Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 02/TANDTC-PC 2021 giải đáp vướng mắc trong xét xử

Số hiệu: 02/TANDTC-PC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Trí Tuệ
Ngày ban hành: 02/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Giải đáp 25 vướng mắc trong xét xử vụ án hình sự, dân sự

Ngày 02/8/2021, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn 02/TANDTC-PC về việc giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.

Theo đó, giải đáp một số vướng mắc trong giải quyết các vụ án dân sự, hình sự, đơn cử như:

- Trường hợp bị cáo phạm tội lúc chưa đủ 70 tuổi. Tại thời điểm xét xử, bị cáo đã trên 70 tuổi thì có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” không?

Quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự không phân biệt người phạm tội là người đã đủ 70 tuổi trở lên tại thời điểm phạm tội hay trong quá trình truy cứu TNHS.

Do đó, trường hợp khi phạm tội bị cáo chưa đủ 70 tuổi nhưng trong quá trình xét xử họ đã đủ 70 tuổi trở lên thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” đối với họ.

- Người sử dụng phương tiện giao thông của người khác gây tai nạn thì thiệt hại đối với tài sản này có bị coi là gây “thiệt hại cho người khác” không?

Thiệt hại cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự được hiểu là thiệt hại không bao gồm thiệt hại của người gây tai nạn và phương tiện mà người gây tai nạn sử dụng.

Do đó, trường hợp nêu trên không coi thiệt hại từ chính phương tiện mà họ điều khiển là “thiệt hại cho người khác” dù đó không phải là tài sản của họ.

Xem chi tiết nội dung giải đáp tại Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021.

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/TANDTC-PC
V/v giải đáp một số vướng mắc trong xét xử

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2021

Kính gửi:

- Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự;
- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Qua công tác tổng kết thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về một số vướng mắc khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

I. VỀ HÌNH SỰ

1. Trong vụ án hình sự có đồng phạm bị Tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất côn đồ” hoặc tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội có tính chất côn đồ” theo quy định của Bộ luật Hình sự, đối với đồng phạm khác là người phạm tội có vai trò không đáng kể, không trực tiếp tham gia thực hiện hành vi phạm tội thì khi xét xử có được cho hưởng án treo không?

Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15-5-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo thì người phạm tội là người côn đồ thuộc trường hợp không cho hưng án treo. Như vậy, trường hợp người phạm tội bị Tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất côn đồ” hoặc tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội có tính chất côn đồ” theo quy định của Bộ luật Hình sự thì thuộc trường hợp không cho hưởng án treo.

Tuy nhiên, đối với vụ án hình sự có đồng phạm, khi xét xử Tòa án phải xem xét, đánh giá tính chất, vai trò, hành vi phạm tội của từng đồng phạm để xác định có thuộc trường hợp “phạm tội có tính chất côn đồ” hay không.

2. Do có mâu thuẫn nên P, L đã đánh nhau với Y. Y đã dùng lưỡi dao lam gây thương tích cho P 14%, L 44%. Vậy Y bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại hai điểm c, d khoản 3 hay chỉ điểm c hoặc điểm d khoản 3 Điều 134 của Bộ luật Hình sự?

Trường hợp này, Y bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 3 Điều 134 của Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, Y còn gây thương tích cho P 14% nên khi lượng hình cần xem xét cả hậu quả này.

3. Trường hợp bị cáo phạm tội lúc chưa đủ 70 tuổi. Tại thời điểm xét xử, bị cáo đã trên 70 tuổi thì có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự hay không?

Quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự không phân biệt người phạm tội là người đã đủ 70 tuổi trở lên tại thời điểm phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trường hợp khi phạm tội bị cáo chưa đủ 70 tuổi nhưng trong quá trình xét xử họ đã đủ 70 tuổi trở lên thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” đối với họ.

4. Người sử dụng phương tiện giao thông của người khác gây tai nạn thì thiệt hại đối với tài sản này có bị coi là gây “thiệt hại cho người khác” quy định tại khoản 1 Điều 260 của Bộ luật Hình sự không?

Thiệt hại cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 260 của Bộ luật Hình sự được hiểu là thiệt hại không bao gồm thiệt hại của người gây tai nạn và phương tiện mà người gây tai nạn sử dụng. Do đó, trường hợp nêu trên không coi thiệt hại từ chính phương tiện mà họ điều khiển là “thiệt hại cho người khác” dù đó không phải là tài sản của họ.

5. Thế nào được coi là đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án khi xét tha tù trước thời hạn có điều kiện?

Khoản 1 Điều 591 của Bộ luật Dân sự quy định: “Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: ...Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng...”.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng cũng là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án thì chỉ được coi là đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại để xét tha tù trước thời hạn có điều kiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đã thực hiện xong hoàn toàn nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án;

- Đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 01 lần và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là đã hoàn thành việc cấp dưỡng;

- Đã thực hiện được một phần nghĩa vụ cấp dưỡng và có thỏa thuận, xác nhận của đại diện hợp pháp của người được nhận cấp dưỡng về việc tiếp tục thực hiện hoặc không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

- Chưa thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng có thỏa thuận, xác nhận của người đại diện hợp pháp của người được nhận cấp dưỡng về việc không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

6. Người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác thuê, mượn địa điểm hoặc có hành vi khác để chứa chấp người nghiện ma túy cùng sử dụng trái phép chất ma túy thì có bị xử lý hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 256 của Bộ luật Hình sự hay không?

Theo hướng dẫn tại điểm b tiết 7.3 mục 7 phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24-12-2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì: "b) Người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy tại địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy; đối với người nào có đầy đủ các yếu t cấu thành tội sử dụng trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 199 của Bộ luật Hình sự”.

Theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14-11-2015 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24-12-2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì: “...Bãi bỏ các hướng dẫn tại điểm đ tiết 3.7 mục 3 Phần II; điểm b tiết 7.3 mục 7 Phần II; mục 8 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT”. Cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn thay thế nội dung này của Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP .

Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 của Bộ luật Hình sự thì: “Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này...”. Quy định này không loại trừ việc xử lý hình sự đối với người nghiện ma túy có hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Cho nên, đối với trường hợp người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác thuê, mượn địa điểm để cùng sử dụng ma túy nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật Hình sự thì bị xử lý về tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 256 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

7. A là người đi mua ma túy về (B không biết A mua ma túy). Sau đó A và B đến nhà C chơi. Khi đến nhà C, A mới bỏ ma túy ra và bảo “ai chơi thì chơi”. Lúc này cả 03 người cùng sử dụng ma túy, sau đó D đến nhà C và thấy ma túy trên bàn nên đã tự lấy sử dụng. A, B, C và D đều là người nghiện ma túy. Vậy A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy hay không?

Theo Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30-6-2020 của Tòa án nhân dân tối cao về giải đáp nghiệp vụ thì: "T chức sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là thực hiện một trong các hành vi bố trí, sắp xếp, điều hành con người, phương tiện; cung cấp ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ... để thực hiện việc sử dụng trái phép chất ma túy”.

Trong trường hợp này, A là người cung cấp ma túy cho B, C, D để họ thực hiện việc sử dụng trái phép chất ma túy. Hành vi cung cấp ma túy cho người khác sử dụng là một trong các hành vi “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”. Do đó, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 255 của Bộ luật Hình sự.

II. VỀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ, THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

1. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp vi phạm về thời hạn ra quyết định truy tố bị can và thời hạn giao cáo trạng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 240 của Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc có dấu hiệu sửa chữa ngày ghi biên bản giao nhận hồ sơ vụ án từ cơ quan điều tra sang Viện kiểm sát để phù hợp với thời hạn luật định. Vậy Tòa án có trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không?

