Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 4202/TCHQ-PC 2018 hướng dẫn quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam

Số hiệu: 4202/TCHQ-PC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Văn Cẩn
Ngày ban hành: 17/07/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4202/TCHQ-PC
V/v hướng dẫn quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam

Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2018

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

Thời gian gần đây hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta có chiều hướng tăng mạnh, diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng môi trường sống, gây bức xúc trong dư luận. Trong quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa, điều tra xác minh đã phát hiện doanh nghiệp thực hiện một số phương thức, thủ đoạn gian lận trong nhập khẩu phế liệu như làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các văn bản, Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất để hợp thức hóa hồ sơ nhập khẩu phế liệu, khai sai tên hàng, mã số hàng hóa khác với tên hàng, mã số hàng hóa là phế liệu thuộc danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ đồng thời chủ động lấy mẫu giám định để sử dụng kết quả giám định hợp thức hóa, chứng minh hàng hóa nhập khẩu không phải phế liệu để khi nhập khẩu không chịu các chính sách quản lý đối với phế liệu hoặc nhập khẩu các lô hàng rác thải về Việt Nam sau đó từ chối nhận hàng, để tồn đọng tại cảng biển Việt Nam nhằm thu lợi từ các đối tượng ở nước ngoài (qua việc sử dụng Việt Nam làm nơi chứa rác thải)….Do vậy, để ngăn chặn các hành vi gian lận nêu trên, không để Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới, tốn kém chi phí tiêu hủy đối với hàng hóa là phế liệu, chất thải đưa vào lãnh thổ, đồng thời thực hiện đúng quy định về kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 của Luật Hải quan năm 2014, chế tài xử lý trong Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5290/VPCP-KTTH ngày 05/6/2018 về việc quản lý chặt chẽ nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam, Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung như sau:

I. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam

1. Vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác là chất thải theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014.

Trừ phế liệu được nêu tại khoản 2 Mục này, chất thải bị cấm nhập khẩu, quá cảnh dưới mọi hình thức theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường.

2. Vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình khác là phế liệu theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường.

Phế liệu làm thủ tục hải quan nhập khẩu phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Thuộc danh mục được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành (khoản 1 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường): hiện nay, thực hiện theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

- Có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (khoản 1 Điều 76 và khoản 2 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường): hiện nay, thực hiện theo Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Nhập khẩu bởi doanh nghiệp có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và trong hạn mức nhập khẩu (khoản 2 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường).

II. Xử lý của cơ quan hải quan trong quá trình tiến hành thủ tục nhập cảnh cho phương tiện vận tải vận chuyển phế liệu, hàng hóa đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu

Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hải quan đối với hồ sơ tàu biển nhập cảnh thực hiện phân tích thông tin hàng hóa khai báo trên manifest theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 38 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ), trong đó lưu ý kiểm tra chặt chẽ các nội dung sau:

1. Khai báo trên manifest phải đầy đủ các thông tin cụ thể về doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số của giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất...); về hàng hóa (loại phế liệu, mã HS tối thiểu 4 số...). Ví dụ: không khai là “phế liệu” chung chung mà phải khai là phế liệu nhựa, phế liệu giấy...; không khai các danh từ chung như hàng bách hóa (general cargo, freight of all kinds, FAK, said to contain, STC)...

Trường hợp không khai báo cụ thể về doanh nghiệp nhập khẩu, hàng hóa như trên thì không chấp nhận khai báo, thông báo lý do chưa tiếp nhận và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Thực hiện rà soát, phân tích thông tin khai trên manifest trong thời hạn 04 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận thông tin khai báo trên Hệ thống e-manifest và xử lý như sau:

a) Trường hợp có cơ sở xác định hàng hóa vận chuyển trên tàu biển là chất thải theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường thì thông báo ngay cho hãng tàu và doanh nghiệp kinh doanh cảng về việc không được phép dỡ hàng hóa đó xuống cảng; đồng thời yêu cầu hãng tàu vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và xử lý vi phạm theo quy định;

b) Trường hợp tàu biển chưa cập cảng Việt Nam hoặc đã cập cảng Việt Nam nhưng chưa dỡ hàng hóa xuống bãi cảng, có thông tin hàng hóa khai báo trên Hệ thống e-manifest là phế liệu, đối chiếu thông tin người nhập khẩu trên manifest với danh sách các doanh nghiệp đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực trên Hệ thống thông quan điện tử V5 của Tổng cục Hải quan:

b.1) Nếu người nhập khẩu trên manifest không có trong danh sách thì thông báo ngay cho hãng tàu và doanh nghiệp kinh doanh cảng về việc không được phép dỡ lô hàng phế liệu đó xuống cảng, đồng thời yêu cầu hãng tàu đưa hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

b.2) Người nhập khẩu trên manifest có tên trong danh sách các doanh nghiệp đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và hàng hóa khai báo trên manifest là phế liệu đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì thực hiện thủ tục theo quy định.

c) Trường hợp tàu biển chưa cập cảng Việt Nam hoặc đã cập cảng Việt Nam nhưng chưa dỡ hàng hóa xuống bãi cảng có thông tin hàng hóa khai báo trên manifest là hàng đã qua sử dụng, không khai báo là phế liệu nhưng có đặc trưng của phế liệu (Ví dụ: USED woven jumbo bags, USED pe film, USED tyre...) và người nhập khẩu không thuộc danh sách các doanh nghiệp đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực trên Hệ thống thông quan điện tử V5 và hàng hóa là phế liệu nhưng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì đưa vào diện kiểm soát trọng điểm; tiến hành thủ tục hải quan theo khoản 2 Mục III Công văn này.

III. Thủ tục hải quan đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài và hàng hóa nhập khẩu khai là hàng hóa đã qua sử dụng nhưng có đặc trưng của phế liệu

1 . Đối với hàng hóa khai báo là phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài

a) Đăng ký tờ khai hải quan:

Cơ quan hải quan không thực hiện đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa là phế liệu nhưng doanh nghiệp nhập khẩu không có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

b) Kiểm tra hồ sơ hải quan:

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra tính hợp lệ, đối chiếu thông tin về Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Văn bản thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu, Giấy xác nhận ký quỹ nhập khẩu phế liệu, Hợp đồng ủy thác (nếu có), Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan.

b.1) Kiểm tra Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu).

- Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu phải là bản sao chứng thực.

- Kiểm tra hình thức, tính hợp lệ của Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu được cấp theo quy định tại Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

- Kiểm tra đối chiếu thông tin: cơ quan cấp; số; ngày cấp; tên tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất/tên tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu; tên và địa chỉ cơ sở sử dụng phế liệu để sản xuất/địa chỉ kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; tên phế liệu; mã HS; khối lượng được phép nhập khẩu; thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu.

- Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác thì kiểm tra bản sao chứng thực của hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu; bản sao chứng thực Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu còn hiệu lực của tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu.

b.2) Kiểm tra Văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu.

- Kiểm tra hình thức, tính hợp lệ của bản sao Văn bản thông báo theo Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT .

- Kiểm tra, đối chiếu Văn bản thông báo do người khai hải quan nộp với Văn bản thông báo lưu trên Hệ thống thông quan điện tử V5: số, ngày cấp, người ký, tên tổ chức, cá nhân, địa chỉ, tên phế liệu, mã HS, tổng khối lượng được phép nhập khẩu theo Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu, khối lượng phế liệu đã nhập khẩu, khối lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu đang làm thủ tục.

b.3) Kiểm tra Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

- Giấy xác nhận ký quỹ do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu cấp và là bản sao chứng thực.

