Kính
gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Trong quá trình thực hiện thủ tục hải
quan đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan theo quy định tại Nghị định số
08/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 38/2015/TT-BTC , Bộ Tài chính đã nhận
được một số ý kiến vướng mắc của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và các doanh
nghiệp trong việc thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập; việc chia
tách, đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh với hàng nhập khẩu, xuất khẩu
và trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay đổi địa điểm dự kiến dỡ hàng,
xếp hàng ghi trên vận đơn. Về vấn đề này, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
I. Hướng dẫn khai
báo tờ khai vận chuyển độc lập:
1. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai vận chuyển độc lập theo
các chỉ tiêu thông tin quy định, tại mục 6 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông
tư 38/2015/TT-BTC .
Trường hợp thông tin cần khai báo vượt
quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập trên hệ thống thì người vận chuyển
nộp thêm các chứng từ sau đây:
a.1) 02 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất
khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo công văn này đối với trường
hợp lô hàng có trên 05 vận đơn, hoặc có trên 50 tờ khai xuất khẩu nhưng có số
lượng container hoặc gói, kiện rời nhỏ hơn 100;
a.2) 03 Bản kê hàng hóa theo mẫu quy
định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo công văn này đối với trường hợp lô hàng có
số lượng container hoặc gói, kiện rời lớn hơn 100.
b) Vận tải đơn trừ trường hợp hàng
hóa vận chuyển qua biên giới đường bộ không có vận tải đơn: 01 bản chụp.
Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được
khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử (hệ thống e-Manifest), nếu người khai
hải quan khai mã bộ hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ
thống e Manifest tại tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)”, đồng thời ghi nhận tại
tiêu chí “Ghi chú 1” như sau “Chi tiết số vận đơn, người xuất khẩu, người nhập
khẩu và tên hàng theo thông tin khai báo trên Hệ thống e-Manifest" thì
không phải nộp bản sao vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan;
c) Giấy phép quá cảnh đối với trường
hợp hàng quá cảnh phải có giấy phép: 01 bản chính.
2. Nguyên tắc khai hải
quan và thực hiện thủ tục hải quan:
a) Người vận chuyển khai các thông tin
trên tờ khai vận chuyển độc lập như sau:
a.1) Trường hợp thông tin hàng hóa của
lô hàng cần vận chuyển phù hợp thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập (có tối
đa 05 vận đơn và tối đa 100 container/gói, kiện rời hoặc tối đa 50 tờ khai xuất
khẩu và tối đa 100 container/gói, kiện rời): thực hiện khai báo các tiêu chí tờ
khai vận chuyển độc lập theo quy định tại Mục 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo
Thông tư 38/2015/TT-BTC. Lưu ý ngoại trừ các tiêu chí bắt buộc do Hệ thống chỉ
định, các tiêu chí khác người khai hải quan khai khi có thông tin;
a.2) Trường hợp thông tin hàng hóa của
lô hàng cần vận chuyển vượt quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập thì thực
hiện như sau:
a.2.1) Tiêu chí “Loại hình vận chuyển”:
khai KS (vận chuyển hàng hóa có thủ tục đơn giản);
a.2.2) Tiêu chí '‘Tên hàng”: trường hợp
hàng xuất khẩu hoặc hàng quá cảnh xuất khẩu có nhiều tên hàng thì người khai
không phải khai tên hàng, ghi “chi tiết theo tờ khai xuất khẩu”; trường hợp