Trường hợp trên được xác định là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, Tòa án chỉ trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu vi phạm này xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự và hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22-12-2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trường hợp nếu Tòa án không trả hồ sơ thì khi xét xử và ban hành bản án, Tòa án phải đánh giá, phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 260 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Do thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam nên Hội đồng xét xử đã tuyên bố trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên tòa. Trường hợp này, Tòa án có phải ra quyết định thi hành án phạt tù đối với người bị kết án không?

Trường hợp trên, Tòa án không ra quyết định thi hành án phạt tù mà ra quyết định trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa. Khi bản án có hiệu lực pháp luật, Tòa án gửi kèm theo bản án quyết định trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa cho cơ quan thi hành án hình sự theo quy định.

3. Thẩm quyền tổng hợp hình phạt của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều 56 của Bộ luật Hình sự được thực hiện như thế nào?

Thẩm quyền tổng hợp hình phạt của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 56 của Bộ luật Hình sự được thực hiện như sau:

- Các bản án đã có hiệu lực pháp luật của cùng một Tòa án thì Chánh án Tòa án đó ra quyết định tổng hợp hình phạt;

- Các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tòa án khác nhau nhưng cùng cấp (cùng cấp huyện trong cùng một tỉnh hoặc khác tỉnh; cùng cấp khu vực trong cùng một quân khu hoặc khác quân khu; cùng sơ thẩm cấp tỉnh, cùng cấp quân khu, cùng phúc thẩm ở Tòa án nhân dân cấp cao), thì Chánh án Tòa án ra bản án sau cùng (về mặt thời gian) ra quyết định tổng hợp hình phạt.

- Các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tòa án không cùng cấp thì Chánh án Tòa án cấp cao hơn đã có bản án có hiệu lực pháp luật ra quyết định tổng hợp hình phạt, không phụ thuộc vào việc bản án của Tòa án cấp cao hơn có trước hay có sau.

- Trường hợp trong số các bản án đã có hiệu lực pháp luật, có bản án của Tòa án nhân dân, có bản án của Tòa án quân sự, thì việc tổng hợp hình phạt được thực hiện tương tự như trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tòa án khác nhau nhưng cùng cấp và trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tòa án không cùng cấp như trên.

III. VỀ DÂN SỰ

1. Nhà đất thuộc quyền sở hữu của vợ chồng ông A, bà B. Ông A làm giả chữ ký của bà B để chuyển nhượng nhà đất cho C (việc giả chữ ký đã được chứng minh thông qua việc giám định). Sau khi chuyển nhượng, ông A, bà B vẫn chiếm hữu, sử dụng nhà đất. Sau đó, C dùng tài sản này để thế chấp khoản vay tại Ngân hàng. Vậy, giao dịch thế chấp tại Ngân hàng có bị vô hiệu không? Nếu vô hiệu thì có trái với mục 1 Phần II của Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03-4-2019 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự, tố tụng hành chính (sau đây gọi tắt là Công văn số 64/TANDTC-PC) không?

Điều 123 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”.

Khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp giao dịch vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu”.

Trường hợp này, việc ông A giả chữ ký của bà B để chuyển nhượng nhà đất cho C mà không được bà B đồng ý, nên căn cứ Điều 123 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì giao dịch chuyển nhượng nhà đất trên là vô hiệu.

Sau khi nhận chuyển nhượng, C dùng tài sản này thế chấp khoản vay tại Ngân hàng nhưng khi ký hợp đồng thế chấp tài sản, Ngân hàng không thẩm định, xác minh nên không biết ông A, bà B vẫn quản lý, sử dụng nhà đất hoặc đã thẩm định nhưng không có tài liệu, chứng cứ chứng minh ông A, bà B biết việc thế chấp tài sản này. Trong trường hợp này, bên nhận thế chấp tài sản (Ngân hàng) không phải là người thứ ba ngay tình theo quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự năm 2015mục 1 Phần II của Công văn số 64/TANDTC-PC, do vậy, hợp đồng thế chấp tài sản cũng vô hiệu.

2. Ông A vay của Ngân hàng 01 tỷ đồng, thời hạn vay 01 tháng kể từ ngày 02-01-2017, lãi suất 2% tháng. Sau thời hạn 01 tháng ông A không trả được nợ gốc và lãi. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày 03-02-2017 đến ngày 03-02-2020, Ngân hàng không khởi kiện yêu cầu ông A trả nợ. Đến nay, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu ông A trả nợ thì ông A có được quyền yêu cầu áp dụng quy định về thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc hay không?

Theo quy định Điều 429 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.

Căn cứ quy định nêu trên thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng đã hết. Tuy nhiên, theo quy định khoản 2 Điều 155 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp "yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác". Do đó, Ngân hàng có thể khởi kiện ông A yêu cầu đòi lại tài sản (nợ gốc) và Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án mà không phụ thuộc vào việc các bên có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc hay không.

3. Đối với các loại hợp đồng dân sự như hợp đồng thuê nhà, thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản của các cá nhân, tập thể với nhau (không phải là hợp đồng tín dụng) thì có áp dụng thời hiệu khởi kiện như quy định tại Điều 429 của Bộ luật Dân sự năm 2015 không?

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 155 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: "Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

...2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai....”

Theo quy định tại Điều 429 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: "Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 184 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì: "Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc”.

Do vậy, đối với các tranh chấp về quyền sở hữu, đòi lại tài sản thì Tòa án không áp dụng thời hiệu không phụ thuộc vào việc một bên hoặc các bên có hay không có yêu cầu áp dụng thời hiệu. Đối với các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự như hợp đồng thuê nhà, thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản giữa các cá nhân, tập thể với nhau (không phải là hợp đồng tín dụng) thì thời hiệu khởi kiện áp dụng theo quy định tại Điều 429 của Bộ luật Dân sự năm 2015Điều 184 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

4. Theo Công văn số 64/TANDTC-PC thì trường hợp giao dịch chuyển nhượng nhà đất bị vô hiệu nhưng bên nhận chuyển nhượng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và đã thế chấp nhà, quyền sử dụng đất đó cho Ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật, căn cứ Điều 133 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì giao dịch thế chấp đó không vô hiệu. Như vậy, hướng dẫn này có áp dụng đối với các giao dịch thế chấp phát sinh trước ngày 01-01-2017 mà nay có tranh chấp không?

Khoản 1 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 63/2020/QH14 năm 2020 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

Như vậy, về nguyên tắc chung, hành vi xảy ra ở thời điểm nào thì áp dụng pháp luật thời điểm đó. Khi văn bản quy phạm pháp luật cụ thể có quy định khác, như quy định có hiệu lực trở về trước (hồi tố) thì mới được áp dụng khác với nguyên tắc chung nêu trên.

Căn cứ quy định nêu trên, hướng dẫn tại phần 1 mục I của Công văn số 64/TANDTC-PC được áp dụng đối với các giao dịch dân sự được thực hiện kể từ ngày 01-01-2017 mà không áp dụng đối với các giao dịch dân sự được thực hiện trước ngày 01-01-2017.

IV. VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

1. Ông A phải thi hành án trả cho ông C số tiền là 500 triệu đồng, ông A không tự nguyện thi hành án. Cơ quan thi hành án xác định vợ chồng ông A có tài sản là quyền sử dụng 156m2 đất cùng tài sản gắn liền trên đất, nhưng chưa làm các thủ tục thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự, chưa cưỡng chế thi hành án đối với ông A. Ông C khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của ông A trong khối tài sản chung. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án nhân dân huyện H ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do ông C chưa đủ kiều kiện khởi kiện. Vậy, quyết định đình chỉ này của Tòa án nhân dân huyện H có đúng không?

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự có quyền: "Khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án".

Khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự quy định: “Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục t tụng dân sự.

Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyn sở hữu tài sản, phn quyn sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự...”

Theo quy định tại khoản 12 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì: "Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự" là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Tuy nhiên, trong trường hợp này cơ quan thi hành án dân sự mới chỉ xác định vợ chồng ông A có tài sản là quyền sử dụng đất tại thửa đất diện tích 156m2 cùng tài sản gắn liền trên đất mà chưa làm các thủ tục thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự, ông C (người được thi hành án) đã khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung là chưa đủ điều kiện khi kiện. Do đó, Tòa án nhân huyện H ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là có căn cứ.

2. Theo Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21-9-2011 của Tòa án nhân dân tối cao về thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng”. Vậy, Tòa án có được thụ lý giải quyết các trường hợp này không?

Khoản 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định giấy tờ có giá là: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc.

Khoản 16 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Mục 1 Phần I Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19-9-2016 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự hướng dẫn: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì là đi tượng khi kiện vụ án hành chính”. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính, không phải là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ tr nợ” cho nên không phải là giấy tờ có giá. Do vậy, hướng dẫn tại Công văn số 141/TANDTC-KHXX xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá vẫn phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 và các pháp luật khác đang có hiệu lực.

Điều 164 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải tr lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chấm dứt hành vi cản tr thực hiện quyền của người sử dụng đất thì Tòa án nhân dân sẽ thụ lý giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

3. Trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán tài sản, thế chấp tài sản... Tòa án có phải đưa tổ chức hành nghề công chứng hợp đồng vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không?

Theo quy định tại điểm d và điểm g khoản 2 Điều 17 của Luật Công chứng sửa đổi năm 2018 thì Công chứng viên có nghĩa vụ giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình.

Điều 38 của Luật Công chứng sửa đổi năm 2018 quy định:

“1. T chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do li mà công chng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.

2. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Khoản 4 Điều 68 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia t tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan".

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, tùy từng trường hợp mà Tòa án xem xét có đưa tổ chức hành nghề công chứng vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp việc giải quyết tranh chấp hợp đồng có liên quan đến nghĩa vụ giải thích của Công chứng viên theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 17 của Luật Công chứng sửa đổi năm 2018, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng của tổ chức hành nghề công chứng thì Tòa án xem xét đưa tổ chức hành nghề công chứng vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

4. Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mua lại khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, sau đó, VAMC ủy quyền lại cho tổ chức tín dụng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án để yêu cầu xử lý nợ xấu. Khi thụ lý, giải quyết thì Tòa án có triệu tập và tống đạt các văn bản tố tụng cho cả VAMC và tổ chức tín dụng không?

Khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Khoản 4 Điều 85 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”.

Khoản 2 Điều 86 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền”.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15-5-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân thì pháp nhân có quyền ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Trường hợp này, VAMC đã mua lại khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, sau đó VAMC có văn bản ủy quyền cho tổ chức tín dụng với nội dung tổ chức tín dụng được khởi kiện và tham gia tố tụng tại Tòa án để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thì tổ chức tín dụng được ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự. Do vậy, khi giải quyết vụ án, Tòa án phải triệu tập và tống đạt văn bản tố tụng cho tổ chức tín dụng được ủy quyền, không phải triệu tập và tống đạt các văn bản tố tụng cho VAMC.

5. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên đơn không nộp tiền chi phí định giá theo điểm đ khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Vậy, trong trường hợp này nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án như trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện hay không?

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì:

“Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

...đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này...”

Khoản 1 Điều 218 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật...”.

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì lý do “Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí ttụng khác” thì nguyên đơn không có quyền khởi kiện lại để yêu cầu Tòa giải quyết tiếp vụ án như đối với trường hợp rút đơn khởi kiện.

6. Ông A chuyển nhượng đất cho ông B với giá 02 tỉ đồng, ông B đã trả được cho ông A là 500 triệu đồng nhưng sau đó hai bên xảy ra tranh chấp, ông B yêu cầu tuyên bố hợp đồng giữa ông với ông A vô hiệu. Tòa án giải quyết tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông A và ông B vô hiệu và các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Vậy, trong trường hợp này ông A có phải chịu án phí của số tiền 500 triệu đồng phải trả cho ông B không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14) thì:

"Đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thm được xác định như sau:

a) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên b hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bhợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên b công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên b hợp đồng hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

b) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên b hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch được quy định tại điểm a, khoản 3 Điều này, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp ông B yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, ông A và ông B không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì ông A phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch.

Trường hợp ông B yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu qu của hợp đồng vô hiệu, thì ông A phải chịu án phí không có giá ngạch và án phí theo giá ngạch của số tiền 500 triệu đồng phải trả cho ông B.

7. Cụ D, cụ E có hai người con là ông A, bà B. Ông A sinh sống cùng cụ D, cụ E trên diện tích đất do các cụ tạo lập nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi Nhà nước có chủ trương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1993, ông A đã kê khai đăng ký quyền sử dụng đất và được Ủy ban nhân dân huyện X cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khi đó cụ D, cụ E còn sống không có ý kiến phản đối. Sau khi cụ D, cụ E chết, bà B khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của hai cụ. Vậy, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh?

Khoản 5 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trong đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản.

Khoản 1 Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: "1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này”.

Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

"1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.

2. Quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.

3. Khi xem xét hủy quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.

4. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh”.

Khoản 4 Điều 32 của Luật Tố tụng hành chính quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết: "Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án”.

Như vậy, trường hợp đương sự khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, không yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 26 và khoản 1 Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Trường hợp đương sự yêu cầu chia di sản thừa kế đồng thời yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; căn cứ Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

8. Trong vụ án dân sự, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Sau đó, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn xin rút một phần yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Tòa án có ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với phần yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đã rút không và xử lý tiền tạm ứng án phí như thế nào?

Khoản 2 Điều 244 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: "Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là t nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì “Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do bị đơn có yêu cầu phản t rút yêu cầu phản t, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được tr lại cho người đã nộp”.

Như vậy, trường hợp nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan rút một phần yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thì Tòa án đình chỉ giải quyết phần yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đã rút, tiền tạm ứng án phí không được trả lại cho đương sự. Việc đình chỉ và xử lý tiền tạm ứng án phí sẽ được Hội đồng xét xử nhận định và quyết định trong bản án. Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thì tiền tạm ứng án phí sẽ được Tòa án trả lại cho đương sự.

9. Người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ ghi trong giao dịch, hợp đồng bằng văn bản thì Tòa án có phải yêu cầu bổ sung văn bản xác minh nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới thụ lý vụ án không? Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án không thể tống đạt được văn bản tố tụng cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ ghi trong giao dịch, hợp đồng do nguyên đơn cung cấp. Tòa án tiến hành xác minh tại địa phương thì bị đơn đã đi khỏi nơi cư trú 06 tháng trước. Trong trường hợp này, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay tiếp tục giải quyết vụ án?

Điểm e khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa ch mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa ch, trốn tránh nghĩa vụ đi vi người khởi kiện thì Thm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan c tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

Điểm a khoản 1 Điều 5 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-2017 hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP) quy định: “Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyn lợi, nghĩa vụ liên quan” quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được xác định như sau: Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống thì nơi cư trú của họ là địa chỉ chỗ ở hợp pháp mà người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sng theo quy định của Luật cư trú”.

Khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP quy định: “Người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ “nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho Tòa án theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này tại thời điểm nộp đơn khởi kiện mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh rằng đó là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì được coi là đã ghi đúng địa ch của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”.

Khoản 1 Điều 6 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP quy định: “Trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa ch của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo hướng dẫn tại Điều 5 Nghị quyết này thì Tòa án phải nhận đơn khởi kiện và xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung”.

