Kính
gửi:
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 11/01/2024, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 36/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch hạ tầng
thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây
gọi tắt Quyết định số 36/QĐ-TTg). Để việc triển khai Quyết định số 36/QĐ-TTg
được đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng
dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương một số nội dung
chính liên quan đến triển khai Quy hoạch tại địa phương.
Căn cứ trên nội dung
hướng dẫn này, tùy theo điều kiện, đặc thù và tình hình thực tế tại địa phương,
đề nghị Quý Cơ quan quyết định việc xây dựng, ban hành riêng Kế hoạch triển
khai thực hiện Quyết định số 36/QĐ-TTg hoặc lồng ghép các nội dung về hạ tầng
thông tin và truyền thông trong các chiến lược, đề án, kế hoạch hằng năm của
tỉnh, thành phố trên cơ sở chi tiết hóa các giải pháp, nhiệm vụ của Quy hoạch
hạ tầng thông tin và truyền thông.
Trong quá trình thực hiện
nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Quý Cơ quan liên hệ Bộ Thông tin và Truyền
thông (qua Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông; đầu mối: đồng chí Nguyễn
Thu Hằng, Ban Công nghệ Thông tin, điện thoại: 0984540691, email:
[email protected]) để phối hợp giải quyết.
Trân trọng./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Vụ BC, Vụ KTS&XHS; Cục BĐTW, Cục VT, Cục CĐSQG, Cục CNICT, Cục ATTT;
- Lưu: VT, VCL(3).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phan
Tâm
|
HƯỚNG DẪN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG TRIỂN KHAI QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TẠI ĐỊA
PHƯƠNG
(Kèm
theo Văn bản số 1650/BTTTT-VCL ngày 01/05/2024 của Bộ Thông tin và Truyền
thông)
Căn cứ Quyết định số
36/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng
thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt
là Quy hoạch), để bảo đảm việc triển khai Quy hoạch được đồng bộ, hiệu quả trên
phạm vi cả nước và trên cơ sở kiến nghị của một số các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (gọi chung là địa phương), Bộ Thông tin và Truyền thông hướng
dẫn một số nội dung chính liên quan đến triển khai Quy hoạch tại địa phương.
A.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I.
Mục đích
Triển khai thực hiện
có hiệu quả Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11 tháng 1 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Định hướng cho các
địa phương trong việc triển khai Quy hoạch trên địa bàn. Hướng dẫn các hoạt
động cần triển khai nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Quy hoạch.
II.
Yêu cầu
Đồng bộ giữa giữa
việc triển khai Quy hoạch ở cấp trung ương và địa phương; Đảm bảo sự phối hợp
giữa các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong quá trình triển khai Quy
hoạch nhằm nâng cao tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện Quy
hoạch.
Trên cơ sở Quy hoạch
đã được phê duyệt, Hướng dẫn triển khai Quy hoạch tập trung vào một số nội dung
chính: (i) Hướng dẫn các hoạt động chung triển khai Quy hoạch (iii) Hướng
dẫn nội dung/nhiệm vụ cụ thể về phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông
tại địa phương.
Tài liệu này sẽ được
cập nhật trên cơ sở yêu cầu thực tiễn nhằm hướng dẫn chi tiết hơn, góp phần
tháo gỡ các khó khăn vướng mắc tại địa phương trong quá trình triển khai Quy
hoạch.
Cấu
trúc nội dung Hướng dẫn triển khai Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông
tại địa phương
B.
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Hoạt động triển khai
Quy hoạch tại địa phương cần bám sát các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu tại số
36/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng
thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, định
hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông trong từng giai đoạn, cụ thể:
I.
Nhóm nhiệm vụ/giải pháp/hoạt động triển khai Quy hoạch tại địa phương
1. Rà soát, hoàn
thiện cơ chế, chính sách
- Rà soát các quy
hoạch, dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Quy
hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông. Cập nhật nội dung Quy hoạch tỉnh bảo
đảm tuân thủ các định hướng phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông tại
địa phương theo quy hoạch ngành quốc gia.
- Căn cứ nội dung Quy
hoạch đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch thực hiện hoặc lồng ghép các nội
dung Quy hoạch vào chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, giải pháp triển khai
tổ chức thực hiện tại địa phương.
- Hoàn thiện các
chính sách thúc đẩy, bảo đảm ưu tiên không gian, vị trí, tạo điều kiện để phát
triển hạ tầng thông tin và truyền thông, xây dựng các trung tâm bưu chính khu
vực và vùng, các trung tâm lưu trữ dữ liệu, trạm trung chuyển Internet, trạm
cập bờ kết nối quốc tế, các khu công nghệ thông tin tập trung….
- Tổ chức xây dựng
quy chế để bảo đảm khả năng triển khai hạ tầng thông tin và truyền thông đồng
bộ với hạ tầng ngành khác (giao thông, xây dựng, cấp thoát nước, chiếu sáng,
năng lượng....) theo nguyên tắc tăng cường chia sẻ, dùng chung.
- Xây dựng, ban hành
và triển khai các cơ chế khuyến khích gắn kết các công trình hạ tầng thông tin
và truyền thông với các công trình phát triển công nghiệp công nghệ số, chính
phủ số, kinh tế số, xã hội số theo hướng hình thành hệ sinh thái để nâng cao
hiệu quả khai thác các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm
quốc phòng an ninh.
- Tập trung xử lý,
giải quyết các khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ
tục pháp lý để tăng cường thu hút và đầu tư, xây dựng, triển khai các dự án hạ
tầng thông tin và truyền thông trên địa bàn.
2. Huy động nguồn lực
xây dựng, triển khai các đề án/dự án trong Quy hoạch
- Chủ động huy động
nguồn vốn hợp pháp, bố trí ngân sách địa phương để xây dựng, triển khai các đề
án/dự án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông thuộc địa phương quản lý.
- Ưu tiên bố trí vốn
đầu tư công để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông
phù hợp với Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông:
+ Giai đoạn 2021 -
2025: Xây dựng và bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn để đề xuất
thêm các dự án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông.
