Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 7753/TCHQ-QLRR Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành: 24/06/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7753/TCHQ-QLRR
V/v hướng dẫn quản lý, sử dụng Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan trên Hệ thống e-Manifest

Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2014

 

Kính gửi: Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.

Triển khai hoạt động thu thập, xử lý thông tin, quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định tại Thông tư số 175/2013/TT-BTC ngày 29/11/2013 của Bộ Tài chính về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan (sau đây gọi tắt là Thông tư số 175/2013/TT-BTC); Quyết định số 3273/QĐ-BTC ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (sau đây gọi tắt là Quyết định số 3273/QĐ- BTC) và Quyết định số 279/QĐ-BTC ngày 14/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành áp dụng Bộ tiêu chí quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, Tổng cục Hải quan hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan), các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục thực hiện như sau:

1. Thu thập, cập nhật, quản lý thông tin hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

Việc thu thập, cập nhật, quản lý thông tin hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (sau đây gọi tắt là hồ sơ tàu biển) theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 3273/QĐ-BTC được thực hiện như sau:

1.1. Các chỉ tiêu thông tin hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được chi tiết tại Phụ lục 1 (kèm theo văn bản này).

1.2. Phân loại hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được tạo lập, quản lý trên hệ thống:

1.2.1. Đối với tàu biển đã có hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cảng biển Việt Nam:

a) Hệ thống thông tin nghiệp vụ tự động tích hợp, tạo lập hồ sơ tàu biển ngay sau khi có dữ liệu tàu biển gửi vào hệ thống thông quan tàu biển theo khuôn dạng dữ liệu của hồ sơ tàu biển tại điểm 1.1 văn bản này;

b) Hệ thống thông tin nghiệp vụ tự động tích hợp bổ sung các thông tin liên quan đến hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tàu biển từ hệ thống thông quan tàu biển.

c) Trường hợp công chức hải quan sau khi thu thập, phân tích thông tin về tàu biển đã đầy đủ chính xác, tiến hành cập nhật vào hệ thống để bổ sung thông tin về tàu biển đã có hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Việt Nam.

1.2.2. Công chức hải quan các cấp tạo lập, cập nhật và bổ sung thông tin hồ sơ tàu biển căn cứ vào các nguồn thông tin tại điểm 1.3.2. dưới đây.

1.3. Thu thập, cập nhật thông tin tàu biển của đơn vị, công chức hải quan:

1.3.1. Thông tin tàu biển cần tiến hành thu thập bao gồm:

a) Thông tin vi phạm pháp luật xảy ra trên tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do các cơ quan chức năng tại Việt Nam phát hiện, xử lý;

b) Thông tin về nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan xảy ra trên tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Việt Nam được cung cấp từ các nguồn thông tin tại điểm 1.3.2 dưới đây;

c) Thông tin vi phạm pháp luật hoặc nguy cơ vi phạm pháp luật xảy ra trên tàu biển ở nước ngoài;

d) Các tàu biển chuyển đổi bất hợp pháp, tàu lai lịch không rõ ràng (“tàu ma”), tàu biển có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc các vi phạm pháp luật khác ở nước ngoài do cơ quan hải quan nước ngoài, các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp.

e) Thông tin khác về hành trình con tàu từ cảng xuất phát ghé qua các cảng trước khi cập cảng cuối cùng; thông tin về đội ngũ thuyền viên, hành khách trên tàu; thông tin về hàng hóa chuyên chở trên tàu do đơn vị, công chức khai thác từ các nguồn thông tin trong và ngoài nước.

1.3.2. Nguồn thông tin thu thập về tàu biển bao gồm:

a) Từ hoạt động nghiệp vụ của đơn vị thực hiện thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; các hãng tàu, đại lý hãng tàu, doanh nghiệp kinh doanh có cảng biển, ...

b) Các cơ quan chức năng: Cảng vụ, Bộ đội Biên phòng, cơ quan Công an, Cảnh sát biển và các cơ quan chức năng khác có liên quan quản lý tàu biển;

c) Cơ quan hải quan nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan ở nước ngoài như Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Văn phòng liên lạc tình báo khu vực Tây và Trung phi (Rilos); Mạng lưới kiểm soát Hải quan (CEN), Văn phòng liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC), Tổ chức cảnh sát hình sự Quốc tế (Interpol).

d) Phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm: thông tin trên các báo, đài, truyền hình, internet, cổng thông tin điện tử của các tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

1.3.3. Trách nhiệm thu thập, tạo lập, cập nhật thông tin hồ sơ tàu biển:

a) Đơn vị quản lý rủi ro cấp Tổng cục chịu trách nhiệm phân công cán bộ, công chức tổ chức thu thập thông tin tại các tiết c, d điểm 1.3.1 để tạo lập hoặc cập nhật hồ sơ tàu biển;

b) Đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan chịu trách nhiệm phân công cán bộ, công chức tổ chức thu thập thông tin tại tiết a, b, c điểm 1.3.1 để cập nhật hồ sơ tàu biển;

c) Đơn vị, công chức hải quan có chức năng nhiệm vụ liên quan tại Hải quan các cấp trong quá trình thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến tàu biển xuất nhập cảnh có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin vào hệ thống theo nội dung văn bản này; khi phát hiện các thông tin tại điểm 1.3.1 có trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin cho đơn vị quản lý rủi ro cùng cấp để tạo lập, cập nhật hồ sơ tàu biển trên hệ thống.

1.4. Quản lý hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh:

1.4.1. Đơn vị quản lý rủi ro tại Hải quan các cấp có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, quản lý và định kỳ hàng tháng báo cáo lãnh đạo đơn vị Hải quan cùng cấp về tình hình quản lý hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên phạm vi địa bàn theo nội dung sau:

a) Tổng số hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên địa bàn, số lượng hồ sơ được tạo lập mới;

b) Số lượng hồ sơ được cập nhật thông tin;

c) Tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên địa bàn;

d) Thông tin khác có liên quan.

1.4.2. Thông tin hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được sử dụng phục vụ tra cứu, phân tích và cung cấp thông tin phục vụ quản lý hải quan đối với tàu biển xuất nhập cảnh. Nghiêm cấm việc sử dụng thông tin hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh vào các mục đích cá nhân, trái với nội dung văn bản này và các quy định hiện hành khác có liên quan.

2. Xây dựng, quản lý hồ sơ rủi ro đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

2.1. Thông tin hồ sơ rủi ro đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (sau đây gọi tắt là hồ sơ rủi ro tàu biển) được nêu chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo văn bản này.

2.2. Việc xây dựng, quản lý hồ sơ rủi ro đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh quy định tại Điều 8 Quyết định số 3273/QĐ-BTC được thực hiện theo trình tự sau đây:

- Bước 1. Thu thập, phân tích thông tin, xác lập hồ sơ rủi ro tàu biển theo các trường hợp tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 3273/QĐ-BTC;

- Bước 2. Ứng dụng hồ sơ rủi ro tàu biển trong quản lý hải quan;

- Bước 3. Quản lý theo dõi, cập nhật bổ sung thông tin hồ sơ rủi ro tàu biển;

- Bước 4. Đánh giá, duy trì hoặc thanh loại hồ sơ rủi ro tàu biển.

2.2.1. Thu thập, phân tích thông tin rủi ro tàu biển:

a) Việc thu thập, phân tích thông tin rủi ro phục vụ xác lập, quản lý hồ sơ rủi ro tàu biển trong quản lý hải quan, bao gồm:

a.1) Thông tin về vi phạm, nguy cơ vi phạm trên tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại điểm 1.3.1 ở trên;

a.2) Các vụ việc vi phạm của thuyền viên, hành khách, chủ hàng, người giao hàng, người nhận hàng, người vận tải và các đối tượng liên quan đến hoạt động của tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng xử lý;

a.3) Thông tin về biểu hiện hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới của các đối tượng tại tiết a.2 điểm này;

a.4) Hàng hóa, tuyến đường, cảng biển trọng điểm về hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;

a.5) Phương thức thủ đoạn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới thông qua lợi dụng hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tuyến đường biển;

a.6) Các thông tin khác có liên quan.

b) Nguồn thông tin thu thập theo hướng dẫn tại điểm 1.3.2 ở trên.

c) Việc tổ chức thu thập thông tin rủi ro được thực hiện như sau:

Tại cơ quan Tổng cục: Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục phối hợp với Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu, Thanh tra Tổng cục tổ chức thu thập thông tin, tại tiết a điểm 2.2.1 ở trên, từ các cơ quan chức năng trong nước, cơ quan hải quan, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có liên quan.

Tại Cục Hải quan:

- Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan căn cứ vào cơ cấu tổ chức và điều kiện thực tế tại Cục để xây dựng, trình Cục trưởng phê duyệt Kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các Chi cục Hải quan, đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan chịu trách nhiệm thu thập thông tin tại tiết a, điểm 2.2.1 ở trên từ các cơ quan, đơn vị chức năng trên địa bàn;

- Các đơn vị được giao nhiệm vụ thu thập thông tin có trách nhiệm phân công cán bộ, công chức thực hiện thu thập thông tin theo kế hoạch. Kết quả được cung cấp về đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan để tổng hợp, phân tích, cập nhật hệ thống;

- Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan thực hiện việc tổng hợp thông tin và tiến hành phân tích rủi ro theo tiết d điểm 2.2.1 dưới đây.

d) Phân tích rủi ro đối với tàu biển:

Đơn vị, công chức quản lý rủi ro tổng hợp, phân tách, đối chiếu, so sánh các yếu tố của những thông tin thu thập tại điểm a nêu trên để tìm ra các dấu hiệu về khả năng vi phạm pháp luật hải quan có thể xảy ra, nếu:

- Cần bổ sung hoặc chỉnh sửa lại thông tin, đơn vị, công chức quản lý rủi ro phân tích nhập lý do và gửi trả lại cho công chức thu thập. Khi nhận được thông tin trả lại, công chức thu thập tiến hành chỉnh sửa thông tin và gửi lại.

- Khi thông tin đã đáp ứng yêu cầu, đơn vị, công chức quản lý rủi ro tiến hành xác lập hồ sơ rủi ro.

