Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 7678/TCHQ-GSQL 2017 nhập khẩu hóa chất dự thảo hướng dẫn Nghị định 113/2017/NĐ-CP

Số hiệu: 7678/TCHQ-GSQL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành: 22/11/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7678/TCHQ-GSQL
V/v nhập khẩu hóa chất và tham gia ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định số 113/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2017

Kính gửi: Bộ Công Thương.

Trên cơ sở kết quả cuộc họp với đại diện Cục Hóa chất - Bộ Công Thương, Cục Hải quan một số tỉnh, thành phố và doanh nghiệp liên quan đến việc cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013, xác nhận khai báo hóa chất theo quy định tại Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011 của Bộ Công Thương và dự kiến những vướng mắc phát sinh khi thực hiện Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (có hiệu lực 25/11/2017), Tổng cục Hải quan tổng hợp một số nội dung kiến nghị, vướng mắc và trao đổi với Quý Bộ như sau:

1. Vướng mắc liên quan tiền chất công nghiệp:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 42/2013/TT-BCT dẫn trên thì “Tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp là các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu, dung môi, chất xúc tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học, phân tích, kiểm nghiệm của các ngành công nghiệp đồng thời là các hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy”. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay phát sinh trường hợp nhập khẩu hỗn hợp dung dịch hóa chất có chứa tiền chất trong thành phần cấu tạo với nồng độ, hàm lượng khác nhau (ví dụ: nguyên liệu gia công sản xuất giầy như keo dán, nước xử lý có chứa aceton, methyl ethyl ketone). Theo quy định tại Thông tư số 42/2013/TT-BCT thì phạm vi điều chỉnh áp dụng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, tồn trữ...tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp (gọi tắt là tiền chất công nghiệp), không đề cập đến mặt hàng hỗn hợp dung dịch hóa chất có chứa tiền chất công nghiệp.

Thực tế khi nhập khẩu, có trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất, có trường hợp không được cấp. Tại Thông tư số 42/2013/TT-BCT không quy định rõ mặt hàng hỗn hợp hóa chất có chứa tiền chất có thuộc đối tượng phải xin giấy phép nhập khẩu tiền chất không? Điều này gây khó khăn cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục nhập khẩu.

* Cơ sở pháp lý:

- Luật phòng chống ma túy số 23/2000/HQ10 quy định: “Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.”

- Nghị định 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất. Theo đó có 41 chất được quy định là tiền chất thuộc Danh mục IV, bao gồm tiền chất công nghiệp và tiền chất dùng trong y tế. Trong đó có 40 tiền chất có tên khoa học và mã hóa chất (CAS). Chỉ có duy nhất 01 hỗn hợp chất là “Tinh dầu hay bất kỳ hỗn hợp nào có chứa Safrole, Isosafrole” tại mục số 32 không có tên khoa học và mã CAS. Ngày 09/12/2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2015/NĐ-CP bổ sung thêm 02 hợp chất là tiền chất. Danh mục này không có thêm hỗn hợp nào là tiền chất.

- Thông tư số 42/2013/TT-BCT chi tiết hóa Danh mục tiền chất của Chính phủ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương, bổ sung thêm công thức hóa học và mã số HS. Tổng số có 32 tiền chất và duy nhất có 01 hỗn hợp chất tại mục 11 là “Tinh dầu hay bất kỳ hỗn hợp nào có chứa Safrole, Isosafrole” không có tên khoa học, công thức hóa học, mã CAS và mã HS.

Như vậy, Thông tư 42/2013/TT-BCT không quy định phạm vi điều chỉnh đối với mặt hàng là hỗn hợp dung dịch có chứa tiền chất (ngoại trừ hỗn hợp chất tại mục 11 là Tinh dầu hay bất kỳ hỗn hợp nào có chứa Safrole, Isosafrole). Về mặt thực tế, hàng hóa dù có thành phần tiền chất hoặc chứa tiền chất nhưng tên hàng và mã HS không được quy định trong danh mục tiền chất thì không phải tiền chất, ví dụ: dưa chuột muối (có acid Acetic); nho, chuối (có Acid Tartaric); sơn, véc ni (có Acetone); bình acquy (chứa acid Sunfuric) và hàng nghìn mặt hàng tương tự.

Việc Bộ công thương nêu ví dụ 2 trong mẫu đơn ban hành kèm Thông tư 42/2013/TT-BCT là: “Hỗn hợp dung dịch hóa chất có tên thương mại là ..., có chứa Acetone” dẫn tới cách hiểu rằng hỗn hợp hóa chất có chứa Acetone là tiền chất nên xuất nhập khẩu phải xin giấy phép. Suy rộng ra bất kỳ hỗn hợp nào có chứa tiền chất cũng phải xin giấy phép xuất nhập khẩu. Việc này là không phù hợp với quy định tại Luật phòng chống ma túy và các danh mục tiền chất được ban hành theo các nghị định của Chính phủ nêu trên.

* Kiến nghị:

Căn cứ Điều 26 Luật Hải quan, Điều 16 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ, Điều 4 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính việc phân loại hàng hóa để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam làm cơ sở tính thuế và áp dụng chính sách quản lý mặt hàng tương ứng.

Như vậy, trường hợp hàng hóa là hỗn hợp hóa chất có chứa tiền chất nhưng tên hàng và mã số HS không có trong Danh mục tiền chất công nghiệp tại Thông tư 42/2013/TT-BCT thì cơ quan hải quan không có cơ sở để yêu cầu xuất trình giấy phép nhập khẩu đối với mặt hàng đó.

Trường hợp hỗn hợp dung dịch hóa chất có chứa tiền chất khi nhập khẩu thuộc đối tượng cấp Giấy phép nhập khẩu tiền chất thì phải sửa Thông tư 42/2013/TT-BCT để đưa hỗn hợp có chứa tiền chất vào Danh mục phải xin giấy phép. Tuy nhiên, nếu quy định hỗn hợp thì phát sinh hàng nghìn mặt hàng dù có thành phần tiền chất hoặc chứa tiền chất nhưng tên hàng và mã HS không được quy định trong danh mục tiền chất vẫn phải xin giấy phép nhập khẩu, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp và không phù hợp với mục đích quản lý.

