Kính gửi: Các Cục Thống kê
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày
04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực
hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Tổng cục Thống kê hướng dẫn tạm thời nội
dung, phương pháp tính tiêu chí “Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã” như
hướng dẫn kèm theo.
Các Cục Thống kê phối hợp với UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương triển khai hướng dẫn thực hiện thu thập và tính
toán thu nhập bình quân đầu người/năm của các xã theo yêu cầu.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát
sinh đề nghị liên hệ với Tổng cục Thống kê (Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường,
email: [email protected], ĐT: 04 3843 9871) để được giải đáp hoặc điều
chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Bộ NN&PTNT (VP điều phối Trung ương CTMTQG về xây dựng NTM);
- Bộ KH&ĐT (Vụ KTNN);
- Lãnh đạo Tổng cục (để báo cáo);
- Vụ PPCĐ;
- Lưu: VT, XHMT.
|
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ THỐNG KÊ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
Đỗ Anh Kiếm
|
HƯỚNG DẪN TẠM
THỜI
TÍNH
“THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/NĂM CỦA XÔ
(Kèm
theo Công văn số 563/TCTK-XHMT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Tổng cục Thống kê)
I. KHÁI NIỆM, PHẠM
VI, PHƯƠNG PHÁP TÍNH
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã được
tính bằng cách chia tổng thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú (NKTTTT) của
xã trong năm cho số NKTTTT của xã trong năm.
Công thức:
Thu nhập bình quân
đầu người/năm của xã
|
=
|
Tổng thu nhập của
NKTTTT của xã trong năm
|
NKTTTT của xã trong
năm
|
1.1. Thu nhập của nhân khẩu thực tế thường
trú của xã
Thu nhập của NKTTTT của xã là toàn bộ số tiền
và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà NKTTTT của xã nhận được
trong 1 năm, bao gồm:
+ Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy
sản;
+ Thu nhập từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp,
thủy sản;
+ Thu từ tiền công, tiền lương;
+ Thu khác được tính vào thu nhập (được cho,
biếu, mừng, giúp từ người không phải là NKTTTT của xã; lãi tiết kiệm; các khoản
cứu trợ, hỗ trợ mà hộ trực tiếp nhận được bằng tiền hoặc hiện vật, …).
Thu nhập của NKTTTT của xã không bao gồm các
khoản thu khác không được tính vào thu nhập, như tiền rút tiết kiệm, thu nợ cho
vay, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do
liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh,…
1.2. Nhân khẩu thực tế thường trú
NKTTTT của xã trong năm (tính đến 31/12): Là
những người thực tế thường xuyên cư trú tại hộ tính đến thời điểm 31/12 đã được
6 tháng trở lên và những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ, không phân biệt
họ đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã đang ở hay chưa; cụ thể NKTTTT tại
hộ bao gồm:
+ Người vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến
thời điểm 31/12 đã được 6 tháng trở lên.
+ Người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ và
những trẻ em mới sinh trước thời điểm 31/12; không phân biệt họ đã có hay không
có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.
+ Người “tạm vắng” bao gồm:
• Người đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi công tác, đi
du lịch, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đi chữa bệnh, v.v…;
• Người đang bị tạm giữ;
• Người rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác
tính đến thời điểm 31/12 chưa đủ 6 tháng (nếu đủ 6 tháng trở lên thì được tính
tại nơi đang ở).
2. Phạm vi tính toán
- Chỉ tính thu nhập do NKTTTT của xã tạo ra,
bất kể những người này làm việc và sản xuất kinh doanh trong hay ngoài địa bàn
xã, không tính thu nhập của người ngoài xã đến làm việc và sản xuất kinh doanh
trên địa bàn xã.
- Không tính vào thu nhập cho NKTTTT của xã:
• Các khoản tiền hoặc hiện vật được chuyển
nhượng, chi trả trong nội bộ dân cư của xã, trừ các khoản đã được tính vào chi
phí sản xuất.
• Các khoản thu vào để chi chung của xã như:
Thu để đầu tư xây dựng các công trình, thực hiện các chương trình chung; thu
vào ngân sách của xã, . . . mà hộ không trực tiếp được nhận.
3. Thời điểm, thời kỳ thu thập số liệu
3.1. Thời điểm thu thập số liệu
Số liệu về thu nhập được thu thập và báo cáo
trong quý I năm sau năm báo cáo.
3.2. Thời kỳ thu thập số liệu
Số liệu về thu nhập được thu thập trong thời
kỳ 1 năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
Ghi chú: Nếu thời kỳ thu thập
số liệu không trùng với năm dương lịch thì thu thập số liệu trong 12 tháng qua
tính từ thời điểm thu thập trở về trước.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm tổ chức
thu thập, tính toán và báo cáo theo các biểu quy định tại Phần III của hướng
dẫn này. Trong quá trình tính toán thu nhập cần tham khảo và thống nhất một số
số liệu với Chi cục Thống kê huyện/TX và các cơ quan chuyên môn liên quan của
huyện/TX.
2. Chi cục Thống kê huyện/TX phối hợp với các
cơ quan chuyên môn liên quan của huyện/TX hướng dẫn, hỗ trợ UBND xã tổ chức thu
thập, tính toán và báo cáo các biểu quy định tại Phần III của hướng dẫn này,
thẩm định và ra văn bản công nhận kết quả gửi Ban chỉ đạo Xây dựng Nông thôn
mới của huyện/TX.
III. BIỂU MẪU BÁO CÁO
Tên sản
phẩm
|
Diện tích
gieo trồng đã thu hoạch (ha)
|
Năng suất
bình quân (tạ/ha)
|
Sản lượng
thu hoạch
(tấn)
|
Đơn giá
(triệu đồng/tấn)
|
Giá trị sản
lượng (triệu đồng)
|
Ghi chú
|
A
|
1
|
2
|
3(=(1x2)/10)
|
4
|
5(=3x4)
|
6
|
1. Cây hàng năm
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
- Lúa (hạt khô)
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
+ Lúa tẻ đông xuân
|
|
|
|
|
|
|
+ Lúa tẻ hè thu
|
|
|
|
|
|
|
+ Lúa tẻ mùa/thu đông
|
|
|
|
|
|
|
+ Lúa tẻ trên đất nương rẫy
|
|
|
|
|
|
|
+ Lúa nếp
|
|
|
|
|
|
|
+ Lúa đặc sản
|
|
|
|
|
|
|
+ ….
|
|
|
|
|
|
|
- Ngô/bắp
|
|
|
|
|
|
|
- Khoai lang
|
|
|
|
|
|
|
- Sắn/khoai mì
|
|
|
|
|
|
|
- Mía
|
|
|
|
|
|
|
- Lạc/đậu phộng
|
|
|
|
|
|
|
- Đậu tương
|
|
|
|
|
|
|
.....
|
|
|
|
|
|
|
2. Cây lâu năm
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
- Xoài
|
|
|
|
|
|
|
- Chuối
|
|
|
|
|
|
|
- Cam
|
|
|
|
|
|
|
- Nhãn
|
|
|
|
|
|
|
- Vải
|
|
|
|
|
|
|
- Chôm chôm
|
|
|
|
|
|
|
- ……..
|
|
|
|
|
|
|
- Điều
|
|
|
|
|
|
|
- Hồ tiêu
|
|
|
|
|
|
|
- Cao su
|
|
|
|
|
|
|
- Cà phê
|
|
|
|
|
|
|
- Chè
|
|
|
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG SỐ
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
x
|
Lưu ý:
+ Không tính: sản phẩm dở dang, sản
phẩm phụ trồng trọt, phần thu hoạch của người không phải là NKTTTT của xã cho
dù có hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn xã.