hàng hóa nhập khẩu thì ghi “chi tiết theo vận đơn";
a.2.3) Tiêu chí “Số hàng hóa (Số
B/L/AWB)”, “Số tờ khai xuất khẩu” và “Số hiệu container/Số hiệu toa/số hiệu kiện”
thực hiện khai báo như sau:
a.2.3.1) Trường hợp hàng nhập khẩu và
hàng quá cảnh nhập khẩu, có trên 05 vận đơn nhưng có số lượng container hoặc
gói, kiện rời nhỏ hơn 100; và trường hợp hàng xuất khẩu và hàng quá cảnh xuất
khẩu có trên 50 tờ khai xuất khẩu nhưng có số lượng container hoặc gói, kiện rời
nhỏ hơn 100:
- Lập Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu
theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo công văn này;
- Sử dụng số Bản kê vận đơn/tờ khai
xuất khẩu để khai báo vào tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)" trên tờ khai
vận chuyển độc lập. Gửi số Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu thông qua nghiệp vụ
IIYS và khai số tệp tin đính kèm tại tiêu chí “Ghi chú 1” như sau “Bản kê vận
đơn/tờ khai xuất khẩu theo số tệp tin đính kèm (số tệp tin đính kèm do Hệ thống
cấp)”
a.2.3.2) Trường hợp hàng nhập khẩu,
hàng quá cảnh nhập khẩu có trên 100 container hoặc gói, kiện rời (không giới hạn
số vận đơn); và trường hợp hàng xuất khẩu và hàng quá cảnh xuất khẩu có số lượng
container hoặc gói, kiện rời lớn hơn 100 (không giới hạn số lượng tờ khai xuất
khẩu);
- Lập Bản kê hàng hóa theo mẫu tại Phụ
lục 2 ban hành kèm theo công văn này (không phải Lập thêm Bản kê vận đơn/tờ
khai xuất khẩu);
- Sử dụng số Bản kê hàng hóa để khai
vào tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” trên tờ khai vận chuyển độc lập. Gửi số
Bản kê hàng hóa thông qua nghiệp vụ HYS và khai số tệp tin đính kèm tại tiêu
chí “Ghi chú 1” như sau “Bản kê hàng hóa theo số tệp tin đính kèm (số tệp
tin đính kèm do Hệ thống cấp)”.
a.2.3.3) Riêng trường hợp hàng hóa nhập
khẩu và hàng hóa quá cảnh nhập khẩu dưới 5 vận đơn và trường hợp hàng xuất khẩu
và hàng quá cảnh xuất khẩu dưới 50 tờ khai xuất, nhưng có trên 100 container hoặc
gói, kiện rời thì ngoài việc lập Bản kê hàng hóa, người khai hải quan vẫn phải
khai đầy đủ thông tin tại tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” hoặc “Số tờ khai
xuất khẩu”.
a.2.4) Các tiêu chí khác: ngoại trừ
các tiêu chí bắt buộc do Hệ thống chỉ định người khai hải quan khai khi có
thông tin.
a.3) Sau khi tờ khai vận chuyển độc lập
được phê duyệt, cung cấp danh sách container hoặc danh sách hàng hóa khai báo tại
tờ khai vận chuyển độc lập cho cơ quan hải quan (thông qua Hệ thống khai báo hoặc
gửi bản mềm trực tiếp cho cơ quan hải quan).
b) Hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC có mục đích
vận chuyển khác nhau thì khai báo trên các tờ khai vận chuyển độc lập khác nhau
(tiêu chí “Mã mục đích vận chuyển” trên tờ khai vận chuyển độc lập);
c) Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập
của nhiều vận đơn có cùng một điểm đích ghi trên vận đơn hoặc hàng hóa của nhiều
tờ khai xuất khẩu có cùng địa điểm xuất hàng (cảng xuất hàng) thì được một tờ
khai vận chuyển, độc lập, không giới hạn số lượng vận đơn và số lượng
container, số kiện hàng, hàng rời kèm theo tờ khai vận chuyển độc lập;
d) Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển,
đường sông quy định tại điểm b.3 và điểm b.4 khoản 1 Điều 50
Thông tư số 38/2015/TT-BTC và hàng hóa quá cảnh không phải thực hiện niêm
phong hải quan nếu đáp ứng các điều kiện sau:
d.1) Chứa trong container còn nguyên
niêm phong của hãng vận chuyển;
d.2) Chuyển tải xuống xà lan xếp nhiều
tầng không thể niêm phong hoặc để trên tàu nhưng xếp nhiều tầng không thể niêm
phong.