+ Giai đoạn 2026 -
2030: Xây dựng, triển khai, đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn các dự án
đầu tư phù hợp với yêu cầu phát triển, định hướng tại Quyết định số 36/QĐ-TTg
ngày 11 tháng 1 năm 2024.
- Kêu gọi thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hạ tầng thông tin và truyền
thông sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công: Thực hiện theo Quyết
định số 1831/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 -
2025, đồng thời thu hút các dự án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông
phù hợp với mục tiêu, định hướng tại Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11 tháng 1
năm 2024.
- Trong quá trình xây
dựng và triển khai các dự án theo Quy hoạch cần lưu ý tuân thủ các quy định của
Luật Đầu tư công bao gồm nội dung đánh giá sự phù hợp với quy hoạch. Việc đánh
giá sự phù hợp của danh mục các dự án với Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền
thông thuộc trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật của cấp có thẩm
quyền quyết định đầu tư.
3. Bố trí, quản lý
quỹ đất phục vụ triển khai Quy hoạch
Các địa phương căn cứ
nhu cầu phát triển, quy hoạch tỉnh và các quy định có liên quan bố trí diện
tích đất phù hợp phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông:
- Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố tổ chức, xây dựng phương án phân bổ, khoanh vùng, bố trí quỹ
đất và xây dựng quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với Quy
hoạch, Kế hoạch triển khai Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.
- Sở Thông tin và
Truyền thông tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng quy
hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương phù hợp với định hướng
của Quy hoạch, Kế hoạch triển khai Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.
4. Đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực
- Xây dựng (ban hành
mới hoặc lồng ghép), bố trí kinh phí và tổ chức triển khai các chương trình, kế
hoạch, đề án đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông của địa phương, nâng cao
trình độ chuyên môn và kiến thức cho đội ngũ tham gia quản lý và phát triển hạ
tầng thông tin và truyền thông. Bồi dưỡng, tập huấn với nhiều hình thức, phương
thức: trực tuyến, trực tiếp, các buổi nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, cung
cấp, cập nhật thông tin, hoặc kết hợp….
- Chủ động liên kết
với các viện, trường, trung tâm nghiên cứu và các đối tác trong, ngoài nước,
đẩy mạnh hợp tác với trường đại học tại địa phương để đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông tại địa phương; Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để trở
thành các chuyên gia nòng cốt tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp về phát
triển hạ tầng thông tin và truyền thông, …
- Ủy ban nhân dân các
tỉnh/thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì giám sát, kiểm tra
việc thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án bồi dưỡng, tập huấn về phát triển
hạ tầng thông tin và truyền thông.
5. Truyền thông,
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nâng cao năng lực quản lý
nhà nước và thực thi pháp luật phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông
- Tăng cường thực
hiện, lồng ghép với các chương trình khác tại địa phương triển khai các hoạt
động truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của phát
triển hạ tầng thông tin và truyền thông tại địa phương: Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố giao các cơ quan, đơn vị, báo, đài trên địa bàn phối hợp với các
Sở, ban, ngành xây dựng tài liệu, tin bài, bài nghiên cứu, chuyên mục, video
clip, Infographic, họp báo, chiến dịch truyền thông, quảng bá trên các kênh
phương tiện đại chúng; lồng ghép với các chương trình truyền thông trên địa bàn
…
- Tổ chức các Hội thảo,
hội nghị về hạ tầng thông tin và truyền thông, kết hợp với cơ quan báo chí
tuyên truyền, phổ biến và khích lệ tinh thần, động lực của xã hội, của doanh
nghiệp trong việc phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông từ đó thay đổi
căn bản được thói quen của người dân khi sống trong môi trường xã hội số mới.
- Triển khai các
chiến dịch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lợi ích của việc chuyển đổi từ
hạ tầng công nghệ thông tin đơn lẻ sang điện toán đám mây nhằm tăng tỷ lệ sử
dụng điện toán đám mây của các doanh nghiệp trong nước.
- Xúc tiến đầu tư,
kêu gọi các đối tác quốc tế, các doanh nghiệp công nghệ, nhà đầu tư tham gia
tại các diễn đàn đầu tư về phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông. Khuyến
khích các thành viên tham gia chia sẻ câu chuyện thành công và bài học kinh
nghiệm từ các dự án. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện truyền thông để
quảng bá về hoạt động, dự án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông.
Trong quá trình triển
khai Quy hoạch nếu các địa phương gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị chủ động tổ
chức làm việc, trao đổi trực tiếp với đầu mối các đơn vị của Bộ cũng như các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn để
cùng trao đổi, giải quyết.
II.
Một số hoạt động cụ thể các địa phương cần triển khai để phát triển hạ tầng
thông tin và truyền thông
II.1.
Mạng bưu chính
II.1.1.
Mạng bưu chính công cộng
- Việc quy hoạch hạ
tầng Bưu chính tại trung ương và địa phương cần đảm bảo sự phối hợp, đồng bộ và
không chồng chéo giữa Trung ương và địa phương, trong đó mạng lưới Bưu chính
công cộng thuộc về quy hoạch quốc gia, giao cho Doanh nghiệp Bưu chính được chỉ
định (Vnpost) đề xuất, triển khai. Các địa phương tạo điều kiện, quy hoạch
không gian cho phát triển mạng bưu chính công cộng theo điều 34
của luật Bưu chính.
- Các địa phương rà
soát, xây dựng phương án bố trí không gian, công bố quy hoạch phần bưu chính
của địa phương để làm căn cứ cho các bên có liên quan xây dựng đề án, triển
khai cụ thể.
Trong quá trình xây
dựng đề án để các cấp có thẩm quyền phê duyệt cần quan tâm đến các yếu tố: (i)
phù hợp chiến lược, quy hoạch trung ương và địa phương; (ii) xác
định loại nguồn vốn (vốn trung ương, địa phương, hợp tác công tư hay vốn tư
nhân, vốn nước ngoài); (iii) nhân lực và tổ chức bộ máy thực thi; (iv)
nền tảng về hạ tầng công nghệ kỹ thuật có liên quan, (v) Đánh giá tác
động môi trường xã hội. (vi) Đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo an toàn
thông tin; (vii) Hiệu quả kinh tế.
