BỘ
Y TẾ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
3387/1999/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 10 năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN VỆ SINH DỊCH
TỄ TRUNG ƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11-10-1993 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30-11-1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ trực thuộc
Bộ Y tế;
Xét đề nghị của ông Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tại Tờ trình số
ngày tháng năm 1999;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ và ông Vụ trưởng Vụ Y tế dự
phòng - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Các quy định
trước đây trái với quy định của Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng của các Vụ: Tổ chức
- Cán bộ, Khoa học - Đào tạo, Y tế dự phòng - Bộ Y tế, Viện trưởng Viện Vệ sinh
dịch tễ trung ương và Thủ trưởng các Đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ, Thứ trưởng BYT,
- Văn phòng Chính phủ {
- Ban TCCB Chính phủ {để biết,
- Bộ Khoa học-CN-MT {
- Các Vụ, Cục, V/phòng và T/tra Bộ,
- Viện VSDT Tây Nguyên,
- Viện VSDT TW,
- Vụ Pháp chế/BYT,
- Lưu Vụ TCCB/BYT,
- Lưu trữ.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Đỗ Nguyễn Phương
|
ĐIỀU
LỆ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số /1999/QĐ-BYT ngày tháng năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y
tế)
Chương 1:
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1: Bản điều lệ này quy định những nội dung cơ bản về tổ chức
và hoạt động của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Điều 2: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Bộ Y tế, được thành lập tại Quyết định số 291/BYT-QĐ ngày 25/3/1961 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc sáp nhập Viện Vi trùng và Viện Vệ sinh thành Viện Vệ
sinh dịch tẽ học và được sắp xếp lại theo Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày
30/11/ 1998 của Thủ tướng Chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng, có trụ sở đặt tại Hà Nội.
* Tên Viện:
* Tên tiếng Việt: Viện Vệ sinh dịch tễ trung
ương
Tên giao dịch quốc tế:
- Tiếng Anh: NATIONAL INSTITUTE OF HYGIENE AND
EPIDEMIOLOGY
- Tiếng Pháp: INSTITUT NATIONAL D' HYGIENE ET D'
EPIDEMIOLOGIE
· Tên viết tắt: NIHE
· Trụ sở: Số 1 phố Y-ec-sanh, quận Hai Bà
Trưng - thành phố Hà Nội.
· Số điện thoại: 84.4.8.213.241; 9.716.352;
9.716.354; 9.716.356
· Fax: 84.4- 8.210.853.
E-mail: nihe@netnam.org.vn
Điều 3: Trong quá trình thực hiện việc hợp tác nghiên cứu, triển
khai các chương trình, dự án Quốc gia và Quốc tế quy định tại Điều 4, Điều 5 của
Điều lệ này, Viện có thể được tiếp nhận các nguồn lực (bằng tiền hoặc hiện vật)
theo cơ chế hợp đồng, thực hiện thu chi theo đúng quy định của Nhà nước.
Chương 2:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ
QUYỀN HẠN CỦA VIỆN
Điều 4: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương có chức năng là nghiên cứu về
Dịch tễ học, Vi sinh y học và Miễn dịch học, nghiên cứu thử nghiệm vacxin mới
và các chế phẩm sinh học dùng cho người; thiết kế, tư vấn và đề xuất với Bộ Y tế
các biện pháp trong chiến lược y học dự phòng nhằm hạn chế và thanh toán các bệnh
truyền nhiễm chủ yếu và các bệnh dịch nguy hiểm; chỉ đạo các hoạt động chuyên
ngành, đào tạo sau đại học và xây dựng mạng lưới y tế dự phòng trong toàn quốc.
Điều 5. Viện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1.1. Nghiên cứu khoa học:
1.2. Nghiên cứu dịch tễ học: Nghiên cứu quy luật
dịch tễ bệnh truyền nhiễm gây dịch, giám sát dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm
thường gặp và các bệnh dịch nguy hiểm.
1.3. Nghiên cứu vi sinh y học: Nghiên cứu sự biến
đổi các chủng vi sinh vật gây bệnh cùng tính kháng thuốc của vi khuẩn; nghiên cứu
chế tạo các chế phẩm sinh học trong phòng thí nghiệm; xác định các căn nguyên
vi khuẩn và virut đối với các bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch nguy hiểm; xây dựng
các thường quy chẩn đoán trong phòng thí nghiệm đối với các vi sinh vật gây bệnh
thường gặp.