- Thời gian thực hiện ký quỹ phải ít nhất 15 ngày trước khi tiến hành thủ tục thông quan phế liệu nhập khẩu.

- Số tiền ký quỹ theo quy định:

+ Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn sắt, thép phế liệu trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn giấy phế liệu và nhựa phế liệu trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.

b.4) Kiểm tra Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu: thông tin tổ chức chứng nhận phù hợp phải có trong danh sách đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định (kiểm tra thời điểm cấp chứng nhận, thời gian hiệu lực chỉ định của Bộ Tài nguyên và Môi trường), hình thức văn bản (bản gốc), kiểm tra các chỉ tiêu thông tin trùng khớp với thông tin tờ khai và các chứng từ liên quan.

b.5) Kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu (số lượng, mã HS) nhập khẩu phế liệu của doanh nghiệp trên hồ sơ hải quan (tờ khai hải quan, chứng từ có liên quan) với thông tin Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu, Văn bản thông báo nhập khẩu phế liệu, Giấy xác nhận ký quỹ, Văn bản chứng nhận sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

c) Kiểm tra thực tế:

c.1) Cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa đối với tất cả các lô hàng khai báo là phế liệu nhập khẩu.

c.2) Địa điểm thực hiện kiểm tra:

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT.

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông báo bằng văn bản/điện fax cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập phối hợp với Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan phụ trách tại địa bàn để thực hiện kiểm tra thực tế và lấy mẫu.

Trường hợp tại cửa khẩu nhập có lắp đặt hệ thống camera giám sát thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải thực hiện tại khu vực có camera giám sát.

c.3) Trước khi xuất trình hàng hóa để kiểm tra và lấy mẫu đại diện, người khai hải quan phải thông báo bằng văn bản hoặc thông báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa và tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định về thời gian và địa điểm kiểm tra, lấy mẫu.

c.4) Ngay sau khi nhận được thông báo của người khai hải quan về việc xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế và lấy mẫu, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập nơi lưu giữ hàng hóa lập phiếu yêu cầu kiểm định gửi trực tiếp hoặc điện fax đến Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan phụ trách tại địa bàn (theo mẫu số 01/PYCKĐ/2018 ban hành kèm theo Công văn này).

Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan phụ trách tại địa bàn sau khi nhận được phiếu yêu cầu hoặc điện fax thì cử cán bộ cùng các trang thiết bị kỹ thuật tham gia phối hợp cùng tiến hành kiểm tra và lấy mẫu.

Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan phụ trách tại địa bàn chỉ tiến hành kiểm định đối với hàng hóa đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

c.5) Hình thức, mức độ kiểm tra và phương thức kiểm tra.

Việc kiểm tra xác định tính chính xác giữa nội dung khai hải quan và thực tế hàng hóa nhập khẩu được thực hiện bởi công chức hải quan của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập và cán bộ kiểm định của Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan.

c.5.1) Kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường và các thiết bị phân tích tại hiện trường: Chi cục Kiểm định hải quan/Cục Kiểm định hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu để kiểm tra hàng hóa theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT. Trường hợp có đủ cơ sở xác định lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng quy định của pháp luật hải quan và pháp luật bảo vệ môi trường thì xử lý theo quy định.

c.5.2) Trường hợp kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường và các thiết bị tại hiện trường không xác định được lô hàng phế liệu nhập khẩu đáp ứng quy định của pháp luật hải quan và pháp luật bảo vệ môi trường thì Chi cục Hải quan cửa khẩu và Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan phối hợp thực hiện lấy mẫu đại diện của lô hàng để thực hiện phân tích đánh giá. Việc lấy mẫu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT .

Việc kiểm tra thực tế và lấy mẫu của Chi cục Hải quan cửa khẩu và Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan được thực hiện cùng thời điểm lấy mẫu của tổ chức chứng nhận sự phù hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định.

c.5.3) Trong quá trình kiểm tra thực tế và lấy mẫu đại diện, công chức hải quan giám sát việc lấy mẫu phải chụp ảnh các vị trí kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu, ghi hình toàn bộ quá trình kiểm tra, lấy mẫu từ khi bắt đầu mở container (đối với hàng hóa đóng trong container) hoặc bắt đầu kiểm tra đối với hàng rời cho đến khi kết thúc việc kiểm tra, lấy mẫu. Đối với những lô hàng có thời gian kiểm tra kéo dài thì chỉ ghi những hình ảnh phản ánh được nội dung, phương pháp kiểm tra, thực tế hàng hóa để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, khởi kiện. Hình ảnh chụp các vị trí kiểm tra, lấy mẫu gửi về hòm thư [email protected], phim ghi hình quá trình kiểm tra, lấy mẫu lưu hồ sơ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, khởi kiện.

c.5.4) Kết thúc việc kiểm tra thực tế, công chức kiểm tra thực tế lập phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Công chức kiểm tra của Chi cục Hải quan cửa khẩu và cán bộ kiểm định của Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan ký xác nhận tại ô số 4 phần kiểm tra thủ công, mục II trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra.

Đối với hàng hóa là phế liệu thuộc danh mục tại Quyết định 73/2014/QĐ-TTg nhưng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, cơ quan hải quan xác định không đủ cơ sở để xem xét thông quan.

c.5.5) Đối với trường hợp phải lấy mẫu đại diện, kết thúc việc lấy mẫu, công chức kiểm tra lập biên bản chứng nhận việc lấy mẫu (theo mẫu số 02/BBLM-PL ban hành kèm theo công văn này), có xác nhận của người khai hải quan, công chức hải quan Chi cục Hải quan cửa khẩu, cán bộ Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan và người đại diện tổ chức chứng nhận sự phù hợp. Nội dung biên bản chứng nhận việc lấy mẫu phải ghi rõ thời gian lấy mẫu, vị trí lấy mẫu (vị trí cụ thể trong container hoặc trong lô hàng), phương pháp lấy mẫu và số lượng mẫu (số lượng mẫu và trọng lượng mẫu đúng theo quy định tại Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT), số hiệu container hoặc phương tiện vận chuyển hàng hóa là phế liệu.

c.5.6) Sau khi lấy mẫu, công chức hải quan niêm phong mẫu. 01 mẫu bàn giao cho Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan để thực hiện kiểm tra, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về bảo vệ môi trường. 01 mẫu bàn giao cho tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định. 01 mẫu lưu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Thời gian lưu mẫu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính.

c.6) Thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa bằng mắt thường và các thiết bị tại hiện trường không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa, trường hợp hàng hóa có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì thời gian kiểm tra thực tế không quá 02 ngày làm việc.

Đối với trường hợp phải phân tích, đánh giá các tiêu chí để xác định phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại phòng thí nghiệm, Cục Kiểm định hải quan/Chi cục kiểm định hải quan có thể trưng cầu các tổ chức chứng nhận phù hợp được Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ định đối với các tiêu chí chưa đủ năng lực để làm cơ sở thông báo kết quả kiểm tra. Cục Kiểm định Hải quan tổng hợp báo cáo Tổng cục các trường hợp phân tích quá thời gian quy định.

c.7) Xử lý kết quả kiểm tra do Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan thông báo:

c.7.1) Trường hợp kết quả kiểm tra xác định phế liệu nhập khẩu đáp ứng quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về bảo vệ môi trường: thực hiện tiếp thủ tục hải quan theo quy định;

c.7.2) Trường hợp kết quả kiểm tra xác định lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về bảo vệ môi trường thì xử lý theo quy định.

