Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 20/2008/NĐ-CP tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính

Số hiệu: 20/2008/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 14/02/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 20/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2008

NGHỊ ĐỊNH

VỀ VIỆC TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Nghị định này không quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng cho các đối tượng sau:

1. Cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.

2. Cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Quy định hành chính là những quy định về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có phản ánh, kiến nghị.

3. Tổ chức là doanh nghiệp, hội, hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật có phản ánh, kiến nghị.

4. Phản ánh là việc cá nhân, tổ chức có ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính, bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác.

5. Kiến nghị là việc cá nhân, tổ chức có phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều này và đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Điều 4. Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý

1. Tuân thủ pháp luật.

2. Công khai, minh bạch.

3. Quy trình cụ thể, rõ ràng, thống nhất.

4. Thủ tục tiếp nhận đơn giản, thuận tiện.

5. Tiếp nhận, xử lý đúng thẩm quyền.

6. Phối hợp trong xử lý phản ánh, kiến nghị.

Chương 2:

NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ YÊU CẦU VỀ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ

Điều 5. Nội dung phản ánh, kiến nghị

1. Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.

2. Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.

3. Sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.

4. Quy định hành chính không hợp pháp.

5. Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

6. Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.

7. Phương án xử lý những phản ánh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.

8. Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Điều 6. Hình thức phản ánh, kiến nghị

Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:

1. Văn bản.

2. Điện thoại.

3. Phiếu lấy ý kiến.

Điều 7. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị

1. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng văn bản:

a) Cá nhân, tổ chức chuyển văn bản đến cơ quan tiếp nhận thông qua một trong những cách thức sau:

- Trực tiếp chuyển đến cơ quan tiếp nhận;

- Thông qua dịch vụ bưu chính;

- Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, trang tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử).

b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.

c) Thể hiện rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

d) Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.

2. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại:

a) Chỉ thực hiện phản ánh, kiến nghị thông qua số điện thoại chuyên dùng đã công bố công khai.

b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.

c) Trình bày rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

d) Thông báo tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.

đ) Cán bộ, công chức tiếp nhận phải thể hiện trung thực nội dung phản ánh, kiến nghị bằng văn bản.

3. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng Phiếu lấy ý kiến:

a) Chỉ áp dụng khi các cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể.

b) Việc gửi Phiếu lấy ý kiến đến các cá nhân, tổ chức thực hiện thông qua một hoặc nhiều cách thức sau:

- Gửi công văn lấy ý kiến

- Lấy ý kiến qua phương tiện thông tin đại chúng;

- Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, lấy ý kiến công khai trên trang tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử).

c) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.

d) Nội dung Phiếu lấy ý kiến phải thể hiện rõ những vấn đề cần lấy ý kiến.

Chương 3:

TIẾP NHẬN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ

Điều 8. Cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

1. Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

2. Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Đối với hình thức phản ánh, kiến nghị thông qua Phiếu lấy ý kiến, cơ quan hành chính nhà nước nào gửi Phiếu lấy ý kiến thì cơ quan đó tiếp nhận.

Điều 9. Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

1. Đối với các phản ánh, kiến nghị được thực hiện thông qua hình thức văn bản, điện thoại, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận phải tuân thủ quy trình sau:

a) Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định này.

b) Nhận phản ánh, kiến nghị.

c) Vào sổ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.

d) Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:

- Phản ánh, kiến nghị không tiếp nhận do không đáp ứng các yêu cầu quy định tại các khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định này;

- Phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức;

Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh kiến nghị tới cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

- Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận;

- Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận.

Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền xử lý trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận.

đ) Lưu giữ hồ sơ các phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời, lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử những phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận.