- Phối hợp, hỗ trợ
doanh nghiệp bưu chính được chỉ định trong việc bố trí quỹ đất theo quy hoạch,
các thủ tục cần thiết để triển khai việc hình thành các trung tâm Bưu chính khu
vực và trung tâm Bưu chính vùng theo Quy hoạch.
Trường hợp Sở Thông
tin và Truyền thông chủ động đề xuất vị trí, bố trí kinh phí xây dựng trung tâm
bưu chính khu vực và trung tâm bưu chính vùng thuộc mạng bưu chính công cộng,
bên cạnh các tiêu chí theo hướng dẫn trong nội dung Quy hoạch, cần thực hiện
thêm một số nội dung sau:
+ Lấy ý kiến của Bộ
Thông tin và Truyền thông, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp bưu
chính được chỉ định và một số doanh nghiệp bưu chính hàng đầu khác.
+ Xem xét, bố trí tại
địa điểm tập trung sản lượng bưu gửi lớn trong các năm gần nhất.
- Chủ động việc rà
soát và có các giải pháp cụ thể để đảm bảo mạng bưu chính công cộng tối đa 03
km/điểm phục vụ; 100% xã có điểm phục vụ có người phục vụ và 100% điểm phục vụ
bưu chính có khả năng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Lưu ý:
- Đối với khu vực
ngoài Bưu chính công cộng, địa phương căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế
của địa phương (phần liên quan tới Bưu chính) và quy hoạch phát triển vận tải
& logistics để bố trí không gian mở rộng cho phát triển lĩnh vực Bưu chính
và chuyển phát gói kiện.
- Trong trường hợp
Trung tâm Bưu chính cấp vùng trên địa bàn tỉnh/thành phố không thuộc mạng bưu
chính công cộng thì trung tâm bưu chính quy mô cấp vùng này không thuộc phạm vi
quy hoạch của Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2024. Ủy ban nhân dân
tỉnh/thành phố cân nhắc quyết định việc triển khai theo các quy định hiện hành.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Vụ Bưu chính.
II.1.2.
Mạng bưu chính KT1
Các địa phương (Hà
Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) rà soát bố trí quỹ đất, địa điểm thuận lợi
để xây dựng các trung tâm miền thuộc mạng bưu chính KT1 và bổ sung trong Quy
hoạch tỉnh, thành phố. Chủ động phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương để quản lý
các trung tâm tại địa phương.
Các Sở Thông tin và
Truyền thông chủ động tham mưu bố trí quỹ đất, đề xuất địa điểm xây dựng các
trung tâm miền thuộc mạng bưu chính KT1.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Bưu điện Trung ương.
II.2.
Hạ tầng số
II.2.1.
Hạ tầng viễn thông băng rộng
(1). Mỗi hộ gia đình
có khả năng tiếp cận một đường Internet cáp quang băng rộng
Địa phương chủ trì
làm việc với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn để có kế hoạch phát triển
mạng viễn thông hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạng viễn thông
tại các khu vực khó khăn với mục tiêu mỗi gia đình một đường cáp quang.
Phối hợp với Bộ Thông
tin và Truyền thông thống kê các khu vực đặc biệt khó khăn chưa kết nối cáp
quang để xem xét, đăng ký sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam
triển khai đường cáp quang đến từng thôn, bản.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Viễn thông, Quỹ Dịch vụ viễn thông công
ích Việt Nam.
(2). Mỗi người dân
trưởng thành có một điện thoại thông minh
Địa phương tổ chức
thực hiện từng bước theo một lộ trình cụ thể. Trước tiên, mỗi hộ gia đình có
một thiết bị thông minh, sau đó, mỗi người dân trưởng thành có một điện thoại
thông minh.
Đối với các gia đình
thuộc đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo mà chưa có thì đề xuất sử dụng Quỹ
Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Địa phương lập danh sách hộ nghèo, hộ cận
nghèo để triển khai.
Trong trường hợp số
hộ nghèo, hộ cận nghèo vượt quá số lượng mà Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích
Việt Nam có thể hỗ trợ, địa phương kết hợp các nguồn lực khác của địa phương,
kết hợp với doanh nghiệp viễn thông hoặc huy động các nguồn lực xã hội hoá để
triển khai.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Viễn thông, Quỹ Dịch vụ viễn thông công
ích Việt Nam.
(3). Phủ sóng các
thôn, bản lõm sóng băng rộng di động
Địa phương phối hợp
với Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê các các thôn, bản lõm sóng băng rộng
di động, đăng ký sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để phủ sóng
các thôn, bản đặc biệt khó khăn, có điện.
Địa phương chủ trì
làm việc với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn để có kế hoạch triển
khai, phủ sóng theo từng năm.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, Vụ
Kế hoạch tài chính, Cục Viễn thông.
(4.) Bảo đảm tốc độ
dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động và cố định mặt đất
Địa phương chỉ đạo,
tổ chức đo (sử dụng công cụ Ispeed do Trung tâm Internet Việt Nam của Bộ Thông
tin và Truyền thông cung cấp) và lập danh sách các điểm, khu vực mà mạng viễn
thông di động và cố định mặt đất chưa đạt tốc độ tối thiểu do Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định.
Tổ chức công bố tốc
độ tối thiểu của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn. Tổ chức họp với các
doanh nghiệp viễn thông yêu cầu bảo đảm tốc độ dịch vụ truy nhập Internet trên
mạng viễn thông di động và cố định mặt đất theo quy định.
(5). Phát triển hạ
tầng Internet vạn vật (IoT) phục vụ các ứng dụng nghiệp vụ, chuyên ngành trong
triển khai Chính phủ số gắn kết với phát triển đô thị thông minh, giao thông
thông minh, nông nghiệp thông minh, quan trắc tài nguyên, môi trường,... tại
các địa phương
Sở Thông tin và
Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tiến hành đánh giá đầy
đủ hiện trạng hạ tầng Internet vạn vật (IoT) đã đầu tư của các tổ chức, cá
nhân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; xác định được nhu cầu ứng dụng IoT
trong các lĩnh vực như đô thị thông minh, giao thông thông minh, nông nghiệp
thông minh, quan trắc tài nguyên, môi trường,...lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên
phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Sở Thông tin và
Truyền thông tham mưu, đề xuất kế hoạch xây dựng, củng cố, hoàn thiện, phát
triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) của địa phương, trình Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố.
Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố ban hành kế hoạch và lộ trình thực hiện đến 2030 cho việc xây dựng,
củng cố, hoàn thiện, phát hạ tầng Internet vạn vật (IoT) của địa phương, trong
đó lưu ý:
(i) Các sở, ngành, Ủy
ban nhân dân các cấp đảm bảo có lộ trình hoàn thành kế hoạch của Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố theo đúng thời hạn.
(ii) Trong quá trình
triển khai, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp cần ưu tiên tích hợp phát
triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) khi xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch về
đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng dùng chung của địa phương, đảm bảo phục vụ
các ứng dụng nghiệp vụ, chuyên ngành, quản lý, giám sát tại địa phương.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Viễn thông.
II2.2.
Phát triển mạng 5G
Địa phương xây dựng,
ban hành Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động.
Hỗ trợ các doanh
nghiệp viễn thông di động triển khai lắp đặt bổ sung hạ tầng phục vụ phát triển
mạng 5G.
Tập trung tháo gỡ khó
khăn vướng mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn đầu tư triển
khai 5G, phát triển các ứng dụng 5G (use cases) phục vụ các ngành, lĩnh vực
kinh tế, xã hội.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Viễn thông.
II.2.3.
Hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây
(1). Hạ tầng trung
tâm dữ liệu
Mỗi tỉnh, thành căn
cứ điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương khi triển khai “Hệ thống cơ sở
hạ tầng thông tin” có thể thuê dịch vụ của Trung tâm dữ liệu đa mục tiêu cấp
quốc gia, cấp vùng đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo
quy định của pháp luật. Đối với địa phương đã đầu tư trung tâm dữ liệu tập
trung nếu mở rộng, khuyến nghị thuê dịch vụ trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp
và có lộ trình từng bước chuyển đổi sang phương án thuê dịch vụ là chủ yếu,
đồng thời chuyển dịch sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây, ưu tiên sử dụng
dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp trong nước cung cấp.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Viện Chiến lược (nội dung hướng dẫn áp dụng
bộ tiêu chí đánh giá xác định vị trí đặt trung tâm dữ liệu nhằm lựa chọn vị trí
đặt các trung tâm dữ liệu vùng tại 6 vùng kinh tế - xã hội), Cục Viễn thông,
Cục Chuyển đổi số quốc gia (các nội dung về dịch vụ Trung tâm dữ liệu).
(2). Hạ tầng điện
toán đám mây
Duy trì việc kết nối
nền tảng điện toán đám mây của địa phương với nền tảng điện toán đám mây Chính
phủ theo mô hình do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn đồng thời kết nối
với đám mây của các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật phục vụ Chính phủ số để đảm bảo việc lưu trữ, liên thông
chia sẻ dữ liệu sử dụng chung của các bộ, ngành, địa phương:
- Sở Thông tin và
Truyền thông cụ thể hóa mô hình kết nối nền tảng điện toán đám mây của các cơ
quan nhà nước tại địa phương với nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo
hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông đã có
hướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền
tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử tại Văn
bản số 1145/BTTTT-CATTT ngày 03/4/2020 và bổ sung bộ tiêu chí, chỉ tiêu để đánh
giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện
tử/Chính quyền điện tử tại Văn bản số 2612/BTTTT-CATTT ngày 17/7/2021. Bộ Thông
tin và Truyền thông đã đánh giá, công bố danh sách doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây đáp ứng yêu cầu sử dụng của cơ quan
nhà nước).
- Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố phê chuẩn việc áp dụng mô hình kết nối cụ thể theo tình hình
thực tế tại địa phương trên cơ sở đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Chuyển đổi số quốc gia.
II.2.4.
Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
(1). Mạng Truyền số
liệu chuyên dùng (TSLCD)
- Các sở Thông tin và
Truyền thông:
+ Tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện trách nhiệm quản
lý, kiểm tra, giám sát và báo cáo hoạt động Mạng truyền số liệu chuyên dùng tại
địa phương.
+ Tham mưu xây dựng
Quy chế về quản lý, vận hành, kết nối, bảo đảm an toàn thông tin mạng và kế
hoạch đưa các ứng dụng, dịch vụ dùng chung của địa phương trên Mạng truyền số
liệu chuyên dùng.
- Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
+ Triển khai mạng
truy nhập cấp II tuân thủ các quy định về vận hành, kết nối, bảo đảm an toàn
thông tin theo quy định tại Quyết định này và quy định của Bộ Thông tin và
Truyền thông.
+ Bảo đảm kinh phí từ
ngân sách địa phương cho hoạt động và sử dụng dịch vụ Mạng truyền số liệu
chuyên dùng tại địa phương.
+ Ưu tiên bố trí mặt
bằng triển khai các trung tâm dự phòng có diện tích tối thiểu 0,2 ha phù hợp
với Quy hoạch sử dụng đất tại địa phương và các quy định hiện hành.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Bưu điện Trung ương.
(2). Mạng điện báo Hệ
đặc biệt phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
- Sở Thông tin và
Truyền thông phối hợp Cục Bưu điện Trung ương thực hiện công tác quản lý nhà
nước liên quan đến hoạt động của Mạng trên địa bản quản lý.
- Văn phòng thành ủy,
tỉnh ủy đảm bảo hoạt động của Mạng điện báo Hệ đặc biệt tại địa phương.
- Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng hỗ trợ trong công tác giao quyền sử dụng đất
và xây dựng cơ sở nhà trạm các đài điện báo tại địa phương theo Quy hoạch và
chủ trương đầu tư của Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến mạng lưới.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Bưu điện Trung ương.
(3) Mạng điện thoại
Hệ đặc biệt phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
Các sở Thông tin và
Truyền thông phối hợp Cục Bưu điện Trung ương thực hiện công tác quản lý nhà
nước liên quan đến hoạt động của Mạng trên địa bản quản lý.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Bưu điện Trung ương.
II.3.
Hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin
II.3.1.