Căn cứ các quy định trên, người khi kiện đã ghi đúng, đầy đủ địa chỉ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ ghi trong giao dịch, hợp đồng thì Tòa án phải thụ lý vụ án mà không được yêu cầu người khởi kiện phải cung cấp bổ sung văn bản xác minh nơi cư trú của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp sau khi thụ lý vụ án mà không tống đạt được văn bản tố tụng, xác minh tại địa phương thì họ đã đi khỏi nơi cư trú 6 tháng trước; đây được xác định là trường hợp người bị kiện, người có quyền, nghĩa vụ liên quan giấu địa chỉ. Tòa án căn cứ quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP để tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung mà không ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

10. Trường hợp A kiện đòi B trả số tiền là 10.000.000 đồng và 20 chỉ vàng. Khi Tòa án tiến hành hòa giải, A chỉ yêu cầu B trả 10.000.000 đồng, đối với 20 chỉ vàng A không yêu cầu B trả. Như vậy, Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự và xử lý tiền tạm ứng án phí đối với 20 chỉ vàng như thế nào?

Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định việc đương sự rút một phần yêu cầu khởi kiện trước khi mở phiên tòa thì được xử lý như thế nào mà chỉ quy định việc đương sự rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện tại điểm a khoản 2 Điều 210, điểm c khoản 1, 2, 3, 4 Điều 217, khoản 1 Điều 29, Điều 244 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 244 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Trường hợp có đương sự rút một phn hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”.

Trường hợp này, việc A rút yêu cầu đối với 20 chỉ vàng phải được ghi nhận vào Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Tòa án căn cứ Điều 212 của Bộ luật Tố tụng dân sự ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Về án phí, theo quy định tại khoản 7 Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì “Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch”.

Do vậy, các đương sự phải chịu 50% mức án phí đối với số tiền 10.000.000 đồng, khoản tiền tạm ứng án phí đã nộp đối với yêu cầu trả 20 chỉ vàng thì đương sự không phải chịu án phí nên sẽ được hoàn trả lại.

11. Trong vụ án hôn nhân và gia đình, trước khi mở phiên tòa xét xử, đương sự tự nguyện ly hôn nhưng không thỏa thuận được về con chung và tài sản chung. Do đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử và ra bản án sơ thẩm. Trường hợp này, Tòa án phải quyết định về án phí như thế nào?

Khoản 4 Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: "Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm”.

Điểm a khoản 5 Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định: “Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí”.

Căn cứ các quy định nêu trên, trong vụ án ly hôn, nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm, trường hp thuận tình ly hôn thì các bên đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định).

Trong trường hợp này, các bên không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử và ra bản án sơ thẩm. Do các đương sự đã thỏa thuận tự nguyện ly hôn nên các đương sự chỉ phải chịu 50% mức án phí quy định đối với yêu cầu xin ly hôn (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định); về quan hệ tài sản thì mức án phí mỗi bên phải chịu dựa trên giá trị tài sản mà mỗi bên được chia theo quy định của pháp luật về án phí.

Trên đây là giải đáp một số vướng mắc trong xét xử của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao thông báo đ các Tòa án nghiên cứu, tham khảo trong quá trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền.


Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Chánh án TANDTC (để b/c);
- Các Phó Chánh án TANDTC;
- Các Thẩm phán TANDTC;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Công an;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Tư pháp;
- C
ng TTĐT TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT (VP, Vụ PC&QLKH).

KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Trí Tuệ

THE SUPREME PEOPLE’S COURT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 02/TANDTC-PC
Re: responses to problems in adjudication

Hanoi, August 2, 2021

 

To:

- People’s Courts and Military Courts;
- Units affiliated to the Supreme People’s Court.

Through the review of judicial practice, the Supreme People's Court has received reports from the Courts on a number of problems when dealing with criminal and civil cases. To ensure uniform application of the law, the Supreme People's Court hereby gives advisory opinions as follows:

I. CRIMINAL CASES

1. In a criminal case involving an accomplice, the Court applies an aggravating circumstance of criminal responsibility for "the crime of a gangster-like nature " or an aggravating circumstance of determination of sentence bracket for “the crime of a gangster-like nature" as prescribed in the Criminal Code; as for other accomplices who play an insignificant role and do not directly participate in the commission of crime, can they be given a suspended sentence when they are tried?

According to the guidance in Clause 1, Article 3 of Resolution No. 02/2018/NQ-HDTP dated May 15, 2018 of the Council of Judges of the Supreme People's Court on guidelines for the application of Article 65 of the Criminal Code on suspended sentences, a gangster-like offender shall not be allowed to serve a suspended sentence. So, if the Court applies an aggravating circumstance of criminal responsibility for "the crime of a gangster-like nature" or an aggravating circumstance of determination of sentence bracket for “the crime of a gangster-like nature" to the offender as prescribed in the Criminal Code, he/she shall not be allowed to serve a suspended sentence.

However, as for a criminal case involving accomplices, when adjudicating the case, the Court must consider and assess the nature, role, and criminal behavior of each accomplice to determine whether they fall under "the crime of a gangster-like nature".

2. Due to a conflict, P, L fought with Y. Y used a razor blade to injure P 14%, L 44%. So will Y face a criminal prosecution as prescribed in points c, d, clause 3, or either point c or point d, clause 3, Article 134 of the Criminal Code?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In a case where a defendant committed a crime when he was under 70 years old. At the time of trial, if the defendant is over 70 years old, whether the extenuating circumstance of criminal liability for "the offender is 70 years of age or older" may be applied under point o, clause 1, Article 51 of the Criminal Code or not?

The provisions at point o, clause 1, Article 51 of the Criminal Code do not take account of whether the offender is full 70 years old or older at the time of commission of the crime or during the course of criminal prosecution. Therefore, in case the defendant is under 70 years old when committing the crime but during the trial he/she reaches full 70 years old or older, the Court still applies the extenuating circumstance of criminal liability for "the offender is full 70 years old or older" to him/her.

4. If the user of another person's vehicle causes an accident, is the damage to this asset considered as “damage to another person" specified in Clause 1, Article 260 of the Criminal Code?

Damage to another person specified in Clause 1, Article 260 of the Criminal Code is understood as damage excluding damage to the person causing the accident and the vehicle used by that person. Therefore, the above case does not consider damage to the vehicle which he/she drove as "damage to another person" even though it is not his/her asset.

5. What is considered a complete fulfillment of the obligation to compensate for damage in the case of having to perform the support obligation under a court judgment or decision when considering conditional parole?

Clause 1 Article 591 of the Civil Code stipulates “Damage caused by harm to life shall comprise:… c) Support for the dependants of the aggrieved person;…”. Thus, the support obligation is also the obligation to compensate for damage. In the case of having to perform the support obligation under a court judgment or decision to be considered as a complete fulfillment of the obligation to compensate for damage when considering conditional parole if it falls into one of the following conditions:

- Having completely fulfilled the support obligation under the court's judgment or decision;

- Having performed the lump-sum support obligation and certified by a competent authority as having completed the support;

- Partially fulfilled the support obligation and there is an agreement and certification of the legal representative of the person receiving support on the continuation of performance or not having to perform the support obligation according to the court judgment or decision and certified by a competent authority;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. A drug addict leases a place to other drug addicts or lets them use a place, or commits other acts to conceal drug addicts in order to use narcotic substances illegally. Shall he face a criminal prosecution for concealment of illegal use of narcotic substances according to Article 256 of the Criminal Code?

According to the guidance at point b, section 7.3, section 7, part II of the Joint Circular No. 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP dated December 24, 2007 of the Ministry of Public Security, the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court, the Ministry of Justice on guidelines for certain provisions in Chapter XVIII "Narcotic crimes" of the Criminal Code 1999: "b) Drug addicts who let other drug addicts jointly illegally use narcotics at a place under their ownership, possession or management, they shall not be held criminally liable for concealment of illegal use of narcotics; for those who have sufficient elements constituting the crime of illegal use of narcotics, they shall bear criminal liability for the crime of illegal use of narcotics specified in Article 199 of the Criminal Code".