2. Nghiên cứu về miễn dịch và sinh học phân tử;
nghiên cứu đáp ứng miễn dịch và sự thay đổi về miễn dịch học đối với các bệnh;
nghiên cứu chế tạo các chế phẩm miễn dịch học trong chẩn đoán và điều trị dự
phòng; nghiên cứu sinh học phân tử trong chẩn đoán và xác định căn nguyên một số
bệnh chủ yếu.
2.1. Đào tạo :
2.2. Đào tạo Sau đại học: Đào tạo Tiến sĩ, Thạc
sĩ cho các chuyên ngành Dịch tễ học, Vi sinh y học và Miễn dịch học.
2.3. Tham gia đào tạo Đại học: Đào tạo chuyên
ngành Dịch tễ học, Vi sinh y học và Miễn dịch học trong các trường Đại học.
2.4. Tổ chức đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình
độ chuyên khoa đối với cán bộ đại học về Dịch tễ học, Vi sinh y học và Miễn dịch
học cho các Viện khu vực và các tuyến.
2.5. Tiếp nhận và thực hiện việc chuyển giao
khoa học công nghệ và kỹ thuật mới trong chuyên ngành.
3. In ấn các công trình nghiên cứu khoa học,
biên soạn các giáo trình, sách tham khảo, cập nhật các thông tin trong khoa học
và công nghệ chuyên ngành.
3.1. Chỉ đạo tuyến:
3.2. Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo về chuyên
môn, kỹ thuật, kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc, trực tiếp
chỉ đạo chuyên ngành tại các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra.
3.3. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc
thực hiện chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực dịch tễ, vi sinh y học, miễn dịch
đối với các Viện khu vực thuộc hệ Y tế dự phòng và các Trung tâm y tế dự phòng
của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trên phạm vi toàn quốc; trực tiếp chỉ đạo
chuyên ngành tại các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra.
3.4. Chỉ đạo các địa phương xây dựng mạng lưới
chuyên khoa và tổ chức mạng lưới này hoạt động phòng chống bệnh dịch. Tổ chức
triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn đời sống nhân
dân.
3.5. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các
chương trình, dự án về phòng chống bệnh dịch.
3.6. Theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc
thực hiện các nội dung nêu trên ở tất cả các tuyến. Trực tiếp đôn đốc, kiểm
tra, giám sát tại các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra.
4. Xây dựng các nội dung, hình thức, đề xuất các
biện pháp về phòng chống bệnh dịch phù hợp với phong tục, tập quán và điều kiện
kinh tế xã hội trong khu vực Viện được phân công phụ trách.
4.1. Hợp tác Quốc tế :
4.2. Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các nước,
các tổ chức Chính phủ, Phi chính phủ và cá nhân trong khu vực và trên thế giới
trong lĩnh vực Y tế dự phòng.
4.3. Hợp tác nghiên cứu về các bệnh dịch phổ biến
và nguy hiểm, các bệnh mới phát sinh. Nắm bắt kịp thời sự thay đổi cơ cấu bệnh
tật trên toàn cầu, đặc biệt trong khu vực để đề ra các biện pháp khống chế kịp
thời cho sự biến đổi bệnh tật ở nước ta.
Tổ chức và phối hợp tổ chức các hội thảo khoa học
chuyên ngành song phương, tiểu vùng và quốc tế. Trao đổi cán bộ khoa học trong
đào tạo, huấn luyện, hội thảo hoa học. Trao đổi thông tin khoa học chuyên
ngành.
4.4. Quản lý đơn vị :
4.5. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
của đơn vị; quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, tiền lương, tài
chính, vật tư thiết bị của Viện theo chế độ và chính sách của Nhà nước.
4.6. Triển khai dịch vụ khoa học kỹ thuật, phát
triển các dự án trong nước và Quốc tế góp phần tăng nguồn kinh phí cho Viện và
cải thiện đời sống cho cán bộ công chức trong cơ quan. Tiếp nhận, quản lý và
phân phối kinh phí, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất
cho địa phương trong phạm vi trách nhiệm được giao.