2. Đối với các phản ánh, kiến nghị được thực hiện thông qua hình thức Phiếu lấy ý kiến, cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến cá nhân, tổ chức phải tuân thủ quy trình sau:

a) Xác định nội dung cần lấy ý kiến.

b) Xác định cá nhân, tổ chức là đối tượng cần lấy ý kiến.

c) Lập Phiếu lấy ý kiến.

d) Xác định cách thức gửi Phiếu lấy ý kiến và nhận ý kiến trả lời.

đ) Gửi Phiếu lấy ý kiến đến đối tượng thông qua một hoặc nhiều cách thức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

e) Theo dõi, đôn đốc các cá nhân, tổ chức trả lời theo hạn định.

g) Vào sổ tiếp nhận khi nhận được các ý kiến trả lời.

h) Tập hợp, nghiên cứu, đánh giá, phân loại.

i) Quyết định việc xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển phản ánh, kiến nghị tới cấp có thẩm quyền xử lý.

k) Lưu giữ hồ sơ về các phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời, lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử.

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

1. Bố trí cán bộ, công chức hoặc bộ phận thực hiện tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.

2. Lắp đặt số điện thoại chuyên dùng, kết nối mạng máy tính điện tử và thiết lập địa chỉ website, email.

3. Công bố công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ website, địa chỉ email theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

4. Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị theo đúng quy trình quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Điều 11. Trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

1. Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định.

2. Không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.

3. Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận.

Điều 12. Quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị

1. Có quyền phản ánh, kiến nghị với các cơ quan hành chính nhà nước về quy định hành chính.

2. Có quyền yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận thông báo về tình hình xử lý phản ánh, kiến nghị.

3. Phản ánh, kiến nghị phải được trình bày với các cơ quan hành chính nhà nước một cách rõ ràng, trung thực, có căn cứ.

4. Phản ánh, kiến nghị theo đúng hình thức, yêu cầu quy định tại Nghị định này.

Điều 13. Công khai trong tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

1. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ website, địa chỉ email thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ (Website Chính phủ) hoặc Trang tin điện tử (website) do Thủ tướng Chính phủ chỉ định.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ website, địa chỉ emaii thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang tin điện tử (website) của Bộ, cơ quan mình và niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan hành chính trực thuộc Bộ, cơ quan.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ website, địa chỉ email thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang tin điện tử (website) của cơ quan mình và niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan hành chính trực thuộc.

4. Ngoài hình thức công khai nêu trên, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể sử dụng các hình thức công khai khác tùy theo điều kiện từng cơ quan.

Chương 4:

XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ

Điều 14. Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước

1. Đối với phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải xử lý theo đúng quy trình đã được pháp luật quy định.

2. Đối với phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải tuân thủ quy trình sau:

a) Làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị để làm rõ những nội dung có liên quan (nếu thấy cần thiết).

b) Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:

- Phản ánh, kiến nghị chưa đủ cơ sở xem xét xử lý, cần tiếp tục tập hợp để nghiên cứu;

- Phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở để xem xét xử lý.

c) Đối với phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở xem xét xử lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý phải tiến hành xem xét quy định hành chính được phản ánh, kiến nghị theo các tiêu chí sau:

- Sự cần thiết;

- Tính hợp lý, hợp pháp;

- Tính đơn giản, dễ hiểu;

- Tính khả thi;

- Sự thống nhất, đồng bộ với các quy định hành chính khác;

- Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

d) Quyết định xử lý.

đ) Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.

e) Tổ chức lưu giữ hồ sơ về phản ánh, kiến nghị đã được xử lý theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử.

Điều 15. Hình thức xử lý phản ánh, kiến nghị

Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị lựa chọn một trong các hình thức sau để xử lý:

1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ quy định hành chính theo thẩm quyền.

2. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ quy định hành chính không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

3. Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quy định hành chính mới phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.