2. Về xác nhận khai báo hóa chất:

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Nghị định 108/2008/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 26/2011/NĐ-CP) thì: “Trước khi thông quan hóa chất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm thực hiện việc khai báo hóa chất với Bộ Công thương” (Danh mục hóa chất phải khai báo theo Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định). Thủ tục khai báo hóa chất thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2011/TT-BCT .

Thực tế khi doanh nghiệp nhập khẩu hợp chất hoặc hỗn hợp hóa chất trong thành phần có chứa hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo theo Phụ lục V nêu trên, nhưng theo một số văn bản trả lời của Cục Hóa chất thì có trường hợp phải xác nhận khai báo hóa chất, có trường hợp lại không phải khai báo. Điều này dẫn đến việc thực hiện không thống nhất, gây khó khăn cho cơ quan hải quan khi giải quyết thủ tục nhập khẩu.

Đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể trường hợp nhập khẩu hợp chất hoặc hỗn hợp hóa chất nhưng trong thành phần có chứa hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo (Phụ lục V) thì có phải khai báo hóa chất hay không?

3. Dự kiến những vướng mắc phát sinh khi Nghị định số 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực (25/11/2017):

3.1. Về đối tượng áp dụng (Điều 2, Điều 3):

- Điều 2 Nghị định quy định đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Điều 3 Nghị định quy định:

“1. Sản xuất hóa chất là hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, quá trình sinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phối trộn...

2. Kinh doanh hóa chất bao gồm hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lời."

Như vậy, đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất thuộc các Phụ lục I, Phụ lục II về trực tiếp sử dụng, sản xuất, không cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lời thì có thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định hay không?

3.2. Về nội dung chứng từ phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất (Điều 3, Điều 9, Điều 15):

Điều 3 phần giải thích từ ngữ nêu: “Kinh doanh hóa chất bao gồm hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng hóa chất trên thị trường”.

Điều 9 nêu: “Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp”; Điều 15 nêu: “Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp”, nhưng tại Điều này không quy định cụ thể có bao gồm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hay không?

Do vậy, đối với hóa chất trong phụ lục I, II, khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình chứng từ gì? Có bao gồm giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hóa chất hay không? Nghị định không thể hiện cần phải xuất trình hoặc nộp chứng từ gì để được thông quan hóa chất trong 02 phụ lục này dẫn tới khó khăn cho cơ quan hải quan để nhận biết hỗn hợp hóa chất nhập khẩu có thuộc đối tượng nêu tại khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này cũng như để nhận biết có phải hóa chất độc hại hay không?.

3.3. Về miễn trừ cấp Giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất (Điều 13):

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì: các trường hợp được miễn trừ cấp giấy phép xuất khẩu nhập khẩu tiền chất gồm:

a) Hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp nhóm 1 có hàm lượng nhỏ hơn 1% khối lượng.

b) Hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp nhóm 2 có hàm lượng nhỏ hơn 5% khối lượng.

Quy định trên dẫn đến những vấn đề bất cập sau:

a) Về mặt pháp lý:

Khái niệm tiền chất được định nghĩa rõ tại khoản 4 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy số 23/2000/HQ10. Danh mục tiền chất được quy định tại các nghị định: 82/2013/NĐ-CP ; 126/2015/NĐ-CP và tiền chất công nghiệp được quy định cụ thể tại Thông tư 42/2013/TT-BCT. Theo các văn bản trên, để nhận biết một tiền chất công nghiệp có 6 tiêu chí gồm: tên chất, tên khoa học, mã CAS, công thức hóa học và mã HS. Quy định như vậy là rõ ràng, minh bạch, dễ dàng thực hiện cho đối tượng quản lý và người quản lý.

Khái niệm hàng hóa chứa tiền chất không được định danh trong các văn bản pháp quy liên quan, trong thực tế có rất nhiều mặt hàng chứa tiền chất, ví dụ:

- Axit Sulfuric có trong bình ắc quy chì.

- Axit aminobenzoic thường có trong các sản phẩm chống nắng.

- Safrol hay safrole từng được sử dụng rộng rãi như là một loại phụ gia thực phẩm trong root beer, trà xá xị và nhiều mặt hàng thông thường khác.

- Axit phenylacetic là một auxin (một loại hoocmon thực vật) và được tìm thấy chủ yếu trong trái cây. Axit phenylacetic được sử dụng trong một số loại nước hoa, vì nó có mùi mật ong.

- Axit acetic (Thực phẩm) dùng làm dung môi hữu cơ, dược phẩm, cao su, sơn, thuốc nhuộm, thực phẩm, tẩy vải...

- Acetone được sử dụng trong các chất tẩy rửa, dụng cụ làm sạch, dùng để pha keo epoxy 2 thành phần, sơn và vecni.

- Axit tartaric có trong nhiều loài thực vật, đặc biệt là nho, chuối, trong rượu vang. Nó được thêm vào các loại thực phẩm khác.

Các hàng hóa chứa tiền chất nêu trên không thuộc danh mục quản lý bằng giấy phép nên theo quy định tại Điều 4 Nghị định 187/2013/NĐ-CP chỉ làm thủ tục bình thường tại các Chi cục hải quan cửa khẩu.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 08/2015/NĐ-CP về phân loại hàng hóa thì: mỗi hàng hóa chỉ có một mã số duy nhất làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Thực hiện Điều 13 Nghị định 113/2017/NĐ-CP sẽ dẫn đến một hàng hóa có mã số tính thuế và mã số áp dụng chính sách quản lý khác nhau, ví dụ: mặt hàng Sơn mã số thuế phân nhóm 3208, giấy phép quản lý theo mặt hàng Acetone (là thành phần có trong sơn) phân nhóm 2914.

Điều 12 Nghị định 113/2017/NĐ-CP chỉ quy định hồ sơ, thủ tục xin phép xuất nhập khẩu tiền chất, không có quy định đối với hàng hóa chứa tiền chất và cơ quan cấp giấy phép là Bộ Công Thương, nhưng theo phân tích trên thì rất nhiều hàng hóa chứa tiền chất không thuộc đối tượng quản lý của Bộ Công Thương.

b) Về thực tế:

Do không có danh mục quản lý đối với hàng hóa chứa tiền chất và đa số hàng hóa chứa tiền chất không thể nhận biết bằng cảm quan hoặc các phương pháp thủ công đơn thuần nên sẽ dẫn đến việc yêu cầu phân tích giám định tràn lan gây phiền hà, tốn kém cho doanh nghiệp. Ví dụ để xác định lượng Acid sunfuric có trong bình Ắc quy chì hoặc lượng Axit Acetic có trong dưa chuột muối phải tiến hành giám định.

c) Đề xuất và kiến nghị:

Để việc quản lý tiền chất chặt chẽ, có ý nghĩa thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp và đảm bảo công tác quản lý nhà nước, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, xem xét có văn bản hướng dẫn trước thời điểm Nghị định số 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực (25/11/2017) theo hướng:

- Hỗn hợp hóa chất chứa tiền chất mà phân loại vào mã số HS của tiền chất, có tên chất, tên khoa học, mã CAS, công thức hóa học giống như mô tả tại Danh mục thì phải xin giấy phép nhập khẩu như tiền chất.