+ Tính cả phần thu hoạch từ sản xuất
trồng trọt của NKTTTT của xã canh tác ở địa bàn ngoài xã.
+ Đối với cây lâu năm trồng phân tán:
cần quy đổi diện tích theo mật độ cây trồng thông dụng tại địa phương. Ví dụ:
1000 cây vải = 1ha.
+ Với cây lâu năm cho thu bói: Sản
phẩm thu bói được tính vào sản lượng nhưng diện tích không tính vào diện tích
gieo trồng đã thu hoạch.
+ Năng suất, đơn giá lấy theo thực tế
bình quân năm tại địa phương (có thể tham khảo các cơ quan chuyên môn liên quan
của huyện/TX).
Người
lập biểu
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ngày . . .
. tháng . . .năm 20 . . .
Chủ
tịch UBND Xã
(Ký tên, đóng dấu)
|
Tên sản
phẩm
|
Đơn vị tính
|
Sản lượng
thu hoạch
|
Đơn giá
(triệu đồng)
|
Giá trị sản
lượng
(triệu
đồng)
|
Ghi chú
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3(=1x2)
|
4
|
1. Gia súc
|
x
|
x
|
x
|
|
|
- Trâu
|
Tấn
|
|
|
|
|
- Bò
|
Tấn
|
|
|
|
|
- Lợn/heo
|
Tấn
|
|
|
|
|
- ….
|
|
|
|
|
|
2. Gia cầm
|
x
|
x
|
x
|
|
|
- Gà Tấn
|
Tấn
|
|
|
|
|
- Vịt Tấn
|
Tấn
|
|
|
|
|
- …..
|
|
|
|
|
|
3. Chăn nuôi khác
|
x
|
x
|
x
|
|
|
- Thỏ Tấn
|
Tấn
|
|
|
|
|
- Rắn Tấn
|
Tấn
|
|
|
|
|
-. …..
|
|
|
|
|
|
4. Sản phẩm không
qua giết
mổ
|
x
|
x
|
x
|
|
|
- Trứng
|
1000 quả
|
|
|
|
|
- Sữa
|
Lít
|
|
|
|
|
-. .....
|
|
|
|
|
|
TỔNG SỐ
|
x
|
x
|
x
|
|
x
|
Lưu ý:
+ Không tính: Sản phẩm dở dang, sản
phẩm phụ chăn nuôi, phần thu hoạch của người không phải là NKTTTT của xã cho dù
có hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xã.
+ Tính cả phần thu hoạch từ sản xuất
chăn nuôi của NKTTTT của xã chăn nuôi ở địa bàn ngoài xã.
+ Đơn giá lấy theo thực tế bình quân
năm tại địa phương (có thể tham khảo các cơ quan chuyên môn liên quan của
huyện/TX).
Người
lập biểu
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ngày . . .
. tháng . . .năm 20 . . .
Chủ
tịch UBND Xã
(Ký tên, đóng dấu)
|
Tên sản
phẩm
|
Sản lượng
thu hoạch (tấn)
|
Đơn giá
(triệu
đồng/tấn)
|
Giá trị sản
lượng
(triệu
đồng)
|
Ghi chú
|
A
|
1
|
2
|
3(=1x2)
|
4
|
I. Nuôi trồng thủy
sản
|
x
|
x
|
|
|
1. Cá
|
x
|
x
|
|
|
- ……
|
|
|
|
|
2. Tôm
|
x
|
x
|
|
|
- ……
|
|
|
|
|
3. Thủy sản khác
|
x
|
x
|
|
|
- ……
|
|
|
|
|
II. Đánh bắt thủy
sản
|
x
|
x
|
|
|
1. Cá
|
x
|
x
|
|
|
- ……
|
|
|
|
|
2. Tôm
|
x
|
x
|
|
|
- ……
|
|
|
|
|
3. Thủy sản khác
|
x
|
x
|
|
|
- ……
|
|
|
|
|
III. Sản xuất giống
thủy sản
|
x
|
x
|
|
|
1. Cá giống các loại
|
x
|
x
|
|
|
2. Tôm giống các loại
|
x
|
x
|
|
|
TỔNG SỐ
|
x
|
x
|
|
x
|
Lưu ý:
+ Không tính: Sản phẩm dở dang, phần
thu hoạch của người không phải là NKTTTT của xã cho dù có hoạt động sản xuất
thủy sản trên địa bàn xã.
+ Tính cả phần thu hoạch từ sản xuất
thủy sản của NKTTTT của xã ở địa bàn ngoài xã.
+ Đơn giá lấy theo thực tế bình quân
năm tại địa phương (có thể tham khảo các cơ quan chuyên môn liên quan của
huyện/TX).
Người lập biểu
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ngày . . .
. tháng . . .năm 20 . . .
Chủ
tịch UBND Xã
(Ký tên, đóng dấu)
|
STT
|
Tên doanh
nghiệp, hợp tác xã
|
Mô tả hoạt
động
|
Mã ngành
cấp 2 của hoạt động
|
Doanh thu (triệu
đồng)
|
Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu (%)
|
Lợi nhuận (triệu
đồng)
|
Tỷ lệ % lợi
nhuận NKTTTT của xã được hưởng (%)
|
Lợi nhuận
NKTTTT của xã được hưởng (triệu đồng)
|
A
|
B
|
C
|
D
|
1
|
2
|
3(=(1x2):100)
|
4
|
5(=(3x4):100)
|
01
|
|
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
|
|
03
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG SỐ
|
x
|
x
|
|
x
|
|
x
|
|
Lưu ý:
+ Cột C: Mô tả hoạt động SXKD của
DN/HTX. VD: Khai thác đá, Xay xát, Sản xuất đường, . . . Nếu DN/HTX có nhiều
hoạt động kinh doanh thì mỗi hoạt động ghi 1 dòng.
+ Cột D: Ghi mã ngành căn cứ vào Mô tả
hoạt động ở Cột C (tham khảo các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện/TX).