2. Đối với hàng hóa khai là hàng hóa đã qua sử dụng nhưng có đặc trưng của phế liệu

a) Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa với tất cả các lô hàng. Trường hợp Hệ thống VNACCS/VCIS không phân luồng đỏ thì thực hiện chuyển luồng để thực hiện kiểm tra thực tế.

b) Trước khi xuất trình hàng hóa để kiểm tra và lấy mẫu đại diện, người khai hải quan phải thông báo bằng văn bản hoặc thông báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa về thời gian và địa điểm kiểm tra, lấy mẫu.

c) Ngay sau khi nhận được thông báo của người khai hải quan về việc xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế và lấy mẫu, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập nơi lưu giữ hàng hóa lập phiếu yêu cầu kiểm định gửi trực tiếp hoặc điện fax đến Chi cục Kiểm định hải quan/Cục Kiểm định hải quan phụ trách tại địa bàn (theo mẫu số 01/PYCKĐ/2018 ban hành kèm theo Công văn này).

Chi cục Kiểm định hải quan/Cục Kiểm định hải quan phụ trách tại địa bàn sau khi nhận được phiếu yêu cầu hoặc điện fax thì cử cán bộ cùng các trang thiết bị kỹ thuật tham gia phối hợp cùng tiến hành kiểm tra và lấy mẫu.

d) Kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường và các thiết bị phân tích tại hiện trường: Chi cục Kiểm định hải quan/Cục Kiểm định hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu để kiểm tra hàng hóa và xử lý như sau:

d.1) Trường hợp xác định được hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện xử lý vi phạm theo quy định;

d.2) Trường hợp kiểm tra hàng hóa thực tế là hàng đã qua sử dụng không thuộc quy định tại điểm d.1 nêu trên, được xác định là chất thải theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện xử lý vi phạm theo quy định;

d.3) Trường hợp kiểm tra hàng hóa thực tế là hàng đã qua sử dụng mà người khai hải quan khai báo được sử dụng làm nguyên liệu của quá trình sản xuất thì thực hiện kiểm tra theo các quy định tại khoản 1 Mục III Công văn này.

đ) Trường hợp kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường và các thiết bị tại hiện trường chưa đủ cơ sở xác định việc đáp ứng điều kiện nhập khẩu thì Chi cục Hải quan cửa khẩu và Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan phối hợp thực hiện lấy mẫu đại diện của lô hàng để thực hiện phân tích, kiểm tra.

e) Trong quá trình kiểm tra thực tế và lấy mẫu đại diện, công chức hải quan giám sát việc lấy mẫu phải chụp ảnh các vị trí kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu, ghi hình toàn bộ quá trình kiểm tra, lấy mẫu từ khi bắt đầu mở container (đối với hàng hóa đóng trong container) hoặc bắt đầu kiểm tra đối với hàng rời cho đến khi kết thúc việc kiểm tra, lấy mẫu. Đối với những lô hàng có thời gian kiểm tra kéo dài thì chỉ ghi những hình ảnh phản ánh được nội dung, phương pháp kiểm tra, thực tế hàng hóa để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, khởi kiện. Hình ảnh chụp các vị trí kiểm tra, lấy mẫu gửi về hòm thư [email protected], phim ghi hình quá trình kiểm tra, lấy mẫu lưu hồ sơ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, khởi kiện

g) Kết thúc việc kiểm tra thực tế, công chức kiểm tra thực tế lập phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Công chức kiểm tra của Chi cục Hải quan cửa khẩu và công chức kiểm định của Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan ký xác nhận tại ô số 4 phần kiểm tra thủ công, mục II trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu là chất thải thì trong Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phải mô tả chi tiết hàng hóa: quy cách, chất lượng, thành phần, công năng sử dụng ...

h) Đối với trường hợp phải lấy mẫu đại diện, kết thúc việc lấy mẫu, công chức kiểm tra lập biên bản chứng nhận việc lấy mẫu theo mẫu số 08/BBLM/GSQL ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) có xác nhận của người khai hải quan, công chức hải quan Chi cục Hải quan cửa khẩu, cán bộ Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan. Nội dung biên bản chứng nhận việc lấy mẫu phải ghi rõ thời gian lấy mẫu, vị trí lấy mẫu (vị trí cụ thể trong container hoặc trong lô hàng), phương pháp lấy mẫu và số lượng mẫu (số lượng mẫu và trọng lượng mẫu), số hiệu container hoặc phương tiện vận chuyển hàng hóa.

i) Sau khi lấy mẫu, công chức hải quan niêm phong mẫu. 01 mẫu bàn giao cho Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan để thực hiện phân tích, kiểm tra. 01 mẫu lưu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Thời gian lưu mẫu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính.

k) Thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa bằng mắt thường và các thiết bị tại hiện trường không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa, trường hợp hàng hóa có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì thời gian kiểm tra thực tế không quá 02 ngày làm việc.

Đối với trường hợp phải phân tích, đánh giá tại phòng thí nghiệm, Cục Kiểm định hải quan/Chi cục kiểm định hải quan có thể trưng cầu các tổ chức giám định được chỉ định bởi các Bộ quản lý chuyên ngành đối với các tiêu chí chưa đủ năng lực để làm cơ sở thông báo kết quả kiểm tra. Cục Kiểm định Hải quan tổng hợp báo cáo Tổng cục các trường hợp phân tích quá thời gian quy định.

l) Xử lý kết quả do Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan thông báo: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Mục III Công văn này.

IV. Xử lý hàng hóa là phế liệu, hàng hóa đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu tồn đọng trong địa bàn hoạt động hải quan

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa tồn đọng thực hiện như sau:

1. Rà soát, thông báo cho doanh nghiệp/hãng tàu/đại lý hãng tàu phối hợp làm việc để xác định chủ sở hữu, phân loại theo chủng loại, số lượng, khối lượng, thành phần, tính chất, thời gian, địa điểm lưu giữ;

2. Thu thập, phân tích thông tin, điều tra, xác minh, chủ động kiểm tra vắng mặt người khai hải quan theo quy định tại Điều 34 Luật Hải quan ngày 23/6/2014 đối với các lô hàng có dấu hiệu vi phạm, có dấu hiệu lợi dụng hoạt động nhập khẩu phế liệu để thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

3. Trên cơ sở kết quả của các hoạt động nêu trên, hàng hóa tồn đọng được xử lý như sau:

a) Hàng hóa là chất thải, chất thải nguy hại:

a.1) Trường hợp được xác định là tang vật thuộc vụ án hình sự thì xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;

a.2) Trường hợp được xác định không phải tang vật của vụ án hình sự thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

b) Hàng hóa là phế liệu thuộc danh mục theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg thì xử lý như sau:

b.1) Trường hợp có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

b.1.1) Người nhận hàng trên manifest là doanh nghiệp có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: đôn đốc người nhận hàng thực hiện thủ tục hải quan theo quy định;

b.1.2) Người nhận hàng trên manifest là doanh nghiệp không có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: yêu cầu hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo cho người nhận hàng về việc không đủ điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

b.2) Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: yêu cầu hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo cho người nhận hàng về việc cơ quan hải quan không có cơ sở để xem xét thông quan và phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

4. Xử lý hàng hóa là phế liệu tồn đọng trong địa bàn hoạt động của hải quan theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 2443/TCHQ-GSQL ngày 05/7/2018:

a) Đối với hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng nhưng chưa và đang thực hiện xử lý theo hướng dẫn tại công văn số 2443/TCHQ-GSQL ngày 07/5/2018 thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, 2 và 3 Mục này.

b) Đối với hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng đã hoàn thành thực hiện xử lý theo hướng dẫn tại công văn số 2443/TCHQ-GSQL ngày 07/5/2018 thì báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) nội dung, kết quả xử lý từng lô hàng cụ thể.