Điều 16. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong xử lý phản ánh, kiến nghị

1. Chỉ đạo việc xem xét, nghiên cứu các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý.

2. Đối với các phản ánh, kiến nghị không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này, tùy theo thẩm quyền quyết định, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm:

a) Sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định.

b) Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ những quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của những cơ quan này.

c) Đề nghị Thủ tướng Chỉnh phủ:

- Bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thực hiện những quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- Xem xét, đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ những quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của các cơ quan này.

3. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và kết quả xử lý.

4. Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.

5. Đôn đốc, kiểm tra và kịp thời có biện pháp cần thiết để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xử lý phản ánh, kiến nghị.

Điều 17. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trong xử lý phản ánh, kiến nghị

Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 16 Nghị định này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ còn có trách nhiệm:

1. Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý dứt điểm, kịp thời và đúng thẩm quyền những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

2. Giúp Thủ tướng Chính phủ phát hiện và yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý những quy định hành chính không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

3. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính liên quan đến hai hay nhiều cơ quan hành chính nhà nước khác nhau và các cơ quan này không thống nhất được về phương án xử lý; những phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đã được các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý, nhưng cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục phản ánh, kiến nghị; những phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 18. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xử lý phản ánh, kiến nghị

1. Chỉ đạo việc xem xét, nghiên cứu các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý.

2. Đối với các phản ánh, kiến nghị không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này, tùy theo thẩm quyền quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành:

a) Sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định.

b) Đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của các cơ quan này.

c) Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của các cơ quan này.

d) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ:

- Bãi bỏ hoặc đình chỉ thực hiện những quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- Xem xét, đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ những quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của các cơ quan này.

3. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và kết quả xử lý.

4. Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.

5. Đôn đốc, kiểm tra và kịp thời có biện pháp cần thiết để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xử lý phản ánh, kiến nghị.

Điều 19. Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị

Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Việc công khai được thực hiện thông qua một hoặc nhiều hình thức sau:

1. Đăng tải trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử (website) của cơ quan.

2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Gửi công văn thông báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.

4. Các hình thức khác.

Chương 5:

CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM

Điều 20. Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử

1. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm:

a) Xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thống nhất trong toàn quốc.

b) Công bố công khai cơ sở dữ liệu điện tử các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ (Website Chính phủ).

c) Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử về các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử về các phản ánh kiến nghị về quy định hành chính theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

b) Phối hợp với Văn phòng Chính phủ trong việc quản lý, công khai và khai thác sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử này.

Điều 21. Kinh phí thực hiện

Công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước được ngân sách nhà nước bảo đảm trong dự toán chi ngân sách thường xuyên của các cơ quan này theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện việc nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cho các cơ quan này.

Điều 22. Chế độ thông tin báo cáo

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ 6 tháng một lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả thực hiện việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

2. Văn phòng Chính phủ định kỳ 6 tháng một lần tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của Văn phòng Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ.

Chương 6:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 23. Khen thưởng

1. Cá nhân, tổ chức có những phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đem lại hiệu quả thiết thực, giúp cơ quan hành chính nhà nước sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ những quy định hành chính không phù hợp với các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị có trách nhiệm đề xuất hình thức khen thưởng cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.

2. Cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của Nghị định này được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Xử lý vi phạm

Cán bộ, công chức, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước được giao nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính nếu vi phạm hoặc không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo các quy định tại Nghị định này thì phải chịu trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2006 hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 26. Trách nhiệm thi hành

Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 20/2008/ND-CP

Hanoi, February 14, 2008

 

DECREE

ON RECEIPT AND HANDLING INDIVIDUALS AND ORGANIZATIONS FEEDBACK AND PROPOSALS ON ADMINISTRATIVE REGULATIONS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Organization of Peoples Councils and Peoples Committees;
At the proposal of the Minister-Director of the Government Office,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree does not provide for complaints and denunciations and the settlement thereof.

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to the following entities:

1. State administrative agencies and persons competent to receive and handle feedback and proposals on administrative regulations;

2. Individuals and organizations giving feedback and proposals on administrative regulations.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Administrative regulations means regulations on mechanisms, policies and administrative procedures related to business activity and peoples life, falling within the management scope of state administrative agencies and issued by competent state agencies and persons in accordance with law.