Đơn vị, công chức quản lý rủi ro căn cứ vào thông tin thu thập tại điểm a nêu trên, thu thập bổ sung các thông tin liên quan, sử dụng công cụ máy tính kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm về hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để xác định các đối tượng là tàu biển, thuyền viên, hành khách, hàng hóa, tuyến đường, cảng biển nước ngoài có nguy cơ rủi ro cao về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, loại hồ sơ rủi ro, mức độ rủi ro, biện pháp nghiệp vụ cần được áp dụng với đối tượng rủi ro, đơn vị cần thực hiện, phạm vi quản lý, phạm vi cần điều chỉnh đối với đối tượng rủi ro, lý do xác lập hồ sơ rủi ro, đơn vị được cung cấp, chia sẻ thông tin về đối tượng rủi ro...

2.2.2. Xác lập hồ sơ rủi ro đối với tàu biển:

a) Công chức quản lý rủi ro căn cứ vào kết quả phân tích rủi ro tại tiết d, điểm 2.2.1 ở trên và khoản 1 Điều 5 Quyết định số 3273/QĐ-BTC để lựa chọn đối tượng, đề xuất xác lập hồ sơ rủi ro;

b) Phiếu đề xuất xác lập hồ sơ rủi ro được thực hiện theo biểu mẫu 4 Phụ lục 3 ban hành kèm theo văn bản này, trong đó nội dung cần làm rõ:

- Đối tượng rủi ro cần xác lập hồ sơ;

- Loại hồ sơ rủi ro;

- Các rủi ro có thể xuất hiện;

- Mức độ rủi ro: trung bình, cao, rất cao.

- Tình huống rủi ro: Phân tích, xác định tình huống vi phạm pháp luật hải quan liên quan đến đối tượng rủi ro;

- Biện pháp nghiệp vụ cần được áp dụng đối với đối tượng rủi ro;

- Đơn vị thực hiện;

- Phạm vi quản lý: phạm vi điều chỉnh đối với đối tượng rủi ro;

- Lý do xác lập hồ sơ rủi ro;

- Đơn vị được cung cấp, chia sẻ thông tin về đối tượng rủi ro.

c) Sau khi đã xác lập hồ sơ rủi ro thì Cấp lãnh đạo có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 3273/QĐ-BTC căn cứ vào đề xuất của công chức quản lý rủi ro để quyết định phê duyệt xác lập hoặc phê duyệt không xác lập hồ sơ rủi ro.

- Trường hợp phê duyệt xác lập hồ sơ rủi ro thì cấp Lãnh đạo có thẩm quyền thực hiện việc phê duyệt hồ sơ rủi ro trên đề xuất của công chức, sau đó chuyển lại hồ sơ cho công chức phân tích cập nhật trạng thái phê duyệt trên hệ thống.

- Trường hợp phê duyệt không xác lập hồ sơ rủi ro thì cấp Lãnh đạo phê duyệt nêu rõ lý do và ý kiến chỉ đạo cho công chức phân tích. Công chức tiếp tục thu thập, phân tích, thông tin bổ sung theo chỉ đạo của lãnh đạo để xác lập hồ sơ rủi ro.

d) Công chức quản lý rủi ro thực hiện việc cập nhật hồ sơ rủi ro trên hệ thống và lưu trữ hồ sơ giấy theo chế độ MẬT quy định tại Quyết định số 5270/QĐ-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2.2.3. Hồ sơ rủi ro tàu biển trong quản lý hải quan được ứng dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Hệ thống tự động tổng hợp danh sách hồ sơ rủi ro để lựa chọn phân tích rủi ro đối với các tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trọng điểm;

b) Công chức quản lý rủi ro tại Hải quan các cấp sử dụng hồ sơ rủi ro để theo dõi, quản lý đối với các đối tượng trọng điểm (hành khách, thuyền viên, hàng hóa, tuyến đường...) về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới liên quan đến tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

c) Chia sẻ, cung cấp thông tin đối tượng trọng điểm hỗ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan liên quan.

2.2.4. Quản lý, theo dõi, cập nhật bổ sung thông tin hồ sơ rủi ro tàu biển:

a) Đơn vị, công chức xác lập hồ sơ rủi ro có trách nhiệm quản lý, theo dõi, cập nhật bổ sung thông tin đối với hồ sơ rủi ro do đơn vị mình xác lập.

b) Thông tin hồ sơ rủi ro được cập nhật, bổ sung thường xuyên trên cơ sở kết quả các hoạt động thu thập thông tin, phân tích rủi ro, bao gồm:

- Tình hình, diễn biến các hoạt động của các đối tượng được xác lập hồ sơ rủi ro; Sự thay đổi về tuyến đường, địa bàn hoạt động (nếu có);

- Các vi phạm được theo dõi, cập nhật;

- Các biện pháp kiểm tra, giám sát và các biện pháp nghiệp vụ khác đã được áp dụng đối với đối tượng rủi ro; hiệu quả áp dụng của các biện pháp này;

- Sự thay đổi về mức độ rủi ro;

- Các thông tin khác có liên quan.

c) Trong quá trình quản lý, theo dõi hồ sơ rủi ro, công chức quản lý rủi ro có trách nhiệm đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để đảm bảo việc kiểm soát có hiệu quả đối với các đối tượng rủi ro.

2.2.5. Đánh giá, duy trì hoặc thanh loại hồ sơ rủi ro tàu biển

a) Việc đánh giá hiệu quả áp dụng hồ sơ rủi ro dựa trên kết quả phân tích, xử lý các thông tin sau đây:

- Tình hình diễn biến của rủi ro, đối tượng rủi ro xảy ra trên địa bàn thông qua việc thu thập, tổng hợp thông tin.

- Số lần khám xét, giám sát được dựa trên số bộ hồ sơ cần phân tích từ hồ sơ rủi ro.

- Tỷ lệ phát hiện vi phạm dựa trên số bộ hồ sơ cần phân tích từ hồ sơ rủi ro.

- Tỷ lệ số lần kiểm tra, giám sát dựa trên hồ sơ rủi ro so với tổng số bộ hồ sơ tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong cùng thời điểm đánh giá;

- Số lượng vụ việc vi phạm xảy ra; tính chất, mức độ, phương thức, thủ đoạn thực hiện vi phạm trên địa bàn;

- Tình hình, hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh, thành phố; kết quả và những tác động ảnh hưởng liên quan từ việc xử lý rủi ro; những khó khăn vướng mắc, hạn chế trong quá trình xây dựng, ứng dụng, quản lý hồ sơ rủi ro.

b) Thanh loại hồ sơ rủi ro tàu biển:

Sau khi xác lập hồ sơ rủi ro, công chức có trách nhiệm quản lý, theo dõi và cập nhật bổ sung các thông tin đối với hồ sơ rủi ro do đơn vị mình xác lập. Thường xuyên đánh giá hiệu quả áp dụng hồ sơ rủi ro, xem xét việc tiếp tục duy trì mức độ rủi ro đối với các đối tượng rủi ro hay thanh loại các đối tượng rủi ro trên.

Trường các đối tượng rủi ro không còn nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan, công chức tiến hành lập phiếu đề xuất áp dụng, bổ sung, loại bỏ hồ sơ rủi ro theo mẫu 7, 8, 9, 10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo văn bản này tùy thuộc vào đối tượng rủi ro là tàu biển, thuyền viên, hành khách, cảng dỡ hàng, cảng xếp hàng, hàng hóa.

Để thanh loại hồ sơ rủi ro, công chức lựa chọn “Hủy hiệu lực hồ sơ rủi ro” hoặc lựa chọn “Thay đổi hiệu lực hồ sơ rủi ro” (nếu cần).

2.2.6. Định kỳ tháng 11 hàng năm, Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục và Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm đánh giá chất lượng hiệu quả xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro; xem xét việc tiếp tục duy trì mức độ rủi ro đối với các đối tượng rủi ro hoặc thanh loại các đối tượng không còn nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan.

3. Quản lý danh mục chỉ số xác định trọng điểm phục vụ phân tích rủi ro thông tin tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trước khi đến hoặc rời cảng

3.1. Danh mục chỉ số xác định trọng điểm phục vụ phân tích rủi ro thông tin tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trước khi đến hoặc rời cảng bao gồm:

3.1.1. Nhóm tham số phục vụ kiểm tra sự sai lệch về số học, kiểm tra tính lô-gic giữa các thông tin trên hồ sơ hải quan;

3.1.2. Bộ quy tắc rủi ro liên quan đến tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

3.1.3. Danh sách các đối tượng của hồ sơ rủi ro;

3.1.4. Danh sách tàu biển, thuyền viên và hành khách vi phạm;

3.1.5. Nhóm chỉ số rủi ro được xác định qua phân tích rủi ro (chỉ số phân tích) đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

3.2. Phân cấp quản lý danh mục chỉ số xác định trọng điểm:

3.2.1. Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục chịu trách nhiệm thiết lập, cập nhật, điều chỉnh bổ sung, sửa đổi, quản lý các danh mục chỉ số xác định trọng điểm tại điểm 3.1 nêu trên.

3.2.2. Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan chịu trách nhiệm thiết lập, cập nhật, điều chỉnh bổ sung, sửa đổi, quản lý danh mục chỉ số xác định trọng điểm, (chỉ số lựa chọn phân tích) tại điểm 3.1.5 nêu trên thông qua việc lựa chọn hoặc nhập thông tin dưới đây:

a) Nhập tên tiêu chí/ mã tiêu chí;

b) Xác định rủi ro bằng cách lựa chọn một trong số nhóm rủi ro: Rủi ro về buôn lậu/vận chuyển hàng cấm/vận chuyển hàng vi phạm về môi trường/vận chuyển hàng thuộc danh mục CITES/vận chuyển chất phóng xạ/ vũ khí/ ma túy/ tiền chất/ rủi ro khác;

c) Xác định thời gian áp dụng tiêu chí: Nhập ngày tiêu chí hiệu lực/ hết hiệu lực;

d) Xác định phạm vi áp dụng tiêu chí: Nhập tiêu chí áp dụng cho đơn vị nào, phạm vi nào;

e) Lý do thiết lập tiêu chí;

f) Xác định nội dung tiêu chí: Nhập công thức, lựa chọn tham số, bản khai, toán tử và giá trị so sánh.

Cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, thường xuyên đánh giá hiệu quả áp dụng của nhóm chỉ số rủi ro được xác định qua phân tích rủi ro (chỉ số lựa chọn phân tích) đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xem xét việc tiếp tục duy trì hiệu lực hay hủy hiệu lực của nhóm chỉ số phân tích.

3.3. Việc ứng dụng danh mục chỉ số xác định trọng điểm phục vụ phân tích rủi ro thông tin tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện theo điểm 3.2 ở trên.