V. Tổ chức thực hiện

1. Công văn này thay thế các công văn: công văn số 8154/TCHQ-GSQL ngày 08/9/2015 về việc kiểm tra phế liệu nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; công văn số 2443/TCHQ-GSQL ngày 07/5/2018 về việc xử lý hàng hóa là phế liệu tồn đọng trong địa bàn hoạt động hải quan; công văn số 3738/TCHQ-GSQL ngày 26/6/2018 của Tổng cục Hải quan về việc quản lý phế liệu nhập khẩu.

2. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm quán triệt và tổ chức thực hiện Công văn này. Quá trình triển khai công vụ không gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, kéo dài thời gian thực hiện.

3. Một số nhiệm vụ cụ thể

3.1. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

a) Thông báo cho các hãng tàu, đại lý hãng tàu thực hiện việc khai thông tin manifest theo đúng quy định tại khoản 1 Mục II Công văn này.

b) Thông báo cho người nhập khẩu phế liệu để thực hiện:

b.1) Cơ quan hải quan chỉ thực hiện tiến hành thủ tục hải quan đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài thỏa mãn các điều kiện: thuộc danh mục được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, được nhập khẩu bởi doanh nghiệp nhập khẩu có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và trong hạn mức nhập khẩu;

b.2) Đối với hàng hóa là phế liệu thạch cao, phế liệu thủy tinh, phế liệu các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự tại ô mô tả hàng hóa khai: “PL#&tên hàng hóa”;

b.3) Cung cấp cho người xuất khẩu/người vận chuyển các thông tin cụ thể về doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất ...); về hàng hóa (loại phế liệu, mã HS tối thiểu 4 số...) để khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin trên manifest.

3.2. Cục Điều tra chống buôn lậu

a) Chủ trì, hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện kế hoạch Điều tra, xác minh, xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu, trong đó tập trung vào nội dung:

a.1) Thu thập thông tin, dữ liệu, hồ sơ liên quan hoạt động nhập khẩu phế liệu sắt thép, nhựa, giấy từ nước ngoài về Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua và rà soát, kiểm tra để xác định dấu hiệu nghi vấn vi phạm;

a.2) Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị thực hiện điều tra, xác minh các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn trong hoạt động nhập khẩu phế liệu và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

b) Phối hợp, hỗ trợ Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện xác minh hồ sơ, tài liệu nước ngoài đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu có dấu hiệu nghi vấn vi phạm pháp luật.

c) Phối hợp Văn phòng Tổng cục thực hiện công tác giám sát trực tuyến trọng điểm việc thực hiện kiểm tra, lấy mẫu đối với hàng hóa phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu nhưng khai báo mã số hàng hóa không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg .

3.3. Cục Kiểm định Hải quan

a) Xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công văn này đảm bảo khi triển khai thực hiện không làm ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu.

b) Bố trí cán bộ kiểm định thường trực tại cửa khẩu để phối hợp thực hiện kiểm tra và lấy mẫu.

3.4. Cục Quản lý rủi ro

a) Hỗ trợ phân tích thông tin manifest, chuyển luồng kiểm tra thực tế các lô hàng nghi vấn là chất thải, phế liệu nhập khẩu.

b) Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Kiểm định hải quan để xây dựng tiêu chí kiểm tra điều kiện, không cho phép đăng ký tờ khai đối trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu không có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

3.5. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan

Xây dựng các chức năng trên Hệ thống:

a) Không cho phép đăng ký tờ khai hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS đối với hàng hóa là phế liệu nhập khẩu nhưng doanh nghiệp nhập khẩu không có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

b) Cho phép cập nhật, tra cứu danh sách các doanh nghiệp được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu.

3.6. Cục Kiểm tra sau thông quan

Chủ trì, phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Quản lý rủi ro, Cục Kiểm định hải quan, Vụ Thanh tra - Kiểm tra để thu thập, phân tích thông tin, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra trọng điểm việc sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm không đưa vào sản xuất theo đúng Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu đã được cấp.

3.7. Cục Giám sát quản lý về hải quan

a) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục nhập khẩu phế liệu theo đúng hướng dẫn tại Công văn này và các văn bản liên quan.

b) Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan cập nhật Danh sách các Doanh nghiệp được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu vào Hệ thống Thông quan điện tử V5.

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị quán triệt triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo Tổng cục (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) để kịp thời xem xét hướng dẫn./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải, Công Thương, Công An, Khoa học và Công nghệ (để biết);
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (để phối hợp);
- Ban Chỉ đạo 389 (để biết);
- Lãnh đạo Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Lãnh đạo TCHQ (để chỉ đạo);
- Các đơn vị: GSQL, ĐTCBL, KĐHQ, QLRR, CNTT, KTSTQ, PC, TT-KT, VPTC (để thực hiện);
- Lưu: VT, PC (3).

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Văn Cẩn

Mẫu số 01/PYCKĐ/2018

CỤC HẢI QUAN……
CHI CỤC HẢI QUAN……..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./……….

…….., ngày …. tháng …. năm ……

PHIẾU YÊU CẦU KIỂM ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Công văn số 4202/TCHQ-PC ngày 17 tháng 7 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)

Kính gửi :.....................................................................

1. Tên hàng theo khai báo: ...........................................................................................

2. Mã số hàng hóa theo khai báo: ................................................................................

3. Số tờ khai hải quan: ......................................... ngày ........ tháng.......... năm...........

4. Đơn vị XK, NK: ........................................................................................................

5. Hồ sơ kèm theo:

(a) Tờ khai hải quan (bản sao)

:Có □

Không □

(b) Hợp đồng thương mại (bản sao)

:Có □

Không □

(c) Tài liệu kỹ thuật liên quan (bản sao)

:Có □

Không □

(d) Chứng thư giám định (bản sao, nếu có)

:Có □

Không □

(e) C/O (nếu có)

:Có □

Không □

(f) Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (bản sao)

:Có □

Không □

(g) Giấy tờ liên quan đến kiểm tra chuyên ngành (nếu có, ghi rõ loại giấy tờ):

………………………………………………………………………………………………………………

6. Thời gian dự kiến tiến hành phối hợp kiểm tra thực tế:...............................................

7. Địa điểm tiến hành kiểm tra thực tế: ..........................................................................

8. Nội dung yêu cầu kiểm định: tích và ghi rõ nội dung theo mục yêu cầu:

(a) Kiểm định về mã số

(b) Xác định tên/chủng loại tiền chất, chất cấm: ghi rõ tên/chủng loại chất cấm……………………………………………………………………………………

(c) Kiểm tra chuyên ngành về ……………… (ghi rõ phạm vi. Ví dụ: chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch...), quy định tại …………………………………………………… (ghi rõ văn bản quy định).

(d) Nội dung kiểm định khác (ghi rõ):…………………………………………………………

CÔNG CHỨC HẢI QUAN
(Ký, ghi rõ họ, tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

Ghi chú:

Mẫu số 02/BBLM-PL

CỤC HẢI QUAN...
CHI CỤC HẢI QUAN....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../………

Ngày ……. tháng ……. năm 20…

BIÊN BẢN LẤY MẪU PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Công văn số 4202/TCHQ-PC ngày 17 tháng 7 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)

1. Tờ khai số/số vận đơn: .................................... ngày ........ tháng .......... năm ..........

2. Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai: ............................................................................

3. Hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa (miễn kiểm tra hoặc kiểm tra tỷ lệ hoặc kiểm tra toàn bộ):

4. Chi cục Hải quan nơi lấy mẫu: ..................................................................................

5. Người lấy mẫu:

+ Công chức Chi cục Hải quan nơi lấy mẫu: .....................

+ Cán bộ kiểm định: ..................

