|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
1253/TCT-KK
|
|
Loại văn bản:
|
Công văn
|
Nơi ban hành:
|
Tổng cục Thuế
|
|
Người ký:
|
Mai Sơn
|
Ngày ban hành:
|
28/03/2024
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Tổng cục Thuế yêu cầu thực hiện quản lý hoàn thuế GTGT năm 2024
Ngày 28/3/2024, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 1253/TCT-KK về việc thực hiện quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2024.Tổng cục Thuế yêu cầu thực hiện quản lý hoàn thuế GTGT năm 2024
Theo đó, để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT, trong năm 2024, Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế khẩn trương thực hiện ngay các nhiệm vụ sau:
- Đồng chí Cục trưởng chịu trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý hoàn thuế GTGT trên địa bàn, có trách nhiệm bố trí đầy đủ nguồn lực, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoàn thuế đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật;
Quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức về kỷ cương, kỷ luật của ngành, về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ hoàn thuế GTGT đảm bảo giải quyết hồ sơ hoàn thuế của NNT đúng thời hạn (06 ngày làm việc đối với hồ sơ được phân loại hoàn thuế trước và 40 ngày đối với hồ sơ được phân loại kiểm tra trước kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn của người nộp thuế);
Đảm bảo giải quyết hoàn thuế đúng đối tượng và trường hợp được hoàn theo quy định của pháp luật thuế và pháp luật quản lý thuế.
Căn cứ đặc thù công tác quản lý thuế của từng địa bàn, Cục trưởng Cục Thuế có biện pháp tăng cường quản lý, giám sát tiến độ thực hiện của các bộ phận, công chức được giao nhiệm vụ liên quan đến giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT.
- Rà soát các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và dự án đầu tư trên địa bàn để chủ động tuyên truyền, hướng dẫn ngay từ khâu kê khai hồ sơ khai thuế, kê khai hồ sơ đề nghị hoàn thuế và các thủ tục về hoàn thuế theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Thông tư 80/2021/TT-BTC để hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế các vướng mắc trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị hoàn thuế đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng quy định.
Xem chi tiết nội dung tại Công văn 1253/TCT-KK ngày 28/3/2024.
BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1253/TCT-KK
V/v thực hiện quản lý hoàn thuế GTGT năm
2024
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 03 năm 2024
|
Kính gửi: Đồng chí Cục
trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Năm 2023, với chỉ đạo quyết
liệt của Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và sự nỗ lực của cơ quan thuế các cấp,
công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) của toàn ngành thuế các
tháng cuối năm đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực hơn
trước, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất
kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa; đồng thời, công tác kiểm tra, kiểm tra hoàn thuế
đã được thực hiện hiệu quả, qua đó phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm về
hóa đơn và hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên tại một số Cục Thuế tỉnh, thành phố chưa
chủ động trong tổ chức thực hiện công tác quản lý hoàn thuế GTGT, vẫn còn tình
trạng chậm, muộn trong công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT.
Để tiếp tục thực hiện tốt
hơn nữa công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT, trong năm 2024, Tổng cục Thuế
yêu cầu các Cục Thuế khẩn trương thực hiện ngay các nhiệm vụ sau:
1. Đồng chí Cục trưởng chịu
trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý hoàn thuế GTGT trên địa bàn, có trách
nhiệm bố trí đầy đủ nguồn lực, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoàn thuế đúng thẩm
quyền, đúng quy định pháp luật; quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức về kỷ
cương, kỷ luật của ngành, về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ,
công chức được giao nhiệm vụ hoàn thuế GTGT đảm bảo giải quyết hồ sơ hoàn thuế
của NNT đúng thời hạn (06 ngày làm việc đối với hồ sơ được phân loại hoàn thuế
trước và 40 ngày đối với hồ sơ được phân loại kiểm tra trước kể từ ngày cơ quan
thuế ban hành Thông báo chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn của người nộp thuế); đảm bảo
giải quyết hoàn thuế đúng đối tượng và trường hợp được hoàn theo quy định của
pháp luật thuế và pháp luật quản lý thuế.
