Kính
gửi:
|
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Tập đoàn điện lực Việt Nam.
|
Căn cứ Luật Đầu tư công và các Nghị định
hướng dẫn thi hành Luật; Báo cáo số 393/BC-CP ngày 10/10/2022 của Chính phủ
trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư
công năm 2022 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
thông báo dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (bao gồm Chương trình
phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội) năm 2023 tại các Phụ lục kèm theo.
Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và
Tập đoàn điện lực Việt Nam (dưới đây gọi tắt là các bộ, cơ quan trung ương và địa
phương), trên cơ sở số vốn dự kiến được thông báo tại văn bản này, tổ chức triển
khai xây dựng phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước
(bao gồm Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội) năm 2023 với các
quan điểm, mục tiêu, định hướng và nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ
(1) Bám sát quan điểm chỉ đạo, định
hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu tại Kết luận số 11-KL/TW ngày 13 tháng 7 năm
2021 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII, các Nghị
quyết, kết luận của Đảng, Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội và các Nghị
quyết, thông báo khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Chính phủ,
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
(2) Bám sát, cụ thể hóa các mục tiêu
của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và kế hoạch đầu tư công trung
hạn giai đoạn 2021-2025, nhất là đột phá về cơ sở hạ tầng chiến lược; tập trung
đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, dự án thuộc
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, dự án trọng điểm có tính
kết nối, tác động lan tỏa tới phát triển liên vùng, vùng và địa phương, dự án
công nghệ thông tin,...góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra động lực mới,
không gian mới cho phát triển kinh tế trong thời gian tới.
(3) Tiếp tục khắc phục tình trạng đầu
tư manh mún, dàn trải, phân tán, lãng phí, kém hiệu quả, nâng cao hiệu quả đầu
tư công, nhất là ngân sách địa phương; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra,
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án để thúc đẩy giải ngân vốn; khen thưởng
kỷ luật kịp thời, nghiêm minh. Phân bổ, giải ngân toàn bộ nguồn vốn của
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm hiệu quả sử dụng
vốn, công khai minh bạch.
II. NGUYÊN TẮC
PHÂN BỔ VỐN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2023
1. Nguyên tắc
chung sau:
Kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 bao
gồm: (i) Kế hoạch của các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2021-2025 đã được cấp có thẩm quyền giao và (ii) Kế hoạch vốn của nhiệm
vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc
xây dựng kế hoạch NSNN năm 2023 bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Xây dựng kế hoạch đầu tư vốn phù hợp
với các quy định của pháp luật và khả năng cân đối của NSNN trong năm; phù hợp
với phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn
2021-2025, kế hoạch và tiến độ triển khai các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi đầu tư khác
theo quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công các văn bản pháp luật khác có
liên quan. Việc lựa chọn và phân bổ vốn cho các nhiệm vụ, dự án của Chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm giải ngân vốn của
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong 2 năm 2022-2023 theo
đúng quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội và
Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/11/2022 của Chính phủ.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư công vốn
NSNN năm 2023 cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2021-2025 và các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội phải đảm bảo nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư
công, Nghị quyết số 29/2021/QH15 và 43/2022/QH15 của Quốc hội; Nghị quyết số
973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số
26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với khả năng thực
hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm có thể phân bổ, giao chi tiết
cho nhiệm vụ, dự án trước ngày 31/12/2022, khắc phục triệt để tình trạng chậm
phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án.
2. Đối với các
nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
a) Việc phân bổ vốn phải bảo đảm
nguyên tắc, thứ tự ưu tiên sau:
Mức vốn bố trí cho từng dự án không
vượt quá tổng mức đầu tư dự án trừ đi lũy kế dự kiến giải ngân vốn đến hết năm
2022 và tương ứng với cơ cấu từng nguồn vốn của dự án, đồng thời không vượt quá
kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao cho dự án trừ đi số
vốn kế hoạch năm 2021 đã giải ngân (bao gồm giải ngân vốn kéo dài 2021 sang
2022) và kế hoạch đã bố trí năm 2022 và tương ứng với từng nguồn vốn của dự án.
Mức vốn bố trí cho từng dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân
trong năm 2023 để bảo đảm giải ngân tối đa số vốn đầu tư công nguồn ngân sách
nhà nước kế hoạch năm 2023. Thứ tự ưu tiên bố trí như sau:
(1) Bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ, dự
án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo tiến độ được
cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định tại tiết đ điểm 1.2
khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15.
