng
xạ dùng chẩn đoán hay điều trị.
d. Đo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu liều
chiếu, mức ô nhiễm phóng xạ buồng thiết bị bức xạ, môi trường xung quanh, kiểm
soát chất thải phóng xạ bảo đảm mức bức xạ không vượt quá giới hạn quy định.
e. Thực hiện chế độ bảo dưỡng thiết bị, sửa
chữa thiết bị chuyên dùng và thông thường theo quy chế quản lý và sử dụng vật
tư, thiết bị y tế.
5. Dược sĩ y học hạt nhân có trách nhiệm:
a. Phải căn cứ vào kế hoạch của khoa, lập dự
trù thuốc, dược chất phóng xạ đúng các thủ tục quy định.
b. Quản lý các kho, cấp phát trong khoa, trực
tiếp giữ và cấp phát dược chất phóng xạ, thuốc độc bảng A-B và thuốc gây
nghiện.
c. Phải nắm vững tình hình thực chất thuốc
phóng xạ có trong khoa và thông báo kịp thời cho trưởng khoa, ghi chép sổ sách
thẻ kho đầy đủ theo quy định.
d. Chiết dung dịch phóng xạ từ các Generator,
đánh dấu và pha chế theo yêu cầu bác sĩ chuyên khoa.
e. Kiểm tra định kỳ và đột xuất thuốc, dược
chất phóng xạ đặc biệt với những loại dễ hỏng trong quá trình vận chuyển và
những thuốc bị quá hạn.
g. Phòng gian bảo mật, phòng cháy nổ, lụt bão
ở kho phóng xạ.
6. Quản lý và sử dụng thiết bị y tế:
a. Các thành viên của khoa phải đặc biệt chú
ý thực hiện quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
b. Yêu cầu đặc thù của việc quản lý và sử
dụng thiết bị phóng xạ.
- Bác sĩ trưởng khoa y học hạt nhân có trách
nhiệm:
- Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống sự
cố bức xạ, nếu quá khả năng phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện, cơ quan quản
lý Nhà nước về an toàn kiểm soát bức xạ để biết và có kế hoạch giúp đỡ.
- Kỹ thuật viên vận hành thiết bị có trách
nhiệm:
+ Không được dùng quá công suất quy định.
+ Khi có sự cố phải ngắt điện vào máy, phải
báo cáo trưởng khoa, kỹ sư vật lý đến kiểm tra, lập biên bản quy trách nhiệm,
có kế hoạch sửa chữa kịp thời và ghi chép toàn bộ sự việc vào hồ sơ lý lịch
thiết bị; không ai được tự ý sửa chữa.
+ Khi lắp đặt sửa thay thế phụ tùng thiết bị
y tế người vận hành máy phải có mặt để theo dõi và giám sát.
+ Không được bỏ vị trí làm việc khi thiết bị
đang hoạt động.
7. Bảo đảm an toàn bức xạ:
a. Trưởng khoa y học hạt nhân có trách nhiệm:
- Thực hiện pháp lệnh an toàn và kiểm soát
bức xạ.
- Tổ chức học tập các biện pháp phòng hộ cho
mọi thành viên trong khoa.
- Khi làm việc, người vận hành thiết bị mang
phương tiện phòng hộ theo quy định.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho mọi thành
viên trong khoa theo luật bảo vệ sức khỏe đối với ngành nghề độc hại.
- Thực hiện đúng các quy định hiện hành về
thời gian làm việc và bồi dưỡng nghỉ ngơi.
b. Tất cả các thành viên của khoa phải tự
giác thực hiện các quy định về an toàn kiểm soát bức xạ, khi vận hành thiết bị
mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và thiết bị kiểm tra phát hiện liều
nhiễm tia xạ.
22. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA UNG BƯỚU (ĐIỀU TRỊ TIA XẠ)
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa ung bướu (điều trị tia xạ) thực hiện
quy chế công tác khoa y học hạt nhân.
2. Một số công tác đặc thù của khoa điều trị
tia xạ:
a. Khoa điều trị tia xạ thực hiện kỹ thuật
bức xạ ion hóa năng lượng cao để tiến hành điều trị khối u khi có chỉ định tia
xạ đơn thuần hoặc phối hợp với các phương pháp khác.
b. Tiến hành chẩn đoán bệnh, lập kế hoạch
điều trị, chăm sóc theo dõi các biến chứng do tia xạ.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Trưởng khoa ung bướu (điều trị tia xạ) có
trách nhiệm bố trí:
a. Nơi tiếp đón người bệnh.
b. Nơi người bệnh ngồi chờ.
c. Buồng khám bệnh nội trú, ngoại trú.
d. Buồng lập kế hoạch điều trị.
e. Buồng vật lý.
g. Buồng chuẩn bị khuôn chì, giá đỡ.
h. Buồng mô phỏng (Simutation).
i. Buồng đặt thiết bị điều trị tia xạ.
k. Buồng điều kiện thiết bị.
l. Buồng điều trị tia xạ áp sát.
m. Buồng theo dõi người bệnh trước khi về.
n. Buồng điều trị nội trú.
o. Kho bảo quản thiết bị, phụ tùng thay thế
sửa chữa.
2. Bác sĩ chuyên khoa bức xạ y học có trách
nhiệm:
a. Thực hiện điều trị bằng các bức xạ ion hóa
năng lượng bao gồm có: tia X, tia Gamma, hạt bêta (b), các âm điện tử năng lượng cao từ
thiết bị gia tốc.
b. Xác định mục đích của điều trị tia xạ
triệt để, tạm thời hay phối hợp với điều trị phẫu thuật, hóa chất, nội tiết.
c. Hướng dẫn chu đáo cho người bệnh và gia
đình người bệnh về việc điều trị tia xạ đồng thời chuẩn bị đầy đủ phương tiện
cấp cứu để xử lý kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh.
d. Trước khi tiến hành điều trị tia xạ:
- Phải khám tỉ mỉ, ghi vào bệnh án, chỉ định
các xét nghiệm cần thiết về mô bệnh học, chẩn đoán hình ảnh và các kết quả xét
nghiệm khác theo quy định.
- Ghi lý do chỉ định điều trị tia xạ, tính
toán liều lượng tia xạ thiết bị mô phỏng cụ thể trên người bệnh. Sau đó mời
trưởng khoa thăm khám, kiểm tra lại toàn bộ để có quyết định điều trị.
e. Theo dõi kết quả điều trị trên người bệnh,
tổng kết từng vấn đề chẩn đoán hoặc điều trị tia xạ phục vụ công tác giảng dạy
và nghiên cứu khoa học.
g. Kiểm tra, đôn đốc kỹ thuật viên thực hiện
nghiêm chỉnh quy định kỹ thuật bệnh viện, đảm bảo tuyệt đối an toàn kiểm soát
tia xạ.