Tổ chức doanh nghiệp Nhà nước thuộc Viện khi có
nhu cầu để hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ khoa học công
nghệ gắn với chức năng, nhiệm vụ của Viện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương 3:
TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA
VIỆN
Điều 6. Viện có Viện trưởng và một số Phó viện trưởng.
2. Viện trưởng, các phó viện trưởng do Bộ trưởng
Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm. Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn
bộ hoạt động của Viện.
Việc bổ nhiệm Viện trưởng, các Phó viện trưởng
được thực hiện theo quy định của Nhà nước và Bộ Y tế.
Điều 7. Hội đồng khoa học của Viện.
2. Hội đồng khoa học của Viện làm tư vấn cho Viện
trưởng về công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, định hướng đào tạo cán bộ và
dự báo xu thế hoạt động và phát triển của chuyên ngành nói riêng, y học dự
phòng nói chung.
3. Thành phần và phương thức hoạt động của Hội đồng
khoa học thực hiện theo quy định của Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ
Y tế.
Nhiệm kỳ của Hội đồng là 3 năm.
Điều 8. Tổ chức bộ máy của Viện:
1.1. Các phòng chức năng:
1.2. Phòng Kế hoạch tổng hợp.
1.3. Phòng Chỉ đạo tuyến.
1.4. Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo.
1.5. Phòng Tổ chức cán bộ.
1.6. Phòng Hành chính - Quản trị.
1.7. Phòng Vật tư - Thiết bị y tế.
2. Phòng Tài chính - Kế toán.
2.1. Các đơn vị chuyên môn:
2.2. Khoa Dịch tễ.
2.3. Khoa Vi sinh vật.
2.4. Khoa Virut.
3. Khoa Miễn dịch và Sinh học phân tử.
3.1. Các đơn vị cấu thành khác:
3.2. Trung tâm Động vật thí nghiệm.
3.3. Thư viện và Dữ liệu thông tin.
3.4. Đơn vị Sản xuất thử Vacxin và Chế phẩm sinh
học.
Các đơn vị khác sẽ được thành lập theo quyết định
của Bộ trưởng Bộ Y tế khi có nhu cầu.
Điều 9. Cán bộ công chức của Viện được sắp xếp vào ngạch, bậc theo
chức danh, tiêu chuẩn công chức Nhà nước và cơ cấu cán bộ, công chức theo quy định
của Bộ trưởng Bộ Y tế. Số lượng biên chế của Viện được bổ sung, điều chỉnh hằng
năm theo nhu cầu thực tế.
Điều 10. Viện được mời các chuyên gia, cán bộ khoa học thuộc các cơ
quan trong và ngoài nước làm công tác viên.
Chương 4:
TÀI CHÍNH CỦA VIỆN
Điều 11. Viện là đơn vị dự toán cấp II, có tài khoản riêng, kể cả
tài khoản ngoại tệ. Viện phải chấp hành đầy đủ các quy đinh của pháp luật về
Tài chính - Kế toán.
Điều 12. Kinh phí hoạt động của Viện do:
* Ngân sách Nhà nước cấp.
* Thu từ dịch vụ Khoa học công nghệ.
* Hợp tác Quốc tế.
Các nguồn thu khác được Nhà nước cho phép.
Điều 13. Kinh phí hoạt động của Viện để chi:
* Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
* Chi thường xuyên.
* Lương và phụ cấp.
* Khen thưởng.
Phát triển Viện.
Chương 5:
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA
VIỆN VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG VÀ NGOÀI NGÀNH Y TẾ
Điều 14. Viện chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện của Bộ trưởng Bộ Y
tế, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các cơ quan chức năng của Nhà nước và tự
chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
Điều 15. Viện có trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp với các Viện Vệ
sinh dịch tễ, các Viện Pasteur khu vực, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi Viện được được phân công đảm nhiệm. Viện
được hợp tác với các cơ quan, đơn vị, các cá nhân trong và ngoài ngành Y tế từ
Trung ương đến địa phương để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 16. Viện được hợp tác với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài
về các lĩnh vực được Bộ trưởng Bộ Y tế giao và phải thực hiện theo đúng quy định
của pháp luật.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 17. Điều lệ này có 6 Chương, 17 Điều.
Trong quá trình thực hiện, Điều lệ này sẽ được Bộ
trưởng Bộ Y tế xem xét để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế
trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng.