Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Kết luận số 57-KL/TW
ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác thông tin đối ngoại (TTĐN); Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của
Chính phủ về quản lý hoạt động TTĐN; Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày
19/10/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý hoạt động TTĐN của
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT)
đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế
hoạch công tác TTĐN năm 2024, tập trung các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục
hoàn thiện hành lang pháp lý công tác TTĐN
Đề nghị các địa phương tiếp tục
xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý hoạt động TTĐN trên địa bàn tỉnh,
thành phố căn cứ theo Nghị định số 72/2015/NĐ-CP và Thông tư số
22/2016/TT-BTTTT. Đến nay, còn 05 tỉnh, gồm: Hải Dương, Nghệ An, Đồng Tháp,
Long An, Thanh Hóa (đã ban hành Quy chế quản lý hoạt động TTĐN trên địa bàn căn
cứ theo Quyết định số 79/2010/QĐ- TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quy chế quản lý nhà nước về TTĐN đã hết hiệu lực) chưa triển khai sửa
đổi, bổ sung Quy chế; 05 tỉnh gồm: Thái Nguyên, Kiên Giang, Bà Rịa -Vũng Tàu,
Thành phố Đà Nẵng, Bến Tre (đã ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động
đối ngoại trên địa bàn tỉnh) chưa ban hành Quy chế quản lý hoạt động TTĐN.
2. Phối hợp với
Bộ TTTT triển khai Kết luận số 57-KL/TW ngày
15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
TTĐN sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị,
tập trung thực hiện mục tiêu TTĐN trong tình hình mới: đẩy mạnh tuyên truyền,
quảng bá về đất nước Việt Nam hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, là bạn,
là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và Đảng Cộng sản Việt Nam
trên trường quốc tế; khơi dậy tinh thần yêu nước, củng cố sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại của
Đảng và Nhà nước; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tạo thuận
lợi cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các mục tiêu phát triển đất nước đến năm
2045.
3. Phối hợp với
Bộ TTTT thực hiện Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày
05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới
và nâng cao năng lực công tác thông tin, tuyên truyền và TTĐN góp phần xây dựng
biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển và các Chương trình mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể:
3.1. Đối với Chương trình mục
tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025:
- Chỉ đạo Sở TTTT chủ trì, phối
hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh,
thành phố, các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện biên giới,
biển, hải đảo triển khai thực hiện Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/06/2022
của Bộ TTTT hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số
1288/QĐ-BTTTT ngày 17/7/2023 của Bộ trưởng Bộ TTTT ban hành 04 Chương trình
nâng cao năng lực cho cán bộ TTTT thuộc Tiểu dự án - Giảm nghèo về thông tin
trong Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
- Đối với các tỉnh, thành phố đề
xuất nhiệm vụ “Thiết lập các Cụm thông tin điện tử (TTĐT) công cộng phục vụ
thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới và cung cấp nội dung
thông tin phục vụ tuyên truyền ở các xã biên giới” năm 2024, 2025, đề nghị phối
hợp với Bộ TTTT rà soát, đánh giá năng lực triển khai nhiệm vụ và hiệu quả
tuyên truyền TTĐN Cụm TTĐT sau khi được thiết lập, để Bộ TTTT có căn cứ đề xuất
cơ quan có thẩm quyền phân bổ nguồn kinh phí Trung ương cho các địa phương thực
hiện nhiệm vụ.
3.2. Đối với Chương trình
MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
Chỉ đạo Sở TTTT chủ trì, phối hợp
với Ban Dân tộc cấp tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện
biên giới trên đất liền triển khai thực hiện Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT ngày
30/5/2023 của Bộ TTTT hướng dẫn thực hiện một số nội dung về TTTT trong Tiểu dự
án 1 và Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế -
xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai
đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Đề nghị các địa phương tập trung 03 nhiệm vụ:
(1) Sản xuất các sản phẩm thông tin phục vụ công tác TTĐN vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi; (2) Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ TTĐN cho cán
bộ làm công tác TTĐN khu vực biên giới; (3) Lồng ghép TTĐN với các hoạt động
giao lưu, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh,
nét văn hóa đặc sắc của các tỉnh biên giới góp phần quảng bá hình ảnh đất nước.
Trong quá trình triển khai các
Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, Bộ TTTT sẽ có các văn bản hướng dẫn cụ
thể các địa phương.
4. Chỉ đạo Sở
TTTT chủ trì, phối hợp với Thường trực Ban Chỉ đạo công tác Nhân quyền của tỉnh
và các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện tập trung thực hiện
nội dung Công văn số 5768/BTTTT-TTĐN ngày 28/11/2022
của Bộ TTTT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
truyền thông về quyền con người (Hiện có 39/63 tỉnh, thành phố chưa triển khai
xây dựng Kế hoạch truyền thông về quyền con người).
5. Phối hợp với
Bộ TTTT quảng bá hình ảnh địa phương trên Cổng Vietnam.vn (Bộ TTTT đã có văn bản
số 2417/BTTTT-TTĐN ngày 26/6/2023 gửi các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp quảng bá hình ảnh Việt Nam và địa
phương ra nước ngoài trên Cổng Vietnam.vn).
6. Về thực hiện
Chương trình phối hợp số 5115/CTr-BTTTT-BTLBĐBP ngày
09/12/2021 giữa Bộ TTTT và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trong công tác thông
tin, truyền thông và TTĐN tại khu vực biên giới, biển, hải đảo giai đoạn 2021 -
2030, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở TTTT phối hợp với Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch tuyên truyền TTĐN
khu vực biên giới, trong đó tập trung các nội dung sau:
6.1. Tuyên truyền biển, đảo
- Quán triệt và tập trung tuyên
truyền những thành tựu về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, hội nhập quốc tế, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày
22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Chiến lược phát triển
bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; triển khai
Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 (theo Quyết định số
729/QĐ-TTg , ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ).
- Thông tin toàn diện các vấn đề
liên quan đến biển, đảo, trong đó bao gồm: (1) Vị trí, vai trò của biển, đảo
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; (2) Các quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của Việt Nam trên biển theo luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS
1982; (3) Cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam
với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; (4) Các Hiệp định phân định ranh giới
biển, văn bản pháp luật về biển, đảo; (5) Văn hóa biển; (6) Nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và ngư dân trong việc
chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác
IUU) để bảo vệ lợi ích của quốc gia, lợi ích của người dân. Ngăn chặn các thông
tin sai lệch về công tác phòng, chống khai thác IUU, bảo vệ hình ảnh, uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế; (7) Hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học về những
lĩnh vực liên quan đến biển, đảo; (8) Những đóng góp hiệu quả của Việt Nam, nỗ
lực của các nước liên quan đến xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác,
phát triển; (9) Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển các vùng biển, đảo phù hợp
với chủ trương của Việt Nam; (10) Những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng - an ninh các vùng biển,
đảo; (11) Kết quả đấu tranh, bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển, đảo trên tất cả
các mặt mặt; (12) Tinh thần sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc của các lực lượng
làm nhiệm vụ trên biển.
6.2. Tuyến biên giới trên đất
liền
a) Đối với tuyến biên giới Việt
Nam - Trung Quốc
- Tiếp tục tuyên truyền 03 văn
kiện pháp lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (gồm: Nghị
định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định
về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt
Nam - Trung
Quốc; Hiệp định về cửa khẩu và Quy chế quản
lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam
- Trung
Quốc); kết quả sau 14 năm triển khai 03 văn kiện
pháp lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
-
Tuyên truyền, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật, các thỏa thuận và
văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền; vi phạm các quy định về quản lý
biên giới như: vượt biên, xuất cảnh trái phép, truyền đạo trái pháp luật, di cư
tự do qua các vùng biên giới; phòng, chống các hoạt động buôn người, buôn lậu,
gian lận thương mại. Đấu tranh phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch,
xuyên tạc, kích động về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc; củng cố, tăng cường xây
dựng tình cảm đoàn kết, truyền thống gắn bó lâu đời giữa Nhân dân hai nước.
-
Tăng cường thông tin đối ngoại về quan hệ đối tác, hợp tác, chiến lược, toàn diện
Việt Nam - Trung Quốc. Đẩy mạnh tuyên truyền các cuộc trao đổi, tiếp xúc cấp
cao, góp phần tăng cường tin cậy chính trị giữa hai bên, các chuyến thăm cấp
cao; phát huy vai trò định hướng chiến lược của đối ngoại đảng đối với quan hệ
song phương, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai nước.
b) Đối
với tuyến biên giới Việt Nam - Lào
- Tiếp
tục tuyên truyền quan điểm của Việt Nam về vấn đề biên giới trên đất liền, việc
thực hiện các Tuyên bố chung và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao; tuyên truyền về
các văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến biên giới Việt Nam - Lào, trong đó
có “Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào”
và “Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất
liền giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào”, Thỏa
thuận về Chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021 - 2030 và Hiệp định hợp
tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021 - 2025; Đề án Quy hoạch và phát triển cửa khẩu
biên giới Việt Nam - Lào giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn đến 2050; Kế hoạch hợp
tác hằng năm giữa hai Chính phủ và kết quả các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp
cao.
-
Tuyên truyền về công tác quản lý biên giới Việt Nam và Lào; việc tiếp tục đổi mới
triệt để và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai nước; nhất là về kinh
tế để phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cường phổ biến cơ chế, chính sách ưu
đãi trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới của các địa
phương hai nước đến các doanh nghiệp, người dân hai nước; tăng cường tính kết nối
về giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch; các chính sách ưu đãi khuyến
khích các doanh nghiệp hai nước đầu tư vào các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng
và thế mạnh.
- Chú
trọng tuyên truyền TTĐN về quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp
tác toàn diện Việt Nam - Lào là mẫu mực, thủy chung, trong sáng hiếm có, tạo sự
lan tỏa mạnh mẽ trong Nhân dân, đặc biệt là giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về
mối quan hệ gắn bó keo sơn Việt Nam - Lào nhằm giữ gìn mối quan hệ đặc biệt
này cho các thế hệ sau. Tuyên truyền về các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao để
tăng cường hiểu biết, tin cậy và tạo động lực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực;
tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cấp, các ngành về
những vấn đề mới trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm kinh tế vĩ mô, mở rộng quan hệ, hội nhập quốc tế và
những vấn đề mới sau Đại hội.
c) Đối
với tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia
-
Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
ta trong việc giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia trên cơ sở quan
hệ láng giềng, đoàn kết, hữu nghị, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Tập
trung tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ký kết các văn bản pháp lý,
công nhận thành quả 84% công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa và công tác
quản lý tuyến biên giới theo các văn bản đã ký kết.
- Tiếp
tục tuyên truyền các văn bản pháp lý về việc giải quyết biên giới Việt Nam -
Campuchia, trong đó có các hiệp định, hiệp ước về biên giới giữa hai nước như:
Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa
Nhân dân Campuchia (ký ngày 18/2/1979); Hiệp ước về vùng nước lịch sử giữa
nước CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia (ký ngày 07/7/1982);
Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và
Cộng hòa Nhân dân Campuchia (ký ngày 20/7/1983); Hiệp ước về quy chế
biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia (ký
ngày 20/7/1983); Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt
Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia (ký ngày 27/12/1985); Hiệp ước giữa
nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên
giới quốc gia năm 1985 (ký ngày 10/10/2005); Hiệp ước bổ sung Hiệp ước
hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước
CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia; Nghị định thư phân giới cắm mốc biên
giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia (ký
ngày 05/10/2019)…
-
Tăng cường tuyên truyền TTĐN về quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước trên
các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh và quốc phòng. Đồng thời,
quảng bá tiềm năng, thế mạnh, các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong phát triển
kinh tế - xã hội; các cơ chế chính sách và triển khai các biện pháp tạo môi trường
thông thoáng nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp hai bên đầu tư vào
khu vực biên giới.
- Kịp
thời thông tin về những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến công tác phân
giới, cắm mốc và quản lý biên giới, đặc biệt là ở các khu vực biên giới còn
chưa được phân giới, cắm mốc để tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đồng thời,
phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thông tin xuyên tạc về quan hệ hai nước.
7. Chỉ đạo Sở TTTT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành
liên quan triển khai hiệu quả công tác dự báo, tổ chức theo dõi và tổng hợp dư
luận báo chí trong và ngoài nước, đặc biệt trên môi trường mạng về tình hình tỉnh,
thành phố; xây dựng tài liệu lập luận, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo
chí trên địa bàn để giải thích, làm rõ, đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch
ảnh hưởng uy tín, hình ảnh đất nước và tỉnh, thành phố.
Chỉ đạo
Sở TTTT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chủ động xây dựng Hệ
thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của tỉnh, thành phố.
Trên
cơ sở hướng dẫn này, căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở TTTT chủ trì, phối
hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân
cấp huyện, xây dựng Kế hoạch công tác TTĐN năm 2024 (Kế hoạch kèm theo Phụ lục
nhiệm vụ và kinh phí thực hiện) và bố trí kinh phí triển khai thực hiện công
tác TTĐN năm 2024.
Trong
quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố phản ánh về Bộ TTTT (Cục TTĐN số 115 Trần Duy Hưng, Cầu
Giấy, Hà Nội, ĐT: 04. 37676666, máy lẻ 118, Fax: 04 37675959) để kịp thời có hướng
dẫn.
Trân
trọng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TTĐN, NVĐP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Lâm
|