- Hàng hóa chứa tiền chất nói chung không phải xin giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất.

3.4. Về quy định nhập khẩu hóa chất độc (Điều 19)

Điều 19 Nghị định chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục, chứng từ phải xuất trình trong trường hợp nhập khẩu hóa chất độc. Dẫn tới khó khăn cho cơ quan hải quan trong trường hợp xác định có phải hóa chất độc hay không để áp dụng chính sách quản lý tương ứng.

3.5. Về quy định hóa chất phải khai báo (Điều 25, 27, 28):

a) Điều 25:

Tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định quy định “Hóa chất phải khai báo bao gồm các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo và các hỗn hợp chứa các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này là hóa chất nguy hiểm trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 28 Nghị định này"

Trong thực tế, các công ty khai báo hóa chất nhập khẩu cung cấp kèm theo bảng dữ liệu an toàn (safety data sheet) do đối tác cung cấp, nhưng hầu hết các bảng này chỉ thể hiện một số thành phần hóa chất cơ bản trong hỗn hợp chứ không thể hiện hết, ví dụ:

“Chất trợ nhuộm để tăng độ bền màu - Direfix SD liq có thành phần là N-Cyanoguanidine, polymer with N-(2-aminoethyl)-1,2-ethanediamine, sulfate (monomers are on EINECS) – số CAS 101339-61-9 ­- hàm lượng 50-60%”, phần còn lại chiếm 40-50% không được nêu ra.

Như vậy, theo quy định như trên và không có quy định giới hạn hàm lượng hóa chất phải khai báo trong hỗn hợp là bao nhiêu thì phải khai báo hóa chất là rất khó khăn cho cả cơ quan hải quan kiểm tra và người khai hải quan khi thực hiện.

b) Điều 27:

Theo quy định tại Điều 27 của Nghị định, một trong những nội dung thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu là “hóa đơn mua, bán hóa chất”. Như vậy, việc khai báo hóa chất phải thực hiện theo từng lần mua, bán.

Trong thực tế doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất có thể phân chia thành 02 mục đích cơ bản là:

- Nhập khẩu để phân phối trực tiếp vào thị trường;

- Nhập khẩu để làm nguyên liệu, vật tư sản xuất ra sản phẩm khác.

Đề xuất: Trước khi nhập khẩu doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể, nhu cầu sử dụng nguyên liệu, vật tư, thực hiện theo đề xuất trên để doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh sản xuất, giảm thủ tục hành chính phát sinh. Do vậy, đối với những doanh nghiệp nhập khẩu với mục đích làm nguyên liệu, vật tư sản xuất ra sản phẩm khác thực hiện khai báo hóa chất theo nhu cầu sử dụng theo một thời gian nhất định như 6 tháng, 1 năm ... không cần theo hóa đơn mua bán.

c) Điều 28:

c.1) Tại khoản 3 Điều 28 Nghị định có điều khoản miễn trừ cho “Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu”. Quy định này sẽ được hiểu như thế nào trong các trường hợp sau:

- Chỉ áp dụng cho 01 loại hóa chất/01 lần nhập khẩu (01 tờ khai) hay tổng số lượng hóa chất (của nhiều loại hóa chất)/01 lần nhập khẩu (01 tờ khai)?

Ví dụ: Tờ khai có 02 dòng hàng, nhập khẩu 02 loại hóa chất thuộc diện phải khai báo hóa chất: Hóa chất 01: 05kg, hóa chất 02: 06kg (tổng số lượng 11kg > 10kg, nhưng số lượng từng loại hóa chất < 10kg) thì 02 loại hóa chất này có thuộc diện được miễn khai báo hóa chất theo quy định tại Điều 28 Nghị định 113/2017/NĐ-CP hay không?

- Trường hợp nhập khẩu hỗn hợp chứa chất phải khai báo hóa chất: Quy định trên được hiểu là áp dụng cho trọng lượng chất phải khai báo hay áp dụng cho trọng lượng của hỗn hợp chứa chất phải khai báo hóa chất?

Ví dụ: Hỗn hợp chất là 11kg, trong đó thành phần chất phải khai báo hóa chất là 01kg thì trường hợp này có thuộc diện miễn khai báo hóa chất theo quy định tại Điều 28 Nghị định 113/2017/NĐ-CP hay không?

c.2) Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư số 06/2015/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 40/2011/TT-BCT thì: "Không áp dụng xác nhận khai báo hóa chất đối với các tổ chức, cá nhân mua hóa chất trong lãnh thổ Việt Nam". Tuy nhiên, theo Điều 28 Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân mua hóa chất trong lãnh thổ Việt Nam không thuộc trường hợp được miễn trừ khai báo hóa chất.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 42/2013/TT-BCT thì: “tổ chức, cá nhân trong khu chế xuất khi nhập khẩu tiền chất từ các doanh nghiệp nội địa phải có Giấy phép của Bộ Công Thương. Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu tiền chất từ nội địa vào doanh nghiệp chế xuất nằm trong Khu chế xuất không phải xin Giấy phép của Bộ Công Thương”.

Theo công văn số 1064a/HC-QLTC ngày 27/9/2017 của Cục Hóa chất thì "các đơn vị trong khu chế xuất, khu công nghiệp khi nhập khẩu tiền chất và hỗn hợp hóa chất có chứa tiền chất thực hiện việc xin giấy phép nhập khẩu...".

Theo công văn số 4925/BCT-HC ngày 19/5/2015 của Bộ Công Thương hướng dẫn các thủ tục hành chính tại Thông tư số 06/2015/TT-BCT đã bổ sung về việc xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu, trong đó nêu rõ: “Áp dụng đối với tổ chức cá nhân nhập khẩu hóa chất thuộc danh mục hóa chất phải khai báo từ nước ngoài vào Việt Nam. Không áp dụng khai báo hóa chất đối với các tổ chức, cá nhân mua hóa chất trong lãnh thổ Việt Nam..."