3. Kỹ thuật viên bức xạ y học có trách nhiệm:
a. Đăng ký người bệnh đến khám theo lịch quy
định.
b. Hướng dẫn người bệnh biết và thực hiện
những yêu cầu phải làm trước và sau quá trình chẩn đoán hay điều trị tia xạ.
c. Thực hiện các quy định kỹ thuật bệnh viện
về chẩn đoán và điều trị tia xạ theo chỉ định của bác sĩ điều trị về: vị trí
thiết bị, tư thế người bệnh, khoảng cách và liều lượng tia xạ.
d. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, tấm lọc, con
nêm hóa chất, thuốc cần thiết bảo đảm đầy đủ, sẵn sàng và kiểm tra lại người
bệnh trước khi tiến hành chẩn đoán hay điều trị tia xạ.
e. Chăm sóc, theo dõi người bệnh đến khám và
điều trị tia xạ, phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường phải báo cáo ngay
bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.
g. Chịu trách nhiệm quản lý thiết bị khi có
học viên, đến học thực hành chuyên khoa.
h. Lưu giữ, bảo quản một số phim ảnh, tiêu
bản mẫu phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
4. Kỹ sư vật lý bức xạ y học có trách nhiệm:
a. Nắm vững nguyên lý và vận hành thông thạo
các thiết bị điều trị tia xạ chuyên dùng.
b. Về kỹ thuật vật lý tia xạ, đo hoạt tính
tia xạ, xác định các liều tia xạ dùng trong chẩn đoán hay trong điều trị người
bệnh.
c. Kiểm tra định kỳ, đột xuất và chuẩn hóa
lại liều lượng điều trị tia xạ cho người bệnh. Mức nhiễm xạ vi khí hậu ở các
buồng thiết bị và môi trường xung quanh, bảo đảm mức tia xạ không vượt quá giới
hạn quy định.
5. Quản lý và sử dụng thiết bị:
a. Các thành viên trong khoa phải đặc biệt
chú ý thực hiện quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, quy chế công
tác khoa y học hạt nhân.
b. Đặc thù về thiết bị bức xạ ion hóa năng
lượng cao:
- Sau khi sửa chữa thiết bị, kỹ sư vật lý bức
xạ y học phải kiểm tra độ chính xác của thiết bị.
- Thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống
sự cố tia xạ, nếu quá khả năng phải báo cáo ngay cơ quan quản lý nhà nước về an
toàn và kiểm soát bức xạ biết giúp đỡ kịp thời.
- Bác sĩ và kỹ thuật viên phải ghi sổ nhật
ký, bàn giao giữa các kíp điều trị về tình trạng hoạt động của thiết bị. Lập hồ
sơ theo dõi các nguồn phóng xạ, định kỳ kiểm kê và báo cáo cấp trên.
6. Bảo đảm an toàn bức xạ:
a. Các thành viên trong khoa phải đặc biệt
chú ý thực hiện quy chế công tác khoa y học hạt nhân.
b. Một số đặc thù về thiết bị bức xạ ion hóa
năng lượng cao:
- Buồng đặt thiết bị “cô ban” (cobalt): tường
bêtông dày 1m.
- Buồng đặt thiết bị gia tốc tường bê tông
dầy 2m.
- Đường đi vào phòng thiết bị phải thiết kế
đi “Dích dắc” (Zigzag).
- Các buồng đặt thiết bị phải có hệ thống đèn
báo nguy hiểm, khi điều trị báo đèn đỏ, khi thiết bị không hoạt động báo đèn
xanh.
- Phải lựa chọn các kỹ thuật điều trị tối ưu
và đảm bảo chất lượng và an toàn bức xạ cho người bệnh.
- Phải có hệ thống theo dõi người bệnh trong
quá trình điều trị.
- Nghiêm cấm việc tự ngắt bỏ các bộ phận đang
có hư hỏng trong hệ thống bảo vệ chiều sâu để vận hành trực tiếp bằng tay.
23. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA TRUYỀN MÁU
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa truyền máu luôn luôn có đủ các nhóm
máu dự trữ để phục vụ cho người bệnh cấp cứu.
2. Truyền máu phải bảo đảm an toàn tuyệt đối.
3. Truyền máu phải đúng chỉ định, càng hạn
chế truyền máu càng tránh rủi ro cho người bệnh.
4. Phải tổ chức vận động được nhiều người tự
nguyện hiến máu nhân đạo.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tiêu chuẩn và quản lý người cho máu:
a. Người trong độ tuổi từ 18 đến 60, được cho
máu từ 3 đến 4 lần trong 1 năm.
b. Người cho máu phải có đủ tiêu chuẩn sức
khỏe, được khám lâm sàng và xét nghiệm theo điều lệ cho máu.
c. Mỗi người cho máu phải có hồ sơ theo dõi.
d. Mỗi trung tâm truyền máu phải có bộ phận
quản lý người cho máu.
e. Người cho máu ở Việt Nam
được bồi dưỡng khen thưởng theo chế độ hiện hành.
2. Lấy máu và vận chuyển máu:
a. Lấy máu:
- Phòng lấy máu cố định hoặc nơi lấy máu lưu
động bằng túi lấy máu hệ thống kín phải sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh và bảo
đảm đủ ánh sáng.
- Dụng cụ lấy máu bao gồm:
+ Túi chất dẻo lấy máu (túi 1, 2, 3 tùy theo
yêu cầu) phải được kiểm tra chất lượng túi và chất chống đông theo tiêu chuẩn
quốc gia.
+ Có đầy đủ dụng cụ khử khuẩn bao gồm: bông,
cồn, iod, băng dính…
+ Có máy lắc túi máu để bảo đảm chống đông.
Tất cả các phương tiện nói trên phải được kiểm tra đầy đủ trước khi lấy máu.
- Kỹ thuật viên lấy máu phải thực hiện đúng
quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện.
- Lượng máu lấy mỗi lần được giới hạn:
+ Máu toàn phần mỗi lần lấy không được quá
250ml đối với người cân nặng 45kg. Khoảng cách giữa 2 lần cho máu, tối thiểu là
3 tháng.
+ Trường hợp gan huyết tương thì mỗi lần lấy
không được quá 500ml đối với người cân nặng 45kg. Khoảng cách giữa 2 lần gan
huyết tương là 1 tháng.
b. Vận chuyển máu:
- Giữ cho túi máu không được xóc.
- Túi máu đặc trong hộp xốp, bảo đảm nhiệt độ
từ 2oC đến 6oC.
- Không được bỏ các vật khác vào trong hộp
đựng túi máu.
3. Lưu trữ máu và các chế phẩm của máu:
a. Dung dịch chống đông đã được chuẩn hóa
theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và được để sẵn trong túi.
b. Lưu trữ máu và các chế phẩm của máu thứ tự
ngăn nắp theo trình tự nhóm máu và thời gian sử dụng, có sổ quản lý theo dõi
việc xuất, nhập.
4. Lĩnh và phát máu:
Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất
cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện
lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.
a. Lĩnh máu:
- Các cơ sở điều trị khi dự trù hoặc lĩnh máu
đều phải có phiếu lĩnh ghi rõ: họ tên người bệnh, chẩn đoán nhóm máu ABO, số
lượng và thành phần máu, ngày giờ xin máu, phiếu lĩnh được trưởng khoa ký và
giám đốc bệnh viện duyệt.
