TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TP. HỒ CHÍ
MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2251/HQHCM-TXNK
V/v quản lý
chuyên ngành, thuế GTGT và phân loại mặt hàng Tea Seed Meal (Bột bã trà)
|
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10
tháng 08 năm 2020
|
Kính gửi: Công ty TNHH SX TMDV Hải
Bình (MST 0302202299)
Địa chỉ: 30
Võ Hoành, phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Bình,
TP.HCM
Phúc đáp công
văn số 20/07/20/HB-HQHCM ngày 20/7/2020 của Quý Công ty về việc liên quan đến quản lý chuyên ngành,
thuế GTGT và phân loại mặt hàng có tên thương mại là Tea Seed Meal (Bột
bã trà), Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:
I. Về quản lý chuyên ngành:
Theo giải thích của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số
8112/BNN-TCTS ngày 29/10/2019 về việc giải quyết đơn đề nghị của công ty TNHH Sản
xuất Thương mại và Dịch vụ Hải Bình:
1. Trước ngày 19/7/2016, mặt hàng Tea Seed meal thuộc Phụ lục
04 - Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản
nhập khẩu có điều kiện ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị
định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh
với nước ngoài trong lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Hiệu lực kể từ ngày 29/3/2015, quy định:
“Điều 34. Nhập khẩu sản phẩm xử lý,
cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản hoàn chỉnh; nguyên liệu sản
xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản (Sau đây
gọi chung là sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản)
1. Nhập khẩu không phải xin phép:
a) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản đã có trong Danh mục được phép
lưu hành tại Việt Nam (đã được phép lưu hành) hoặc có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt
Nam, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại cơ quan Hải
quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Trường hợp sản phẩm chưa có trong danh mục được phép lưu hành
tại Việt Nam (chưa được phép lưu hành) thương nhân thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm trước khi nhập khẩu.
b) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trong thủy sản nêu tại Phụ lục 4 ban hành kèm
theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng
theo quy định hiện hành của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Nhập khẩu phải xin phép: Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản chưa có tên trong Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này
hoặc chưa có trong Danh mục được phép
lưu hành tại Việt Nam (chưa được phép lưu hành) hoặc chưa có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt
Nam (nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu,
giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm). Trình tự, thủ tục cấp phép
thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản
8, khoản 9 Điều này và Điều 6 Thông tư này.”
2. Từ ngày 01/7/2016, thực hiện theo Điều 100 Luật Thú y
79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội, quy định
nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y:
“1. Thuốc thú y có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam thì được phép nhập khẩu, trừ vắc-xin, vi sinh vật dừng
trong thú y khi nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu của Cục Thú y.
2. Thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam được nhập khẩu trong trường hợp
sau đây:
a) Phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai;
b) Mẫu kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành, tham gia trưng
bày triển lãm, hội chợ, nghiên cứu khoa học;
c) Chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
d) Tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
đ) Dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về
thú y;
e) Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức
nhập khẩu phi mậu dịch khác.
3. Nguyên liệu thuốc thú y được nhập khẩu trong các
trường hợp sau đây:
a) Sử dụng để sản xuất thuốc thú y đã có Giấy chứng nhận lưu hành
thuốc thú y tại Việt Nam;
b) Dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu vắc-xin, vi sinh vật quy định tại khoản 1 Điều này và thuốc thú y, nguyên liệu
thuốc thú y quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều này nộp hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y cho Cục Thú y. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y xem xét cấp giấy phép nhập khẩu;
trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy
định hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y.
5. Thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y nhập khẩu quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3
Điều này phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu khi
đạt chất lượng.
6. Cục Thú y thực hiện kiểm tra chất lượng thuốc
thú y nhập khẩu tại cửa khẩu
theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc thú y có quyền xuất khẩu thuốc thú y theo quy định
của pháp luật. ”
Tại Điều 50 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT ngày
02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y, bãi bỏ
Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi Tiết thi
hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý,
mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản.
3. Từ ngày 01/01/20197 thực hiện theo
Điều 36 Luật số 18/2017/QH14 ngày
21/11/2017 của Quốc hội, quy định nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản
phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
“1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý
môi trường nuôi trồng thủy sản khi nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng.
2. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi
sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong
nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm
xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn
thủy sản không thuộc danh mục quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 31 của
Luật này để khảo nghiệm, nghiên cứu
khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cấp phép.
3. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi xuất khẩu phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật
nước nhập khẩu và pháp luật Việt Nam.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét,
quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất
thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định
của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an
toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, môi trường đối với sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
II. Về chính sách thuế GTGT:
Tổng Cục Hải quan đã hướng dẫn áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với mặt trên tại công
văn số 926/TCHQ-TXNK ngày 18/2/2020 và 3495/TCHQ-TXNK ngày 29/5/2020 (công văn này thay thế nội dung tại điểm
b mục 1 công văn số 926/TCHQ-TXNK).
III. Về phân loại hàng hóa:
Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh đang báo cáo Tổng Cục Hải quan để hướng dẫn thống nhất việc
phân loại, áp mã số đối với mặt hàng Tea Sead Meal (Bột bã trà).
Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được
biết./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Đ/c Cục trưởng (để báo cáo);
- Các đ/c Phó Cục trưởng (để báo cáo);
- Các Chi cục HQ trực thuộc Cục (để thực hiện);
- Phòng Thanh tra- Kiểm tra (để phối hợp);
- Lưu: VT, TXNK. (Q.Hải.04 bản).
|
TL. CỤC TRƯỞNG
KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Nguyễn Quốc Toản
|