STT
|
Điều/khoản/điểm
|
Nội dung vướng
mắc
|
Nội dung hướng
dẫn
|
1
|
Điều 3. Quy định về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan,
hồ sơ thuế
|
|
Khoản 2
|
Theo quy định, người khai hải quan được lựa chọn
nộp hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung... thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan (hồ sơ điện tử) hoặc nộp bản giấy (hồ sơ giấy). Trường hợp doanh
nghiệp nộp hồ sơ điện tử qua hệ thống thì kiểm tra như thế nào? Công chức có
quyền yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy để kiểm tra không? Nếu có trong trường
hợp nào?
Đề nghị: chỉ kiểm tra hồ sơ do
doanh nghiệp gửi trên hệ thống, không yêu cầu doanh nghiệp nộp bản giấy. Trường
hợp nộp bản giấy đề nghị quy định rõ các chứng từ phải nộp bản giấy.
|
- Đối với hồ sơ giấy: cơ quan Hải quan tiếp nhận
bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
- Đối với hồ sơ điện tử: cơ quan Hải quan căn cứ
vào chứng từ điện tử do người khai hải quan gửi đến trên Hệ thống để thực hiện
kiểm tra, không yêu cầu người khai hải quan nộp bản giấy.
Trường hợp theo quy định trong bộ hồ sơ có những
chứng từ phải nộp bản chính thì ngoài hồ sơ điện tử, người khai hải quan phải
nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan Hải quan.
|
2
|
Điều 4. Quy định về thực hiện thủ tục hải
quan ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ
|
|
|
Chưa có hướng dẫn về việc truyền nhận và phản hồi
đề nghị làm ngoài giờ của doanh nghiệp trên Hệ thống VNACCS. Hiện nay, Hệ thống chỉ tiếp nhận và xử lý bằng nghiệp vụ
HYS nên việc xem xét và chấp nhận đề nghị làm ngoài giờ của doanh nghiệp trên
Hệ thống gặp nhiều khó khăn.
|
Tổng cục Hải quan dự kiến xây dựng chức năng tiếp
nhận, xử lý và phản hồi thông báo thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc
trên Hệ thống e-Customs, không thực hiện trên Hệ thống VNACCS. Trong thời
gian hoàn thiện chức năng Hệ thống, cơ quan Hải quan tiếp nhận thông báo thực
hiện thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc
của người khai hải quan bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax).
|
3
|
Điều 16: Hồ sơ hải quan
|
3.1
|
|
So sánh quy định về hồ sơ hải quan tại Điều 16
Thông tư số 38/2015/TT và các Thông tư cũ thì hồ sơ hải quan theo quy định hiện
hành không có một số chứng từ gây khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hải
quan như sau:
1. Bảng kê chi tiết hàng hóa: không có chứng từ
này, công chức hải quan rất khó khăn trong việc kiểm hóa tỷ lệ.
2. Hợp đồng:
- Hợp đồng thương mại: không có chứng từ này thì
không thể phân biệt hàng thương mại và phí
mậu dịch, hàng sửa chữa theo hợp đồng dịch vụ sửa chữa và những trường hợp
khác;
- Hợp đồng gia công,
SXXK: doanh nghiệp không khai hợp đồng gia công, SXXK thì làm thế nào để biết
để biết doanh nghiệp thực hiện gia công và thực hiện thủ tục cho doanh nghiệp?
Nếu doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập
khẩu, tờ khai xuất khẩu ở nhiều chi cục khác nhau thì xử lý như thế nào? Ai sẽ chịu trách nhiệm quản
lý doanh nghiệp? Kiểm tra CSSX, kiểm tra tình hình sử dụng NLVT...? Doanh
nghiệp thực hiện hợp đồng lần đầu để tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất như
quy định.
Đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng
dẫn cụ thể.
|
Đề nghị Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra bộ hồ sơ hải quan theo đúng quy định tại Điều 16 Thông tư số
38/2015/TT-BTC. Về các vướng mắc nêu bên, Tổng
cục Hải quan hướng dẫn như sau:
1. Công chức hải quan căn cứ theo các thông tin
trên tờ khai hải quan và các chứng từ khác trong hồ sơ hải quan để thực hiện
việc kiểm tra, không yêu cầu người khai hải quan nộp bảng kê chi tiết hàng hóa.
2. Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Hải
quan, tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng
mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại...Đề nghị đơn
vị căn cứ quy định để thực hiện.
Việc nhận biết doanh nghiệp thực hiện hợp đồng
gia công, SXXK căn cứ vào thông tin khai báo mã loại hình trên tờ khai hải
quan. Theo đó, việc quản lý doanh nghiệp, kiểm tra CSSX, kiểm tra tình hình sử
dụng NLVT, kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp thực hiện hợp đồng lần đầu
căn cứ vào các thông tin tờ khai hải quan của doanh nghiệp trên Hệ thống.
|
3.2
|
|
Hiện nay, theo quy định tại công văn số
8319/BTC-TCT ngày 27/6/2013 và công văn số 12485/BTC-TCT ngày 18/9/2013 của Bộ Tài chính về việc tăng
cường quản lý thuế, hải quan liên quan đến hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu
qua biên giới đất liền có yêu cầu doanh nghiệp xuất trình hợp đồng xuất khẩu,
hóa đơn mua bán hàng hóa, chứng từ vận tải...để cơ quan hải quan kiểm tra.
Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn: tiếp tục thực
hiện nội dung công văn số 8319/BTC-TCT ngày 27/6/2013 và công văn số
12485/BTC-TCT ngày 18/9/2013 của Bộ Tài chính hay thực hiện theo Thông tư hiện
hành?
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ. Trong
thời gian chờ hướng dẫn của Bộ, yêu cầu đơn vị thực hiện theo các văn bản hiện
hành.
|
3.3
|
Điểm c khoản 1, điểm đ khoản 2
|
Theo quy định, hồ sơ hải quan không quy định nộp
giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành. Như vậy, phát sinh khó khăn trong công
tác quản lý của cơ quan hải quan khi doanh nghiệp đề nghị đưa hàng về bảo quản.
Đề nghị: Doanh nghiệp phải nộp giấy đăng ký kiểm
tra chuyên ngành. Trường hợp Doanh nghiệp đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản,
thì Doanh nghiệp phải nộp giấy đăng ký
kiểm tra chuyên ngành và biên bản lấy mẫu để đảm bảo việc lấy mẫu được thực
hiện tại cửa khẩu.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc báo cáo Bộ
Tài chính hướng dẫn theo hướng bổ sung giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành làm
cơ sở để cơ quan hải quan cho phép doanh nghiệp được đưa hàng về bảo quản.
|
4
|
Điều 18: Khai hải quan
|
4.1
|
|
Theo quy định tại Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg
ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại
biên giới với các nước có chung biên giới; Thông tư liên tịch số
01/2008/TTLT-BCT-BTC-BNN&PTNT-BYT; NHNN ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới có quy
định hàng hóa xuất khẩu biên giới không có hợp đồng mua bán thì sử dụng tờ
khai hàng hóa xuất khẩu biên giới do Bộ Tài chính quy định (mẫu tờ khai
HQ/2004-XBG).
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ
thì thủ tục hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ một số trường
hợp được khai trên tờ khai hải quan giấy gồm: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của
cư dân biên giới; Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo; Hàng hóa là
phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập - tái xuất, tạm
xuất - tái nhập quy định tại Điểm a, điểm b khoản 1 Điều 49 Nghị định này;
Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ công việc trong thời
hạn nhất định trong trường hợp mang
theo khách xuất cảnh, nhập cảnh; Các trường hợp khai hải quan quan giấy nêu
trên thực hiện chung với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương
mại. Với quy định này, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu biên giới (không có hợp
đồng) phải thực hiện khai báo điện tử, nhưng chủ hàng làm thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu biên giới không đủ các điều kiện cần thiết khai báo điện tử (hộ
kinh doanh không có mã số và không có chữ ký điện tử).
- Để thực hiện thống nhất đề nghị Tổng cục Hải
quan hướng dẫn cụ thể quy trình thủ tục đối với loại hình xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới (không có
hợp đồng mua bán).
- Do đến thời điểm hiện nay, chưa có quy định nào
bãi bỏ sử dụng tờ khai HQ/2004/XBG, đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn có được
sử dụng tờ khai hàng hóa xuất khẩu biên giới do Bộ Tài chính quy định (mẫu tờ
khai HQ/2004-XBG) để làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu biên giới
không có hợp đồng mua bán không?
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, hướng dẫn trong Quy
trình hướng dẫn thực hiện Thông tư số 38/2015/TT- BTC theo hướng cho phép làm
thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan giấy.
|
4.2
|
|
Khoản 15 Điều
3 Thông tư 139/2013/TT-BTC ngày 9/10/2013 quy định: đối với xăng dầu chứa
trong phương tiện chuyên dùng tự hành tạm nhập - tái xuất, khi phương tiện
làm thủ tục nhập cảnh (xuất cảnh) thì thương nhân làm thủ tục nhập khẩu (xuất
khẩu) đối với nhiên liệu xăng dầu theo chế độ phi
mậu dịch, sử dụng mã loại hình nhập cơ quan - phi mậu dịch và xuất
cơ quan phi mậu dịch và khai trên tờ
khai hải quan giấy. Tuy nhiên, theo bảng mã loại hình ban hành kèm theo công
văn số 2765/TCHQ-GSQL thì không có mã nào phù hợp với loại hình nêu trên.
Đề nghị: khai theo mã loại hình H11 (đối với hàng NK) và mã H21 (đối với hàng XK), đồng
thời bổ sung hướng dẫn về sử dụng mã loại hình H11, H21 tại công văn 2765/TCHQ-GSQL.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn bổ sung đối với mã H11 và H21 tại công văn sửa
công văn số 2765/TCHQ-GSQL.
Trong thời gian này, đề nghị đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng mã H11
và H21 đối với các loại hình này.
|
4.3
|
Khoản 1 điểm e
|
a. Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 161/2013/NĐ-CP thì căn cứ quyết định mua bán,
đóng mới tàu biển, hợp đồng..., biên bản giao nhận tàu biển..., cơ quan hải
quan có trách nhiệm làm thủ tục XK, NK tàu biển. Như vậy, nếu khai báo nhập
khẩu trước nhập cảnh thì sẽ không có biên bản giao tàu để nộp cho cơ quan Hải
quan theo quy định tại Điều 35, Nghị định 161/2013/NĐ-CP khi làm thủ tục xuất
nhập khẩu tàu biển.
Mặt khác, khi doanh nghiệp khai báo tờ khai tạm
nhập PTVT thì đồng thời phải làm thủ tục NK đối với
nhiên liệu chứa trên PTVT. Khối lượng nhiên liệu xăng, dầu chứa trong PTVT được
xác định theo bản khai chung khi PTVT làm thủ tục nhập cảnh (theo quy định tại
Điểm 15 Điều 3 Thông tư số 139/2013/TT- BTC). Do vậy, nếu quy định phải làm
thủ tục NK trước khi NC thì công chức không có căn cứ để kiểm tra lượng nhiên
liệu khai báo trên tờ khai.
b. Về việc hoàn thành thủ tục cho tàu nhập cảnh:
+ Một số phương tiện vận tải khi làm thủ tục nhập
cảnh chờ kế hoạch làm dịch vụ nhưng chưa có kế hoạch cụ thể. Do vậy, không thể
biết được phương tiện đó có làm thủ tục nhập khẩu hay không?
+ Công chức của Đội thủ tục tàu tiếp nhận hồ sơ
điện tử (e- manifest) đo đại lý hãng tàu gửi đến. Do vậy, không thể biết được
phương tiện vận tải đã khai và làm thủ tục hải quan nhập khẩu hay chưa? Không
thể biết được khai và làm thủ tục hải
quan nhập khẩu ở Chi cục nào để nắm bắt thông tin.
+ Theo quy định tại Khoản 2, Điều 67 Nghị định
08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 thì: “Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải
quan đối với tàu biển XC, NC, QC: Không quá 01 giờ kể từ khi người khai hải
quan nộp, xuất trình đủ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 65 Nghị định
này.”. Do vậy khi chủ tàu, đại lý chủ tàu gửi đầy đủ hồ sơ đến thì công chức
phải thực hiện hoàn thành thủ tục hải quan cho tàu nhập cảnh theo thời hạn
quy định chứ không thể chờ làm xong thủ tục nhập khẩu cho tàu như quy định tại
Thông tư.
Đề nghị BTC (TCHQ) hướng dẫn thực hiện theo hướng
hoàn thành thủ tục cho tàu nhập cảnh trước và làm thủ tục nhập khẩu cho tàu
sau.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc và báo cáo Bộ
Tài chính sửa đổi nội dung quy định này theo hướng:
Làm thủ tục nhập cảnh trước, làm thủ tục nhập khẩu sau.
|
4.4
|
Khoản 7
|
Đề nghị TCHQ hướng dẫn cụ thể các chứng từ chứng
minh doanh nghiệp hoạt động bình thường.
|
Thông tư không quy định được cụ thể các chứng từ
theo từng trường hợp do nội dung các chứng từ chứng minh rất đa dạng (ví dụ:
Thông báo về việc khôi phục mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thông báo Giấy chứng nhận đăng ký thuế
hoặc Thông báo về danh sách MSDN/MST của các đơn vị trực thuộc...).
Do vậy, các Chi cục Hải quan căn cứ vào từng trường
hợp để xem xét, kiểm tra các chứng từ chứng minh tương ứng của doanh nghiệp.
|
4.5
|
Khoản 8
|
Trường hợp người khai hải quan khai địa điểm tập
kết hàng hóa tại Cảng thì khi tiếp nhận tờ khai, công chức đăng ký có cần yêu
cầu doanh nghiệp chứng minh rằng hàng hóa đã tập kết đủ hay không?
Đề nghị TCHQ có hướng dẫn: người khai hải quan
không cần chứng minh và không bắt buộc cơ quan Hải quan kiểm tra.
|
Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Thông
tư số 38/2015/TT-BTC không yêu cầu người khai hải quan phải tập kết đủ hàng hóa
trước khi khai hải quan nhưng phải thông báo địa điểm tập kết hàng hóa cho cơ
quan hải quan. Trường hợp có nghi ngờ hoặc có thông tin, cơ quan hải quan tiến
hành kiểm tra địa điểm tập kết của người khai hải quan.
|
5
|
Điều 19: Đăng ký tờ khai hải quan
|
|
Khoản 3
|
Quy định “Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc phân luồng tờ khai hải
quan và sử dụng kết quả phân luồng trong kiểm tra hải quan”
Đề nghị TCHQ có văn bản hướng dẫn thực hiện
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận hướng dẫn trong Quy
trình hướng dẫn thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
6
|
Điều 20: Khai bổ sung hồ sơ hải quan
|
6.1
|
Khoản 1
|
Quy định doanh nghiệp khai bổ sung:
Điểm c: DN tự phát hiện và khai sau thời điểm cơ
quan Hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông
quan và bị xử lý theo quy định. Việc xử phạt trong
trường hợp này là không phù hợp. Nếu doanh nghiệp để hàng hóa thông quan rồi
mới khai bổ sung thì không bị phạt (thực hiện theo điểm b khoản 4 Luật Hải
quan hoặc điểm b khoản 1 Điều 20 TT38).
Điểm đ: Người khai hải quan thực hiện khai bổ
sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan
khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của
pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Quy định việc xử lý trong
trường hợp này là không phù hợp vì:
- Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu phát hiện
hàng cấm, hàng thừa, hàng không đúng theo khai báo thì doanh nghiệp có phải
khai báo bổ sung không? Khi đó hành vi được xử lý như thế nào khi doanh nghiệp
có khai báo với cơ quan hải quan? Nếu công chức thông đồng với doanh nghiệp để
khai bổ sung thì xử lý như thế nào?
Đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn thống nhất
quan điểm xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện, trước khi cơ
quan hải quan kiểm tra, thanh tra thì không bị xử lý (bao gồm cả trường hợp tự
phát hiện sau khi cơ quan Hải quan kiểm tra hồ sơ đến trước khi thông quan
hàng).
|
Nội dung Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC chỉ
quy định-việc khai bổ sung hồ sơ hải quan, không quy định việc xử lý vi phạm
hành chính. Các trường hợp phải xử phạt thực hiện theo các quy định về xử lý
vi phạm hành chính.
|
6.2
|
Khoản 1 điểm b, đ
|
Khoản 1 Điều 20 quy định: “Việc khai bổ sung
theo quy định tại điểm b, điểm d khoản này chỉ được thực hiện đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành,
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm
xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập
khẩu.”
Điểm b khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan quy định người
khai hải quan xác định có sai sót trong
việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung
trong các trường hợp: “...Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời
hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định
kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập
khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.”
Đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép thực hiện theo
quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải
quan.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và báo cáo Bộ Tài
chính để sửa nội dung này; trong khi chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính, các đơn
vị thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan.
|
6.3
|
Khoản 1
|
Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 29 Luật Hải
quan: "Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ
quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan; quá thời hạn
quy định, người khai mới phát hiện sai sót thì thực hiện khai bổ sung và xử
lý vi phạm theo quy định của pháp luật..."
Tuy nhiên, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20
Thông tư thì “Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ
thống phân luồng nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm
tra trực tiếp hồ sơ hải quan”
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ
sơ hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp
hồ sơ hải quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra
trực tiếp hồ sơ hải quan thì có thực hiện xử lý vi phạm hành chính không?
|
Yêu cầu thực hiện theo đúng quy định tại điểm a khoản
1 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
6.4
|
Khoản 3 điểm a
|
Chưa có quy định cụ thể về hồ sơ khai bổ sung, điều
kiện khai bổ sung.
Đề nghị: TCHQ có hướng dẫn và bổ
sung các điều kiện để xem xét, giải quyết cho doanh nghiệp khai bổ sung.
|
Thông tư không quy định được cụ thể các chứng từ theo từng trường hợp khai
bổ sung do nội dung sửa đổi rất đa dạng,
các chứng từ chứng minh có thể do người khai hải quan tự có (nếu chỉ sai so với
hồ sơ hải quan) hoặc do các cơ quan khác cung cấp (ví dụ sai tên phương tiện
vận chuyển)....
Do vậy, yêu cầu Chi cục Hải quan căn cứ vào tình
hình cụ thể của từng lô hàng để xem xét, kiểm
tra các chứng từ chứng minh tương ứng để chấp nhận thông tin khai bổ sung.
|
6.5
|
Khoản 3 điểm a.4
|
Quy định trong thời gian 03 ngày kể từ ngày hàng
hóa đưa vào khu vực giám sát, người khai hải quan có trách nhiệm thực hiện
khai bổ sung.
Tuy nhiên, Chi cục nơi đăng ký tờ khai chỉ biết
được ngày qua khu vực giám sát. Đề nghị TCHQ quy định doanh nghiệp phải xuất trình chứng từ chứng minh ngày hàng hóa
đưa vào khu vực giám sát. Nếu quá 03 ngày người khai hải quan không thực hiện
việc khai bổ sung thì có xử phạt hay không?
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận báo cáo Bộ hướng dẫn
thực hiện.
Trong thời gian chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính,
yêu cầu Chi cục Hải quan căn cứ ngày xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên
Hệ thống để lấy mốc thời điểm 03 ngày.
- Căn cứ theo quy định hiện hành, nếu việc không
thực hiện khai bổ sung thuộc các trường hợp phải xử phạt thì cơ quan hải quan
thực hiện xử phạt.
|
Quy định: Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa XK
đã được thông quan, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát ... người khai hải
quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất phương tiện
vận tải của hãng vận chuyển hoặc nộp văn bản thay đổi cửa khẩu xuất của cơ
quan có thẩm quyền cho cơ quan hải quan.
Nhưng đối với trường hợp tờ khai hải quan hàng
hóa XK đã được thông quan chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan thì quy định
không chỉ rõ người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp
hàng, cửa khẩu xuất của cơ quan nào hay của chính người khai hải quan.
|
Thông tư quy định chung để phù hợp cho tất cả các
trường hợp, cơ quan hải quan chấp nhận văn bản đề nghị của người khai hải
quan (ví dụ: trường hợp vận chuyển đường bộ, doanh nghiệp tự vận chuyển).
|
6.6
|
Khoản 3 điểm a.5
|
Hệ thống không có file link excel. Cơ quan hải
quan phải tự nhập từng cont, số seal hãng tàu vào hệ thống cho mỗi Container
sẽ mất rất nhiều thời gian dẫn đến rớt Container. Sau đó HQ phải in danh sách
Container theo mẫu 29/DSCT/GSQL để xác nhận qua khu vực giám sát, tuy nhiên,
giao diện mẫu 29/DSCT/GSQL có khoảng cách rộng nên khoảng 20 Container thì phải
in trên 10 trang giấy, gây lãng phí.
Đề nghị bổ sung chức năng cập nhật số Container
hàng xuất khẩu cho công chức tại bộ phận giám sát theo file link excel. Đồng
thời link sang mẫu số 29/DSCT/GSQL để cơ quan hải quan in và xác nhận.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để hoàn thiện chức
năng trên Hệ thống.
|
- Trường hợp DN không khai báo số cont trên hệ thống,
sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa DN có phải khai báo bổ sung số cont không
hay chỉ cần lập bảng kê kèm theo tờ khai. Nếu là bản kê thì công chức kiểm
hóa có xác nhận trên bảng kê này không trong trường hợp kiểm tra theo tỷ lệ
%?
|
- Theo quy định tại điểm a5 khoản 3 Điều này:
“trường hợp khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu chưa có số hiệu Container như
vậy, khi kiểm tra thực tế hàng hóa vẫn đang trong
quá trình làm thủ tục hải quan mà doanh nghiệp đã có đầy đủ thông tin về số
Container thì doanh nghiệp phải thực hiện khai báo bổ sung về số Container
trên tờ khai hải quan, không sử dụng bảng kê theo mẫu số 31/BKCT/GSQL
|
Quy định: “Trường hợp khi làm thủ tục hải quan
xuất khẩu chưa có số hiệu container hoặc số hiệu container có thay đổi so với
khi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu thì người khai hải quan phải
nộp Bản kê số hiệu container theo mẫu số 31/BKCT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm
theo Thông tư này cho công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xuất. Công chức
hải quan kiểm tra và cập nhập số container vào Hệ thống để in danh sách
container". Như vậy, việc cập nhập và in danh sách container đối với
trường hợp trên sẽ gặp nhiều vướng mắc và khó khăn như sau:
Hiện nay, tại bộ phận Giám sát hàng xuất khẩu một
ngày làm thủ tục thanh lý (qua khu vực giám sát) cho hơn 3.000 tờ khai xuất
khẩu mở tại Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh và các Cục hải quan địa phương khác,
số lượng tờ khai khi làm thủ tục hải
quan xuất khẩu chưa có số hiệu Container chiếm khoảng 45%. Theo kết quả khảo
sát Doanh nghiệp làm thủ tục thanh lý tờ khai xuất của công chức hải quan, việc
chưa khai số hiệu container tại thời điểm đăng
ký một phần do sự hướng dẫn của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai. Như vậy, với số lượng tờ
khai 1.300 tờ khai xuất khẩu (tương ứng khoảng 3.000 container) công chức hải
quan giám sát hàng xuất khẩu cần phải kiểm tra, cập nhập từng container và in
danh sách container (theo mẫu 29/DSCT/GSQL), việc đó sẽ gây tình trạng ùn tắc,
gây khó khăn trong quá trình làm thủ tục thanh lý cho Doanh nghiệp.
Ngày 07/01/2015, Bộ Tài Chính có công văn số
195/BTC-TCHQ về việc giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu cảng biển áp dụng
đề án mã vạch. Theo nội dung, đề án mã vạch sẽ rút gắn thời gian làm thủ tục,
tạo điều kiện thông thoáng trong hoạt động
xuất nhập khẩu cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc kiểm tra và cập nhập vào hệ
thống để in danh sách container theo mẫu 29/DSCT/GSQL có mã vạch đối với trường
hợp Doanh nghiệp sử dụng mẫu số
31/BKCT/GSQL sẽ thêm thao tác xử lý của công chức hải quan, thời gian xử lý sẽ
kéo dài dẫn đến gây ùn tắc, ảnh hưởng đến quá trình làm thủ tục thanh lý của
Doanh nghiệp.
Xuất phát từ những vướng mắc và khó khăn trên Chi
cục xin đề xuất như sau:
+ Chi cho phép các trường hợp đặc biệt (xuất khẩu
có số lượng container lớn hơn 20 container/tờ khai chưa có số hiệu container
tại thời điểm đăng ký tờ khai; hàng xuất
khẩu được đóng tại bãi cửa khẩu xuất) được sử dụng mẫu số 31/BKCT/GSQL Phụ lục
V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC khi thanh lý tờ khai xuất khẩu.
Các trường hợp đặc biệt khác như (đổi container, sang container tại cửa khẩu xuất) doanh nghiệp được sử dụng mẫu
31/BKCT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC và phải
xuất trình các chứng từ chứng minh có liên quan.
+ Kiến nghị Tổng cục Hải quan có quy định cụ thể
đối với các trường hợp được sử dụng mẫu 31/BKCT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm
theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC và thống nhất trong
toàn ngành.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và báo cáo Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện thống nhất.
|
6.7
|
Khoản 3 điểm a.6
|
Nếu người khai hải quan không có văn bản đề nghị khai bổ sung (theo mẫu
03/KBS/GSQL Phụ lục 5) mà trực tiếp nộp thuế bổ sung tại các Ngân hàng thương
mại thông qua cổng thông tin điện tử
Paygate thì cơ quan hải quan xử lý như thế nào?
|
Yêu cầu Chi cục Hải quan hướng dẫn người khai hải
quan thực hiện khai bổ sung theo đúng quy định, khi người khai nộp bổ sung
thuế cho tờ khai ban đầu, thì số thuế đã thu sẽ được hạch toán theo tờ khai
chính thức.
|
6.8
|
Khoản 3 điểm b
|
Các chi cục khó đảm bảo thời gian để xử lý yêu cầu
khai bổ sung cho doanh nghiệp theo quy định nhất là những chi cục có số lượng tờ khai lớn.
|
Yêu cầu các Chi cục Hải quan nghiên cứu, cân nhắc
khối lượng công việc các khâu nghiệp vụ để bố trí số lượng công chức cho phù
hợp.
Trường hợp không đủ lực lượng để bố trí công việc,
Chi cục Hải quan báo cáo Cục Hải quan đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét, chỉ
đạo.
|
6.9
|
Khoản 3 điểm b.7.3
|
Quy định “Đối với trường hợp không ảnh hưởng đến
số thuế phải nộp thì trả lại hồ sơ cho người khai hải quan và có văn bản
thông báo nêu rõ lý do”.
Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn: Sau khi trả
lại hồ sơ cho người khai hải quan thì người khai hải quan thực hiện những thủ
tục gì tiếp theo?
|
Chi cục Hải quan trả lại hồ sơ hải quan cho người
khai hải quan và chỉ thực hiện tiếp thủ tục hải quan khi người khai hải quan
đã thực hiện việc khai bổ sung.
|
6.10
|
|
Nếu tham vấn giá tính thuế hoặc quyết định kiểm
tra sau thông quan tại trụ sở hải quan
với kết quả: bác bỏ trị giá khai báo hoặc điều chỉnh mã số, bác bỏ xuất xứ
(C/O), cơ quan hải quan điều chỉnh lại mức thuế khai báo ban đầu, ảnh hưởng đến
số thuế phải nộp nhưng nếu người khai hải quan không khai bổ sung (theo mẫu
03/KBS/GSQL phụ lục 5), đề nghị cơ quan hải quan sẽ ban hành Thông báo kết quả
tham vấn hoặc Thông báo kết quả kiểm
tra sau thông quan tại trụ sở hải quan để thông báo cho người khai hải quan
biết, đồng thời thực hiện Quyết định ấn định thuế theo quy định tại Điều 48
Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
Về tham vấn trị giá hải quan: Căn cứ quy định tại
điểm g.2 khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT- BTC, trường hợp người khai hải
quan không khai bổ sung theo quy định
thì cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo và thực hiện chuyển các
cơ sở bác bỏ trị giá khai báo sang kiểm tra sau thông quan. Do đó, cơ quan hải
quan sẽ không ban hành Thông báo gửi
người khai hải quan.
Trường hợp kiểm tra sau thông quan đề nghị thực
hiện theo quy định và hướng dẫn liên quan, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị báo cáo cụ thể về Tổng cục Hải quan (Cục
Kiểm tra sau thông quan) để được hướng dẫn.
|
7
|
Điều
21: Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
|
7.1
|
|
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 25 Nghị định 08:
“...chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản
lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp
đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa XK, NK tại thời điểm đăng ký
tờ khai ban đầu”. Như vậy, quy định phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa có phù hợp
Nghị định?
|
- Cơ quan hải quan chỉ thực hiện việc kiểm tra
theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu chưa thực hiện
hoặc thuộc diện quản lý bằng giấy phép nhập khẩu
thì khi chuyển đổi mục đích phải có văn bản đồng ý của cơ quan quản lý chuyên ngành.
|
|
|
- Hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa có buộc phải
kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định doanh nghiệp có sử dụng hàng hóa trước
khi thông quan không?
|
- Việc kiểm tra thực tế đối với hàng hóa chuyển
tiêu thụ nội địa thực hiện theo nguyên tắc chung quy định tại khoản 1 Điều 10
Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
7.2
|
|
Đối với
hàng hóa của:
- Doanh nghiệp đăng ký Danh mục miễn thuế;
- Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, máy móc,
nguyên liệu, vật liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu.