+ Đại diện tổ chức chứng nhận sự phù hợp: ...................................

+ Đại diện chủ hàng: .......................................

6. Vị trí lấy mẫu: ............................................................................

7. Thời gian lấy mẫu: ................ giờ ... ngày .... tháng...... năm.......

8. Phương pháp lấy mẫu: ................................

9. Tên mẫu: .............................................................................

10. Số lượng mẫu: ......................................................

11. Trọng lượng mẫu: ..................................................

12. Chi tiết mẫu (kích thước, đặc điểm): ...........................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

13. Niêm phong mẫu, mục đích yêu cầu kiểm tra:

STT

Đơn vị thực hiện

Số lượng mẫu

Trọng lượng mẫu

Số niêm phong

Mục đích, yêu cầu kiểm tra

1

Chi cục Hải quan cửa khẩu

2

Chi cục Kiểm định Hải quan/ Cục Kiểm định Hải quan

3

Tổ chức chứng nhận sự phù hợp

14. Số hiệu container hoặc phương tiện vận chuyển hàng hóa là phế liệu: ......................

...................................................................................................................................

(11) CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU
(Ký, ghi rõ họ tên)

(13) TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP
(Ký, ghi rõ họ tên)

(12) CƠ QUAN KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

(14) ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

MINISTRY OF FINANCE
GENERAL DEPARTMENT OF VIETNAM CUSTOMS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 4202/TCHQ-PC

Re: Management of import of scrap into Vietnam

Hanoi, July 17, 2018

 

To: Customs Departments of provinces and cities

Recently, trading and import of scrap in our country have been on a sharp increase, changed complicatedly and caused annoyance to the public. Through monitoring, inspection, supervision and investigation of goods, it has been found that importing enterprises carry out certain fraudulent acts and schemes upon import of scrap such as falsifying, erasing or altering documents and certificates of conformity to environmental protection regulations for import of scrap for production purposes (hereinafter referred to as “certificates of conformity”) in order to legalize the documents required for import of scrap, providing names and HS codes of goods inconsistent with those of scrap in the list issued together with Decision No.73/2014/QD-TTg dated December 19, 2014 of the Prime Minister and collecting, at their discretion, samples used for testing to obtain the testing results proving that the imported goods are not scrap in pursuit of evading scrap management policies or importing waste shipments into Vietnam but refusing to receive such shipments and leave them backlogged in the seaports for gain from overseas entities (by turning Vietnam into a waste dump). As for that reason, for the purpose of preventing the above-mentioned acts, not letting Vietnam become the landfill of the world, saving costs of disposal of scrap and waste imports and implementing the regulation on customs inspection as prescribed in Article 31, 32, 33 and 34 of the 2014 Customs Law, sanctions prescribed in Decree No.45/2016/ND-CP on amendments to Decree No.127/2013/ND-CP which prescribes penalties for administrative violations and enforcement of administrative decisions on customs and the law on environmental protection, and following the guidelines of the Prime Minister given in Official Dispatch No.5290/VPCP-KTTH dated June 05, 2018 regarding strict management of scrap imported into Vietnam, the General Department of Vietnam Customs instructs Customs Departments of provinces and cities to carry out the following tasks:  

I. Legislative bases for management of waste and scrap imports into Vietnam

1. A kind of materials discharged in production, business, service, daily human and other activities is considered waste as prescribed in clause 12 Article 3 of the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014.

Apart from scrap mentioned in clause 2 in this Section, waste shall be prohibited from being imported and transit in any form as prescribed in clause 9 in Article 7 of the Law on Environmental Protection.

2. Materials that are available after collection, sorting and selection of materials or products discarded during production or consumption activities for use as materials for another manufacturing process are considered scrap as prescribed in clause 16 Article 3 of the Law on Environmental Protection.

Scrap materials subject to customs clearance procedures for import must conform to the following requirements:

-  They must be in the list of scrap permitted for import issued by the Prime Minister (as prescribed in clause 1 in Article 76 of the Law on Environmental Protection). This requirement is now subject to the Prime Minister’s Decision No.73/2014/QD-TTg dated December 19, 2014 prescribing the list of scrap permitted for import as materials for production purpose;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- They must be imported within the import quota by enterprises holding the certificate of conformity (as prescribed in clause 2 Article 76 of the Law on Environmental Protection)

II. Actions taken by customs authorities upon implementation of entry procedures applied to means of transport carrying scrap and used goods characterized as scrap 

The customs sub-department receiving and carrying out customs handling of vessel documents on entry shall analyze the information about goods on the e-manifest system as per clause 1 Article 67 of the Government’s Decree No.08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 prescribing details and methods for enforcement of the Customs Law regarding customs procedure, inspection, supervision and control which is amended or supplemented in clause 38 Article 1 of the Government’s Decree No.59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 with special attention paid to strict inspection of the followings:

1. On completing the declaration on the e-manifest system, all detailed information on the importing enterprise, including its name, tax code, address, number of certificate of conformity, etc and information on goods such as type of scrap, HS code containing at least 4 digits must be provided For instance, declaring “plastic scrap” or “paper scrap” instead of "scrap" having general meaning; avoid using the following terms having general meanings such as general cargo, freight of all kinds, FAK, said to contain, STC, etc

In case of failure to do so, such declaration shall be rejected and the requesting customs declarant shall be informed of reasons for such rejection and requested to submit an additional declaration through the national single-window portal.

2. Information declared on the e-manifest system must be reviewed and analyzed within 4 working hours of receipt of information declared on the e-manifest system, and then processed as follows:

a) If having grounds for determining that goods aboard the vessel are scrap as prescribed in clause 12 Article 3 of the Law on Environmental Protection, the customs sub-department shall immediately notify the shipping line and port operator that they are not allowed to discharge those goods at the port and request the shipping line to take those goods out of the Vietnamese territory, and then any take legally prescribed action against violations;

b)  In case a ship has not yet arrived at the port or has already arrived at the port in Vietnam but not yet unloaded goods at the port yard and the customs sub-department has been informed that goods aboard the ship is declared as scrap on the e-manifest system, they shall check whether the importer registered on the e-manifest system is present in the list of enterprises holding unexpired certificates of conformity posted on the V5 e-clearance system of the General Department of Customs:

b.1) If the importer on the e-manifest system is not found in the aforesaid list, the customs sub-department shall immediately notify the shipping line and port operator that they are not allowed to discharge the scrap shipments at the port and request the shipping line to take those shipments out of the Vietnamese territory.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) In case a ship has not yet arrived at the port or has already arrived at the port in Vietnam and goods aboard the ship have not yet been discharged to the port yard and have been declared on the e-manifest system as used goods, not scrap but are characterized as scrap (e.g. USED woven jumbo bags, USED pr film, USED tyre, etc.,) and the importer is not present in the aforesaid list posted on the V5 e-clearance system, and these goods are considered scrap but have not had any national technical regulation on environment, the custom sub-department shall put such importer on the list of enterprises requiring special control and carry out the customs procedures as prescribed in clause 2 in Section II herein.