+ Cột 1: Ghi số tiền và giá trị hiện
vật thu được do bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt
động khác trong năm. Riêng với hoạt động thương nghiệp, doanh thu và chi phí
bao gồm cả trị giá vốn hàng hóa (trị giá mua sản phẩm hàng hóa để kinh doanh).
+ Cột 2: UBND xã phối hợp với các cơ
quan chuyên môn liên quan của huyện thống nhất Tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu.
+ Cột 4: Ghi phần trăm lợi nhuận mà
NKTTTT của xã được hưởng trong tổng lợi nhuận của DN/HTX.
Người lập biểu
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ngày . . .
. tháng . . .năm 20 . . .
Chủ
tịch UBND Xã
(Ký tên, đóng dấu)
|
STT
|
Tên cơ sở
|
Mô tả hoạt
động
|
Mã ngành cấp 2
của hoạt động
|
Số tháng
hoạt động trong năm (tháng)
|
Doanh thu bình quân 1
tháng (triệu đồng)
|
Doanh thu
năm (triệu đồng)
|
Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu (%)
|
Lợi nhuận (triệu
đồng)
|
Tỷ lệ % lợi
nhuận mà NKTTTT của xã được hưởng (%)
|
Lợi nhuận
NKTTTT của xã được hưởng (triệu đồng)
|
A
|
B
|
C
|
D
|
1
|
2
|
3(=1x2)
|
4
|
5(=(3x4):100)
|
6
|
7(=(5x6):100)
|
01
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
03
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG SỐ
|
x
|
x
|
x
|
|
x
|
|
x
|
|
Lưu ý:
+ Cột C: Mô tả hoạt động của cơ sở
SXKD. VD: Khai thác đá, Xay xát, Sản xuất đường, . . . Nếu cơ sở có nhiều hoạt
động kinh doanh thì mỗi hoạt động ghi 1 dòng.
+ Cột D: Ghi mã ngành căn cứ vào Mô tả
hoạt động ở Cột C (tham khảo các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện/TX).
+ Cột 2: Ghi số tiền và giá trị hiện
vật mà cơ sở SXKD thu được do bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Riêng với
hoạt động thương nghiệp, doanh thu và chi phí bao gồm cả trị giá vốn hàng hóa
(trị giá mua sản phẩm hàng hóa để kinh doanh).
+ Cột 4: UBND xã phối hợp với các cơ
quan chuyên môn liên quan của huyện thống nhất Tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu.
+ Cột 6: Ghi phần trăm lợi nhuận mà
NKTTTT của xã được hưởng trong tổng lợi nhuận của cơ sở.
Người lập biểu
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ngày . . .
. tháng . . .năm 20 . . .
Chủ
tịch UBND Xã
(Ký tên, đóng dấu)
|
Đơn vị tính:
Triệu đồng
STT
|
Họ và tên
chủ hộ
|
Số nhân
khẩu thực tế thường trú trong năm tính đến thời điểm 31/12 (người)
|
Thu từ tiền
lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công
|
Tiền và trị
giá hiện vật do người ngoài xã gửi về cho hộ (không tính gửi về nhờ giữ hộ)
|
Thu từ các
khoản trợ cấp xã hội
|
Thu từ cho
người ngoài xã thuê tài sản, đất đai, nhà ở
|
Thu từ lãi
đầu tư, tín dụng (lãi đầu tư, lãi tiết kiệm, cổ phần, cổ phiếu,...)
|
Thu khác
|
Tổng số
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8(=2+..+7)
|
01
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG SỐ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý:
+ Đơn vị rà soát là HGĐ. Nếu HGĐ có
nhiều thành viên có những khoản thu nhập giống nhau thì hỏi từng người, sau đó
cộng gộp ghi chung vào một dòng cho hộ.
+ Cột 2: Tiền lương, tiền công
bao gồm cả các khoản bảo hiểm xã hội trả thay lương, trợ cấp thất nghiệp, thôi
việc một lần. Các khoản có tính chất như tiền lương như các khoản thưởng,
phụ cấp: tiền Lễ, Tết, các hình thức khen thưởng, trợ cấp ốm đau, đồng
phục, ăn trưa; các loại phụ cấp dành cho công tác, làm thêm, học nghề, trách
nhiệm, thâm niên, khu vực, vùng đặc biệt; trợ cấp tai nạn lao động, thai sản,…
+ Cột 4: Thu từ các khoản trợ cấp
xã hội bao gồm trợ cấp cho gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ, người
có công, trợ cấp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, . . .
+ Cột 7: Thu khác bao gồm các
khoản thu được tính vào thu nhập như trúng xổ số, trúng thưởng; dôi dư từ tổ
chức ma chay, cưới xin; đền bù tai nạn, ốm đau từ các quỹ bảo hiểm chi trả,…
Đơn vị tính:
Triệu đồng
STT
|
Thôn/ấp/bản
|
Số nhân
khẩu thực tế thường trú trong năm tính đến thời điểm 31/12 (người)
|
Thu từ tiền
lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công
|
Tiền và trị
giá hiện vật từ người ngoài xã gửi về cho hộ (không tính gửi về nhờ giữ hộ)
|
Thu từ các
khoản trợ cấp xã hội
|
Thu từ cho
người ngoài xã thuê tài sản, đất đai, nhà ở
|
Thu từ lãi
đầu tư, tín dụng (lãi đầu tư, lãi tiết kiệm, cổ phần, cổ phiếu,...)
|
Thu khác
|
Tổng số
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8(=2+..+7)
|
01
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
03
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
04
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
05
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
06
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG SỐ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ngày . . .
. tháng . . .năm 20 . . .