According to the guidance at Article 3 of the Joint Circular No. 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP dated November 14, 2015 of the Ministry of Public Security, the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court, the Ministry of Justice on amendments to the Joint Circular No. 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP dated December 24, 2007 of the Ministry of Public Security, the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court, the Ministry of Justice on guidelines for certain provisions in Chapter XVIII "Narcotic crimes" of the Criminal Code 1999: “…Annul the instructions at point dd. 3.7 Section 3 Part II; point b, Item 7.3, Section 7, Part II; Section 8 Part II of Joint Circular No. 17/2007/TTLT”. So far, there has been no legal document guiding the replacement of this content of the Joint Circular No. 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP.

According to Clause 1, Article 256 of the Criminal Code: “A person who leases, let others use a place or engages in any other act of concealing the illegal use of narcotics, if not in the cases specified in Clause 1 of this Article. prescribed in Article 255 of this Code…”. This provision does not preclude criminal prosecution of drug addicts who conceal illegal use of narcotics. Therefore, for cases where drug addicts lease a place to other drug addicts or let them use a place in order to use narcotics together, if they do not fall into the cases specified in Article 255 of the Criminal Code, they shall be imposed criminal prosecution for concealment of illegal use of narcotics as prescribed in Article 256 of the Criminal Code, if there are sufficient elements to constitute a crime.

7. A bought narcotics back home (B did not know A bought narcotics). A and B went to C's house to hang out. When they came to C's house, A took out the narcotics and said "let's do drugs". At that time, all three people used narcotics together, then D went to C's house and saw narcotics on the table, so he used them himself. A, B, C and D are all drug addicts. So, shall A be criminally prosecuted for the crime of organizing the illegal use of narcotics?

According to Official Dispatch No. 89/TANDTC-PC dated June 30, 2020 of the Supreme People's Court on replies to inquiries related to practices: “Organization of illegal use of narcotics is understood to commit one of the acts of arranging and managing people and instruments; supplying narcotics, arranging places, means, instruments, etc. for the illegal use of narcotics”.

In this case, A is a narcotics supplier to B, C, and D so that they can illegally use narcotics. The act of providing narcotics for other people to use is one of the acts of "organizing illegal narcotics use". Therefore, A shall be imposed the criminal prosecution for organization of illegal use of narcotics according to Article 255 of the Criminal Code.

II. CRIMINAL PROCEDURES, CRIMINAL JUDGMENT ENFORCEMENT

1. The People's Procuracy of the same level breaches the time limit for issuing a decision on prosecution of the accused and the time limit for handing over the indictment as prescribed in Clauses 1 and 2, Article 240 of the Criminal Procedure Code, or there is a suspicious correction of the date of recording the minutes of handing over the case files from the investigating agency to the Procuracy to conform to the statutory time limit. Will the Court return the case file for additional investigation?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the Court fails to return the case file, when adjudicating and issuing a judgment, the Court must evaluate and analyze the legitimacy of the procedural actions and decisions of investigators and procurators in accordance with regulations at point e, clause 2, Article 260 of the Criminal Procedure Code.

2. Because the prison term is equal to or shorter than the time the defendant has been detained, the Trial Panel has announced the release of the defendant right at the court hearing. In this case, does the Court have to issue a decision to impose the prison sentence on the convict?

In the above case, the Court does not have to issue a decision to impose the prison sentence but a decision to release the accused at the court hearing. When the judgment takes legal effect, the Court shall enclose with the judgment the decision to release the accused at the court hearing to the criminal judgment enforcement agency as prescribed.

3. How is the Court's jurisdiction over combination of multiple sentences specified in Clause 3, Article 56 of the Criminal Code?

The Court's jurisdiction over combination of multiple sentences specified in Clause 3, Article 56 of the Criminal Code is as follows:

- As for legally effective judgments of the same Court, the Chief Justice of that Court shall issue a decision to combine the sentences;

- As for the legally effective judgments from different courts but at the same level (same district level in the same province or different province; the same area level in the same military zone or different military zones; the same first instance level of province, the same military zone level, and the same appellate court at the Superior People's Court), the Chief Justice of the Court that issues the final judgment (in terms of time) shall issue a decision to combine the sentences.

- As for the legally effective judgments from courts of different levels, the Chief Justice of the higher court which has the legally effective judgment shall issue a decision to combine the sentences, regardless of whether the judgment of the higher court has been issued before or after the judgment of the lower court.

- In case among the legally effective judgments, there are judgments of the People's Courts and judgments of the Military Courts, the combination of sentence shall be carried out similarly to the cases of legally effective judgments from different courts of the same level and in the case of legally effective judgments are those of courts not of the same level as above.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The house and land are owned by Mr. A and Mrs. B (married couple). Mr. A forged Mrs. B's signature to transfer the house and land to C (the forgery of the signature has been proven through the assessment). After the transfer, Mr. A and Mrs. B still own and use the house and land. Then, C put this property up as collateral for a bank loan. So, is this mortgage transaction at the Bank null and void? If it is null and void, is it contrary to Section 1, Part II of Official Dispatch No. 64/TANDTC-PC dated April 3, 2019 of the Supreme People's Court on the notification of online answers to a number of problems in criminal cases, civil cases, administrative proceedings (hereinafter referred to as Official Dispatch No. 64/TANDTC-PC)?

Article 123 of the Civil Code 2015 stipulates: “Civil transactions with objectives and contents which breach legal prohibitions or which contravene social ethics shall be declared null and void.

Legal prohibitions mean provisions of law which do not permit entities to perform certain acts.

Social ethics are common standards of conduct as between persons in social life, which are recognized and respected by the community”.

Clause 2 Article 133 of the Civil Code 2015 stipulates: “In cases where a civil transaction is invalid but the transacted property being a moveable property is not required to be registered and such property has already been transferred to a bona fide third party through another transaction, the transaction with the third party shall remain valid, except for the case specified in Article 167 of this Code”.

In this case, the fact that Mr. A forged Mrs. B's signature to transfer the house to C without Ms. B's consent, so based on Article 123 of the 2015 Civil Code, the above house transfer transaction is null and void.

After receiving the transfer, C put this property up as collateral for the bank loan, but when signing the mortgage of property, the Bank did not assess and verify it, so it did not know that Mr. A and Mrs. B still managed and used the property or it has assessed but there are no documents or evidence to prove that Mr. A and Mrs. B know the mortgage of this property. In this case, the mortgagee (the Bank) is not a bona fide third party as prescribed in Clause 2, Article 133 of the Civil Code 2015 and Section 1, Part II of Official Dispatch No. 64/TANDTC. -PC, so the mortgage contract is also void.

2. Mr. A borrowed 1 billion dong from the Bank, the loan term is 1 month from January 2, 2017, the interest rate is 2% per month. After 1 month, Mr. A defaulted on the principal and interest. Within 03 years from February 3, 2017 to February 3, 2020, the Bank did not initiate a lawsuit to request Mr. A to repay the debt. Up to now, if the Bank sues to request Mr. A to repay the debt, does Mr. A have the right to request the application of the prescriptive period before the first-instance court issues a judgment or decision to settle the case?

Article 429 of the Civil Code 2015 stipulates: “The prescriptive period for initiating legal action to request a court to resolve a dispute relating to a contract is three years from the date on which the party entitled to request knows or should know that their lawful rights and interests are infringed”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Regarding certain types of civil contracts such as house leases, property leases, property loan contracts between individuals and groups (not a credit contract), will the prescriptive period for initiating lawsuits apply as prescribed in Article 429 of the Civil Code 2015?