Thực tế có phát sinh một số trường hợp: (1) Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) nhập khẩu hàng hóa từ nội địa hoặc từ kho ngoại quan; (2) Doanh nghiệp nội địa nhận hàng của doanh nghiệp nội địa khác theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Theo quy định thì các doanh nghiệp này phải làm thủ tục hải quan theo loại hình XNK tại chỗ; trường hợp nhập khẩu từ kho ngoại quan thì làm thủ tục theo loại hình tương ứng. Các trường hợp này, chủ hàng hóa nội địa hoặc gửi kho ngoại quan đã được cấp Giấy xác nhận khai báo hóa chất và Giấy phép nhập khẩu tiền chất.

Nếu thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản trên của Bộ Công Thương, Cục Hóa chất thì các doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa theo loại hình XNK tại chỗ hoặc doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu hàng hóa từ nội địa hoặc từ kho ngoại quan đều phải xin giấy phép nhập khẩu, kể cả trường hợp chủ hàng nội địa hoặc gửi kho ngoại quan đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất hoặc xác nhận khai báo hóa chất trước khi xuất khẩu tại chỗ hoặc xuất bán cho doanh nghiệp chế xuất.

Tuy nhiên, xét về bản chất, đối với loại hình này thì hàng hóa không được đưa ra đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; việc giao nhận được thực hiện giữa hai doanh nghiệp nội địa với nhau theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hoặc giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp chế xuất. Mặt khác, lô hàng XNK tại chỗ hoặc gửi kho ngoại quan đều đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất hoặc xác nhận khai báo hóa chất.

Do vậy, theo quan điểm của Tổng cục Hải quan: Đối với trường hợp doanh nghiệp nội địa hoặc chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan đã được cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất hoặc xác nhận khai báo hóa chất, đề nghị cho phép các doanh nghiệp nội địa, DNCX nhập khẩu tại chỗ hoặc nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan được sử dụng các chứng từ này để thực hiện thủ tục hải quan; không yêu cầu doanh nghiệp nội địa, DNCX phải xin cấp phép hoặc thực hiện khai báo khi làm thủ tục nhập khẩu (riêng đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan, Bộ Công Thương cũng đã có công văn số 3242/BCT-HC ngày 13/4/2016 hướng dẫn).

Đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, xem xét bổ sung trường hợp không phải khai báo hóa chất này vào Nghị định 113/2017/NĐ-CP , đồng thời cụ thể hóa nội dung này tại dự thảo Thông tư hướng dẫn.

3.6. Về thời hạn xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu và hình thức xử lý vi phạm:

Theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP ; việc xác nhận do Cục Hóa chất “tự động phản hồi thông tin đến Cổng Thông tin Một cửa quốc gia”, nhưng không quy định cụ thể thời hạn trả kết quả xác nhận là bao nhiêu lâu, cơ quan hải quan và doanh nghiệp không có cơ sở theo dõi để giải quyết thủ tục hải quan.

Tại Nghị định cũng quy định thông tin khai báo hóa chất không chính xác thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu sẽ bị xử lý vi phạm, tuy nhiên không rõ chế tài xử lý hiện đang được quy định tại văn bản pháp lý nào?

3.7. Về nội dung hiệu lực thi hành (Điều 38):

Điều 38 của Nghị định không thay thế Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29/5/2003 quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.

Vậy đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất từ ngày 25/11/2017 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP hay tiếp tục thực hiện quy định tại Nghị định số 58/2003/NĐ-CP và Nghị định số 82/2013/NĐ-CP , Thông tư số 42/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp.

3.8. Về các Danh mục phụ lục đi kèm:

- Trong Phụ lục I là danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp là loại nhập khẩu không cần giấy phép nhập khẩu, lại có 34 loại tiền chất công nghiệp từ mục số thứ tự 785 đến 819 là loại hóa chất phải có giấy phép nhập khẩu. Việc để chung tiền chất công nghiệp trong Danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện mà không có hướng dẫn, giải thích thêm sẽ dẫn đến có nhiều ý kiến khác nhau. Mặt khác, hiện nay danh mục tiền chất ma túy cũng đã được Chính phủ ban hành tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 có 41 loại, trong đó: có 32 loại thuộc Bộ Công Thương quản lý và 9 loại thuộc Bộ Y tế quản lý.

- Để xác định một mặt hàng là hỗn hợp của nhiều chất mà trong đó có hay không có chứa chất thuộc Danh mục tiền chất công nghiệp nhóm 1 và nhóm 2 thuộc Phụ lục I và Danh mục hóa chất phải khai báo thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP để áp dụng chính sách quản lý theo đúng quy định, công chức hải quan phải yêu cầu doanh nghiệp khai báo cụ thể thành phần cấu tạo của hàng hóa, xuất trình tài liệu kỹ thuật để kiểm tra hoặc lấy mẫu gửi đi phân tích phân loại. Do đó sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện, dễ gây phản ứng từ phía doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa của doanh nghiệp.

- Danh mục hóa chất cấm quy định tại Điều 18 được ban hành kèm theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Danh mục này chỉ áp dụng đối với hàng hóa là các hóa chất có tên hàng và mã số HS được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP hay cũng áp dụng đối với hỗn hợp có chứa chất quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP?

- Tại Phụ lục V Danh mục hóa chất phải khai báo có một số dòng hàng ghi tên hàng chung chung, không có mã số hàng hóa để đối chiếu. Ví dụ: dòng thứ 153 “bột dustable chứa một sự kết hợp của benomyl tại hoặc cao hơn 7%, carbofuran tại hoặc cao hơn 10% và thiram tại hoặc cao hơn 15%”, hoặc dòng hàng 194 “các hợp chất của Cr6+”, hoặc dòng thứ 195, 196,197....

- Đối với các lô hàng xuất nhập khẩu hóa chất thuộc Phụ lục I, II, IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP , doanh nghiệp có phải xuất trình “Giấy phép đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện/ hạn chế sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp”, “Bản phê duyệt kế hoạch, biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất” trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan hay không?