Căn cứ đặc thù công tác
quản lý thuế của từng địa bàn, Cục trưởng Cục Thuế có biện pháp tăng cường quản
lý, giám sát tiến độ thực hiện của các bộ phận, công chức được giao nhiệm vụ
liên quan đến giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT.
2. Rà soát các doanh nghiệp
có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và dự án đầu tư trên địa bàn để chủ động
tuyên truyền, hướng dẫn ngay từ khâu kê khai hồ sơ khai thuế, kê khai hồ sơ đề
nghị hoàn thuế và các thủ tục về hoàn thuế theo quy định tại Nghị định số
126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày
29/9/2021 của Bộ Tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế các vướng mắc trong
việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị hoàn thuế đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng quy định.
3. Tổ chức tiếp nhận hồ
sơ đề nghị hoàn thuế GTGT theo đúng thành phần, thủ tục hồ sơ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC, trường hợp hồ sơ chưa được
chấp nhận do chưa đủ thủ tục thì phải thông báo bằng văn bản cho NNT ghi rõ lý
do không chấp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 32 Thông tư số
80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
4. Đối với các doanh nghiệp
đã được hoàn thuế, phân công các đơn vị chủ động rà soát, thu thập thông tin để
xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp hoàn thuế GTGT, thông tin về
các bên liên quan (bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp hoàn thuế,
thông tin khách hàng nhập khẩu của doanh nghiệp hoàn thuế) theo các kỳ hoàn thuế
để có đầy đủ thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá rủi ro đối với doanh
nghiệp hoàn thuế và các bên liên quan, trên cơ sở đó, lựa chọn đối tượng để thực
hiện kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đối với doanh nghiệp đã được hoàn thuế
và thanh tra, kiểm tra các bên liên quan (theo thứ tự ưu tiên thực hiện trước đối
với các doanh nghiệp đang tiếp tục hoàn thuế năm 2024). Việc thu thập thông
tin, đánh giá, phân tích rủi ro phải căn cứ vào từng hồ sơ, thông tin quản lý
thuế cụ thể và thực tiễn công tác quản lý thuế trên địa bàn để triển khai thực
hiện; áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro quy định tại Luật Quản lý thuế,
các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy trình nghiệp vụ và các bộ tiêu chí, chỉ
số rủi ro và tài liệu hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ của Tổng cục Thuế.
Trường hợp phát hiện bên
cung cấp hàng hóa, dịch vụ có rủi ro cao, cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp
hoàn thuế đề xuất bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra để thực hiện thanh tra,
kiểm tra bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp hoàn thuế theo quy định;
hoặc có văn bản đề nghị cơ quan thuế quản lý bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ đề
xuất bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho
doanh nghiệp hoàn thuế.
Cơ quan thuế quản lý bên
cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp hoàn thuế khi nhận được văn bản đề
nghị của cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp hoàn thuế phải đề xuất bổ sung kế hoạch
thanh tra, kiểm tra để thực hiện thanh tra, kiểm tra bên cung cấp hàng hóa dịch
vụ cho doanh nghiệp hoàn thuế; hoặc kịp thời cung cấp thông tin về việc đã
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp hoàn
thuế. Trường hợp qua phân tích, đánh giá, nếu xác định bên cung cấp hàng hóa, dịch
vụ không thuộc diện rủi ro cao thì trả lời cho cơ quan thuế quản lý hoàn thuế
biết.