Clause 2 and Clause 3 Article 155 of the Civil Code 2015 stipulates: “A prescriptive period for initiating legal action for a civil case shall not apply in any of the following cases:

...2. Request for the protection of ownership rights, unless otherwise provided by this Code or relevant laws.

3. Dispute over land use right as prescribed in the Law on land…”

According to Article 429 of the Civil Code 2015: “The prescriptive period for initiating legal action to request a court to resolve a dispute relating to a contract is three years from the date on which the party entitled to request knows or should know that their lawful rights and interests are infringed”.

According to Clause 2, Article 184 of the Civil Procedure Code: “The Courts shall apply the regulations on prescriptive period according to the requests for application of prescriptive period of one or multiple parties, provided that such requests are made before the first-instance courts issue the judgments/decisions on such cases.

Therefore, for disputes over ownership and property reclaiming, the court does not apply the prescriptive period regardless of whether or not one party or the parties have requested the application of the prescriptive period. For disputes arising from civil transactions such as house leases, property leases, property loan contracts between individuals and groups (not a credit contract), will the prescriptive period for initiating lawsuits apply as prescribed in Article 429 of the Civil Code 2015 and ?Article 184 of the Civil Procedure Code.

4. According to Official Dispatch No. 64/TANDTC-PC, in case the house and land transfer transaction is null and void, the transferee has been granted a certificate of house ownership and land use rights and has put up the house and land as collateral for the Bank in accordance with the law, based on Article 133 of the Civil Code 2015, the mortgage transaction is not null and void. So, does this guide apply to mortgage transactions arising before January 1, 2017 that is now in dispute?

Clause 1, Article 156 of the Law on Promulgation of Legal Documents in 2015 as amended and supplemented according to Law No. 63/2020/QH14 in 2020 stipulates: Legislative documents are applicable from their effective date. Legislative documents shall be applied to the acts committed at the time such documents are effective, except for those that have retrospective effect.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to the above provisions, the guidance in Part 1, Section I of Official Dispatch No. 64/TANDTC-PC is applicable to civil transactions performed since January 1, 2017 but not to civil transactions performed before January 1, 2017.

IV. CIVIL PROCEDURES

1. Mr. A must pay Mr. C an amount of VND 500 million, but Mr. A does not voluntarily execute the judgment. The judgment enforcement agency has determined that the married couple Mr. A has the land use right of 156m2 together with property on land, but has not made a notice as prescribed in clause 1 Article 74 of the Law on Enforcement of Civil Judgments, or the judgment against Mr. A has not been enforced. Mr. C initiates a lawsuit to request the Court to determine the part of Mr. A's property ownership and land use rights in the common property. After accepting the case, the People's Court of District H issued a decision to suspend the settlement of the case on the grounds that Mr. C did not have sufficient conditions to initiate a lawsuit. So, is this suspension decision of the People's Court of District H correct?

According to point d clause 1 Article 7 of the Law on Enforcement of Civil Judgments, the civil judgment creditor has the right to: “Initiate civil lawsuits to protect his/her lawful rights and interests if there is a dispute over assets related to judgment enforcement”.

Clause 1 Article 74 of the Law on Enforcement of Civil Judgments stipulates: “In case of failing to identify the proportion of asset ownership or land use rights of the judgment debtor in the common assets for judgment enforcement, the enforcer shall notify the judgment debtor and co-owners of assets or land use rights so that they reach an agreement on division of common assets or request the court to settle the case according to civil procedure.

Past 30 days after receiving the notification, if no agreement is reached by the parties or their agreement violates the provisions of Article 6 of this Law or they cannot reach an agreement or do not request the court to settle the case, the enforcer shall notify the judgment creditor of his/her right to request a court to identify the proportion of asset ownership or land use rights of the judgment debtor in the common assets according to civil procedure…”

Clause 12, Article 26 of the Civil Procedure Code stipulates: “Disputes relating to properties forfeited to enforce judgments in accordance with the law on enforcement of civil judgments” is one of the civil disputes falling under the jurisdiction of the Court.

In this case, the judgment enforcement agency has only determined that the married couple Mr. A has the land use right of 156m2 together with property on land, but has not made a notice as prescribed in clause 1 Article 74 of the Law on Enforcement of Civil Judgments. Mr. C (the judgment creditor) has initiated a lawsuit to request the Court to determine the part of Mr. A's property ownership and land use rights in the common property. However, Mr. C has not enough grounds for doing so. Therefore, the People's Court of District H issued a grounded decision to suspend the settlement of the civil case.

2. According to Official Dispatch No. 141/TANDTC-KHXX dated September 21, 2011 of the Supreme People's Court on the jurisdiction to handle requests for return of the certificate of property ownership, the certificate of land use right is not a valuable paper, if there is a request to the Court to force the occupier to return this kind of paper, the Court will not accept such a case. However, according to Clause 2, Article 4 of the Civil Procedure Code, "the court may not refuse to settle civil cases because there is no applicable law". So, can the Court handle these cases?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Clause 16 Article 3 of the Land Law 2013 stipulates: “Certificate of land use rights and ownership of houses and other property on land is a legal certificate in which the State certifies the lawful land use rights and ownership of houses and other property on land of the person who has land use rights and ownership of houses and other property on land”. Section 1, Part I of the Official Dispatch No. 02/GD-TANDTC dated September 19, 2016 of the Supreme People's Court in reply to certain problems in criminal civil cases, and civil procedures gives the guidance as follows: "The certificate of land use right is an administrative decision; if it falls under one of the cases specified in Clause 2, Article 3 of the 2015 Law on Administrative Procedures, it shall be the subject matter of an administrative lawsuit” . Accordingly, a land use right certificate is an administrative decision, not the evidence of debt liability”. Therefore, it is not a valuable paper. Therefore, the guidance in Official Dispatch No. 141/TANDTC-KHXX which determines that a certificate of land use right is not a valuable paper is still in accordance with the Civil Code 2015 and other laws in force.

Article 164 of the Civil Code 2015 stipulates: “Each owner or holder of other property-related rights shall have the right to request a court or another competent authority to compel the person infringing upon their rights to return the property and terminate the acts of illegally obstructing the exercise of their ownership rights or other property-related rights, and to request compensation for any damage.”

Thus, if there is a request to the Court to force the occupier to return the certificate of land use right, stop the act of obstructing the exercise of the land user's rights, the People's Court will accept such a case for settlement as prescribed in Clause 2, Article 26 of the Civil Procedure Code.

3. In the course of settling disputes over contracts on transfer of land use rights or contracts on asset purchase and sale, on mortgage of assets, etc. Does the court have to bring a notarial practice organization to the proceedings as a person with related rights and obligations?

According to Points d and g, Clause 2, Article 17 of the Notary Law amended in 2018, notaries have obligations to explain to notarization requesters their lawful rights, obligations and interests, and legal significance and consequences of notarization; if refusing notarization requests, to clearly state the reasons to notarization requesters and to take responsibility before law and notarization requesters for documents they have notarized. 

According to Article 38 of the Notary Law amended in 2018:

“1. Notarial practice organizations shall pay compensation for damage caused to notarization requesters and other organizations and individuals due to faults of their notaries or employees or interpreters being their collaborators in the process of notarization.

2. Notaries, employees or interpreters being collaborators who cause damage shall indemnify the notarial practice organization for the compensation amount already paid by this organization to the damage sufferer in accordance with law; in case they fail to indemnify such amount, the notarial practice organization may request a court to settle”.