3. Thủ tục hải quan
a) Trách nhiệm của người vận chuyển:
Khai và tiếp nhận thông tin phản
hồi từ Hệ thống và thực hiện như sau:
a.1) Trường hợp tờ khai thuộc luồng 1
và được Hệ thống phê duyệt vận chuyển, người khai hải quan in 03 Thông báo phê
duyệt khai báo vận chuyển, 02 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu (nếu có), 03 Bản
kê hàng hóa (nếu có) và xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa
được vận chuyển đi để niêm phong, xác nhận hàng hóa vận chuyển đi;
a.2) Trường hợp tờ khai thuộc luồng
2, người khai hải quan xuất trình hồ sơ hải quan theo yêu cầu tại khoản 1
Mục này cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để kiểm tra, phê
duyệt vận chuyển, niêm phong, xác nhận hàng hóa vận chuyển đi;
a.3) Xuất trình hàng hóa cho cơ quan
hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để cơ quan hải quan kiểm tra thực tế
theo yêu cầu của cơ quan hải quan trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm
pháp luật;
a.4) Khai bổ sung tờ khai vận chuyển
theo thông báo của cơ quan hải quan;
a.5) Trường hợp có sửa đổi, bổ sung
thông tin tại Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu hoặc Bản kê hàng hóa, người vận
chuyển giải trình lý do sửa đổi bổ sung bằng văn bản trong 24 giờ kể từ khi
công chức giám sát xác nhận trên Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu hoặc Bản kê
hàng hóa; và cập nhật sửa đổi bổ sung trên file HYS đính kèm sau khi Chi cục Hải
quan đã phê duyệt.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan
nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
b.1) Kiểm tra hồ sơ trong trường hợp
Hệ thống yêu cầu kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung
các thông tin khác trên tờ khai (nếu có).
Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm
pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Kết quả kiểm tra thực tế được
ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành
kèm Thông tư này và được gửi cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển
đến để theo dõi và làm tiếp thủ tục theo quy định;
b.2) Phê duyệt tờ khai vận chuyển
hàng hóa trên Hệ thống. In 03 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển theo yêu
cầu của người khai hải quan;
b.3) Thực hiện niêm phong hàng hóa (nếu
có) và ghi số niêm phong hải quan tại Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển
hoặc Bản kê hàng hóa; ký tên đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm xác nhận
trên trang đầu của Thông báo phê duyệt hoặc Bản kê hàng hóa (nếu có).
Trường hợp hàng hóa không thể niêm
phong được, công chức hải quan lập biên bản ghi nhận ghi rõ tên hàng, số lượng,
chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa (nếu
cần thiết).
Trường hợp có sửa đổi thông tin tại Bản
kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu hoặc Bản kê hàng hóa, căn cứ vào thực tế hàng hóa,
công chức hải quan thực hiện xác nhận việc sửa đổi, bổ sung trên Thông báo phê
duyệt khai báo vận chuyển; hoặc tại Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu hoặc Bản
kê hàng hóa đính kèm (nếu có).
b.4) Cập nhật thông tin hàng hóa vận
chuyển đi vào Hệ thống trong trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ kho, bãi
không kết nối trao đổi dữ liệu hải quan điện tử với cơ quan hải quan;
b.5) Bàn giao hàng hóa và hồ sơ cho
người khai hải quan như sau:
b.5.1) 01 Thông báo phê duyệt khai
báo vận chuyển; 01 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu (nếu có); 01 Bản kê hàng
hóa (nếu có) để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh kho bãi hoặc công chức hải
quan giám sát khi đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát;
b.5.2) Niêm phong hồ sơ gồm 01 Thông
báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 01 Bản kê hàng hóa (nếu có); 01 biên bản ghi
nhận và ảnh chụp (nếu có) để xuất trình Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận
chuyển đến;
b.6) Theo dõi về thông tin lô hàng vận
chuyển chịu sự giám sát hải quan;
b.7) Tổ chức truy tìm lô hàng trong
trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng chưa nhận được phản hồi của Chi cục Hải
quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến.
b.8) Lưu giữ hồ sơ gồm 01 thông báo
phê duyệt khai báo vận chuyển, 01 Bản kê hàng hóa (nếu có); 01 Bản kê vận đơn/tờ
khai xuất khẩu (nếu có); 01 Biên bản ghi nhận và ảnh chụp (nếu có).
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan
nơi hàng hóa được vận chuyển đến:
c.1) Công chức hải quan đối chiếu
tình trạng niêm phong, dấu hiệu niêm phong hải quan trên Thông báo phê duyệt
khai báo vận chuyển hoặc trên Bản kê hàng hóa (nếu có) với thực tế hàng hóa để
xác nhận trên Hệ thống hoặc Bản kê hàng hóa;
c.2) Cập nhật thông tin hàng hóa vận
chuyển, đến đích vào hệ thống.