Thu thập, củng cố và hoàn thiện dữ liệu chủ, cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ
sở dữ liệu của địa phương phục vụ ứng dụng dịch vụ Chính quyền số trong cơ quan
nhà nước của địa phương
Sở Thông tin và
Truyền thông căn cứ theo Nghị định 47/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ và
các văn bản liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh, thành phố ban hành
Danh mục dữ liệu chủ - dữ liệu dùng chung của địa phương.
Các sở, ngành và Ủy
ban nhân dân tỉnh các cấp chủ động rà soát, cập nhật, hoàn thiện dữ liệu chủ,
các cơ sở dữ liệu dùng chung theo đúng Danh mục dữ liệu chủ - dữ liệu dùng
chung do Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh, thành phố ban hành.
Sở Thông tin và
Truyền thông tham mưu, trình UBND tỉnh, thành phố ban hành quy chế khai thác,
sử dụng, chia sẻ dữ liệu dùng chung của địa phương. Quy chế này đảm bảo hai yếu
tố:
(i) Các sở, ngành, Ủy
ban nhân dân tỉnh các cấp khi tham gia phải có nghĩa vụ cập nhật thường xuyên
dữ liệu theo danh mục vào cơ sở dữ liệu dùng chung của địa phương
(ii) Cơ sở dữ liệu
dùng chung phải được sử dụng đúng mục đích phục vụ ứng dụng dịch vụ Chính quyền
số trong cơ quan nhà nước của địa phương.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Chuyển đổi số quốc gia.
II.3.2.
Hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tại địa phương kết nối liên thông
với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia
Sở Thông tin và
Truyền thông làm đầu mối rà soát, theo dõi, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố các giải pháp phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của
địa phương đảm bảo yêu cầu kết nối liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ
liệu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Văn bản số
677/BTTTT-THH ngày 03/3/2022 về việc hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu thông
qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Chuyển đổi số quốc gia.
II.3.3.
Xây dựng, cung cấp các nền tảng số tổng hợp, phân tích dữ liệu cấp tỉnh để lưu
trữ tập trung, hướng tới việc hình thành kho dữ liệu dùng chung của địa phương
phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế xã hội
Sở Thông tin và
Truyền thông chủ trì đề xuất tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê
duyệt danh mục các nền tảng số tổng hợp, phân tích dữ liệu để phục vụ công tác
chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trên cơ sở các
nguyên tắc:
(i) Nền tảng tổng
hợp, phân tích dữ liệu tập trung cấp tỉnh, thành phố lưu trữ dữ liệu tập trung
trên quy mô toàn tỉnh, thành phố bao gồm dữ liệu phi cấu trúc và dữ liệu có cấu
trúc từ nhiều nguồn; từ đó tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu, trước hết là
phục vụ kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu để phát triển Chính phủ số, sau đó
là để xử lý, phân tích, tạo ra các giá trị mới phục vụ phát triển kinh tế số và
xã hội số.
(ii) Việc triển khai
Nền tảng số gắn liền với công tác quản lý, thu thập, tổng hợp và chia sẻ dữ
liệu; gắn với với hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước; gắn với việc
giải quyết các bài toán kinh tế - xã hội thực tiễn tại địa phương.
(iii) Xác định rõ mục
tiêu và yêu cầu cụ thể cho mỗi nền tảng, bao gồm việc xác định trước các bài
toán kinh tế - xã hội thực tiễn tại địa phương cần giải quyết thông qua tổng
hợp, phân tích dữ liệu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và nhận diện các nguồn dữ
liệu quan trọng mà địa phương có thể thu thập, bao gồm dữ liệu nội bộ và dữ
liệu từ bên ngoài; xác định các nguồn dữ liệu còn chưa được tổ chức, lưu trữ để
từng bước tạo tập, quản lý và hình thành nguồn dữ liệu mới.
- Sở Thông tin và
Truyền thông tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phương án xây
dựng hình thành, hoặc nâng cấp, củng cố hoàn thiện kho dữ liệu dùng chung phục
vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
- Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố phê duyệt và ban hành kế hoạch xây dựng, phát triển kho dữ liệu
dùng chung và lộ trình cung cấp các nền tảng số tổng hợp, phân tích dữ liệu cấp
tỉnh phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương
Yêu cầu cơ bản về
chức năng, tính năng kỹ thuật của Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu thực
hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 2463/QĐ-BTTTT ngày 15/12/2023 của Bộ
Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Chuyển đổi số quốc gia.
II.3.4.
Nền tảng thiết bị IoT
Các sở Thông tin và
Truyền thông:
+ Chủ động làm việc
với các doanh nghiệp viễn thông thống kê trên địa bàn, xác định bài toán thực
tiễn tại địa phương cần giải quyết thông qua Nền tảng thiết bị IoT.
+ Hỗ trợ các doanh
nghiệp viễn thông trên địa bàn nghiên cứu, xây dựng nền tảng thiết bị IoT phù
hợp với tình hình thực tiễn.
Đầu mối hỗ trợ của Bộ
Thông tin và Truyền thông: Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông,
Cục Viễn thông.
II.3.5.
Các nền tảng số có tính hạ tầng
Các địa phương xâu
dựng và ban hành kế hoạch, xác định thế mạnh, lựa chọn ứng dụng các nền tảng số
phù hợp.
Phát động phong trào,
đặt hàng các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn phát triển, sáng tạo các
ứng dụng số, xây dựng nền tảng số nhằm tạo thị trường thúc đẩy nền tảng số quốc
gia phát triển.
Hiện nay, Bộ Thông
tin và Truyền thông đã xác định 05 ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều tiềm
năng, lợi thế để phát triển, bao gồm: nông nghiệp, du lịch, logistics, dệt may
và công nghiệp chế biến, chế tạo. Các địa phương hỗ trợ phát triển, triển khai
trên địa bàn.
Đơn vị đầu mối hỗ trợ
của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Chuyển đổi số quốc gia, Vụ Kinh tế số và
Xã hội số.
II.4.
An toàn thông tin mạng
II.4.1.