4. Phân tích rủi ro tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trước khi đến hoặc rời cảng

Việc phân tích rủi ro tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trước khi đến hoặc rời cảng được quy định tại Điều 9 Quyết định số 3273/QĐ-BTC.

4.1. Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan chịu trách nhiệm thực hiện:

- Bước 1: Phân tích hồ sơ bản khai e-Manifest bao gồm 8 bản khai mẫu là bản khai chung, bản khai hàng hóa, bản khai thuyền viên, bản khai dự trữ tàu, bản khai hàng hóa nguy hiểm, bản khai hành lý thuyền viên, danh sách hành khách, vận đơn gom hàng để người khai hải quan nhập và gửi hoặc nộp sửa đổi bổ sung thông tin lên Hệ thống thông tin nghiệp vụ.

- Bước 2: Kết quả hoạt động kiểm tra, phân tích hồ sơ bản khai e-Manifest sẽ là bản báo cáo phân tích tổng hợp để đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục đề xuất phân luồng đối với hồ sơ bản khai, kèm theo các chỉ dẫn rủi ro, biện pháp nghiệp vụ, yêu cầu nghiệp vụ, và các ghi chú khác.

- Bước 3: Kết quả việc phân tích được lưu vào cơ sở dữ liệu hệ thống để lưu trữ kinh nghiệm cho các hoạt động đánh giá phân tích tàu biển và hàng hóa này sau này.

- Bước 4: Quá trình phân tích hồ sơ bản khai e-Manifest được tiến hành độc lập, không phụ thuộc vào quy trình tiếp nhận và phân luồng của cán bộ nghiệp vụ. Kết quả phân tích hiển thị trên màn hình giúp cán bộ nghiệp vụ có thông tin tham khảo đề xuất phân luồng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thông quan và các yêu cầu quản lý khác.

4.2. Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục, đơn vị Quản lý rủi ro cấp Chi cục Hải quan và các đơn vị nghiệp vụ khác tại Hải quan các cấp tiến hành khai thác, sử dụng hồ sơ bản khai do người khai hải quan nhập lên hệ thống hoặc nộp sửa đổi bổ sung để phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ.

4.3. Nội dung, trình tự tiến hành phân tích rủi ro tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định tại Điều 9 của Quyết định số 3273/QĐ-TCHQ được thực hiện như sau:

4.3.1. Quy trình lựa chọn tàu biển trọng điểm để phân tích rủi ro.

a) Hệ thống thông tin nghiệp vụ tự động lựa chọn tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trọng điểm trên cơ sở cập nhật, quản lý danh mục các chỉ số xác định trọng điểm tại điểm 3 ở trên.

b) Lựa chọn tàu biển trọng điểm để phân tích rủi ro do công chức quản lý rủi ro thực hiện.

Công chức quản lý rủi ro sử dụng chức năng Phân tích rủi ro xem thông tin và phân tích hồ sơ thuộc 3 nhóm hồ sơ: Hồ sơ cần phân tích, Hồ sơ cần theo dõi, Hồ sơ khác.

- Hồ sơ cần phân tích: Hệ thống tự động đưa ra danh sách các bộ hồ sơ cần phân tích thông qua bộ lọc hồ sơ rủi ro, các tiêu chí xác định trọng điểm, các tham số xác định trọng điểm, tiêu chí lựa chọn phân tích, thông tin vi phạm...

- Hồ sơ cần theo dõi: Hệ thống đưa ra danh sách các bộ hồ sơ cần theo dõi do công chức phân tích đã đánh dấu lựa chọn tiếp tục theo dõi bộ hồ sơ;

- Hồ sơ khác: Hệ thống tự động đưa ra danh sách bộ hồ sơ còn lại;

Với 3 nhóm hồ sơ này, công chức lựa chọn bộ hồ sơ để xem chi tiết thông tin và lựa chọn bộ hồ sơ tàu biển để phân tích. Mỗi hồ sơ bao gồm các nội dung sau:

- Thông tin chung hồ sơ: Thông tin 8 bản khai, các phiên bản sửa đổi bổ sung;

- Thông tin các bản khai: Thông tin cụ thể của 8 bản khai;

- Thông tin hệ thống: Thông tin vi phạm, đề xuất phân luồng của hệ thống tự động đưa ra thông qua bộ lọc;

- Thông tin phân tích, đề xuất của cán bộ quản lý rủi ro (nếu đã có);

- Công chức đề xuất.

Đối với các Cục Hải quan có số lượng tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cảng biển trên địa bàn không lớn, đơn vị, công chức phân tích có thể lựa chọn phần lớn hoặc toàn bộ các tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cảng biển trên địa bàn để tiến hành phân tích.

4.3.2. Quy trình các bước phân tích rủi ro tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh:

a) Công chức quản lý rủi ro tìm kiếm và mở hồ sơ tàu biển trong danh sách các hồ sơ cần phân tích để xem thông tin chi tiết của 8 bản khai mới nhất do người khai Hải quan nhập lên hệ thống. Công chức quản lý rủi ro so sánh phân tích sự khác biệt giữa lần khai đầu và các lần khai bổ sung ghi chú vào mỗi trường thông tin trong mỗi bản khai để lưu các thông tin cần thiết cho quá trình phân tích. Nội dung ghi chú này sẽ được tổng hợp trong phần đề xuất của công chức;

b) Công chức quản lý rủi ro xem xét thông tin rủi ro được hệ thống cảnh báo thuộc các trường hợp dưới đây:

- Các sai số học trong các bản khai của hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Thông tin về dấu hiệu rủi ro của tàu biển trên cơ sở Bộ quy tắc thiết lập trên hệ thống (Bộ quy tắc nằm trong phần tham số hệ thống và quản lý tiêu chí trên hệ thống do công chức thuộc đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục thiết lập, đưa ra cảnh báo rủi ro);

- Xuất hiện đối tượng trong hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nằm trong danh sách các đối tượng của hồ sơ rủi ro;

- Cảnh báo thuyền viên, hành khách vi phạm; tàu biển đã từng vi phạm pháp luật hải quan;

- Thông tin rủi ro của tàu biển và các đối tượng liên quan đến tàu biển được xác định qua chỉ số phân tích thiết lập trên hệ thống.

c) Công chức phân tích tiến hành kiểm tra, nghiên cứu nguồn thông tin cảnh báo và lựa chọn các thông tin có liên quan đến rủi ro của tàu biển để ghi nhận vào mẫu báo cáo; xem lại tổng thể toàn bộ các thông tin ghi chú nghi vấn sau khi tìm kiếm và các thông tin liên quan đến bản khai trong các hồ sơ rủi ro đã được lưu trong hệ thống để có nhận định chính xác về hồ sơ đang phân tích;

d) Công chức căn cứ vào thông tin được tổng hợp, kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm của cá nhân để xem xét tính chất, mức độ rủi ro, tình huống rủi ro có thể xuất hiện và đưa ra đề xuất việc phân luồng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, yêu cầu nghiệp vụ, chỉ dẫn rủi ro và ghi chú để chuẩn bị xây dựng báo cáo;

đ) Sau khi công chức quản lý rủi ro kết thúc quá trình phân tích, hệ thống hiển thị báo cáo kết quả phân tích cho phép công chức lập báo cáo đề xuất như sau:

đ.1) Nếu không phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc dấu hiệu rủi ro: Đề xuất lưu hồ sơ phân tích;

đ.2) Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc dấu hiệu rủi ro đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, công chức căn cứ vào kết quả phân tích để đề xuất áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khám xét, giám sát trọng điểm đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quyết định số 3273/QĐ-BTC.

Báo cáo đề xuất được thực hiện theo biểu mẫu 11, Phụ lục 3 ban hành in ra giấy, trình Trưởng phòng Quản lý rủi ro hoặc lãnh đạo Phòng phụ trách đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan (sau đây gọi chung là Trưởng phòng Quản lý rủi ro) phê duyệt.

đ.3) Trường hợp xét thấy cần áp dụng biện pháp kiểm tra trong thông quan đối với hàng hóa vận chuyển trên tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, công chức lập báo cáo đề xuất chuyển bộ phận quản lý rủi ro trong thông quan hàng hóa thiết lập tiêu chí theo biểu mẫu 11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo văn bản này. Trình tự thủ tục lập, duyệt báo cáo đề xuất tương tự như điểm đ.2 nêu trên.

e) Trưởng phòng Quản lý rủi ro căn cứ vào đề xuất của công chức phân tích để xem xét, phê duyệt;

Trường hợp cần thiết lập tiêu chí để áp dụng biện pháp khám xét, giám sát trọng điểm đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, Trưởng phòng Quản lý rủi ro ghi ý kiến của mình và đề nghị người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều 27 Quyết định số 3273/QĐ-BTC xem xét phê duyệt áp dụng;

f) Công chức phân tích, cập nhật kết quả đã được phê duyệt vào hệ thống.

4.3.3. Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện biện pháp, yêu cầu nghiệp vụ

a) Đơn vị, công chức quản lý rủi ro các cấp có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc thực hiện các biện pháp, yêu cầu nghiệp vụ đưa ra trên hệ thống để xác định:

- Tình hình áp dụng các biện pháp, yêu cầu nghiệp vụ;

- Kết quả thực hiện các biện pháp, yêu cầu nghiệp vụ;

- Những vướng mắc (nếu có) phát sinh trong quá trình áp dụng các biện pháp, yêu cầu nghiệp vụ;

- Các dấu hiệu rủi ro mới xuất hiện trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

b) Đối với các bộ hồ sơ chưa đủ thông tin để phân tích, đưa ra kết luận phân tích, cần có thêm thời gian nghiên cứu thì công chức lựa chọn chức năng theo dõi hồ sơ. Công chức có thể tiếp tục tiến hành phân tích đối với bộ hồ sơ được lựa chọn theo dõi trong danh sách “hồ sơ cần theo dõi” trên hệ thống.

Kết quả theo dõi, đánh giá được lập thành báo cáo theo biểu mẫu 11, Phụ lục 3 ban hành kèm theo văn bản này.

5. Áp dụng quản lý rủi ro trong khám xét, giám sát hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

5.1. Áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro (tiêu chí phân luồng).

5.1.1. Tiêu chí quản lý rủi ro được sử dụng để hỗ trợ phân luồng tự động hồ sơ tàu biển và đưa ra các biện pháp nghiệp vụ, yêu cầu nghiệp vụ, chỉ dẫn rủi ro. Việc thiết lập, quản lý tiêu chí phân luồng khám xét, giám sát hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện theo Điều 10 Quyết định số 3273/QĐ-BTC, do đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục và cấp Cục thực hiện.