III. Customs procedures applied to scrap imported from foreign countries and imported goods declared as used goods but characterized as scrap

1 . With regard to goods declared as scrap imported from foreign countries

a) Customs declaration registration:

Customs authorities shall not grant the customs declaration registration for goods claimed as scrap to enterprises not having certificates of conformity.

b) Customs dossier inspection:

The customs sub-department where the customs declaration is registered shall check the validity of the customs dossier and collate the information stated in the certificate of conformity, written notification of imported scrap shipment, certificate of import deposit for scrap, authorization contract (if any) and certificate of conformity with national technical regulations on environment for imported scrap shipment and other documents included in the customs dossier.

b.1) Checking the certificate of conformity (certificate of scrap import)

- The certificate of scrap import must be the certified true copy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Collate the following information: issuance authority, certificate no. , issuance date, name of organization or individual directly using scrap as materials for production/name of organization or individual authorized to import scrap, name and address of the entity using scrap for production purpose or address of the warehouse or yard storing imported scrap, scrap HS description and code, allowable imported volume and effective period of the certificate of scrap import

- With regard to the enterprise authorized to import scrap, check the certified copy of the authorization contract signed with an organization or individual using scrap as materials for production who possesses a certificate of scrap import and check the certified copy of  unexpired certificate of scrap import of such authorized enterprise

b.2) Checking the written notification of the imported scrap shipment

- Check the format and validity of the certified copy of such written notification according to Appendix 12 issued together with Circular No.41/2015/TT-BTNMT.

- Collate the written notification submitted by the customs declarant with the one kept on the V5 e-clearance system in respect of the following information: notification no. , issuance date, signatory, name and address of organization or individual, scrap HS description and code, total allowable imported volume specified in the certificate of scrap import, volume of scrap imported successfully and those under the customs procedures.

b.3) Checking the certificate of import deposit for scrap as prescribed in Article 58 and 59 of Decree No.38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 of the Government on management of waste and scrap

- Such certificate must be a certified copy and issued by Funds for environmental protection of Vietnam or Commercial Bank at which the deposit is made.

- The deposit must be made at least 15 days before the procedures for clearance of imported scrap are carried out.

- Deposit amount is specified below:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ A deposit of 15% of total value of imported scrap shipment must be made if the weight of imported iron and steel scrap is from 500 to less than 100 tonnes.

+ A deposit of 20% of total value of imported scrap shipment must be made if the weight of imported iron and steel scrap is from 1,000 tonnes.

+ A deposit of 15% of total value of imported scrap shipment must be made if the weight of imported paper and plastic scrap is less than 100 tonnes.

+ A deposit of 18% of total value of imported scrap shipment must be made if the weight of imported paper and plastic scrap is from 100 to less than 500 tonnes.

+ A deposit of 20% of total value of imported scrap shipment must be made if the weight of imported paper and plastic scrap is from 500 tonnes.

b.4) Checking the certificate of conformity with national technical regulations on environment for imported scrap shipment to ensure the certification body must be found in the list of certification bodies appointed by the Ministry of Natural Resources and Environment (inspect the issuance date and effective period of the appointment decision by Ministry of Natural Resources and Environment) and check the format of the original certification as well as verify whether the information stated in such certificate is consistent with that provided in the customs declaration and relevant documents.

b.5) Collating and comparing data including the quantity and HS code of the scrap imported by the enterprise provided in the customs dossier (customs declaration and relevant documents) with information stated in the certificate of scrap import, written notification of the import of scrap, certificate of import deposit for scrap and certificate of conformity with technical regulations on environment

c) Physical inspection of goods:

c.1) The customs authority shall carry out the physical inspection of all shipments claimed as imported scrap.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The physical inspection of goods shall be carried out at the Customs Sub-department at the entry checkpoint (hereinafter referred to as “entry checkpoint Customs Sub-department”) as prescribed in clause 4 in Article 10 of Circular No.41/2015/TT-BTNMT.

In case the importing enterprise registers the customs declaration at the Customs Sub-department other than the one mentioned above, the receiving Customs Sub-department shall send a written notice or a fax asking the entry checkpoint Customs Sub-department to cooperate with the responsible Customs Inspection Sub-department/Customs Inspection Department (hereinafter referred to as “Customs Inspection Authority”) in carrying out the physical inspection and sampling.

If the entry checkpoint is equipped with a closed circuit television system, the physical inspection of goods shall be carried out in the area under such system’s surveillance.

c.3) Before presenting goods for inspection and typical sampling, the customs declarant must inform, whether in writing or through the national single-window system, to the Customs Sub-department where goods are stored and the appointed certification body of the time and place of the inspection and sampling.

c.4) Right after being informed, the Customs Sub-department at the entry checkpoint where the goods are stored shall write an inspection requesting note and send it directly or by fax to the responsible Customs Inspection Authority (according to form no.01/PYCKD/2018 issued thereto).

After receiving the requesting note or fax, such Customs Inspection Authority shall arrange for their inspectors and technical equipments to cooperate with customs officers in carrying out the inspection and sampling.

The Customs Inspection Authority shall only inspect goods having national technical regulations on environment.

c.5) Form, extent and method of inspection

Inspection for the purpose of determining whether the information in the customs declaration is consistent with the real condition of imported goods shall be carried out by customs officers of the entry checkpoint Customs Sub-department and customs inspectors of the Customs Inspection Authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c.5.2) In case results of visual inspection and on-site physical inspection carried out by using analysis equipment fails to determine whether the imported scrap are conformable to provisions of the Customs Law and the Law on Environmental Protection, the Customs Inspection Authority shall cooperate with the entry checkpoint Customs Sub-department in collecting typical samples for analysis and assessment purpose.  The sampling shall comply with regulations in Circular No.43/2010/TT-BTNMT.

Physical inspection and sampling of goods by the Customs Inspection Authority shall be carried out in conjunction with the sampling by the certification body appointed by the Ministry of Natural Resources and Environment. 

c.5.3) During the physical inspection and typical sampling of goods, the customs officer overseeing the sampling process shall take photos of inspection points, collect samples of imported goods, and video the whole inspection and sampling process, from the opening of goods container (with regard to containerized goods) or the commencement of inspection of goods (with regard to bulk cargos) to the completion of inspection and sampling.  For shipments requiring extra time for inspection, only photos showing inspection contents and methods as well as real conditions of goods for inspection, handling complaints or filing of a lawsuit shall be taken. Photos of inspection and sampling points shall be sent to the mail box at the address [email protected] while the video of the inspection and sampling is deposited with the entry checkpoint Customs Sub-department for the purpose of inspection, handing complaints or filing of a lawsuit.

c.5.4) At the end of the physical inspection of goods, the in-charge customs inspector shall write an inspection result report according to form no.06/PGKQKT/GSQL issued together with Circular No.38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Ministry of Finance prescribing customs procedures, inspection and supervision, import and export tariff and management of duties on imported and exported goods (which is amended in Circular No.39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018). The inspectors of the Customs Inspection Authority shall sign for certification at item no.4 in the part “manual inspection” in section II of the inspection result report.

For goods claimed as scrap that are present in the list provided in Decision No.73/2014/QD-TTg but do not have any national technical regulation on environment, the customs authority shall determine that there are not enough grounds for clearance of those goods.

c.5.5) For goods of which typical sampling is required, at the end of the sampling, the customs inspector shall make a written document certifying such sampling according to form no.02/BBLM-PL issued thereto which is endorsed by the customs declarant, customs officers of the Customs Inspection Authority and representative of the certification body. The written document certifying the sampling must specify the sampling time and position (samples may be collected in a container or from a shipment), sampling method and the quantity of sample (quantity and weight of samples conforming to regulations in Circular No.43/2010/TT-BTNMT) and serial number of the container or means of transport carrying scrap goods.

c.5.6) The customs officer must apply security seals to the samples after sampling. One sample shall be sent to the Customs Inspection Authority for its inspection and assessment of compliance with provisions of the Customs Law and the Law on Environmental Protection. One sample shall be sent to the appointed certification body. One sample shall be kept at the entry checkpoint Custom Sub-department. Sample storage time shall be subject to the Circular No.14/2015/TT-BTC dated January 30, 2015.

c.6) The visual inspection of goods and on-site inspection by using testing equipment shall be carried out within 8 working hours starting from the customs declarant’s presentation of all goods for inspection. In case of goods imported in large quantities, of various kinds or complicated inspection, physical inspection duration shall not exceed 2 working days.  