Công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
Bảo đảm an toàn hệ
thống thông tin theo cấp độ là tinh thần cốt lõi của Luật An toàn thông tin
mạng và hành lang pháp lý về an toàn thông tin mạng. Đồng thời, là đặc điểm,
đặc trưng riêng của Việt Nam trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng nhằm
tập trung nguồn lực, giải pháp để bảo đảm an toàn theo mức độ quan trọng của
thông tin, hệ thống thông tin trong bối cảnh nguồn lực dành cho an toàn thông
tin còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Tại Quyết định số
36/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ đạt ra mục tiêu đến năm 2025,
100% hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước được bảo đảm an toàn theo cấp
độ hệ thống thông tin. Tại Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/02/2024 về tuân thủ quy
định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ,
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương: bảo đảm 100% hệ thống
thông tin từ cấp độ 1 đến cấp độ 5 (nếu có) đang vận hành phải được phê duyệt
cấp độ an toàn hệ thống thông tin chậm nhất trong tháng 9 năm 2024 và triển
khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được
phê duyệt chậm nhất trong tháng 12 năm 2024. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng
dẫn các địa phương triển khai nhiệm vụ trên như sau:
- Tập trung rà soát,
hoàn thành việc phân loại, xác định và phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn đối với
100% hệ thống thông tin từ cấp độ 1 đến cấp độ 5 (nếu có) đang vận hành chậm
nhất trong tháng 9 năm 2024 và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn
thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt chậm nhất trong tháng 12 năm
2024.
Để các cơ quan, tổ
chức triển khai đạt hiệu quả, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông
tin) đã xây dựng và phát hành Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và
tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Công văn số
478/CATTT-ATHTTT ngày 30/03/2024 của Cục An toàn thông tin). Các đơn vị nghiên
cứu Sổ tay để được hướng dẫn cụ thể.
Bộ Thông tin và
Truyền thông đã phát triển Nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống
thông tin theo cấp độ (theo Công văn số 387/CATTT- ATHTTT ngày 18/3/2024 của
Cục An toàn thông tin) để các đơn vị có thể sử dụng, phục vụ hoạt động này tại
các đơn vị. Các đơn vị thực hiện theo Công văn 387/CATTT-ATHTTT để được cấp tài
khoản và sử dụng.
- Triển khai đầy đủ
phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt
chậm nhất trong tháng 12 năm 2024.
Căn cứ Hồ sơ đề xuất
cấp độ và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin đã được phê duyệt, đề
nghị tổ chức rà soát, đánh giá và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn
thông tin, bảo đảm tất cả yêu cầu quản lý, yêu cầu kỹ thuật đều được đáp ứng,
đặc biệt là các yêu cầu chưa đáp ứng tại thời điểm phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp
độ.
- Đối với các hệ
thống thông tin đầu tư mới hoặc mở rộng, nâng cấp, khuyến nghị xây dựng và phê
duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ trước khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc
hồ sơ tương đương) và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin đã
được phê duyệt tại Hồ sơ đề xuất cấp độ trước khi đưa vào vận hành, khai thác
theo quy định tại khoản 6 điều 9 Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT
ngày 12/8/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn
một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ- CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của
Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
IV.4.2.
Triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp
Bảo đảm an toàn thông
tin theo mô hình “4 lớp” (Lực lượng tại chỗ; Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám
sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá
định kỳ; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia) được Thủ
tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải
thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực
hiện tại: Công văn số 1552/BTTTT-CATTT ngày 28/4/2020 về việc đôn đốc tổ chức
triển khai bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin theo mô hình “4
lớp”; Công văn số 1598/BTTTT-CATTT ngày 28/4/2022 về việc tăng cường bảo đảm an
toàn thông tin theo cấp độ và nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin theo
mô hình “4 lớp”; Công văn số 235/CATTT-ATHTTT ngày 08/4/2020 của Cục An toàn
thông tin về việc hướng dẫn mô hình đảm bảo an toàn thông tin cấp bộ, tỉnh.
Hiện nay, thống kê
theo báo cáo của các cơ quan, 100% bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương đã triển
khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình “4 lớp”. Tuy nhiên, theo đánh giá
của Bộ Thông tin và Truyền thông, công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô
hình “4 lớp” của các cơ quan vẫn ở mức cơ bản, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
để bảo đảm an toàn thông tin. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các địa
phương triển khai nhiệm vụ trên như sau:
- Về lực lượng tại
chỗ: tổ chức, kiện toàn lực lượng tại chỗ theo hướng chuyên nghiệp, cơ động, có
tối thiểu 05 chuyên gia an toàn thông tin mạng (bao gồm cả chuyên gia thuê
ngoài) thông qua hoạt động đào tạo, tuyển dụng hoặc thuê ngoài chuyên gia.
Tích cực khai thác,
sử dụng Nền tảng điều phối xử lý sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia và Nền tảng
hỗ trợ điều tra số do Cục An toàn thông tin triển khai tại địa chỉ irlab.vn và
df.irlab.vn trong công tác báo cáo sự cố, ứng cứu sự cố, huấn luyện, diễn tập
để nâng cao năng lực cán bộ và được hỗ trợ khi xảy ra sự cố an toàn thông tin
mạng.
- Về giám sát, bảo vệ
chuyên nghiệp: hoàn thành mở rộng phạm vi giám sát, bảo vệ cho 100% hệ thống
thông tin thuộc phạm vi quản lý. Đối với các hệ thống thông tin cấp độ 3 trở
lên, khuyến nghị tổ chức giám sát, bảo vệ đầy đủ các lớp: lớp mạng, lớp ứng
dụng, lớp cơ sở dữ liệu, lớp thiết bị đầu cuối.
- Về kiểm tra, đánh
giá: kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 85/2016/NĐ-CP cho tối thiểu 80% hệ thống
thông tin thuộc phạm vi quản lý. 100% hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên được
kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ theo quy định (hàng năm đối với hệ
thống thông tin cấp độ 3 và cấp độ 4; 6 tháng đối với hệ thống thông tin cấp độ
5). Rà soát danh sách các webiste (.gov.vn) bao gồm cả các sub domain để tiến
hành đánh giá an toàn thông tin định kỳ và triển khai gán nhãn tín nhiệm mạng
cho các webiste.