Công chức cấp Tổng cục và cấp Cục tiến hành thiết lập tiêu chí phân luồng bằng cách xác định, nhập các chỉ tiêu thông tin sau vào hệ thống:

a) Nhập tên tiêu chí/ mã tiêu chí;

b) Xác định rủi ro: Lựa chọn nhóm rủi ro theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 3273/QĐ-BTC ngày 30/12/2013: Rủi ro về buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, vận chuyển hàng vi phạm về môi trường, vận chuyển hàng thuộc danh mục CITES, vận chuyển chất phóng xạ, vũ khí, ma túy, tiền chất, rủi ro khác;

c) Xác định thời gian áp dụng tiêu chí: Nhập ngày tiêu chí có hiệu lực, ngày tiêu chí hết hiệu lực;

d) Xác định phạm vi áp dụng tiêu chí: Lựa chọn tên hoặc mã của đơn vị cần áp dụng tiêu chí;

e) Đề xuất phân luồng: Nếu qua phân tích thấy tàu biển có khả năng xảy ra rủi ro tại điểm b nêu trên công chức quản lý rủi ro tiến hành phân luồng phù hợp. Trong trường hợp phân luồng đỏ thì vẫn cho tiến hành thông quan tàu luồng đỏ (sau khi kiểm tra khám xét tàu)

f) Xác định biện pháp nghiệp vụ;

g) Xác định yêu cầu nghiệp vụ;

h) Đưa ra chỉ dẫn rủi ro nếu có;

i) Lý do thiết lập tiêu chí;

k) Xác định nội dung tiêu chí: Nhập công thức, lựa chọn tham số, loại bản khai, toán tử và giá trị so sánh của tiêu chí.

5.1.2. Thẩm quyền phê duyệt áp dụng tiêu chí tại điểm 5.1.1 được thực hiện tương tự như người có thẩm quyền quy định tại điểm a.2 và điểm b khoản 3 Điều 27 Quyết định số 3273/QĐ-BTC:

a) Sau khi kết thúc quá trình thiết lập chỉ số phân luồng, công chức quản lý rủi ro trình lãnh đạo xem xét phê duyệt và tiến hành cập nhật kết quả phê duyệt vào hệ thống;

b) Sau khi được phê duyệt, tiêu chí có hiệu lực trên hệ thống và là căn cứ tham khảo cho việc phân luồng, áp dụng các biện pháp và yêu cầu nghiệp vụ.

5.1.3. Đề xuất thay đổi, hủy hiệu lực tiêu chí phân luồng:

Sau khi thiết lập tiêu chí phân luồng, công chức có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả áp dụng của tiêu chí phân luồng do đơn vị mình xác lập để có điều chỉnh cho phù hợp thực tế áp dụng.

Trong trường hợp thay đổi hoặc hủy hiệu lực của tiêu chí, công chức thực hiện theo mẫu 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo văn bản này, trình Lãnh đạo xem xét phê duyệt và tiến hành cập nhật kết quả vào hệ thống.

5.2. Công chức làm thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh sử dụng kết quả hỗ trợ phân luồng của hệ thống để ra quyết định kiểm tra. Trong trường hợp có thông tin về dấu hiệu vi phạm liên quan đến tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thì báo cáo thủ trưởng đơn vị quyết định áp dụng biện pháp nghiệp vụ phù hợp đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Thủ trưởng đơn vị xem xét đề xuất của công chức để quyết định việc áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

5.3. Việc thực hiện giám sát hải quan và khám xét đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong quá trình làm thủ tục hải quan được thực hiện theo quy trình thủ tục và các quy định, hướng dẫn hiện hành.

5.4. Công chức làm thủ tục hải quan có trách nhiệm đánh giá kết quả phân luồng, kiểm tra và ghi nhận, cập nhật kết quả thực hiện các bước trong quy trình thủ tục hải quan vào hệ thống theo chỉ dẫn quy định tại Điều 11 Quyết định số 3273/QĐ-BTC.

6. Thu thập thông tin kết quả tiến hành kiểm tra, giám sát hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

Việc thu thập thông tin kết quả tiến hành kiểm tra, giám sát hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Quyết định số 3273/QĐ-BTC.

7. Đánh giá kết quả thu thập, xử lý thông tin, quản lý rủi ro đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

7.1. Việc đánh giá kết quả thu thập, xử lý thông tin, quản lý rủi ro đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định tại Điều 12 Quyết định số 3273/QĐ-BTC, được thực hiện trước ngày 20 hàng tháng tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố và trước ngày 28 hàng tháng tại cấp Tổng cục.

7.2. Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan về đánh giá kết quả thu thập, xử lý thông tin, quản lý rủi ro đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, theo Biểu mẫu 12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo văn bản này, trước ngày 20 hàng tháng; đồng thời gửi báo cáo đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục thông qua Mục “Báo cáo, kinh nghiệm xử lý” tại Trang chủ trên hệ thống.

7.3. Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục có trách nhiệm báo cáo Tổng cục trưởng tình hình áp dụng quản lý rủi ro đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo Biểu mẫu 13 Phụ lục 3 (kèm theo văn bản này) trước ngày 28 hàng tháng và đưa lên trang chủ của hệ thống.

8. Trách nhiệm quản lý, vận hành, ứng dụng thông tin trên Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan đối với tàu biển xuất nhập cảnh

8.1. Đơn vị quản lý rủi ro cấp Tổng cục chịu trách nhiệm quản lý Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan đối với tàu biển xuất nhập cảnh, cụ thể:

a) Thu thập, khai thác, phân tích, cung cấp thông tin dữ liệu rủi ro liên quan đến tàu biển, hàng hóa vận chuyển trên tàu biển phục vụ các hoạt động nghiệp vụ hải quan;

b) Quản lý, phân quyền tài khoản của công chức hải quan trên Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các vướng mắc liên quan đến việc thu thập, cập nhật, khai thác sử dụng thông tin trên Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan.

8.2. Tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

a) Đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan chịu trách nhiệm thu thập, khai thác, phân tích, cung cấp thông tin dữ liệu rủi ro liên quan đến tàu biển, hàng hóa vận chuyển trên tàu biển phục vụ các hoạt động nghiệp vụ hải quan;

b) Đơn vị, bộ phận được giao nhiệm vụ quản trị hệ thống chịu trách nhiệm tạo tài khoản trên hệ thống, tổng hợp danh sách đối với tài khoản đăng ký có quyền truy cập, khai thác, cập nhật, sử dụng Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan theo Biểu mẫu 14, Phụ lục 3 gửi về Tổng cục Hải quan (qua đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục) để được phân quyền sử dụng; báo cáo Cục trưởng về tình hình quản lý tài khoản, tính bảo mật, an toàn, an ninh của hệ thống trong phạm vi Cục Hải quan theo quy định hiện hành.

8.3. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan có trách nhiệm đảm bảo việc truyền nhận, khai thác, sử dụng thông tin, bảo mật thông tin, an ninh, an toàn dữ liệu trên Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan.

8.4. Đơn vị, công chức thực hiện hoạt động nghiệp vụ tại Hải quan các cấp truy cập, khai thác, sử dụng thông tin trên Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan để phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

9. Nguyên tắc quản lý, sử dụng thông tin tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh:

Thông tin liên quan đến tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được quản lý nguyên vẹn và bảo mật trên hệ thống. Nghiêm cấm các hành vi dưới đây:

9.1. Truy cập, khai thác, sử dụng và cung cấp thông tin trái với quy định của pháp luật và quy định này;

9.2. Các hành vi làm ngưng trệ, thất lạc dữ liệu hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống;

9.3. Sửa đổi, thay thế các dữ liệu, làm sai lệch nội dung thông tin nhập vào hệ thống;

9.4. Cung cấp thông tin vi phạm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành Hải quan khi chưa được phép của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

10. Tổ chức thực hiện

10.1. Thủ trưởng đơn vị Hải quan các cấp tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, cá nhân thuộc và trực thuộc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, áp dụng quản lý rủi ro hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được quy định tại văn bản này.

10.2. Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc liên quan đến Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan thuộc hệ thống e-Manifest các đơn vị báo cáo về Tổng cục (qua Ban Quản lý rủi ro HQ) theo địa chỉ mail: hant12@customs.gov.vn, số điện thoại Đ/c Nguyễn Thái Hà (04)39440833 (máy lẻ 9623) - Số di động: 0974790304, Đ/c Trần Đức Kiên (04)39440654 để được hướng dẫn, phối hợp giải quyết.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn để các đơn vị thuộc và trực thuộc nghiêm túc và nhanh chóng triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng BTC Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
- Lãnh đạo Tổng cục (để chỉ đạo);
- Lưu: VT, QLRR (3).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường

 

PHỤ LỤC 1

CHỈ TIÊU THÔNG TIN HỒ SƠ TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH
(Ban hành kèm theo công văn số 7753/TCHQ-QLRR ngày 24/6/2014)

STT

CHỈ TIÊU THÔNG TIN

NGUỒN THÔNG TIN

Hệ thng

Thu thập

1

2

3

4

I

THÔNG TIN CHUNG

 

 

1.

Tên tàu

X

X

2.

Tên tàu cũ

X

 

3.

Số IMO

X

X

4.

Số IMO cũ

X

 

5.

Cảng đăng ký

X

 

6.

Màu sc

X

 

7.

Công dụng (có cần trích dẫn là loại tàu chuyên chở

X

X

8.

Hãng quản lý

X

 

9.

Hô hiệu

X

 

10.

Nơi đăng kiểm

X

X

11.

Tổng dung tích

X

 

12.

Dung tích có ích

X

 

13.

Nơi đăng kiểm

X

 

14.

Quốc tịch tàu

X

 

15.

Ngày đăng ký

X

 

16.

Số đăng ký

X

 

17.

Điểm rủi ro tàu biển

X

 

18.

Thông tin tuyến hành trình

 

X

19.

Mức độ rủi ro tuyến hành trình

 

X

20.

Thông tin tình báo

 

X

21.

Thông tin khác

 

X

22.

Hình ảnh tàu

 

X

23.

Sơ đồ thiết kế

 

X

24.

Người tạo

X

 

25.

Người bổ sung

X

 

II

HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU

 

 

26.

Tên cảng

X

 

27.

Số lần nhập cảnh

X

 

28.

Số lần xuất cảnh

X

 

29.

Số lần chuyển cảng

X

 

30.

Số lần quá cảnh xuất

X

 

31.