- Phải có hai ống máu của người bệnh:
Một ống không chống đông và một ống có chống
đông theo quy định.
- Người đi lĩnh máu:
+ Đối với người bệnh ở trong bệnh viện phải
là y tá (điều dưỡng) của khoa điều trị người bệnh, chịu trách nhiệm lĩnh và bảo
quản túi máu trong quá trình vận chuyển.
+ Đối với người bệnh của bệnh viện khác thì
phải do xét nghiệm viên của khoa truyền máu bệnh viện đó đến lĩnh máu và chịu
trách nhiệm bảo quản trong quá trình vận chuyển.
- Người lĩnh máu phải có trách nhiệm đối
chiếu kiểm tra kỹ túi máu về số lượng, chất lượng, nhóm máu, nhãn máu đúng với
phiếu lĩnh máu mới ký nhận. Khi đã lĩnh máu ra khỏi phòng lưu giữ máu không
được trả lại.
b. Phát máu:
Để phát một đơn vị máu an toàn, viên chức
phát máu phải làm đầy đủ các bước sau:
- Chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho xét
nghiệm máu:
+ Huyết thanh mẫu ABO phải bảo đảm tiêu chuẩn
quốc gia, bảo quản từ 2oC đến 6oC.
+ Hồng cầu mẫu phải đủ tiêu chuẩn quy định.
+ Phương tiện dụng cụ phát máu: lam kính, ống
nghiệm, kính hiển vi, máy li tâm phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn quy định.
- Phiếu phát máu và sổ theo dõi phát máu phải
theo đúng mẫu quy định.
- Trước khi định lại nhóm máu viên chức phát
máu phải quan sát túi máu về màu sắc huyết tương, nếu có hiện tượng tan máu,
hiện tượng nhiễm khuẩn thì phải chọn túi máu khác.
- Phải tiến hành xác định lại nhóm máu ABO
của túi máu bằng hai phương pháp: huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu. Thực hiện
đồng thời ở hai địa điểm khác nhau và trả lời độc lập về kết quả.
- Đối với người nước ngoài, những người sẩy
thai nhiều lần, thai chết lưu có nghi ngờ không cùng nhóm máu mẹ con thì bắt
buộc phải xác định yếu tố Rh.
- Trong hoàn cảnh chưa thể tiến hành làm phản
ứng chéo thì phải làm thử nghiệm nhanh theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế
giới.
- Phải kiểm tra các nội dung ghi trên nhãn
túi máu.
- Đối chiếu phiếu lĩnh máu và sổ lưu trữ phải
hoàn toàn phù hợp mới phát máu.
5. Nguyên tắc truyền máu:
a. Truyền thành phần của máu theo yêu cầu.
b. Truyền cùng nhóm máu trong các trường hợp
đặc biệt phải truyền máu khác nhóm phải được hội chẩn và giám đốc bệnh viện phê
duyệt. Khối lượng máu truyền không quá 500ml.
c. Phải bảo đảm tuyệt đối vô khuẩn trong mọi
thao tác truyền máu.
d. Người bệnh phải được chuẩn bị chu đáo
trước khi truyền máu.
e. Bác sĩ điều trị trước khi truyền máu kiểm
tra lại các nội dung ghi trên nhãn túi máu phải hoàn toàn phù hợp hồ sơ bệnh
án của người bệnh.
g. Bác sĩ điều trị phải xác định lại nhóm máu
ABO của máu người bệnh và máu ở túi máu bằng huyết thanh mẫu tại giường người
bệnh.
h. Trong thời gian truyền máu, bác sĩ điều
trị phải theo dõi thường xuyên người bệnh.
- Nếu người bệnh có biểu hiện bất thường
trong khi truyền máu phải ngừng truyền máu, kết hợp với bác sĩ huyết học truyền
máu xử lý kịp thời.
- Khi gặp tai biến truyền máu phải xử lý như trên
và giữ nguyên hiện trạng túi dây truyền đồng thời mời ngay trưởng buồng phát
máu đến để cùng kiểm tra, ghi biên bản và báo cáo giám đốc để giải quyết.
i. Tất cả diễn biến trong và sau khi truyền
phải được ghi đầy đủ, cứ 15 phút một lần vào phiếu theo dõi truyền máu.
24. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA LỌC MÁU
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Lọc máu gồm các kỹ thuật: lọc màng bụng,
thẩm thấu máu, siêu lọc máu, hấp thụ máu, thay máu, thay huyết tương được áp
dụng trong điều trị suy thận cấp, suy thận mãn, suy gan cấp và ngộ độc…
2. Thực hiện việc lọc máu cho người bệnh phải
đúng chỉ định và đúng quy định kỹ thuật bệnh viện.
3. Có đủ các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho
lọc máu. Việc sử dụng thiết bị phải được thực hiện theo quy chế quản lý và sử
dụng vật tư, thiết bị y tế.
4. Phải bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối, không thể
lây chéo giữa các người bệnh được lọc máu và viên chức lọc máu.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Điều kiện thực hiện an toàn lọc máu:
Trưởng khoa lọc máu có trách nhiệm:
a. Bố trí buồng đặt thiết bị thận nhân tạo, giường
để người bệnh nằm và dụng cụ phương tiện phục vụ người bệnh.
b. Mỗi đơn vị lọc máu, ít nhất phải có hai
thiết bị thận nhân tạo, đủ quả lọc, dịch lọc, dây dẫn máu, các vật liệu tiêu
hao và thuốc để thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể người bệnh.
c. Nước sử dụng trong lọc máu phải bảo đảm
chất lượng và đủ theo quy định.
d. Có nguồn điện riêng, ổn định và an toàn.
e. Các thiết bị và phương tiện phục vụ cho
lọc máu phải bảo đảm vô khuẩn và sẵn sàng hoạt động.
g. Đủ cơ số thuốc và dụng cụ sẵn sàng để xử
lý kịp thời khi người bệnh có diễn biến bất thường.
h. Các thành viên trong khoa được định kỳ xét
nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS và viêm gan virút.
2. Quy trình lọc máu:
a. Bác sĩ lọc máu có trách nhiệm:
- Thăm khám lại người bệnh; tổ chức hội chẩn
liên khoa để xác định loại bệnh có chỉ định lọc máu. Làm đầy đủ hồ sơ bệnh án,
các xét nghiệm liên quan bảo đảm an toàn lọc máu.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình người
bệnh biết về khả năng và diễn biến xấu có thể xảy ra và ký vào giấy đề nghị
được lọc máu.
- Lựa chọn quả lọc, dịch lọc, thời gian lọc,
thuốc chống đông và chống chảy máu.
- Thực hiện các thủ thuật đường vào mạch máu.
- Ghi chép bổ sung vào hồ sơ bệnh án các loại
dịch truyền, các loại thuốc, các tai biến, biến chứng và phương pháp xử lý
trong quá trình lọc máu.