2. Individual means a Vietnamese citizen, an overseas Vietnamese or a foreigner who gives feedback or a proposal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Feedback means an opinion given by an individual or organization to a state administrative agency on matters related to administrative regulations, including specific problems in the implementation, matters which are illegal, unreasonable or inconsistent with the Vietnamese legal system or treaties which Vietnam has signed or acceded to and other matters.

5. Proposal means feedback given by an individual or organization to state administrative agencies under Clause 4 of this Article together with a proposed solution or initiative on a new administrative regulation related to business activity or peoples life.

Article 4. Principles for receipt and handling

1. Compliance with law.

2. Publicity and transparency

3. Specific, clear and uniform processes.

4. Simple and convenient receipt procedures.

5. Receipt and handling according to proper competence.

6. Coordinated handling of feedback and proposals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



CONTENTS AND FORMS OF AND REQUIREMENTS ON FEEDBACK AND PROPOSALS

Article 5. Contents of feedback and proposals

1. Specific problems in the implementation of administrative regulations caused by state administrative agencies, cadres or public employees delay or troubling of the implementation or improper implementation of administrative regulations or failure to implement these regulations.

2. Impracticality of administrative regulations.

3. Inconsistency of administrative regulations.

4. Unlawfulness of administrative regulations.

5. Non-conformity of administrative regulations with international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

6. Other matters related to administrative regulations.

7. Plans to handle feedback on the contents specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6. Forms of feedback and proposal

Individuals and organizations may give their feedback and proposals on administrative regulations in one of the following forms:

1. In writing.

2. By telephone.

3. Through opinion poll.

Article 7. Requirements on feedback and proposals

1. Requirements on written feedback and proposals:

a/ Individuals and organizations may send their written feedback and proposals by one of the following modes:

- Personally bringing them to receiving agencies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Sending data messages through the computer network (e-mails, through websites or electronic portals).

b/ Being in Vietnamese.

c/ Having clear contents.

d/ Showing the name, address and telephone number (or addresses for contact when necessary) of the individual or organization giving the feedback or proposal.

2. Requirements on feedback and proposals received by telephone:

a/ Feedback and proposals must be reflected through specialized telephone numbers already publicized.

b/ Being in Vietnamese.

c/ Having clear contents.

d/ Showing the name, address and telephone number (or addresses for contact when necessary) of the individual or organization giving the opinion or proposal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Requirements on feedback and proposals collected through opinion poll:

a/ Opinion poll is used only when administrative state agencies want to consult individuals and organizations on specific administrative regulations.

b/ Opinion sheets may be sent to individuals and organizations by one or more than one of the following modes:

Sending of official letters for opinions;

Collection of opinions through the mass media;

Sending of electronic messages through the computer network (e-mails, collection of public opinions through websites or electronic portals).

c/ Being in Vietnamese.

d/ Opinion sheets must clearly indicate matters on which opinions are sought.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8. Agencies receiving feedback and proposals

1. The Government Office shall assist the Government and the Prime Minister in receiving individuals and organizations feedback and proposals on administrative regulations falling under the management of the Government, the Prime Minister and agencies within the state administrative system.

2. The offices of ministries or ministerial-level agencies shall assist ministers or heads of ministerial-level agencies in receiving individuals and organizations feedback and proposals on administrative regulations falling under the management of ministries or ministerial-level agencies.

3. The offices of Peoples Committees of provinces and centrally run cities shall assist their Peoples Committees (below referred to as provincial-level Peoples Committees) and presidents in receiving individuals and organizations feedback and proposals on administrative regulations falling under the management of provincial-level Peoples Committees and their presidents.

4. For feedback and proposals collected via opinion poll, they shall be sent to state administrative agencies that organize opinion polls.