Chủ
tịch UBND Xã
(Ký tên, đóng dấu)
|
Nguồn thu
|
Tỷ lệ
(%)
|
Giá trị
(Triệu
đồng)
|
A
|
1
|
2
|
I. Nông, lâm, thủy
sản (1.1 + 1.2 + 1.3)
|
x
|
|
1.1.Thu nhập từ
nông nghiệp (1.1a + 1.1b + 1.1c)
|
x
|
|
1.1a. Thu nhập từ trồng trọt (1.1a.1
- 1.1a.2 + 1.1a.3)
|
x
|
|
1.1a.1. Giá trị sản lượng trồng trọt
(Số liệu dòng TỔNG
SỐ cột 5, Biểu số 1: TNX-TT)
|
x
|
|
1.1a.2. Chi phí sản xuất trồng trọt
|
|
|
1.1a.3. Thu sản phẩm phụ trồng trọt
|
|
|
1.1b. Thu nhập từ chăn nuôi (1.1b.1
- 1.1b.2 + 1.1b3)
|
x
|
|
1.1b.1. Giá trị sản lượng chăn nuôi
(Số liệu dòng TỔNG
SỐ cột 3, Biểu số 2: TNX-CHN)
|
x
|
|
1.1b.2. Chi phí sản xuất chăn nuôi
|
|
|
1.1b.3. Thu sản phẩm phụ chăn nuôi
|
|
|
1.1c. Thu dịch vụ nông nghiệp (Tỷ
lệ thu so với tổng thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi (1.1a +1.1b))
|
|
|
1.2. Thu nhập từ lâm nghiệp (1.2a -
1.2b)
|
x
|
|
1.2a. Giá trị sản lượng lâm nghiệp
(Số liệu dòng TỔNG
SỐ cột 3, Biểu số 3: TNX-LN)
|
x
|
|
1.2b. Chi phí sản xuất lâm nghiệp
|
|
|
1.3. Thu nhập từ thủy sản (1.3a -
1.3b)
|
x
|
|
1.3a. Giá trị sản lượng thủy sản
(Số liệu dòng TỔNG
SỐ cột 3, Biểu số 4: TNX-THS)
|
x
|
|
1.3b. Chi phí sản xuất thủy sản
|
|
|
II. Thu nhập từ sản xuất phi nông, lâm, thủy sản
(2.1 + 2.2)
|
|
|
2.1. Thu nhập của doanh nghiệp, hợp tác xã
(Số liệu
dòng TỔNG SỐ cột
5, Biểu số 5: TNX-DN)
|
x
|
|
2.2. Thu nhập của hộ SXKD cá thể
(Số liệu
dòng TỔNG SỐ cột
7, Biểu số 6: TNX-CT)
|
x
|
|
III. Thu từ tiền lương, tiền công và các khoản
thu khác
(Số liệu
dòng TỔNG SỐ cột
8, Biểu số 7.1: TNX-TL)
|
x
|
|
TỔNG THU NHẬP CỦA XÃ (I +II + III)
|
x
|
|
IV. Nhân khẩu thực tế thường trú của
xã: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . người.
(Số liệu dòng TỔNG SỐ cột 1, Biểu số
7.1: TNX-TL)
V. Thu nhập bình quân đầu người/năm
của xã = . . . . . . . . . . . . . . . . triệu đồng
(Tổng thu nhập của xã/NKTTTT của xã).
- Lưu ý:
+ Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa
phương, UBND xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện thống
nhất Tỷ lệ chi phí sản xuất, Tỷ lệ thu sản phẩm phụ trong Giá trị sản lượng, Tỷ
lệ thu dịch vụ nông nghiệp trên tổng thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi (1.1a +
1.1b) để tính giá trị các khoản này.
+ Giá trị chi phí sản xuất = (Tỷ lệ
chi phí sản xuất) X (Giá trị sản lượng) / 100
+ Giá trị sản phẩm phụ = (Tỷ lệ thu
sản phẩm phụ) X (Giá trị sản lượng) / 100
+ Thu dịch vụ nông nghiệp = Tỷ lệ thu
dịch vụ nông nghiệp X (Thu nhập từ trồng trọt + Thu nhập từ chăn nuôi) / 100
Người lập biểu
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ngày . . .
. tháng . . .năm 20 . . .
Chủ
tịch UBND Xã
(Ký tên, đóng dấu)
|
IV. GIẢI
THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO
1. Biểu số 1: TNX-TT.
Thu trồng trọt của xã
a. Mục đích, ý nghĩa: Thu thập thông
tin để tính thu trong 1 năm của NKTTTT của xã từ sản phẩm chính trồng trọt.
b. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Khái niệm/nội dung/phương pháp tính:
Biểu này chỉ tính đối với các loại sản
phẩm trồng trọt chính đã thu hoạch trong năm. Không bao gồm:
(i) Sản phẩm dở dang chưa cho thu
hoạch.
(ii) Sản phẩm phụ trồng trọt.
(iii) Dịch vụ trồng trọt.
Diện tích gieo trồng: Là diện tích
được tính theo hệ số lần trồng trong năm. Đối với cây lâu năm chỉ ghi diện tích
đã cho sản phẩm nhiều năm, không tính diện tích cho thu bói. Đối với cây lâu
năm trồng phân tán cần quy đổi diện tích theo mật độ cây trồng của loại cây đó,
ví dụ: 1000 cây vải = 1ha,...
Năng suất: Lấy theo năng suất
thực tế bình quân năm tại địa phương. Có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều
tra thống kê.
Sản lượng thu hoạch: Là tổng sản
lượng các mùa/vụ thực tế đã thu trong một năm. Lưu ý tính cả phần sản phẩm thu
bói.
Đơn giá: Lấy theo giá bán
thực tế bình quân năm tại địa phương. Có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều
tra thống kê.
Giá trị sản lượng: Là trị giá
sản lượng thu hoạch theo giá thực tế bình quân năm tại địa phương.
+ Cách ghi biểu:
- Cột A: Liệt kê các loại cây
trồng do NKTTTT của xã đã thu hoạch trong năm.
- Cột 1: Ghi diện tích gieo
trồng các loại cây đã thu hoạch trong năm tương ứng (không tính diện tích cây
lâu năm cho thu bói).
- Cột 2: Ghi năng suất thực
tế bình quân năm theo từng loại cây đã thu hoạch trong năm.
- Cột 3: Ghi sản lượng đã thu
hoạch trong năm theo từng loại cây. Sản lượng = [Diện tích gieo trồng (cột 1) x
Năng suất bình quân (cột 2)]/10.
(Đối với cây lâu năm cần bổ sung thêm
sản lượng thu bói nếu có).
- Cột 4: Ghi giá bán thực tế
bình quân năm theo từng loại cây tại địa phương.
- Cột 5: Giá trị sản lượng =
Sản lượng (cột 3) x Đơn giá (cột 4)
c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số
liệu:
Phạm vi: Tính thu tất cả sản phẩm
trồng trọt do NKTTTT của xã thu hoạch trong năm.
Như vậy, người là NKTTTT của xã nếu
trồng trọt và thu hoạch các sản phẩm trên diện tích đất ở ngoài xã (xâm canh,
thuê, mượn, đấu thầu) thì diện tích gieo trồng và sản lượng ngoài xã này vẫn
được tính vào thu của xã. Ngược lại, không tính phần thu của những người không
là NKTTTT của xã nhưng có trồng trọt và thu hoạch sản phẩm trên địa giới hành
chính của xã.
Trường hợp NKTTTT của xã liên doanh,
liên kết với NKTTTT ngoài xã gieo trồng và thu hoạch thì chỉ tính phần diện
tích và thu hoạch của NKTTTT trong xã (có thể dựa vào tỷ lệ góp vốn để tính
diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch này).
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày
01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
d. Nguồn số liệu
- Báo cáo thống kê cấp xã;
- Tham khảo các cơ quan chuyên môn
liên quan của huyện.
2. Biểu số 2:
TNX-CHN. Thu chăn nuôi của xã
a. Mục đích, ý nghĩa: Thu thập thông
tin để tính thu trong 1 năm của NKTTTT của xã từ sản phẩm chính chăn nuôi.
b. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Khái niệm/nội dung/phương pháp tính
Biểu này chỉ tính đối với các loại sản
phẩm chăn nuôi chính đã thu hoạch trong năm do NKTTTT của xã tự chăn nuôi.
Không bao gồm:
(i) Sản phẩm dở dang chưa cho thu
hoạch. (ii) Sản phẩm phụ chăn nuôi.
(iii) Dịch vụ chăn nuôi.
(iv) Nuôi gia công cho doanh nghiệp,
trang trại hoặc cho người không phải NKTTTT của xã.
Sản lượng thu hoạch là lượng đã
giết mổ hoặc bán trong năm. Đối với sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ là số
đã sản xuất ra trong năm.
Có thể tính sản lượng thu hoạch căn cứ
vào:
(1) Số đầu con theo từng loại.
(2) Tỷ lệ số con bán, giết thịt;
(3) Trọng lượng bình quân 1 con bán,
giết thịt.
(4) Số trứng/Sản lượng sữa bình quân 1
con trong 1 năm
Công thức:
Sản lượng thịt thu hoạch = (Số đầu
con) x (Tỷ lệ bán, giết thịt) x (trọng lượng bình quân 1 con).
Sản lượng trứng = (số con đẻ trứng) x
(số trứng bình quân 1 con).
Sản lượng sữa = (số con bò cái sữa) x
(sản lượng sữa bình quân 1 con).
Đơn giá: Lấy theo giá bán
thực tế bình quân năm tại địa phương. Có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều
tra thống kê.
Giá trị sản lượng: Là trị giá
sản lượng thu hoạch theo giá thực tế bình quân năm tại địa phương.
+ Cách ghi biểu
- Cột A: Liệt kê các sản phẩm
chính chăn nuôi do NKTTTT của xã đã thu hoạch trong năm.
- Cột B: Ghi đơn vị tính của
các sản phẩm chăn nuôi.
- Cột 1: Ghi sản lượng thu
hoạch trong năm của từng sản phẩm chăn nuôi tương ứng với đơn vị tính tại cột
B.
- Cột 2: Ghi giá bán thực tế
bình quân năm theo từng loại sản phẩm tại địa phương.
- Cột 3: Giá trị sản lượng =
Sản lượng (cột 1) x Đơn giá (cột 2)
c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số
liệu:
Phạm vi: Tính thu tất cả sản
phẩm chăn nuôi do NKTTTT của xã thu hoạch trong năm.
Như vậy, người là NKTTTT của xã nếu
chăn nuôi và thu hoạch các sản phẩm ở ngoài xã thì phần thu này vẫn được tính
vào thu của xã. Ngược lại, không tính phần thu của những người không là NKTTTT
của xã, cho dù có chăn nuôi và thu hoạch sản phẩm trên địa giới hành chính của
xã.
Trường hợp NKTTTT của xã liên doanh,
liên kết với NKTTTT ngoài xã thì chỉ tính phần thu hoạch của NKTTTT của xã (có
thể dựa vào tỷ lệ góp vốn để tính sản lượng thu hoạch này).
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày
01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
d. Nguồn số liệu:
- Báo cáo thống kê cấp xã;
- Tham khảo các cơ quan chuyên môn
liên quan của huyện.
3. Biểu số 3: TNX-
LN. Thu lâm nghiệp của xã
a. Mục đích, ý nghĩa: Thu thập thông
tin để tính thu trong 1 năm của NKTTTT của xã từ hoạt động lâm nghiệp.
b. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Khái niệm/nội dung/phương pháp tính
Thu lâm nghiệp của xã bao gồm thu
từ khai thác gỗ và lâm sản, thu trồng và nuôi rừng, thu nhặt các sản phẩm từ
rừng và thu từ hoạt động dịch vụ lâm nghiệp trong năm.
Sản lượng thu hoạch là lượng đã
thu được trong năm. Không tính sản phẩm dở dang.
Đơn giá: Lấy theo giá bán
thực tế bình quân năm tại địa phương. Có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều
tra thống kê.
Giá trị sản lượng: Là trị giá
sản lượng thu hoạch theo giá thực tế bình quân năm tại địa phương.
+ Cách ghi biểu
- Cột A: Liệt kê các sản phẩm
lâm nghiệp và dịch vụ lâm nghiệp do NKTTTT thu hoạch trong năm.
- Cột B: Ghi đơn vị tính của
các sản phẩm lâm nghiệp, ví dụ: m3, tấn,....
- Cột 1: Ghi sản lượng thu hoạch của
các sản phẩm lâm nghiệp theo đơn vị tính ở cột B.
- Cột 2: Đơn giá của các sản
phẩm lâm nghiệp được tính theo giá bán thực tế bình quân năm tại địa phương. Có
thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
- Cột 3: Giá trị sản lượng =
Sản lượng (cột 1) x Đơn giá (cột 2)
c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số
liệu:
Phạm vi: Tính thu tất cả sản
phẩm, hoạt động lâm nghiệp do NKTTTT của xã thu được trong năm.
Như vậy, người là NKTTTT của xã nếu có
thu từ lâm nghiệp ở ngoài xã thì phần thu này được tính vào thu của xã. Ngược
lại, không tính phần thu của những người không là NKTTTT của xã, cho dù có thu
từ lâm nghiệp trên địa giới hành chính của xã.
Trường hợp NKTTTT của xã liên doanh,
liên kết với NKTTTT ngoài xã thì chỉ tính phần thu hoạch của NKTTTT của xã (có
thể dựa vào tỷ lệ góp vốn để tính sản lượng thu hoạch này).
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày
01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
d. Nguồn số liệu:
- Báo cáo thống kê cấp xã;
- Tham khảo các cơ quan chuyên môn
liên quan của huyện.
4. Biểu số 4:
TNX-THS. Thu thủy sản của xã
a. Mục đích, ý nghĩa: Thu thập thông
tin để tính thu trong 1 năm của NKTTTT của xã từ hoạt động nuôi trồng, đánh bắt
và sản xuất giống thủy sản.
b. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Khái niệm/nội dung/phương pháp tính
Thu thủy sản của xã bao gồm thu từ các
hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và sản xuất giống thủy sản. Nuôi trồng thủy sản
bao gồm nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước mặn, lợ. Đánh bắt thủy sản bao
gồm đánh bắt thủy sản trên biển và nội địa.
Sản lượng thu hoạch là lượng đã
thu được trong năm. Không tính sản phẩm dở dang.
Có thể tính sản lượng thu hoạch nuôi
trồng căn cứ vào:
(1) Diện tích nuôi trồng cho thu
hoạch.
(2) Năng suất thu hoạch.
Công thức:
Sản lượng thu hoạch = (Diện tích nuôi
trồng) x (Năng suất)
Có thể tính sản lượng thu hoạch đánh
bắt căn cứ vào:
(1) Số tàu thuyền đánh bắt.
(2) Số tháng đánh bắt.
(3) Số chuyến đánh bắt bình quân 1
tháng
(4) Sản lượng đánh bắt bình quân 1
chuyến
Công thức:
Sản lượng đánh bắt = (Số tàu thuyền) x
(Số tháng đánh bắt) x (Số chuyến đánh bắt bình quân) x (Sản lượng đánh bắt bình
quân 1 chuyến).
Riêng đánh bắt nội địa có thể căn cứ
vào số lao động đánh bắt của xã, số ngày đánh bắt, sản lượng đánh bắt bình quân
để tính sản lượng đánh bắt trong năm.
Sản lượng đánh bắt bình quân từng loại
thủy sản của 1 tàu thuyền căn cứ thực tế đánh bắt của địa phương trong năm (có
thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê).
Đơn giá: Ghi giá bán thực tế
bình quân năm tại địa phương. Có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra
thống kê.
Giá trị sản lượng: Là trị giá
sản lượng thu hoạch theo giá thực tế bình quân năm tại địa phương.
+ Cách ghi biểu
- Cột A: Liệt kê các sản phẩm
thủy sản do NKTTTT của xã đã thu hoạch trong năm.
- Cột 1: Ghi sản lượng thu
hoạch của các sản phẩm thủy sản đã được thu hoạch trong năm tương ứng với cột
A.
- Cột 2: Đơn giá của các sản
phẩm thủy sản theo giá bán thực tế bình quân năm tại địa phương.
- Cột 3: Giá trị sản lượng =
Sản lượng (cột 1) x Đơn giá (cột 2)
c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số
liệu:
Phạm vi: Tính thu tất cả sản
phẩm thủy sản do NKTTTT của xã thu hoạch trong năm.
Như vậy, người là NKTTTT của xã nếu
thu hoạch các sản phẩm ở ngoài xã thì phần thu này được tính vào thu của xã.
Ngược lại, không tính phần thu của những người không là NKTTTT của xã nhưng có
thu hoạch sản phẩm trên địa giới hành chính của xã.
Trường hợp NKTTTT của xã liên doanh,
liên kết với NKTTTT ngoài xã thì chỉ tính phần thu hoạch của NKTTTT trong xã
(có thể dựa vào tỷ lệ góp vốn để tính sản lượng thu hoạch này).
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày 01/01
đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
d. Nguồn số liệu:
- Báo cáo thống kê cấp xã;
- Tham khảo các cơ quan chuyên môn
liên quan của huyện.
5. Biểu số 5: TNX-
DN. Thu của các doanh nghiệp, hợp tác xã do nhân khẩu thực tế thường trú của xã
làm chủ hoặc tham gia làm chủ
a. Mục đích, ý nghĩa: Thu thập
thông tin để tính thu nhập trong 1 năm từ hoạt động SXKD của các doanh nghiệp,
hợp tác xã (DN/HTX) do NKTTTT của xã làm chủ hoặc tham gia làm chủ.
b. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Nội dung/phương pháp tính
Làm chủ toàn bộ: Là sở hữu
toàn bộ doanh nghiệp/HTX.
Tham gia làm chủ: Là tham gia
góp vốn hoặc tài sản, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành và chia
lợi nhuận. Không tính trường hợp chỉ góp vốn hoặc tài sản mà không tham gia
quản lý, điều hành.
Phương pháp thu thập: Cán bộ xã
đến các DN/HTX mà NKTTTT của xã làm chủ toàn bộ hoặc tham gia làm chủ một phần
tiến hành phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin như trong biểu. Trường hợp
DN/HTX ở xa thì có thể gặp NKTTTT tại xã để phỏng vấn. Sau đó cùng cơ quan
chuyên môn liên quan của huyện/TX thống nhất ghi Mã ngành, Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu để tính lợi nhuận cho từng hoạt động của DN/HTX. Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
Doanh thu từ hoạt động SXKD bao gồm
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu từ hoạt động tài chính và thu
từ các hoạt động khác,... và chưa loại trừ thuế thu nhập.
Đối với hoạt động thương nghiệp doanh thu và
chi phí bao gồm cả trị giá vốn hàng hóa (trị giá mua sản phẩm hàng hóa để kinh
doanh).
+ Cách ghi biểu:
- Cột A: Ghi số thứ tự
DN/HTX.
- Cột B: Ghi tên của DN/HTX
theo đăng ký kinh doanh.
- Cột C: Mô tả lĩnh vực hoạt
động SXKD của DN/HTX. Ví dụ như: Khai thác đá; Sản xuất đường; Đúc sắt, thép;
Bán mô tô, xe máy;... Cột này cần ghi chi tiết, cụ thể để phục vụ cho việc đánh
mã ngành kinh tế và khai thác thông tin về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Nếu DN/HTX có nhiều hoạt động kinh doanh thì mỗi hoạt động ghi 1 dòng.
- Cột D: Mã ngành cấp 2 được
mã hóa căn cứ vào mô tả lĩnh vực hoạt động của DN/HTX (tham khảo cơ quan Thống
kê).
- Cột 1: Ghi tổng số tiền và
giá trị hiện vật mà DN/HTX thu được do bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong
năm.
- Cột 2: Ghi tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu (chưa trừ thuế thu nhập) theo từng ngành (đã được thống
nhất với cơ quan chuyên môn liên quan của huyện/TX).
- Cột 3: Lợi nhuận = [Doanh
thu (cột 1) x Tỷ suất lợi nhuận (cột 2)] / 100.
- Cột 4: Ghi phần trăm lợi
nhuận mà NKTTTT của xã được hưởng trong tổng lợi nhuận của DN/HTX.
- Cột 5: Ghi lợi nhuận mà
NKTTTT của xã được hưởng
= [Lợi nhuận (cột 3) x % lợi nhuận mà
NKTTTT được hưởng (cột 4)]/100
c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số
liệu:
Phạm vi: Tính thu trong năm từ
hoạt động SXKD của tất cả các DN/HTX do NKTTTT của xã làm chủ hoặc liên doanh,
tham gia góp vốn tham gia làm chủ, kể cả trường hợp DN/HTX đó nằm ngoài địa bàn
xã.
Không thu thập thông tin đối với các
DN/HTX dù nằm trên địa bàn xã nhưng không phải do NKTTTT của xã làm chủ hay
liên doanh, góp vốn tham gia làm chủ.
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày
01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
d. Nguồn số liệu:
- Báo cáo hoạt động SXKD của DN/HTX;
- Tham khảo các cơ quan chuyên môn
liên quan của huyện/TX.