- Định kỳ xét nghiệm máu về HIV và viêm gan
virút cho người bệnh.
- Theo dõi sức khỏe định kỳ và hướng dẫn
người bệnh tự chăm sóc nâng cao sức khỏe.
b. Y tá (điều dưỡng) lọc máu có trách nhiệm:
- Theo dõi liên tục và ghi đầy đủ vào phiếu
chăm sóc: mạch, huyết áp, nhịp thở, lượng nước tiểu của người bệnh.
- Thực hiện vô khuẩn các dụng cụ, phương tiện
lọc máu để tiến hành thủ thuật.
- Nhắc nhở người bệnh giữ gìn sạch sẽ: cơ
thể, quần áo và vùng làm thủ thuật.
- Thực hiện quy chế quản lý và sử dụng vật
tư, thiết bị y tế.
- Không được rời vị trí làm việc khi đang
theo dõi người bệnh được lọc máu.
c. Kỹ sư và kỹ thuật viên có trách nhiệm:
- Bảo đảm các thiết bị thận nhân tạo và hệ
thống xử lý nước luôn hoạt động tốt.
- Kiểm tra chất lượng nước, chất lượng dịch
lọc trước, trong và sau khi lọc máu.
- Vệ sinh, khử khuẩn thiết bị và phải rửa
sạch chất sát khuẩn dính ở thiết bị.
- Thực hiện đầy đủ quy trình sử dụng lại quả
lọc, nếu dùng lại.
25. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA CHỐNG NHIỄM KHUẨN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa chống nhiễm khuẩn có trách nhiệm chỉ
đạo việc thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Khoa có nhiệm vụ:
a. Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế cho
toàn bệnh viện.
b. Giám sát việc xử lý chất thải cho toàn
bệnh viện.
c. Bảo đảm vệ sinh bệnh viện sạch đẹp.
d. Giám sát mọi thành viên trong bệnh viện
thực hiện kỹ thuật vô khuẩn, vệ sinh khoa phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
e. Huấn luyện, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo
tuyến dưới về công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
3. Khoa được trang bị đủ phương tiện, dụng
cụ, hóa chất để thực hiện nhiệm vụ.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tổ chức nơi làm việc:
a. Khu vực tiệt khuẩn được thiết kế theo một
chiều:
- Nơi tiếp nhận dụng cụ bẩn.
- Nơi chuẩn bị.
+ Cọ rửa tẩy uế.
+ Chuẩn bị bông, gạc, đồ vải.
+ Đóng gói.
- Nơi cất giữ dụng cụ sạch chưa tiệt khuẩn.
- Buồng tiệt khuẩn, khử khuẩn.
- Nơi cất giữ dụng cụ vô khuẩn.
- Nơi cấp phát dụng cụ đã được khử khuẩn,
tiệt khuẩn.
b. Khu vực giặt là:
- Nơi tiếp nhận đồ vải bẩn.
- Nơi giặt, sân phơi.
- Nơi gấp, đóng gói, khâu vá…
- Kho.
- Nơi giao đồ vải sạch.
c. Khu vực thu gom chất thải:
- Nơi để chất thải toàn bệnh viện có mái che,
có lưới chắn ruồi và súc vật.
- Kho cất giữ dụng cụ vệ sinh và dụng cụ thu
gom, xử lý chất thải.
d. Nơi làm việc của khoa:
- Có đủ phương tiện phục vụ cho công tác kiểm
soát nhiễm khuẩn.
- Có phương tiện để thực hiện công tác thống
kê số liệu, nghiên cứu và huấn luyện về chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Nhiệm vụ:
a. Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện có
trách nhiệm:
- Kiểm soát công tác chống nhiễm khuẩn bệnh
viện:
- Kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh sạch đẹp
bệnh viện, khoa, phòng, nhà bếp, nơi dịch vụ căn tin…
- Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong bệnh
viện thực hiện đúng quy định kỹ thuật bệnh viện về vô khuẩn, có các phòng liên
quan tham gia, khi kiểm tra phát hiện các cá nhân không thực hiện đúng quy định
kỹ thuật bệnh viện về vô khuẩn có quyền đề nghị với giám đốc bệnh viện xử lý.
- Định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu khoa vi sinh
nuôi cấy vi khuẩn không khí buồng phẫu thuật, thủ thuật, buồng đẻ, buồng hậu
phẫu, buồng trẻ sơ sinh, buồng chăm sóc đặc biệt, buồng xét nghiệm, buồng pha
chế thuốc, nơi chế biến thức ăn; bàn tay của phẫu thuật viên, viên chức nấu ăn;
dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ chia thức ăn.
- Huấn luyện chỉ đạo chuyên khoa và nghiên
cứu khoa học:
+ Hướng dẫn các thành viên các khoa, phòng
thực hiện các biện pháp phòng, chống nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc và dung dịch
khử khuẩn mới.
+ Hướng dẫn học viên và viên chức y tế tuyến
dưới về công tác chống nhiễm khuẩn.
+ Chỉ đạo tuyến dưới về công tác chống nhiễm
khuẩn bệnh viện.
+ Làm nghiên cứu khoa học về công tác chống
nhiễm khuẩn bệnh viện.
b. Các thành viên trong khoa chống nhiễm
khuẩn có trách nhiệm:
- Nhận của các khoa dụng cụ đã sử dụng và trả
các khoa các dụng cụ đã được tiệt khuẩn.
- Thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và
đồ vải đúng quy định kỹ thuật bệnh viện.
- Bảo đảm vệ sinh ngoại cảnh bệnh viện luôn
luôn sạch, đẹp.
- Thực hiện thu gom và xử lý chất thải đúng
quy chế xử lý chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
26. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA GIẢI PHẪU BỆNH
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa giải phẫu bệnh là cơ sở làm các xét
nghiệm sinh thiết, tế bào học, khám nghiệm tử thi và siêu cấu trúc.
2. Cơ sở hạ tầng của khoa phải thông thoáng,
đủ ánh sáng, đủ nước sạch, có cống ngầm thoát nước thải qua hệ thống xử lý của
bệnh viện.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Khoa giải phẫu bệnh có hai bộ phận:
La bô giải phẫu bệnh và nhà đại thể. Labô
giải phẫu bệnh ở trong khu vực các Labô của bệnh viện, nhà đại thể ở khu vực
riêng biệt.
a. Labô giải phẫu bệnh: được xây dựng theo
tiêu chuẩn các la bô, gồm:
- Buồng khám, chọc hút khối u, chẩn đoán tế
bào học.
- Buồng nhận và xử lý bệnh phẩm.
- Buồng cắt, nhuộm bệnh phẩm.
- Buồng pha chế hóa chất.
- Buồng ảnh, đọc tiêu bản.
- Buồng lưu trữ hồ sơ, tiêu bản.
- Buồng vệ sinh, tắm rửa, thay quần áo.
b. Nhà đại thể: bảo đảm trang
nghiêm, vệ sinh thông thoáng; không có chuột, gián, kiến, bao gồm:
- Buồng tang lễ.
- Buồng lưu tử thi hoặc nhà lạnh.