4. Tham gia ý kiến đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Hóa chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP:

4.1. Khoản 1 Điều 8 dự thảo Thông tư quy định:

“Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia”.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Hải quan 2014 thì tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Do vậy, đề nghị Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh thời điểm yêu cầu thực hiện xác nhận khai báo hóa chất từ “trước khi thông quan” thành “tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan” để thống nhất với quy định hiện hành và cơ quan hải quan có cơ sở để áp dụng chính sách quản lý mặt hàng tương ứng tại thời điểm khai báo hải quan.

4.2. Khoản 2 Điều 8 quy định:

“Ngay sau khi tờ khai hải quan ở trạng thái được thông quan, Hải quan phản hồi đến hệ thống của Bộ Công Thương các thông tin mã số khai báo và các thông tin khác như Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này”.

Đề nghị bỏ khoản 2, Điều 8 và Phụ lục 10 quy định việc cơ quan hải quan phản hồi thông tin tờ khai hải quan đến hệ thống của Bộ Công Thương sau khi tờ khai hải quan được thông quan với các lý do sau: Đối với việc cung cấp thông tin tờ khai hải quan điện tử, ngày 19/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 33/2016/QĐ-TTg ban hành quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử. Theo đó, việc thực hiện cung cấp thông tin tờ khai hải quan cần đảm bảo thống nhất theo các quy định tại Quyết định số 33/2016/QĐ-TTg .

4.3. Đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, bổ sung trường hợp miễn trừ khai báo hóa chất nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu tiền chất đối với hóa chất, tiền chất công nghiệp như đã nêu tại điểm 3 công văn này.

Ngoài ra, tại thời điểm tham gia ý kiến thành viên Chính phủ đối với việc ban hành Nghị định 113/2017/NĐ-CP dẫn trên, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính kiến nghị “Bộ Công Thương xem xét lại sự cần thiết của quy định về “xác nhận khai báo hóa chất”, đề nghị sửa đổi quy định này theo hướng nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết 19-2016/NQ-CP. Do vậy, đề nghị xem xét lại nội dung này, chuyển thời điểm xác nhận khai báo hóa chất sang sau khi hàng hóa đã thông quan để giảm thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Đồng thời, từ những bất cập tại các phân tích dẫn trên, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương cân nhắc, nghiên cứu việc báo cáo Chính phủ sửa đổi Nghị định 113/2017/NĐ-CP theo hướng thay đổi phương thức quản lý, chuyển thời điểm xác nhận khai báo hóa chất sang sau khi hàng hóa đã thông quan tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm thời gian thông quan hàng hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2017 của Chính phủ; Tổng cục Hải quan sẽ cung cấp quyền truy cập, khai thác số liệu liên quan đến việc nhập khẩu hóa chất để Bộ Công Thương có thể tra cứu và thanh, kiểm tra khi cần thiết.

Trên đây là tổng hợp ý kiến vướng mắc sau cuộc họp ngày 16/11/2017, Tổng cục Hải quan kính gửi Bộ Công Thương xem xét, có ý kiến trả lời trước ngày Nghị định số 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực (25/11/2017) để Tổng cục Hải quan có cơ sở hướng dẫn hải quan địa phương thực hiện thống nhất.

Trân trọng cám ơn sự hợp tác của Quý Bộ./.

(Đầu mối liên hệ: Đ/c Trần Thùy Anh, sđt 0914563368).


Nơi nhận:
- Như trên;
- TT. Vũ Thị Mai (để b/c);
- Bộ Công an, Bộ Y tế (để p/h);
- Cục Hải quan các tỉnh, TP (để biết);
- Lưu: VT, GSQL-Thùy Anh (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

MINISTRY OF FINANCE
GENERAL DEPARTMENT OF VIETNAM CUSTOMS
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-------------

No.: 7678/TCHQ-GSQL
Re: Import of substances and provision of opinions about the draft Circular providing guidance on Decree No. 113/2017/ND-CP

Hanoi, November 22, 2017

 

To: The Ministry of Industry and Trade

Based on results of meetings with representatives of the Vietnam Chemicals Agency affiliated to the Ministry of Industry and Trade, some Provincial Customs Departments and relevant enterprises on the issuance of the license to import industrial precursors under the Circular No. 42/2013/TT-BCT dated December 31, 2013, certification of declarations of chemicals under the Circular No. 40/2011/TT-BCT dated November 14, 2011 of the Ministry of Industry and Trade and difficulties that may arise during the implementation of the Government’s Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 09, 2017 elaborating and providing guidance on the Law on chemicals (which comes into force from November 25, 2017), the General Department of Customs hereby provides consolidated questions and suggestions thereof, and gives some opinions as follows:

1. Questions concerning industrial precursors:

Pursuant to the provisions in Clause 1 Article 3 of the abovementioned Circular No. 42/2013/TT-BCT, “industrial precursors are chemicals used in industries as materials, solvents or catalysts in production, scientific research, analysis and testing, and are considered chemicals essential for the preparation or manufacture of narcotic drugs”. The Ministry of Industry and Trade is vested with the authority to issue the license to export and import industrial precursors.

However, chemical mixtures containing precursors with different concentration and content (e.g. materials used in shoes industry such as adhesives or solvents containing acetone or methyl ethyl ketone) are currently imported. Pursuant to the Circular No. 42/2013/TT-BCT, chemical mixtures containing industrial precursors are not mentioned in its scope of application covering the production, trading, import, export, use and storage of industrial precursors.

In reality, not that all enterprises are licensed to import precursors. The Circular No. 42/2013/TT-BCT does not clearly stipulate whether an import license is required when importing chemical mixtures containing industrial precursors or not. This results in difficulties faced by both customs authorities and importers in the course of completion of import procedures.

* Legal grounds:

- Pursuant to the Law on Drug Prevention and Control No. 23/2000/HQ10, “precursors are chemicals essential for the preparation or manufacture of narcotic drugs and are included in the list of precursors announced by the Government”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Circular No. 42/2013/TT-BCT elaborates the Government’s lists of precursors under the management of the Ministry of Industry and Trade, in which their chemical formulas and HS codes are provided. There are 32 precursors in total and only 01 mixture “Essential oils or any mixtures containing Safrole, Isosafrole” at the serial number 11 that does not has scientific name, chemical formula, CAS number and HS code.