Clause 4 Article 68 of the Civil Procedure Code stipulates: “The persons with related interests and/or obligations in civil lawsuits are those who neither initiate lawsuits nor are sued, but the resolution of the civil lawsuits is related to their interests and/or obligations and, therefore they themselves, or other involved parties, request to include them in the proceedings in the capacity as the persons with related interests and/or obligations and such requests are accepted by courts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thus, based on the above provisions, depending on the case, the Court considers whether to bring a notarial practice organization to the proceedings as a person with related interests and obligations. Where the settlement of a contract dispute is related to the notary's obligation to explain according to point d, clause 2, Article 17 of the Notary Law amended in 2018, the responsibility to pay compensation for damage to the notarization requester, the court shall consider bringing the notarial practice organization to the proceedings as a person with related interests and obligations.

4. Vietnam Asset Management Company (VAMC) bought non-performing loans of a credit institution, then, VAMC re-authorized the credit institution to initiate lawsuits and participate in legal proceedings at Court to request settlement of non-performing loans. When accepting and settling the case, does the Court have to summon and serve court papers to both VAMC and credit institutions?

Clause 1 Article 138 of the Civil Procedure Code 2015 stipulates: “Each natural or juridical person may authorize an another natural or juridical person to enter into and perform a civil transaction”.

Clause 4 Article 85 of the Civil Procedure Code stipulates: “The authorized representatives as defined in the Civil Code shall be the authorized representatives in the civil procedures”.

Clause 2 Article 86 of the Civil Procedure Code stipulates: “The authorized representatives in civil procedures shall exercise the procedural rights and obligations of the involved parties according to the written authorization”.

According to point b clause 1 Article 5 of the Resolution No. 03/2018/NQ-HDTP dated May 15, 2018 on guidelines for implementation of certain regulations in settlement of dispute over settlement of non-performing loans, collateral associated with non-performing loans at People’s Court, A juridical person is entitled to authorize another juridical person or natural person to file a lawsuit at the competent court to settle a dispute over settlement of non-performing loans or collateral associated with non-performing loans.

In this case, VAMC bought non-performing loans of the credit institutions, then VAMC gave a written authorization to the credit institution with the content that the credit institution could initiate a lawsuit and participate in court proceedings to settle a dispute over the settlement of non-performing loans or collateral, the authorized credit institution shall have the civil procedural rights and obligations of the involved party. Therefore, when settling the case, the Court must summon and serve the court papers to the authorized credit institution, not summon and serve the court papers to VAMC.

5. During the course of settlement of a civil case, if the plaintiff fails to pay the valuation expenses according to Point dd, Clause 1, Article 217 of the Civil Procedure Code, the court shall issue a decision to terminate the settlement of the case. So, in this case, does the plaintiff have the right to re-file the lawsuit as if the plaintiff withdraws the lawsuit petition?

Point dd Clause 1 Article 217 of the Civil Procedure Code stipulates:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

...dd) Plaintiffs fail to advance the charges for property price appraisal and other procedural charges prescribed in the Code…”

Clause 1 Article 218 of the Civil Procedure Code stipulates: “When the decisions to terminate the resolution of civil lawsuits are issued, the involved parties shall not be entitled to initiate lawsuits to request the Courts to re-settle such civil lawsuits if the institution of the subsequent cases does not bring in any difference from the previous cases in terms of the plaintiff, defendant and the disputed legal relations, except for cases prescribed in clause 3 Article 192, point c clause 1 Article 217 of this Code and cases otherwise provided for by law…”.

Thus, according to the above provisions, in case the Court issues a decision to suspend the settlement of a civil case for the reason "The plaintiff does not pay an advance for asset valuation cost and other procedural cost", then the plaintiff does not have the right to re-initiate lawsuits to request the Court to continue handling the case as in the case of withdrawal of lawsuit petitions.

6. Mr. A transferred the land to Mr. B for 02 billion VND, Mr. B paid Mr. A 500 million VND but then the two parties had a dispute, Mr. B asked to declare the contract between him and Mr. A. A null and void. The court declared that the contract for transfer of land use right between Mr. A and Mr. B null and void and the parties shall return to each other what they had received. So, in this case, does Mr. A have to bear the court fee of the amount of VND 500 million to be paid to Mr. B?

According to Clause 3, Article 27 of Resolution No. 326/2016/UBTVQH14 dated December 30, 2016 of the Standing Committee of National Assembly on collection, exemption, reduction, collection, payment, management, and use of court fees and charges (hereinafter referred to as Resolution No. 326/2016/UBTVQH14):

"Regarding disputes over property purchase and sale contracts, if the contract is null and void, the obligation to bear the first-instance civil court fee is determined as follows:

a) In case one party requests the recognition of the property purchase and sale contract or land use right transfer contract and the other party declares such contract null and void and there is no other claim; if the Court declares the contract null and void, the party requesting recognition of the contract shall bear the same court fee as in non-monetary claim; if the Court recognizes the contract, the party requesting the declaration of the contract to be null and void shall bear the court fee as in the non-monetary claim;

b) In case one party requests the recognition of the property purchase and sale contract or land use right transfer contract, and the other party requests to declare the property purchase and sale contract or land use right transfer contract null and void and requests the court to address the consequences following the contract declared null and void besides bearing the monetary claim court fee specified at Point a, Clause 3 of this Article, the person who has to perform property obligations or pay compensation for damage must also bear the court fee as in the monetary claim related to the value of the property to be executed.”

Pursuant to the above provisions, in case Mr. B requests to declare the contract for transfer of land use right null and void, and Mr. A and Mr. B have no other claims; if the Court declares the contract null and void, Mr. A must bear the court fee as in the case non-monetary claim.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Mr. D and Mrs. E had two children, Mr. A and Mrs. B. Mr. A lived with Mr. D and Mr. E on the land area created by them but they had not yet been granted a land use right certificate. When the State had the policy of granting a certificate of land use right under the Land Law 1993, Mr. A declared and registered the land use right and was granted a certificate of land use right by the People's Committee of district X; At that time, Mr. D and Mr. E were still alive and had no objections. After Mr. D and Mr. E died, Mrs. B filed a lawsuit asking for the division of the two's inheritance. So, will the case fall under the jurisdiction of the People's Court of the district or the People's Court of the province?

Clause 5 Article 26 of the Civil Procedure Code stipulates civil disputes falling under the courts' jurisdiction, including disputes over property inheritance.

Clause 1 Article 35 of the Civil Procedure Code stipulates: “1. People's Courts of districts shall have the jurisdiction to settle according to first-instance procedures the following disputes:

a) Disputes over civil matters, marriage and family, prescribed in Articles 26 and 28 of this Code; except for disputes prescribed in clause 7 Article 26 of this Code;

b) Disputes over business/trade activities prescribed in clause 1 Article 30 of this Code;

c) Labor disputes prescribed in Article 32 of this Code”.

Article 34 of the Civil Procedure Code stipulates:

“1. When resolving civil cases, the Courts may revoke particular decisions of agencies or organizations or competent persons of such agencies or organizations in particular cases which are obviously unlawful, infringing upon the rights and legitimate interests of involved parties in these civil cases.

2. Particular decisions specified in clause 1 of this Article are decisions on particular matters that have been issued and applied once to one or a number of particular entities. If the civil cases are related to such decisions, they must be considered in such the same civil cases by the courts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Agencies, organizations, competent persons who have issued the decisions must participate in the procedures and present their opinions about the particular decisions repealed by the courts.

4. Competence of Courts in charge of civil cases subject to considering the repealing of particular decisions specified in clause 1 of this Article shall be determined according to corresponding provisions in the Law on administrative procedures about competence of People’s Courts of districts/provinces”.

Clause 4 Article 32 of the Law on Administrative Procedures stipulates jurisdiction of provincial-level courts as follows: “Lawsuits over administrative decisions or acts of district-level People’s Committees and district-level People’s Committee chairpersons within the same administrative boundaries with the courts”.