Căn cứ Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (báo
cáo quyết toán hàng gia công, sản xuất - xuất khẩu) và căn cứ Điều 106 Thông
tư số 38/2015/TT-BTC (báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế),
cả 2 nội dung trên đều quy định: định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể
từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan phải báo cáo tình hình
cho cơ quan Hải quan.
Đề nghị: Trong trường hợp người
khai hải quan đề nghị làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng trước thời hạn
kết thúc năm tài chính thì chấp nhận cho đăng ký tờ khai mới để nộp thuế bổ
sung thay vì phải chờ đến kết thúc năm tài chính, người khai hải quan báo cáo
những loại hàng hóa đã chuyển đổi mục đích sử dụng.
|
Điều 60 và Điều
106 Thông tư số 38/2015/TT-BTC không có quy định về việc phải chờ đến kết
thúc năm tài chính mới cho phép làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc
đăng ký tờ khai mới để nộp thuế bổ sung.
Do vậy, thời điểm báo cáo quyết toán, báo cáo việc
sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và việc thực hiện thủ tục chuyển đổi mục
đích sử dụng, đăng ký tờ khai mới có thể thực hiện độc lập.
|
7.3
|
|
Khi thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức tái
xuất hoặc chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế
thì người khai hải quan phải thực hiện mở tờ khai nhập khẩu mới để thay đổi mục
đích sử dụng và sau đó mở tờ khai tái xuất (xuất trả) cho đối tác nước ngoài
hoặc đối tượng nhận chuyển nhượng tiếp tục thực hiện mở tờ khai nhập khẩu mới.
Nếu thực hiện như quy định thì sẽ phát sinh thêm thủ tục hành chính không cần
thiết, không tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình khai báo hải
quan. Như vậy:
|
|
|
|
- Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình
thức tái xuất, doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan hải quan đề nghị thay đổi mục
đích sử dụng bằng hình thức tái xuất và thực hiện mở tờ khai tái xuất (xuất
trả) theo quy định tại Điều 48 Nghi định số 08/2015/NĐ-CP.
|
- Trường hợp hàng hóa NK đã hoàn thành thủ tục hải
quan sau đó tái xuất để trả cho khách hàng nước ngoài hoặc xuất sang nước thứ
3, xuất vào khu phi thuế quan thì thực hiện theo quy định tại Điều 48 Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP.
|
|
|
- Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình
thức chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế thì chỉ
thực hiện mở tờ khai nhập khẩu mới đối với đối tượng nhận chuyển nhượng.
|
- Trường hợp chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện
không chịu thuế, miễn thuế, người nhận chuyển nhượng mở tờ khai hải quan mới
theo quy định nhưng không phải nộp thuế.
|
8
|
Điều 22: Hủy tờ khai hải quan
|
8.1
|
Khoản 1 điểm c
|
Trường hợp hàng hóa chuyển cửa khẩu được phân luồng
đỏ từ Chi cục HQ cửa khẩu đến Chi cục HQ ngoài cửa khẩu: vào ngày thứ 15 kể từ
ngày đăng ký tờ khai doanh nghiệp mới lấy được hàng tại Chi cục HQ cửa khẩu
và hàng đã qua khu vực giám sát, tới ngày thứ 16 doanh nghiệp xuất trình hàng
hóa cho Chi cục HQ ngoài cửa khẩu thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa. Theo
quy định nêu trên thì phải hủy tờ khai. Như vậy, trong trường hợp này hàng
hóa đã qua khu vực giám sát, nêu thực hiện hủy tờ khai thì hải quan giám sát
sẽ xử lý như thế nào?
Đề nghị TCHQ cho phép tiếp tục xử lý, không cần
phải hủy tờ khai, cơ quan Hải quan tiếp tục thực hiện kiểm tra thực tế đối với trường hợp này trong trường hợp không ảnh hưởng tới chính sách thuế, chính sách mặt
hàng.
|
Trường hợp
hàng hóa chuyển cửa khẩu được phân luồng đỏ, người khai hải quan đã thực hiện
việc đưa hàng qua khu vực giám sát tại cửa khẩu trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ
khai hải quan tờ khai hải quan thì không được phép hủy.
|
8.2
|
Khoản 2 điểm a
|
Nội dung quy định người khai hải quan phải nộp
các chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa không xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy
nhiên, Thông tư chưa quy định những chứng từ gì?
Đề nghị: căn cứ xác nhận của hãng
tàu hàng hóa chưa xuất lên tàu để cho phép doanh nghiệp hủy tờ khai.
|
Thông tư không quy định được cụ thể các chứng từ
theo từng trường hợp do nội dung đề nghị hủy rất đa dạng, các chứng từ chứng
minh có thể do người khai hải quan tự có hoặc do các cơ quan khác cung cấp
(ví dụ: xác nhận của hãng tàu về việc hàng hóa của người khai hải quan chưa
được đưa lên tàu, ... đối với hàng hóa xuất khẩu; xác nhận không có thông báo
hàng đến của hãng tàu; văn bản xác nhận không giao hàng của chủ hàng nước
ngoài, ... đối với hàng hóa nhập khẩu).
Do vậy, yêu cầu các Chi cục Hải quan căn cứ vào
tình hình cụ thể của từng lô hàng để xem xét, kiểm tra các chứng từ chứng
minh tương ứng để chấp nhận thông tin đề nghị hủy.
|
8.3
|
Khoản 2 điểm b
|
Đơn vị gặp vướng mắc trong các nội dung sau:
- Việc rà soát thực hiện như thế nào? Thời gian hủy là bao lâu? Hủy và cập nhật số tiền
thuế như thế nào?
- Hiện nay số lượng tờ khai luồng xanh trên hệ thống
rất nhiều, làm thế nào để biết được tờ khai nào thuộc diện phải hủy (chưa có
hàng NK đến cửa khẩu nhập hoặc chưa đưa hàng qua khu vực giám sát) để rà
soát, xác minh?
- Thông báo các trường hợp trên như thế nào? Làm
sao biết được hàng hóa XK có nguồn gốc trong
nước hay NK để thông báo cho các đơn vị như quy định?
- Chưa có mẫu Thông báo như quy định tại Thông
tư.
Đề nghị: TCHQ xây dựng chương trình
để kết xuất tờ khai phải hủy thuộc luồng xanh. Hướng dẫn việc kiểm tra, xác
minh như thế nào? Bằng văn bản xác nhận hay tra cứu bằng chương trình? Trường
hợp hủy nhầm tờ khai có nhầm lẫn trong khâu cập nhật dữ liệu tại khâu giám
sát thì xử lý như thế nào? Ban hành mẫu thông báo để thực hiện thống nhất.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để quy định cụ thể tại
Quy trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
8.4
|
Khoản 2 điểm b. 1.1
|
Quy định sau khi hủy tờ khai trên Hệ thống, thanh
khoản tiền thuế phải thu của tờ khai được hủy (nếu có) và cập nhật vào Hệ thống
QLRR để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp. Tuy
nhiên, hiện nay hệ thống QLRR chưa có chức năng cập nhật tiêu chí này.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để bổ sung chức năng trên Hệ thống.
|
8.5
|
Khoản 2 điểm b.1.5
|
Đề nghị Tổng cục Hải quan ban hành mẫu Thông báo
cho Cục Thuế nội địa đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu hoặc
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn trong Quy
trình hướng dẫn thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
8.6
|
khoản 2 điểm b.2
|
Quy định “Trường hợp đủ căn cứ để xác định người
khai hải quan khai không đúng tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì hướng dẫn
và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư
này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Trường hợp người khai hải
quan không thực hiện khai bổ sung thì cơ quan hải quan xác định lại mã số
hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi
phạm giữa nội dung khai hải quan và thực tế kiểm tra để thực hiện xử lý theo
quy định của pháp luật và cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông
quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt nếu có)
theo quy định”
Tuy nhiên, việc đợi người khai hải quan phải nộp
đủ tiền thuế ấn định, tiền phạt (nếu có) sau đó mới thông quan hàng hóa cho
Doanh nghiệp sẽ gây khó khăn cho Doanh nghiệp trong
việc cần phải có tờ khai thông quan của cơ quan hải quan để làm thủ tục thanh
khoản với ngân hàng đúng hạn
Kiến nghị:
+ Kiến nghị trường hợp doanh nghiệp có công văn
cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế sau khi có kết quả phân tích phân loại (đối với trường hợp có kết quả PTPL
khác so với trước đây) thì cơ quan hải quan vẫn thực hiện in tờ khai thông
quan trả cho Doanh nghiệp 01 bản như quy định trước đây tại Thông tư
22/2014/TT-BTC ngày 01/04/2014 để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
+ Cơ quan Hải quan ấn định thuế và xử phạt theo
quy định.
+ Thời gian nộp thuế theo loại hình hàng hóa
tương ứng, việc nộp phạt thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành
chính.
|
Yêu cầu các Chi cục Hải quan thực hiện đúng quy định
của điểm b.2 khoản 2 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
9
|
Điều
23: Nguyên tắc kiểm tra hải quan
|
9.1
|
Khoản 1
|
Đơn vị gặp vướng mắc trong các nội dung sau:
- Khi nào nộp 1 loại chứng từ, khi nào nộp toàn bộ
chứng từ?
- Khái niệm kiểm tra chi tiết hồ sơ là như thế
nào? Căn cứ quy định nào để thực hiện?
- Quy định khi kiểm tra thực tế hàng hóa phải ghi
Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa là phát sinh thủ tục, mất thời gian và
không phù hợp với thủ tục hải quan điện tử
- Trong phiếu ghi kết quả kiểm hóa có ô dành cho
công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ và ý kiến lãnh đạo chi cục. Như vậy, công
chức có phải ghi kết quả kiểm tra chi tiết
hồ sơ và lãnh đạo chi cục có phải ghi vào phiếu không? Ghi nội dung gì? và ký
vào thời điểm nào? Trước lúc kiểm tra hay sau khi kiểm tra?
- Quy định Lãnh đạo chi cục ký vào Phiếu ghi kết
quả là không phù hợp vì lãnh đạo chi cục không trực tiếp kiểm tra hàng hóa. Nếu
xảy ra sai sót, các cơ quan điều tra sẽ truy cứu và xem xét trách nhiệm của
lãnh đạo như trường hợp hàng XK qua cửa khẩu đường bộ trước đây (đã bãi bỏ tại
Thông tư số 38).
- Việc thông báo kiểm tra hồ sơ hay không là do hệ
thống thực hiện tự động. Khi DN nộp, xuất trình hồ sơ thì công chức mới thực
hiện kiểm tra hồ sơ. Như vậy, công chức hải quan thông báo cho NKHQ về việc nộp
một hoặc nhiều loại hồ sơ khi nào? Thực hiện trên hệ thống như thế nào?
Đề nghị:
- Chỉ ghi kết quả kiểm hóa vào Phiếu ghi kết quả
kiểm hóa khi kiểm hóa hộ và trường hợp hệ thống phân luồng xanh, dừng thông
quan đột xuất để chuyển luồng đỏ kiểm tra. Nếu cần lưu hồ sơ giấy thì chương
trình cho phép in vào mặt sau của tờ khai sau khi nhập kết quả kiểm tra.
- Đề nghị bỏ quy định Lãnh đạo chi cục ký vào Phiếu
ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
9.2
|
Khoản 2
|
Trong quá trình kiểm tra hải quan, nếu phát hiện
có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế, công chức hải quan có
trách nhiệm báo cáo, đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thay
đổi hình thức, mức độ kiểm tra phù hợp.
Việc chuyển luồng vàng, luồng đỏ được thực hiện
như thế nào?
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để quy định cụ thể tại
Quy trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
9.3
|
Khoản 3
|
Việc thanh toán chi phí giám định được thực hiện
như thế nào?
Lấy từ nguồn kinh phí nào? Của Cục hay chi cục?
Thủ tục thực hiện như thế nào?
Đề nghị TCHQ có hướng dẫn. Nên mở rộng chức năng
giám định của các Trung tâm PTPL để phục vụ cho việc giám định của CQHQ để hạn
chế thủ tục thanh toán chi phí giám định.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ hướng dẫn rõ
thêm theo hướng giao cho Vụ Tài vụ quản trị nghiên cứu, triển khai thực hiện.
|
10
|
Điều 25: Kiểm tra trị giá hải quan
|
10.1
|
|
1. Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy
định “Trường hợp người khai hải quan nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ
quan hải quan về tên hàng, mã số, xuất xứ, trọng lượng, chủng loại, chất lượng,
trị giá hải quan của hàng hóa thì thực hiện việc khai bổ sung các nội dung
theo yêu cầu của cơ quan hải quan và xử lý theo quy định pháp luật về thuế,
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc quy định của pháp luật liên quan”.
Điều này cũng đã được quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Thực tế trong quá trình tham vấn, cơ quan hải
quan phát hiện một số cơ sở bác bỏ khác ngoài quy định tại điểm g.1 khoản 3 Điều
25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC như cơ quan hải quan phát hiện các mâu thuẫn về
thủ tục, hồ sơ; người khai hải quan không giải trình, không chứng minh được
hoặc giải trình, chứng minh thiếu thuyết phục, không có căn cứ về các nghi vấn
của cơ quan hải quan; thông tin mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm
tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ
không hợp pháp... Sau tham vấn, doanh nghiệp thống nhất với cơ sở bác bỏ của
cơ quan hải quan, đồng ý nộp thuế theo trị giá hải quan xác định. Vậy đối với
các trường hợp này cơ quan hải quan có được bác bỏ trị giá khai báo, xác định
trị giá hải quan hay không? Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị
giá hải quan thì có xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Ví dụ:
- Công ty TNHH LG Electronics VN là doanh nghiệp
thường xuyên nhập khẩu mặt hàng điện tử, điện lạnh với kim ngạch rất lớn, thuế
suất cao và mức giá khai báo của lô hàng sau thường thấp hơn lô hàng trước hoặc
thấp hơn mức giá kiểm tra tại Danh mục quản lý rủi ro về giá của Tổng cục Hải
quan. Sau tham vấn, Công ty TNHH LG Electronics VN vẫn thường chấp nhận nộp
thuế theo mức giá xác định của cơ quan hải quan.
Do đó, quy định trên dẫn đến nhiều trường hợp
doanh nghiệp nhập khẩu có kim ngạch lớn, hợp tác với cơ quan hải quan như
Công ty TNHH LG Electronics VN lại bị xử phạt rất nhiều lần trong năm đối với
cùng một hành vi.
Đề xuất: Đối với các trường hợp cơ quan hải quan
có căn cứ bác bỏ ngoài quy định tại điểm g.1 khoản 3 Điều 25 Thông tư số
38/2015/TT-BTC thì bác bỏ trị giá khai báo nhưng không xử phạt vi phạm hành
chính.
|
1. Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị
định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, trường hợp cơ quan hải quan có đủ cơ sở
bác bỏ trị giá hải quan, đồng thời người khai hải quan chấp nhận cơ sở bác bỏ
do cơ quan hải quan đưa ra thì cơ quan hải quan thông báo để người khai hải
quan khai sửa đổi, bổ sung; cơ quan hải quan xử phạt vi phạm hành chính. Do vậy,
đối với trường hợp người khai hải quan đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai
báo quy định tại Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC, cơ quan hải quan yêu cầu
doanh nghiệp khai sửa đổi, bổ sung, đồng thời thực hiện xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số
39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan
trong các trường hợp sau: (1) Người khai hải quan không xác định được trị giá
hải quan theo các phương pháp quy định tại Thông tư này; (2) Trường hợp quy định
tại khoản 2, khoản 5 Điều 17 Thông tư này. Như vậy, cơ quan hải quan không
xác định trị giá hải quan đối với trường hợp kiểm tra, tham vấn trong thông
quan.
Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện
đúng quy định nêu trên.
|
10.2
|
Khoản 1 điểm b
|
Quy định “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nghi vấn
về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở
bác bỏ là trường hợp trị giá khai báo thấp hơn thông tin rủi ro về trị giá tại
cơ sở dữ liệu giá theo quy định của Tổng
cục Hải quan”.
Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 39/2015/TT-BTC quy định:
“Cơ sở dữ liệu trị giá là thông tin liên quan đến xác định trị giá hải quan của
các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp phân loại. Cơ sở dữ liệu trị giá hải
quan được Tổng cục Hải quan xây dựng tập trung thống nhất và thường xuyên cập
nhật. Bao gồm: a) Hệ thống quản lý dữ liệu giá hải quan; b) Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo”.
Như vậy, quy định trên được hiểu trong quá trình
kiểm tra, xác định trị giá hải quan tại cửa khẩu phải kiểm tra đối với tất cả
các hàng hóa nằm trong hệ thống quản lý giá GTT02 và Danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá. Do đó, khối lượng công việc cần thực hiện
là quá lớn, không đảm bảo yêu cầu về quản lý rủi ro trong lĩnh vực trị giá (gần
như 100% tờ khai phát sinh thuộc trường hợp phải kiểm tra hồ sơ đều phải kiểm
tra về trị giá). Điều này sẽ dẫn đến không đảm bảo về thời gian thông quan
hàng hóa mà ngành Hải quan đang phấn đấu thực hiện.
Đề xuất: việc kiểm tra trị giá hải quan chỉ thực
hiện đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro
về trị giá do Tổng cục Hải quan ban hành. Các mặt hàng không thuộc Danh mục nêu
trên thì do lực lượng kiểm tra sau thông quan tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu
chịu trách nhiệm rà soát, kiểm tra theo quản lý rủi ro.
|
Căn cứ quy định tại Điều 23 Thông tư số
38/2015/TT-BTC thì việc kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra chi tiết hàng hóa căn cứ thông báo kết quả
phân luồng tờ khai hải quan của Hệ thống, quyết định của Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng
hóa, thông tin khai hải quan, thông tin chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống.
- Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25
Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nghi vấn về
trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ là trường hợp trị giá khai báo thấp
hơn thông tin rủi ro về trị giá tại cơ sở dữ liệu trị giá theo quy định của Tổng cục Hải quan”
Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ hướng dẫn chi tiết
các trường hợp nghi vấn và việc kiểm tra trị giá khai báo đối với các trường
hợp nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ tại Quy trình hướng
dẫn thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
10.3
|
Khoản 2 điểm b
|
Trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo
nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ. Người khai hải quan chấp nhận mức giá
đã được cơ quan hải quan chấp nhận tại cơ sở dữ liệu giá (giá theo kết quả
kiểm tra sau thông quan hoặc kết quả tham vấn của chính mặt hàng do Công
ty nhập khẩu trước đó và trong thời hạn 90 ngày trước và sau ngày XK của lô
hàng đang xác định giá). Thông tư chưa có quy định đối với trường hợp này.
|
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Thông
tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư chỉ quy định xử lý kết quả kiểm tra theo 2 trường
hợp: Đối với trường hợp người khai hải quan không đề nghị tham vấn, cơ quan hải
quan thông quan theo trị giá khai báo; chuyển các nghi vấn để thực hiện kiểm
tra sau thông quan theo quy định hoặc tham vấn theo đề nghị của người khai hải
quan. Do vậy, cơ quan hải quan không đưa ra mức giá xác định nên người khai hải
quan chỉ được lựa chọn 1 trong 2 trường hợp trên.
|
Nghi vấn nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ: Phản hồi trên
hệ thống hoặc mẫu 02A đồng thời yêu cầu người khai hải quan nộp bổ sung các
chứng từ, tài liệu liên quan phù hợp với phương pháp xác định trị giá khai
báo theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Hỏi: Trong Thông tư không có quy định cho trường hợp trong thời hạn 5
ngày: Doanh nghiệp nộp đầy đủ chứng từ, không đề nghị tham vấn thì giải quyết
thế nào? (Thông quan hay chuyển sau thông quan?).
|
Căn cứ quy định tại điểm b.2 khoản 2 Điều 25
Thông tư 38/2015/TT-BTC, trường hợp quá 05 ngày kể từ ngày thông báo, doanh
nghiệp không đề nghị tham vấn thì cơ quan hải quan thông quan theo trị giá
khai báo, chuyển các nghi vấn để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.
|
10.4
|
Khoản 3 điểm c.1.2
|
Quy định: “kết thúc tham vấn phải ghi rõ kết luận
vào biên bản tham vấn theo một trong các trường hợp “không đủ cơ sở bác bỏ trị
giá khai báo” hoặc “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo” (nêu rõ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo) hoặc “đủ cơ sở
bác bỏ trị giá khai báo nhưng người khai hải quan không chấp nhận” (nêu rõ cơ
sở bác bỏ trị giá khai báo)”.
Như vậy, quy định trên không nêu cụ thể kết thúc
tham vấn cơ quan hải quan có đưa ra mức giá dự kiến xác định không? Trong nhiều
trường hợp doanh nghiệp chỉ chấp nhận cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ
quan hải quan nếu biết cụ thể trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.
Trường hợp cơ quan hải quan không đưa ra mức giá dự kiến xác định thì doanh
nghiệp không có cơ sở để thực hiện khai sửa đổi, bổ sung, trên cơ sở đó để nộp
thuế và cơ quan hải quan thực hiện xử phạt vi phạm hành chính.
Đề xuất: Đối với các trường hợp cơ quan hải quan
có đủ cơ sở bác bỏ trị giá thì phải nêu rõ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và mức
giá dự kiến xác định vào biên bản tham vấn.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, hướng dẫn chi tiết việc
tham vấn tại Quy trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
11
|
Điều 26: Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu
|
11.1
|
Khoản 1
|
Theo quy định, việc kiểm tra, xác định xuất xứ
hàng hóa xuất khẩu khi có dấu hiệu gian lận xuất xứ: "...trường hợp
người khai hải quan không xuất trình thì tiến hành xác minh tại cơ sở sản xuất
hàng hóa xuất khẩu..." Đề nghị
Tổng cục Hải quan hướng dẫn trình tự,
thủ tục xác minh tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ hướng dẫn tại
Quy trình xác định xuất xứ hàng hóa.
|
11.2
|
Khoản 2 điểm d
|
Cơ quan Hải quan chấp nhận chứng nhận xuất xứ cho
một phần hàng hóa thực nhập. Tuy nhiên, Thông tư không hướng dẫn đối với số
lượng hàng hóa còn lại trên giấy chứng nhận xuất xứ có được phép tiếp tục làm
thủ tục nhập khẩu cho những lần tiếp theo hay không?
Đề nghị: trường hợp số lượng hàng hóa thực nhập
ít hơn số lượng hàng hóa trên giấy chứng nhận xuất xứ thì người khai hải quan
được phép sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ để làm thủ tục nhập khẩu cho những
lần tiếp theo đối với số lượng hàng hóa còn lại, lập Phiếu theo dõi trừ lùi.
|
- Đối với các lô hàng nhập khẩu thông thường, cơ
quan hải quan chấp nhận C/O cho lượng hàng hóa thực nhập, không được sử dụng
C/O để làm thủ tục nhập khẩu cho lượng hàng hóa còn lại.
- Việc trừ lùi C/O chỉ được áp dụng đối với C/O cấp
cho hàng hóa đưa vào khu phi thuế quan (Kho ngoại quan...) và làm thủ
tục hải quan tại một Chi cục Hải quan (đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn tại
công văn số 2677/TCHQ-GSQL ngày 06/6/2011 và số 6973/TCHQ-GSQL ngày
20/11/2013). Ngoài ra, Tổng cục Hải quan sẽ có hướng dẫn đối với từng trường
hợp cụ thể.
|
12
|
Điều 29: Kiểm tra thực tế hàng hóa
|
12.1
|
|
Hiện nay, quy định tại Thông tư đối với hàng GC, SXXK rất thông thoáng: không phải thông báo định mức, thông
báo mã nguyên vật liệu... Như vậy, trường hợp phải kiểm tra thực tế đối với hàng
GC, SXXK thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa chỉ có thể xác định tên
hàng, mã số, số lượng, xuất xứ; không có cơ sở xác định chất liệu, quy cách
phẩm chất có phù hợp với nguyên liệu NK hay không,...đặc biệt trong trường hợp
kiểm hóa hộ.
Đề nghị TCHQ hướng dẫn cụ thể để có cơ sở thực hiện.
|
Việc kiểm tra, đối chiếu thông tin khai báo xuất
khẩu với định mức, nguyên vật liệu nhập khẩu của doanh nghiệp được thực hiện
khi tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu tồn kho theo quy định
tại Điều 59 của Thông tư. Do vậy, đối với hàng hóa xuất khẩu, khi thực hiện
kiểm tra thực tế hàng hóa, đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại Điều 29
Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
12.2
|
Khoản 2
|
Do quy định về tiêu chí, đặc thù của các Chi cục khó kiểm tra bằng máy soi như
quy định.
Đề nghị thực hiện theo công văn 3518/TCHQ-QLRR.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để quy định cụ thể tại
Quy trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC theo hướng chỉ thực hiện kiểm
tra qua máy soi đối với các Chi cục Hải quan được trang bị máy soi.
|
12.3
|
Khoản 6
|
Trong trường hợp cơ quan hải quan trưng cầu giám
định hàng hóa ngoài ngành để quyết định việc thông quan thì nguồn kinh phí
quyết toán trong trường hợp này được thực hiện như thế nào?
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và có hướng dẫn cụ thể.
|
13
|
Điều 32: Đưa hàng về bảo quản
|
|
13.1
|
|
Đối với mặt hàng hóa chất nhập khẩu, do không xác
định được tên hàng, mã số nên tiến hành gửi mẫu đến trung tâm PTPL để xác định.
Việc PTPL này nhằm xác định tên hàng, mã số hàng hóa, đồng thời còn để xác định
hàng hóa có được phép NK hay không. Tuy nhiên, trên cơ sở thực tế quản lý,
đơn vị nhận thấy thời gian để thông báo kết quả PTPL khá lâu (thông thường phải
từ 2 đến 3 tháng mới có kết quả, có những trường hợp lên đến trên 6 tháng).
Đối với trường hợp này, trước đây theo quy định tại
Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 đơn vị đã giải quyết cho
doanh nghiệp được đưa hàng về kho bảo quản chờ kết quả. Tuy nhiên, theo quy định
hiện nay thì đối với trường hợp này doanh nghiệp phải để hàng hóa tại cửa khẩu
trong khi chưa có kết quả PTPL.
Việc lưu hàng hóa tại cửa khẩu sẽ phát sinh chi
phí lưu kho bãi cho doanh nghiệp, do vậy để tạo điều
kiện cho DN, đề nghị TCHQ xem xét trong trường hợp này doanh nghiệp được đưa
hàng về kho bảo quản.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, báo cáo Bộ để hướng dẫn.
|
13.2
|
Khoản 3
|
Theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo
Thông tư số 38/2015/TT-BTC, mẫu đơn đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản 09/BQHH/GSQL
không thể hiện số tờ khai, tên hàng, vận đơn. Do vậy, cơ quan hải quan không
có cơ sở xác định lô hàng doanh nghiệp đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản và xử
lý nếu doanh nghiệp vi phạm.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ Tài
chính hướng dẫn theo hướng sửa đổi mẫu số 09/BQHH/GSQL để phù hợp với yêu cầu
quản lý theo kiến nghị của các đơn vị.
|
13.3
|
Khoản 5
|
Đề nghị TCHQ hướng dẫn trường hợp xử lý các tờ
khai xuất nhập khẩu không đủ điều kiện thông quan theo kết luận của cơ quan
quản lý chuyên ngành trên Hệ thống VNACCS.
|
Tổng cục Hải
quan ghi nhận, hướng dẫn trong Quy trình thực hiện Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
|
13.4
|
Khoản 6
|
Quy định tại điểm
c1; c2 khoản này được áp dụng đối với
các hành vi vi phạm bị xử phạt kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Được hiểu
là toàn bộ các vi phạm của các doanh nghiệp về đưa hàng về bảo quản trước ngày 01/4/2015 được xóa bỏ.
Do đó để thống nhất trong
các đơn vị, đề nghị TCHQ có văn bản thông báo bãi bỏ toàn bộ thông báo của các
Hải quan tỉnh thành phố trước đây, để thực hiện thống nhất.
|
Yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện
theo đúng quy định tại Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
13.5
|
Khoản 7
|
Nội dung này quy định trình tự, thủ tục kiểm tra
việc bảo quản hàng hóa của doanh nghiệp. Tuy nhiên chưa quy định rõ việc tổ
chức kiểm tra được thực hiện như thế nào? Phối hợp giữa các chi cục và Cục
như thế nào?
|
Khoản 7 Điều
32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã quy định cụ thể trình tự, thủ tục kiểm tra.
Yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện theo đúng quy định.
|
14
|
Điều 33: Giải phóng hàng
|
14.1
|
|
Theo hướng dẫn khai báo tại Điểm 2 Phụ lục II ban
hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC:
+ Tờ khai nhập khẩu: Tại chỉ tiêu thông tin mã lý
do đề nghị ĐP (Tiêu chí 1.53): Trường hợp đề nghị giải phóng hàng trên cơ sở
nộp thuế thì người khai hải quan khai đề nghị giải phóng hàng tại ô “Chi tiết
khai trị giá”.