Thus, the scope of application of the Circular No. 42/2013/TT-BCT does not cover mixtures containing precursors (except the mixture at the serial number 11 - Essential oils or any mixtures containing Safrole, Isosafrole). Actually, goods whose ingredients are precursors or contain precursors are not treated as precursors because they do not have names and HS codes included in the abovementioned list. E.g. pickled cucumbers (containing Acetic acid); grapes, bananas (containing Tartaric acid); paint, varnish (containing Acetone); batteries (containing Sunfuric acid) and thousands of similar articles.

Example 2 “Chemical mixture whose trade name is…., containing Acetone” provided by the Ministry of Industry and Trade in the application form enclosed with the Circular No. 42/2013/TT-BCT causes the misunderstanding that all chemical mixtures containing Acetone are considered precursors and require an import license. And by extension, this means importers are required to have an import license when importing any mixtures containing precursors. This is contrary to the Law on Drug Prevention and Control and lists of precursors enclosed with the abovementioned Government’s Decrees.

* Suggestions:

Pursuant to Article 26 of the Law on customs, Article 16 of the Government's Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015, Article 4 of the Circular No. 14/2015/TT-BTC dated January 30, 2015 of the Ministry of Finance, the classification  of goods is meant to determine names and HS codes of goods according to Vietnam’s nomenclature of exports and imports, and used as the basis for calculation of taxes and application of relevant policies.

Thus, customs authorities shall have no basis for requiring the presentation of the import license in the case where the imports are chemical mixtures that contain precursors but whose names and HS codes are not included in the List of industrial precursors enclosed with the Circular No. 42/2013/TT-BCT.

In cases where the license to import precursors is required when importing chemical mixtures that contain precursors, amendments should be made to the Circular No. 42/2013/TT-BCT in order to include such mixtures containing precursors in the list of precursors requiring import license. However, the regulation that an import license is required to import any mixtures containing precursors will cause difficulties to importers and be not conformable with management purposes because there are thousands of goods whose ingredients are precursors or contain precursors but whose names and HS codes are not included in the list of precursors.

2. Certification of chemical declaration:

Pursuant to Point c Clause 2 Article 18 of Decree No. 108/2008/ND-CP ( as amended in Decree No. 26/2011/ND-CP), “importers are required to make chemical declarations with the Ministry of Industry and Trade before the customs clearance is granted” (The list of chemicals subject to compulsory declaration is provided in Appendix V enclosed with this Decree). Procedures for chemical declaration shall be carried in accordance with the Circular No. 40/2011/TT-BCT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thus, the Ministry of Industry and Trade is requested to stipulate whether importers are required to make chemical declaration when importing compounds or mixtures containing one or more chemicals included in the List of chemicals subject to compulsory declaration (in Appendix V) or not.

3. Difficulties that may arise during the implementation of Decree No. 113/2017/ND-CP (which comes into force from November 25, 2017):

3.1. Regarding the regulated entities of the Decree (Article 2, Article 3):

- The regulated entities prescribed in Article 2 of the Decree are organizations and individuals performing chemical-related activities, and those involving in chemical-related activities performed in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

- Article 3 of the Decree stipulates:

“1. Chemical production refers to the creation of a chemical through chemical reactions, biochemical, physical or chemical process such as extraction, concentration, dilution and mixing, etc.

2. Chemical business includes trading, import and export of chemicals for selling them on the market for profitable purpose."

The question arises as to whether or not an enterprise that imports chemicals listed in Appendix I or Appendix II for use or serving its production without selling them on the market for profitable purpose is considered a regulated entity of the Decree.

3.2. Regarding documents to be presented to customs authorities when carting out procedures for import/export of chemicals (Article 3, Article 9 and Article 15):

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9 stipulates  “Requirements to be satisfied for Certificate of eligibility to produce or trade conditional industrial chemicals”; Article 15 stipulates “Requirements to be satisfied for Certificate of eligibility to produce or trade restricted industrial chemicals”, but whether or not import/export of chemicals is subject to this Article;

Which documents must be presented when carrying out procedures for import/export of chemicals in Appendix I and Appendix II; And whether or not the Certificate of eligibility to produce/trade chemicals must be presented. The Decree does not stipulate which documents to be presented or submitted to obtain the customs clearance for the chemicals listed in these 02 Appendixes; this causes difficulty for customs authorities in determining whether or not the imported chemical is subject to Clause 2 Article 8 or Clause 2 Article 14 of the Decree, or classified as toxic chemical.

3.3. Regarding exemption from the license to import precursors (Article 13):

Pursuant to Clause 1 Article 13 of Decree No. 113/2017/ND-CP, the license to import precursors is exempted in the following cases:

a) The good containing by weight less than 1% of group-1 industrial precursor.

b) The good containing by weight less than 5% of group-2 industrial precursor.

These regulations cause the following difficulties:

a) Regarding legal grounds:

The term “precursor” is defined in Clause 4 Article 2 of the Law on Drug Prevention and Control No. 23/2000/HQ10; the lists of precursors are introduced in Decree No. 82/2013/ND-CP and Decree No. 126/2015/ND-CP, and industrial precursors are provided for in Circular No. 42/2013/TT-BCT. According to the abovementioned legislative documents, an industrial precursor is identified based on 6 criteria, including: name of the industrial precursor, its scientific name, CAS number, chemical formula and HS code. This is clear, transparent and convenient for regulated entities and regulatory authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Sulfuric acid used in lead acid batteries.

- Aminobenzoic acid used in sunscreen products.

- Safrole is widely used as a food additive in root beer, sassafras tea, and other common goods.

- Phenylacetic acid is an auxin (a plant hormone) and found predominantly in fruits. Phenylacetic acid is used in some perfumes, as it possesses a honey-like odor.

- Acetic acid (foods) is used as an organic solvent, in pharmaceutical, rubber, paint, dyes and foods industries, and as a bleaching agent, etc.

- Acetone is used in bleaching agents, cleaning devices, and making 2-part epoxy adhesives, paint and varnish.

- Tartaric acid occurs in many fruits, most notably in grapes, bananas and wine. It is added to other foods.

The abovementioned goods that contain precursors are not managed by license as prescribed in Article 4 of Decree No. 187/2013/ND-CP; they are subject to normal procedures carried out at the checkpoint of entry.