(2) Bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng
xây dựng cơ bản (nếu có);
(3) Bố trí đủ vốn để thu hồi vốn ứng
trước còn lại phải thu hồi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;
(4) Bố trí đủ vốn cho các dự án đã
hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2022;
(5) Bố trí đủ vốn cho dự án chuyển tiếp
phải hoàn thành trong năm 2023 theo quy định về thời gian bố trí vốn;
(6) Bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ
chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch và vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và
vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia
thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư, nghĩa vụ thanh toán của NSTW;
(7) Bố trí vốn cho các nhiệm vụ cấp
bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng
chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;
(8) Bố trí vốn cho các dự án chuyển
tiếp theo tiến độ được duyệt và quy định về thời gian bố trí vốn;
(9) Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm
vụ, dự án theo thứ tự ưu tiên nêu trên mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới
đã có đủ thủ tục đầu tư, trường hợp chưa kịp hoàn thiện thủ tục đầu tư tại thời
điểm lập kế hoạch thì trong báo cáo lập kế hoạch, các bộ, cơ quan trung ương và
địa phương phải cam kết hoàn thiện quyết định đầu tư của các dự án trước khi
giao chi tiết kế hoạch vốn năm 2023 (trước ngày 31/12/2022).
Trường hợp dự án thuộc kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chỉ bố trí vốn từ nguồn Chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội khi bảo đảm quy định tại tiết
đ điểm 1.2 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 (dự án hoàn thành
trong giai đoạn 2022-2025).
b) Riêng đối với vốn ODA và vốn vay
ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, ngoài các nguyên tắc trên, việc bố trí vốn
ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải phù hợp với nội dung
của Hiệp định, cam kết với nhà tài trợ; khả năng cân đối nguồn vốn đối ứng, tiến
độ giải phóng mặt bằng theo quy định của Luật Đất đai, năng lực của chủ đầu tư
chương trình, dự án và tiến độ thực hiện dự án và theo thứ tự ưu tiên như sau:
(1) Bố trí đủ vốn cho dự án kết thúc
Hiệp định trong năm 2023 không có khả năng gia hạn Hiệp định, dự án dự kiến
hoàn thành trong năm 2023;
(2) Bố trí vốn cho các dự án chuyển
tiếp theo tiến độ được duyệt;
(3) Bố trí theo tiến độ được duyệt và
khả năng giải ngân cho dự án mới đã ký Hiệp định.
c) Đối với vốn NSĐP: bố trí vốn theo
đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội,
trong đó tập trung vào các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2023, giảm tối
đa thời gian bố trí vốn của các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công, ưu
tiên bố trí đủ vốn theo cam kết cho các dự án liên vùng, dự án đường ven biển
theo tiến độ thực hiện dự án.
III. MỨC VỐN THÔNG
BÁO VÀ DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN DỰ KIẾN ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2023
Mức vốn và danh mục các nhiệm vụ, dự
án dự kiến vốn NSTW đầu tư trong năm 2023 của từng bộ, cơ quan trung ương và địa
phương như sau:
1. Dự kiến kế hoạch đầu tư vốn NSNN
(bao gồm nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội)
năm 2023 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tại Phụ lục I kèm
theo.
2. Danh mục nhiệm vụ, dự án thuộc
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ
giao hoặc thông báo cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để hoàn thiện
thủ tục đầu tư tại Phụ lục II kèm theo.
3. Danh mục dự án quan trọng quốc
gia, dự án trọng điểm, dự án có tính liên kết vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đường ven biển của bộ, cơ quan trung
ương và các địa phương thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
đã được cấp có thẩm quyền giao tại Phụ lục III kèm theo.
Số vốn kế hoạch đầu tư NSNN (bao gồm
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội) năm 2023 nêu trên là số dự
kiến, số vốn kế hoạch chính thức sẽ được Thủ tướng Chính phủ giao trên cơ sở dự
kiến phương án phân bổ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo yêu cầu
tại văn bản này, ý kiến của Chính phủ và các Nghị quyết của Quốc hội về dự toán
NSNN năm 2023; phương án phân bổ NSTW năm 2023.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Căn cứ nguyên tắc phân bổ và dự kiến
kế hoạch đầu tư vốn NSNN (bao gồm nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội) năm 2023 được thông báo:
1. Các bộ, cơ quan trung ương và địa
phương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:
(i) Tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch
đầu tư công năm 2023 theo các nội dung quy định tại Điều 56 Luật Đầu tư công;
(ii) Dự kiến danh mục và phương án
phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSTW cho từng nhiệm vụ, dự án theo ngành, lĩnh vực
trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công, trong đó bố trí thu hồi vốn ứng
trước theo mức thông báo tại Phụ lục I, ưu tiên bố trí vốn cho nhiệm vụ, dự án
thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các dự án quan trọng
quốc gia, dự án trọng điểm, dự án có tính chất liên vùng tại Phụ lục II và Phụ
lục III để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, góp phần thực hiện thắng lợi mục
tiêu của Kế hoạch đầu tư công trung hạn và Chương trình phục hồi phát triển
kinh tế - xã hội;
(iii) Dự kiến danh mục nhiệm vụ, dự
án sử dụng vốn ngân sách địa phương.