- Buồng khám nghiệm tử thi.
- Buồng lưu trữ bệnh phẩm.
- Buồng rửa, sấy hấp dụng cụ.
- Buồng hành chính.
- Buồng vệ sinh có đủ nước sạch, nước nóng,
nơi thay quần áo cho các thành viên trong khoa.
2. Khám nghiệm tử thi:
a. Tiếp nhận và bảo quản tử thi:
- Khi nhận được thông báo của khoa lâm sàng,
nhà đại thể có trách nhiệm cử viên chức đi nhận tử thi, đặt tử thi trên cáng
hoặc xe đẩy, phủ vải tráng kín toàn thân và chuyển về nhà đại thể.
- Tử thi được đặt trên bàn cố định, sạch, có
lồng úp hoặc để trong nhà lạnh.
b. Khám nghiệm tử thi:
- Bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh có trách
nhiệm:
- Thực hiện trong buồng khám tử thi, có kỹ
thuật viên và y công nhà đại thể phụ việc.
- Kiểm tra, xác định họ, tên tuổi, nguyên
nhân tử vong và khi khám nghiệm phải bảo đảm vệ sinh vô khuẩn.
- Phục hồi tử thi sau khám nghiệm, lấy các
bệnh phẩm cần thiết để xét nghiệm; các phủ tạng thừa được xử lý theo quy chế xử
lý chất thải bệnh viện.
- Phải làm hồ sơ, ghi các kết quả khám nghiệm
đầy đủ, tỉ mỉ, trung thực vào sổ biên bản của khoa, đối chiếu với chẩn đoán lâm
sàng để có kết luận. Trả kết quả khám nghiệm theo quy chế khoa xét nghiệm.
- Trong trường hợp pháp y, kết quả khám
nghiệm chỉ trình lên giám đốc bệnh viện để giám đốc bệnh viện báo cáo cơ quan
bảo vệ pháp luật khi có yêu cầu.
c. Khâm liệm và mai táng tử thi:
- Viên chức nhà đại thể thực hiện khâm liệm
tử thi, trước khi khâm liệm phải đối chiếu hồ sơ, ảnh người bệnh và ý kiến xác
định của thân nhân; đúng giờ quy định đưa quan tài tới buồng tang lễ.
- Gia đình người bệnh xin mang tử thi về nhà,
phải thực hiện theo quy chế giải quyết người bệnh tử vong.
- Mai táng tử thi do gia đình hoặc cơ quan
của người bệnh tử vong thực hiện, đặc biệt chú ý người bệnh tử vong mắc bệnh
truyền nhiễm phải thực hiện theo quy chế giải quyết người bệnh tử vong.
+ Trường hợp do bệnh viện mai táng phải thực
hiện quy chế đối với người bệnh không có người nhận.
+ Trường hợp do thảm họa có nhiều người tử
vong, tổ cấp cứu người bị nạn tại hiện trường phải có biện pháp chống nhầm lẫn
tử thi.
3. Sinh thiết, xét nghiệm cơ bản:
Bác sĩ chuyên khoa giải phẫu có trách nhiệm
thực hiện:
a. Thăm khám người bệnh, làm hồ sơ bệnh án,
chỉ định chọc hút khối u, hạch.
b. Bảo đảm dụng cụ làm thủ thuật vô khuẩn.
c. Chọc hút khối u, hạch phải tiến hành trong
buồng thủ thuật.
d. Đọc các tiêu bản tế bào bệnh học, ghi
phiếu trả kết quả và ký tên; trường hợp khó phải trao đổi với bác sĩ trưởng
khoa.
e. Ghi các kết quả xét nghiệm vào sổ của
khoa.
g. Lưu trữ những tiêu bản, bệnh phẩm điển
hình phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
4. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
a. Tạo điều kiện và phương tiện làm việc của
khoa giải phẫu bệnh.
b. Bảo đảm các thành viên trong khoa được
định kỳ kiểm tra sức khỏe, được chăm sóc và bảo vệ về thân thể và tinh thần.
27. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA DƯỢC
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Lập kế hoạch, cung cấp và bảo đảm số
lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hóa chất, vật dụng y
tế tiêu hao: bông, băng, cồn, gạc cho điều trị nội trú và ngoại trú, đáp ứng
yêu cầu điều trị hợp lý.
2. Pha chế một số thuốc dùng trong bệnh viện.
3. Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện. Trưởng khoa dược và dược sĩ được ủy nhiệm có
quyền thay thế thuốc cùng chủng loại.
4. Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện
tiết kiệm đạt kết quả cao trong phục vụ người bệnh.
5. Là cơ sở thực hành của các trường đại học
y dược, khoa y trong các trường đại học và các trường trung học y tế.
6. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học,
thông tin về thuốc.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tổ chức của khoa:
a. Khoa được bố trí ở địa điểm thuận tiện, có
đủ điều kiện làm việc, hệ thống kho buồng pha chế, nơi sản xuất chế biến thuốc
cổ truyền, tới buồng cấp phát.
b. Việc xây dựng phải bảo đảm vệ sinh sạch
sẽ, cao ráo, thoáng mát và an toàn.
c. Tùy theo tính chất công việc, các buồng
được xây dựng và trang bị phương tiện làm việc thích hợp.
2. Công tác cung ứng và quản lý thuốc:
a. Dự trù mua, vận chuyển và kiểm nhập thuốc:
- Lập kế hoạch thuốc, hóa chất, vật dụng y tế
tiêu hao hàng năm phải đúng thời gian quy định; phải sát với nhu cầu và định
mức của bệnh viện; phải làm theo đúng mẫu quy định; trưởng khoa dược tổng hợp,
giám đốc bệnh viện ký duyệt sau khi đã có ý kiến tư vấn của hội đồng thuốc và
điều trị bệnh viện.
+ Khi nhu cầu thuốc tăng đột xuất phải làm dự
trù bổ sung.
+ Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên
gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp
thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.
- Mua thuốc:
+ Mua thuốc chủ yếu tại doanh nghiệp Nhà
nước.
+ Phải bảo đảm số lượng, chất lượng, theo
đúng kế hoạch.
+ Thực hiện đúng các quy định hiện hành về
mua sắm của Nhà nước.
+ Thuốc phải nguyên trong bao bì đóng gói, si
nút kín.
+ Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo
đúng yêu cầu kỹ thuật, cả trong lúc vận chuyển.
- Vận chuyển:
+ Xe chở thuốc phải đi thẳng từ nơi mua thuốc
về bệnh viện.
+ Người đi mua thuốc phải là dược sĩ.
- Kiểm nhập:
+ Mọi nguồn thuốc trong bệnh viện: mua, viện
trợ đều phải kiểm nhập.
+ Thuốc mua về trong 24 giờ phải kiểm nhập
hàng nguyên đai nguyên kiện, trong vòng một tuần lễ phải tiến hành kiểm nhập
toàn bộ, do hội đồng kiểm nhập thực hiện.