- Về kết nối, chia sẻ
thông tin với hệ thống giám sát quốc gia: duy trì kết nối ổn định, chia sẻ đầy
đủ dữ liệu giám sát theo thời gian thực về Hệ thống giám sát quốc gia để được
hỗ trợ giám sát, phân tích, cảnh báo sớm các nguy cơ về an toàn thông tin mạng
và tấn công mạng.
II.4.3.
Triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kỹ năng
Đối với các cuộc tấn
công mạng qua hình thức lây nhiễm mã độc, nhất là tấn công mạng có chủ đích,
đối tượng tấn công thông thường sẽ tấn công người làm trong tổ chức để từ đó
tấn công leo thang sang hệ thống thông tin của tổ chức. Vì vậy, để bảo đảm an
toàn thông tin cho cơ quan, tổ chức nhà nước thì việc nâng cao nhận thức và trang
bị kỹ năng an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
là rất quan trọng. Theo đánh giá, hơn 80% sự cố mất an toàn thông tin là do
người sử dụng không có nhận thức và kỹ năng tự bảo vệ.
Đối với người dùng
Internet, vấn đề gốc, cốt lõi nhất là làm sao để người dân có thể chủ động bảo
vệ mình trên không gian mạng. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức và trang bị kỹ
năng an toàn thông tin cho đông đảo người dân. An toàn thông tin là lĩnh vực
khó, chuyên sâu kỹ thuật. Để người sử dụng ý thức, quan tâm đến vấn đề này thì
hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kỹ năng cần đáp ứng các
tiêu chí: “Rộng”, “Thường xuyên”, “Dễ hiểu” và “Ấn tượng”. Công tác này bước
đầu đã được các cơ quan, tổ chức quan tâm nhưng chưa chú trọng thực hiện, chưa
có giải pháp đáp ứng được các tiêu chí trên.
Bộ Thông tin và
Truyền thông đã thành lập Liên minh Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng
bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng. Liên minh sẽ xây
dựng và chia sẻ miễn phí nội dung tuyên truyền và phổ biến kỹ năng dưới nhiều
hình thức: video, tài liệu, poster, bài viết,… để tất cả các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp sử dụng phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến kỹ năng cho
người sử dụng thuộc phạm vi quản lý của mình. Bộ Thông tin và Truyền thông
hướng dẫn các địa phương triển khai nhiệm vụ trên như sau:
- Cơ quan, tổ chức
liên hệ Cục An toàn thông tin để được cung cấp miễn phí nội dung (video, tài
liệu, poster, bài viết,…) và tổ chức triển khai tuyên truyền nâng cao nhận
thức, phổ biến kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ
quan cũng như người dân trên địa bàn do cơ quan quản lý. Tận dụng tối đa tất cả
các kênh tuyên truyền như: sự kiện, mạng xã hội, website, hệ thống thư điện tử,
tin nhắn SMS, các ứng dụng thông minh,…
Khuyến nghị việc
tuyên truyền qua các kênh nêu trên cần được thực hiện định kỳ hàng tuần, tháng,
Quý tùy theo nội dung để đảm bảo tính thường xuyên, liên tục.
- Triển khai tuyên
truyền tối đa trên các hệ thống thông tin cơ sở (đài truyền thanh, đài truyền
hình).
- Tổ chức xây dựng
một số nội dung tuyên truyền ấn tượng, phù hợp với đặc điểm, đặc trưng, bản sắc
văn hóa của ngành, địa phương để tạo hiệu quả cao và phạm vi tuyên truyền rộng
đến mọi đối tượng của cộng đồng.
- Tham gia hưởng ứng
mạnh mẽ Chiến dịch Tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin do Bộ
Thông tin và Truyền thông phát động.
II.5.
Công nghiệp công nghệ thông tin
Các địa phương:
- Định hướng phát
triển khu công nghệ thông tin tập trung trong Quy hoạch của tỉnh và phù hợp với
Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
- Xác định nhu cầu
đầu tư, xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung theo Quy hoạch của tỉnh đã
được phê duyệt.
- Thực hiện các thủ
tục về thành lập, mở rộng và công nhận khu công nghệ thông tin tập trung theo
quy định của pháp luật về khu công nghệ thông tin tập trung.
- Căn cứ theo Quy
hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050, phát triển khu công nghệ thông tin tập trung được phân bổ không gian theo
vùng như sau:
TT
|
Nhiệm
vụ, giải pháp
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Thời
gian
|
1
|
Xây dựng mới từ 2 -
3 khu công nghệ thông tin tập trung tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí
Minh và vùng phụ cận
|
Các
địa phương, bộ ngành có liên quan
|
Bộ
Thông tin và Truyền thông
|
2024
- 2030
|
2
|
Xây dựng một số khu
công nghệ thông tin tập trung ở các tỉnh, thành phố có đủ điều kiện:
|
Các
địa phương, bộ ngành có liên quan
|
Bộ
Thông tin và Truyền thông
|
2024
- 2030
|
2.1
|
Vùng trung du và
miền núi phía Bắc: Tổ chức không gian phát triển hạ tầng khu công nghệ thông
tin tập trung phục vụ sản xuất phần cứng công nghệ thông tin, điện tử - viễn
thông tại các địa phương Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang.
|
|
|
|
2.2
|
Vùng đồng bằng sông
Hồng: Các địa phương thuộc khu vực động lực phía Bắc, bao gồm: Hà Nội, Bắc
Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng là các tiểu vùng đi đầu cả nước về nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn lực công nghệ thông tin, tập trung phát triển một số ngành
sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ hiện đại như: công nghiệp
điện tử công nghệ cao, sản xuất phần mềm, sản phẩm IoT… tham gia vào chuỗi
sản xuất toàn cầu.
|
|
|
|
2.3
|
Vùng Bắc Trung Bộ
và duyên hải miền Trung: Xây dựng Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Thừa Thiên -
Huế, Quy Nhơn, Khánh Hòa thành các trung tâm lớn của vùng về phát triển công
nghiệp công nghệ thông tin và là đầu mối liên kết của vùng với các vùng kinh
tế khác của cả nước.
|
|
|
|
2.4
|
Vùng Đông Nam Bộ:
Phát triển vùng Đông Nam Bộ với hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh về phát
triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và là trung tâm nghiên cứu, chuyển
giao và ứng dụng về công nghiệp công nghệ thông tin của vùng và của cả nước.