+ Tờ khai xuất khẩu: Chưa có hướng dẫn khai báo.
Vướng mắc: Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể thao tác
xử lý đối với các trường hợp trên để có thể in được tờ khai nhập khẩu giải
phóng hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số
38/2015/TT-BTC. Mặt khác, đối với trường hợp hàng xuất khẩu hiện cũng chưa có
hướng dẫn khai báo và quy định về mẫu tờ khai xuất khẩu giải phóng hàng tại
Thông tư.
Đề nghị: Trong thời gian Tổng cục Hải quan
chưa ban hành quy trình hướng dẫn cụ thể,
đơn vị đề xuất như sau: Công chức sau khi kiểm tra đề nghị giải phóng hàng của
doanh nghiệp (thể hiện tại ô “Chi tiết khai trị giá” đối với tờ khai nhập khẩu,
ô “Ghi chú” đối với tờ khai xuất khẩu) và xử lý như sau:
- Trường hợp hàng hóa không thuộc đối tượng được
giải phóng hàng: Công chức thực hiện thông báo cho người khai hải quan bằng
“Chỉ thị của hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A), đồng thời cập
nhật lý do không chấp nhận cho giải phóng hàng vào Hệ thống.
- Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng được giải
phóng hàng: Đề xuất Lãnh đạo Chi cục cho phép giải phóng hàng trên Hệ thống.
Sau khi được Lãnh đạo Chi cục phê duyệt, công chức thực hiện thông báo cho
người khai hải quan quyết định cho phép giải phóng hàng tại ô “Chỉ thị của hải
quan” trên tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã B), sau đó cập
nhật quyết định cho phép giải phóng hàng vào Hệ thống thông quan điện tử tập
trung (e-Customs).
|
Tổng cục Hải
quan ghi nhận và hướng dẫn cụ thể trong Quy trình hướng dẫn thực hiện Thông
tư số 38/2015/TT-BTC theo hướng sử dụng văn bản đề nghị giải phóng hàng của
người khai hải quan làm căn cứ thực hiện thủ tục hải quan.
|
14.2
|
Khoản 1 điểm a
|
Theo quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, thì hàng hóa xuất khẩu
chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai thuộc diện “Giải phóng
hàng”.
Tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 32 Nghị định
08 quy định các trường hợp Giải phóng hàng, gồm “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký
tờ khai và người khai hải quan nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số
thuế trên cơ sở giá do người khai hải quan tạm tính”.
Như vậy, đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai có thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu là 0%, thì có áp dụng điều kiện giải phóng hàng theo quy
định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư số 38 hay không; khi có giá chính thức thì
trình tự, thủ tục khai bổ sung thực hiện như thế nào?
Đề nghị: Cho phép thông quan đối với
trường hợp hàng hóa XNK có thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là 0% và chưa có
giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Khi có giá chính thức, người khai hải quan khai bổ sung giá chính thức theo quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 20 Thông tư số
38/2015/TT-BTC, trong thời hạn 05 ngày
làm việc kể từ thời điểm có giá chính thức theo quy định tại điểm b.1 khoản 1
Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC
|
Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện
theo đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
|
|
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu chưa có giá chính
thức tại thời điểm đăng ký tờ khai thì
người khai hải quan khai báo giá tạm tính và cơ quan Hải quan thực hiện giải
phóng hàng. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng thì người khai
hải quan thực hiện khai báo trị giá hải quan bổ sung và nộp đủ thuế để thông
quan theo quy định. Như vậy mâu thuẫn với quy định tại Điều 17 Thông tư số
39/2015/TT-BTC quy định trị giá Hải quan đối với các trường hợp hàng xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm
đăng ký tờ khai (được chốt giá chính thức trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng
ký tờ khai).
Hỏi: Như vậy, đối với trường hợp này, cơ quan hải
quan thực hiện thông quan hay giải phóng hàng?
|
Căn cứ quy định tại điểm a.1.4 khoản 1 Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng, người khai hải quan thực hiện
khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc trên tờ khai bổ sung sau
thông quan, xác định số thuế phải nộp và thông quan hàng hóa theo quy định.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải
phóng hàng, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan thực hiện khai báo
trị giá hải quan để thông quan hàng hóa.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng
mà người khai hải quan chưa có giá chính thức thì cơ quan hải quan thực hiện
thông quan theo trị giá khai báo. Khi có giá chính thức, người khai hải quan
thực hiện khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
14.3
|
Khoản 2
|
Đề nghị TCHQ hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện
của cơ quan hải quan và doanh nghiệp.
|
Tổng cục Hải
quan ghi nhận và hướng dẫn cụ thể tại Quy trình hướng dẫn Thông tư số
38/2015/TT-BTC theo hướng: chấp nhận thông tin khai bổ sung và văn bản đề nghị
giải phóng hàng của người khai hải quan.
|
Khi khai hải quan, người khai hải quan không biết
lô hàng có phải đi giám định, PTPL nên không thể khai thông tin giải phóng
hàng trên tờ khai hải quan điện tử. Do vậy, khi phát sinh, người khai hải
quan phải khai bổ sung gây mất thời gian
cho doanh nghiệp và CQHQ trong việc xử lý.
Đề nghị: doanh nghiệp có thể chọn
khai bổ sung hoặc có văn bản đề nghị giải phóng hàng.
|
15
|
Điều
42: Thời hạn nộp thuế
|
15.1
|
Khoản 1 điểm a.5
|
Người nộp thuế tự kê khai và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc kê khai đủ điều kiện được áp dụng thời hạn nộp thuế 275
ngày theo mẫu số 04/DKNT-SXXK/TXNK phụ lục VI. Doanh nghiệp kê khai mẫu số
04/DKNT-SXXK/TXNK cho từng tờ khai hay áp dụng cho nhiều tờ khai?
Đề xuất:
|
|
|
|
1. Việc kê khai theo mẫu trên được thực hiện một
lần áp dụng cho nhiều tờ khai.
|
1. Người nộp thuế chỉ kê khai theo mẫu 04/DKNT-
SXXK/TXNK đối với các tờ khai lần đầu được áp dụng thời hạn nộp thuế 275
ngày. Các tờ khai tiếp theo nếu vẫn đáp ứng các điều kiện theo quy định thì
không phải kê khai.
|
|
|
2. Quy định này được áp dụng cho tất cả doanh
nghiệp kể từ ngày 01/4/2015, kể cả những doanh nghiệp trước đây khi áp dụng
Thông tư số 128/2013/TT-BTC đã đủ điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế 275
ngày?
|
2. Thông tư số 38/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày
01/4/2015, theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều 42 Thông tư 38 về “Người nộp thuế
tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai đủ điều kiện
được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày theo mẫu số 04/DKNT-SXXK/TNTX” được
áp dụng đối với tờ khai đăng ký từ ngày 1/4/2015 nếu người nộp thuế đủ điều
kiện được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày. Các tờ khai đăng ký tiếp theo,
người nộp thuế vẫn đủ điều kiện thì không phải kê khai mà tự chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
|
|
|
3. Đối với những doanh nghiệp chỉ thuê mặt bằng sản
xuất (bao gồm nhà xưởng), không có quyền sở hữu hợp pháp đối với máy móc, thiết
bị hoặc có quyền sở hữu hợp pháp đối với
máy móc, thiết bị phù hợp với nguyên vật liệu sản xuất thì có được áp dụng điều
kiện ân hạn 275 ngày. Cơ sở nào để xác định quyền sở hữu hợp pháp đối với máy
móc, thiết bị của doanh nghiệp.
|
3. Điểm a khoản 1 Điều 42 đã quy định rõ một
trong các điều kiện được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày là “Phải có cơ
sở sản xuất trên lãnh thổ Việt nam: Có quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng sản xuất,
nhà xưởng (bao gồm cả nhà xưởng gắn liền trên đất đai); có quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp
với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu”
Theo đó, người nộp thuế phải đáp ứng cả 2 tiêu
chí: Có quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng sản xuất, nhà xưởng (bao gồm cả
nhà xưởng gắn liền trên đất đai); có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp
đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất.
Việc xác định quyền sở hữu hợp pháp đối với máy
móc thiết bị của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điểm b.2 khoản 2 Điều
57 Thông tư 38/2015/TT-BTC
|
15.2
|
Khoản 1 điểm đ.3
|
Trường hợp
không đáp ứng đủ một trong các điều kiện quy định tại điểm a khoản này (và
không có bảo lãnh): người nộp thuế phải nộp đủ các loại thuế và tiền chậm nộp
kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đến ngày thực nộp thuế và bị xử
phạt vi phạm theo quy định.
Hỏi: Trường hợp doanh nghiệp không nộp thuế
xuất khẩu ngoài thời hạn 275 ngày không gia hạn hoặc không đủ điều kiện gia hạn
thì tiền chậm nộp có tính không và tính như thế nào?
|
Quy định tại điểm đ.3, Khoản 1, Điều 42 áp dụng đối với trường hợp cơ quan hải quan
kiểm tra, phát hiện người nộp thuế không đủ điều kiện được áp dụng thời hạn nộp
thuế 275 ngày (không áp dụng xử lý trong trường hợp xuất khẩu ngoài thời hạn
275 ngày). Việc xử lý đối với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu ngoài thời hạn
275 ngày thực hiện theo quy định tại tiết đ2, điểm đ khoản 1 Điều 42 và tiết
d.1, điểm d, khoản 2 Điều 129 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ
Tài chính. Theo đó, về nguyên tắc nếu doanh nghiệp xuất khẩu ngoài thời hạn
275 ngày, không đủ điều kiện được gia hạn nộp thuế thì phải nộp thuế nhập khẩu
và các loại thuế khác nếu có theo quy định của pháp luật (trừ thuế GTGT thực
hiện theo kết quả kiểm tra tại Điều 59). Việc chậm nộp thuế so với thời hạn
quy định thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 133 Thông tư
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.
|
15.3
|
Khoản 3
|
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định
tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý
thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 người nộp thuế phải nộp thuế trước khi
thông quan hoặc giải phóng hàng.
Hỏi: Hướng dẫn tại khoản 3 điều này đang
mâu thuẫn với hướng dẫn tại khoản 1 Điều 42. Đề nghị TCHQ xem xét và có hướng
dẫn cho phù hợp.
|
Khoản 1 Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC áp dụng đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu để SXXK. Khoản 3 Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác (không
áp dụng đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để SXXK và hàng
kinh doanh tạm nhập tái xuất). Như vậy, quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều
42 là áp dụng cho 2 loại hình nhập khẩu khác nhau.
|
15.4
|
Khoản 4 điểm đ
|
Quy định Hàng hóa
được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng chưa được thanh toán
thì thời hạn nộp thuế trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền từ
ngân sách nhà nước thanh toán để nộp thuế. Căn cứ Điều 43 Luật sửa đổi bổ
sung các Luật thuế số 71/2014/QH13 và Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP thì
không quy định tiếp tục gia hạn đối với trường hợp hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nước đã hết thời hạn gia hạn nộp thuế nhưng chưa nộp đủ thuế do ngân sách
chưa thanh toán.
Hỏi: Xử lý thuế với trường hợp này trên hệ
thống kế toán như thế nào?
|
- Căn cứ khoản 4 Điều
5, khoản 3 Điều 6 Luật số 71/2014/QH13, khoản 8 Điều
5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015; khoản 8 Điều 133 Thông tư
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hóa dịch
vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng chưa được thanh
toán thì không thuộc đối tượng gia hạn nộp thuế, không cưỡng chế thuế và
không phải nộp tiền chậm nộp trong thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh
toán.
- Tổng cục Hải quan ghi nhận việc bổ sung chức
năng theo dõi nợ thuế trên hệ thống kế toán tập trung đối với loại hình này.
|
16
|
Điều 43: Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
|
|
|
Đối với phần cập nhật thư bảo lãnh trên hệ thống
KTT: tại phần nhập liệu chứng từ bảo lãnh chung và bảo lãnh riêng chưa thiết
kế để nhập nội dung “thời hạn nộp thuế được bảo lãnh”, đề nghị bổ sung thêm nội
dung này cho phù hợp với mẫu thư bảo lãnh theo TT 38/2015/TT-BTC.
Hiện nay, Cục Hải quan TP. Hà Nội hướng dẫn các
Chi cục ghi thời hạn nộp thuế được bảo lãnh vào ô “số ngày bảo lãnh”.
|
Để đảm bảo việc cập nhật thời hạn nộp thuế được bảo
lãnh phù hợp với từng trường hợp (có số ngày bảo lãnh khác nhau), Hệ thống Kế
toán tập trung đang thiết kế theo hướng mở, vì vậy, đề nghị đơn vị cập nhật
thời hạn nộp thuế được bảo lãnh vào ô "số ngày bảo lãnh".
|
17
|
Điều 45: Thu nộp lệ phí hải quan
|
17.1
|
|
Trước khi Thông tư số 38/2015/TT-BTC có hiệu lực
thi hành, hàng hóa quá cảnh được khai báo trên mẫu tờ khai ban hành kèm theo
Thông tư 186/2012/TT-BTC, việc nộp lệ phí quá cảnh (200.000 đồng) được thực
hiện bằng cách dán tem lệ phí và ô quy định trên tờ khai giấy.
Thực hiện theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hàng
hóa quá cảnh phải khai báo vận chuyển độc lập trên hệ thống VNACCS. Tuy
nhiên, hiện nay hệ thống VNACCS không tự động cập nhật lệ phí quá cảnh chuyển
vào hệ thống Kế toán tập trung như đối với trường hợp làm thủ tục cho tờ khai
xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Để việc quản lý thu, nộp lệ phí hàng quá cảnh được
thuận lợi, thống nhất, đề nghị Tổng cục Hải quan nâng cấp, bổ sung chức năng
tự động cập nhật lệ phí hàng quá cảnh chuyển vào hệ thống Kế toán tập trung đối
với trường hợp khai báo vận chuyển độc lập trên VNACCS.
Trước mắt, khi hệ thống chưa nâng cấp bổ sung chức
năng này, đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc thu phí, dán tem đối với hàng quá cảnh khai báo vận chuyển độc lập.
Đề nghị cho phép thực hiện in tờ khai vận chuyển trên hệ thống để dán tem lệ phí. Vì tờ khai vận chuyển có đầy đủ các
tiêu chí, số tờ khai và các thông tin liên quan đến hàng hóa quá cảnh như tờ
khai hàng hóa quá cảnh trước đây.
|
Ngày 26/5/2015, Tổng
cục Hải quan đã có công văn số 4743/TCHQ-TXNK hướng dẫn tạm thời cho phép dán
tem vào phần dưới bên trái trang đầu tiên của tờ khai. Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh,
thành phố nghiên cứu, cập nhật nội dung công văn và thực hiện.
|
17.2
|
Khoản 1
|
Theo quy định tại Thông tư số 172/2010/TT-BTC thì
hàng hóa XNK tại chỗ không thuộc đối tượng phải nộp lệ phí hải quan. Tuy
nhiên, mã loại hình không phân biệt được hàng XNK tại chỗ nên khó cho việc
thu, nộp, quản lý.
Tương tự, đối với trường hợp phải tách tờ khai
thì quy định chi thu lệ phí hải quan của tờ khai hải quan đầu tiên nhưng hệ
thống không phân biệt được tờ khai nhánh và vẫn tính lệ phí cho các tờ khai
nhánh.
|
Tổng cục Hải
quan ghi nhận và hướng dẫn trong Quy trình hướng dẫn thực hiện Thông tư số
38/2015/TT- BTC.
|
18
|
Điều
46: Nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định
|
|
|
Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn về thời gian
cụ thể (số ngày) doanh nghiệp phải thực hiện khai bổ sung sau khi có thông
báo của cơ quan hải quan về kết quả phân tích, phân loại. Nếu sau thời gian
này, doanh nghiệp không thực hiện khai bổ sung thì cơ quan hải quan ấn định
thuế.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
19
|
Điều 50: Quy định về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan
|
19.1
|
|
Một số trường hợp hàng hóa vận chuyển chưa có quy
định thì thực hiện như thế nào? (Hàng hóa
XK, NK chuyển từ cảng này sang cảng khác, chi cục HQ này sang chi cục HQ
khác, từ địa điểm kiểm tra tập trung đến cửa khẩu và ngược lại).
Đề nghị: TCHQ có hướng dẫn và bổ sung các
chức năng của hệ thống để doanh nghiệp và cơ quan hải quan xử lý tờ khai vận chuyển độc lập. Quy trình xử
lý tờ khai vận chuyển, bộ phận nào thực hiện (giám sát hay đội thủ tục) vì ảnh
hưởng đến việc giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp (thường xuyên làm ngoài giờ).
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Việc phân quyền xử lý tờ khai do Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định đơn vị thực hiện.
|
19.2
|
|
Theo Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định
về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, như vậy đối với các trường
hợp là chủ địa điểm thu gom hàng lẻ, chủ kho hàng không kéo dài sẽ không đáp ứng
được theo Điều 5 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định về Người khai hải quan
là chủ hàng hóa hoặc Đại lý hải quan.
Đề nghị TCHQ có hướng dẫn, có lộ trình cụ thể để
Doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, báo cáo Bộ hướng dẫn
thực hiện.
|
20
|
Điều 51: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa
vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
|
20.1
|
|
Do đặc thù hàng nhập về khu vực Cái Mép được chuyển
cảng về các ICD (chiếm khoảng 80%) nhưng hệ thống của Hải quan chỉ cho khai tối
đa 5 vận đơn, trong khi đó mỗi 01 lô hàng nhập chuyển cảng của doanh nghiệp
phải khai trên 100 vận đơn (hơn 20 tờ khai). Như vậy doanh nghiệp rất khó
khăn trong việc khai báo và ảnh hưởng đến
thời gian vận chuyển hàng nhập về các ICD để khách hàng lấy hàng.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn
thực hiện thống nhất.
|
20.2
|
|
Ngày 14/9/2009, Bộ Tài chính có Công văn
12894/BTC-TCHQ hướng dẫn tạm thời thủ tục giám sát hàng hóa XK vận chuyển bằng
container từ các cảng TP HCM, ICD ra các cảng thuộc cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp đến nộp hồ sơ giấy
để làm thủ tục cho hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ của khẩu nhập đến cảng
đích ghi trên vận đơn và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển từ địa điểm
làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác bằng hồ sơ giấy
theo Quyết định số 2406/QĐ-TCHQ ngày
04/11/2011 của TCHQ.
Theo quy định tại Điều 50, 51 thì doanh nghiệp phải
thực hiện thủ tục khai báo vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan trên
Hệ thống.
Tuy nhiên hiện nay, các Chi cục Hải quan tại khu
vực TPHCM, các Chi cục Hải quan khác làm thủ tục và chuyển hồ sơ đối với hàng
hóa nhập khẩu vận chuyển từ của khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận đơn và
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác
vẫn thực hiện bằng hồ sơ giấy theo công văn 12894/BTC-TCHQ và Quyết định số
2406/QĐ-TCHQ ngày 04/11/2011 của TCHQ và một số DN trình bày do hạ tầng chưa
đáp ứng nên chưa thực hiện khai báo được trên Hệ thống. Do đó, đề nghị được
thực hiện theo các văn bản nêu trên.
Đề nghị BTC (Tổng
cục Hải quan) hướng dẫn để thống nhất thực hiện. Đồng thời thống kê các văn bản
hướng dẫn đã hết hiệu lực khi Thông tư số 38/2015/TT-BTC được ban hành.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn
thực hiện thống nhất.
|
20.3
|
Khoản 1
|
Hiện nay, triển khai Hệ thống thông tin một cửa
quốc gia và Hệ thống e-Manifest, chứng từ vận tải đơn đã được kê khai trên Hệ
thống và theo dạng điện tử. Do vậy, việc yêu cầu doanh nghiệp phải nộp thêm vận
tải đơn là không cần thiết.
Đề nghị Tổng
cục Hải quan xem xét, cho phép doanh nghiệp không phải nộp vận tải đơn (bản
chụp) trong trường hợp đã khai báo trên Hệ thống cho cơ quan hải quan.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn
thực hiện thống nhất.
|
20.4
|
Khoản 1 điểm c1.2
|
Theo quy định trên thì người khai hải quan phải
thực hiện khai hai lần, khai thông tin vận chuyển ban đầu và khai bổ sung
thông tin số hiệu niêm phong hải quan, số chì hải quan. Theo chúng tôi, quy định
như vậy chưa tạo thuận lợi, gây mất thời gian cho doanh nghiệp; mặt khác, việc
niêm phong là trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong công tác quản lý
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm bớt thủ tục
khai báo, đồng thời vẫn đảm bảo cho công tác quản lý của cơ quan Hải quan, đơn vị đề xuất như sau: Bổ sung chức năng cho cơ quan Hải quan nơi
hàng hóa vận chuyển đi nhập thông tin số hiệu niêm phong, số chì hải quan để
khi phê duyệt tờ khai vận chuyển phía Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến cập
nhật đầy đủ thông tin đối với lô hàng, không yêu cầu người khai hải quan phải
khai bổ sung những thông tin này.
Đồng thời bổ sung chức năng thống kê hàng hóa vận
chuyển và chức năng phân công tự động công chức kiểm tra để phù hợp với thực
tế phát sinh tại mỗi Chi cục
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, báo cáo Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện theo hướng cho phép công chức hải quan ghi trực tiếp số
niêm phong hải quan lên tờ khai vận chuyển độc lập khi thực hiện niêm phong hải
quan, không yêu cầu người khai hải quan phải khai bổ sung số hiệu niêm phong
hải quan.
|
20.5
|
Khoản 2
|
Hệ thống VNACCS không hỗ trợ khai báo vận chuyển
kết hợp đối với mã loại hình E56.
Đề nghị: Tạm thời tham khảo công văn số 4177/TCHQ-VNACCS
để tạm thời hướng dẫn cho các doanh nghiệp khai nội dung tiêu chí “Địa điểm
đích cho vận chuyển bảo thuế” vào Phần ghi chú trên bản khai tờ khai (ghi rõ
thời gian, tuyến đường, nơi đi và nơi đến).
|
Điểm b khoản 2 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT- BTC
đã quy định “Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ khai báo thông tin vận chuyển kết hợp, người khai hải quan đề nghị hàng hóa
được vận chuyển chịu sự giám sát hải quan tại tiêu chí "Phần ghi
chú" trên tờ khai hải quan (ghi rõ thời gian, tuyến đường, nơi đi và nơi
đến)”. Yêu cầu các Chi cục Hải quan hướng dẫn người khai hải quan thực hiện
theo đúng quy định.
|
20.6
|
Khoản 4
|
Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung tại điểm
b.7 khoản 1 Điều 51.
|
Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5324/TCHQ-
GSQL ngày 10/6/2015 hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh Đắc Lắk. Để đảm bảo việc thống
nhất thực hiện chung, Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
21
|
Điều 52: Giám sát hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu
|
21.1
|
|
Tại khoản 1 Điều 53 (cơ sở xác định hàng hóa xuất
khẩu) Thông tư số 38/2015/TT-BTC có quy định: “Đối với hàng hóa xuất khẩu
qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường thủy nội địa, cảng chuyển tải,
khu chuyển tải;... là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được
xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống”.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 52 Thông tư số
38/2015/TT-BTC quy định việc xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát được thực
hiện sau khi hàng hóa đưa vào khu vực kho, bãi, cảng để xếp lên phương tiện vận
tải.
Tuy nhiên, do yếu tố đặc thù của Bến cảng Vạn Gia
(cảng nổi, không có cổng cảng, không có kho và doanh nghiệp kinh doanh kho bãi) nên gây khó khăn cho cơ
quan hải quan trong việc xác định thời điểm xác nhận hàng qua khu vực giám
sát trên hệ thống.
Đề nghị TCHQ hướng dẫn: Tại Bến cảng Vạn Gia, việc
xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống được thực hiện sau
khi hàng hóa đã được vận chuyển qua khu vực cửa khẩu xuất sang nước nhập khẩu.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn
cho các trường hợp đặc thù.
|
21.2
|
Khoản 1 điểm c4
|
Về việc giám sát đối với máy móc thiết bị phục vụ
hoạt động dầu khí có cảng đích là các cảng
dầu khí ngoài khơi:
Trước đây, ngày 05/2/2013, TCHQ đã ban hành Công
văn số 800/TCHQ-GSQL v/v kiểm tra, giám sát hải quan đối với dầu thô XK, hàng
hóa XNK phục vụ hoạt động dầu khí đi, đến các cảng dầu khí ngoài khơi, theo
đó tại điểm 2, 3 công văn TCHQ hướng dẫn nội dung này. Tuy nhiên, chưa có hướng
dẫn về việc giám sát hải quan đối với máy móc thiết bị nhập khẩu có cảng đích
hoặc XK có cảng đi là các cảng dầu khí ngoài khơi.
Đề nghị TCHQ hướng dẫn bổ sung nội dung này.
|
Tổng cục Hải quan đang dự thảo Thông tư thay thế
Thông tư số 139/2013/TT-BTC, Thông tư số 70/2014/TT-BTC và bổ sung các quy định
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí, dầu thô xuất nhập
khẩu quy định, theo đó sẽ điều chỉnh nội dung vướng mắc này, do vậy trước mắt
yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo công văn số
800/TCHQ-GSQL.
|
21.3
|
Khoản 2 điểm a.1, điểm a.3
|
Việc quy định người khai hải quan cung cấp thông
tin số tờ khai, danh sách container, danh sách hàng hóa là phù hợp. Tuy nhiên hải quan giám sát sẽ gặp
khó khăn trong việc xác định doanh nghiệp hoặc đại
diện hợp pháp của doanh nghiệp để giải quyết thủ tục.
Đề nghị TCHQ hướng dẫn khi doanh nghiệp hoặc
người đại diện doanh nghiệp thực hiện giao dịch với cơ quan hải quan tại khu
vực giám sát hải quan phải xuất trình các giấy tờ chứng minh là đại diện hợp
pháp của doanh nghiệp (Giấy ủy quyền, giấy giới thiệu,...) theo như quy định
tại điểm d khoản 1 Điều 2 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, người khai
hải quan có nghĩa vụ "cử người đại diện khi làm thủ tục hải quan và
các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan". Nghĩa vụ này được
thực hiện trong tất cả các bước của quy trình thủ tục hải quan, không phải chỉ
tại khu vực giám sát hải quan.
|
21.4
|
Khoản 2 điểm đ
|
Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Công căn
2733/TCHQ- GSQL quy định doanh nghiệp khi làm thủ tục mang hàng qua khu vực
giám sát, người khai hải quan xuất trình danh sách container/danh sách hàng
hóa theo mẫu số 29/30/DSCT/GSQL phụ lục và Thông báo phê duyệt vận chuyển,
Công chức giám sát xác nhận trên 3 mẫu trên, chuyển doanh nghiệp kinh doanh cảng,
kho bãi cho phép hàng ra khỏi khu vực giám sát.
Hàng hóa có Quyết định sai áp của cơ quan có thẩm quyền, hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp
... Chi cục Hải quan cửa khẩu căn cứ các chứng từ có liên quan do cơ quan có
thẩm quyền ban hành để giám sát hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan.
Với các trường hợp lô hàng có danh sách
container/ hàng hóa doanh nghiệp in trên hệ thống thì thuận lợi.
Tuy nhiên theo quy định trên thì doanh nghiệp
kinh doanh cảng sẽ tiếp nhận các chứng từ như mẫu số 29/30/DSCT/GSQL phụ lục,
Thông báo phê duyệt vận chuyển, Quyết định sai áp của cơ quan có thẩm quyền,
việc này gây khó khăn cho cơ quan kinh doanh cảng.
Đề nghị quy định thống nhất chỉ sử dụng mẫu mẫu
29/30/DSCT/GSQL phụ lục để làm thủ tục ra khỏi khu vực giám sát (áp dụng cho:
hàng xuất khẩu, nhập khẩu mở tờ khai hải quan; hàng vận chuyển độc lập; hàng
có Quyết định sai áp của cơ quan có thẩm quyền, hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn
cấp...).
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn cụ thể trong Quy trình hướng dẫn thực hiện Thông tư
số 38/2015/TT-BTC theo hướng cơ quan hải quan lập Danh sách hàng hóa đủ điều
kiện qua khu vực giám sát theo mẫu thống nhất để chuyển cho doanh nghiệp kinh
doanh cảng giám sát hàng hóa.
|
21.5
|
Khoản 4
|
Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc Ban hành
Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan thực hiện như
thế nào?
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
21.6
|
Khoản 4 điểm a
|
Quy định: "...nếu phát hiện có dấu hiệu
vi phạm thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc nơi lưu giữ hàng hóa
ban hành Quyết định tạm dừng đưa hàng qua KVGS hải quan theo mẫu số
11/QĐTDGS/GSQL ..." Tuy nhiên:
- Thông tư không hướng dẫn cụ thể về thời hạn tạm
dừng và lý do tạm dừng đưa hàng qua KVGS nên các Chi cục đang thực hiện không
thống nhất.
