Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân

Số hiệu: 05/1999/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 03/02/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 2 năm 1999

NGHỊ ĐỊNH

VỀ CHỨNG MINH NHÂN DÂN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm rộng 53,98 mm, hai mặt chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có gía trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.

Mặt trước :

Bên trái từ trên xuống là hình Quốc huy Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 1,9cm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 3 x 4 cm; thời hạn giá trị sử dụng Chứng minh nhân dân. Bên phải từ trên xuống : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chữ "Chứng minh nhân dân" (màu đỏ); số; họ tên khai sinh; giới tính; tên thường gọi; sinh ngày, tháng, năm; nguyên quán; nơi thường trú.

Mặt sau :

Trên cùng là mã vạch 2 chiều :

Bên trái : có 2 ô, ô trên vân tay ngón trỏ trái, ô dưới vân tay ngón trỏ phải; Bên phải từ trên xuống : Họ tên bố; Họ tên mẹ; Đặc điểm nhận dạng; Ngày, tháng, năm cấp chứng minh; Chức danh người cấp ký tên và đóng dấu.

Điều 3. Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này.

2. Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.

Điều 4. Các đối tượng sau đây tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân

1. Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

2. Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.

Các trường hợp nói ở khoản 1, khoản 2 điều này nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh thì được cấp Chứng minh nhân dân.

Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2. Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

Điều 6. Thủ tục cấp Chứng minh nhân dân

1. Công dân quy định tại khoản 1 Điều 3 có nghĩa vụ phải đến cơ quan công an làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân :

a) Cấp Chứng minh nhân dân mới :

- Xuất trình hộ khẩu thường trú;

- Chụp ảnh;

- In vân tay;

- Khai các biểu mẫu;

- Nộp giấy Chứng minh nhân dân đã cấp theo Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 (nếu có).

b) Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân theo Điều 5 Nghị định này.

- Đơn trình bày rõ lý do xin đổi chứng minh hoặc cấp lại có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

- Xuất trình hộ khẩu thường trú;

- Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Chụp ảnh;

- In vân tay hai ngón trỏ;

- Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;

- Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung theo quy định tại các điểm c, d, e Điều 5 Nghị định này.

2. Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định tại điểm a, b trên đây, cơ quan công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, tối đa không quá 15 ngày (ở thành phố, thị xã), và 30 ngày (ở địa bàn khác).

3. Công dân được cấp lần đầu, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, phải nộp lệ phí theo quy định.

Điều 7. Sử dụng Chứng minh nhân dân

1. Công dân được sử dụng Chứng minh nhân dân của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số Chứng minh nhân dân được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân.

2. Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp... Chứng minh nhân dân.

Điều 8. Quản lý Chứng minh nhân dân

Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo việc sản xuất, quản lý Chứng minh nhân dân theo công nghệ tiên tiến và cấp Chứng minh nhân dân theo quy định.

Điều 9. Kiểm tra Chứng minh nhân dân

1. Cán bộ, công chức và những người của các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ bảo vệ, giải quyết công việc có liên quan đến công dân được quyền yêu cầu công dân xuất trình Chứng minh nhân dân trước khi giải quyết công việc.

2. Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân và công an xã trong khi làm nhiệm vụ được quyền kiểm tra, kiểm soát Chứng minh nhân dân của công dân tại nơi công cộng hoặc phạm vi địa bàn quản lý.

Điều 10. Thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân

1. Chứng minh nhân dân bị thu hồi trong các trường hợp sau :

a) Bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam;

b) Ra nước ngoài định cư.

2. Chứng minh nhân dân của công dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau :

a) Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữ Chứng minh nhân dân;

b) Bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

Công dân được nhận lại Chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính; hết thời hạn tạm giam, chấp hành xong án phạt tù; chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

Điều 11. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân

1. Cơ quan Công an nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân có thẩm quyền thu hồi chứng minh nhân dân nói tại điểm a, b khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

2. Những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của những công dân quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

3. Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi công dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan thi hành lệnh tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có thẩm quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của những công dân nói tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

Điều 12. Khiếu nại, tố cáo

Công dân, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về việc cấp, quản lý và sử dụng Chứng minh nhân dân.

Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 13. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Tổ chức hoặc cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Nghị định về Chứng minh nhân dân, tùy theo mức độ sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

2. Cán bộ, chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ cấp, quản lý Chứng minh nhân dân có hành vi vi phạm trong việc cấp, quản lý Chứng minh nhân dân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Người nào có hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng Chứng minh nhân dân, tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 14. Tổ chức thực hiện

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1999 và thay thế Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 của Hội đồng Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, thủ tục cấp Chứng minh nhân dân, đổi Chứng minh đang sử dụng theo Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an thống nhất kế hoạch sản xuất mẫu Chứng minh nhân dân hướng dẫn quy định việc thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại chứng minh nhân dân.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 05/1999/ND-CP

Hanoi, February 03, 1999

 

DECREE

ON THE PEOPLE’S IDENTITY CARD

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
To contribute to defending the national security as well as social order and safety, and to perform the citizens’ rights and obligations;
At the proposal of the Minister of Public Security,

DECREES:

Article 1.- People’s identity card

The people’s identity card prescribed in this Decree is a kind of citizens’ personal paper certified by the competent police office in terms of the personal characters and basic features of each citizen in the age prescribed by law, which aims to facilitate the performance of the citizen’s rights and obligations in movement and performance of transactions on the Vietnamese territory.

Article 2.- The people’s identity card is in rectangular form, sized 85.6 mm in length and 53.98 mm in width; its two sides are flower-patterned in light white blue. It has the use value of 15 years after the issuance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To the left from top to bottom is the national emblem of the Socialist Republic of Vietnam, sized 1.9 cm in diameter; the 3 x 4 cm photo of the identity card holder; its valid time-limit. To the right, from top to bottom: Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia Viet Nam (The Socialist Republic of Vietnam); words "Chung minh nhan dan" (People’s identity card) (in red); the number, birth name and family name; sex; commonly used name; birth date; birth place; residence place.

The back side:

At the top is the two-way stripe code:

To the left: there are 2 blocks, the upper block for the left forefinger print, the lower block for the right forefinger print. To the right from top to bottom: The father’s full name; the mother�s full name; identification particulars; day, month, year of issuing the identity card; the title of the issuer, his/her signature and seal.

Article 3.- Subjects to be granted people’s identity cards.

1. Vietnamese citizens aged full 14 years upward and are residing on the Vietnamese territory (citizens for short) shall have to go to the police office where their permanent residences are registered to fill the procedures for the people’s identity card granting in accordance with the provisions of this Decree.

2. Each citizen shall be granted only one people’s identity card and have his/her own people�s identity card number.

Article 4.- The following subjects shall temporarily not be granted the people’s identity cards:

1. The persons who are being held in custody, serving prison terms in detention camps; abiding by decisions on their confinement to reformatories, educational establishments or medical establishments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The subjects mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article, after being cured from illnesses, finishing their detention or prison terms or upon the expiry of the period of serving the decisions on their confinement to reformatories, educational establishments, medical establishments, shall be granted the people’s identity cards.

Article 5.- Change and re-granting of people’s identity cards.

1. The following cases must go through procedures for change of the people’s identity cards:

a/ The people’s identity card has expired;

b/ The people’s identity card is damaged and unusable;

c/ There is a change in the family name, given name, middle name, day, month and/or year of birth;

d/ The permanent residence registration place has changed to outside the province or centrally-run city;

e/ There is a change to the identification particulars.

2. If a people’s identity card is lost, the re-granting procedures must be carried out.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The citizens defined in Clause 1, Article 3 shall have to go to the police office to fill the procedures for people’s identity card granting:

a/ Granting a new people’s identity card:

- Producing the residence registration book;

- Photographing;

- Taking finger prints;

- Filling in various declaration forms;

- Submitting the people’s identity card granted under Decision No. 143-CP of August 9, 1976 (if any).

b/ Changing and re-granting the people’s identity cards according to Article 5 of this Decree.