In cases where analysis and assessment of criteria for determination of conformity with technical regulations on laboratory environment, the Customs Inspection Authority may request analysis and assessment of criteria failing to meet conformity requirements by certification body appointed by the Ministry of Natural Resources and Environment as the basis for its notification of inspection results. The Customs Inspection Department shall make a consolidated report on cases in which analysis is carried out in excess of the prescribed time.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c.7.1) If the inspection results show that the imported scrap conforms to provisions of the Customs Law and the Law on Environmental Protection, the customs sub-department shall continue to carry out the customs procedure as regulated;

c.7.2) If the inspection results show that the imported scrap fails to conform to provisions of the Customs Law and the Law on Environmental Protection, the customs sub-department shall take actions as regulated.

2. With regard to goods declared as used goods but characterized as scrap

a) Physical inspection of all goods shipments is required. If the VNACCS/VCIS system does not have the red channel, the customs sub-department shall move goods to other channels for physical inspection.

b) Before presenting goods for inspection and typical sampling, the customs declarant must inform, whether in writing or through the national single-window system, to the Customs Sub-department where the goods are stored of the time and place for the inspection and sampling.

c) Right after being inform, the Customs Sub-department at the entry checkpoint where the goods are stored shall write a note requesting for inspection according to form no.01/PYCKD/2018 issued thereto and send it directly or through fax to the responsible Customs Inspection Authority.

After receiving the requesting note or fax, such Customs Inspection Authority shall arrange for their inspectors and technical equipments to cooperate with customs officers in carrying out inspection and sampling.

d) The Customs Inspection Authority in collaboration with the Custom Sub-department shall carry out visual inspection and on-site physical inspection by using analysis equipment and take the following actions:

d.1) If it is determined that the imported goods are used goods in the list of goods prohibited for import prescribed in the Government’s Decree No.69/2018/ND-CP dated May 15, 2018 specifying implementation of a number of articles of the Law on management of foreign commerce, the Customs Sub-department where the customs declaration is registered shall take any legally permissible action against violations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d.3) If results of the physical inspection of goods show that the inspected goods are used goods declared by the customs declarant as production materials, the customs sub-department shall carry out inspection as prescribed in clause 1 in Section III herein.

dd) If results of visual inspection and on-site physical inspection by using testing equipment fail to provide sufficient grounds for determining whether goods satisfy import requirements, the entry checkpoint Customs Sub-department shall cooperate with Customs Inspection Authority in carrying out sampling of goods for analysis and inspection purpose.

e) During the physical inspection and typical sampling of goods, the customs officer overseeing sampling shall take photos of inspection points, collect samples of imported goods, and video the whole inspection and sampling, from the opening of goods container (with regard to containerized goods) or commencement of inspection of goods (with regard to bulk cargos) to the completion of inspection and sampling.  For shipments requiring extra time for inspection, only photos showing inspection contents and methods as well as real conditions of goods for inspection, handling complaints or filing of a lawsuit shall be taken. Photos of inspection and sampling points shall be sent to the mail box at the address [email protected] while the video of the inspection and sampling is deposited with the entry checkpoint Customs Sub-department for the purpose of inspection, handing complaints or filing of a lawsuit.

g) At the end of the physical inspection of goods, the in-charge inspector shall write an inspection result report according to form no.06/PGKQKT/GSQL issued together with Circular No.38/2015/TT-BTC which is amended in Circular No.39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018. The inspectors of the entry checkpoint Customs Sub-department and Customs Inspection Authority shall sign for certification at item no.4 in the part “manual inspection” in section II of the inspection result report. If the goods are claimed as waste, the inspection result report form must provide details of goods such as specification, quality, components and functions of goods.

h) For goods requiring typical sampling, at the end of the sampling, the customs inspector shall make a written document certifying such sampling according to form no.02/BBLM-PL issued together with Circular No.38/2015/TT-BTC which is amended in Circular No.39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 which is endorsed by the customs declarant, customs officers of the entry checkpoint Customs Sub-department and Customs Inspection Authority. The written document certifying the sampling must specify the sampling time and position (samples may be collected in a container or from a shipment), sampling method and the quantity of sample (the quantity and weight of samples) and serial number of the container or means of transport carrying goods.

i) The customs officer must apply security seals to the samples after sampling. One sample shall be sent to the Customs Inspection Authority for its analysis and inspection. One sample shall be kept at the entry checkpoint Custom Sub-department. Sample storage time is subject to the Circular No.14/2015/TT-BTC dated January 30, 2015.

k) The visual inspection of goods and on-site physical inspection by using testing equipment shall be carried out within 8 working hours starting from the customs declarant’s presentation of all goods for inspection. In case of goods imported in large quantities, of various kinds or complicated inspection, physical inspection duration shall not exceed 2 working days. 

For cases in which laboratory analysis and assessment of goods are required, the Customs Inspection Authority may request analysis and assessment of criteria failing to meet conformity requirements by certification body appointed by relevant ministries as the basis for its notification of inspection results. The Customs Inspection Department shall make a consolidated report on cases in which analysis is carried out in excess of the prescribed time.

l) Actions taken in response to the results informed by the Customs Inspection Authority shall be subject to point d in clause 2 in Section III herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Customs Departments of provinces and cities where goods are backlogged shall take responsibility to:

1. carry out necessary review of the backlogged situation and call for cooperation of the enterprise/shipping line/shipping agent in identifying the goods’ owner and classifying goods according to their type, quantity, volume, components, storage time and place;

2. collect and analyze information about, investigate, verify as well as proactively check, even in the absence of the customs declarant as per Article 34 of the Customs Law dated June 23, 2014, any shipment showing signs of violations or any abuse of permission for scrap import for smuggling or illegal transport of goods across the border;

3. According to results of the above-mentioned activities, backlogged goods shall be handled as follows:

a) With respect to goods identified as waste and hazardous waste:

a.1) if they are identified as exhibits used in criminal cases, actions for handling this kind of goods shall be subject to provisions of the Law on Criminal Procedure;

a.2) if they are not identified as exhibits used in criminal cases, penalties for administrative violations shall be imposed and this kind of goods shall be forcibly moved out of Vietnam.

b) With respect to goods identified as scrap appearing in the list provided in Decision No.73/2014/QD-TTg: 

b.1) they shall be handled in case any national technical regulation on environment applied to this kind of goods is available

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.1.2) if the consignee defined on the e-manifest system is the enterprise who does not hold a certificate of conformity, the shipping line/shipping agent to notify shall be required to notify the consignee of their ineligibility for carrying out the entry procedures and to move those goods out the Vietnamese territory.

b.2) in case no national technical regulation on environment applied to this kind of goods is available, the shipping line/shipping agent shall required to notify the consignee that the customs authority has no grounds for considering the clearance of this kind of goods and to move those goods out of the Vietnamese territory.

4. Scrap goods backlogged in the customs controlled area shall be handled under the guidance of the Customs General Department provided in Official Dispatch No.2443/TCHQ-GSQL dated July 05, 2018 as follows:

a) Scrap goods backlogged in ports on which any action has not yet been taken or is in progress under the guidance provided in Official Dispatch No.2443/TCHQ-GSQL dated May 07, 2018 shall be handled as guided in clause 1, 2 and 3 in this Section.

b) For scrap goods backlogged in ports that have been handled as guided in Official Dispatch No.2443/TCHQ-GSQL dated May 07, 2018, the contents and results of handling of each shipment shall be sent to the Customs General Department (through the Customs management and supervision department).