+ Thành lập hội đồng kiểm nhập gồm: giám đốc
bệnh viện là chủ tịch, trưởng khoa dược là thư ký, trưởng phòng tài chính kế toán,
kế toán dược, người đi mua thuốc và thủ kho là ủy viên.
+ Việc kiểm nhập tiến hành đối chiếu hóa đơn,
phiếu báo với số lượng thực tế: hãng sản xuất, quy cách đóng gói hàm lượng, số
lượng, nơi sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát, hạn dùng và nguyên nhân hư hao,
thừa thiếu.
+ Biên bản kiểm nhập gồm các nội dung trên và
có chữ ký của hội đồng.
+ Hàng nguyên đai, nguyên kiện bị thiếu phải
thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung.
+ Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện phải
làm biên bản kiểm nhập riêng theo quy chế thuốc độc.
+ Các lô thuốc nhập có tác dụng sinh học mạnh
phải có giấy báo lô sản xuất và hạn dùng kèm theo.
b. Quản lý thuốc, hóa chất và vật dụng y tế
tiêu hao tại các khoa:
- Thuốc theo y lệnh lĩnh về phải được dùng
trong ngày; riêng ngày lễ và chủ nhật thuốc được lĩnh vào hôm trước ngày nghỉ.
Khoa dược tổ chức thường trực phát thuốc cấp cứu 24 giờ trong ngày.
- Phiếu lĩnh thuốc thường phải theo đúng mẫu
quy định; thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện có phiếu riêng theo quy chế
thuốc độc.
- Bông, băng, vật dụng y tế tiêu hao, lĩnh
hàng tuần.
- Hóa chất chuyên khoa, lĩnh hàng tháng hoặc
hàng quý. Không được san lẻ các hóa chất tinh khiết và hóa chất tinh khiết kiểm
nghiệm.
- Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa khám bệnh
cuối tháng sẽ thanh toán với phòng tài chính kế toán bệnh viện.
- Trưởng khoa điều trị có trách nhiệm kiểm
tra, theo dõi bảo quản, sử dụng thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao trong
khoa.
- Tùy nhiệm vụ và yêu cầu cấp cứu được giao,
các khoa điều trị, cận lâm sàng có tủ thuốc trực, cấp cứu; việc sử dụng và bảo
quản phải theo đúng quy chế sử dụng thuốc.
- Hóa chất độc tại kho dược do dược sĩ giữ,
tại các khoa khác người giữ hóa chất độc ít nhất phải có trình độ từ trung học
trở lên, giám đốc bệnh viện có văn bản quyết định phân công người giữ.
- Thực hiện đúng quy chế nhãn về nội dung và
hình thức.
- Thuốc dư ra trong ngày phải thực hiện theo
quy chế sử dụng thuốc.
- Nghiêm cấm mọi hình thức tư nhân, khoa,
phòng bán thuốc trong bệnh viện.
c. Kiểm kê thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế tiêu
hao:
Thực hiện việc kiểm kê định kỳ theo quy định:
hàng tháng đối với khoa dược, 2 lần trong năm đối với các khoa, kiểm kê đột
xuất khi có xảy ra vụ việc mất thuốc.
- Thành lập hội đồng kiểm kê bệnh viện:
+ Kiểm kê tháng gồm: trưởng khoa dược, kế toán
dược, thủ khoa dược và phòng tài chính kế toán.
+ Kiểm kê cuối năm gồm: Giám đốc bệnh viện là
chủ tịch hội đồng; trưởng khoa dược là thư ký hội đồng; trưởng phòng tài chính
kế toán, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng y tá (điều dưỡng), kế toán
dược là ủy viên.
+ Khoa điều trị, khoa cận lâm sàng thành lập
tổ kiểm kê, ít nhất có 3 người, do trưởng khoa làm tổ trưởng, y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) chăm sóc và kỹ thuật
viên.
- Nội dung kiểm kê tại khoa dược:
+ Đối chiếu sổ xuất, sổ nhập với chứng từ.
+ Đối chiếu sổ sách với hiện vật về số lượng
và chất lượng.
+ Đánh giá lại thuốc, hóa chất, vật dụng y tế
tiêu hao; tìm nguyên nhân chênh lệch, hư hao. Nếu chất lượng không đạt yêu cầu,
hội đồng làm biên bản xác định trách nhiệm và đề nghị cho xử lý.
+ Mở sổ sách cho năm mới.
- Nội dung kiểm kê của hội đồng kiểm kê bệnh
viện, các ủy viên xuống từng khoa:
+ Xác định lại số lượng, chất lượng và nguyên
nhân thừa thiếu.
+ Xử lý thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu
hao cần hủy bỏ.
+ Điều hòa thuốc, hóa chất thừa thiếu.
+ Tổng kết công tác kiểm kê toàn bệnh viện.
d. Lập sổ sách, thanh toán, thống kê báo cáo,
bàn giao và kiểm tra:
- Mở sổ sách theo dõi xuất nhập thuốc, hóa
chất, vật dụng y tế tiêu hao bông, băng, cồn, gạc, lưu trữ chứng từ, đơn thuốc
theo quy định.
- Thanh toán thuốc:
+ Khoa dược thống kê và tổng hợp số lượng
thuốc kể cả thuốc pha chế, hóa chất, dụng cụ y tế tiêu hao đã phát ra; số liệu
phải phù hợp với các chừng từ xuất nhập và chuyển phòng tài chính kế toán quyết
toán.
+ Khoa điều trị tổng hợp thuốc, hóa chất, vật
dụng y tế tiêu hao sử dụng cho từng người bệnh theo quy chế ra viện, rồi chuyển
phòng tài chính kế toán thanh toán viện phí.
+ Phòng tài chính kế toán tổng hợp các chứng
từ, hóa đơn, báo cáo sử dụng thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao để thanh
toán viện phí, bảo hiểm y tế, cơ quan lao động thương binh xã hội…
- Thống kê, báo cáo sử dụng thuốc:
+ Khoa dược có nhiệm vụ thực hiện báo cáo 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng theo quy định và báo cáo đột xuất khi cần
thiết.
+ Báo cáo gửi lên cấp trên phải được giám đốc
bệnh viện thông qua và ký duyệt.
+ Phải ghi đầy đủ cột mục đúng quy định trong
mẫu báo cáo.
+ Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến dùng
thuốc thực hiện hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trường hợp
nghiêm trọng phải báo cáo đột xuất theo quy định.
- Bàn giao:
+ Khi viên chức trực tiếp giữ thuốc, hóa
chất, vật dụng y tế tiêu hao thay đổi công tác phải tiến hành bàn giao theo quy
định.
+ Trước khi bàn giao, viên chức giao phải vào
sổ đầy đủ và khóa sổ, số liệu phải khớp với chứng từ xuất, nhập ghi rõ các
khoản thừa thiếu, hư hao.
+ Người bàn giao là trưởng khoa dược phải có
sự chứng kiến và ký duyệt biên bản bàn giao của giám đốc bệnh viện: là viên
chức khoa dược phải có sự chứng kiến và ký duyệt biên bản bàn giao của trưởng
khoa dược.