Riêng đối với trường hợp hàng hóa xuất
khẩu, quá cảnh xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa,
đường sắt liên vận quốc tế, xác nhận hàng hóa đã đến khu vực giám sát hải quan
tại cửa khẩu xuất trên hệ thống hoặc hồi báo (fax) Thông báo phê duyệt khai báo
vận chuyển xác nhận đã đến khu vực giám sát hải quan cho Chi cục Hải quan nơi
hàng hóa được vận chuyển đi nếu không trao đổi được thông tin hồi báo trên hệ
thống. Sau khi toàn bộ hàng hóa được vận chuyển qua khu vực cửa khẩu xuất sang
nước nhập khẩu, công chức hải quan thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận
chuyển đến đích vào hệ thống.
d) Lưu giữ hồ sơ gồm 01 Thông báo phê
duyệt khai báo vận chuyển, 01 Bản kê hàng hóa (nếu có), 01 Biên bản ghi nhận và
ảnh chụp (nếu có).
II. Hướng dẫn thủ
tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa quy định
tại điểm b.4 khoản 1 Điều 50
Thông tư số 38/2015/TT-BTC hoặc hàng hóa quy định tại
điểm b.3 khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC
1. Nguyên tắc đóng
ghép
Hàng hóa quy định tại điểm
b.4 khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (dưới đây gọi hàng nhập khẩu)
hoặc hàng hóa quy định tại điểm b.3 khoản 1 Điều 50 Thông tư số
38/2015/TT-BTC (dưới đây gọi hàng xuất khẩu) và hàng hóa quá cảnh đóng ghép
chung container phải thỏa mãn các điều kiện:
a) Phải được đóng gói riêng biệt (kiện,
thùng, bao bì...) để phân biệt hàng hóa quá cảnh đóng ghép với hàng nhập khẩu;
và hàng quá cảnh đóng ghép với hàng xuất khẩu trong trường hợp hàng đóng ghép
được chia tách nhiều lần, đảm bảo công tác giám sát, quản lý của cơ quan hải
quan và các cơ quan chức năng liên quan;
b) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt
Nam; trừ hàng hóa quá cảnh phải có giấy phép quá cảnh theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 242 Luật Thương mại;
c) Phải có cùng điểm đích vận chuyển,
cụ thể:
c.1) Trường hợp hàng nhập khẩu: phải
có cùng cửa khẩu nhập hoặc cảng đích ghi trên vận đơn với hàng quá cảnh hoặc địa
điểm thu gom hàng lẻ, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội
địa (ICD) hoặc kho hàng không kéo dài;
c.2) Trường hợp hàng xuất khẩu: hàng
xuất khẩu khi đóng ghép với hàng quá cảnh phải có cùng cửa khẩu xuất với hàng
quá cảnh; cửa khẩu xuất phải là cửa khẩu quốc tế theo quy định hiện hành.
d) Chỉ được đóng ghép chung trong một
container hoặc một xe chuyên dụng hoặc một toa xe lửa.
2. Hướng dẫn cụ thể:
a) Trách nhiệm của người khai hải
quan:
a.1) Gửi cơ quan Hải quan, văn bản đề
nghị đóng ghép hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với hàng quá cảnh quy định tại khoản
1 Mục này;
a.2) Trường hợp được cơ quan Hải quan
chấp nhận, khai báo tờ khai vận chuyển độc lập theo hướng dẫn tại Mục I công
văn này, Trường hợp hàng quá cảnh đóng ghép với hàng xuất khẩu và thực xuất tại
cùng cửa khẩu (xuất cả container đã đóng ghép, không chia tách) thì khai trên
01 tờ khai vận chuyển độc lập;
a.3) Tiêu chí “Ghi chú 2” ghi số tờ khai
vận chuyển độc lập của hàng hóa đã đóng ghép.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan
nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
b.1) Tiếp nhận và kiểm tra các điều
kiện đóng ghép quy định tại khoản 1 Mục này:
b.1.1) Trường hợp không phù hợp:
không chấp nhận việc đóng ghép, hoặc hướng dẫn bổ sung;
b.1.2) Trường hợp phù hợp: phê duyệt
văn bản đề nghị đóng ghép; giám sát việc chia tách, đóng ghép và thực hiện theo
hướng dẫn tại điểm b khoản 3 Mục I công văn này;
b.2) Ghi cùng 01 số hiệu niêm phong hải
quan trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, hoặc trên Bản kê hàng hóa (nếu
có) cửa hàng quá cảnh và hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu đóng ghép.