Số lần quá cảnh nhập

X

 

III

TUÂN THỦ PHÁP LUẬT

 

 

32.

Số lần ghi chú

X

 

33.

Số lần theo dõi hồ sơ

X

 

34.

Số lần áp dụng biện pháp nghiệp vụ

X

 

35.

Số lần phân luồng đỏ hệ thống

X

 

36.

Số lần phân luồng đỏ thực tế

X

 

37.

Số lần xử lý

 

X

38.

Số ln kiểm tra

 

X

IV

NHẬT KÝ TÀU

X

 

V

LỊCH SỬ HỒ SƠ

X

 

Hướng dẫn:

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Chỉ tiêu thông tin

- Cột 3: Nguồn thông tin: Tự động từ hệ thống

- Cột 4: Nguồn thông tin: Công chức thu thập

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU THÔNG TIN HỒ SƠ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH
(Ban hành kèm theo công văn số 7753/TCHQ-QLRR ngày 24/6/2014)

STT

CHỈ TIÊU THÔNG TIN

NGUỒN THÔNG TIN

HỆ THỐNG

THU THẬP

(1)

(2)

(3)

(4)

A

CHỈ TIÊU THÔNG TIN HỒ SƠ RỦI RO TÀU BIỂN

I

THÔNG TIN CHUNG VỀ TÀU

 

 

1.

Tên tàu

Cơ sở dữ liệu tàu

 

2.

Hô hiệu

nt

 

3.

Số IMO

nt

 

4.

Quốc gia

nt

 

5.

Ngày đăng ký

nt

 

6.

Số đăng ký

nt

 

7.

Màu sc

nt

 

8.

Hãng tàu quản lý

nt

 

9.

Tổng dung tích

nt

 

10.

Dung tích có ích

nt

 

11.

Điểm rủi ro

nt

 

12.

Số lần vi phạm

nt

 

II

THÔNG TIN VI PHẠM

 

 

13.

Số kiểm tra

nt

 

14.

Đơn vị kiểm tra

 

 

15.

Ngày kiểm tra

 

 

16.

Kết quả kiểm tra

 

 

17.

Nội dung kiểm tra

nt

 

18.

Nội dung vi phạm

nt

 

19.

Ngày nhập

nt

 

20.

Người nhập

nt

 

III

THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ

21.

Mức độ rủi ro

 

Cán bộ tự nhập

22.

Ngày hiệu lực

 

nt

23.

Ngày hết hạn hiệu lực

 

nt

24.

Cảnh báo rủi ro

 

nt

25.

Căn cứ thiết lập

 

nt

26.

Ghi chú

 

nt

27.

Thông tin cập nhật theo dõi

 

nt

28.

Số thứ tự

nt

 

29.

Thông tin bổ sung, theo dõi

 

nt

30.

Thời gian

nt

 

31.

Người tạo

nt

 

B

CHỈ TIÊU THÔNG TIN HỒ SƠ RỦI RO THUYỀN VIÊN

 

 

I

THÔNG TIN CHUNG

 

 

1.

Ảnh thuyền viên

 

Cán bộ tự nhập

2.

Tên thuyền viên

 

nt

3.

Ngày sinh

 

nt

4.

Nơi sinh

 

nt

5.

Quốc tịch

 

nt

6.

Tàu đã từng làm việc

 

nt

7.

Chức danh trên tàu

 

nt

8.

Số chứng minh nhân dân

 

nt

9.

S hộ chiếu

 

nt

10.

Loại hộ chiếu

 

nt

11.

Ngày cấp hộ chiếu

 

nt

12.

Nơi cấp hộ chiếu

 

nt

13.

Ngày hết hạn hộ chiếu

 

nt

14.

Số lần đến Việt Nam

Hệ thống

 

II

THÔNG TIN QUAN HỆ

 

 

15.

Quan hệ Việt Nam

 

Công chức tự thu thập

16.

Số th tự

Hệ thống

 

17.

Họ

 

nt

18.

Tên

 

nt

19.

Số chứng minh nhân dân

 

nt

20.

Địa chỉ

 

nt

21.

Nội dung quan hệ

 

nt

22.

Lưu ý

 

nt

23.

Quan hệ nước ngoài

 

nt

24.

Họ

 

nt

25.

Tên

 

nt

20.

Số chứng minh nhân dân

 

nt

25.

Địa ch

 

nt

26.

Nội dung quan hệ

 

nt

27.

Lưu ý

 

nt

29.

Mức độ rủi ro

 

nt

30.

Ngày hiệu lực

 

nt

31.

Ngày hết hạn hiệu lực

 

nt

32.

Căn cứ thiết lập

 

nt

33.

Thông tin bổ sung theo dõi

 

nt

C

CHỈ TIÊU THÔNG TIN HỒ SƠ RỦI RO HÀNH KHÁCH

 

 

I

THÔNG TIN CHUNG

 

 

1.

Ảnh hành khách

 

Công chức thu thập

2.

Tên hành khách

 

nt

3.

Ngày sinh

 

nt

4.

Nơi sinh

 

nt

5.

Quốc tịch

 

nt

6.

Số CMND

 

nt

7.

Số hộ chiếu

 

nt

8.

Loại hộ chiếu

 

nt

9.

Ngày cấp hộ chiếu

 

nt

10.

Nơi cấp hộ chiếu

 

nt

11.

Ngày hết hạn hộ chiếu

 

nt

12.

Số lần đến Việt Nam

 

nt

II

THÔNG TIN QUAN HỆ

 

 

13.

Quan hệ Việt Nam

 

Công chức thu thập

14.

Họ

 

nt

15.

Tên

 

nt

16.

Số chứng minh nhân dân

 

nt

17.

Đa chỉ

 

nt

18.

Nội dung quan hệ

 

nt

19.

Lưu ý

 

nt

20.

Quan hệ nước ngoài

 

nt

21.

Họ

 

nt

22.

Tên

 

nt

23.

Số chứng minh nhân dân

 

nt

24.

Đa chỉ

 

nt

25.

Nội dung quan hệ

 

nt

26.

Lưu ý

 

nt

27.

Mức độ rủi ro

 

nt

28.

Ngày hiệu lực

 

nt

29.

Ngày hết hạn hiệu lực

 

nt

30.

Căn cứ thiết lập

 

nt

31.

Thông tin bổ sung theo dõi

 

nt

D

CHỈ TIÊU THÔNG TIN HỒ SƠ RỦI RO CẢNG DỠ HÀNG

 

 

I

THÔNG TIN CHUNG

 

 

1

Tên cảng

Cơ sở dữ liệu cảng biển

 

2

Địa chỉ

nt

 

3

Quốc gia

nt

 

4

Phòng quản lý

nt

 

5

Mã cảng

nt

 

6

Danh sách hàng hóa XK rủi ro

 

Cán bộ thu thập

7

Tên hàng xuất khẩu

 

nt

8

Mã hàng hóa XK

 

nt

9

Danh sách hàng hóa NK rủi ro

 

nt

10

Tên hàng nhập khẩu

 

nt

11

Mã hàng hóa NK

 

nt

12

Mức độ rủi ro

 

nt

13

Ngày hiệu lực

 

nt

14

Ngày hết hạn hiệu lực

 

nt

15

Cảnh báo rủi ro

 

nt

16

Căn cứ thiết lập

 

nt

17

Ghi chú

 

nt

18

Thông tin cập nhật theo dõi

 

nt

E

CHỈ TIÊU THÔNG TIN HỒ SƠ RỦI RO CẢNG XẾP HÀNG

 

 

I

THÔNG TIN CHUNG

 

 

1.

Tên cảng

Cơ sở dữ liệu cảng biển

 

2.

Địa chỉ

nt

 

3.

Quốc gia

nt

 

4.

Phòng quản lý

nt

 

5.

Mã cảng

nt

 

6.

Danh sách hàng hóa XK rủi ro

 

Cán bộ thu thập

7.

Tên hàng xuất khẩu

 

nt

8.

Mã hàng hóa XK

 

nt

9.

Danh sách hàng hóa NK rủi ro

 

nt

10.

Tên hàng nhập khẩu

 

nt

11.

Mã hàng hóa NK

 

nt

12.

Mc độ rủi ro

 

nt

13.

Ngày hiệu lực

 

nt

14.

Ngày hết hạn hiệu lực

 

nt

15.

Cảnh báo rủi ro

 

nt

16.

Căn cứ thiết lập

 

nt

17.

Ghi chú

 

nt

18.

Thông tin cập nhật theo dõi

 

nt

F

CHỈ TIÊU THÔNG TIN HỒ SƠ RỦI RO HÀNG HÓA

 

 

I

THÔNG TIN CHUNG

 

 

1.

Mã hàng hóa

 

Công chức thu thập

2.

Tên

 

 

3.

Quốc gia xuất xứ hàng hóa

 

nt

4.

Đặc tính hàng hóa

 

nt

5.

Chính sách thuế

 

nt

6.

Tổ chức, cá nhân cần lưu ý trong việc XK, NK hàng hóa

 

nt

7.

Nguy cơ lợi dụng vi phạm

 

nt

8.

Tuyến đường vận chuyển

 

nt

9.

Chính sách quản lý

 

nt

10.

Danh sách cảng rủi ro

 

nt

11.

Số thứ tự

 

nt

12.

Tên cảng

 

nt

13.

Mã cảng

 

nt

14.

Chức năng

 

nt

16.

Mức độ rủi ro

 

nt

17.

Ngày hiệu lực

 

nt

18.

Ngày hết hạn hiệu lực

 

nt

19.

Căn cứ thiết lập

 

nt

20.

Ghi chú

 

nt

21.