Thus, in case the litigant initiates a lawsuit to request the division of the inheritance and does not request to annul the land use right certificate; pursuant to Clause 5, Article 26 and Clause 1, Article 35 of the Civil Procedure Code, the case falls under the jurisdiction of the district-level People's Court.

Thus, in case the litigant initiates a lawsuit to request the division of the inheritance and requests to annul the land use right certificate; pursuant to Article 34 of the Civil Procedure Code, the case falls under the jurisdiction of the provincial-level People's Court.

8. In a civil case, the defendant makes a counter-claim and the person with related interests and obligations makes an independent claim. After that, the defendant, the person with related interests and obligations has an application to withdraw a part of the counterclaim, the independent claim. Should the court issue a decision to suspend the settlement of the withdrawn counterclaim or independent claim and how will the court fee advance be handled?

Clause 2 Article 244 of the Civil Procedure Code stipulates: “Where an involved party voluntarily withdraws part or whole of his/her claim, the Trial Panel may accept such request and terminate the trial regarding the withdrawn part or whole of the claim”.

According to Clause 3, Article 18 of Resolution No. 326/2016/UBTVQH14, “In case the court issues a decision to suspend the settlement of a claim in a civil case because the defendant withdraws his/her counterclaim, the person with related interests and obligations withdraws his/her independent claim, the court fee advance will be returned to the payer”.

Thus, if the plaintiff still maintains the lawsuit claim, and the defendant or person with related interests and obligations withdraws part of the counterclaim or independent claim, the Court shall terminate the settlement of the withdrawn counterclaim or the independent claim, and the court fee advance shall not be returned to the involved parties. The suspension and handling of the court fee advance will be assessed and decided by the Trial Panel in the judgment. In case the defendant or person with related interests and obligations withdraws the whole counterclaim or independent claim, the court cost advance will be returned to the involved parties by the court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Point e Clause 1 Article 192 of the Civil Procedure Code stipulates: “If in the petitions, the litigators have written sufficiently and accurately the residential addresses of the defendants and/or the persons with relevant interests and duties but such persons change their residences regularly without notification to competent agencies/persons according to law regulations on residence to evade obligations towards the litigators, the Judges shall not return the lawsuit petitions but regard the defendants/persons with related interests and duties as purposely concealing their addressees and accept the petition and conduct settlement according to general procedures.

Point a, Clause 1, Article 5 of Resolution No. 04/2017/NQ-HDTP dated May 5, 2017 on guidelines for Clauses 1 and 3, Article 192 of the Civil Procedure Code No. 92/2015/QH13 on return the lawsuit petition, the right to re-file a lawsuit petition (hereinafter referred to as Resolution No. 04/2017/NQ-HDTP) specifies: "Address is the residence of the defendant, person with related rights and obligations” specified at Point e, Clause 1, Article 192 of the Civil Procedure Code 2015 is determined as follows: If the defendant, the person with related interests and obligations is a Vietnamese citizen or an overseas Vietnamese who still retains Vietnamese nationality and returns to Vietnam to live, his/her place of residence is the lawful residential address where the defendant and the person with related interests and obligations permanently or temporarily resides or lives in accordance with the Law on Residence”.

Clause 2, Article 5 of Resolution No. 04/2017/NQ-HDTP stipulates: “The petitioner has provided the address of the “place of residence, workplace of head office” of the defendant, the person with related interests and obligations to the Court in accordance with law and instructions in Clause 1 of this Article at the time of filing a lawsuit petition, which is certified by a competent agency or organization or has other grounds to prove that it is the address of the defendant and the person with related interests and obligations. Such address shall be considered correctly written as prescribed in Point e Clause 1 of Article 192 of the Civil Procedure Code 2015”.

Clause 1, Article 6 of Resolution No. 04/2017/NQ-HDTP stipulates: “In case in the lawsuit petition, the plaintiff has fully and correctly written the address of the defendant and the person with related interests and obligations according to the guidance in Article 5 of this Resolution, the Court must receive the lawsuit petition and consider accepting the case according to general procedures”.

Pursuant to the above provisions, if the plaintiff has fully and correctly written the addresses of the places of residence, workplaces or head offices of the defendant and persons with related interests and obligations according to the addresses stated in the written transaction or contract, the court has to accept the case without any request for additional documents verifying the residence of the defendant and persons with related interests and obligations.

Following the acceptance of the case, if the court fails to serve the court papers or verifies that they have left the place of residence 6 months ago, this is determined to be the case where the defendant and the person with related rights and obligations hide their address. According to Points a and b, Clause 2, Article 6 of Resolution No. 04/2017/NQ-HDTP to continue to settle the case according to general procedures without issuing a decision to terminate the settlement of the case.

10. A sues B to pay an amount of VND 10,000,000 and 20 maces of gold. When the Court conducts the mediation, A only asks B to repay VND 10,000,000, not mentioning 20 maces of gold. So, how does the judge make a decision to recognize the agreement of the involved parties and handle the court fee advance for 20 maces of gold?

The Civil Procedure Code does not stipulate how to settle the case if the involved parties withdraw part of their lawsuit claims before the opening of the court sessions, but only stipulates how to settle the case if the involved parties withdraw the entire lawsuit claims at Point a, Clause 2. Article 210, Point c Clauses 1, 2, 3, 4 Article 217, Clause 1 Article 29, Article 244 of the Civil Procedure Code. In specific, Clause 2 Article 244 of the Civil Procedure Code stipulates: “Where an involved party voluntarily withdraws part or whole of his/her claim, the Trial Panel may accept such request and terminate the trial regarding the withdrawn part or whole of the claim”.

In this case, A's withdrawal of the request for 20 maces of gold must be recorded in the minutes of the meeting to check the handover, access and disclosure of evidence and mediation. The Court shall, based on Article 212 of the Civil Procedure Code, issue a decision to recognize the agreement of the involved parties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Therefore, the involved parties must bear 50% of the court fee for the amount of VND 10,000,000. Regarding the court fee advance paid for the monetary claim of 20 maces of gold, the involved parties will not have to bear this court fee, so they will be refunded.

11. In a marriage and family case, before the trial is opened, the involved parties voluntarily divorce but cannot agree on common children and common property. Because the involved parties could not reach an agreement on the settlement of the whole case, the Court decided to bring the case to trial and issued a first-instance judgment. In this case, how should the court decide on the court fee?

Clause 4 Article 147 of the Civil Procedure Code stipulates: “The plaintiffs in divorce cases must pay first-instance Court fees, without depending on whether the Courts accept their petitions or not. In cases where both parties voluntarily agree on their divorce, each involved party must bear half of the first-instance Court fees”.

Point a Clause 5, Article 27 of Resolution No. 326/2016/UBTVQH14 stipulates: “The plaintiffs in divorce cases must pay first-instance Court fees, without depending on whether the Courts accept their petitions or not. In cases where both parties voluntarily agree on their divorce, each involved party must bear half of the first-instance Court fees”.

Pursuant to the above provisions, in a divorce case, the plaintiff must bear the entire first-instance civil court fee, in case of consent to divorce, the involved parties must bear 50% of the statutory court fee (each must bear 25% of the statutory court fee).

In this case, because the involved parties could not reach an agreement on the settlement of the whole case, the Court decided to bring the case to trial and issued a first-instance judgment. Because the involved parties have agreed to voluntarily divorce, the involved parties only have to bear 50% of the statutory court fee for the divorce petition (each party must bear 25% of the statutory court fee); in terms of property relations, the amount of court fee each party must bear is based on the value of the property that each party is divided according to the law on court fees.

The above provisions are answers to a number of problems in the adjudication of the Council of Judges, the Supreme People's Court to the Courts for study and reference in the process of settling cases under your jurisdiction.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/08/2021 giải đáp vướng mắc trong xét xử do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


104.264

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.54.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!