Article 9. Process of receipt of feedback and proposals

1. For feedback and proposals made in writing or by telephone, competent state administrative agencies shall follow the following steps:

a/ Guiding individuals and organizations to give feedback and proposals according to Clauses 1 and 2, Article 7 of this Decree.

b/ Receiving feedback and proposals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Studying, assessing and classifying feedback and proposals:

Feedback and proposals which fail to meet requirements specified in Clause 1 or 2, Article 7 of this Decree and are rejected;

Feedback and proposals on specific problems in the implementation of administrative regulations caused by state administrative agencies, cadres or public employees acts of delaying or troubling the implementation of, failing to implement or improperly implementing, administrative regulations.

In this case, receiving agencies shall forward feedback and proposals to competent state administrative agencies for handling in accordance with law.

Feedback and proposals on administrative regulations falling under the handling competence of receiving agencies;

Feedback and proposals on administrative regulations not falling under the handling competence of receiving agencies.

In this case, within 05 working days after receiving such feedback and proposals, receiving agencies shall forward them to competent agencies for handling.

e/ Preserving the received feedback and proposals in accordance with the law on archive and, at the same time, storing them on a computer database.

2. For feedback and proposals given through opinion poll, state administrative agencies that wish to consult individuals and organizations shall follow the following steps:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Identifying individuals and organizations to be consulted.

c/ Preparing opinion sheets.

d/ Determining the mode of sending opinion sheets and receiving answers.

e/ Sending opinion sheets to the target individuals and organizations through one or several modes specified at Point b, Clause 3, Article 7 of this Decree.

f/ Monitoring and urging individuals and organizations to give answers within the prescribed time limit.

g/ Recording answers in the receipt book.

h/ Collecting, studying, assessing and classifying answers.

i/ Deciding on the handling according to their competence or forwarding feedback and proposals to competent authorities for handling.

j/ Preserving received feedback and proposals in accordance with the law on archives and, at the same time, storing them on a computer database.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To designate cadres and public employees or sections responsible for receiving feedback and proposals.

2. To establish specialized telephone numbers, connect computer networks and create website and email addresses.

3. To publicize addresses of agencies, post addresses, specialized telephone numbers, website and email addresses specified in Article 13 of this Decree.

4. To organize the receipt of feedback and proposals strictly according to the process specified in Article 9 of this Decree.

Article 11. Responsibilities of cadres and public employees responsible for receiving feedback and proposals

1. To guide individuals and organizations to give feedback and proposals according to regulations.

2. Not to delay, trouble or harass the receipt of feedback and proposals.

3. To comply with the receipt process and time limit.

Article 12. Rights and responsibilities of individuals and organizations giving feedback and proposals

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To request state administrative agencies which have received their feedback and proposals to inform them of the process of handling of their feedback and proposals.

3. To present clear, truthful and grounded feedback and proposals to state administrative agencies.

4. To give their feedback and proposals in the form and up to the requirements specified in this Decree.

Article 13. Publicity in receipt of feedback and proposals

1. The Government Office shall publicize on the Governments electronic portal (Government website) or a website designated by the Prime Minister its office address, mail address, specialized telephone number, website address and email address for receiving individuals and organizations feedback and proposals on administrative regulations.

2. Ministries and ministerial-level agencies shall publicize on their electronic portals or websites and publicly post at their attached administrative agencies head offices their office address, mail address, specialized telephone number, website address and email address for receiving individuals and organizations feedback and proposals on administrative regulations.

3. Provincial-level Peoples Committees shall publicize on their electronic portals or websites and publicly post at their attached administrative agencies head offices their office address, mail address, special telephone number, website address and email address for receiving individuals and organizations feedback and proposals on administrative regulations..