2. Dự kiến các kết quả chủ yếu đạt được
của phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023, bao gồm đánh
giá kết quả đạt được thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội.
3. Kiến nghị các giải pháp điều hành,
tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2023, trong đó kiến nghị
các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Do thời gian gấp, đề nghị các bộ,
cơ quan trung ương, địa phương tập trung chỉ đạo chuẩn bị báo cáo theo các nội
dung hướng dẫn nêu trên, gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15
tháng 10 năm 2022 để tổng hợp, báo cáo Quốc hội theo quy định.
Báo cáo phương án phân bổ chi tiết kế
hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Đầu
tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ, được
thực hiện trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công (https://dautucong.mpi.gov.vn) theo tài khoản được cấp; gửi báo cáo bằng văn bản
đối với các nhiệm vụ, dự án có tính chất mật, tối mật, tuyệt mật.
2. Các bộ, cơ quan trung ương và địa
phương chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh
tra, kiểm toán về danh mục nhiệm vụ, dự án, tính chính xác và thống nhất về
thông tin, số liệu giữa báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công
và văn bản báo cáo; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về sự chậm trễ của
bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong trường hợp báo cáo gửi chậm so với thời
gian quy định. Trong quá trình triển khai xây dựng Kế hoạch, các đơn vị phối hợp
chặt chẽ, thường xuyên với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xử lý, hướng dẫn, tháo gỡ kịp
thời khó khăn, vướng mắc phát sinh. Trường hợp vượt thẩm quyền, đề nghị có báo
cáo bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền
xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ KH&ĐT: Lãnh đạo Bộ, các đơn vị liên quan trong Bộ (danh sách kèm
theo);
- Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Vụ TH.
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Chí Dũng
|
Lạng
Sơn
PHỤ LỤC I
DỰ KIẾN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC NĂM 2023 (BAO GỒM CẢ NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI)
(Kèm theo văn bản số 7248/BKHĐT-TH ngày 12 tháng 10 năm 2022 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư)
Đơn vị:
Triệu đồng
STT
|
Nguồn
vốn
|
Dự
kiến kế hoạch năm 2023
|
Tổng
số
|
Trong
đó: Nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
|
|
TỔNG
SỐ
|
3.891.923
|
|
A
|
VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
|
1.250.038
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
-
|
Chi xây dựng cơ bản vốn tập trung
trong nước
|
717.938
|
|
-
|
Đầu tư từ nguồn sử dụng đất
|
500.000
|
|
-
|
Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết
|
13.000
|
|
-
|
Đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa
phương
|
19.100
|
|
B
|
VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
|
2.641.885
|
198.800
|
I
|
VỐN TRONG NƯỚC
|
2.425.915
|
198.800
|
|
Trong đó:
|
|
|
-
|
Vốn thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
|
543.193
|
|
-
|
Vốn thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững
|
166.232
|
|
-
|
Vốn thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia nông thôn mới
|
161.490
|
|
-
|
Đầu tư các dự án quan trọng quốc
gia, dự án cao tốc, liên kết vùng, đường ven biển, dự án trọng điểm khác(1)
|
500.000
|
|
II
|
VỐN NƯỚC NGOÀI
|
215.970
|
|
Ghi chú:
(1) Số vốn tối thiểu địa phương phải
bố trí
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ĐÃ ĐƯỢC THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAO KẾ HOẠCH VỐN HOẶC THÔNG BÁO DANH MỤC, MỨC VỐN ĐỂ HOÀN THIỆN
THỦ TỤC ĐẦU TƯ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
(Kèm theo văn bản số 7248/BKHĐT-TH ngày 12 tháng 10 năm 2022 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư)
STT
|
Danh
mục dự án
|
1
|
Dự án đầu tư xây dựng, cải tạo 50
Trạm Y tế tuyến xã, tỉnh Lạng Sơn
|
2
|
Dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng
cấp 03 Trung tâm Y tế tuyến huyện, tỉnh Lạng Sơn
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA, DỰ
ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC, LIÊN KẾT VÙNG, ĐƯỜNG VEN BIỂN, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM KHÁC THUỘC KẾ
HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo văn bản số 7248/BKHĐT-TH ngày 12 tháng 10 năm 2022 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư)
STT
|
Danh
mục dự án
|
1
|
Hỗ trợ Dự án BOT cao tốc Bắc Giang
- Lạng Sơn
|