+ Nội dung bàn giao bao gồm các sổ sách, giấy
tờ, chứng từ, đã khóa sổ, đối chiếu với hiện vật về số lượng và chất lượng,
những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp.
+ Tất cả mọi tài liệu bàn giao phải rõ ràng,
lưu trữ theo quy định.
- Công tác kiểm tra:
+ Trưởng khoa dược có trách nhiệm xây dựng
lịch, nội dung và tổ chức kiểm tra.
+ Hình thức kiểm tra: định kỳ và đột xuất.
+ Kiểm tra tại các khoa điều trị có sự phối
hợp của trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và trưởng phòng y tá (điều dưỡng); khi
cần thiết có sự chủ trì của giám đốc bệnh viện.
3. Kho và công tác bảo quản cấp phát:
a. Kho phải được thiết kế theo đúng quy định
chuyên môn theo từng chủng loại, bảo đảm cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ,
đủ ánh sáng, đủ phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm.
- Việc sắp xếp trong kho phải bảo đảm ngăn
nắp, có đủ giá, kệ; xếp theo chủng loại, dễ thấy dễ lấy.
- Phải thực hiện 5 chống:
+ Nhầm lẫn.
+ Quá hạn.
+ Mối, mọt, chuột, gián.
+ Trộm cắp.
+ Thảm họa (cháy nổ, ngập lụt).
- Phải có thẻ kho riêng cho từng loại thuốc,
có ghi sổ kiểm soát của thuốc.
b. Về tổ chức chia thành kho chính và kho cấp
phát lẻ:
- Kho chính, trưởng kho phải là dược sĩ, giúp
trưởng khoa làm dự trù mua thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao, phải nắm
vững tình hình tồn kho, cấp phát thuốc cho các kho phát lẻ và buồng pha chế.
- Kho cấp phát lẻ: cấp phát cho các khoa điều
trị, khoa cận lâm sàng, khoa khám bệnh.
c. Thuốc pha chế trong bệnh viện phải bàn
giao cho kho cấp phát lẻ, trường hợp hai cơ sở ở xa nhau, sẽ cấp phát ngay tại
phòng pha chế.
d. Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện thực
hiện cấp phát đúng theo quy chế thuốc độc.
đ. Phiếu lĩnh thuốc ghi sai hoặc phải thay
thuốc sau khi có ý kiến của dược sĩ khoa dược, bác sĩ điều trị sửa lại và ký
xác nhận vào phiếu.
e. Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa
dược hoặc dược sĩ được ủy nhiệm duyệt và ký tên.
g. Các loại thuốc bột, thuốc nước phải được
đóng gói thành liều nhỏ cho từng người bệnh; các loại thuốc độc bảng A-B, thuốc
gây nghiện dạng bột, nước phải do dược sĩ tự đóng gói thành liều nhỏ.
h. Trước khi giao thuốc dược sĩ phải thực
hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo quy chế sử dụng thuốc.
i. Khoa dược chịu trách nhiệm toàn bộ về chất
lượng thuốc do khoa dược phát ra.
4. Công tác pha chế và sản xuất chế biến
thuốc:
a. Pha chế thuốc:
- Phòng pha chế phải bảo đảm dây chuyền một
chiều, bảo đảm quy chế vệ sinh vô khuẩn; có phòng pha chế thuốc thường và phòng
pha chế thuốc vô khuẩn.
- Viên chức làm công tác pha chế thuốc phải
bảo đảm tiêu chuẩn sức khỏe và chuyên môn theo quy định; khi vào phòng pha chế
vô khuẩn phải thực hiện quy định vô khuẩn tuyệt đối.
- Pha chế thuốc thường:
+ Có khu vực hoặc bàn pha chế riêng cho các
dạng thuốc khác nhau.
+ Có trang bị tủ lạnh, các tủ đựng thuốc độc,
thuốc thường, nguyên liệu và thành phẩm.
+ Nước cất phải đạt tiêu chuẩn dược điển Việt
Nam để pha chế cho từng loại thuốc; phải có buồng cất nước và hứng nước cất
riêng.
+ Hóa chất phải bảo đảm chất lượng, có phiếu
kiểm nghiệm kèm theo.
+ Chai, lọ, nút phải đạt tiêu chuẩn của
ngành, xử lý đúng kỹ thuật.
+ Trước khi pha chế phải kiểm soát lại đơn
thuốc, công thức, chai và nhãn thuốc, vào sổ pha chế theo đúng quy định. Khi
thay đổi nguyên liệu pha chế dược sĩ phải báo cho bác sĩ kê đơn biết.
+ Sau khi pha chế phải đối chiếu lại đơn,
kiểm tra liều lượng, tên hóa chất đã dùng và phải dán nhãn ngay.
+ Đơn thuốc cấp cứu phải pha ngay, pha xong
ghi thời gian vào đơn và giao thuốc ngay.
- Pha chế thuốc vô khuẩn:
+ Ngoài những quy định của buồng pha chế
thuốc thường cần chú ý.
+ Trong phòng chỉ để máy và dụng cụ cần
thiết.
+ Mặt bàn phải lát gạch men chịu axít hoặc
bằng thép inox.
+ Có thiết bị khử khuẩn không khí bằng phương
pháp vật lý hay hóa học.
+ Tủ đựng nguyên liệu, bàn cân thuốc bố trí ở
buồng tiền vô khuẩn.
+ Người pha chế, dụng cụ pha chế phải bảo đảm
vệ sinh vô khuẩn nghiêm ngặt theo quy định.
+ Khi pha chế xong phải kiểm nghiệm thành
phẩm theo quy định của từng loại thuốc.
- Nghiêm cấm pha chế nhiều thứ thuốc trong
cùng một thời gian hoặc cùng một thứ thuốc nhưng nhiều nồng độ khác nhau tại
một buồng pha chế.
b. Sản xuất và bào chế thuốc y học cổ truyền:
- Phải có đủ cơ sở và phương tiện chế biến
sao tẩm thuốc; được bố trí khu vực riêng hợp lý, vệ sinh vô khuẩn.
- Dược liệu phải bảo đảm chất lượng, không bị
mối mọt, nấm mốc.
- Có cơ sở sắc thuốc cho người bệnh nội trú.
5. Công tác thông tin và tư vấn về sử dụng
thuốc:
a. Trưởng khoa dược giám sát việc sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
b. Thực hiện dược lâm sàng trong bệnh viện,
dược sĩ khoa dược tư vấn cùng bác sĩ điều trị tham gia chọn thuốc điều trị đối
với một số người bệnh nặng, mãn tính cụ thể.
c. Khoa dược chịu trách nhiệm thông tin về
thuốc, triển khai mạng lưới theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR: adverse
drug reactions), giới thiệu thuốc mới.
28. QUY CHẾ
CÔNG TÁC KHOA DINH DƯỠNG
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Ăn uống của người bệnh rất cần thiết, nhằm
góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác chữa bệnh; bệnh viện phải
có trách nhiệm chăm lo bảo đảm ăn uống cho người bệnh điều trị nội trú.