4. Apart from the above-said modes of publicization, the Government Office, ministries, ministerial-level agencies and provincial-level Peoples Committees may use other modes of publicization depending on their own conditions.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14. Process of handling feedback and proposals at state administrative agencies

1. For feedback and proposals on specific problems in the implementation of administrative regulations caused by acts of delaying or troubling the implementation of, failing to implement or improperly implementing administrative regulations, state administrative agencies with the handling competence shall handle them according to the process prescribed by law.

2. For feedback and proposals on contents of administrative regulations, state agencies with the handling competence shall observe the following process:

a/ Directly working with individuals and organizations giving feedback and proposals to clarify related contents (if finding it necessary):

h/ Studying, assessing and classifying feedback and proposals as follows:

Feedback and proposals that lack grounds for consideration and handling and need to be further collected and studied.

Feedback and proposals with sufficient grounds for consideration and handling.

c/ For feedback and proposals with sufficient grounds for consideration and handling, agencies with the handling competence shall scrutinize administrative regulations on which feedback and proposals are given against the following criteria:

- Their necessity:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Their simplicity and comprehensiveness;

- Their feasibility;

Their consistency with other administrative regulations;

Their compliance with treaties which Vietnam has signed or acceded to.

d/ Deciding on the handling.

e/ Publicizing the result of handling feedback opinions and proposals.

f/ Organizing the preservation of records of handled feedback and proposals according to the law on archive, and at the same time, storing them on computer databases.

Article 15. Forms of handling feedback and proposals

State administrative agencies competent to handle feedback and proposals may select one of the following handling forms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Proposing competent agencies or persons to consider, amend, supplement, cancel or abolish administrative regulations which fail to meet the criteria specified at Point c, Clause 2, Article 14 of this Decree.

3. Issuing according to their competence or proposing competent agencies or persons to issue new administrative regulations serving the socio-economic development and state management.

Article 16. Responsibilities of ministers and heads of ministerial-level agencies in handling feedback and proposals

1. To direct the consideration and study of feedback and proposals on administrative regulations under their management.

2. For feedback and proposals failing to meet the criteria specified at Point c, Clause 2, Article 14 of this Decree, depending on their deciding competence, ministers and heads of ministerial-level agencies may:

a/ Amend, supplement or cancel administrative regulations under their deciding competence.

b/ Propose ministries, ministerial-level agencies, provincial-level Peoples Councils or Peoples Committees to consider, amend, supplement, annul or abolish administrative regulations falling under the deciding competence of these agencies.

c/ Propose the Prime Minister to:

- Abolish, or terminate the implementation of, administrative regulations falling under the deciding competence of ministries, ministerial-level agencies, provincial Peoples Councils or Peoples Committees;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Consider and propose the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or the Government to amend, supplement and annul administrative regulations under the deciding competence of these agencies.

3. To organize the preservation of records and documents and build computer databases on feedback and proposals on administrative regulations and handling results.

4. To publicize results of handling feedback and proposals.

5. To urge, examine and promptly take necessary measures to enhance administrative discipline and order in the handling of feedback and proposals.

Article 17. Responsibilities of the Minister-Director of the Government Office in handling feedback and proposals

Apart from complying with the provisions of Article 16 of this Decree, the Minister-Director of the Government Office shall:

1. Assist the Prime Minister in urging ministries, ministerial-level agencies and provincial-level Peoples Committees to handle thoroughly, promptly and duly individuals and organizations feedback and proposals on administrative regulations.

2. Assist the Prime Minister in detecting and requesting competent state administrative agencies in handling administrative regulations which fail to meet criteria specified at Point c, Clause 2, Article 14 of this Decree.

3. Organize study and propose to the Government and the Prime Minister to handle feedback and proposals on administrative regulations involving two or more different state administrative agencies which cannot reach agreement on handling plans: feedback and proposals on administrative regulations which have been handled by ministries, ministerial-level agencies and provincial-level Peoples Committees but are still further filed by individuals and organization; and feedback and
proposals on administrative regulations falling under the deciding competence of the Government or the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To direct the consideration and study of feedback and proposals on administrative regulations falling under their management.