5. Cơ quan Thuế thực hiện
áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và thực hiện các công việc để giải quyết hồ sơ
hoàn thuế GTGT theo đúng quy định tại Điều 34 và Điều 35 Thông
tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
Đối với các hồ sơ đề nghị
hoàn thuế GTGT được phân loại kiểm trước đang kiểm tra, xác minh số thuế đủ điều
kiện hoàn thì phải thông báo cho NNT lý do chưa thực hiện hoàn thuế do còn phải
xác minh đảm bảo công khai, minh bạch. Cơ quan thuế phải thực hiện giải quyết
hoàn thuế cho NNT đối với số thuế đã có kết quả kiểm tra, xác minh đủ điều kiện
hoàn, không chờ kết quả xác minh toàn bộ mới giải quyết hoàn thuế cho NNT theo
quy định tại Điều 34 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày
29/9/2021 của Bộ Tài chính. Đối với các hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT chưa đủ điều
kiện hoàn thuế hoặc không được hoàn thuế thì Cục Thuế ban hành văn bản thông
báo trả lời cho NNT biết theo mẫu số 04/TB-HT ban hành kèm theo Thông tư số
80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
Đối với các hồ sơ đề nghị
hoàn thuế của doanh nghiệp xuất khẩu đang được kiểm tra, xác minh mà đã quá thời
hạn giải quyết theo quy định, trường hợp kết quả kiểm tra, xác minh đến thời hạn
giải quyết hồ sơ hoàn thuế chưa phát hiện các hành vi gian lận về thuế thì cơ
quan thuế căn cứ hồ sơ và các tài liệu kèm theo của doanh nghiệp cung cấp để
xác định số thuế đủ điều kiện hoàn thuế và thực hiện giải quyết hoàn thuế theo
quy định.
Trường hợp sau khi giải
quyết hoàn thuế, cơ quan Thuế phát hiện doanh nghiệp có hành vi kê khai sai về
số thuế đề nghị hoàn thuế thì cơ quan thuế thu hồi số tiền thuế đã hoàn, xử phạt
và tính tiền chậm nộp (nếu có) theo quy định, đồng thời doanh nghiệp chịu hoàn
toàn trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi vi phạm của mình.
6. Chủ động phối hợp với
các cơ quan chức năng để phòng ngừa việc lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT nhằm
chiếm đoạt ngân sách nhà nước. Đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế cơ quan Thuế
phát hiện hành vi, dấu hiệu gian lận nhằm trục lợi tiền hoàn thuế từ ngân sách
nhà nước thì củng cố hồ sơ để chuyển cơ quan công an điều tra, đồng thời thông
báo bằng văn bản cho NNT được biết và căn cứ kết luận của cơ quan chức năng để
xử lý theo Điều 34, Điều 35 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày
29/9/2021 của Bộ Tài chính.
7. Về công tác kiểm tra để
giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT
- Đẩy mạnh việc khai thác
và tổng hợp thông tin từ hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin hiện có của
ngành và thông tin nhận được từ bên thứ ba (Hải quan, Ngân hàng,...) để thực hiện
kiểm tra, giám sát việc hoàn thuế theo quy định của pháp luật. Cục Thuế tổ chức
thực hiện kiểm tra hoàn thuế theo quy định tại Điều 77, Điều 110,
Điều 112, Điều 115 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các
văn bản hướng dẫn thi hành, Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định
số 970/QĐ-TCT ngày 14/7/2023.
- Đối với các hồ sơ được
phân loại kiểm tra trước hoàn thuế, Cục Thuế tổ chức thực hiện phân công, triển
khai việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế ngay khi tiếp nhận hồ sơ. Trong quá trình kiểm
tra, nếu phát sinh lý do bất khả kháng, không thể tiếp tục thực hiện kiểm tra
thì Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người ban hành Quyết định kiểm tra để ban hành
Thông báo tạm dừng kiểm tra. Lý do bất khả kháng được thực hiện theo quy định tại
khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế và khoản 1
Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Lãnh đạo Cục Thuế, Lãnh đạo bộ phận
thanh tra, kiểm tra thuế chịu trách nhiệm tổ chức giám sát từng đoàn kiểm tra đảm
bảo thủ tục, trình tự theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14,
quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 970/QĐ-TCT ngày
14/7/2023.