6. Biểu số 6: TNX-CT.
Thu của các cơ sở SXKD cá thể do nhân khẩu thực tế thường trú của xã làm chủ
hoặc tham gia làm chủ
a. Mục đích, ý nghĩa: Thu thập các
thông tin để tính thu nhập trong 1 năm của các cơ sở SXKD cá thể phi nông, lâm
nghiệp, thủy sản do NKTTTT của xã làm chủ hoặc tham gia làm chủ.
b. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Nội dung/phương pháp tính
Làm chủ: Là sở hữu toàn bộ cơ
sở SXKD.
Tham gia làm chủ: Là tham gia
góp vốn hoặc tài sản, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành và chia
lợi nhuận. Không tính trường hợp chỉ góp vốn hoặc tài sản mà không tham gia
quản lý, điều hành.
Phương pháp thu thập: Cán bộ xã
đến các cơ sở SXKD cá thể mà NKTTTT của xã làm chủ toàn bộ hoặc tham gia làm
chủ một phần để tiến hành phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin như
trong biểu. Trường hợp cơ sở SXKD cá thể ở xa thì có thể gặp NKTTTT tại xã để
phỏng vấn. Sau đó, cùng các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện/TX phối hợp
với Chi cục Thống kê huyện/TX thống nhất ghi Mã ngành, Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu để tính lợi nhuận cho từng cơ sở SXKD cá thể. Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
Doanh thu bình quân 1 tháng là số tiền
và giá trị hiện vật mà cơ sở SXKD cá thể thu được bình quân 1 tháng hoạt động
trong năm. Doanh thu bao gồm: doanh thu bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ và thu
từ các hoạt động khác,... và chưa loại trừ thuế thu nhập.
Đối với hoạt động thương nghiệp: doanh thu và
chi phí bao gồm cả trị giá vốn hàng hóa (trị giá mua sản phẩm hàng hóa để kinh
doanh).
+ Cách ghi biểu
- Cột A: Ghi số thứ tự cơ sở
SXKD cá thể.
- Cột B: Ghi tên cơ sở SXKD
cá thể.
- Cột C: Mô tả lĩnh vực hoạt
động của cơ sở SXKD cá thể. Ví dụ như: Khai thác đá; Sản xuất đường; Đúc sắt,
thép; Bán mô tô, xe máy;... Cột này cần ghi chi tiết, cụ thể để phục vụ cho
việc đánh mã ngành kinh tế và khai thác thông tin về tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu. Nếu cơ sở SXKD cá thể có nhiều hoạt động kinh doanh thì mỗi hoạt
động ghi 1 dòng.
- Cột D: Mã ngành cấp 2 được
mã hóa căn cứ vào mô tả lĩnh vực hoạt động của cơ sở SXKD cá thể (tham khảo cơ
quan thống kê).
- Cột 1: Ghi số tháng hoạt
động SXKD của cơ sở trong năm.
- Cột 2: Ghi doanh thu bình
quân 1 tháng hoạt động trong năm.
- Cột 3: Doanh thu năm = Số
tháng hoạt động trong năm (cột 1) x Doanh thu bình quân 1 tháng (cột 2).
- Cột 4: Ghi tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu (chưa trừ thuế thu nhập) theo từng ngành SXKD (đã được thống
nhất với cơ quan Thống kê và ban/ngành liên quan của huyện/TX)
- Cột 5: Lợi nhuận = [Doanh
thu (cột 3) x Tỷ suất lợi nhuận (cột 4)] / 100.
- Cột 6: Ghi phần trăm lợi
nhuận mà NKTTTT của xã được hưởng trong tổng lợi nhuận của cơ sở SXKD.
- Cột 7: Ghi lợi nhuận mà
NKTTTT của xã được hưởng
= [Lợi nhuận (cột 5) x % lợi nhuận mà
NKTTTT được hưởng (cột 6)]/100
c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số
liệu:
Phạm vi: Tính thu trong năm
từ hoạt động SXKD của tất cả các cơ sở SXKD cá thể do NKTTTT của xã làm chủ
hoặc liên doanh, góp vốn tham gia làm chủ, kể cả trường hợp cơ sở SXKD cá thể
đó nằm ngoài địa bàn xã.
Không thu thập thông tin đối với các
cơ sở SXKD cá thể dù nằm trên địa bàn xã nhưng không phải do NKTTTT của xã làm
chủ hay liên doanh, góp vốn tham gia làm chủ.
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày
01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
d. Nguồn số liệu:
- Khai thác trực tiếp từ các cơ sở
SXKD cá thể;
- Tham khảo các cơ quan chuyên môn
liên quan của huyện.
7. Biểu số 7: TNX-TL.
Thu từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác của các hộ trong
thôn/ấp/bản
a. Mục đích, ý nghĩa: Thu thập
các thông tin để tính toán thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu
nhập khác trong 1 năm của NKTTTT trên địa bàn các thôn/ấp/bản.
b. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Nội dung/phương pháp tính
Phương pháp thu thập: Cán bộ
thôn/ấp/bản (Trưởng, phó thôn/ấp/bản, Bí thư chi bộ thôn/ấp/bản,.v.v.) trực
tiếp đến từng hộ gia đình để thu thập các thông tin về tiền công, tiền lương và
các khoản thu nhập khác mà thành viên hộ nhận được trong năm. Sau khi hoàn
thành việc thu thập thông tin, cán bộ thôn/ấp nộp biểu số liệu cho UBND xã.
NKTTTT của hộ: Là những
người thực tế thường xuyên cư trú tại hộ tính đến thời điểm 31/12 đã được 6
tháng trở lên và những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ, không phân biệt
họ đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã đang ở hay chưa; cụ thể NKTTTT tại
hộ bao gồm:
√ Người vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ
tính đến thời điểm 31/12 đã được 6 tháng trở lên.
√ Người mới chuyển đến ở ổn định tại
hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm 31/12; không phân biệt họ đã có hay
không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.
√ Người “tạm vắng” bao gồm:
o Người đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi công
tác, đi du lịch, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đi chữa bệnh, v.v…;
o Người đang bị tạm giữ;
o Người rời gia đình đi làm ăn ở nơi
khác tính đến thời điểm 31/12 chưa đủ 6 tháng (nếu đủ 6 tháng trở lên thì được
tính tại nơi đang ở).
Đơn vị rà soát: Hộ gia đình.
Nếu hộ có nhiều thành viên đi làm nhận tiền lương, tiền công thì hỏi từng
người, sau đó cộng gộp ghi chung vào một dòng cho hộ.
Tiền lương, tiền công bao gồm cả
các khoản bảo hiểm xã hội trả thay lương, trợ cấp thất nghiệp, thôi việc một
lần. Các khoản có tính chất như tiền lương như các khoản thưởng, phụ cấp:
tiền Lễ, Tết, các hình thức khen thưởng, trợ cấp ốm đau, đồng phục, ăn trưa;
các loại phụ cấp dành cho công tác, làm thêm, học nghề, trách nhiệm, thâm niên,
khu vực, vùng đặc biệt; trợ cấp tai nạn lao động, thai sản, . . .
Tiền và trị giá hiện vật từ người
ngoài xã gửi về cho, biếu, mừng giúp làm tăng quỹ chi tiêu dùng HGĐ. Bao
gồm cả từ trong nước và ngoài nước, nhưng không tính các khoản gửi về nhờ HGĐ
giữ hộ.
Thu khác là các khoản thu
được tính vào thu nhập như trúng xổ số, trúng thưởng; dôi dư từ tổ chức ma
chay, cưới xin; đền bù tai nạn, ốm đau từ các quỹ bảo hiểm chi trả, . . .
+ Cách ghi biểu:
Mỗi hộ gia đình được ghi thông tin
trên 1 dòng do đó nếu hộ có nhiều thành viên có khoản thu giống nhau thì hỏi
cho từng thành viên sau đó cộng chung cho cả hộ.
- Cột A: Ghi số thứ tự của
các hộ gia đình trong thôn/ấp/bản.
- Cột B: Ghi họ và tên chủ hộ
theo danh sách do thôn/ấp/bản quản lý.
- Cột 1: Ghi số NKTTTT của hộ
tại thời điểm ngày 31/12 năm báo cáo.
- Cột 2: Ghi thu từ tiền
lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công của các thành
viên hộ.
- Cột 3: Ghi số tiền và trị
giá hiện vật từ người ngoài xã gửi về cho, biếu, mừng, giúp làm tăng quỹ chi
tiêu dùng HGĐ. Bao gồm cả từ trong nước và ngoài nước, nhưng không tính các
khoản gửi nhờ HGĐ giữ hộ.
- Cột 4: Ghi số tiền thu từ
các khoản trợ cấp xã hội (cho gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ, người
có công, trợ cấp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,…)
- Cột 5: Ghi số tiền thu từ
việc cho người ngoài xã thuê tài sản, đất đai, nhà ở.
- Cột 6: Ghi số tiền thu từ
lãi đầu tư, tín dụng như: lãi đầu tư/góp vốn kinh doanh (nhưng
không làm chủ hoặc tham gia làm chủ), lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi cổ phần, cổ
phiếu,...
- Cột 7: Ghi số tiền thu từ
các khoản thu khác được tính vào thu nhập.
- Cột 8: Cộng tổng thu từ
tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác của các hộ gia đình.
c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số
liệu:
Phạm vi: Tính thu nhập trong năm từ
tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác của tất cả hộ gia đình nằm
trên địa bàn thôn/ấp/bản.
Không tính các khoản cho, biếu, mừng,
giúp trong nội bộ NKTTTT của xã.
Các khoản chi trả trong nội bộ NKTTTT
của xã cho sản xuất chỉ tính vào thu nhập khi các khoản chi phí này được hạch
toán vào chi phí sản xuất.
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày
01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
d. Nguồn số liệu:
- Khai thác trực tiếp tại hộ gia đình.
8. Biểu số 7.1:
TNX-TL. Tổng hợp thu từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác của
các thôn/ấp/bản
a. Mục đích, ý nghĩa: Tổng hợp thu
nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác trong 1 năm của các
thôn/ấp/bản trong xã.
b. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
Cán bộ xã có trách nhiệm tổng hợp số
liệu thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác của các
thôn/ấp/bản trong toàn xã.
c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số
liệu:
Phạm vi: Tính thu nhập trong năm từ
tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác của tất cả hộ gia đình nằm
trên địa bàn xã.
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày
01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
d. Nguồn số liệu:
- Báo cáo của các thôn/ấp/bản trong xã
(Biểu số 7: TNX-TL).
9. Biểu số 8: TNX-TH.
Tổng hợp thu nhập của xã
a. Mục đích, ý nghĩa: Tổng hợp thu
nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiền lương, tiền công và thu nhập
khác trong 1 năm của xã để tính tổng thu nhập của xã và tính thu nhập bình quân
đầu người/năm.
b. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Nội dung/phương pháp tính
Phương pháp thu thập: Một số chỉ
tiêu được lấy từ các biểu báo cáo của xã. Các chỉ tiêu còn lại, căn cứ tình
hình thực tế tại địa bàn xã, tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê,
UBND xã và các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện/TX phối hợp với Chi cục
Thống kê huyện/TX cùng thống nhất tỷ lệ để đưa vào tính toán.
Sản phẩm phụ trồng trọt thu được
như: rơm, rạ, dây khoai lang, lá mía, ngọn mía, thân cây đay, bẹ dừa, xơ dừa,…
và sản phẩm thu nhặt như: thóc, khoai, điều, tiêu, chè, lục bình, cỏ lác, nấm
hương, nấm trứng,... nếu thực tế hộ có thu hoạch và sử dụng để bán, đổi làm
tăng thu nhập của hộ hay sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi hoặc sử dụng cho đời
sống (ví dụ: rơm rạ hoặc củi để bán hoặc dùng để nấu ăn, dây khoai lang, rơm rạ
làm thức ăn cho chăn nuôi...) trong năm qua. Tuy nhiên, không tính vào thu
những sản phẩm phụ không được sử dụng như rơm, rạ đốt bỏ tại ruộng,...
Sản phẩm phụ chăn nuôi thu được
như: phân trâu, bò, lợn, gia cầm,. và sản phẩm tận thu như lông, da, xương,
sừng của gia súc giết mổ hoặc bị chết. Tuy nhiên, chỉ tính giá trị đối với
những sản phẩm phụ được sử dụng. Ví dụ: phân làm chất đốt, khí bioga hoặc làm
phân bón cây trồng,... Không tính sản phẩm phụ vứt bỏ, không đưa vào sử dụng.
Tỷ lệ thu dịch vụ nông nghiệp là phần trăm
thu dịch vụ nông nghiệp trên tổng thu nhập từ trồng trọt (1.1a) và chăn nuôi
(1.1b).
+ Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi các tỷ lệ tương
ứng sau khi đã thống nhất với các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện/TX.
- Cột 2: (i) Các chỉ tiêu đã
tính từ các biểu trước: Ghi lại các số liệu đã có. (ii) Các chỉ tiêu cần tính
toán: Căn cứ vào tỷ lệ tương ứng ở cột 1 và các chỉ tiêu liên quan, tính giá
trị để ghi vào cột này theo các dòng tương ứng.
- Thu nhập bình quân đầu người/năm của
xã tính theo công thức:
c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số
liệu:
Phạm vi: Tính tổng thu nhập
của xã từ tất cả các nguồn của những người là NKTTTT của xã.
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày
01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
d. Nguồn số liệu:
- Các biểu thu thập số liệu về thu
nhập của xã trong năm;
- Tham khảo các cơ quan chuyên môn
liên quan của huyện.