Thông tin cập nhật theo dõi

 

nt

Hướng dẫn:

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Chỉ tiêu thông tin

- Cột 3: Nguồn thông tin: Hệ thống tự động

- Cột 4: Nguồn thông tin: Công chức thu thập

 

PHỤ LỤC 3

BIỂU MẪU ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRƯỚC THÔNG QUAN TRONG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH
(Ban hành kèm theo công văn số 7753/TCHQ-QLRR ngày 24/6/2014)

1) Phiếu đề xuất áp dụng/bổ sung/loại bỏ tiêu chí lựa chọn phân tích

2) Phiếu đề xuất áp dụng/bổ sung/loại bỏ tiêu chí phân luồng

3) Phiếu rà soát rủi ro

4) Phiếu đề xuất xác lập hồ sơ rủi ro

5) Phiếu đề xuất áp dụng/ bổ sung/ loại bỏ hồ sơ rủi ro tàu biển

6) Phiếu đề xuất áp dụng/ bổ sung/ loại bỏ hồ sơ rủi ro thuyền viên

7) Phiếu đề xuất áp dụng/ bổ sung/ loại bỏ hồ sơ rủi ro hành khách

8) Phiếu đề xuất áp dụng/ bổ sung/ loại bỏ hồ sơ rủi ro cảng dỡ hàng

9) Phiếu đề xuất áp dụng/ bổ sung/ loại bỏ hồ sơ rủi ro cảng xếp hàng

10) Phiếu đề xuất áp dụng/ bổ sung/ loại bỏ hồ sơ rủi ro hàng hóa

11) Báo cáo phân tích tổng hợp

12) Báo cáo tổng hợp tình hình áp dụng quản lý rủi ro đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cấp Cục

13) Báo cáo tổng hợp tình hình áp dụng quản lý rủi ro đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cấp Tổng cục

14) Cấp mới/ sửa đổi/ bổ sung/ hủy quyền tài khoản sử dụng Phân hệ Quản lý rủi ro trước thông quan

 

CỤC HẢI QUAN: …………………
ĐƠN VỊ: ……………………………
Số: ………………..

Mẫu 1/RRTB

 

PHIẾU ĐỀ XUẤT
ÁP DỤNG/BỔ SUNG/LOẠI BỎ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN PHÂN TÍCH

Áp dụng £ Bổ sung £ Loại bỏ £

1. Tên tiêu chí ………………………………………………………………………………………….

2. Mã tiêu chí: ………………………………………………………………………………………….

3. Tên nhóm tiêu chí …………………………………………………………………………………..

4. Mã nhóm tiêu chí ……………………………………………………………………………………

5. Chỉ dẫn của công chức:

….…………………………………………………………………………

6. Áp dụng cho đơn vị cảng/ chi cục

……………………………………………………………………………………………………………

7. Lựa chọn kiểm tra

……………………………………………………………………………………………………………

8. Ngày hiệu lực: ………………………………………………………………………………………

9. Ngày hết hiệu lực: ..………………………………………………………………………………….

10. Lý do: ………………………………………………………………………………………………

11. Nội dung công thức: ………………………………………………………………………………

12. Chi tiết công thức: …………………………………………………………………………………

13. Lựa chọn bản khai ……………………………………………………………………………….

14. Toán tử so sánh …………………………………………………………………………………..

15. Giá trị so sánh ………………………………………………………………………………………

 

CÔNG CHC Đ XUẤT
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO CỤC/CHI CỤC
Ngày    tháng     năm

Ý kiến chỉ đạo:

 

 

Ký duyệt

 

CỤC HẢI QUAN: …………………
ĐƠN VỊ: ……………………………
Số: ………………..

Mẫu 2/RRTB

 

PHIẾU ĐỀ XUẤT
ÁP DỤNG/BỔ SUNG/LOẠI BỎ TIÊU CHÍ PHÂN LUỒNG

Áp dụng £ Bổ sung £ Loại bỏ £

1. Tên tiêu chí ………………………………………………………………………………………….

2. Mã tiêu chí: ………………………………………………………………………………………….

3. Tên nhóm tiêu chí …………………………………………………………………………………..

4. Mã nhóm tiêu chí ……………………………………………………………………………………

5. Mức độ ưu tiên: ……………………………………………………………………………………..

6. Chỉ dẫn của công chức: ……………………………………………………………………………

7. Áp dụng cho đơn vị cảng/ chi cục …………………………………………………………………

8. Lựa chọn kiểm tra ……………………………………………………………………………………

9. Biện pháp nghiệp vụ khác

10. Yêu cầu nghiệp vụ ………………………………………………………………………………..

11. Ngày hiệu lực: …………………………………………………………………………………….

12. Ngày hết hiệu lực: ………………………………………………………………………………….

13. Lý do: ………………………………………………………………………………………………

14. Nội dung công thức: ………………………………………………………………………………

15. Chi tiết công thức: …………………………………………………………………………………

16. Lựa chọn bản khai ………………………………………………………………………………….

17. Toán tử so sánh …………………………………………………………………………………..

18. Giá trị so sánh ………………………………………………………………………………………

 

CÔNG CHC Đ XUẤT
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO CỤC/CHI CỤC
Ngày    tháng     năm

Ý kiến chỉ đạo:

 

 

Ký duyệt

 

 

 


CỤC HẢI QUAN ...........................
ĐƠN VỊ: .......................................

Mẫu 3/RRTB

 

PHIẾU RÀ SOÁT RỦI RO

………….. ngày .... tháng …… năm 20

STC

Rủi ro

Đối tượng rủi ro

Thông tin về đối tượng rủi ro

Nguyên nhân, điều kiện

Biện pháp kiểm tra, kiểm soát đang áp dụng

Tình trng

Đề xuất, kiến nghị

Biện pháp

Hiệu quả

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LÃNH ĐẠO CỤC PHÊ DUYỆT
(Ý kiến và ký tên, ghi rõ họ tên)

LÃNH ĐẠO PHÒNG
(Ý kiến và ký tên, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

ng dẫn:

- Cột 1. Ghi số tham chiếu theo danh mục rủi ro.

- Cột 2. Rủi ro được xác định theo Danh mục rủi ro

- Cột 3. Tàu biển, thuyền viên, hành khách, hàng hóa, tuyến đường, cảng biển nước ngoài có nguy cơ rủi ro cao về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

- Cột 4. Các thông tin về đối tượng rủi ro: như: tên, mã hàng hóa; tên, mã doanh nghiệp; loại hình; xuất xứ; nước NK; thời gian; địa điểm...

- Cột 5. Các yếu tố là nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm PLHQ

- Cột 6. Biện pháp đang áp dụng như: kiểm tra, giám sát...

- Cột 7. Hiệu quả áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát hiện tại.

- Cột 8. Đã từng được đưa vào diện rủi ro hay chưa, thời gian, biện pháp đã từng áp dụng, ...

- Cột 9. Đề xuất kiến nghị của công chức rà soát rủi ro.

 

CỤC HẢI QUAN ………………….

ĐƠN VỊ: …………………………..

Mẫu 4/RRTB

 

PHIẾU ĐỀ XUẤT XÁC LẬP HỒ SƠ RỦI RO

……, ngày .... tháng … năm 20

Số TC

Rủi ro

Loại Hồ sơ Rủi ro

Đối tượng rủi ro

Thông tin về đối tượng rủi ro

Tình huống rủi ro nguyên nhân/điều kiện

Mức độ rủi ro

Biện pháp nghiệp vụ cần áp dụng

Phạm vi quản lý

Tình trạng

Lý do xác lập HSRR

Đơn vị được cung cấp, chia sẻ thông tin về đối tượng rủi ro

Biện pháp

Hiệu quả

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LÃNH ĐẠO CỤC PHÊ DUYỆT
(Ý kiến và ký tên, ghi rõ họ tên)

LÃNH ĐẠO PHÒNG
(Ý kiến và ký tên, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

Hướng dẫn:

- Cột 1. Ghi số tham chiếu theo danh mục rủi ro.

- Cột 2. Rủi ro được xác định theo Danh mục rủi ro

- Cột 3. Ghi một trong bảy loại Hồ sơ rủi ro: Hồ sơ rủi ro Tàu biển, Hàng hóa, hành khách, thuyền viên, Cảng dỡ hàng, cảng xếp hàng, Hãng tàu

- Cột 4: Tàu biển, thuyền viên, hành khách, hàng hóa, tuyến đường, cảng biển nước ngoài có nguy cơ rủi ro cao về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

- Cột 5. Các thông tin về đối tượng rủi ro: như: tên, mã hàng hóa; tên, mã doanh nghiệp; loại hình; xuất xứ; nước NK; thời gian; địa điểm...

- Cột 6. Các yếu tố là nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm PLHQ

- Cột 7. Mức độ rủi ro: trung bình, cao, rất cao.

- Cột 8. Biện pháp đang áp dụng như: kiểm tra, giám sát...

- Cột 9. Hiệu quả áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát hiện tại.

- Cột 10: Phạm vi quản lý: phạm vi điều chỉnh đối với đối tượng rủi ro

- Cột 11: Tình trạng hồ sơ rủi ro: đã từng được đưa vào diện rủi ro hay chưa, thời gian, biện pháp đã từng áp dụng, ...

- Cột 12: Lý do xác lập hồ sơ rủi ro

- Cột 13: Đơn vị được cung cấp, chia sẻ thông tin về đối tượng rủi ro


CỤC HẢI QUAN: …………………
ĐƠN VỊ: ……………………………
Số: ………………..

Mẫu 5/RRTB

 

PHIẾU ĐỀ XUẤT
ÁP DỤNG/BỔ SUNG/LOẠI BỎ HỒ SƠ RỦI RO VỀ TÀU

Áp dụng £ Bổ sung £ Loại bỏ £

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ TÀU

1. Tên tàu: ……………………………………………………………………………………………..

2. Số IMO: ……………………………………………………………………………………………..

3. Số callsign (hô hiu): ………………………………………………………………………………

4. Quốc gia (Quốc tch): ………………………………………………………………………………

5. Ngày đăng ký: ………………………………………………………………………………………

6. Số đăng ký: …………………………………………………………………………………………..

7. Dung tích có ích: …………………………………………………………………………………….

8. Tổng dung tích: ……………………………………………………………………………………..

9. Hãng tàu quản lý: …………………………………………………………………………………..

10. Màu sắc: …………………………………………………………………………………………...

11. Cảng đăng ký: …………………………………………………………………………………….

12. Điểm rủi ro: ………………………………………………………………………………………..

13. Số lần vi phạm: ……………………………………………………………………………………..

B. THÔNG TIN VI PHẠM

14. Số thứ tự

15. Số kiểm tra

16. Đơn vị kiểm tra

17. Ngày kiểm tra

18. Kết quả kiểm tra

19. Nội dung kiểm tra

20. Nội dung vi phạm

C. THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ

21. Mức độ rủi ro (Trung bình, Cao, Rất cao) ……………………………………………………..

22. Ngày hiu lc: …………………………………………………………………………………….

23. Ngày hết hiệu lực: ………………………………………………………………………………..

24. Cảnh báo rủi ro: …………………………………………………………………………………….

25. Căn cứ thiết lp: ……………………………………………………………………………………

26. Ghi chú: ……………………………………………………………………………………………..

27. Thông tin cp nht, theo dõi: …………………………………………………………………….

 

CÔNG CHC Đ XUẤT
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO CỤC/CHI CỤC
Ngày    tháng     năm

Ý kiến chỉ đạo:

 

 

Ký duyệt

 

CỤC HẢI QUAN: …………………
ĐƠN VỊ: ……………………………
Số: ………………..