Article 12 of Decree No. 113/2017/ND-CP only stipulates the application and procedures for the license to import precursors but goods containing precursors, and the issuing authority that is the Ministry of Industry and Trade; based on the abovementioned analysis, there are a lot of goods containing precursors which are not subject to the management of the Ministry of Industry and Trade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The list of goods containing precursors is not available to serve management tasks and most goods containing precursors cannot be identified by visual examination or merely manual methods. Thus, further analysis or inspection is required and this causes difficulties and costs incurred by enterprises. E.g. The inspection is required to determine the amount of sulfuric acid in lead acid batteries or the amount of acetic acid in pickled cucumbers.

c) Suggestions and recommendations:

For the purposes of strict and practically significant management of precursors, facilitating enterprises and ensuring state management tasks, the General Department of Customs hereby requests the Ministry of Industry and Trade to consider promulgating guiding documents before the Decree No. 113/2017/ND-CP comes into force (on November 25, 2017) in the following ways:

- If a mixture containing a precursor is classified into the HS code of the precursor whose name, scientific name, CAS number and chemical formula are described in the List of precursors, the license to import precursors is required; and

- A license to import precursors is not required for other common goods containing precursors.

3.4. Regarding import of toxic chemicals (Article 19)

Article 19 of the Decree does not yet stipulate procedures and documents required to be presented when importing toxic chemicals.  This causes difficulties for customs authorities in determining whether or not the imported chemical is toxic chemical for applying corresponding policies.

3.5. Regarding chemicals subject to chemical declaration (Articles 25, 27, 28):

a) Article 25:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In reality, importers make declarations of imported chemicals according to the safety data sheet provided by exporters but most of safety data sheets indicate the main chemicals contained in a mixture only. E.g.:

“Dyeing fixing agent - Direfix SD liq contains N-Cyanoguanidine, polymer with N-(2-aminoethyl)-1,2-ethanediamine, sulfate (monomers are on EINECS) – CAS number: 101339-61-9 ­- Content: 50-60%”, remaining components are not indicates, accounting for 40-50%.

According to the abovementioned regulations, there is no regulation on limits of contents of chemicals included in a mixture subject to the compulsory declaration; this causes difficulties for customs authorities in carrying out inspection and for declarants in making chemical declaration.

b) Article 27:

Pursuant to Article 27 of the Decree, the “sales invoice in respect of imported chemicals” is one of the contents of the declaration of imported chemicals. Thus, the declaration of chemicals must be made according to each purchase.

In reality, imported chemicals are divided into 02 types as follows:

- Imported chemicals are sold on the market;

- Imported chemicals are used in the production of other products.

Suggestion:  Before importing chemicals, each enterprise has developed a specific production plan indicating demands for materials and supplies, the enterprise shall apply the abovementioned regulation in order to take initiative in its production and reduce administrative procedures. Thus, if the imported chemicals will be used in the production of other products, the importer shall make declaration of chemicals according to its demand for a specific period such as 6 months or 1 year, etc., regardless of sales invoices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c.1) Clause 3 Article 28 of the Decree stipulates that the declaration of chemicals shall be exempted if “The amount of imported chemicals is under 10 kg/shipment”. How this regulation is construed in the following cases:

E.g.:  If a declaration includes 02 rows indicating 02 types of imported chemicals subject to the compulsory declaration: Chemical 01: 05 kg, chemical 2: 06 kg (total amount: 11 kg > 10 kg, but the amount of each type of imported chemicals is < 10 kg), whether or not these 02 types of chemicals are exempted from declaration as prescribed in Article 28 of Decree No. 113/2017/ND-CP.

- In case of import of a mixture containing chemical subject to the compulsory declaration, the abovementioned regulation applies to whether the weight of chemical subject to compulsory declaration or the weight of mixture containing the chemical subject to compulsory declaration.

E.g.:  The imported mixture is 11 kg and contains 01 kg of chemical subject to the compulsory declaration; whether or not this case is exempted from the chemical declaration as prescribed in Article 28 of Decree No. 113/2017/ND-CP.

c.2) Pursuant to Clause 3 Article 3 of the Circular No. 06/2015/TT-BCT amending Article 2 of the Circular No. 40/2011/TT-BCT, “certification of chemical declaration shall not apply to organizations and individuals buying chemicals within the territory of Vietnam”. However, pursuant to Article 28 of the Decree No. 113/2017/ND-CP, organizations and individuals buying chemicals within the territory of Vietnam are not eligible to be exempted from the chemical declaration.

Pursuant to Clause 3 Article 9 of the Circular No. 42/2013/TT-BTC, “organizations and individuals in export-processing zones are required to obtain a license from the Ministry of Industry and Trade when importing precursors from domestic enterprises. Organizations and individuals are not required to obtain a license from the Ministry of Industry and Trade when exporting precursors from the domestic market to export-processing zones".

Pursuant to the Official Dispatch No. 1064a/HC-QLTC dated September 27, 2017 of the Vietnam Chemicals Agency, “entities in export-processing zones or industrial parks must apply for an import license when importing precursors and mixtures containing precursors…”.

The Official Dispatch No. 4925/BCT-HC dated May 19, 2015 of the Ministry of Industry and Trade providing guidance on administrative procedures in the Circular No. 06/2015/TT-BCT provides additional regulation of certification of chemical declaration, stating that:  “Only importers of chemicals on the list of chemicals subject to the compulsory declaration from foreign countries to Vietnam are required to make chemical declaration. Buyers of chemicals within the territory of Vietnam are not required to make chemical declaration…”

There are some cases actually arise as follows: (1) An export processing enterprise imports goods from the domestic market or bonded warehouses; (2) A domestic enterprise receives goods from another domestic enterprise as designated by a foreign trader. Pursuant to applicable regulations, these enterprises must carry out customs procedures for in-country export; if goods are imported from a bonded warehouse, corresponding customs procedures must be carried out. In these cases, owners of domestic goods or of goods sent to a bonded warehouse have been granted the certification of chemical declaration and the license to import precursors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thus, the General Department of Customs has the following opinions: In cases where a domestic enterprise or owner of goods sent to a bonded warehouse has obtained a license to import precursors or certification of chemical declaration, the domestic enterprise or the export processing enterprise that carries out in-country export or imports goods from a bonded warehouse should be allowed to submit these documents when carrying out customs procedures; they must not apply for a license or make chemical declaration when carrying out import procedures (with respect to goods sent to a bonded warehouse, the Ministry of Industry and Trade has provided specific guidance in the Official Dispatch No. 3242/BCT-HC dated April 13, 2016).