Khu vực 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu hình thành vùng động
lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm
điện, điện tử, các sản phẩm IoT,... phục vụ cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư và chuyển đổi số tại Việt Nam.
|
|
|
|
2.5
|
Vùng Tây Nguyên:
Xây dựng Buôn Mê Thuột trở thành trung tâm tiểu vùng Nam Tây Nguyên, thành
phố PleiKu trở thành trung tâm tiểu vùng Bắc Tây Nguyên về phát triển một số
dịch vụ, sản phẩm công nghệ số để giải quyết các bài toán xã hội, chuyển đổi
số của khu vực, sản phẩm công nghiệp phần cứng công nghệ thông tin, điện tử -
viễn thông.
|
|
|
|
2.6
|
Vùng đồng bằng sông
Cửu Long: Phát triển thành phố Cần Thơ thành trung tâm công nghiệp dữ liệu
của khu vực, làm trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của
vùng, nơi tập trung các dịch vụ và công nghiệp công nghệ thông tin đa dạng,
chất lượng cao tập trung cho cho công cuộc chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp
và phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu của vùng.
|
|
|
|
PHỤ LỤC. Giải thích một số khái niệm
I.
Giải thích một số khái niệm
1. Mạng bưu chính
Mạng bưu chính là hệ
thống cơ sở khai thác bưu gửi, điểm phục vụ bưu chính được kết nối bằng các
tuyến vận chuyển và tuyến phát để cung ứng dịch vụ bưu chính.
Mạng bưu chính công
cộng là mạng bưu chính do Nhà nước đầu tư và giao cho doanh nghiệp được chỉ
định quản lý, khai thác.
2. Hạ tầng thông tin
và truyền thông, hạ tầng số
Hạ tầng thông tin và
truyền thông là một chỉnh thể thống nhất, hình thành trên cơ sở liên kết giữa
mạng bưu chính, hạ tầng số, hạ tầng công nghiệp công nghệ thông tin, các nền
tảng chuyển đổi số quốc gia và hệ thống bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh
mạng, tạo lập môi trường an toàn tin cậy cho phát triển Chính phủ số, kinh tế
số, xã hội số.
Trong Quy hoạch hạ
tầng thông tin và truyền thông, hạ tầng số được xác định bao gồm: Cơ sở hạ tầng
viễn thông (Mạng viễn thông công cộng (Hệ thống truyền dẫn quốc tế, truyền dẫn
trục quốc gia, truyền dẫn vệ tinh, hệ thống Internet Việt Nam, hạ tầng Internet
vạn vật (IoT), mạng truy nhập băng rộng, mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh
- truyền hình), Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (mạng
truyền số liệu chuyên dùng, mạng thông tin thoại phục vụ cơ quan Đảng, Nhà
nước) và hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây.
3. Nền tảng số
Hệ thống thông tin
phục vụ giao dịch điện tử là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được
thiết lập với chức năng, tính năng chính để phục vụ giao dịch điện tử, bảo đảm
xác thực, tin cậy trong giao dịch điện tử
Nền tảng số phục vụ
giao dịch điện tử là hệ thống thông tin tạo môi trường điện tử cho phép các bên
thực hiện giao dịch hoặc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng để
phát triển sản phẩm, dịch vụ.
4. An toàn thông tin
mạng
- Mô hình tổ chức “04
lớp” bảo đảm an toàn thông tin là mô hình triển khai bảo đảm an toàn thông
tin cho hệ thống thông tin theo mô hình “4 lớp”, bao gồm các lớp sau: (1) Lực
lượng tại chỗ, (2) Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp,
(3) Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ, (4) Kết nối,
chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia (theo Công văn số
1552/BTTTT-CATTT ngày 28 tháng 04 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Đơn vị chuyên
nghiệp bảo vệ an toàn thông tin mạng là doanh nghiệp an toàn thông tin mạng
được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép; tổ chức sự nghiệp nhà nước có chức
năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc tổ chức chuyên môn được cấp có thẩm quyền chỉ định.
- Công cụ bảo vệ
an toàn thông tin mạng là phần mềm, công cụ và phương tiện mà người sử dụng
có thể sử dụng để bảo vệ an toàn thông tin mạng (Phần mềm
Antivirus/Antimalware; Ứng dụng VPN; Phần mềm bảo mật duyệt web;…).
II.
Cụ thể hóa một số mục tiêu cấp quốc gia trong Quy hoạch cấp địa phương
1. Nguyên tắc
Các mục tiêu đã được
nêu tại Quyết định số 36/QĐ-TTg là mục tiêu chung của Quốc gia do đó các tỉnh,
thành phố cần xác định các mục tiêu chung này là chỉ tiêu tối thiểu địa phương
phải đạt được.
2. Phương pháp tính
một số chỉ tiêu
#
|
Tên
chỉ tiêu
|
Khái
niệm
|
Ghi
chú
|
|
Tỷ lệ dân số được
phủ sóng mạng di động 5G
|
Là tỷ lệ phần trăm
dân cư trong phạm vi có tín hiệu di động 5G đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định
hiện hành (không phân biệt là họ có đăng ký thuê bao hay là người sử dụng
dịch vụ) và tổng dân số.
|
Định nghĩa trong
Thông tư 04/2022/TT- BTTTT ngày 22/6/2022
|
|
Hộ gia đình có khả
năng tiếp cận cáp quang băng rộng cố định
|
Là số lượng hộ gia
đình được bao phủ bởi các mạng cáp quang (FTTP). Chỉ số này bao gồm mạng cáp
quang đến nhà (FTTH), cáp quang đến tòa nhà (FTTB) và mạng cáp quang theo mô
hình phân phối (FTTdp). Hộ gia đình được tính là bao phủ nếu nhà cung cấp
dịch vụ đã cung cấp hoặc có thể cung cấp kết nối đầu cuối tới mạng băng rộng
cố định trong một thời ngắn mà không tốn quá nhiều nguồn lực.
|
Định nghĩa theo ITU
|