2. Khoa dinh dưỡng của bệnh viện có nhiệm vụ
tổ chức thực hiện phục vụ ăn uống cho người bệnh, trường hợp thực hiện chế độ
hợp đồng phục vụ ăn uống cho người bệnh phải bảo đảm về số lượng, chất lượng,
an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống theo bệnh lý.
3. Cơ sở của khoa dinh dưỡng được xây dựng
theo tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh, thoáng mát, thuận tiện cho việc phục vụ người
bệnh.
4. Tham gia đào tạo cán bộ chuyên khoa,
nghiên cứu khoa học về các chế độ dinh dưỡng phục vụ người bệnh.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Điều kiện bảo đảm chất lượng ăn uống cho
người bệnh.
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Chăm lo, bảo đảm chất lượng ăn uống theo
chế độ bệnh lý cho người bệnh điều trị nội trú.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa dinh dưỡng
có đủ các phương tiện, trang bị phục vụ nấu ăn cho người bệnh và các điều kiện
về nơi nấu ăn, nơi chế biến thực phẩm tươi sống, chia thức ăn chín, rửa bát
dĩa, dụng cụ và các buồng hành chính, buồng trưởng khoa dinh dưỡng, buồng tắm
rửa thay quần áo cho các thành viên trong khoa.
- Bảo đảm cơ sở khoa dinh dưỡng cao ráo,
thoáng mát, tổ chức theo hệ thống một chiều, có đầy đủ nước sạch, bảo đảm trật
tự vệ sinh, hệ thống cống phải thông thoát.
b. Trưởng khoa dinh dưỡng có trách nhiệm: Xây
dựng các chế độ ăn uống bệnh lý phù hợp tùy theo chức năng nhiệm vụ của bệnh
viện đa khoa hay chuyên khoa.
c. Bác sĩ khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:
- Bảo đảm chất lượng ăn uống của người bệnh.
- Thường xuyên trao đổi với bác sĩ điều trị,
rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chế độ ăn uống bệnh lý của người bệnh, để
góp phần nâng cao chất lượng chữa bệnh.
d. Viên chức khoa dinh dưỡng mua thực phẩm
phải bảo đảm:
- Số lượng, có giá trị dinh dưỡng được tính
ra calo theo thực đơn.
- Chất lượng tươi ngon, không có thực phẩm ôi
thiu.
e. Người bệnh được phục vụ ăn tại buồng ăn
của các khoa, người bệnh nặng được phục vụ ăn tại giường do y tá (điều dưỡng)
chăm sóc của khoa thực hiện.
g. Kinh phí ăn uống do người bệnh tự túc,
hoặc được bệnh viện thanh toán theo chế độ viện phí.
2. Thực hiện chế độ hợp đồng phục vụ ăn uống
cho người bệnh:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Được thực hiện chế độ hợp đồng người ở
ngoài bệnh viện vào phục vụ ăn uống cho người bệnh theo cơ chế tự hạch toán.
- Tạo điều kiện ban đầu cho đối tác hợp đồng
như: nhà bếp một chiều, nhà ăn, kho, nguồn nước, nguồn điện…
b. Trưởng khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:
- Chỉ đạo việc thực hiện các chế độ ăn uống
bệnh lý của người bệnh.
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện chất lượng
ăn uống của người bệnh. Không để người bệnh tự ăn theo thực đơn không đúng chế
độ ăn uống bệnh lý.
- Kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Kết hợp với viên chức kế toán kiểm tra tài
chính, việc xuất nhập thực phẩm, lương thực; bảo đảm khẩu phần ăn của người
bệnh về số lượng và chất lượng.
3. Thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh:
a. Bác sĩ điều trị hàng ngày thăm khám người
bệnh, ra y lệnh về chế độ ăn uống bệnh lý. Khi thay đổi chế độ ăn uống cần ghi
rõ lý do, nhận xét diễn biến của bệnh.
b. Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa điều trị
có nhiệm vụ.
- Căn cứ vào y lệnh lập phiếu báo ăn hàng
ngày cho người bệnh và bác sĩ điều trị ký xác nhận.
- Báo ăn chiều hôm trước cho ngày hôm sau và
báo sáng cho buổi chiều.
- Báo thay đổi chế độ ăn uống khi tình trạng
người bệnh biến chuyển nặng thêm theo chỉ định của bác sĩ.
c. Y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện chế
độ chăm sóc người bệnh toàn diện, theo dõi giúp đỡ người bệnh ăn uống.
4. Bảo đảm chất lượng dinh dưỡng:
a. Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng có trách
nhiệm:
- Căn cứ vào y lệnh để có thực đơn phù hợp
với bệnh lý, tiêu chuẩn ăn theo định mức quy định; kiểm tra chất lượng, kiểm
tra chế độ ăn uống.
- Sổ theo dõi thực đơn phải ghi hàng ngày,
đầy đủ, lưu trữ theo quy định.
- Kiểm tra vệ sinh nơi làm việc của khoa và
các thành viên trong khoa hoặc cơ sở hợp đồng.
- Thường xuyên đến các khoa điều trị, tìm
hiểu tình hình ăn uống của người bệnh và theo dõi kết quả điều trị bằng các chế
độ ăn uống bệnh lý.
b. Các thành viên trong khoa dinh dưỡng có
trách nhiệm:
- Mua thực phẩm phải bảo đảm chất lượng, số
lượng và có phương tiện bảo quản tốt.
- Chế biến thực phẩm tươi sống riêng, chín
riêng; không được chế biến thực phẩm trên mặt đất.
- Khi chia thức ăn chín phải dùng: đũa, môi,
thìa, cặp.
- Lưu giữ thức ăn hàng ngày trong tủ lạnh,
mỗi loại 20g để có cơ sở xác định nguyên nhân khi có tình trạng ngộ độc thức ăn
xảy ra, sau 24 giờ mới được hủy bỏ.
- Phải ghi chép vào sổ đầy đủ số lượng, loại
thực phẩm, ngày tháng và trưởng khoa dinh dưỡng ký xác nhận.
- Chuyển thực phẩm chính từ khoa dinh dưỡng
đến các khoa điều trị phải che đậy kín, bảo đảm vệ sinh.
5. Vệ sinh an toàn thực phẩm:
a. Người bệnh:
- Được viên chức khoa dinh dưỡng phổ biến
những kiến thức về vệ sinh ăn uống theo bệnh lý, tự bảo vệ sức khỏe trong ăn
uống.
- Thực hiện rửa tay trước khi ăn. Không gây
ồn ào, nói to trong khi ăn.
- Thức ăn thải bỏ để trong dụng cụ riêng,
không vứt xuống sàn nhà.
b. Các thành viên trong khoa dinh dưỡng:
- Được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy
định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khi làm việc phải thực hiện quy chế trang
phục y tế, khi chia thức ăn phải đeo khẩu trang, bao tóc gọn gàng.
- Nghiêm cấm những người mắc các bệnh truyền
nhiễm, bệnh nhiễm khuẩn ngoài da tiếp xúc với thực phẩm chín.