- Quá thời gian giải quyết
hoàn thuế mà chưa có kết quả trả lời từ phía cơ quan chức năng, Cục Thuế có văn
bản đôn đốc, đề nghị cơ quan chức năng có ý kiến về lý do của việc chưa cung cấp
được thông tin; thực hiện kết thúc kiểm tra đúng thời hạn và giải quyết hồ sơ
hoàn thuế theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 34 Thông tư số
80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp doanh nghiệp
thuộc kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT đã được phê duyệt có hồ sơ đề
nghị hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn, Cục Thuế ưu tiên thực hiện công
tác kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế, bố trí, sắp xếp nguồn lực triển khai kế
hoạch phù hợp với quy định về thanh tra, kiểm tra thuế, quy định về giải quyết
hoàn thuế tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
8. Công tác thanh tra, kiểm
tra sau hoàn thuế phải được thực hiện quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ việc
hoàn thuế GTGT đảm bảo đúng chính sách, quy định của pháp luật. Cục Thuế phân
công nhiệm vụ, giao nhiệm vụ kiểm tra sau hoàn thuế một cách cụ thể, rõ ràng đến
từng bộ phận. Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra sau hoàn đối với quyết
định hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo quy định tại Điều 77, Điều 110, Điều 112, Điều 115 Luật Quản
lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định tại Luật
thanh tra số 11/2022/QH15 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quy trình thanh
tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015, Quy trình
kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 970/QĐ-TCT ngày 14/7/2023. Trường
hợp phát hiện doanh nghiệp có hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp
hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn, trục lợi trong hoàn thuế và các hành vi vi
phạm pháp luật khác nhằm chiếm đoạt ngân sách nhà nước thì phối hợp với cơ quan
chức năng có thẩm quyền để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đối với số
tiền thuế đã giải quyết theo hồ sơ hoàn trước cho NNT nhưng khi thanh tra, kiểm
tra sau hoàn đến thời điểm kết thúc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT vẫn chưa
có kết quả trả lời, xác minh của các cơ quan có liên quan, cơ quan Thuế phải
nêu rõ trong biên bản kiểm tra, kết luận thanh tra, kiểm tra về việc chưa đủ
căn cứ kết luận số tiền thuế đủ điều kiện hoàn thuế. Khi có kết quả trả lời,
xác minh của các cơ quan có liên quan, cơ quan Thuế xác định số tiền thuế đã
hoàn không đủ điều kiện được hoàn thuế thì ban hành Quyết định về việc thu hồi
hoàn thuế và xử phạt, tính tiền chậm nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 77, Điều 113 Luật Quản lý thuế và Điều 39
Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
9. Khẩn trương giải quyết,
xử lý dứt điểm các hồ sơ đề nghị hoàn thuế còn tồn đọng từ năm 2023 chuyển
sang, đảm bảo thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 75 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14; trường hợp NNT
không đồng ý với quyết định của Cơ quan Thuế thì có quyền thực hiện khiếu nại,
khởi kiện theo quy định pháp luật về quản lý thuế.
Tổng cục Thuế yêu cầu đồng
chí Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc
triển khai thực hiện ngay các nội dung chỉ đạo nêu trên, đảm bảo giải quyết
hoàn thuế GTGT kịp thời, đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi, tháo
gỡ khó khăn, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đồng chí Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành (để báo cáo);
- Các đồng chí Phó TCTr;
- Cục Vụ/đơn vị trực thuộc TCT;
- Lưu: VT, KK (2b).