V. Implementation

1. This Official Dispatch shall replace Official Dispatch No.8154/TCHQ-GSQL dated September 08, 2015 regarding inspection of imported scrap without the national technical regulations on environment, Official Dispatch No.2443/TCHQ-GSQL dated May 07, 2018 on handling scrap goods backlogged in the customs controlled area and Official Dispatch No.3738/TCHQ-GSQL dated June 26, 2018 of the Customs General Department on management of imported scrap.

2. Entities affiliated to the General Department of Customs shall take responsibility to thoroughly grasp and implement this Official Dispatch. While on duty, annoyance, harassment, negative behaviors and unnecessary extension of time shall be prohibited.

3. Specific tasks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Notify the shipping line or shipping agent that they must declare information on the e-manifest system as prescribed in clause 1 Section II herein. 

b) Notify the scrap importer that:

b.1) the custom authority shall carry out the customs procedures applied to scrap imported from foreign countries only to the extent that they are in the Prime Minister’s list of goods permitted for import, national technical regulations on environment applied to these scrap are available, and they are imported within the import quota by the enterprise holding a certificate of conformity; 

b.2) goods that are scrap gypsum, scrap glass or chemical elements doped for use in electronics, in the form of discs, wafers or similar forms shall be shown as “PL&name of goods" at the column "Description"

b.3) detailed information on the importing enterprise including name, tax code, address and number of the certificate of conformity and goods information including type of scrap, HS code containing at least 4 digits shall be given to the exporter/carrier for completing their declaration on the e-manifest system.

3.2. Anti-Smuggling and Investigation Department

a) Preside over and instruct Customs Departments of provinces and cities to implement plans for investigation, verification and handling of violations arising from scrap import activities, with emphasis on:

a.1) collecting information, data and documents concerning the import of iron, steel, plastic or paper scrap from foreign countries into Vietnam in the past few years and carrying out necessary review and examination to discover any alleged violation;

a.2) presiding over and instructing entities concerned to investigate and verify cases showing suspicious signs of violations in import of scrap and handling violations in accordance with provisions of laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Cooperate with the General Department’s Office in online and focused monitoring of inspection and sampling of scrap imported from foreign countries into Vietnam and imported used goods having the scrap's feature but not in the list of goods permitted to be imported as materials for production issued together with Decision No.73/2014/QD-TTg.

3.3. Customs Inspection Department

a) Prepare plans and methods for performing the tasks assigned herein in such a way that goods are not stagnated at the checkpoint

b) Allocate permanent inspectors at the checkpoint for cooperation in inspection and sampling

3.4. Risk Management Department

a) Assist in the analysis of information declared on the e-manifest system and transfer of channel for physical inspection of shipments suspected as imported waste or scrap

b) Cooperate with the Custom IT and Statistic Department, Customs Management and Supervision Department and Customs Inspection Department in developing standards for eligibility inspection and not allowing enterprises importing scrap without certificate of conformity to register customs declaration.  

3.5. Customs IT and Statistics Department

Design applications on the System that:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) allow enterprises to be updated on or have access to the list of enterprises holding certificates of conformity and written notification of the imported scrap shipment.

3.6. Post-clearance Audit Department

Preside over and cooperate with the Anti-Smuggling and Investigation Department, Risk Management Department, Customs Inspection Department and Inspection Department in collecting and analyzing information, preparing and implementing plans for key inspection of use of scrap as materials for production and taking actions against violations relating to use of scrap for other purposes as stated in the issued certificate of scrap import.

3.7. Customs Management and Supervision Department

a) Monitor, inspect and urge Customs Departments of provinces and cities to carry out the procedures for importing scrap as instructed in this Official Dispatch and relevant documents

b) Cooperate with the Customs IT and Statistic Department in updating the list of enterprises having certificates of conformity and written notification of the imported scrap shipment on the V5 e-clearance system

The General Department of Customs shall, by this document, request entities to thoroughly grasp and comply with this Official Dispatch. Should there be any difficulty arise in the course of implementation, entities concerned should promptly notify the General Department (through the Customs Management and Supervision Department) for its further instruction.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Form No.01/PYCKD/2018

CUSTOMS DEPARTMENT OF….
CUSTOMS SUB-DEPARTMENT OF …….
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No…../……..

…., date (dd/mm/yyyy)

 

INSPECTION REQUESTING NOTE

 (Issued together with Official Dispatch No.4202/TCHQ-PC dated July 17, 2018 of the General Department of Customs)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Name of goods declared: ……………………………………………………………

2. HS code of goods declared: ……………………………………………………………

3. Customs declaration no…… dated………….

4. Importing/exporting company:…………………………………………………….

5. Enclosure:

 (a) Customs declaration (copy)

: Yes □

No □

 (b) Commercial contract (copy)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

No □

 (c) Relevant technical documents (copy)

: Yes □

No □

 (d) Inspection certificate (copy, if any)

: Yes □

No □

 (e) C/O (if any)

: Yes □

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (f) Results of physical inspection of goods (copy)

: Yes □

No □

 (g) Documents relating to specialized inspection (if available, specify the type of the document):

………………………………………………………………………………………………………………

6. Proposed time of cooperation in physical inspection: ………………………………

7. Place of physical inspection: ………………………………………………

8. Requested inspection: tick the appropriate checkbox and give required details of each requested inspection:

 (a) Inspection of HS code

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (b) Inspection for identification of name/type of precursor or prohibited substance: clearly specify name and type of prohibited substance …………………………………………..

 (c) Specialized inspection in respect of ............ (specify the extent of the inspection) For instance: food safety and quality and quarantine in accordance with regulations in ………………………..(name of the document)

 (d) Other inspection matters (clearly specify where applicable): …………………………………….

 

 

CUSTOMS OFFICER
(Sign and full name)

DIRECTOR
(Sign, full name and seal)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Form No.02/BBLM-PL

CUSTOMS DEPARTMENT OF …..
CUSTOMS SUB-DEPARTMENT OF …..
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No…../……..

 (dd/mm/yyyy)

 

IMPORTED SCRAP SAMPLING RECORD

 (Issued together with Official Dispatch No.4202/TCHQ-PC dated July 17, 2018 of the General Department of Customs)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Customs Sub-department at which the customs declaration is registered: …………..

3. Mode of physical inspection of goods (inspection exemption, ratio inspection or whole inspection):             

4. Customs Sub-department at the place where samples are collected: …………………..

5. Person in charge of sampling:

+ Custom officer of the Customs Sub-department at the place where samples are collected: ................

+ Inspector: ………………..

+ Representative of the certification body: ............................

+ Representative of goods’ owner: …………………..

6. Sampling location: …………………………………………………….

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Sampling method: ………………………….

9. Sample name: ………………………………………..

10. Sample quantity: …………………………………..

11. Sample weight: …………………………………..

12. Sample details (size and characteristics): ............................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

13. Sample security seal and inspection purposes and requirements:

No.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Quantity of sample

Weight of sample

Sealing no.

Inspection purposes and requirements

1

Checkpoint Customs Sub-department

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

Custom Inspection Authority

 

 

 

 

3

Certification body

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

14. Serial number of the container or means of transport carrying scrap goods:.............

...................................................................................................................................

 

 (11) CHECKPOINT CUSTOMS SUB-DEPARTMENT
(Sign and full name)

 (13) CERTIFICATION BODY
(Sign and full name)

 

 (12) INSPECTION AUTHORITY
(Sign and full name)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Official Dispatch No. 4202/TCHQ-PC dated July 17, 2018 management of import of scrap into Vietnam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.919

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.254.35
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!