2. For feedback and proposals failing to meet the criteria specified at Point c, Clause 2, Article 14 of this Decree, depending on their deciding competence, presidents of provincial-level Peoples Committees may:

a/ Amend, supplement and cancel administrative regulations failing under their deciding competence.

b/ Propose the Peoples Councils or Peoples Committees of the same level to amend, supplement or annul administrative regulations falling within the deciding competence of these agencies.

c/ Propose ministers or heads of ministerial-level agencies to amend, supplement or annul administrative regulations falling with the deciding competence of these agencies.

d/ Propose the Prime Minister to:

- Annul or terminate the implementation of administrative regulations failing within the deciding competence of ministries, ministerial-level agencies or Peoples Councils of the same level;

Amend, supplement or annul administrative regulations falling within the deciding competence of the Prime Minister;

Consider and propose the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or the Government to amend, supplement or annul administrative regulations falling within the deciding competence of these agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To publicize results of handling feedback and proposals.

5. To urge, examine and promptly take necessary measures for enhancing administrative discipline in the handling of feedback and proposals

Article 19. Publicization of results of handling feedback-and proposals

Heads of state administrative agencies shall organize the publicization of results of handling individuals and organizations feedback and proposals on administrative regulations. The publicization may be effected in one or several of the following forms:

1. Publicizing on the electronic portal or website of the agency.

2. Publicizing on the mass media.

3. Sending an official notice to individuals or organizations giving feedback or proposals.

4. Other forms.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20. Creation of databases

1. The Government Office shall:

a/ Build and manage a national system of databases on feedback and proposals on administrative regulations.

b/ Publicize the database on feedback and proposals on administrative regulations on the Governments portal (Government Website).

c/ Guide ministries, ministerial-level agencies and provincial-level Peoples Committees in building, managing and exploiting the system of databases on feedback and proposals on administrative regulations.

2. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level Peoples Committees shall:

a/ Build and manage databases on feedback and proposals on administrative regulations under the guidance of the Government Office.

b/ Coordinate with the Government Office in managing, publicizing and exploiting the system of these databases.

Article 21. Funds for implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



On the basis of the functions and tasks of state administrative agencies under their management, ministers, heads of ministerial-level agencies and presidents of provincial-level Peoples Committees shall allocate funds for the receipt and handling of individuals and organizations feedback and proposals on administrative regulations by these agencies.

Article 22. Information and reporting regime

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies and presidents of provincial-level Peoples Committees shall report to the Prime Minister on the situation and results of receipt and handling of feedback on administrative regulations on a biannual basis or at the request of the Prime Minister.

2. The Government Office shall review and report to the Prime Minister on the situation and results of receipt and handling of feedback and proposals on administrative regulations by the Government Office, ministries, ministerial-level agencies and provincial-level Peoples Committees on a biannual basis or at the request of the Prime Minister.

Chapter VI

COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 23. Commendation

1. Individuals and organization making feedback and proposals on administrative regulations which bring about practical results, help state administrative agencies amend, supplement, annul or abolish administrative regulations failing to meet the criteria specified at Point c, Clause 2, Article 14 of this Decree, may be commended and/or rewarded in accordance with the law on emulation and commendation.

Heads of state administrative agencies in charge of receiving and handling feedback and proposals shall propose forms of commendation to be granted to individuals and organizations with feedback and proposals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24. Handling of violations

Cadres, public employees, heads of state administrative agencies assigned to receive and handle feedback and proposals of individuals and organizations on administrative regulations who violate or fail to fulfill their responsibilities under the provisions of this Decree shall bear disciplinary liability in accordance with the law on cadres and public employees.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 25. Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Decision No. 22/2006/QD-TTg of January 24, 2006, ceases to be effective on the effective date of this Decree.

Article 26. Implementation responsibilities

The Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial-level Peopled Committees shall implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


60.556

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.135.226
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!