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|
Công văn 1253/TCT-KK thực hiện quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2024 do Tổng cục Thuế ban hành
MINISTRY OF
FINANCE OF VIETNAM
GENERAL DEPARTMENT OF TAXATION
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------
|
No. 1253/TCT-KK
On management of 2024 VAT refund
|
Hanoi, March 28,
2024
|
To: Directors
of Departments of Taxation of provinces and central-affiliated cities. In 2023, given extensive direction of the National
Assembly, the Government, Ministry of Finance, and effort of tax authorities of
all levels, VAT refund of tax sector in the final months of the year has made
major advances, achieved better results, enable enterprises to recover, boost
production development and goods export; simultaneously, tax audit and tax
refund inspection have been effective in discovering violations relating to VAT
invoices and refund. However, certain Departments of Taxation of provinces and
cities remain inaction in implementing VAT refund and/or fail to process VAT
refund application in a timely fashion. To better process VAT refund application, in 2024,
the General Department of Taxation hereby requests Departments of Taxation to: 1. Directors of Departments of Taxation are
entirely responsible for managing VAT refund in their provinces and cities,
assigning adequate personnel, organizing implementation of VAT refund within
their powers and in a law compliant manner, communicating disciplines and
principles of the sector to all officials and employees and rights,
obligations, and responsibilities to all officials and employees in charge of
VAT refund so that VAT refund applications are processed in a timely manner (6
working days in respect of applications classified for refund before inspection
and 40 days for applications classified for inspection before refund from the
date on which tax authority issues receipt notice for VAT refund applications);
granting VAT refund to the appropriate beneficiaries and in the appropriate
eligibility in accordance with tax laws and tax administration laws. Depending on specific conditions in tax
administration of each province and city, Director of Department of Taxation
shall develop solutions for strengthening management and supervising
implementation of departments and officials assigned with tasks pertaining to
processing of VAT refund application. 2. Review local enterprises exporting goods,
services and investment projects to communicate and provide guidelines from tax
declaration, tax refund application, and tax refund procedures in accordance
with Decree No. 126/2020/ND-CP dated October 19, 2020 of the Government and
Circular No. 80/2021/TT-BTC dated September 29, 2021 of the Ministry of Finance
to promptly assist enterprises in resolving issues during preparation of tax
refund application. 3. Receive VAT refund application in accordance
with Article 28 of Circular No. 80/2021/TT-BTC. Where application is
inadequate, immediately notify taxpayers of reason for rejection in writing in
accordance with Article 32 of Circular No. 80/2021/TT-BTC dated September 29,
2021 of the Ministry of Finance. 4. Where enterprises have received their tax
refund, assign entities to review and collect information to develop database
on enterprises applying for VAT refund, information on relevant parties
(suppliers of goods and services for enterprises applying for VAT refund,
importing customers of enterprises applying for VAT refund) in VAT refund
periods to serve analysis and risk assessment for enterprises applying for VAT
refund and relevant parties and, thereby, choose enterprises for post-refund
inspection and audit (if the enterprises have received tax refund) and relevant
parties for inspection and audit (in order of priority if the enterprises are
still receiving tax refund for 2024). Information collection, assessment, and
risk analysis must be made for each application, specific tax administration
information, and local tax administration operation; adequately apply risk
management principles under the Law on Tax Administration, guiding documents,
professional procedures, criteria, risk indicators, and professional training
documents of the General Department of Taxation. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Tax authorities that govern the suppliers shall,
upon receiving written request of tax authorities that govern the enterprises
applying for tax refund, must develop inspection and audit plans and inspect,
examine the suppliers promptly inform the tax authorities that govern the
enterprises applying for tax refund about concluded inspection, audit and
penalties imposed. Where suppliers of goods and services are not considered high
risk via analysis and evaluation, immediately respond to tax authorities. 5. Tax authorities shall adopt professional
measures and tasks to process VAT refund application in accordance with Article
34 and Article 35 of Circular No. 80/2021/TT-BTC dated September 29, 2021 of
the Ministry of Finance. Where VAT refund applications classified for
inspection before refund are being inspected and verified for tax amounts
eligible for refund, inform taxpayers about reasons for uncompleted tax refund
due to unfinished verification process in order to maintain transparency. Tax
authorities must process tax refund for taxpayers whose tax has been inspected
and verified as eligible for refund without waiting for thorough verification
results in accordance with Article 34 of Circular No. 80/2021/TT-BTC dated
September 29, 2021 of the Ministry of Finance. Where VAT refund application
lack sufficient eligibility or is not approved, the Departments of Taxation
shall inform taxpayers in writing using Form No. 04/TB-HT attached to Circular
No. 80/2021/TT-BTC dated September 29, 2021 of the Ministry of Finance. Where refund applications of exporting enterprises
are being inspected and verified and have passed the processing time limit as
per the law, if tax fraud is not found as of the date on which processing time
limit expired, tax authorities shall rely on applications and attachments
provided to determine tax amounts eligible for refund and proceed with refund
as per the law. Where tax authority discovers wrongful declaration
of tax amounts applied for a refund after a refund has been granted, the tax
authority shall revoke the granted refund, impose penalties, calculate late
payment fine (if any) while the applicants shall be held accountable for their
violations. 6. Actively cooperate with relevant authorities in
preventing exploitation of VAT refund policies for state budget appropriation.