- Thông tư chưa có hướng dẫn mẫu Quyết định gia hạn
việc tạm dừng trong trường hợp cơ quan hải quan cần gia hạn thêm thời gian
- Quyết định
tạm dừng theo mẫu số 11/QĐTDGS/GSQL không quy định rõ các việc doanh nghiệp
phải thực hiện như: xuất trình hồ sơ, hàng hóa...dẫn đến việc doanh nghiệp
khó thực hiện.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
22
|
Điều 53: Cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu
|
22.1
|
|
Đơn vị gặp một số vướng mắc như sau:
- Bỏ quy định phải có vận đơn có đảm bảo hàng hóa
thực xuất khẩu hay không?
- Nếu chỉ xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát
trên Hệ thống thì các cơ quan khác thực hiện như thế nào? (cơ quan thuế, ngân
hàng...).
- Trường hợp hàng hóa mua bán giữa nội địa và khu
PTQ, DNCX nếu không xác nhận giám sát thì việc theo dõi hàng hóa ra vào KCX
thực hiện như thế nào? (DNCX nằm trong KCX).
|
- Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực
hiện theo đúng quy định tại Điều 53
Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Thông tin về tờ khai hải quan được cập nhật
trên Hệ thống của cơ quan hải quan và các cơ quan khác được cơ quan hải quan
cấp quyền truy cập để tra cứu thông tin tờ khai..
- Tổng cục
Hải quan đang khảo sát quy hoạch các khu chế xuất và sẽ có hướng dẫn cụ thể
sau.
|
22.2
|
|
Theo quy định, tờ khai xuất khẩu phải được hải
quan cửa khẩu xác nhận hàng đã qua KVGS trên hệ thống (trừ tờ khai XNK tại chỗ,
tờ khai giấy) để làm cơ sở xác định
hàng hóa đã thực xuất khẩu.
Để công tác quản lý đối với hàng xuất khẩu được
chặt chẽ, kiến nghị TCHQ có văn bản chỉ đạo
các Cục hải quan địa phương nơi có cửa khẩu xuất như sau:
- Cần quy định rõ trách nhiệm, thời gian thực hiện
của từng cá nhân, đơn vị hải quan cửa
khẩu đối với công tác xác nhận hàng qua KVGS (ví dụ trường hợp hàng hóa xuất khẩu được đưa vào kho CFS cần quy định
rõ trách nhiệm, thời gian phải thực hiện của hải quan kho CFS sau khi tiếp nhận
thông tin lô hàng đã qua KVGS từ hải quan cửa khẩu xuất, đồng thời quy định trách
nhiệm, thời gian phải thực hiện đối với hải quan cửa khẩu xuất từ khi tiếp nhận
lô hàng).
- Công chức hải quan được phân công xác nhận hàng
đã qua KVGS trên hệ thống phải hoàn tất việc xác nhận cho các tờ khai xuất
phát sinh trong ca trực trước khi bàn giao cho ca trực kế tiếp để tránh tồn đọng.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, hướng dẫn trong Quy
trình hướng dẫn thực hiện Thông tư số 38/2015/TT- BTC.
|
22.3
|
Khoản 4
|
Quy định: “Riêng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu
đường bộ, đường sông là tờ khai hàng
hóa xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng hóa đã thực xuất khẩu”.
Tuy nhiên, chưa quy định cụ thể về mẫu dấu xác nhận hàng hóa xuất khẩu.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
23
|
Điều 56: Thông báo cơ sở gia công, sản xuất
xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị
|
23.1
|
Khoản 1 điểm a
|
Doanh nghiệp thông báo CSSX, nơi lưu giữ nguyên
liệu thông qua hệ thống bằng cách nào? Gửi
file HYS? Hiện nay, Hệ thống chưa có chức năng xử
lý những chứng từ này. Sau khi xử lý, công chức hải quan có phải in
các chứng từ này để lưu kèm hồ sơ không vì việc truy xuất các chứng từ này
trên hệ thống rất khó khăn và mất thời gian. Hiện nay, chưa có hướng dẫn thực
hiện nội dung này.
Đề nghị: TCHQ có hướng dẫn quy
trình xử lý Thông báo cơ sở sản xuất trên hệ thống.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn trong Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
Thông báo cơ sở gia công; SXXK đối với doanh nghiệp
đã và đang thực hiện 02 loại hình trên tại Chi cục (đã có biên bản kiểm tra
CSSX trước đây), có phải thông báo lại ko? Tổ
chức cá nhân thực hiện lần đầu: Nếu doanh nghiệp đã thực hiện Gia
công; SXXK trước đây (quá 12 tháng), sau đó không làm tiếp mà vẫn thực hiện
hoạt động XNK (kinh doanh), nay doanh nghiệp lại thực hiện loại hình GC; SXXK
thì có coi là lần đầu không?
|
- “Lần đầu” được hiểu là lần đầu tiên trên phạm
vi toàn quốc và là đầu tiên tổ chức, cá nhân thực hiện loại hình này từ trước
đến nay.
- Về việc thông báo cơ sở sản xuất theo quy định
tại thực hiện theo mẫu số 12/TB-CSXX/GSQL quy định tại Điều 56 Thông tư số
38/2015/TT-BTC, khi có phát sinh thay đổi các thông tin trên bản thông báo
thì trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải thông báo bổ sung cho cơ quan Hải
quan.
|
23.2
|
Khoản 2
|
Khi doanh nghiệp thông báo cơ sở sản xuất trực tiếp
hoặc thông qua hệ thống thì xử lý như thế nào? Có phải chờ cơ quan hải quan
kiểm tra trước cơ sở sản xuất của doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới được đăng
ký tờ khai nhập khẩu hay không?
Trường hợp không thông báo thì xử lý như thế nào?
Hệ thống hiện tại không có chức năng cảnh báo doanh nghiệp đăng ký tờ khai
trước khi kiểm tra cơ sở sản xuất. Trường hợp doanh nghiệp không thông báo cơ
sở sản xuất nhưng đăng ký tờ khai thì xử lý như thế nào?
Đề nghị: kiểm tra cơ sở sản xuất
trước khi thực hiện đăng ký tờ khai nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp không
thông báo hoặc chưa kiểm tra cơ sở sản xuất mà doanh nghiệp đăng ký tờ khai
thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
|
Việc xử lý thông báo cơ sở sản xuất của doanh
nghiệp sẽ được quy định cụ thể trong Quy trình hướng dẫn Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải
thông báo cơ sở sản xuất trước khi thực hiện hoạt động gia công, SXXK. Việc tổ
chức kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện sau khi nhận được
thông báo của doanh nghiệp hoặc trong quá trình doanh nghiệp hoạt động gia
công, SXXK.
|
23.3
|
Khoản 2 điểm c
|
Đối với trường
hợp có yêu cầu hoàn thuế nêu tại điểm c.2, c.5 khoản 5 Điều 114 Thông
tư số 38 thì doanh nghiệp phải thông báo cơ sở sản xuất trước khi nộp hồ sơ
hoàn thuế, báo cáo quyết toán quy định tại Thông tư này. Doanh nghiệp thông
báo cơ sở sản xuất thì CQHQ có phải kiểm tra cơ sở
sản xuất trước khi thực hiện hoàn thuế hay không? Nếu kiểm tra cơ sở sản xuất
thì trái với quy định của khoản 1 Điều 57 về các trường hợp kiểm tra cơ sở sản
xuất (không có quy định trường hợp này)
Đề nghị: bổ sung trường hợp này vào
các trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất.
|
Nếu thuộc các trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 39
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 57 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì
cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra.
|
24
|
Điều
57: Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công,
sản xuất
|
24.1
|
Khoản 1
|
Trường hợp cơ sở
sản xuất thuộc địa bàn tỉnh, thành phố
khác, nếu đã được cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất kiểm tra rồi thì Cơ
quan hải quan thuộc tỉnh thành phố không có cơ sở sản xuất có yêu cầu doanh
nghiệp phải thông báo cơ sở sản xuất để cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở sản
xuất nữa hay không?
Đề nghị: Trường hợp đã kiểm tra thì không kiểm tra nữa. Cơ quan hải
quan căn cứ vào biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất hoặc Quyết định công nhận cơ sở sản xuất để thực hiện.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy trình
hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
24.2
|
Khoản 1 điểm c
|
Cơ quan hải quan sẽ quản lý hoạt động của cơ sở sản xuất này như thế nào nếu doanh
nghiệp tăng giảm quy mô, thay đổi loại hình cơ sở sản xuất? Ví dụ: khi kiểm tra
doanh nghiệp thông báo năng lực sản xuất là 500.000 sản phẩm/năm. Sau đó
doanh nghiệp tiến hành NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công. Theo quy
định, doanh nghiệp không phải thông báo danh mục nguyên liệu, vật tư, không
phải thông báo hợp đồng cho cơ quan hải quan. Bằng cách nào cơ quan hải quan
biết doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư vượt quá năng lực sản xuất hoặc
không đủ năng lực sản xuất để tiến hành kiểm tra?
Đề nghị: TCHQ có hướng dẫn. Cho
phép sử dụng hệ thống V5 và yêu cầu doanh nghiệp khai báo định mức, danh mục
NL, VT đề theo dõi trên hệ thống của cơ quan hải quan.
|
Trách nhiệm của doanh nghiệp đã được quy định tại
Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, theo đó, doanh nghiệp phải thông báo khi có thay đổi về quy mô, loại
hình. Việc kiểm tra doanh nghiệp khi có dấu hiệu nhập khẩu nguyên liệu, vật
tư vượt quá năng lực sản xuất thực hiện trên cơ sở nội dung thông báo cơ sở sản
xuất, phân tích thông tin xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Pháp luật không quy định doanh nghiệp thông báo định
mức và danh mục nguyên liệu, vật tư cho cơ quan hải quan. Doanh nghiệp chỉ xuất
trình khi cơ quan hải quan thanh tra, kiểm tra.
|
24.3
|
Khoản 2
|
Thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất thuộc chi cục hay Cục?
Việc kiểm tra do Cục hay Chi cục thực hiện?
Đề nghị: làm rõ thẩm quyền ký quyết
định kiểm tra cơ sở sản xuất (Chi cục hoặc Cục ủy quyền cho chi cục thực hiện)
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC theo hướng quy định thẩm quyền ban
hành Quyết định là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
Riêng nội dung báo cáo nơi lưu giữ nguyên liệu, Tổng
cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ sửa Mẫu thông báo số 12/TB-CSSX/GSQL để
hướng dẫn người khai hải quan.
|
Trường hợp CSSX, nơi lưu giữ nguyên liệu nằm ở địa
bàn tỉnh, thành phố khác với chi cục nơi thông báo hoạt động gia công thì thực
hiện như thế nào? Có được phép nhờ hải quan địa phương khác kiểm tra hộ
không? Nếu không khi đi kiểm tra có phải thông báo cho cục hải quan nơi có cơ
sở sản xuất biết không?
Đề nghị: phải thông báo và quy định
việc kiểm hộ cơ sở sản xuất, gia công
|
Về thẩm quyền ký quyết định, theo Điều 57 chỉ có
biên bản kiểm tra, không hướng dẫn về việc ra kết luận kiểm tra do lãnh đạo
chi cục ký. Kiến nghị Tổng cục xây dựng quy trình kiểm tra cơ sở sản xuất để
thực hiện thống nhất.
Đề nghị TCHQ ban hành Quy trình kiểm
tra CSSX để các đơn vị thực hiện thống nhất
|
24.4
|
Khoản 3
|
Việc xác định các điều kiện như thế nào? Căn cứ
vào những tiêu chuẩn nào để xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện? Nếu không
đạt một trong những điều kiện thì giải quyết như thế nào?
Đề nghị TCHQ ban hành tiêu chuẩn để
xác định các điều kiện làm căn cứ để kiểm tra.
|
Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và khoản
3 Điều 57 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã quy định cụ thể nội dung này. Yêu cầu
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo đúng quy định.
|
Đối với trường hợp hợp đồng thuê nhà xưởng ngắn
hơn thời hạn hợp đồng SXXK (thời hạn hợp đồng thuê đất, nhà xưởng nhỏ hơn 275
ngày ân hạn). Trước đây theo công văn số 437/BTC-TCHQ ngày 10/01/2014 hướng dẫn
thực hiện Thông tư số 128/2013/TT-BTC quy định: “hợp đồng thuê đất và nhà xưởng
gắn liền trên đất phải kéo dài hơn thời hạn hợp đồng sản xuất sản phẩm xuất
khẩu”.
|
Điểm b2 khoản 3 Điều 57 Thông tư số 38/2015/TT-
BTC đã quy định cụ thể nội dung này. Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
thực hiện theo đúng quy định.
|
Đối với nội dung kiểm tra: Chứng từ chứng minh
quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; kho, bãi chứa nguyên
liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; ...
Hiện tại, các giấy tờ hợp lệ về nhà xưởng gồm giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình.
Đối với các doanh nghiệp xuất trình Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nhưng lại là đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, sau đó
doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng trên đất này và được phường, xã xác nhận
(không phải Ủy ban nhân dân tỉnh, quận, huyện xác nhận) thì có được xem là hợp
lệ hay không?
Đề nghị TCHQ có hướng dẫn. Theo ý
kiến của Cục Hải quan TP.HCM, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây nhà xưởng
phải do Ủy ban nhân dân tỉnh, quận, huyện cấp mới hợp lệ.
|
Trường hợp có nghi vấn về tính hợp lệ của các giấy
tờ thì phối hợp làm việc với cơ quan có thẩm quyền để xác minh.
|
24.5
|
Khoản 4
|
Sau khi kiểm tra cơ sở sản xuất, chi cục/Cục có
ban hành Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, gia công không? Nếu không giới
hạn thời gian thì việc thay đổi quy mô, loại hình cơ sở sản xuất sẽ thực hiện
và quản lý như thế nào?
Đề nghị: Ban hành Quyết định công
nhận cơ sở sản xuất sau khi kiểm tra và quy định thời hạn hiệu lực tối đa 2
năm.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
Biên bản kiểm tra được lập sau khi kiểm tra và có
giá trị lâu dài. Có cần thiết ban hành Quyết định công nhận cơ sở sản xuất
theo thời hạn 1-2 năm không? Nếu không giới hạn thời gian thì việc thay đổi
quy mô, loại hình cơ sở sản xuất sẽ thực hiện và quản Iý như thế nào?
Đề nghị sau khi kiểm tra cơ sở sản
xuất phải có tờ trình trình Lãnh đạo Chi cục xem xét duyệt, Ban hành quyết định
công nhận cơ sở sản xuất, Quyết định có thời hạn 1-2 năm để các chi cục khác
có cơ sở thực hiện (thay vì sử dụng biên bản kiểm tra).
|
Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện
theo đúng quy định.
|
24.6
|
Khoản 5
|
Kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực
gia công, sản xuất được cập nhật vào Hệ thống. Hiện nay, hệ thống VCIS chưa
có chức năng xử lý nội dung này
Đề nghị hướng dẫn rõ cập nhật vào hệ
thống nào? Cách thực hiện như thế nào?
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và bổ sung chức năng của
Hệ thống để quản lý và sẽ hướng dẫn thực hiện khi hoàn thiện chức năng.
|
25
|
Điều 58: Địa điểm làm thủ tục hải quan
|
25.1
|
|
Trường hợp doanh nghiệp ở các tỉnh đăng ký tờ
khai GC, SXXK tại Cục thì các chi cục sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý, kiểm
tra. Nếu chi cục thực hiện kiểm tra doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh, thành phố
khác thì việc phối hợp như thế nào? Có cần thông báo cho Cục hải quan nơi
doanh nghiệp có cơ sở sản xuất không?
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại
Quy trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC
|
25.2
|
|
Trường hợp DNCX đặt doanh nghiệp nội địa gia công
hoặc nhận gia công từ doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa sẽ làm thủ tục
hải quan, DNCX không phải làm thủ tục hải quan. Doanh nghiệp nội địa, có thể ở
nhiều địa phương khác nhau. Nếu kiểm tra cơ sở sản xuất sẽ gặp khó khăn. Chi
cục hải quan quản lý KCX sẽ kiểm tra cơ sở sản xuất doanh nghiệp nội địa tại
nhiều địa phương khác nhau.
|
Hàng hóa do DN nội địa thuê DNCX gia công, địa điểm
làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 67 Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
Hàng hóa do DNCX thuê DN nội địa gia công, địa điểm
làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 58 Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
|
25.3
|
Khoản 1
|
Theo quy định tại Điều 50 Thông tư số
38/2015/TT-BTC thì hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa không thuộc đối
tượng được chuyển cửa khẩu.
Nếu hàng hóa NK phục vụ hợp đồng gia công doanh
nghiệp lựa chọn và đã làm thủ tục nhập khẩu tại một chi cục hải quan không phải
là chi cục hải quan quản lý kho ngoại
quan thì việc chuyển cửa khẩu sẽ thực hiện như thế nào?
|
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, người nhập
khẩu thực hiện thủ lục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp thực
hiện hoạt động gia công và khai báo tờ khai vận chuyển kết hợp.
|
26
|
Điều
59: Kiểm tra tình hình sử dụng tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị
và hàng hóa xuất khẩu
|
26.1
|
|
Khi phát hiện doanh nghiệp kê khai sản phẩm XK không đúng thì cơ quan hải quan có tiếp
tục cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm hay không hay yêu cầu doanh nghiệp dừng
lại chờ kiểm tra xong thì mới tiếp tục XK.
|
Thông tư không quy định việc cơ quan hải quan dừng
làm thủ tục để chờ việc kiểm tra xác định vi phạm. Cơ quan hải quan xác định
hành vi vi phạm và xử lý theo quy định.
|
26.2
|
Khoản 1
|
Quy định
còn thiếu trường hợp kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở của người nộp
thuế theo quy định tại Điều 130 Thông tư số 38.
Đề nghị bổ sung thêm trường hợp: e) Kiểm tra đối với trường hợp kiểm
tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định
tại Điều 130 TT38.
|
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 59 Thông tư này, nội dung kiểm tra bao gồm
“kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (đối với trường
hợp kết hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế),…". Như vậy,
được hiểu rằng việc kiểm tra hoàn thuế, không thu thuế kết hợp việc kiểm tra
tình hình sử dụng, tồn kho nếu như 2 việc kiểm tra này phát sinh cùng thời điểm.
|
Điểm d khoản 1 quy định: "Khi phát hiện tổ
chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa
nhưng không khai hải quan”.
Đề nghị TCHQ giải thích rõ hơn thế nào là không
đúng quy định.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
26.3
|
Khoản 3
|
1. Nội dung này quy định: “Cục trưởng Cục Hải
quan ban hành Quyết định kiểm tra. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý tổ
chức thực hiện việc kiểm tra” Tuy nhiên, Thông tư số 38/2015/TT-BTC không
ban hành mẫu Quyết định kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở
người nộp thuế.
Đề nghị: Để việc thực hiện thuận lợi,
đề nghị sử dụng mẫu số 01/2015-KTSTQ để ban hành Quyết định kiểm tra hồ sơ
hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế, đồng thời điều chỉnh nội
dung cho phù hợp với nội dung kiểm tra theo quy định tại Điều 129, Điều 130
Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
2. Nếu kiểm tra theo Điều 59 thì hiện nay chưa có
quy trình kiểm tra và các mẫu ấn chỉ liên quan.
Đề nghị: Để việc thực hiện thuận lợi,
đề nghị sử dụng mẫu số 01/2015-KTSTQ để ban hành Quyết định kiểm tra hồ sơ
hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế, đồng thời điều chỉnh nội
dung cho phù hợp với nội dung kiểm tra theo quy định tại Điều 129, Điều 130
Thông tư số 38/2015/TT-BTC
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
26.4
|
Khoản 4
|
Thời gian kiểm tra CSSX, tình hình sử dụng nguyên
liệu vật tư, tồn kho trong 5 ngày rất khó thực hiện được, nhất là các doanh
nghiệp có lượng hàng hóa XK, NK lớn.
Đề nghị TCHQ có quy định những trường
hợp đặc thù (áp dụng như trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người
khai hải quan).
|
Theo quy định khoản 4 Điều 59, trong trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh,
thành phố ban hành Quyết định gia hạn
thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Ngoài ra, việc kiểm tra được thực hiện trên cơ sở phân tích hồ sơ, xác định trọng tâm, trọng
điểm nội dung kiểm tra.
Tổng cục Hải quan yêu cầu đơn vị chủ động xây dựng, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ
công chức thực thi, phù hợp với yêu cầu kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan.
|
26.5
|
Khoản 5
|
Theo quy định, thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm
tra tình hình sử dụng nguyên liệu là Cục
trưởng Cục Hải quan. Tuy nhiên, do địa bàn quản lý của một số đơn vị hải quan
phức tạp nên gặp khó khăn trong việc luân chuyển hồ sơ từ Chi cục Hải quan về
Cục Hải quan để ban hành Quyết định.
Đề nghị: Cho phép phân cấp cho các Chi cục
Hải quan trực thuộc ban hành Quyết định kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật
liệu hoặc kiểm tra tồn kho nguyên liệu, vật tư tại trụ sở người khai hải
quan.
|
Cục Hải quan căn cứ vào tình hình thực tế để thực
hiện ủy quyền theo quy định của pháp luật.
|
Quy định này buộc cơ quan hải quan phải thực hiện
kiểm tra chậm nhất trước 05 ngày làm việc
kể từ ngày gửi quyết định, doanh nghiệp sẽ bị giới hạn thời gian để chuẩn bị trong khi nội dung kiểm tra theo quy định rất
nhiều, phức tạp dẫn đến công tác kiểm tra khó đạt hiệu quả.
Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, hướng dẫn trong Quy trình hướng dẫn thực hiện Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
|
26.6
|
Khoản 6 điểm d
|
Đề nghị TCHQ hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền là
cơ quan nào? Trong ngành hay ngoài ngành hải quan?
|
Đối với từng nội dung cần tham vấn, Cục Hải quan phối hợp với
các đơn vị trong và ngoài ngành để thực hiện.
|
26.7
|
Khoản 7
|
Sau khi thực hiện kiểm tra thì cơ quan hải quan
phải thông báo kết luận kiểm tra và xử lý.
Đối với trường hợp hoàn thuế thì cơ quan hải quan căn cứ vào văn bản nào để
xác định là doanh nghiệp đã sử dụng số nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng
hóa XK và đã xuất khẩu hết sản phẩm để
hoàn thuế. Nếu căn cứ vào kết luận kiểm tra thì không đủ cơ sở vì kết luận kiểm
tra không thể hiện rõ có bao nhiêu nguyên liệu, vật tư đã sử dụng; nguyên liệu,
vật tư đó thuộc tờ khai nhập khẩu nào và tổng
số tiền phải hoàn là bao nhiêu. Và trong trường
hợp doanh nghiệp có nhiều tờ khai nhập khẩu đã nộp thuế, nếu thực hiện
kiểm tra trước hoàn thuế sau thì sẽ phát sinh công việc rất lớn và cơ quan hải
quan không thể thực hiện được.
Đề nghị TCHQ hướng dẫn kiểm tra trước
hoàn thuế sau đối với loại hình sản xuất
xuất khẩu, (chỉ thực hiện theo quản lý rủi ro hoặc áp dụng chương trình thanh
khoản như trước đây).
|
Việc phân loại hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước,
kiểm tra sau, Bộ Tài chính có công văn số 7892/BTC-TCHQ ngày 15/6/2015 hướng
dẫn các đơn vị thực hiện.
Về hướng dẫn kiểm tra trước hoàn thuế sau, Tổng cục
Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy trình hướng dẫn Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
|
Theo quy định, sau khi kiểm tra, công chức hải
quan lập biên bản và xác định kết quả kiểm tra. Như vậy, có đảm bảo không? (hay phải
có tờ trình, trình lãnh đạo chi cục xem xét?)
Đề nghị TCHQ hướng dẫn nội dung
này. Sau khi kiểm tra, công chức hải quan lập biên bản và có tờ trình, trình
lãnh đạo chi cục xem xét, quyết định (áp dụng như kiểm tra cơ sở sản xuất).
|
Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố nghiên cứu,
thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư.
|
26.8
|
Khoản 8
|
Đề nghị TCHQ hướng dẫn việc xử lý kết quả kiểm
tra và cập nhật vào Hệ thống.
|
Tổng cục Hải
quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy trình hướng dẫn Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
|
27
|
Điều 60: Báo cáo quyết toán
|
27.1
|
Khoản 1
|
Theo quy định, định kỳ hàng năm, chậm nhất là
ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài
chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu,
vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ
quan Hải quan.
Đối với loại hình sản xuất xuất khẩu thời hạn ân
hạn thuế 275 ngày, nếu bắt doanh nghiệp phải chờ đến kết thúc năm tài chính mới
báo cáo quyết toán trong khi thời hạn ân hạn thuế đã hết 275 ngày, người khai
hải quan sẽ chịu phát sinh nợ thuế, phạt chậm trong khi người khai hải quan
có thể quyết toán ngay không cần chờ đến kết thúc năm tài chính.
Đề nghị:
- Ngoài quy định chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày
kết thúc năm tài chính phải báo cáo quyết toán nên quy định bổ sung quyết
toán thuế khi kết thúc hợp đồng hoặc hết thời hạn ân hạn thuế.
- Đề nghị Tổng cục Hải quan ban hành quy trình hướng
dẫn kiểm tra trên Hệ thống và cập nhật số liệu báo cáo quyết toán vào Hệ thống.
|
- Về nội dung thời điểm nộp báo cáo quyết toán: Đề
nghị đơn vị thực hiện theo đúng quy định
tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Về nội dung kiểm tra và cập nhật số liệu báo
cáo trên Hệ thống: Tổng cục Hải quan
ghi nhận và hướng dẫn tại Quy trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
Ngày kết thúc năm tài chính được quy định tại văn
bản nào? Hiện nay, mỗi doanh nghiệp có ngày kết thúc năm tài chính khác nhau
(31/12, 30/9, 31/3...)- Để biết ngày kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp
thì doanh nghiệp có phải đăng ký hay thông báo cho cơ quan hải quan không? Thủ
tục thông báo như thế nào? Theo dõi và quản lý như thế nào? Nếu không theo
dõi và quản lý thì không thể xử lý doanh nghiệp nộp quá hạn báo cáo quyết
toán theo Điều 65 TT38. Nếu quy định kiểm tra báo cáo quyết toán tại cùng thời
điểm sẽ gây ùn tắc vào thời điểm đầu năm 2016.
Đề nghị TCHQ có hướng dẫn: doanh
nghiệp thông báo cho cơ quan hải quan biết ngày kết thúc năm tài chính (như
đã đăng ký với cơ quan thuế). TCHQ xây dựng chương trình để theo dõi trên hệ thống.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
Căn cứ theo công văn số 1301/TCHQ-GSQL ngày
2/3/2007, công văn 2003/TCHQ-GSQL ngày 29/4/2008, công văn số 573/TCHQ-GSQL
ngày 6/2/2009, công văn số 4888/TCHQ-GSQL ngày 17/9/2012 thì định kỳ hàng
tháng, các Cục Hải quan phải thực hiện báo cáo về Tổng cục Hải quan về tình
hình tồn đọng hàng Gia công, sản xuất xuất
khẩu. Hiện nay, thời hạn nộp báo cáo quyết toán theo Khoản 1 Điều 60 Thông tư
số 38/2015/TT-BTC thì các Cục Hải quan có phải tiếp tục thực hiện báo cáo
tình hình tồn đọng hàng Gia công, sản xuất xuất khẩu nữa hay không? Nếu có
thì biểu mẫu có thay đổi không vì Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã thay đổi phần
lớn cách thức quản lý đối với hàng Gia công, SXXK?
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ hướng dẫn việc xử lý tồn đọng và xây dựng biểu mẫu báo cáo mới.
|
Quy định chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết
thúc năm tài chính, người khai hải quan
phải nộp báo cáo quyết toán. Tuy nhiên, trong thực tế, đối với các trường hợp
báo cáo quyết toán của doanh nghiệp kết thúc ngày 31/3/2015, doanh nghiệp phải
nộp báo cáo quyết toán trước ngày 28/6/2015, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Đề nghị: để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thì
cho phép doanh nghiệp chưa phải nộp báo cáo tài chính và thực hiện sau khi kết thúc năm tài chính 2015.
|
Đối với trường hợp này, doanh nghiệp báo cáo quyết
toán trước ngày 28/6/2016.
|
27.2
|
Khoản 3
|
Quy định doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán theo
nguyên tắc tổng trị giá nhập - xuất - tồn kho NVL, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu
số 15/BCQT-NVL/GSQL thông qua Hệ thống rất khó khăn trong việc quản lý.
Cơ quan HQ theo dõi và xử lý như thế nào? Để xem
xét, kiểm tra báo cáo cần phải có báo cáo chi tiết kèm theo, trong báo cáo
chi tiết phải thể hiện từng loại nguyên liệu, vật tư theo danh mục như trước
đây dựa trên định mức do doanh nghiệp xác định.