Mẫu 6/RRTB

 

PHIẾU ĐỀ XUẤT
ÁP DỤNG/BỔ SUNG/LOẠI BỎ HỒ SƠ RỦI RO THUYỀN VIÊN

Áp dụng £ Bổ sung £ Loại bỏ £

THÔNG TIN CHUNG

1. H thuyền viên: ………………………………………………………………………………………

2. Tên thuyền viên: ……………………………………………………………………………………..

3. Ngày sinh: ……………………………………………………………………………………………

4. Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………..

5. Quốc tch: ……………………………………………………………………………………………

6. Số CMND: …………………………………………………………………………………………..

7. Số h chiếu: …………………………………………………………………………………………..

8. Tàu đã từng làm việc: ……………………………………………………………………………..

9. Chức danh trên tàu: ………………………………………………………………………………..

10. Loi h chiếu: ……………………………………………………………………………………..

11. Ngày cấp h chiếu: ……………………………………………………………………………….

12. Nơi cấp h chiếu: …………………………………………………………………………………

13. Ngày hết hạn hộ chiếu: …………………………………………………………………………..

14. Ảnh cá nhân: ………………………………………………………………………………………

15. Số lần đến Việt Nam: ……………………………………………………………………………..

THÔNG TIN QUAN HỆ

16. Thông tin quan h: …………………………………………………………………………………

17. Quan hệ ở Việt Nam; Quan hệ ở nước ngoài (Họ, Tên, Số CMND, Địa chỉ, Nội dung quan hệ, lưu ý): ………………………………………………………………………………………………

18. Mức độ rủi ro (Trung bình, Cao, Rất cao): ……………………………………………………...

19. Ngày hiu lc: ……………………………………………………………………………………..

20. Ngày hết hiu lc: ………………………………………………………………………………..

21. Căn cứ thiết lp: …………………………………………………………………………………….

22. Thông tin cp nht, theo dõi: ……………………………………………………………………

 

CÔNG CHC Đ XUẤT
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO CỤC/CHI CỤC
Ngày    tháng     năm

Ý kiến chỉ đạo:

 

 

Ký duyệt

 

CỤC HẢI QUAN: …………………
ĐƠN VỊ: ……………………………
Số: ………………..

Mẫu 7/RRTB

 

PHIẾU ĐỀ XUẤT
ÁP DỤNG/BỔ SUNG/LOẠI BỎ HỒ SƠ RỦI RO HÀNH KHÁCH

Áp dụng £ Bổ sung £ Loại bỏ £

THÔNG TIN CHUNG

1.

H hành khách: …………………………………………………………………………………..

2.

Tên hành khách: ……………………………………………………………………………….

3.

Ngày sinh: ………………………………………………………………………………………

4.

Nơi sinh: …………………………………………………………………………………………..

5.

Quốc tịch: ……………………………………………………………………………………….

6.

Số CMND: ………………………………………………………………………………………

7.

Số h chiếu: …………………………………………………………………………………….

8.

Loi h chiếu: …………………………………………………………………………………..

9.

Ngày cấp h chiếu: …………………………………………………………………………….

10.

Nơi cấp h chiếu: ………………………………………………………………………………

11.

Ngày hết hạn hộ chiếu: ………………………………………………………………………..

12.

Ảnh cá nhân: ……………………………………………………………………………………

13.

Số lần đến Việt Nam: …………………………………………………………………………..

THÔNG TIN QUAN HỆ

14. Thông tin quan h: ………………………………………………………………………………..

15. Quan hệ ở Việt Nam; Quan hệ ở nước ngoài (Họ, Tên, số CMND, Địa chỉ, Nội dung quan hệ, lưu ý): ………………………………………………………………………………………………

THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ

16. Mức độ rủi ro (Trung bình, Cao, Rất cao): ………………………………………………………

17. Ngày hiệu lực: ……………………………………………………………………………………..

18. Ngày hết hiu lc: …………………………………………………………………………………

19. Căn cứ thiết lp: ……………………………………………………………………………………

20. Thông tin cp nht, theo dõi: ……………………………………………………………………..

 

CÔNG CHC Đ XUẤT
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO CỤC/CHI CỤC
Ngày    tháng     năm

Ý kiến chỉ đạo:

 

 

Ký duyệt

 

CỤC HẢI QUAN: …………………
ĐƠN VỊ: ……………………………
Số: ………………..

Mẫu 8/RRTB

 

PHIẾU ĐỀ XUẤT
ÁP DỤNG/BỔ SUNG/LOẠI BỎ HỒ SƠ RỦI RO CẢNG DỠ HÀNG

Áp dụng £ Bổ sung £ Loại bỏ £

THÔNG TIN CHUNG

1.

Tên cảng: ……………………………………………………………………………………….

2.

Mã cảng: ………………………………………………………………………………………..

3.

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….

4.

Quốc gia: ……………………………………………………………………………………….

5.

Phòng quản lý: …………………………………………………………………………………

HÀNG HÓA RỦI RO

6.

Danh sách hàng hóa xuất khẩu rủi ro; Danh sách hàng hóa nhập khẩu rủi ro: ………….

7.

Tên hàng hóa: …………………………………………………………………………………...

8.

Mã hàng hóa: ……………………………………………………………………………………

THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ

9.

Mức độ rủi ro (Trung bình, Cao, Rất cao): ……………………………………………………

10.

Ngày hiệu lc: …………………………………………………………………………………

11.

Ngày hết hiu lc: ……………………………………………………………………………….

12.

Căn cứ thiết lp: ……………………………………………………………………………….

13.

Cảnh báo rủi ro: ………………………………………………………………………………..

14.

Ghi chú: …………………………………………………………………………………………

15.

Thông tin cp nht, theo dõi: …………………………………………………………………

 

CÔNG CHỨC ĐỀ XUẤT
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO CỤC/CHI CỤC
Ngày    tháng     năm

Ý kiến chỉ đạo:

 

 

Ký duyệt

 

CỤC HẢI QUAN: …………………
ĐƠN VỊ: ……………………………
Số: ………………..

Mẫu 9/RRTB

 

PHIẾU ĐỀ XUẤT
ÁP DỤNG/BỔ SUNG/LOẠI BỎ HỒ SƠ RỦI RO CẢNG XẾP HÀNG

Áp dụng £ Bổ sung £ Loại bỏ £

THÔNG TIN CHUNG

1.

Tên cảng: ……………………………………………………………………………………….

2.

Mã cảng: …………………………………………………………………………………………..

3.

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

4.

Quốc gia: ………………………………………………………………………………………….

5.

Phòng quản lý: ……………………………………………………………………………………

HÀNG HÓA RỦI RO

6.

Danh sách hàng hóa xuất khẩu rủi ro; Danh sách hàng hóa nhập khẩu rủi ro: ………….

7.

Tên hàng hóa: …………………………………………………………………………………...

8.

Mã hàng hóa: ……………………………………………………………………………………

THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ

9.

Mức độ rủi ro (Trung bình, Cao, Rất cao): ……………………………………………………

10.

Ngày hiệu lc: ……………………………………………………………………………………

11.

Ngày hết hiu lc: ……………………………………………………………………………….

12.

Căn cứ thiết lp: ………………………………………………………………………………….

13.

Cảnh báo rủi ro: ………………………………………………………………………………..

14.

Ghi chú: …………………………………………………………………………………………

15.

Thông tin cp nht, theo dõi: ……………………………………………………………………

 

CÔNG CHC Đ XUẤT
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO CỤC/CHI CỤC
Ngày    tháng     năm

Ý kiến chỉ đạo:

 

 

Ký duyệt

 

CỤC HẢI QUAN: …………………
ĐƠN VỊ: ……………………………
Số: ………………..

Mẫu 10/RRTB

 

PHIẾU ĐỀ XUẤT
ÁP DỤNG/BỔ SUNG/LOẠI BỎ HỒ SƠ RỦI RO HÀNG HÓA

Áp dụng £ Bổ sung £ Loại bỏ £

THÔNG TIN VỀ HÀNG HÓA

1.

Mã hàng hóa: ……………………………………………………………………………………

2.

Tên: ………………………………………………………………………………………………

3.

Quốc gia xuất xứ hàng hóa: ……………………………………………………………………

4.

Đc tính hàng hóa: ……………………………………………………………………………

5.

Chính sách thuế: ………………………………………………………………………………

6.

Tổ chức, cá nhân cần lưu ý trong việc XK, NK hàng hóa: ………………………………….

7.

Nguy cơ lợi dụng vi phạm: ……………………………………………………………………

8.

Tuyến đường vn chuyển: ……………………………………………………………………

9.

Chính sách quản lý: ……………………………………………………………………………..

CẢNG RỦI RO

10. Danh sách cảng rủi ro: ……………………………………………………………………………

11.

Tên cảng: ………………………………………………………………………………………..

12.

Mã cảng: …………………………………………………………………………………………

THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ

13.

Mức độ rủi ro (Trung bình, Cao, Rất cao): …………………………………………………..

14.

Lịch sử mức rủi ro: ……………………………………………………………………………..

15.

Ngày hiu lc: …………………………………………………………………………………..

16.

Ngày hết hiu lc: ……………………………………………………………………………..

17.

Căn cứ thiết lp: ………………………………………………………………………………..

18.

Cảnh báo rủi ro: …………………………………………………………………………………

19.

Thông tin cp nht, theo dõi: …………………………………………………………………..

 

CÔNG CHỨC ĐỀ XUẤT
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO CỤC/CHI CỤC
Ngày    tháng     năm

Ý kiến chỉ đạo:

 

 

Ký duyệt

 

CỤC HẢI QUAN: …………………
ĐƠN VỊ: ……………………………
Số: ………………..