Where tax authority discovers misconducts or frauds which serve to exploit tax
refund, the tax authority shall improve case file and transfer to police
authority for investigation, inform the taxpayers in writing, and proceed in
accordance with Article 34 and Article 35 of Circular No. 80/2021/TT-BTC dated
September 29, 2021 of the Ministry of Finance. 7. Regarding inspection work for processing VAT
refund application - Promote usage and consolidation of information
from available information technology system of the industry and third party
information (customs, banking, etc.) to initiate inspection, supervision of tax
refund as per the law. Departments of Taxation shall organize VAT refund
inspection in accordance with Article 77, Article 110, Article 112, and Article
115 of the Law on Tax Administration No. 38/2019/QH14 and guiding documents,
Tax inspection procedures attached to Decision No. 970/QD-TCT dated July 14,
2023. - In respect of applications classified for
inspection before refund, Departments of Taxation shall classify and initiate
tax refund application as soon as they receive the application. Where force
majeure occurs during inspection and causes continued inspection to be not
feasible, Leader of Inspection Team shall request individuals issuing Decision
on inspection to promulgate Notice on inspection suspension. Force majeure is
defined under Clause 27 Article 3 of the Law on Administration and Clause 1
Article 3 of Decree No. 126/2020/ND-CP. Heads of Departments of Taxation, heads
of tax inspection authority are responsible for supervising inspection team,
ensuring adequate procedures in accordance with the Law on Tax Administration
No. 38/2019/QH14 and tax inspection procedures according to Decision No.
970/QD-TCT dated July 14, 2023. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Where enterprises subject to investigation and
inspection plan at taxpayer headquarters have their tax refund application
approved and are subject to inspection before refund, Departments of Taxation
shall prioritize examination of tax refund application, arrange resources for
implementation of inspection plan in accordance with regulations on tax
investigation and inspection, regulation on tax refund under the Law on Tax
Administration No. 38/2019/QH14 and guiding documents. 8. Post-refund investigation and inspection must be
extensively implemented so as to closely control VAT refund. Departments of
Taxation shall assign post-refund inspection tasks to each department. Tax
authorities shall conduct post-refund investigation and inspection for tax
refund decisions that are categorized as refund before inspection in accordance
with Article 77, Article 110, Article 112, and Article 115 of the Law on Tax
Administration No. 38/2019/QH14 and guiding documents, regulations under the
Law on Investigation No. 11/2022/QH15 and guiding documents, Tax inspection
procedures under Decision No. 1404/QD-TCT dated July 28, 2015, Tax audit
procedures attached to Decision No. 970/QD-TCT dated July 14, 2023. Where
enterprises are found to have used invoices for illegitimate purposes or
illegitimate invoices or exploited tax refund for personal gains and/or
committed other violations so as to appropriate the state budget, tax
authorities shall cooperate with relevant authorities in imposing actions as
per the law. Where tax refund has been granted to applicants eligible for
refund before inspection and relevant authorities have not issued written
response following on-site inspection and audit at taxpayers’ headquarters, tax
authorities must specify insufficient grounds for concluding tax amounts
eligible for refund in inspection and audit records. When relevant authorities
has responded and tax authorities deem the refunded tax is ineligible for
refund, tax authorities shall issue Decision on revocation of tax refund,
impose penalties, calculate late payment fine (if any) in accordance with
Article 77, Article 113 of the Law on Tax Administration, and Article 39 of
Circular No. 80/2021/TT-BTC of the Ministry of Finance. 9. Extensively and thoroughly process tax refund
applications carried over from 2023 and fulfill tax refund application
processing time limit under Article 75 of the Law on Tax Administration No.
38/2019/QH14; where taxpayers disagree with decisions of tax authorities, the
tax payers hold the right to file complaints or lawsuits in accordance with tax
administration laws. For your immediate and strict implementation./. PP. GENERAL
DIRECTOR
VICE GENERAL DIRECTOR
Mai Son
Công văn 1253/TCT-KK thực hiện quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng ngày 28/03/2024 do Tổng cục Thuế ban hành
2.940
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|