Đề nghị TCHQ có hướng dẫn thực hiện quyết
toán theo mẫu số 15 phụ lục V.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
Về trị giá trong
báo cáo quyết toán, quy định không nói rõ trị giá nguyên liệu và thành phẩm có
bao gồm chi phí hay không. Nếu trị giá trên có bao gồm chi phí theo quy định
của báo cáo kế toán thì không có ý nghĩa về quản lý của cơ quan hải quan Đề
nghị TCHQ có hướng dẫn.
|
Trị giá trong báo cáo quyết toán là trị giá trên
chứng từ sổ sách kế toán được lập theo nguyên tắc hướng dẫn tại Thông tư,
không phải trị giá khai báo trên tờ khai hải quan. Báo cáo quyết toán là một
trong những nội dung cơ quan hải quan xác minh sự tuân thủ của doanh nghiệp.
|
Đối với các
nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự cung ứng (tự sản xuất, mua nội địa, nhập
khẩu theo loại hình kinh doanh...) thì
có phải thực hiện báo cáo quyết toán hàng năm không? Nếu có thì thực hiện,
theo dõi như thế nào?
Đề nghị vẫn báo cáo quyết toán, doanh nghiệp
lập sổ chi tiết theo dõi nguyên liệu, vật tư và nêu rõ nguồn gốc.
|
Đề nghị thực hiện lập báo cáo quyết toán theo hướng
dẫn tại mẫu số 15/BCQT/GSQL Phụ lục V Thông tư này.
|
Báo cáo quyết toán chỉ có 2 dòng, thể hiện 2 tài khoản
152 (nguyên liệu) và 155 (thành phẩm). Cơ quan hải quan không thể sử dụng báo
cáo quyết toán để làm căn cứ kiểm tra
tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư; kiểm tra lượng hàng hóa tồn kho hoặc để
làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế vì báo cáo quyết toán tính theo trị giá
còn việc sử dụng nguyên liệu vật tư và hàng hóa tồn kho phải tính theo số lượng;
khi kiểm tra phải kiểm đếm số lượng chứ không phải kiểm đếm trị giá. Việc
hoàn thuế, không thu thuế cũng vậy; báo cáo quyết toán không chỉ rõ số lượng,
trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo tờ khai nhập khẩu nào) và số lượng,
trị giá sản phẩm xuất khẩu (theo tờ
khai xuất khẩu nào). Vì vậy, báo cáo
quyết toán chỉ mang tính hình thức, không có ý nghĩa về mặt quản lý của cơ quan
hải quan. CQHQ căn cứ vào số liệu nào để kiểm
tra báo cáo quyết toán nếu doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ số liệu.
Đề nghị TCHQ có hướng dẫn.
|
Báo cáo quyết toán là một trong những nội dung cơ
quan hải quan xác minh sự tuân thủ của doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 37 Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan có trách nhiệm báo cáo quyết toán; cung
cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan; giải trình các số liệu, quy
trình liên quan đến hoạt động sản xuất theo quy định của pháp luật. Trường hợp
người khai không tuân thủ các quy định trên, cơ quan hải quan căn cứ vào mức
độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
|
27.3
|
Khoản 3 điểm a
|
Quy định như tại Thông tư chưa nêu rõ trường hợp
mặt hàng là linh kiện, phụ tùng dùng để thay thế, sửa chữa nhập khẩu của DNCX
có phải đưa vào Báo cáo xuất nhập tồn hay không?
|
Theo quy định, doanh nghiệp phải phản ánh đầy đủ
hoạt động nhập khẩu linh kiện, phụ tùng thay thế, sửa chữa của DNCX trong hệ thống sổ sách kế toán và mẫu số
15/BCQT-NVL/GSQL cũng đã yêu cầu doanh nghiệp báo cáo cả thông tin liên quan
đến nguyên liệu, vật tư và sản phẩm.
|
27.4
|
Khoản 5 điểm b.1.1
|
Việc kiểm tra Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá
nhân nộp lần đầu, Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu
so với hệ thống của cơ quan hải quan sẽ thực hiện như thế nào?
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
27.5
|
Khoản 5 điểm b
|
Thẩm quyền kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu,
Báo cáo quyết toán là Cục trưởng.
Đề nghị quy định trường hợp ủy quyền
hoặc giao cho các chi cục báo cáo lãnh đạo cục phụ trách trực tiếp ký Quyết định.
|
Việc ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
|
27.6
|
Khoản 5 điểm b.3
|
Quy định: “Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và xử
lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền,
trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc,
thiết bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7,
8 Điều 59 Thông tư này”
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 thì cơ
quan hải quan kiểm tra định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ
liên quan đến việc xây dựng định mức.
Định mức thực tế để gia công, SXXK được quy định
tại khoản 1 Điều 55 Thông tư gồm:
+ Định mức sử dụng
nguyên liệu;
+ Định mức vật tư tiêu hao;
+ Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật liệu;
Như vậy, đối với các doanh nghiệp trong một năm
thực hiện nhiều hợp đồng gia công với nhiều sản phẩm xuất khẩu (VD: Công ty
May 10 trong một năm thực hiện khoảng 18 hợp đồng gia công, mỗi hợp đồng có khoảng
500 mã sản phẩm, mỗi sản phẩm được cấu thành từ 18-20 mã nguyên liệu) thì
không thể kiểm tra toàn bộ định mức sản phẩm xuất khẩu bằng phương pháp thủ
công trong khoảng thời gian từ 5-10 ngày làm việc.
Đề nghị: Việc kiểm tra định mức sản phẩm
xuất khẩu: chỉ kiểm tra xác suất trên từng hợp đồng gia công theo nguyên tắc
quản lý rủi ro.
|
Việc kiểm tra được thực hiện trên cơ sở phân tích
hồ sơ, xác định trọng tâm, trọng điểm nội dung kiểm
tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
|
27.7
|
|
Việc kiểm tra xác định lượng XK trong kỳ phải căn cứ vào TKXK đã qua khu vực
giám sát trên hệ thống. Để kiểm tra, công chức hải quan phải kiểm tra từng tờ
khai, nhất là những doanh nghiệp có lượng tờ khai lớn, mất nhiều thời gian và
công sức
Đề nghị có chương trình cảnh báo hoặc
kết xuất các tờ khai chưa có xác nhận của hải quan giám sát để thực hiện kiểm
tra.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và bổ sung chức năng của Hệ thống để quản lý và
sẽ hướng dẫn thực hiện khi hoàn thiện chức năng.
|
27.8
|
|
Đối với loại hình SXXK, thời hạn ân hạn thuế là
275 ngày, nếu thực hiện báo cáo quyết toán theo thời hạn trên thì sẽ gặp khó
khăn trong việc xem xét thủ tục không thu thuế, hoàn thuế. Cơ quan hải quan
không có căn cứ để kiểm tra đề nghị không thu thuế, hoàn thuế của doanh nghiệp
vì không có số liệu để đối chiếu.
Đề nghị có chương trình hỗ trợ kết xuất số liệu trong trường hợp doanh nghiệp
XK, NK ở nhiều cửa khẩu, Chi cục khác nhau.
|
27.9
|
|
Trường hợp doanh nghiệp nội địa gia công cho
doanh nghiệp chế xuất chỉ thực hiện duy nhất 1 hợp đồng gia công (mở 1, 2 tờ
khai nhập, xuất) sau đó không phát sinh hợp đồng gia công khác. Theo quy định
nêu trên thì phải đến khi kết thúc năm tài chính doanh nghiệp mới thực hiện
quyết toán, gây nhiều khó khăn cho công tác giám sát quản lý của cơ quan hải
quan.
Đề nghị: Để tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác, theo dõi quyết toán, trong trường hợp này đề nghị cho doanh
nghiệp được thực hiện quyết toán ngay khi kết thúc hợp đồng.
|
Đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện
theo đúng quy định tại Thông tư.
|
27.10
|
|
Theo hướng dẫn của TCHQ tại Công văn số
2733/TCHQ-GSQL ngày 31/3/2015, Chi cục hải quan phải hướng dẫn doanh nghiệp
thực hiện hợp đồng gia công, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng
XK, doanh nghiệp chế xuất thực hiện việc chốt tồn đầu kỳ đối với nguyên liệu,
vật tư và hàng hóa XK theo mẫu số 15/BCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo
Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Qua quá trình hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện,
nhận thấy:
- Đối với hàng sản xuất xuất khẩu: Cơ quan hải
quan hiện đang theo dõi theo số lượng NPL của từng tờ khai.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hợp đồng
gia công: theo dõi theo số lượng NPL, vật tư của từng hợp đồng gia công. Tuy
nhiên, trên mẫu số 15/BCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số
38/2015/TT-BTC chỉ có quyết toán theo trị giá VND cho cả hai loại hình trên
và theo từng NPL không phân biệt tờ khai đối với hàng SXXK và hợp đồng gia
công. Do vậy, Chi cục không có cơ sở để đối chiếu số liệu chốt tồn với doanh
nghiệp.
Đề nghị TCHQ hướng dẫn để thống nhất thực hiện.
|
Theo quy định tại Điều
37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, việc xây dựng báo cáo quyết toán được thực hiện
trên cơ sở ghi nhận hoạt động này trên hệ thống sổ sách kế toán tại doanh
nghiệp. Do vậy, số liệu chốt đầu kỳ theo báo cáo tại mẫu số 15, doanh nghiệp
tự chốt theo hệ thống sổ sách kế toán và tự chịu trách nhiệm về tính chính
xác trước pháp luật. Cơ quan hải quan chỉ thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu
tại mẫu số 15 khi thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều
60 Thông tư này và các văn bản hướng dẫn (nếu có).
|
27.11
|
|
Việc kiểm tra báo cáo quyết toán: Đối với các đơn
vị nhiều doanh nghiệp nhất là các đơn vị quản lý khu công nghiệp, khu vực SX,
nhiều doanh nghiệp mới thành lập hoặc có hoàn thuế và không thu, nếu phải kiểm tra báo cáo quyết toán sẽ mất nhiều thời
gian và nhân lực đối với các đơn vị.
Đề nghị hướng dẫn kiểm
tra theo tiêu chí phân loại rủi ro (mặt hàng, doanh nghiệp...) hoặc có
trường hợp chỉ kiểm tra tại trụ sở hải quan.
|
Việc kiểm tra báo cáo quyết toán được thực hiện
theo quy định tại Thông tư. Theo đó trách nhiệm của Chi cục quản lý phải có
phân tích, đánh giá hoạt động của từng doanh nghiệp thuộc sự quản lý để đưa
ra quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán phù hợp quy định tại điểm b Khoản 5
Điều 60 (không phải trường hợp nào cũng kiểm tra).
|
28
|
Điều 64: Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu,
vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
|
28.1
|
|
Do Thông tư không có quy định về việc Thông báo hợp
đồng cho CQHQ nên không thể biết lúc nào HĐGC kết thúc hoặc hết hiệu lực. Vì
vậy, nếu DN không thực hiện đúng theo quy định thì giải quyết như thế nào?
|
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng thì
xử lý theo quy định của pháp luật.
|
28.2
|
|
Trường hợp doanh nghiệp kết thúc hợp đồng, chuyển
sang hợp đồng gia công khác hoặc gia hạn hợp đồng thì thực hiện xử lý như thế
nào? Doanh nghiệp phải xử lý xong mới thực hiện tiếp hợp đồng mới hay tiến
hành cùng lúc?
Đề nghị doanh nghiệp xử lý xong mới
thực hiện tiếp hợp đồng mới.
|
Thông tư không có quy định về việc doanh nghiệp phải thực hiện xong hợp
đồng này mới thực hiện hợp đồng khác.
Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố nghiên cứu,
thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư.
|
28.3
|
|
Trường hợp doanh nghiệp thông báo cho cơ quan hải
quan phương án xử lý, bằng cách nào cơ quan hải quan biết là doanh nghiệp đã
xử lý theo phương án thông báo chưa? (tái xuất theo tờ khai nào, chuyển tiếp
sang hợp đồng mới nào, cho biếu tặng tờ khai nào, bán nội địa theo tờ khai
nào hoặc tiêu hủy như thế nào?). Nếu không biết doanh nghiệp đã xử lý hay
chưa thì không thể xử lý doanh nghiệp
theo khoản 2 Điều 65 được.
|
Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Thông tư số
38/2015/TT-BTC thì tất cả các phương án xử lý như tái xuất, chuyển tiếp sang
hợp đồng khác, cho biếu tặng, bán nội địa đều phải làm thủ tục hải quan. Do vậy,
về nguyên tắc thì hải quan phải biết doanh nghiệp đã thực hiện xử lý nguyên vật
liệu, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm hay chưa.
Yêu cầu Cục Hải quan các tình, thành phố tổ chức
theo dõi chặt chẽ các thủ tục này để làm cơ sở xử lý các công việc tiếp theo.
|
28.4
|
Khoản 1 điểm a
|
Trên thực tế, có một số trường hợp doanh nghiệp
có nhu cầu kéo dài thời gian nộp phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư,
máy móc thiết bị như sau:
a) Đã sản xuất thành phẩm gia công nhưng chưa xuất
kịp, cần phải gia hạn thời gian xuất khẩu (không tiếp tục nhập nguyên liệu).
b) Số lượng tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu quá lớn,
hoặc có nhiều HĐGC hết hạn cùng một thời điểm, DN không thể hoàn thành phương
án xử lý trong thời gian 15 ngày theo quy định.
c) Đối tác thuê gia công không có nhu cầu ký HĐGC
mới mà chỉ thỏa thuận kéo dài thời gian xuất khẩu sản phẩm gia công phù hợp với
nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu để kết thúc hợp đồng gia công.
d) Trì hoãn xuất khẩu do đang trong quá trình giải
quyết tranh chấp kinh tế của Tòa án.
e) Trì hoãn xuất khẩu do sự thay đổi của chính
sách nhập khẩu của Chính phủ nước nhập khẩu.
f) Một số loại hình gia công đặc thù (đóng tàu, lắp
ráp động cơ điện, động cơ thủ vv...) có nhu cầu kéo dài thời gian thực hiện hợp
đồng.
Đề nghị: Đối với trường hợp a), để giải quyết nhu cầu XK của DN, căn cứ vào khoản 4 Điều 64 “Đối với HĐGC có cùng đối
tác đặt gia công và cùng đối tác nhận gia công, tổ chức, cá nhân được bù trừ
nguyên liệu cùng chủng loại, cùng quy cách, phẩm chất”, đề nghị giải quyết
cho DN được phép sử dụng NL, VT còn tồn của HĐGC hết hiệu lực để xuất khẩu
sang HĐGC còn hiệu lực nếu phù hợp với quy định trên. DN phải cam kết sẽ nộp
phương án giải quyết NL, VT, MMTB còn tồn đúng thời gian quy định. Đối với
các trường hợp còn lại, đề nghị TCHQ có hướng dẫn thực hiện.
|
Nội dung trình bày vướng mắc của đơn vị chưa rõ ràng nên Tổng cục Hải quan
chưa có cơ sở giải quyết
Các trường hợp còn lại, đề nghị gửi đầy đủ hồ sơ
cụ thể để Tổng cục Hải quan có căn cứ hướng dẫn.
|
|
|
Thông tư chưa có quy định: Tổ chức, cá nhân phải
thông báo việc đã thực hiện xong thủ tục hải quan đối với
nguyên liệu, vật tư dư thừa... cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quyết
toán để làm căn cứ xử lý theo Khoản 2 Điều 65 Thông tư.
|
Theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Thông tư, việc
xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm đều
phải thực hiện thủ tục hải quan hoặc thông báo cho cơ quan hải quan (đối với
trường hợp tiêu hủy). Do vậy, cơ quan hải quan luôn biết được thời điểm doanh
nghiệp thực hiện việc xử lý trên, không cần yêu cầu doanh nghiệp thông báo.
|
28.5
|
Khoản 1 điểm b
|
Tại mẫu số 17/XL-HĐGC/GSQL Phụ lục V Thông tư lại
có nội dung quy định là:“Chúng tôi cam kết chậm nhất 30 ngày kể từ ngày được
Chi cục Hải quan... đồng ý sẽ làm xong thủ tục xử lý nguyên vật liệu, máy
móc, thiết bị theo quy định của pháp luật”; và trên biểu mẫu có phần ý kiến của
Chi cục nơi quyết toán hợp đồng gia công, lãnh đạo Chi cục phải có ý kiến và
ký tên đóng dấu trên bản thông báo xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy
móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm. Như vậy, Công văn số
2733/TCHQ-GSQL ngày 31/3/2015 hướng dẫn không yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục
phê duyệt văn bản nhưng tại biểu mẫu số 17/XL-HĐGC/GSQL lại yêu cầu Chi cục Hải
quan phê duyệt, dẫn tới mâu thuẫn.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
28.6
|
Khoản 3 điểm d
|
Quy định tiêu hủy
nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm trái với Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
Quy định này còn chung chung, chưa chặt chẽ.
Đề nghị TCHQ hướng dẫn chi tiết vì việc
này có liên quan đến việc xem xét không thu thuế đối với hàng hóa được tiêu hủy.
|
Do cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy trên
cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro nên quy định này không trái với Nghị định số
187/2013/NĐ-CP.
|
28.7
|
|
Quy định DN chỉ thông báo phương án xử lý qua hệ
thống và làm thủ tục chuyển tiếp đối với NL, VT, MMTB sang HĐGC khác, cơ quan
hải quan không kiểm tra đối chiếu nên đã xảy ra trường hợp: sau khi nộp
phương án xử lý, DN đã thực hiện hoàn tất thủ tục chuyển tiếp một thời gian
thì DN có công văn xin điều chỉnh số liệu chuyển tiếp do nhầm lẫn.
Đề nghị bổ sung thêm hành vi vi phạm
này vào Nghị định 127/2013/NĐ-CP do các thủ tục thông báo mã nguyên liệu, vật
tư, mã sản phẩm, định mức đã bị bãi bỏ, cho nên cơ quan hải quan không có cơ
sở xem xét cho DN khai bổ sung. Những trường hợp vi phạm về chuyển tiếp
nguyên liệu, vật tư, MMTB phát hiện được sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển
tiếp nếu ảnh hưởng đến thuế thì xử lý như trường hợp gian lận thuế, buôn lậu.
|
Tổng cục Hải
quan ghi nhận, bổ sung hành vi bị xử phạt trong Nghi định sửa đổi Nghị định số
127/2013/NĐ-CP.
|
28.8
|
|
Mẫu 17/XL-HĐGC có nội dung sai so với quy định
(chậm nhất 30 ngày kể từ ngày được chi cục hải quan đồng ý). DN chỉ thông
báo, cơ quan hải quan không thực hiện xem xét, đồng ý hay không đồng ý.
Đề nghị TCHQ sửa lại mẫu
17/XL-HĐGC.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, báo cáo Bộ sửa đổi mẫu
số 17/XL-HĐGC để phù hợp với quy định.
Trong thời gian này, Tổng cục Hải quan sẽ hướng dẫn
cách thức xử lý trong Quy trình hướng dẫn thực hiện Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
|
28.9
|
|
DN không mở được tờ khai đối với trường hợp máy
móc thiết bị gia công chuyển tiếp vì hệ thống yêu cầu DN phải làm thủ tục xuất
trước khi làm thủ tục nhập (khai mã loại hình G13 và G23).
Đề nghị TCHQ có hướng dẫn về mã loại
hình khai báo đối với trường hợp này hoặc sửa lại hệ thống.
|
Nội dung hướng dẫn việc chuyển tiếp thiết bị, máy
móc từ hợp đồng này sang hợp đồng khác hoàn toàn phù hợp với quy định xuất nhập
khẩu tại chỗ (xuất trước, nhập sau), cụ thể: Khi thực hiện sẽ là thực hiện xuất
khẩu tại chỗ theo mã G23 trước và nhập khẩu tại chỗ theo mã G13 sau. Trường hợp
G13 đầu vào không thực hiện trên hệ thống VNACCS thì việc tái xuất G23 sẽ được
thực hiện trên tờ khai giấy.
|
28.10
|
Khoản 5
|
Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu
để gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi
bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử
dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của
pháp luật về thuế.
Tuy nhiên theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều
34 Nghị định 187/2013/NĐ-CP và điểm d khoản 4 Điều 103 Thông tư số
38/2015/TT-BTC chỉ quy định đối với phế liệu, phế phẩm, phế thải nằm trong định
mức sử dụng. Như vậy, giữa quy định tại Điều 64 và Điều 103 Thông tư số
38/2015/TT-BTC, Điều 34 Nghị định 187/2013/NĐ-CP là chưa rõ?
|
Quy định trên áp dụng đối với nguyên liệu, vật tư
dư thừa, không áp dụng đối với phế liệu, phế phẩm. Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh,
thành phố nghiên cứu thực hiện theo
đúng quy định.
|
29
|
Điều 65: Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán
tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và quá thời hạn làm
thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê,
mượn khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện
|
29.1
|
Khoản 1 Điểm a
|
Theo quy định, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán mà người khai hải quan không nộp báo cáo quyết toán thì cơ quan Hải quan sẽ xử lý theo
quy định tại Điều 65.
Đề nghị:
- Đối với loại hình sản xuất xuất khẩu và hàng
hóa đăng ký danh mục miễn thuế: không quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán mà người khai hải quan không nộp báo
cáo quyết toán thì cơ quan Hải quan sẽ xử lý
theo các quy định tại Điều 65 giống như loại hình gia công mà thực hiện kiểm
tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.
- Cả 3 loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu và
danh mục miễn thuế đều giống nhau về thời gian báo cáo quyết toán (90 ngày kể
từ ngày kết thúc năm tài chính) nhưng loại hình gia công thì cách kiểm tra
khác với loại hình sản xuất xuất khẩu và danh mục miễn thuế. Do vậy, đề nghị
đối với loại hình sản xuất xuất khẩu và danh mục miễn thuế cũng áp dụng như
loại hình gia công. Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn báo cáo quyết toán, Cục Hải quan có văn bản mời người
khai hải quan đến làm việc và xử lý tuần tự theo Điều 65 trước khi quyết định
kiểm tra sau thông quan.
|
Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt
động gia công, SXXK, DNCX là phải nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Việc xử lý quá thời hạn nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định tại Điều
65 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
29.2
|
Khoản 1 Điểm b.2
|
Theo quy định, đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn,
mất tích thì hoàn chỉnh và chuyển toàn bộ hồ sơ hải quan cho cơ quan có thẩm
quyền để điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo Bộ Luật hình sự. Quy định
này là kế thừa của Thông tư 13/2014/TT-BTC, Chi cục Hải quan không thực hiện
được và trong quá trình thực hiện đã báo cáo Tổng cục Hải quan do:
|
|
|
|
- Để hoàn chỉnh hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm
quyền xem xét trách nhiệm hình sự thì phải xác định đối tượng đã xâm phạm số
tiền thuế là bao nhiêu? Đã thực hiện đầy đủ các bước cưỡng chế theo Luật Quản
lý thuế hay chưa?
|
- Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC
|
|
|
- Thông tư số 38 đã quy định về ấn định thuế theo
Điều 48 nhưng chưa hướng dẫn trường hợp người khai hải quan thực hiện gia
công, bỏ trốn, mất tích. Trong khi Điều 33 Nghị định 83/2013/NĐ-CP của Chính
phủ quy định các trường hợp ấn định thuế, trong đó có: “e) có dấu hiệu bỏ trốn
hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế”. Như vậy, những trường
hợp người khai hải quan thực hiện hợp đồng gia công, không thực hiện báo cáo
quyết toán và qua xác minh đã bỏ trốn, mất tích thì thuộc đối tượng phải ấn định
thuế.
|
- Doanh nghiệp không quyết toán và qua xác minh
đã bỏ trốn, mất tích thì Chi cục Hải quan trên hồ sơ hiện có, xác định lượng
nguyên liệu nhập khẩu không còn trong kho và lượng hàng hóa đã xuất khẩu để
chuyển lực lượng chống buôn lậu xử lý tiếp.
Nội dung này Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng
dẫn tại Quy trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
29.3
|
|
Chưa có quy định về việc xử phạt đối với hành vi
không nộp, nộp chậm báo cáo quyết toán.
Đề nghị bổ sung hành vi không nộp
hoặc nộp chậm báo cáo quyết toán để xử lý theo quy định.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, bổ sung hành vi bị xử
phạt trong Nghị định sửa đổi Nghị định số 127/2013/NĐ-CP.
|
30
|
Điều 71: Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm
tiêu thụ nội địa
|
30.1
|
Khoản 2
|
Tại Điều 55 điểm c định nghĩa:
“Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm
xuất khẩu gồm:
a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng
nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư
tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế
hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế
phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu
hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính
vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ
hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.”
Căn cứ vào định nghĩa tại Điều 55 thì hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu,
phế phẩm nằm trong định mức thực tế.
Đề nghị TCHQ có hướng dẫn cụ thể (phế
liệu, phế phẩm nằm ngoài định mức thực tế) để bộ phận kiểm tra quyết
toán có cơ sở thực hiện kiểm tra doanh nghiệp.
|
Phế liệu, phế phẩm nằm trong, nằm ngoài định mức thực tế do doanh nghiệp tự xác định.
Cơ quan hải quan căn cứ vào định mức do doanh nghiệp xây dựng để xác định định
mức thực tế.
|
30.2
|
|
Thực tế đối với
phế liệu, phế phẩm, doanh nghiệp không thể xác định được tờ khai nhập khẩu
ban đầu để kê khai khi làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng.
Đề nghị TCHQ có hướng dẫn đối với trường hợp này
doanh nghiệp không phải kê khai số tờ khai nhập khẩu.
|
Khoản 2 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định
các hình thức xử lý đối với phế liệu, phế phẩm, bao gồm: bán tại thị trường
Việt Nam; xuất khẩu trả ra nước ngoài; chuyển sang thực hiện hợp đồng gia
công khác tại Việt Nam; biếu, tặng tại Việt Nam; tiêu hủy tại Việt Nam. Nội
dung không bao gồm việc thay đổi mục đích sử dụng.
|
31
|
Điều
72: Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm
|
|
|
Quy định tiêu hủy
nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam còn chung chung, chưa cụ
thể cho nên dễ xảy ra tình trạng thực hiện không thống nhất giữa hải quan và
doanh nghiệp. Đề nghị có quy định rõ vì việc này có liên quan đến việc xem xét
không thu thuế đối với hàng hóa được tiêu hủy.
Đề nghị TCHQ có hướng dẫn cụ thể
hơn.
|
Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư
số 38/2015/TT-BTC, căn cứ vào thông báo phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu,
vật tư, phế liệu, phế phẩm, cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy theo
nguyên tắc quản lý rủi ro. Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan căn cứ từng trường hợp cụ thể bố trí công tác giám sát tiêu
hủy đảm bảo thực hiện các thủ tục tiếp theo (bao gồm cả các thủ tục liên quan
đến thuế).
|
32
|
Điều 74: Nguyên tắc chung
|
|
|
Không đề cập đến trường hợp tiêu hủy phế liệu, phế
phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất, gia công của DNCX mà chỉ hướng dẫn đối
với trường hợp tiêu hủy máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải chuyện tạo TSCĐ khi thanh lý (Điều 79). Vậy cơ quan hải
quan có thực hiện việc giám sát tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, phế thải phát
sinh trong quá trình sản xuất, gia công của DNCX như trước hay không?
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, báo cáo Bộ hướng dẫn
thực hiện theo hướng: thực hiện như đối với loại hình gia công quy định tại Điều
64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
33
|
Điều 76: Thủ tục hải quan đối với trường hợp
DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp
nội địa. DNCX thuê DNCX khác gia công
|
|
Khoản 3
|
Trường hợp 2 DNCX ở 2 KCX khác nhau nếu không làm
thủ tục thì việc theo dõi, quản lý rất khó khăn, không có cơ sở đề giải quyết đưa hàng hóa ra vào KCX.
Đề nghị: DNCX được lựa chọn thực hiện
hoặc không thực hiện thủ tục hải quan (trường hợp 2 DN trong cùng KCX)
DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan (trường hợp
2 DNCX ở 2 KCX khác nhau).
|
Tổng cục Hải
quan ghi nhận, báo cáo Bộ theo hướng thống nhất quản lý chung đối với DNCX nằm
trong và ngoài khu chế xuất.
|
34
|
Điều
82: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
|
34.1
|
Khoản 3 điểm b
|
Tại Điểm b Khoản 3 Điều 82 Thông tư số
38/2015/TT-BTC có quy định: “Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai
trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu nhưng
không thay đổi phương thức vận chuyển thì người khai hải quan có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan nơi đăng
ký tờ khai, nếu được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt thì công chức
hải quan thực hiện chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống. Chi cục Hải quan cửa
khẩu nơi đang lưu giữ hàng hóa lập biên bản bàn giao và niêm phong hàng hóa để
chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất”.