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan
nơi hàng hóa được vận chuyển đến:
c.1) Thực hiện các công việc theo hướng
dẫn tại điểm c khoản 3 Mục I, công văn này;
c.2) Kiểm tra tờ khai vận chuyển độc
lập được ghi tại tiêu chí “Ghi chú 2” trên tờ khai vận chuyển độc lập đóng ghép
để xác nhận 02 tờ khai trên hệ thống theo quy định.
III. Trường hợp
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay đổi địa điểm dự kiến dỡ hàng, xếp hàng ghi
trên vận đơn:
1. Nguyên tắc
chung:
Hàng hóa nhập khẩu dự kiến dỡ hàng tại
cảng đích ghi trên vận đơn, hoặc hàng hóa xuất khẩu dự kiến xếp hàng lên tàu xuất
khẩu tại cảng xuất ghi trên vận đơn (dưới đây gọi là hàng hóa chuyển cảng) chỉ
được phép chuyển đến một cảng khác nếu thỏa mãn điều kiện:
a) Nhằm giải quyết các ùn tắc do lượng
hàng quá lớn tại cảng đích ghi trên vận đơn hoặc cảng dự kiến xuất khẩu ghi
trên vận đơn;
b) Phải được sự chấp thuận của chủ hàng/Hãng
tàu/Đại lý hãng tàu đối với việc chuyển hàng hóa sang cảng khác;
c) Hàng hóa xin chuyển cảng trong quá
trình vận chuyển sang cảng khác phải đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong
và đúng thời gian cam kết với chủ hàng;
d) Doanh nghiệp kinh doanh cảng thực
hiện vận chuyển phải chịu trách nhiệm trả các chi phí phát sinh;
đ) Hàng hóa nhập khẩu xin chuyển cảng
phải được vận chuyển về cảng đích ghi trên vận đơn để làm thủ tục hải quan. Trường
hợp chủ hàng nhập khẩu có văn bản đề nghị được làm thủ tục hải quan tại cảng
chuyển đến thì thực hiện thủ tục Hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý cảng đó.
2. Hướng dẫn cụ thể:
a) Trách nhiệm của người khai hải
quan:
a.1) Gửi cơ quan hải quan văn bản đề
nghị cho phép hàng hóa chuyển cảng;
a.2) Trường hợp được cơ quan hải quan
chấp nhận, khai báo tờ khai vận chuyển độc lập theo hướng dẫn tại Mục I công
văn này.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan
nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
Kiểm tra các điều kiện hàng hóa chuyển
cảng quy định tại khoản 1 Mục này và xử lý kết quả như sau:
b.1) Trường hợp không phù hợp: không
chấp nhận hàng hóa chuyển cảng, hoặc hướng dẫn bổ sung;
b.2) Trường hợp phù hợp: phê duyệt
văn bản đề nghị hàng hóa chuyển cảng; và thực hiện hướng dẫn quy định tại điểm
b khoản 3 Mục I công văn này;
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan
nơi hàng hóa được vận chuyển đến;
c.1) Thực hiện các công việc theo hướng
dẫn tại điểm c khoản 3 Mục I, công văn này;
c.2) Trường hợp chủ hàng có văn bản
yêu cầu được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận
chuyển đến, thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định;
c.3) Trường hợp doanh nghiệp kinh
doanh cảng có văn bản yêu cầu được làm thủ tục giám sát xuất khẩu tại Chi cục Hải
quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến, thực hiện thủ tục giám sát đối với hàng
hóa xuất khẩu theo quy định.
Bộ Tài chính hướng dẫn để Cục Hải
quan các tỉnh, thành phố được biết và thực hiện. Trường hợp có vướng mắc phát
sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được
hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
- Tổng cục trưởng (để b/c);
- TCT Tân Cảng Sài Gòn;
Công ty CP Giao nhận vận tải Việt Nam; Công ty TNHH Kiên Trung; Công ty TNHH
KART (thay trả lời);
- Lưu: VT, TCHQ.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
|