The Ministry of Industry and Trade is requested to consider adding cases of exemption from the chemical declaration to the Decree No. 113/2017/ND-CP and provide specific regulations on these issues in the draft of the guiding Circular.

3.6. Regarding time limits for certification of chemical declaration and actions against violations thereof:

Pursuant to the Decree No. 113/2017/ND-CP, Vietnam Chemicals Agency will give a certification of chemical declaration via a “response message automatically sent through the National single-window portal" but the time limit for sending such certification is not stipulated. This causes difficulties for both customs authorities and enterprises in monitoring and completing customs procedures.

The Decree stipulates that the relevant organization or individual shall be penalized for providing false or inaccurate information on the chemical declaration but does not mention any legislative documents prescribing penalties for such violations.

3.7. Regarding the effect of the Decree (Article 38):

Article 38 of the Decree does not supersede the Decree No. 58/2003/ND-CP dated May 29, 2003 prescribing control of import, export and transit transport through the territory of Vietnam of drugs, precursors, narcotic drugs, and psychoactive drugs, and the Government’s Decree No. 82/2013/ND-CP dated July 19, 2013 promulgating lists of drugs and precursors.

Thus, the Ministry of Industry and Trade is requested to clarify whether the Decree No. 113/2017/ND-CP or the Decree No. 58/2003/ND-CP and Decree No. 82/2013/ND-CP, Circular No. 42/2013/TT-BTC dated December 31, 2013 of the Ministry of Industry and Trade prescribing management and control of industrial precursors will apply to the import/export of precursors from November 25, 2017.

3.8. Regarding lists in enclosed Appendixes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In order to determine whether or not a mixture contains substances on the list of group-1 and group-2 industrial precursors in Appendix I and substances on the list of chemicals subject to compulsory declaration in Appendix V enclosed with the Decree No. 113/2017/ND-CP for applying management policies correctly, customs officials must request enterprises to clearly declare the components of the mixture and present technical documents for inspection or take samples for further analysis. This will cause considerable difficulty for both enterprises and customs authorities in the course of implementation of the Decree, may result in negative response from enterprises, and prolong periods for release of goods.

- The list of banned chemicals prescribed in Article 18 is provided in Appendix III enclosed with the Decree No. 113/2017/ND-CP. This list applies to whether the chemicals whose names and HS codes are prescribed in Appendix III enclosed with the Decree No. 113/2017/ND-CP or also mixtures containing chemicals listed in Appendix III enclosed with the Decree No. 113/2017/ND-CP.

- In Appendix V – List of chemicals subject to compulsory declaration, some goods only have common names without specific HS codes. E.g.:  Row No.153 “dustable powder containing a combination of benomyl at or above 7%, carbofuran at or above 10% and thiram at or above 15%”, or row No. 194 “Cr6+ compounds”, or row No. 195, 196,197....

- With regard to shipments of imported/exported chemicals which are listed in Appendix I, II or IV of the Decree No. 113/2017/ND-CP, whether or not enterprises must present “Certificate of eligibility to produce or trade conditional/restricted industrial chemicals" and/or "Written approval for chemical hazard prevention and response plan or measures” when carrying out customs procedures.

4. Opinions about the draft Circular providing guidance on the Law on chemicals and Decree No. 113/2017/ND-CP:

4.1. Article 1 Article 8 of the draft Circular stipulates:

“Importers of chemicals subject to compulsory declaration shall make declaration of imported chemicals before the grant of customs clearance through the National single-window portal”.

However, pursuant to Clause 3 Article 29 of the 2014 Law on customs, the registered customs declaration is valid for carrying out customs procedures. Policies on management of goods and taxes imposed on imported/exported goods are applicable at the time of registration of customs declaration. Thus, the Ministry of Industry and Trade is requested to adjust the time for making chemical declaration from “before the grant of customs clearance” to “at the time of registration of customs declaration” for being consistent with applicable regulations and facilitating the application of corresponding policies on management of goods by customs authorities at the time of customs declaration.

4.2. Clause 2 Article 8 stipulates:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Clause 2 Article 8 and Appendix 10 stipulating that the customs authority must reply to the customs declaration on the system of the Ministry of Industry and Trade immediately after the customs clearance is granted should be abrogated with the following reasons: The Prime Minister has signed the Decision No. 33/2016/QD-TTg on August 19, 2016 promulgating regulations on provision and use of information on electronic customs declarations. Thus, the provision of information on customs declarations must comply with the provisions in Decision No. 33/2016/QD-TTg.

4.3. The Ministry of Industry and Trade is requested to consider adding cases of exemption from declaration of imported chemicals and license to import precursors in respect of industrial chemicals and precursors as mentioned in Point 3 hereof.

Moreover, at the time when Governmental members give opinions about the promulgation of the Decree No. 113/2017/ND-CP, the General Department of Customs has provided for the Ministry of Finance with the following suggestion “Ministry of Industry and Trade should consider the necessity of the regulation on certification of chemical declaration and amend this regulation towards simplifying administrative procedures under the Resolution No. 19-2016/NQ-CP.” Thus, this regulation should be reviewed and the time for certification of chemical declaration should be made after the grant of customs clearance in order to reduce the period of time for release of imported goods”. Based on the abovementioned difficulties, the General Department of Customs hereby requests the Ministry of Industry and Trade to consider requesting the Government to amend the Decree No. 113/2017/ND-CP towards changing management methods and changing the time for certification of chemical declaration into "after the grant of customs clearance" in order to facilitate enterprises and reducing periods of time for release of goods in accordance with the Government's Resolution No. 19-2016/NQ-CP dated April 28, 2017; General Department of Customs will grant the right to access and use data on import of chemicals to the Ministry of Industry and Trade for necessary examination and inspection.

General Department of Customs hereby provide consolidated questions arising from the meeting held on November 16, 2017 to the Ministry of Industry and Trade for considering and responding to this General Department of Customs before the Decree No. 113/2017/ND-CP comes into force (i.e. November 25, 2017) for providing consistent guidance to local customs authorities.

Thank you for your kind cooperation!

(Contact point: Ms. Tran Thuy Anh, mobile: 0914563368).

 

 

PP. DIRECTOR GENERAL
DEPUTY DIRECTOR GENERAL

 


Vu Ngoc Anh

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 7678/TCHQ-GSQL ngày 22/11/2017 về nhập khẩu hóa chất và tham gia ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 113/2017/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.567

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.216.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!