- An application clearly stating the reasons for the change or re-granting of the people’s identity card, with certification by the police of ward, commune or district town where the permanent residence is registered.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Producing the decision on the change of the family name, given name, middle name, the day, month and/or year of birth;

- Photographing;

- Taking the prints of both forefingers;

- Filling the declaration form applying for the people’s identity card;

- Returning the people’s identity card which has expired, been damaged or got change in the content as prescribed in Points c, d, e, of Article 5 of this Decree.

2. After fully receiving the valid papers and completing the procedures as prescribed in Points a and b above, the police office shall have to grant the people’s identity cards to citizens within the shortest time-limit which must not exceed 15 days (for cities, provincial capitals) and 30 days ( for other localities).

3. Citizens who are granted the people’s identity cards for the first time or have their people�s identity cards changed or re-granted must pay a fee as prescribed.

Article 7.- Using the people’s identity card

1. The citizen may use the people’s identity card as the personal certification and must carry it while on movement or transaction; to produce it for check or inspection when requested by competent persons. The serial number of the people’s identity card may be used for recording in a number of other civil documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Management of people’s identity cards

The Ministry of Public Security shall direct the production and management of people’s identity cards according to advanced technologies and grant the people’s identity cards as prescribed.

Article 9.- Checking the people’s identity cards

1. Officials, employees and people of agencies and organizations, who are entrusted to protect and settle matters related to citizens, shall be entitled to request citizens to produce the people’s identity cards before settling things.

2. Officers and men of the people’s police and commune para-policemen, while on duty, shall be entitled to examine and inspect the people’s identity cards of citizens at public places or geographical areas under their respective management.

Article 10.- Withdrawal and temporary seizure of people’s identity cards

1. The people’s identity card shall be withdrawn in the following cases where:

a/ The Vietnamese nationality is deprived of or relinquished;

b/ The card holder leaves the country for residence oversea.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The card holder commits administrative violations for which, as prescribed by law, his/her people�s identity card must be temporarily seized;

b/ The card holder is held in custody, imprisoned or being sent to reformatory, educational institution or medical establishment.

A citizen shall take back his/her people’s identity card after serving the decision on handling of administrative violations, the custody duration expires, completing the prison term or after serving the decision on his/her confinement to reformatory, educational institution or medical establishment.

Article 11.- Competence to withdraw and temporarily hold the people’s identity card

1. The police office of the locality where the procedures for granting, changing, re-granting people’s identity cards are carried out shall have competence to withdraw people’s identity cards with regard to cases mentioned in Points a and b of Clause 1, Article 10 of this Decree.

2. The persons who have competence to handle administrative violations under the Ordinance on Handling of Administrative Violations shall have the right to temporarily hold the people’s identity cards with regard to cases defined in Point a, Clause 2, Article 10 of this Decree.

The police offices of the urban districts, rural districts, provincial capitals and towns where citizens register their permanent residence, the agencies enforcing the custody orders, the agencies enforcing the imprisonment sentences and the agencies enforcing the decisions to send citizens to reformatories, educational institutions and medical establishments shall have the competence to hold the people’s identity cards of citizens mentioned in Point b, Clause 2, Article 10 of this Decree.

Article 12.- Complaints and denunciations

Citizens and organizations shall be entitled to complain against and denounce individuals and/or organizations that have violated law provisions on granting, management and use of the people’s identity cards

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Commendation and handling of violations

1. Organizations or individuals having achievements in the implementation of the Decree on the people�s identity card shall be commended according to the common regime of the State.

2. Police officers and men who are engaged in the granting and management of the people’s identity cards and commit acts of violation in the granting and management of the people’s identity cards shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability.

3. Any persons who commit acts of violating the regulations on granting and using the people’s identity cards shall, depending on the nature and seriousness of the violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability.

Article 14.- Implementation organization

This Decree shall take effect from May 1st, 1999 and replace Decision No. 143-CP of August 9, 1976 of the Government Council.

The Minister of Public Security shall have to organize the implementation thereof, guide the procedures for granting the people’s identity cards and changing the identity cards being in use under Decision No. 143-CP of August 9, 1976 and inspect the implementation of this Decree.

The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Public Security in unifying the plan for the trial production of the people’s identity cards and guide the collection, payment, management and use of fees for the first granting, changing and re-granting of people’s identity cards.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

THE GOVERNMENT




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


98.208

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.97.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!