Mẫu 11/RRTB

…….., ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỔNG HỢP

1. Thông tin hồ sơ:

Mã hồ sơ

 

Loại hồ sơ

 

Tên tàu

 

IMO

 

CallSign

 

Cảng đến

 

Thời gian đến/cảng

 

Quốc tịch tàu

 

Tên thuyền trưởng

 

Cảng rời cuối cùng/cảng đích

 

 

2. Phân tích của hệ thống

STT

Nội dung trích dẫn

Nguồn tham chiếu

1

 

 

2

 

 

 

 

 

3. Phân tích của công chức

STT

Nội dung trích dẫn

Nguồn tham chiếu

1

 

 

2

 

 

 

 

 

4. Đ xuất của công chức

Hệ thống đề xuất phân luồng

 

Đề xuất phân luồng

 

Theo dõi hồ sơ

 

Biện pháp nghiệp vụ

 

Yêu cầu nghiệp vụ

 

Chỉ dẫn rủi ro

 

Đề xuất áp dụng biện pháp nghiệp vụ trong thông quan hàng hóa

 

Ý kiến nhận xét, đánh giá

 

 

Ý kiến của lãnh đạo phụ trách
(Ý kiến và ký tên)

 

 

 

Người lập
(Ký tên)

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
Ngày … 
tháng … năm

Ý kiến chỉ đạo

 

Ký duyệt

 

TỔNG CỤC HẢI QUAN
Đơn vị:

Mu 12/RRTB

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG

(Từ ngày …../…../….. đến ngày ..../…../…..)

Ngày báo cáo:

1. Tổng số Hồ sơ:

- Nhập cảnh:

- Xuất cảnh:

- Chuyển cảng đến:

- Chuyển cảng đi:

- Quá cảnh nhập:

- Quá cảnh xuất:

2. Kết quả áp dụng biện pháp nghiệp vụ

2.1. Tổng số tàu bị khám xét:

- Do Hệ thống phân luồng:

- Do Công chức chuyển luồng:

2.2. Số lần phát hiện vi phạm của tàu bị khám xét:

2.3. Giám sát:

- Tổng số tàu giám sát:

- Số lần phát hiện vi phạm:

2.4. Hoạt động nghiệp vụ khác

- Tổng số lần áp dụng nghiệp vụ khác:

- Số lần phát hiện vi phạm:

3. Thực hiện quản lý rủi ro

3.1. Hồ sơ tàu biển

- Tổng số hồ sơ tàu:

- Số hồ sơ tàu đã tham gia điện tử:

- Số hồ sơ tàu mới:

+ Thu thập, cập nhật:

+ Hệ thống tự động:

3.2. Hồ sơ rủi ro (những hồ sơ rủi ro đã phê duyệt)

- Tổng số Hồ sơ rủi ro:

+ Tổng số Hồ sơ rủi ro về tàu biển:

+ Tổng số Hồ sơ rủi ro về thuyền viên:

+ Tổng số Hồ sơ rủi ro về hành khách:

+ Tổng số Hồ sơ rủi ro về cảng xếp hàng:

+ Tổng số Hồ sơ rủi ro về cảng dỡ hàng:

+ Tổng số Hồ sơ rủi ro về hàng hóa:

- Tổng số Hồ sơ rủi ro thanh loại:

- Tổng số Hồ sơ rủi ro thay đổi hiệu lực:

3.3. Kết quả phân tích

- Tổng số hồ sơ

- Tổng số Hồ sơ cần phân tích

- Tổng số Hồ sơ được phân tích

+ Số lượng hồ sơ khám xét

+ Số lượng hồ sơ giám sát

+ Số lượng hồ sơ khác

3.4. Tiêu chí phân luồng tàu

- Tng s cp Cục:

STT

Ngày tạo

S lượng tiêu chí

Loi tiêu chí

Người tạo

Ngày hiệu lực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Kết quả phát hiện vi phạm

4.1. Số liệu vi phạm:

- Tổng số vụ theo Cục:

4.2. Vụ việc vi phạm điển hình trong tháng

- Tên vụ:

- Nội dung:

- Hình thức xử lý:

- Địa điểm:

STT

Đơn vị

Tên vụ vi phạm điển hình

Nội dung

Hình thức xử lý

Mức phạt

Địa điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến của lãnh đạo phụ trách
(Ý kiến và ký tên)

 

Người lập
(Ký tên)

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
Ngày …  tháng … năm

Ý kiến chỉ đạo:

 

Ký duyệt

 

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Mẫu 13/RRTB

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG

(Từ ngày …../…../…… đến ngày ..../…../…..)

Ngày báo cáo:

1. Tổng số Hồ sơ:

- Nhập cảnh:

- Xuất cảnh:

- Chuyển cảng đến:

- Chuyển cảng đi:

- Quá cảnh nhập:

- Quá cảnh xuất:

2. Kết quả áp dụng biện pháp nghiệp vụ

2.1. Tổng số tàu bị khám xét:

- Do Hệ thống phân luồng:

- Do Công chức chuyển luồng:

2.2. Số lần phát hiện vi phạm của tàu bị khám xét:

2.3. Giám sát

- Tổng số tàu giám sát:

- Số lần phát hiện vi phạm:

2.4. Hoạt động nghiệp vụ khác

- Tổng số lần áp dụng nghiệp vụ khác:

- Số lần phát hiện vi phạm:

3. Thực hiện quản lý rủi ro

3.1. Hồ sơ tàu biển

- Tổng số hồ sơ tàu:

- Số hồ sơ tàu đã tham gia điện tử

- Số hồ sơ tàu mới:

+ Thu thập, cập nhật:

+ Hệ thống tự động:

STT

Đơn vị

Tàu tham gia điện tử

Tàu tạo mới

Tàu bổ sung

1

Cục HQ Hải Phòng

 

 

 

2

Cục HQ Hồ Chí Minh

 

 

 

...

 

 

 

...

Tng cục Hải quan

 

 

 

3.2. Hồ sơ rủi ro (những hồ sơ rủi ro đã phê duyệt)

- Tổng số Hồ sơ rủi ro:

+ Tổng số Hồ sơ rủi ro về tàu biển

+ Tổng số Hồ sơ rủi ro về thuyền viên

+ Tổng số Hồ sơ rủi ro về hành khách

+ Tổng số Hồ sơ rủi ro về cảng xếp hàng

+ Tổng số Hồ sơ rủi ro về cảng dỡ hàng

+ Tổng số Hồ sơ rủi ro về hàng hóa

- Tổng số Hồ sơ rủi ro thanh loại

- Tổng số Hồ sơ rủi ro thay đổi hiệu lực

STT

Đơn vị

H sơ rủi ro

Tàu biển

Thuyn viên

Hành khách

Cảng xếp hàng

Cảng dỡ hàng

Hàng hóa

1

Cục HQ Hải Phòng

 

 

 

 

 

 

2

Cục HQ Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Tng cục Hải quan

 

 

 

 

 

 

3.3. Kết quả phân tích

- Tổng số hồ sơ:

- Tổng số Hồ sơ cn phân tích:

- Tổng số Hồ sơ được phân tích:

+ Số lượng hồ sơ khám xét:

+ Số lượng hồ sơ giám sát:

+ Số lượng hồ sơ khác:

3.4. Tiêu chí phân luồng tàu

- Tổng số cấp Tổng cục:

STT

Đơn vị to

S lượng tiêu chí

1

Cục HQ Hải Phòng

 

2

Cục HQ Hồ Chí Minh

 

 

Tng cục Hải quan

 

4. Kết quả phát hiện vi phạm

4.1. Số liệu vi phạm:

- Tổng số vụ toàn quốc:

STT

Đơn vị

S vụ vi phạm

1

Cục HQ Hải Phòng

 

2

Cục HQ Hồ Chí Minh

 

 

Tng cục Hải quan

 

4.2. Vụ việc vi phạm điển hình trong tháng

- Tên vụ

- Nội dung

- Hình thức xử lý

- Địa điểm

STT

Đơn vị

Tên vụ vi phạm

Nội dung

Hình thức xử lý

Mức phạt

Địa điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến của lãnh đạo phụ trách
(Ý kiến và ký tên)

 

Người lập
(Ký tên)

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
Ngày …  tháng … năm

Ý kiến chỉ đạo:

 

Ký duyệt

 


Mẫu 14/RRTB

PHIU ĐỀ NGHỊ CẤP MỚI/ B SUNG/ THAY ĐI/ HỦY BỎ QUYN TÀI KHOẢN TRUY CẬP
PHÂN HỆ QUẢN LÝ RỦI RO TRƯỚC THÔNG QUAN e-MANIFEST

(Đính kèm công văn số     /TCHQ-QLRR ngày    tháng 5 năm 2014)

STT

Họ Tên

Tài khoản trên Hệ thống e-Manifest

Chức Vụ

Đơn vị

Nhiệm vụ được phân công

Email

Số ĐT

Tình trạng tài khoản

Quyền tài khoản

Mã/ Tên Cục

Mã/ Tên của Phòng/ Đội/ Chi cục thuộc Cục

Đội/ Tổ thuộc Chi cục

Quyền 1

Quyền 2

Quyền 3

Quyền 4

Quyền 5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

1

Nguyễn Văn An

Annv

Trưởng phòng

Z03Z - Hải quan Hải Phòng

Phòng quản lý rủi ro

 

Thu thập hồ sơ tàu biển - QLRR cấp Cục

annv@customs.gov.vn

0917355559

 

 

 

 

 

 

2

Nguyn Văn B

Bnv

Công chức

 

 

Đội thủ tục tàu

Tra cứu, quản lý tàu biển XNC

bnv@customs.gov.vn

0927355559

 

 

 

 

 

 

3

Nguyễn Văn C

Cnv

Trưởng phòng

Z01Z

Phòng Quản lý rủi ro

 

Phân tích e-manifest

cnv@customs.gov.vn

0927355559

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn:

- Tình trạng: ghi rõ trạng thái đề nghị: cấp mới/bổ sung/thay đổi/hủy bỏ quyền tài khoản

- Quyền 1 (Thu thập hồ sơ tàu biển): Dành cho Lãnh đạo, công chức thu thập thông tin hồ sơ tàu tại cấp Cục, Chi cục;

- Quyền 2 (Thiết lập tiêu chí phân luồng, Phân tích hồ sơ e-Manifest): Dành cho Lãnh đạo, công chức đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục;

- Quyền 3 (Quản lý tiêu chí lựa chọn phân tích, thiết lập hồ sơ rủi ro): Dành cho các Lãnh đạo, công chức đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục;

- Quyền 4 (Phân công, phê duyệt tiêu chí phân luồng, HSRR): Lãnh đạo đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục;

- Quyền 5 (Tra cứu, báo cáo): Tất cả các tài khoản trong hệ thống đều có quyền tra cứu, báo cáo.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 7753/TCHQ-QLRR ngày 24/06/2014 hướng dẫn quản lý, sử dụng Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan trên Hệ thống e-Manifest do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.326

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.220.166
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!