Do đặc thù tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu đường
bộ thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh ngoài cửa khẩu còn có các điểm xuất
hàng (điểm thông quan). Cụ thể: Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái quản lý cửa
khẩu quốc tế Bắc Luân, cửa khẩu Ka Long và 4 điểm xuất hàng (Địa điểm kiểm
tra hàng hóa xuất khẩu Lục Lầm; Địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu km3+4; Điểm xuất hàng Lục Chắn; Điểm
xuất hàng Đại Vai); Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô quản lý cửa khẩu Hoành Mô và 4 điểm xuất hàng (Địa
điểm kiểm tra hàng xuất khẩu Đồng Văn; Điểm xuất hàng khu vực Mốc 1306; Điểm
xuất hàng khu vực Mốc 1326; Điểm xuất hàng khu Nà Kép; Điểm xuất hàng tại Mốc
1302/2); Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh quản lý cửa khẩu Bắc Phong Sinh
và 2 điểm xuất hàng (Điểm xuất hàng
khu vực Mốc 1342+300; Điểm xuất hàng khu vực Mốc 1344(2)+500). Khi làm thủ
tục tái xuất doanh nghiệp khai cụ thể “Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế”
trên tờ khai xuất khẩu, trong khi việc tái xuất hàng hóa qua từng địa điểm và
thời gian phụ thuộc phía đối tác nước ngoài (Trung Quốc). Nếu thực hiện như
quy định trên, sẽ gây khó khăn và làm mất cơ hội của doanh nghiệp khi tái xuất
hàng hóa sang biên giới.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, hướng dẫn trong Quy
trình hướng dẫn thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
34.2
|
Khoản 3
|
Tại khoản 3 Điều 82 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã
quy định trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa
xuất khẩu. Nhưng chưa hướng dẫn cụ thể trong trường hợp đã tái xuất một phần của lô hàng, doanh nghiệp xin chuyển phần còn
lại sang tái xuất tại cửa khẩu khác.
Đề nghị TCHQ hướng dẫn.
|
Tổng cục Hải
quan ghi nhận, hướng dẫn trong Quy trình hướng dẫn thực hiện Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
|
34.3
|
Khoản 5
|
Tại Khoản 5 Điều 82 Thông tư số 38/2015/TT-BTC
quy định: Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (bao gồm các trường hợp đã
hoàn thành thủ tục tạm nhập hoặc đã hoàn thành thủ tục tái xuất; chờ thực xuất)
được lưu giữ tại một trong các địa điểm, sau:
a) Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa
khẩu;
b) Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được
thành lập trong nội địa hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu
xuất;
c) Kho, bãi của thương nhân thuộc địa bàn hoạt
động hải quan đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.
Trong khi tại điểm a1 Khoản 1 Điều 83 cũng quy định:
“Hàng hóa đang được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 5 Điều 82
Thông tư này hoặc các điểm thông quan; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất
khẩu ở biên giới”. Với quy định như trên được hiểu Khu vực chịu sự
giám sát hải quan tại cửa khẩu không bao gồm các điểm thông quan;
địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới. ”
Tại một số cửa khẩu trên biên giới đường bộ,
ngoài khu vực cửa khẩu còn có các điểm
thông quan; địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới chịu sự giám sát
của hải quan và từ trước đến nay vẫn được lưu giữ hàng hóa chờ tái xuất.
Vì tại khu vực cửa khẩu chật hẹp, không có đủ mặt
bằng để lưu giữ hàng hóa, đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép hàng hóa đã hoàn
thành thủ tục tái xuất được lưu giữ tại các điểm thông quan; địa điểm tập kết,
kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới tại cửa khẩu xuất.
|
Đối với việc
lưu giữ hàng hóa tại các điểm thông quan; địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
ở biên giới Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn.
Hiện tại, yêu cầu các đơn vị thực hiện theo đúng
quy định tại Thông tư.
|
34.4
|
Khoản 7
|
Thủ tục hải quan chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện
theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư này.
Đề nghị TCHQ hướng dẫn.
|
Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:
Thủ tục hải quan chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện
theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT- BTC.
|
35
|
Điều 84: Quản lý theo dõi tờ khai hải quan
tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập
|
35.1
|
Khoản 2
|
Theo quy định tại Điều 49 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP, các phương tiện chứa hàng quay vòng tạm nhập tái xuất trong thời
hạn tạm nhập chưa phải nộp thuế. Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập
tái xuất theo dõi, quản lý lượng hàng trên hệ thống.
Khi thực hiện khai trên VNACCS, doanh nghiệp nhập
mã “C” tại ô mã thời hạn nộp thuế. Tuy nhiên, hiện tại, trên Hệ thống VNACCS,
đối với loại hình TNTX không cho nhập tại ô mã thời hạn nộp thuế nên cơ quan
hải quan và doanh nghiệp không theo odix được thời hạn nộp thuế trên Hệ thống.
Đề nghị TCHQ sớm hoàn thiện Hệ thống để phù hợp với
quy định
|
Theo hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL
ngày 01/4/2015, các phương tiện chứa hàng quay vòng tạm nhập tái xuất được
khai báo dưới chế độ tạm (G14 và G24), trong đó phải khai báo cụ thể thời hạn
tạm nhập tái xuất. Yêu cầu các đơn vị tiến hành rà soát thời hạn tạm nhập tái
xuất trên Hệ thống (thông qua nghiệp vụ ITI) làm căn cứ để xác định thời hạn
nộp thuế.
|
|
Quy định: “Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm
nhập, tạm xuất theo dõi, quản lý lượng hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập trên Hệ thống. Quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất đã đăng ký với cơ quan hải
quan nhưng chưa làm thủ tục tái xuất, tái nhập hoặc chưa thực hiện việc gia hạn
thời gian tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thì cơ quan hải quan thực hiện
việc ấn định thuế (nếu có).
Quy định này có áp dụng đối với các tờ khai đăng ký trước ngày 01/4/2015, chưa tái xuất,
đã bị cơ quan hải quan xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử phạt
bổ sung “buộc tái xuất” nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện?
|
Trường hợp đã bị cơ quan hải quan xử lý vi phạm
hành chính và áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung “buộc tái xuất” thì thực hiện
theo quyết định của cơ quan hải quan.
|
|
Quy định: “Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm
nhập, tạm xuất theo dõi, quản lý lượng hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập trên Hệ thống. Quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất đã đăng ký với cơ quan hải
quan nhưng chưa làm thủ tục tái xuất, tái nhập hoặc chưa thực hiện việc gia hạn
thời gian tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thì cơ quan hải quan thực hiện
việc ấn định thuế (nếu có).
Việc theo dõi Container/ bồn mềm rỗng tái xuất,
tái nhập của hãng vận tải sau khi đã tạm nhập,tạm xuất và ấn định thuế (nếu
có) là không thể thực hiện được vì:
+ Do theo yêu cầu kinh doanh vận tải hàng hóa, vỏ container được tạm nhập vào Việt Nam
với mục đích để đóng hàng xuất khẩu, do đó, khi xuất khỏi Việt Nam thì là
container đã chứa hàng, không thuộc đối tượng làm thủ tục theo quy định tại Điều
49, chỉ có một số ít không đóng hàng xuất khẩu sẽ được tái xuất ra nước
ngoài; vỏ container tạm xuất khỏi Việt Nam với mục đích để đóng hàng nhập khẩu,
do đó, khi nhập về Việt Nam thì là
Container đã chứa hàng, cũng không thuộc đối tượng làm thủ tục theo quy định
tại Điều 49 và chỉ có một số ít không đóng hàng nhập khẩu sẽ được tái nhập về
Việt Nam.
+ Mặt khác, doanh nghiệp có quyền tạm nhập, tạm
xuất vỏ container và xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
chứa trong các container tại tất cả các
cửa khẩu của Việt Nam theo yêu cầu của tuyến đường vận tải (Vỏ container có
thể được làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất tại cửa khẩu này nhưng được tái xuất,
tái nhập hoặc đóng hàng để xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu khác); hơn nữa với
vỏ container đã tạm xuất có thể tái nhập lại theo hàng hóa theo các chuyến
tàu sau tại cảng tạm xuất/ cảng khác hoặc hãng tàu vận chuyển đi toàn thế giới
có thể không quay lại cửa khẩu tạm xuất.
Trong khi đó, ngành hải quan không có hệ thống cơ sở dữ liệu và không có phần
mềm để quản lý số ký hiệu Container thống nhất trên toàn quốc. Do đó, hiện
nay Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất chỉ giám sát chặt chẽ các
vỏ Container/ bồn mềm rỗng tạm nhập và tạm xuất, không thể theo dõi để xác định
được lô hàng đã được tái xuất, tái nhập hết hay chưa.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ có văn bản hướng
dẫn cụ thể.
|
35.2
|
Khoản 3 điểm a.2
|
Thời hạn thực hiện việc quyết toán đối với tờ
khai hải quan giấy không chịu thuế hoặc thuế suất 0% được quy định: "Trong
thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp
nhận đầy đủ bộ hồ sơ, công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu bộ
hồ sơ do người khai hải quan nộp với bộ hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan để thực
hiện việc quyết toán, xác nhận trên tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất lưu tại
cơ quan hải quan."
Trong khi tại khoản 2 Điều 129 Thông tư quy định:
“Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (áp dụng đối với cả các trường
hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%/ và tại khoản 6 Điều
129 Thông tư quy định thời hạn xử lý hồ sơ, ra Quyết định hoàn thuế, không
thu thuế: "…chậm nhất trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được đủ
hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế".
Hỏi: Trường hợp doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ
sơ hoàn thuế (không thu thuế) gồm nhiều tờ khai (có tờ khai có thuế, tờ khai
thuế suất 0% và tờ khai hải quan giấy thuế suất 0%) thì thời hạn xử Iý, ra
Quyết định thực hiện theo thời hạn nào?
|
Đối với hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế của hàng
hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu 0%, yêu cầu Cục Hải quan
tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định
tại Điều 84 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
35.3
|
Khoản 3
|
Khoản 3 Điều
84 Thông tư số 38 quy định việc quản lý,
theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập.
Mặt khác theo quy định tại khoản 2 Điều 129 quy định:
“Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (áp dụng đối với cả các trường
hợp có mức thuế suất, thuế nhập khẩu, xuất khẩu 0%).
Tại d.3 điểm d khoản 5 và khoản 6 Điều 129 Thông
tư số 38/2015/TT-BTC quy định hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, hàng nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thuộc đối tượng kiểm tra trước, hoàn thuế,
không thu thuế sau. Việc kiểm tra đối với hồ sơ thuộc trường hợp này thực hiện
tại trụ sở người nộp thuế theo quy định
tại Điều 130 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Như vậy, cùng loại hình kinh doanh tạm nhập tái
xuất, cùng mặt hàng nhưng chính sách, thủ tục liên quan đến thuế lại có quy định
khác nhau (tờ khai hải quan giấy: doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ quyết toán cho cơ
quan hải quan; tờ khai điện tử: cơ quan Hải quan kiểm tra tại trụ sở người nộp
thuế), tờ khai điện tử thủ tục phức tạp hơn.
Đối với
hàng hóa có thuế suất, thuế nhập khẩu, xuất khẩu 0%, thì không phát sinh số
thuế phải nộp đối với người nộp thuế. Vì vậy trong trường hợp này việc người
nộp phải nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế và cơ quan Hải quan phải thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp
thuế theo quy trình chung là không phù hợp với bản chất của việc kiểm tra và
không cần thiết.
Đề xuất: đối với trường hợp hàng
hóa có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế suất thuế xuất khẩu 0% người nộp
thuế không phải thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế quy định tại Điều
129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
|
36
|
Điều 86: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
|
36.1
|
|
Trước 1/4/2015, các Cục Hải quan thực hiện báo
cáo định kỳ hàng tháng trước ngày 05 tháng sau về việc thống kê, cung cấp
danh sách và các thông tin liên quan đến doanh nghiệp mua hàng hóa của nhà thầu
nước ngoài theo hình thức XNK tại chỗ theo biểu mẫu kèm theo công văn
5178/TCHQ-GSQL ngày 27/9/2012.
Theo nội dung Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì việc
thông báo các tờ khai nhập khẩu tại chỗ
đến cơ quan Thuế là do các Chi cục Hải quan thực hiện theo mẫu số
20/TKXNTC/GSQL. Đề nghị TCHQ hướng dẫn: có tiếp tục thực hiện báo cáo theo nội
dung Công văn 5178/TCHQ-GSQL ngày 27/9/2012 hay không? Và nếu có thì sử dụng
biểu mẫu ban hành kèm theo Công văn số 5178/TCHQ-GSQL hay theo mẫu số
20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC?
|
Đề nghị đơn vị thực hiện thống nhất theo quy định
tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC, theo đó sử dụng mẫu số 20/TKXNTC/GSQL.
|
36.2
|
|
Khoản 5 Điều 75 Thông tư quy định: “Đối với phế
liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện
theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu
và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình
tương ứng”.
Điểm b khoản 1 Điều 86 Thông tư quy định:” 1.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm: b) Hàng hóa mua bán giữa doanh
nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế
quan”.
Do vậy, thủ tục hải quan đối với hàng hóa là phế
liệu của DNCX được phép bán vào nội địa
áp dụng thủ tục hải quan XK, NK tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư.
Điểm a khoản 1 Điều 10, điểm b khoản 3 Điều 10, khoản
6 Điều 86 Thông tư quy định việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Như vậy, việc kiểm
tra thực tế hàng hóa đối với những tờ khai XK, NK tại chỗ là hàng hóa khác và
tờ khai NK của các doanh nghiệp nội địa (doanh nghiệp tuân thủ pháp luật) mua
phế liệu của DNUT được hệ thống phân luồng đỏ, phải kiểm tra thực tế hàng
hóa. Như vậy, việc này áp dụng theo quy định tại Điều 10 hay Điều 86? Nếu áp
dụng theo quy định tại Điều 10 thì doanh nghiệp không xuất trình được hàng
hóa để kiểm tra.
Đề nghị; Tổng
cục Hải quan thiết lập tiêu chí loại trừ (không phân luồng đỏ) đối với các tờ
khai XK, NK tại chỗ của các doanh nghiệp nội địa tuân thủ pháp luật mà đối
tác XK, NK là DNUT. Trong khi chờ hướng dẫn của TCHQ, đơn vị đề xuất thực hiện theo kết
quả phân luồng đối với tờ khai XK, NK thông thường (hàng hóa không thuộc
quản lý chuyên ngành) của doanh nghiệp nội địa mua bán với DNCX là DNUT. Trường
hợp hệ thống phân luồng đỏ, công chức hải quan sẽ thực hiện ghi nhận kết quả
kiểm tra thực tế hàng hóa như sau: “Hàng hóa là
đối tượng thuộc khoản 6 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, cơ quan hải quan
chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa, không kiểm
tra thực tế hàng hóa."
|
Tổng cục Hải
quan ghi nhận, hướng dẫn cụ thể trong Quy trình hướng dẫn thực hiện Thông tư
số 38/2015TT-BTC.
|
37
|
Điều 88: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa
đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển
|
|
|
Theo mẫu số 21/BKTrC/GSQL Phụ lục V thì doanh
nghiệp phải lập và kê khai các tiêu chí trong đó có tiêu chí “số seal hãng
tàu”. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này, Cục Hải quan đã có công văn
2831/HQBRVT-GSQL ngày 02/10/2013 báo cáo vướng mắc của 12 hãng tàu, theo đó
việc kê khai số seal làm mất rất nhiều thời gian, việc kiểm tra đối chiếu của
cơ quan hải quan với kê khai của doanh nghiệp là
rất khó khăn do phải đối chiếu thủ công. Để tạo điều kiện và nâng cao năng lực
cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh
doanh cảng, Bộ Tài chính đã có công văn số 6918/BTC-TCHQ ngày 27/5/2014, cho
phép doanh nghiệp lập và kê khai số Container, không phải kê khai số seal.
Đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép tiếp tục thực
hiện theo công văn số 6918/BTC-TCHQ.
|
Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện
theo công văn số 6918/BTC-TCHQ ngày 27/5/2014 của Tổng cục Hải quan. Theo đó,
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển lập và kê khai số Container,
không phải kê khai số seal.
|
38
|
Điều 89: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu
|
|
Khoản 2 điểm b5
|
Theo quy định: “Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu
xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng
biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan thì sau khi hàng hóa đưa vào khu
vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận
hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc
giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu thực
hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này.
Tuy nhiên, theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết
định 70/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố Danh mục phân loại cảng biển
Việt Nam có quy định Quảng Ninh chỉ có duy nhất một cảng đó là cảng biển Quảng
Ninh và được phân loại là cảng biển loại I. Đồng thời theo tại Phụ lục ban
hành kèm theo Quyết định 1433/QĐ-BGTVT ngày 21/4/2014 của Bộ Giao thông vận tải
Công bố Danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam thì cảng biển Quảng Ninh
có 11 bến cảng gồm: (1) Bến cảng Mũi Chùa; (2) Bến cảng Vạn Gia (khu
chuyên tải Vạn Gia); (3) Bến cảng than Cẩm Phả; (4) Bến cảng Nhà máy xi măng
Cẩm Phả; (5) Bến cảng tổng hợp Cái Lân; (6) Bến cảng xăng dầu B12; (7) Bến cảng
nhà máy đóng tàu Hạ Long; (8) Bến cảng khách Hòn Gai; (9)Bến cảng Nhà máy xi
măng Hạ Long; (10)Bến cảng Nhà máy xi măng Thăng Long; (11) Bến cảng xăng dầu
Cái Lân.
Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn hàng hóa nhập
khẩu qua một trong 11 bến cảng của cảng
biển Quảng Ninh (ví dụ nhập khẩu qua Bến cảng Cái Lân) có được chuyển khẩu
qua các Bến cảng khác của cảng biển Quảng Ninh hay không.
|
Căn cứ quy định tại điểm b.5 khoản 2 Điều 89 thì
hàng hóa nhập khẩu qua 1 trong 11 bến cảng thuộc cảng biển Quảng Ninh theo
công bố của Bộ Giao thông Vận tải được phép chuyển khẩu qua các bến cảng khác
thuộc cảng biển Quảng Ninh.
|
39
|
Điều 91: Quản lý hải quan đối với hàng hóa
đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
|
39.1
|
|
Đề nghị TCHQ hướng dẫn cụ thể các trường hợp hàng
hóa xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài đã đến cửa khẩu xuất, nhưng
không xuất được, còn nguyên trạng, xin được đưa trở lại kho ngoại quan/ thay
đổi cửa khẩu xuất hoặc đã xuất một phần của lô hàng, phần còn lại đề nghị được
gửi lại trở lại kho ngoại quan/ thay đổi
cửa khẩu xuất.
|
- Việc xin đưa hàng hóa trở lại kho ngoại quan:
hiện tại không có quy định về việc hàng hóa đã xuất kho ngoại quan để xuất ra
nước ngoài, đã đến cửa khẩu xuất được phép quay trở lại kho ngoại quan. Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng
dẫn cụ thể.
Việc thay đổi cửa khẩu xuất một phần hoặc toàn bộ
lô hàng: Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn trong Quy trình hướng dẫn
Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
39.2
|
Khoản 3
|
Theo quy định, thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài thực hiện khai báo vận chuyển độc lập
(thực hiện thủ tục theo phương thức điện tử). Nhưng trong trường hợp hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan gặp sự cố không thực
hiện được các giao dịch điện tử với nhau đủ thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài được thực hiện như thế nào? Vì
Thông tư không có mẫu tờ khai vận chuyển độc lập bằng giấy.
Đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép sử dụng tờ
khai hàng hóa xuất khẩu (mẫu HQ/2015/XK) để khai báo đối với hàng hóa xuất
kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài, trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan không thực hiện được các giao dịch
điện tử với nhau.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, báo cáo Bộ để hướng dẫn
cụ thể.
|
40
|
Điều 92: Giám sát hải quan đối với hàng hóa
đưa vào, đưa ra và các dịch vụ thực hiện trong địa điểm thu gom hàng lẻ (sau
đây gọi tắt là kho CFS)
|
40.1
|
|
Đối với trường hợp chia tách đóng gói hàng vận
chuyển chung container ngoài CFS, trước đây thực hiện theo hướng dẫn tại công
văn số 12079/BTC-TCHQ. Hiện nay Thông tư số 38/2015/TT-BTC không hướng dẫn
trường hợp này.
Đề nghị TCHQ cho phép thực hiện theo hướng dẫn
tai công văn 12079/BTC-TCHQ.
|
Đơn vị tiếp tục thực hiện theo công văn số
12079/BTC-TCHQ và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến nội dung này cho đến
khi có hướng dẫn mới của Bộ Tài chính.
|
40.2
|
Khoản 1
|
Quy định đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho
CFS: “Trên cơ sở thông tin về lô hàng xuất khẩu do Chi cục nơi đăng ký tờ
khai chuyển đến, Chi cục Hải quan quản lý kho CFS tiếp nhận lô hàng, kiểm tra
đối chiếu trên hệ thống, giám sát đưa hàng vào kho CFS”.
Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn rõ “trên cơ sở
thông tin” là trên cơ sở gì đối với các tờ khai được phân luồng xanh, vàng, đỏ.
|
Đối với tờ khai hàng hóa xuất khẩu đưa vào CFS,
theo quy định phải khai tờ khai vận chuyển kết hợp. Ngay khi người khai hải
quan hoàn thành thủ tục hải quan tờ khai vận chuyển kết hợp, không phân biệt
luồng tờ khai, thông tin về tờ khai được chuyển đến Chi cục Hải quan quản lý
kho CFS trên Hệ thống (Chi cục có thể tra cứu thông qua nghiệp vụ ITF). Do vậy,
đề nghị Chi cục quản lý kho CFS sử dụng thông tin trên Hệ thống để đối chiếu
và kiểm tra hàng hóa đưa vào kho CFS.
|
41
|
Điều 93: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần
|
|
Khoản 2
|
Khoản 2 Điều 93 quy định: người khai hải quan thực
hiện khai báo và sử dụng tờ khai hải quan đã được thông quan để làm thủ tục cho từng làn thực tế nhập khẩu.
Khoản 2 Điều
36 quy định việc tính thuế thực hiện theo từng làn nhập khẩu tại thời điểm
làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu.
Điểm a khoản 4 Điều
42 quy định thời hạn nộp thuế thực hiện theo loại hình tương ứng và áp dụng đối
với từng làn thực tế nhập khẩu.
Như vậy, nếu thực hiện theo quy định tại Điều 36
và Điều 42 thì không thể thông quan tờ khai trên Hệ thống và sử dụng tờ khai
để làm thủ tục cho từng lần nhập khẩu theo quy định tại Điều 93. Thông tư
chưa quy định biểu mẫu kê khai, tính thuế nên không có chứng từ làm thủ tục hải
quan và lưu thông cho hàng hóa thực tế nhập khẩu.
Đề nghị: áp dụng khoản 2 Điều 93 cho mặt hàng thạch
cao đăng ký tờ khai 1 lần, nhập khẩu nhiều lần. Việc kê khai, tính thuế thực
hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai trên Hệ thống;
sau khi người khai hoàn thành nghĩa vụ về thuế, tờ khai được thông quan và được
sử dụng để làm thủ tục cho từng lần thực tế nhập khẩu.
|
Tổng cục Hải
quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn.
|
42
|
Điều 94: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa
mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới
|
42.1
|
|
Hiện tại, một số đơn vị đang sử dụng mẫu tờ khai
HQ/2004- XKBG và thực hiện cấp số tờ khai theo hệ thống phần mềm quản lý thống
kê tập trung.
Theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL, mã H11 được sử dụng
cho một số loại hình, trong đó có hàng xuất khẩu của cư dân biên giới. Như vậy,
cơ quan hải quan có thực hiện việc cấp số tờ khai theo hướng dẫn tại công văn
số 3295/TCHQ-GSQL ngày 13/4/2005 hay tiếp tục cấp số tờ khai theo số cấp của
hệ thống thống kê tập trung? Nếu thực hiện cấp số theo công văn số
3295/TCHQ-GSQL thì việc sử dụng mẫu tờ khai cũ HQ/2004-XKBG có phù hợp không
vì Thông tư số 38 không có mẫu tờ khai xuất khẩu biên giới.
|
Theo quy định tại điểm 3 mục III Thông tư liên tịch
số 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNN&PTNT- BYT-NHNN thì mẫu tờ khai sử dụng
cho hàng hóa xuất khẩu của cư dân biên giới là theo tờ khai do Bộ Tài chính
quy định. Do vậy, đề nghị đơn vị thực
hiện theo đúng mẫu tờ khai của Thông tư số 38/2015/TT- BTC cho đến khi có hướng
dẫn của Bộ Tài chính, về vướng mắc liên quan đến việc cấp số tờ khai tại công
văn số 3295/TCHQ-GSQL, Tổng cục Hải quan ghi nhận và hướng dẫn cụ thể trong Quy trình hướng dẫn thực hiện Thông tư
số 38/2015/TT-BTC.
|
42.2
|
|
Trường hợp hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân
biên giới tại các cửa khẩu phụ, lối mở không có lực lượng Hải quan vượt định
mức miễn thuế thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu và khai trên tờ khai hải quan giấy theo
mẫu HQ/2015/NK. Việc này khó khăn cho cư dân biên giới và lực lượng biên
phòng không thể cấp số tờ khai, kiểm tra và thông quan hàng hóa.
Nếu sử dụng
Bảng kê theo mẫu BK/2009/CDBG kèm công văn số 1883/BTC-TCHQ ngày 19/02/2009
thì không thống nhất giữa thủ tục hải quan đối với hàng hóa trao đổi, mua bán
của cư dân biên giới vượt định mức miễn thuế nơi có và không có lực lượng hải
quan.
Đề nghị cho phép được khai báo trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu
HQ/2015/NK và đề nghị TCHQ hướng dẫn thủ tục để cơ quan hải quan phối hợp với
lực lượng biên phòng.
|
Việc khai hải quan thực hiện thống nhất theo mẫu
HQ/2015/NK, người khai hải quan khai và nộp thuế trực tiếp tại cửa khẩu. Trường
hợp tại các cửa khẩu phụ, lối mở không có lực lượng Hải quan thì lực lượng biên
phòng thực hiện theo quy định.
|
43
|
Điều 102: Địa điểm kiểm tra hàng hóa tại
chân công trình hoặc cơ sở sản xuất, nhà máy
|
43.1
|
Khoản 2 điểm b
|
Điểm b khoản 2 quy định quyết định công nhận có
giá trị hiệu lực trong thời hạn 2 năm kể từ ngày ban hành.
Tuy nhiên, thực tế phát sinh các trường hợp doanh
nghiệp thuê kho, nhà xưởng để phục vụ sản xuất (doanh nghiệp thủy sản) hoặc
các nhà thầu dầu khí thuê kho tại khu dịch vụ hậu cần dầu khí để tập kết máy
móc thiết bị sau đó đưa ra biển phục vụ hoạt động dầu khí. Các hợp đồng thuê
có thời hạn nhất định, có thể dưới 2 năm. Trường hợp này, nếu quyết định công
nhận có hiệu lực 2 năm thì chưa phù hợp.
Đề nghị Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) hướng dẫn
bổ sung vào khoản 2b Điều 102 nội dung: ...“Quyết định công nhận có giá trị
hiệu lực trong thời hạn không quá 2 năm
kể từ ngày ban hành....”
|
Quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC được hiểu
là: thời hạn hiệu lực trên Quyết định công nhận do Cục Hải quan tỉnh, thành
phố căn cứ tình hình thực tế để xem xét, tuy nhiên không quá 02 năm kể từ
ngày ban hành.
|
43.2
|
|
Theo quy định: “Trong thời hạn...; Quyết định
công nhận có giá trị hiệu lực trong thời hạn 02 năm kể từ ngày ban hành...”.
Tuy nhiên, theo quy định của các Thông
tư cũ, các Quyết định công nhận địa điểm kiểm
tra tại chân công trình hoặc cơ sở sản xuất, nhà máy không quy định
giá trị hiệu lực. Như vậy, đối với các Quyết định công nhận trước khi Thông
tư số 38/2015/TT-BTC có hiệu lực (đã quá 2 năm hoặc chưa quá 2 năm kể từ ngày
ban hành), Cục Hải quan tỉnh có cần ban hành Quyết định công nhận mới hay
không?.
Đề nghị TCHQ hướng dẫn Cục Hải quan tiến hành rà
soát lại và ban hành quyết định công nhận nếu đáp ứng yêu cầu kiểm tra hải
quan.
|
Các Cục Hải quan thực hiện rà soát các trường hợp
đã ban hành quyết định công nhận trước thời điểm Thông tư số 38/2015/TT-BTC
có hiệu lực. Nếu quá 02 năm kể từ ngày ban hành, Cục HQ tỉnh thành phố thực
hiện thủ tục công nhận mới theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
44
|
Điều 103: Các trường hợp miễn thuế
|
44.1
|
Khoản 1
|
Quy định các trường hợp miễn thuế đối với hàng tạm
nhập, tái xuất.
Hiện nay tại đơn vị phát sinh một số trường hợp tạm
nhập tái xuất đối với phương tiện chưa hàng hóa theo phương thức quay vòng (kệ,
giá, thùng, lọ,..). Theo công văn số 141/TCHQ-GSQL ngày 7/1/2014 của Tổng cục
Hải quan thì chính sách thuế đối với trường hợp này được áp dụng theo khoản 1
Điều 100 Thông tư số 128/2013/TT-BTC. Hiện nay Thông tư số 128/2013/TT- BTC
đã hết hiệu lực, các hàng hóa nêu trên có tiếp tục được miễn thuế theo khoản
1 Điều 103 Thông tư số 38/2015/TT-BTC hay không?
Đề xuất: Tiếp tục giải quyết miễn thuế đối với
các hàng hóa này theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
|
Theo quy định tại khoản 8 Điều 49 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ thì trong thời hạn tạm nhập tái xuất
mà người khai hải quan đã đăng ký với cơ quan hải quan, phương tiện chứa hàng
hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập tái xuất
chưa phải nộp thuế. Đề nghị đơn vị nghiên cứu thực hiện.
|
44.2
|
Khoản 2
|
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 87 quy định một trong các đối tượng miễn
thuế: “Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước
ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm:
a.Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được
phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời
hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam;...
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Thông tư số
38 hướng dẫn miễn thuế đối với trường hợp “Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được
phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt
Nam”.
Việc xác định hàng hóa là tài sản di chuyển thực
hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Vướng mắc: Cùng đối tượng miễn thuế nêu trên
nhưng quy định tại Thông tư chỉ hướng dẫn miễn thuế trường hợp … theo giấy mời
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đề xuất: Thực hiện thống nhất theo quy định tại khoản
2 Điều 12 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ .
Căn cứ khoản 1 điều 45 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
của Chính phủ quy định hồ sơ phải nộp đối với trường hợp người nước ngoài đưa
tài sản di chuyển vào Việt Nam; Khoản 2, 3.b- Điều 16, Điều 105 Thông tư số
38 thì hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp này gồm:
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
- Văn bản xác nhận đến công tác, làm việc tại Việt
Nam của cơ quan, tổ chức nơi người nước ngoài làm việc hoặc giấy phép làm việc
tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp: 01 bản chụp;
- Chứng từ vận tải trong
trường hợp tài sản vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt:
01 bản chụp.
Như vậy, nội dung hướng dẫn về hồ sơ miễn thuế
không quy định phải nộp, xuất trình giấy mời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đối với trường hợp nêu trên.
Vướng mắc: Trường hợp hàng hóa là tài sản di chuyển
của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào cư trú, làm việc tại
Việt Nam (chỉ nộp, xuất trình văn bản xác nhận đến công tác, làm việc tại Việt
Nam của cơ quan, tổ chức nơi người nước
ngoài làm việc hoặc giấy phép làm việc tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền
cấp theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 08/2015/NĐ-CP) thì có
thuộc đối tượng miễn thuế và đảm bảo về hồ sơ miễn thuế theo quy định tại Thông
tư?
Đề xuất: Về hồ sơ miễn thuế: thực hiện theo quy định
tại khoản 1 Điều 45 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ; khoản 2, 3 Điều
16 và Điều 105 Thông tư số 38.
|
Quy định về miễn thuế, hồ sơ thủ tục miễn thuế đối
với hàng hóa là tài sản di chuyển không phải là nội dung mới tại Thông tư số
38/2015/TT-BTC. Theo đó, để được miễn thuế đối với hàng hóa là tài sản di
chuyển thì phải đáp ứng quy định về đối tượng và điều kiện miễn thuế.
|
44.3
|
Khoản 21
|
Quy định “hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu theo Điều
ước quốc tế” và phải đăng ký danh mục miễn thuế trước khi nhập khẩu. Tuy
nhiên tại Điều 104 lại không quy định về căn cứ để đăng ký danh mục miễn thuế
cho trường hợp này.
Đề nghị: TCHQ có hướng dẫn để thực hiện.
|
Tại mẫu số 14/CVĐKDMMT/TXNK - mẫu công văn đăng
ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế có yêu cầu doanh nghiệp
khai chỉ tiêu “Lý do miễn thuế”, theo đó doanh nghiệp phải kê khai cụ thể đối
tượng miễn thuế, cơ sở xác định đối tượng miễn thuế (ghi cụ thể số hiệu, ngày
tháng của văn bản làm cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế).
|
|
|
1. Tại cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có trường
hợp Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro được miễn thuế theo Hiệp định năm 2010
giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính
phủ Liên bang Nga về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và
khai thác dầu khí tại thềm lục địa CHXHCN VN trong khuôn khổ Liên doanh Việt
Nga. Tại Điều 7 Hiệp định quy định: “Miễn cho Liên doanh thuế hải quan trên
lãnh thổ CHXHCN VN trong khi chuyển đến
và chuyển đi các vật tư, thiết bị và hàng hóa vật tư dùng cho việc thực hiện
hoạt động chính của Liên doanh..Như vậy, theo Hiệp định thì DN được miễn thuế
xuất khẩu và thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên tại khoản 21 Điều 103 chỉ quy định việc
miễn thuế nhập khẩu là chưa đủ.
2. Theo công văn số 08/BTC-TCHQ ngày 2/1/2014 và
công văn số 6948/BTC-TCHQ ngày 19/5/2014 của Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp
nhập khẩu hàng hóa để chế tạo các cụm thiết bị phục vụ hoạt động dầu khí,
cung cấp cho các DN hoạt động dầu khí thì cũng được miễn thuế.
Hiện tại, quy định tại Thông tư không có việc miễn
thuế đối với việc chế tạo cụm thiết bị phục vụ hoạt động dầu khí. Cục HQ địa
phương đề xuất cho doanh nghiệp tiếp tục thực hiện theo các công văn hướng dẫn
của Bộ Tài chính.
|
Tổng cục Hải quan sẽ trả lời căn cứ vào hồ sơ của
từng vụ việc.
|
45
|
Điều
104: Đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế
|
45.1
|
Khoản 9
|
1. Theo quy định tại khoản 9 Điều 104 thì hồ sơ
đăng ký Danh mục miễn thuế chỉ có công văn và danh mục miễn thuế. Việc kiểm
tra hồ sơ phụ thuộc vào việc phối hợp, cung cấp thông tin của cơ quan khác.
Do vậy, việc Thông tư quy định xử lý trong
tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ là chưa phù hợp.
|
1. Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện
theo quy định tại Điều 104 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
|
|
2. Ngoài ra, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể việc phối hợp với các cơ quan có thẩm
quyền (cơ quan nào, hình thức, nội dung phối hợp, trường hợp cơ quan hải quan
gửi văn bản đề nghị nhưng các cơ quan này không cung cấp, không trả lời hoặc
thời gian chờ phản hồi thông tin quá lâu thì xử lý như thế nào).
|
2. Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện
theo quy định tại Điều 104 Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
|
|
|
3. Chưa có hướng
dẫn cụ thể việc kiểm tra được thực hiện như thế nào đối với trường hợp hàng
hóa miễn thuế theo Điều ước quốc tế (kiểm tra sau thông quan hay kiểm tra
khác và đơn vị nào thực hiện kiểm tra, hình thức kiểm tra và cách thức kiểm
tra như thế nào?
Trong trường hợp thực hiện kiểm tra sau thông
quan, Cục Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu gặp vướng mắc đối với trường hợp Liên
doanh Việt - Nga Vietsovpetro hiện đang là doanh nghiệp ưu tiên. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 86/2013/TT-BTC (Điều 11 Thông tư số
72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015, có hiệu lực ngày 25/6/2015) thì cơ quan hải
quan không KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan, chỉ kiểm tra tại trụ sở người
khai hải quan không quá 1 lần trong 3 năm liên tục trên cơ sở quản lý rủi ro
kể từ ngày được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.
|
3. Đối với trường hợp cụ thể, yêu cầu đơn vị báo
cáo cụ thể và đề xuất phương án xử lý gửi về Tổng
cục Hải quan để được hướng dẫn.
|
45.2
|
Khoản 12
|
Quy định trường hợp tổ chức, cá nhân làm mất danh
mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế bản giấy, có điểm a), a1) ...
nhưng không có điểm b), b1) ...
Trước đây theo khoản 9 Điều 101 Thông tư số 128/2013/TT-BTC
quy định trường hợp xử lý danh mục miễn thuế bị thất lạc được quy định rõ
ràng, chi tiết hơn.
Hiện tại cơ quan hải quan đang phát sinh trường hợp
doanh nghiệp đề nghị được cấp lại danh mục miễn thuế bị thất lạc. Do đó, để
có cơ sở trả lời doanh nghiệp, đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn hồ sơ,
trình tự thực hiện việc kiểm tra và cấp lại danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu miễn thuế, Phiếu theo dõi trừ lùi bị thất lạc theo khoản 12 Điều 104
Thông tư số 38/2015/TT-BTC nêu trên.
|
1. Về hồ sơ đề nghị cấp lại:
Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính,
đồng thời triển khai thực hiện đồng thời triển khai khoản 15 mục II Nghị quyết
63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ người nộp thuế không phải nộp các chứng
từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hải quan; hồ sơ hoàn thuế, thoái thuế... mà cơ quan thuế, cơ quan hải
quan đã có”, nên những quy định về giải trình trong
công văn đề nghị cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo
dõi trừ lùi (quy định tại điểm a.1.2, a.1.3, a.1.4 và a.2 khoản 9 Điều 101
Thông tư số 128 như tên, lượng trị giá hàng hóa theo Danh mục hàng hóa miễn
thuế đã đăng ký) là không cần thiết. Vì những nội dung này cơ quan hải quan
có thể tra cứu được dựa vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế mà cơ quan
hải quan có và phiếu theo dõi trừ lùi có xác nhận của cơ quan hải quan nơi
làm thủ tục nhập khẩu lô hàng cuối cùng trước khi thất lạc. Do đó, hồ sơ đề
nghị cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi
được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 104 Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
2. Về trình tự thực hiện:
Nội dung mất Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
miễn thuế bản giấy tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC không phải là nội dung mới
so với Thông tư số 128/2013/TT-BTC, do có sơ suất về kỹ thuật trong quá trình
đánh máy, nên tại khoản 12 Điều 104 bổ sung nội dung trình tự thực hiện như
sau:
“b.Trình tự thực hiện:
b.1) Trường hợp mất Danh mục hàng hóa miễn thuế:
Cơ quan hải quan nơi cấp lại căn cứ hồ sơ đề nghị và tài liệu kê khai do
doanh nghiệp cung cấp thực hiện: Thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành
phố về việc hủy Danh mục đã cấp và thực hiện cấp 01 bản chụp Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế thay thế Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu bị mất...:”
|
46
|
Điều 105:
Hồ sơ, thủ tục miễn thuế
|
46.1
|
Khoản 1
|
Điểm b khoản 22 Điều 103 Thông tư quy định các
trường hợp miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu ủy thác trúng thầu.
Khoản 1 Điều 105 quy
định hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư
này;
Tuy nhiên khoản 2 Điều 16 quy định về hồ sơ nhập
khẩu đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế trong trường hợp quy định tại
điểm b khoản 22 Điều 103 lại không có hợp đồng cung cấp, hợp đồng ủy thác hoặc
thông báo trúng thầu ...vậy cơ quan hải quan căn cứ vào cơ sở, chứng từ nào để
xem xét miễn thuế trong trường hợp trên.
Đề nghị TCHQ bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 16
Thông tư theo hướng: Doanh nghiệp nộp bản chụp và xuất trình bản chính hợp đồng
trúng thầu hoặc Hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng ủy thác, quyết định
trúng thầu để thực hiện kiểm tra xử lý miễn thuế.
|
- Tại điểm b khoản 22 Điều 103 Thông tư số
38/2015/TT-BTC đã có quy định về việc giá cung cấp
hàng hóa theo hợp đồng ủy thác hoặc giá trúng thầu theo quyết định trúng thầu không bao gồm thuế nhập
khẩu.
- Tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số
38/2015/TT-BTC (mẫu số 14/CVDKDMMT/TXNK mẫu công văn đăng ký danh mục hàng
hóa miễn thuế) có yêu cầu doanh nghiệp khai chỉ tiêu “Lý do miễn thuế”, theo
đó doanh nghiệp phải kê khai cụ thể đối tượng miễn thuế (ghi cụ thể số hiệu,
ngày tháng của văn bản làm cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn
thuế).
- Trách nhiệm tự kê khai, tự chịu trách nhiệm của
người nộp thuế đã được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn
thực hiện. Trách nhiệm kiểm tra của cơ quan hải quan khi đăng ký Danh mục miễn
thuế, khi làm thủ tục hải quan, sau khi hàng hóa đã được thông quan đã được
quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thực
hiện. Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố nghiên cứu thực hiện.
|
46.2
|
Khoản 2 điểm b.2
|
Điểm b.2 khoản 2 Điều
105:
- Cách thức khai báo trên VNACCS và trừ lùi số lượng
hàng hóa nhập khẩu theo tổ hợp, hệ thống;
- Cục trưởng xem xét quyết định cho từng Dự án
hay cho từng tổ hợp của Danh mục? Chi cục hay doanh nghiệp phải đề nghị Cục
trưởng quyết định.
|
Theo quy định tại điểm b.2 khoản 2 Điều 105 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì trường
hợp nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, phải nhập khẩu làm nhiều
chuyến để lắp ráp thành tổ hợp thành dây chuyền hoàn chỉnh, không thể thực hiện
trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu thì thực hiện trừ lùi
sau khi kết thúc việc nhập khẩu hàng hóa của tổ hợp, dây truyền trên Phiếu theo dõi trừ lùi. Theo đó không thực
hiện được việc đăng ký Danh mục miễn thuế và trừ lùi Danh mục hàng hóa miễn
thuế trên VNACCSS.
Cục trưởng Cục Hải quan xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể không thực
hiện trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu và tổ chức thực
hiện kiểm tra sau thông quan để xác định hàng hóa do tổ chức, cá nhân kê khai
miễn thuế nhập khẩu thực tế có hay không sử dụng đúng mục đích phục vụ dự án
theo quy định hiện hành và thực hiện xử lý theo quy định nếu tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm.
Đề nghị đơn vị nghiên cứu quy định nêu trên để thực
hiện.
|
47
|
Điều 106: Báo cáo, kiểm tra việc sử dụng
hàng hóa miễn thuế nhập khẩu
|
|
Khoản 1
|
Quy định “Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ
90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính,
người đăng ký Danh mục miễn thuế có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng
hàng hóa nhập khẩu miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan Hải quan nơi
đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế”.
Về quy định này đơn vị phát sinh một số vướng mắc
sau:
(1) Đối với những trường hợp doanh nghiệp đã thực
hiện quyết toán các Danh mục miễn thuế trước ngày Thông tư số 38/2015/TT-BTC
có hiệu lực (trước ngày 1/4/2015) thì có phải tiếp tục báo cáo định kỳ hàng
năm theo quy định này không?
(2) Đối với những trường hợp đăng ký danh mục trước ngày 1/4/2015 nhưng
chưa quyết toán thì thực hiện quyết toán theo quy định này hay vẫn thực hiện
quyết toán theo các quy định trước?
(3) Đối với trường hợp doanh nghiệp đã nhập khẩu
hết lượng hàng hóa đăng ký trên Danh mục
miễn thuế và doanh nghiệp cũng đã quyết toán xong thì định kỳ hàng năm có tiếp
tục báo cáo không?
Đề xuất:
- Những trường hợp đăng ký danh mục miễn thuế trước
ngày 1/4/2015 đã quyết toán xong theo các quy định trước đây thì không phải
tiếp tục báo cáo tình hình sử dụng theo Điều 106.
- Trường hợp đăng ký Danh mục miễn thuế trước
ngày 1/4/2015 những doanh nghiệp chưa báo cáo quyết toán thì phải thực hiện
báo cáo tình hình sử dụng theo Điều
106.
- Trường hợp doanh nghiệp đã nhập khẩu hết lượng
hàng hóa đăng ký trên Danh mục miễn thuế và doanh nghiệp cũng đã quyết toán
báo cáo tình hình sử dụng xong thì hàng năm không phải thực hiện báo cáo tình
hình sử dụng nữa.
|
(1), (3) Theo quy định tại khoản 1 Điều 106 thì “Định
kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài
chính, người đăng ký Danh mục miễn thuế có trách nhiệm báo cáo tình
hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký Danh mục
hàng hóa miễn thuế”
Căn cứ quy định trên, đối với các trường hợp đã
quyết toán và kết thúc việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo mục đích miễn thuế
(ví dụ: nguyên liệu, vật tư, linh kiện được miễn thuế 5 năm đã đưa vào sản xuất,
đã quyết toán) thì không phải báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn
thuế trong năm tài chính nữa, đối với các trường hợp khác thực hiện báo cáo
tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo quy định của Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
(2) Đối với
những trường hợp đăng ký danh mục trước ngày 1/4/2015 nhưng chưa quyết toán
thì thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo quy
định của Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
48
|
Điều 114: Các trường hợp hoàn thuế
|
48.4
|
Khoản 5
|
Tại khoản 5 Điều 114 mục D Thông tư số
38/2015/TT-BTC: có đưa ví dụ về lạc nhân: khi sản xuất ra 2 sản phẩm lạc nhân
loại 1 và lạc nhân loại 2 và ví dụ về sản xuất lạc nhân sản phẩm thu được là
hạt lạc nhân và vỏ lạc nhân.
Căn cứ Điều 71 Thông tư số 38 quy định về thủ tục
xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa.
Vướng mắc: Nguyên liệu là cá ngừ nguyên con: sau
sản xuất ra sản phẩm là cá ngừ đóng hộp
và đầu, đuôi, bụng (nội tạng), cá ngừ, xương, da, máu... tạm gọi là phế phẩm,
số phế phẩm này nhà sản xuất chế biến thành bột cá (nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi) và nằm trong định mức tiêu hao hoặc ngoài định mức tiêu hao:
a. Trong định mức tiêu hao: Nếu nhà sản xuất (người
khai hải quan) tiêu thụ tại thị trường nội địa, căn cứ Điều 71 thì người khai
hải quan không cần đăng ký thủ tục hải quan đối với phế phẩm là bột cá nhưng
phải kê khai quyết toán thuế với Thuế nội địa.
b. Ngoài định mức tiêu hao: Nếu nhà sản xuất (người
khai hải quan) tiêu thụ tại thị trường nội địa, căn cứ Điều 71 thì người khai
hải quan phải đăng ký thủ tục hải quan đối với phế phẩm là bột vá và phải bổ
sung theo Điều 21.
Khi làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế): áp dụng
khoản 5 Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC số tiền thuế được hoàn như thuế
nào cho đúng quy định? Vì tổng trị giá
các sản phẩm thu được là cá ngừ đóng hộp và bột cá trong đó bột cá phải qua giai đoạn chế biến từ phế phẩm mới trở
thành sản phẩm bột cá, như vậy khi tính
toán theo quy định thì trị giá của “bột cá” sẽ bao gồm trị giá của phế phẩm cộng
chi phí sản xuất (vật tư, nguyên liệu và máy móc thiết bị, nhân công...)
Khoản 5 Điều 114 Thông tư số 38 chỉ mới quy định phần
trị giá vật tư, nguyên liệu cấu thành vào sản phẩm xuất khẩu mà chưa quy định
trị giá phần vật tư, nguyên liệu cấu thành vào sản phẩm tiêu thụ nội địa.
|
Tổng cục Hải
quan ghi nhận vướng mắc của đơn vị để trao đổi với các đơn vị liên quan và sẽ
có hướng dẫn cụ thể.
|
48.2
|
|
Căn cứ Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định:
"... hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất lại chủ hàng nước ngoài hoặc
tái xuất sang nước thứ 3 hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan... được xét hoàn
thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không
phải nộp thuế xuất khẩu...”
Khi thực hiện nội dung này có một số Chi cục
không chấp nhận hoàn thuế đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa
sau đó tìm đối tác để xuất bán sang nước thứ ba, doanh nghiệp khai mã loại
hình B13
Đề nghị: Các trường hợp không xuất trả
(tái xuất) cho chủ hàng nước ngoài mà xuất bán cho đối tác tại nước thứ 3 nếu
thỏa mãn đầy đủ các điều kiện vẫn hoàn thuế cho doanh nghiệp (nếu đã nộp thuế
nhập khẩu).
|
Tổng cục Hải quan có công văn số 2765/TCHQ- GSQL
ngày 01/4/2015 hướng dẫn mã loại hình XNK trên
hệ thống VNACCS, theo đó mã loại hình B13 được sử dụng trong trường hợp: "Hàng nhập khẩu của
các loại hình phải trả lại (gồm tái xuất để trả lại cho khách hàng nước
ngoài; tái xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan);…"
Đề nghị Cục Hải quan báo cáo rõ lý do tại sao một
số Chi cục không chấp nhận hoàn thuế đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu
hàng hóa sau đó tìm đối tác để xuất bán sang nước thứ ba, doanh nghiệp khai
báo mã loại hình B13 để Tổng cục Hải quan xem xét, hướng dẫn xử lý.
|
49
|
Điều 129: Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ
sơ xét hoàn thuế không thu thuế
|
49.1
|
Khoản 2 điểm b
|
1. Nếu quá thời hạn theo quy định người khai hải
quan mới nộp hồ sơ, sau khi xử lý vi phạm hành chính, cơ quan hải quan vẫn
làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế cho người khai hải quan nếu hồ sơ hợp lệ
và đủ điều kiện?
|
1. Nếu quá thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không
thu thuế theo quy định người khai hải quan mới nộp hồ sơ và không có vi phạm
nào khác sau khi xử lý vi phạm hành chính, cơ quan hải quan giải quyết hồ sơ
theo đúng quy định.
|
|
|
2. Ban hành biểu mẫu kiểm tra trước - hoàn thuế
sau, không thu thuế. Sớm ban hành quy trình thay thế quy trình 2424/QĐ-TCHQ
ngày 27/11/2008.
|
2. Tổng cục Hải quan ghi nhận, hướng dẫn tại Quy
trình miễn, giảm, hoàn thuế.
|
|
|
3. Đối với các lô hàng đăng ký tờ khai trước ngày
01/4/2015 nhưng người khai hải quan nộp hồ sơ hoàn thuế từ ngày 01/4/2015 trở
đi thì áp dụng các quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
3. Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng
dẫn cụ thể.
|
49.2
|
Khoản 2 điểm b.2
|
Theo quy định tại khoản 5 Điều 114 Thông tư số
38/2015/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu
đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất
vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương
ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối
với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ
nguyên liệu nhập khẩu.
Theo quy định tại điểm b.2 khoản 2 Điều 129 Thông
tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thời hạn nộp hồ sơ không thu thuế xuất khẩu
chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu cuối cùng.
Tuy nhiên, với quy định trên một số doanh nghiệp
gặp vướng mắc về thời hạn nộp hồ sơ không thu thuế xuất khẩu của sản phẩm xuất
khẩu chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình SXXK vì gây khó
khăn cho doanh nghiệp vì 60 ngày kể từ ngày đăng
ký tờ khai nhập khẩu nguyên liệu cuối cùng là quá ngắn để sản xuất và
xuất khẩu lô hàng ra thị trường nước ngoài.
|
Thời hạn nộp hồ sơ không thu thuế xuất khẩu của sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ toàn
bộ nguyên liệu nhập khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 114 Thông tư số
38/2015/TT-BTC được thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ không thu thuế vật tư,
nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu quy định tại điểm b.1.1 khoản
2 Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
49.3
|
Khoản 2 điểm d. 1
|
1. Xử lý thuế GTGT theo tiết d.1 điểm d khoản 2 Điều
129: “Người nộp thuế chưa phải kê khai, nộp thuế GTGT của số lượng nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu còn tồn kho chưa đưa vào sản xuất
hoặc đã sản xuất sản phẩm nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm trên cơ sở kết quả kiểm
tra theo quy định tại Điều 59 Thông tư này”.
Đề xuất: khi hết thời hạn nộp thuế, doanh nghiệp
chưa phải kê khai nộp thuế GTGT do cơ quan Hải quan chưa thực hiện kiểm tra
theo Điều 59 Thông tư số 38. Bởi vì tại thời điểm hết hạn nộp thuế mà cơ quan
Hải quan đến doanh nghiệp để kiểm tra nguyên liệu còn tồn kho sẽ phát sinh khối
lượng công việc rất lớn cho cơ quan Hải quan cũng như cho doanh nghiệp. Việc
kiểm tra sẽ được thực hiện cùng với thời gian hoàn thuế, không thu thuế, quyết
toán, để doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm việc kê khai này.
2. Căn cứ quy định tại điểm d1 khoản 2 Điều 129
Thông tư số 38/2015/TT-BTC hướng dẫn: d) Xử lý thuế trong trường hợp không xuất
khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế thì người nộp thuế chưa phải kê khai, nộp
thuế giá trị gia tăng của số lượng nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu còn tồn kho, chưa đưa
vào sản xuất hoặc đã sản xuất sản phẩm nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm trên cơ
sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 59 Thông tư này”.
- Căn cứ theo Điều 59 quy định các trường hợp phải
kiểm tra....
Vướng mắc: Theo quy định tại Điều 59 thì không phải
trường hợp nào cơ quan hải quan cũng kiểm tra hàng hóa còn tồn kho hay thành
phẩm chưa xuất khẩu (chỉ kiểm tra khi có nghi vấn), do đó Cục Hải quan Đồng
Nai kiến nghị 02 phương án như sau:
+ Phương án 1: Doanh nghiệp tự xác định việc chưa
phải kê khai khi nguyên liệu còn tồn kho, chưa xuất khẩu sản phẩm hay phải có
công văn cam kết hàng còn tồn kho gửi cơ quan hải quan khi nộp hồ sơ không
thu thuế, hoàn thuế hoặc báo cáo quyết toán.
+ Phương án 2: Doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT.
Với 02 vướng mắc nêu trên, cơ quan hải quan sẽ phải
tăng cường nhân lực rất nhiều để tiến hành kiểm tra hồ sơ không thu - hoàn
thuế tại trụ sở doanh nghiệp cũng như kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị do đặc thù của địa bàn quản lý với hơn
60% kim ngạch là loại hình NSXXK, gia công. Ngoài ra việc thường xuyên kiểm
tra tại trụ sở doanh nghiệp cũng gây rất nhiều phiền hà cho doanh nghiệp.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn thực hiện.
|
Quy định về xử lý thuế trong trường hợp không xuất
khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế: Người nộp thuế chưa phải kê khai nộp
thuế GTGT của số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm
nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều
59 Thông tư này.
Trường hợp đã nộp thuế giá trị gia tăng trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thì khi thực tế xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, người nộp thuế được hoàn lại tiền chậm nộp thuế
GTGT (nếu có) theo hướng dẫn tại Điều 49 Thông tư này.
Như vậy, đối với nguyên liệu nhập sản xuất xuất
khẩu, nhưng doanh nghiệp khai báo chuyển tiêu thụ nội địa quá 275 ngày thì có
tính chậm nộp thuế (nhập khẩu, GTGT,...) không?
|
Theo quy định tại tiết đ.1, điểm đ, khoản 1 Điều
42 thì đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để SXXK chuyển tiêu thụ nội địa,
người nộp thuế phải nộp đủ các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật
trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa; thủ tục khai báo chuyển
tiêu thụ nội địa, đăng ký tờ khai mới và tính thuế thực hiện theo quy định tại
Điều 21, Điều 40 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Như vậy, khi chuyển tiêu thụ nội
địa, người nộp thuế đăng ký tờ khai mới, nộp thuế theo tờ khai mới thì không
bị tính chậm nộp.
|
49.4
|
Khoản 2 điểm đ
|
Công văn số 4345/TCHQ-TXNK ngày 22/4/2014 của Tổng cục Hải quan cho phép được sử dụng
chứng từ điều chỉnh phi kế toán để áp dụng thời hạn nộp thuế đối với các trường
hợp điểm c, khoản 2 Điều 127 Thông tư số 128/2013/TT-BTC. Hiện nay, quy định
tại điểm c khoản 2 Điều 127 nêu trên đã được thay thế bằng điểm đ khoản 2 Điều
129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC cũng với nội dung tương tự.
Như vậy, cơ quan hải quan có tiếp tục được sử dụng
Chứng từ điều chỉnh phi kế toán để áp dụng thời hạn nộp thuế đối với các trường
hợp trên theo công văn 4345/TCHQ-TXNK hay không? Đề xuất: Tiếp tục cho phép sử
dụng Chứng từ điều chỉnh phi kế toán trong hệ thống KT559 để áp dụng thời hạn
nộp thuế đối với các trường hợp này theo hướng dẫn tại công văn số
4345/TCHQ-TXNK ngày 22/4/2014 của Tổng cục Hải quan.
|
Chứng từ điều chỉnh ngày ân hạn được sử dụng
trong trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng hóa
xuất khẩu; hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, đã nộp hồ sơ không thu thuế
được áp dụng thời hạn nộp thuế và chưa bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính thuế quy định tại pháp luật về quản lý thuế nếu
đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 129 Thông tư
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Việc lập chứng từ điều chỉnh ngày ân hạn phải
tuân thủ các điều kiện nêu tại công văn số 4345/TCHQ- TXNK ngày 22/4/2014 của
Tổng cục Hải quan.
|
49.5
|
Khoản 2 điểm đ.1
|
Quy định: “d.1) Người nộp thuế chưa phải kê
khai, nộp thuế GTGT của số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu còn tồn kho, chưa đưa vào sản xuất hoặc đã sản xuất sản phẩm
nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 59 Thông tư này”
Do đây là quy định mới, cách quản lý mới của
Thông tư số 38/2015/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 1/4/2015, nên việc quyết toán
và kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho của các tờ khai nhập khẩu trước ngày
1/4/2015 chưa thực hiện được ngay theo quy định này. Vậy, cơ quan Hải quan có
chấp nhận để người khai hải quan chưa phải kê khai, nộp thuế GTGT của số lượng
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu còn tồn kho, chưa
đưa vào sản xuất hoặc đã xuất khẩu sản phẩm nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm của
các tờ khai trước ngày 1/4/2015 như quy định tại điểm d.1 nói trên hay không?
Đề xuất: Doanh nghiệp phải thực hiện kê khai, nộp
thuế GTGT như trước. Việc chưa phải kê khai nộp thuế GTGT theo quy định này được thực hiện khi có kết quả kiểm
tra theo Điều 59 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
Trường hợp
người nộp thuế có tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu
trước ngày 1/4/2015 nhưng sau ngày 1/4/2015 mới hết thời hạn 275 ngày hoặc hết
thời hạn gia hạn nộp thuế thì việc xử lý tiền thuế GTGT thực hiện theo quy định
tại điểm d.1 khoản 2 Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT- BTC
|
49.6
|
Khoản 4
|
Theo quy định Điều
129 và Điều 130 Thông tư số 38 thì có
nhiều đối tượng mà cơ quan hải quan phải thực hiện kiểm tra hồ sơ trước khi hoàn
thuế, không thu thuế và phải kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
Đề xuất:
|
|
|
|
1. Nếu trường hợp chưa cần thiết phải kiểm tra
hàng hóa còn tồn kho, kiểm tra hàng hóa chưa xuất khẩu...mà chỉ cần kiểm tra
hồ sơ hoàn thuế, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán; chứng từ theo dõi xuất
kho, nhập kho của hàng hóa đề nghị hoàn thuế, không thu thuế và chứng từ liên
quan khác thì cho phép người khai hải quan được mang hồ sơ đến cơ quan hải
quan để thực hiện kiểm tra, chưa cần thiết phải đến trụ sở người nộp thuế để
kiểm tra.
|
1. Về phân loại hồ sơ hoàn thuế, ngày 15/6/2015 Bộ
Tài chính có công văn số 7892/BTC-TCHQ hướng dẫn các đơn vị thực hiện, về trường
hợp phải kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đã được quy định cụ thể tại Điều
49 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố nghiên cứu
quy định trên để thực hiện.
|
|
|
2. Căn cứ các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư
số 38 chưa có biểu mẫu Quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan khi
thực hiện “kiểm tra trước - hoàn thuế, không thu thuế sau”. Đề nghị TCHQ hướng
dẫn biểu mẫu để áp dụng thống nhất.
Đề xuất: Hiện nay Bộ Tài chính có công văn số
7982/BTC-TCHQ ngày 15/6/2015 tháo gỡ cho 6 đối tượng “hoàn thuế trước - kiểm
tra sau”. Tuy nhiên vẫn còn nhiều đối tượng phải kiểm tra trước - hoàn thuế,
không thu thuế sau.
Đề nghị Tổng
cục Hải quan sớm ban hành quy trình. Trong đó lưu ý cần quy định rõ các nội
dung kiểm tra để tránh tình trạng gây phiền hà cho doanh nghiệp và giải trừ
trách 1. Về phân loại hồ sơ hoàn thuế, ngày 15/6/2015 Bộ Tài chính có công
văn số 7892/BTC-TCHQ hướng dẫn các đơn vị thực hiện, về trường hợp phải kiểm
tra tại trụ sở người nộp thuế đã được quy định cụ thể tại Điều 49 Nghị định số
83/2013/NĐ-CP.nhiệm cho cơ quan hải quan.
|
2. Tổng cục
Hải quan ghi nhận và hướng dẫn tại quy trình hoàn thuế.
|
49.7
|
Khoản 6
|
Quy định: hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn
thuế, không thu thuế sau được kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 130,
theo đó thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra và kết luận kiểm tra là Cục
trưởng.
Tại một số đơn vị, hàng hóa làm thủ tục theo loại
hình TNTX phát sinh thường xuyên, hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế loại hình
này thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Thực hiện theo quy định này, đơn vị
phát sinh một số khó khăn như sau:
- Trường hợp nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị
hoàn thuế, không thu thuế cùng một thời điểm, trụ sở doanh nghiệp ở xa (doanh
nghiệp ngoài tỉnh), như vậy, việc cơ quan Hải quan sắp xếp, bố trí công chức
đến trụ sở doanh nghiệp để kiểm tra sẽ rất khó khăn (với công việc phát sinh
và biên chế hiện có, các Chi cục thuộc Cục bố trí 03 công chức phụ trách công
tác này).Như vậy với những Chi cục có số lượng công chức ít, nhưng phát sinh
hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (kiểm tra tại doanh nghiệp) nhiều sẽ không đủ
nhân lực giải quyết công việc.
- Thẩm quyền
ban hành quyết định và kết luận kiểm
tra là Cục trưởng, tổ chức thực hiện kiểm tra là Chi cục trưởng. Do vậy việc
luân chuyển hồ sơ, thông tin giữa hai cấp sẽ mất thêm thời gian, không chủ động
được việc kiểm tra.
Để đảm bảo việc giải quyết thủ tục kiểm tra trước,
hoàn thuế, không thu thuế sau; phù hợp với đặc thù từng Hải quan địa phương, đơn vị đề xuất như sau:
|
|
|
|
1. Về thẩm quyền ban hành quyết định, kết luận kiểm
tra: Tùy tình hình thực tế tùng đơn vị, Cục trưởng quyết định, kết luận kiểm
tra, quyết định phân cấp cho Chi cục trưởng ban hành quyết định kiểm tra và kết
luận kiểm tra.
|
1. Cục trưởng Cục Hải quan căn cứ vào tình hình
thực tế để thực hiện việc ủy quyền theo quy định.
|
|
|
2. Đề nghị Tổng cục Hải quan ban hành bổ sung các
biểu mẫu quyết định kiểm tra, biên bản kiểm tra, kết luận,...Đồng thời xem
xét ban hành quy trình miễn, giảm, hoàn thuế thay thế quy trình ban hành theo
quyết định số 2424/QĐ-TCHQ ngày
27/11/2008.
|
2. Tổng cục
Hải quan ghi nhận và hướng dẫn trong quy trình miễn, giảm, hoàn thuế, không thu
thuế.
|
50
|
Điều 130: Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không
thu thuế tại trụ sở người nộp thuế
|
|
|
* Về hồ sơ hoàn thuế: Theo điểm a khoản 1 Điều
119 Thông tư số 38 quy định công văn yêu cầu hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong các chứng từ xuất trình
không bao gồm các bảng kê ghi nhận kết quả thanh khoản.
* Về hồ sơ không thu thuế: Theo quy định tại khoản
6 Điều 129 Thông tư số 38.
Theo quy định tại khoản 2b Điều 130 Thông tư số
38, nội dung kiểm tra gồm:
“b.1 Kiểm tra hồ sơ hải quan; hồ sơ hoàn thuế,
không thu thuế; chứng từ kế toán, sổ kế toán; chứng từ theo dõi xuất kho, nhập
kho của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; chứng từ khác liên
quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.
…"
Việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế nếu
chỉ căn cứ vào tờ khai nhập, tờ khai xuất thì không có cơ sở để xác định số
thuế được hoàn, không thu. Đề nghị có hướng dẫn thực hiện.
|
Vướng mắc của đơn vị phản ánh chưa rõ, vì theo
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 130
thì nội dung kiểm tra không chỉ căn cứ vào tờ khai nhập khẩu, tờ khai xuất khẩu.
Do đó, đề nghị đơn vị báo cáo cụ thể nội dung vướng mắc và đề xuất hướng xử
lý gửi về Tổng cục Hải quan để xem xét giải quyết.
|
51
|
Điều 131: Cập nhật thông tin hoàn thuế,
không thu thuế
|
|
Khoản 1
|
Trên cơ sở quyết định hoàn thuế, không thu thuế
cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn phải thanh khoản
số tiền thuế được hoàn và cập nhật các thông tin hoàn thuế trên hệ thống của
cơ quan hải quan.
Hỏi: Đề nghị hướng dẫn cách nhập thông tin
hoàn thuế trên hệ thống vì Chương trình E- Customs V5 hiện tại chưa có chức
năng này?
|
Hiện nay, việc cập nhật quyết định hoàn thuế,
không thu thuế được thực hiện trên Hệ thống kế toán thuế tập trung.
|
52
|
Điều 133: Tiền chậm nộp
|
|
Khoản 7
|
Theo quy định tại khoản 7 có áp dụng đối với các
lô hàng nhập khẩu trước ngày 1/4/2015
và tái xuất sau ngày 1/4/2015 không hay
chỉ áp dụng đối với các lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu kể từ ngày
1/4/2015 sau đó tái xuất.
Đề nghị hướng dẫn trường hợp nhập khẩu trước
1/4/2015 nhưng tái xuất sau ngày 1/4/2015 thì cũng không phải nộp tiền chậm nộp.
|
Nhất trí theo hướng đề xuất của đơn vị theo đó
hàng hóa nhập khẩu trước 1/4/2015 nhưng tái xuất sau ngày 1/4/2015 thì cũng
không phải nộp tiền chậm nộp.
|
53
|
Điều 136: Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt
|
|
Khoản 3 điểm c.3
|
Đề nghị trong thực tế sau nhiều năm đôn đốc thu hồi
nợ đọng, đặc biệt là các khoản nợ trên
10 năm, tại Cục Hải quan TP.HCM hiện nay số nợ này đã lên đến gần 500 tỷ đồng.
Nếu quy định chỉ xóa nợ khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế đến
biện pháp cuối cùng thì không có khoản nợ nào đủ điều kiện xóa nợ. Ở góc độ
thẩm quyền của Cục Hải quan TP. HCM chỉ thực hiện được biện pháp dừng làm thủ
tục hải quan hoặc liên hệ với Sở Kế hoạch
và Đầu tư để được cung cấp các quyết định Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh,
giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. Khi triển khai Thông
tư số 179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Tài Chính, hiện nay Chính phủ, Bộ
Tài Chính và Tổng cục Hải quan chỉ mới quyết định xóa tiền nợ thuế tại Cục Hải
quan TP.HCM là 63,6 tỷ đồng / 1.500 tỷ đồng. Cục Hải quan TP.HCM báo cáo Tổng
cục Hải quan xem xét, kiến nghị với Bộ Tài Chính xin ý kiến Chính phủ chỉ đạo về vấn đề này vi thực tế số nợ thuế
trên 10 năm là không còn khả năng thu hồi được.
|
Về thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan đã được quy định tại Nghị
định số 127/2013/NĐ-CP, đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thực hiện các biện
pháp cưỡng chế hoặc phối hợp với các cơ
quan chức năng để thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 93
Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi bổ sung tại khoản 26 Điều 11
Luật số 21/2012/QH13.
Đối với các khoản nợ đã quá 10 năm, sau khi thực
hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế theo quy định, đề nghị đơn vị rà soát, lập
và thẩm định hồ sơ trình các cấp thẩm quyền xóa các khoản nợ được xóa theo hướng
dẫn tại Điều 136 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư số
179/2013/TT-BTC ngày 2/12/2013 của Bộ Tài chính.
|
54
|
Điều 149: Hiệu lực thi hành
|
|
|
Công văn số
1493/BTC-TCHQ ngày 29/01/2013 về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu
thép chứa nguyên tố Bo, yêu cầu phải xuất trình C/O tại thời điểm đăng ký tờ
khai có bị bãi bỏ do Thông tư số 38 thay thế, bãi bỏ 11 Thông tư của Bộ Tài
chính không?
|
Đề nghị đơn vị
thực hiện theo đúng hướng dẫn cho đến khi Bộ Tài chính có hướng dẫn mới.
|
55
|
Phụ lục II:
|
55.1
|
Tiêu chí 1.31
|
Trường hợp vận chuyển bằng đường bộ phải “nhập số
xe tải”. Tuy nhiên, trên thực tế, tại các cửa
khẩu đường bộ có nhiều trường hợp lúc khai hải quan, người khai hải
quan chưa xác định được số hiệu phương tiện, hoặc chưa chính xác (tại thời điểm
khai chủ hàng chưa thuê được phương tiện vận tải…), để tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp trong việc khai báo, làm thủ tục.
Đề nghị: Đối với chỉ tiêu thông tin Phương
tiện vận chuyển (đường bộ), nếu tại thời điểm khai hải quan mà người khai
chưa xác định được số hiệu phương tiện thì không cần khai thông tin này trên
hệ thống, người khai hải quan chỉ cần xuất trình bảng kê phương tiện khi qua
khu vực giám sát; trường hợp hàng hóa được vận chuyển đến Chi cục HQCK xuất
thì phải khai bổ sung thông tin này trên hệ thống.
|
Đây là chỉ tiêu bắt buộc nên trong trường hợp tại
thời điểm khai hải quan mà người khai hải quan chưa xác định được số hiệu
phương tiện, hoặc chưa chính xác, khi người khai hải quan có thông tin chính
xác thì hướng dẫn người khai hải quan
khai báo “ZZZZZ” tại tiêu chí số 1.31.
Sau khi có số hiệu phương tiện vận chuyển thì thực
hiện khai bổ sung theo quy định tại điểm a.4 khoản 3 Điều 20 Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
|
55.2
|
Tiêu chí 1.35
|
Việc khai báo và kiểm tra file đính kèm được thực
hiện thông qua nghiệp vụ (HYS, MSC), tuy nhiên thủ tục phải qua nhiều bước, mất
nhiều thời gian.
Đề xuất Tổng cục Hải quan cho phép chấp nhận cả
trường hợp khai danh sách container bằng file đính kèm hoặc khai vào Phần ghi
chú đối với lô hàng có số lượng container ít để thuận lợi cho việc khai báo
cũng như công tác kiểm tra của cơ quan Hải quan.
|
Để nghị các đơn vị thực hiện theo đúng quy định tại
Thông tư do việc khai báo danh sách container bằng file đính kèm HYS ngoài việc
phục vụ cho cơ quan hải quan trong công tác kiểm tra còn để thực hiện việc
giám sát hải quan bằng mã vạch.
|
55.3
|
Tiêu chí 2.19
|
Hiện tại trên tờ khai hải quan xuất khẩu không có
ô “người ủy thác xuất khẩu”, do đó không thể thực hiện khai thông tin người
chỉ định giao hàng theo hướng dẫn.
|
Tổng cục Hải
quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn thực hiện.
Trong thời gian
chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính, đề nghị các đơn vị hướng dẫn người khai hải
quan khai báo thông tin “người ủy thác nhập khẩu” tại ô “Ghi chú” trên tờ
khai hải quan xuất khẩu.
|
56
|
Phụ lục III:
|
|
Mẫu HQ/2015/NK
|
Việc sử dụng
mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai HQ/2015/NK đối với
các trường hợp tại điểm b, d khoản 2 điều 25 Nghị định 08 khi thực hiện tờ
khai giấy: Cá nhân phải khai báo, nếu có nhiều mục hàng thì phải khai trên rất nhiều tờ phụ lục.
Đối với các trường hợp này, cho phép người khai hải
quan lập phụ lục theo các tiêu chí của mẫu PLTK để khai báo (1 tờ Phụ lục
khai được nhiều dòng hàng).
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn
thực hiện.
Trong thời gian chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính, đề
nghị đơn vị thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư.
|
57
|
Phụ lục VI:
|
57.1
|
|
Tại biểu mẫu số 11/QĐHT/TXNK và biểu mẫu số
12/QĐKT/TXNK có tiêu chí “Mã số quản lý hải quan”
Hỏi: Đề nghị TCHQ hướng dẫn cho đơn vị thực hiện
|
Hiện nay, trên các mẫu quyết định có xây dựng chỉ
tiêu thông tin “Mã số quản lý hải quan” để mã hóa nhằm phục vụ khai thác báo
cáo thống kê. Hiện chỉ tiêu này chưa được triển khai thực hiện, Tổng cục Hải quan sẽ mã hóa các quyết định và
thông báo các đơn vị thống nhất thực hiện.
|
57.2
|
|
1. Biểu mẫu 02B/TBXĐTG/TXNK Phụ lục VI.
Ý kiến của đơn vị:
đề nghị bổ sung: sau khi tham vấn, 2 bên đã ký biên bản kết quả tham vấn, Cục
Hải quan ban hành Thông báo kết quả xác định trị giá tính thuế
|
1. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số
39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan
trong các trường hợp sau: (1) Người khai hải quan không xác định được trị giá
hải quan theo các phương pháp quy định tại Thông tư này; (2) Trường hợp quy định
tại khoản 2, khoản 5 Điều 17 Thông tư này. Như vậy, cơ quan hải quan không
xác định trị giá hải quan đối với trường hợp kiểm tra, tham vấn trong thông quan.
|
|
|
2. Biểu mẫu 02A/TBNVTG/TXNK Phụ lục VI
Theo quan điểm của đơn vị thì sử dụng mẫu 2A đối
với trường hợp hàng thuộc luồng vàng, luồng đỏ, khi người khai hải quan mang
hồ sơ chứng từ đến xuất trình.
|
2. Thông báo theo mẫu số 02A/TBNVTG/TXNK được áp
dụng đối với các trường hợp khai báo tờ khai giấy, còn khai báo điện tử thì
cơ quan hải quan thông báo nghi vấn trên hệ thống VNACCS cho người khai hải
quan để đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
|
|
|
3. Thời gian luân chuyển giữa các bộ phận
Ý kiến của đơn vị: đề nghị quy định chậm nhất
trong thời hạn 3 ngày (ngày làm việc) Đội thủ tục hàng hóa phải chuyển hồ sơ
(đã thông quan hoặc đã giải phóng hàng) đến các bộ phận có liên quan để tham
vấn hoặc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan.
|
3. Tổng cục Hải quan ghi nhận để quy định về thời
gian luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận tại Quy trình kiểm tra, tham vấn và
xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
|
58
|
Các vướng mắc khác
|
58.1
|
|
Tại Thông tư chưa có quy định thủ tục hải quan đối
với sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền gia công.
Đề nghị TCHQ hướng dẫn.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, báo cáo Bộ hướng dẫn
thực hiện thống nhất theo hướng thực hiện như quy định tại khoản 3.4 Điều 20
Thông tư 13/2014/TT-BTC trước đây.
|
58.2
|
|
Về công tác lưu trữ tờ khai: Hiện nay, TCHQ chưa
hướng dẫn công tác lưu trữ tờ khai VNACCS, tờ khai giấy đăng ký thủ công. Kiến
nghị TCHQ có văn bản hướng dẫn việc lưu trữ tờ khai VNACCS luồng xanh, vàng,
đỏ có phải lưu trữ hay không và việc lưu trữ các tờ khai giấy đăng ký thủ
công để thực hiện thống nhất trong toàn ngành nhằm phục vụ tốt công tác thành
tra, kiểm tra, kiểm toán và tổng hợp thống kê.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận, hướng dẫn trong Quy
trình hướng dẫn Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
58.3
|
|
Theo quy định tại khoản 9 Điều 25 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan sử dụng tờ khai hải quan
điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu người khai hải quan cung cấp tờ
khai hải quan giấy. Đề nghị TCHQ trao đối với
các cơ quan cấp C/O và ngân hàng triển khai việc kết nối dữ liệu điện tử hải quan với cơ quan hải quan để thực
hiện quy định này.
|
Tổng cục Hải quan đã giao Cục CNTT&TKHQ làm đầu
mối chủ trì triển khai nhiệm vụ này.
|
58.4
|
|
Việc sử dụng tờ khai điện tử hiện nay đối với
doanh nghiệp khi lưu thông trên đường, theo phản ánh của doanh nghiệp: Các cơ
quan hữu quan chưa truy cập được vào hệ thống của cơ quan hải quan, nên nhiều
khi hàng hóa đã được thông quan trên hệ thống doanh nghiệp phải giải thích chứng
minh mất thời gian, (trường hợp DN làm thủ tục tại Hải quan Nội Bài, trụ sở
doanh nghiệp lại ở xa...).
Đề nghị TCHQ hướng dẫn cung cấp quyền truy nhập hệ
thống đối với các cơ quan hữu quan. Trong thời gian này nếu doanh nghiệp đề
nghị, thì cơ quan hải quan cung cấp tờ khai từ in từ hệ thống.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ có văn bản hướng
dẫn.
|
58.5
|
|
Đối với những tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu đăng
ký và hoàn thành thủ tục hải quan trước ngày 1/4/2015 (ngày Thông tư số
38/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành) và doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị hoàn
thuế (không thu thuế) trước ngày 1/4/2015 nhưng Chi cục ra Quyết định hoàn
thuế (không thu thuế) sau ngày 1/4/2015 thì căn cứ pháp lý và biểu mẫu Quyết
định thực hiện theo Thông tư số 128/2015/TT-BTC hay Thông tư số
38/2015/TT-BTC?
|
Quyết định hoàn thuế, không thu thuế sau ngày
1/4/2015 thì biểu mẫu Quyết định thực hiện theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Trong đó ghi rõ căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC, Thông tư số
38/2015/TT-BTC để phù hợp với thực tế đã tiếp nhận, phân loại hồ sơ hoàn thuế
theo Thông tư số 128/2013/TT-BTC và ban hành Quyết định hoàn thuế tại thời điểm
Thông tư số 38/2015/TT-BTC có hiệu lực.
|
58.6
|
|
Hiện nay đối với loại hình E15, E11,
E41....chương trình KTTT tự động cập nhật số thuế phát sinh của các loại hình này vào tài khoản tạm gửi,
trong thực tế tại một số Chi cục đối với các loại hình này nếu phát sinh chủ
yếu là thuế chuyên thu (thuế bảo vệ môi trường). Công chức Hải quan phải thao
tác chuyển vào tài khoản chuyên thu, đồng thời lập tờ trình điều chỉnh giảm số
thuế phát sinh tại tài khoản tạm gửi.
Chi cục Hải quan KCX Tân thuận: phát sinh loại
hình H11, chương trình không tự động cập nhật chứng từ ghi số thuế phải thu,
phải dùng lệnh RCC.
|
- Việc xác định tài khoản nộp ngân sách và tài khoản
tạm thu được thiết kế mặc định trên hệ thống VNACCS và Kế toán thuế tập
trung. Do đó, trường hợp các Hệ thống chưa hỗ trợ xác định loại tài khoản
theo quy định, đề nghị cán bộ công chức thực hiện điều chỉnh, cập nhật tài khoản
chính xác trên Hệ thống kế toán thuế tập trung.
- Về vướng mắc chương trình không tự động cập nhật
chứng từ ghi số thuế phải thu đối với loại hình H11: Hiện nay, Hệ thống KTTT
đã xử lý hạch toán, theo dõi tự động để xác định hoàn thành nghĩa vụ về thuế
để thông quan hàng hóa.
Lưu ý: Không dùng chức năng RCC mà sử dụng chức
năng J trên Hệ thống KTTT để xác nhận hoàn thành nghĩa vụ về thuế.
|
58.7
|
|
Việc kiểm tra khai báo của doanh nghiệp về thông
tin hàng đã xuất khẩu trên công văn xin hoàn thuế đối với trường hợp doanh
nghiệp đăng ký tờ khai tạm nhập tại Chi cục Hải quan này, nhưng lại đăng ký tờ
khai tái xuất tại một Chi cục Hải quan
khác (khác mã đơn vị hải quan) thì Hệ thống
e-Customs V5 không cho phép tra cứu.
Đề nghị TCHQ phân quyền Hệ thống e-Customs V5 cho
phép công chức thực hiện nhiệm vụ thanh khoản, hoàn thuế tại các Chi cục Hải
quan tra cứu được thông tin về xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát đối
với các tờ khai đăng ký tại Chi cục Hải quan khác; hoặc hướng dẫn cụ thể về
cách thức kiểm tra thông tin này.
|
Tổng cục Hải quan ghi nhận để hiệu chỉnh chức
năng trên Hệ thống.
|
58.8
|
|
Trong thời gian qua, Cục HQ Tp Hồ Chí Minh nhận
được phản ánh từ các Ngân hàng thương mại về vướng mắc hệ thống và đường truyền,
các kiến nghị cụ thể của NHTM:
a. Đa số các NHTM phàn nàn thường xuyên không
truy vấn được thông tin nợ thuế của tờ khai. Nhân viên ngân hàng phải nhập dữ
liệu bằng phương pháp thủ công, gây chậm trễ, dữ liệu không chính xác, ảnh hưởng
đến thời gian thông quan hàng hóa của khách hàng.
b. NHTM thực hiện “lệnh nộp thuế” theo yêu cầu của
Người khai hải quan cho các trường hợp không truy vấn nợ thuế trên cổng thông
tin hải quan. Khi truyền dữ liệu sang Kho bạc Nhà nước vẫn thực hiện bình thường,
nhưng khi truyền dữ liệu đến cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan thì lúc được lúc không được (không
Online) buộc phải chờ. Ngân hàng phải phát hành chứng từ giấy cho người nộp
thuế để xuất trình cho Chi cục hải quan để thông quan.
c. Thông tin nộp thuế của Người khai hải quan đã
được NHTM truyền đến cổng thanh toán của TCHQ thành công nhưng khách hàng vẫn
phải yêu cầu NHTM phát hành chứng từ giấy xuất trình với Chi cục Hải quan để
thông quan hàng hóa vì hệ thống dữ liệu của Chi cục Hải quan chưa có thông
tin đã nộp tiền thuế. Ngân hàng gặp nhiều áp lực trong việc phát hành chứng từ
giấy.
d. Chương trình phối hợp thu NSNN chưa có chức
năng tra soát, xử lý khi có phát sinh
sai sót các vướng mắc, chưa có quy trình xử lý cụ thể và trách nhiệm của các
bên liên quan khi phát sinh sai sót, chậm trễ.
đ. Đề nghị đường truyền giữa Ngân hàng TM và TCHQ
ổn định để đảm bảo truyền nhận thông tin nhanh chóng, kịp thời.
|
- Về các vướng mắc không truy vấn được tờ khai nợ
thuế, ngân hàng phải nhập thủ công thực hiện truyền sang kho bạc được nhưng
truyền sang hải quan có lúc được lúc không: Ngày 16/4/2015 Tổng cục Hải quan
đã tổ chức đoàn công tác (trong đó có thành phần là Cục Hải quan Tp Hồ Chí
Minh) làm việc với các Chi nhánh ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy
nhiệm thu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các vướng mắc nêu trên của Hải
quan Tp Hồ Chí Minh cũng là các vướng mắc của ngân hàng phối hợp thu.
Nguyên nhân của tình trạng trên: do người khai nộp
tiền khi khai báo tờ khai tạm, tờ khai thuộc luồng vàng, luồng đỏ, nên tại thời
điểm này hệ thống không có thông tin liên quan đến số tiền thuế phải nộp, tài
khoản kho bạc, mục lục ngân sách,... Vì vậy, giao dịch viên phải lập lệnh
thanh toán bằng tay nên rất dễ xảy ra sai sót trong quá trình nhập liệu.
Giải pháp: Tổng cục Hải quan đã chính thức đưa
các thông tin này vào hệ thống theo công văn 4024/TCHQ-CNTT ngày 06/5/2015 gửi
các ngân hàng phối hợp thu thông báo việc cập nhật thông tin liên quan đến nộp
tiền của các tờ khai chưa hoàn thành thủ tục hải quan để các ngân hàng phối hợp
kịp thời chủ động khai thác, hạn chế tối đa cập nhật thủ công các thông tin
khi thanh toán.
- Về vướng mắc người khai đã được NHTM truyền đến
cổng thanh toán điện tử hải quan (lệnh thành công) nhưng khách hàng còn yêu cầu
cấp giấy nộp tiền (C1-09) nộp cho hải quan để thông quan ngay hàng hóa:
Hiện nay, thông tin nộp tiền tiếp nhận từ cổng
thanh toán điện tử hải quan, xử lý trong
KTTT và hệ thống VNACCS từ khâu tiếp nhận thông tin nộp thuế, hạch toán,
thanh khoản nợ và thông quan hàng hóa đều được xử lý tự động;
Các trường hợp ngân hàng thông báo đã truyền
thành công nhưng tờ khai không được thông quan hàng hóa, cán bộ hải quan đã
yêu cầu người nộp thuế xuất trình giấy nộp tiền để được thông quan ngay, do một
số nguyên nhân sau: Thông tin nộp tiền truyền sang KBNN đầy đủ nhưng lệnh
chuyển sang Hải quan có thể tổng tiền đủ nhưng thiếu chi tiết sắc thuế, hoặc
giữa các sắc thuế không chính xác, hoặc các thông tin trong thông điệp không phù hợp; Tổng cục Hải quan đã đề nghị
các ngân hàng kiểm tra lại thông tin khi người nộp thuế đề nghị cấp giấy nộp
tiền cho cơ quan hải quan.
- Về vướng mắc chưa có chức năng tra soát: Hiện
nay, Tổng cục Hải quan đang xây dựng chức năng tra soát các thông tin trên cổng
thanh toán; Sau khi kiểm tra hoàn chỉnh hệ thống sẽ được cập nhật vào KTTT để
các đơn vị trực tiếp khai thác và phối hợp với các Chi nhánh ngân hàng kiểm
tra theo quy định tại Thông tư 126/2014/TT-BTC.
|