BỘ TÀI
CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2776/BTC-QLCS
V/v
thực hiện rà soát, chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu quốc gia về công trình cấp nước
sạch nông thôn tập trung.
|
Hà Nội,
ngày 02 tháng 03 năm 2015
|
Kính gửi: Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện Thông tư số 54/2013/TT-BTC
ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác
công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, Bộ Tài chính đã có các văn bản: Số
12205/BTC-QLCS ngày 29/8/2014, số 12919/BTC-QLCS ngày 15/9/2014, số
13573/BTC-QLCS ngày 25/9/2014 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương hướng dẫn, đôn đốc việc đăng nhập dữ liệu công trình cấp nước sạch
nông thôn tập trung vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước. Đến nay, đa
số các tỉnh, thành phố đã hoàn thành việc đăng nhập dữ liệu công trình cấp nước
sạch nông thôn tập trung vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước. Tuy
nhiên, qua rà soát cơ sở dữ liệu, Bộ Tài chính nhận thấy các thông tin còn phát
sinh một số sai sót, bất hợp lý, chưa phản ánh đúng thực trạng về công trình cấp
nước sạch nông thôn tập trung.
Để đảm bảo tính chính xác của số liệu
về công trình làm cơ sở cho việc tích hợp số liệu vào hệ thống Cơ sở dữ liệu
trong toàn quốc, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương:
1. Chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực
hiện rà soát dữ liệu đã cập nhật vào phần mềm quản lý tài sản là công trình cấp
nước sạch nông thôn tập trung và thực hiện chuẩn hóa theo hướng dẫn tại Phụ lục
đính kèm Công văn này. Bộ Tài chính sẽ thực hiện chốt số liệu về công trình cấp
nước sạch nông thôn tập trung của từng tỉnh, thành phố và từng cơ quan, tổ chức,
đơn vị theo đúng số liệu các tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo.
2. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương giao rõ cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm thẩm định về
tính đầy đủ, chính xác của số liệu theo các nội dung chuẩn hóa trong cơ sở dữ liệu
quốc gia về tài sản nhà nước.
3. Các số liệu sau khi đã được chuẩn
hóa, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổng hợp thành báo cáo chính
thức và gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) trước ngày 15/3/2015.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh về Bộ
Tài chính (Cục Quản lý công sản): Email: [email protected]; điện thoại: 04
2220 2828 (máy lẻ: 8176, 8185, 8183) để phối hợp xử lý./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
trực thuộc TW;
- Lưu: VT, QLCS.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Chí
|
PHỤ LỤC
NỘI DUNG RÀ
SOÁT, CHUẨN HÓA DỮ LIỆU TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG
THÔN TẬP TRUNG
(kèm theo Công văn số ngày /01/2015 của Bộ Tài chính)
I. Chuẩn hóa Danh mục đơn vị quản lý
công trình
Điều 11 Thông tư số
54/2013/TT-BTC ngày 4/5/2013 quy định tùy theo điều kiện cụ thể về quy
mô công trình, công nghệ cấp nước, xử lý nước đặc điểm kinh tế - xã hội của từng
địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao công trình cho đơn vị quản
lý theo thứ tự ưu tiên: Đơn vị sự nghiệp công lập, Doanh nghiệp, Ủy ban nhân
dân cấp xã.
Danh mục đơn vị trong Phần mềm Quản lý
công trình nước sạch nông thôn tập trung (sau đây gọi tắt là Phần mềm nước sạch)
được đồng bộ từ danh mục đơn vị trong Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản nhà nước.
Do vậy, danh mục đơn vị trong Phần mềm nước sạch hiện nay đang gồm tất cả các
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, thành phố. Căn cứ
theo Quyết định của UBND tỉnh, thành phố về việc giao công trình cho đơn vị quản
lý, cán bộ quản trị Phần mềm nước sạch tại tỉnh, thành phố chuẩn hóa theo những
nội dung sau:
1. Rà soát về mã đơn vị, loại hình và
số lượng đơn vị
1.1. Về mã đơn vị
- Nếu đơn vị được giao quản lý công
trình là UBND cấp xã hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì mã đơn vị là mã QHNS của
đơn vị hiện đang giao dịch với Kho bạc nhà nước.
- Nếu đơn vị được giao quản lý công
trình là doanh nghiệp thì mã đơn vị là mã số thuế đơn vị đang sử dụng.
- Nếu đơn vị được giao quản lý công
trình không phải là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp thì
không phải kê khai mã đơn vị.
1.2. Về loại hình đơn vị
Căn cứ quy định tại Thông tư số
54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính có các loại hình đơn vị sau:
- Cơ quan nhà nước (nếu cơ quan quản
lý công trình là UBND cấp xã);
- Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu đơn vị
quản lý công trình là Trung tâm nước sạch hoặc đơn vị sự nghiệp khác);
- Doanh nghiệp (nếu đơn vị quản lý
công trình là các doanh nghiệp).
Trường hợp chưa có quyết định giao
công trình cho đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc UBND cấp xã quản lý thì đơn
vị quản lý công trình là UBND cấp xã, loại hình đơn vị là cơ quan nhà nước.
1.3. Về số lượng đơn
vị
Danh mục đơn vị trong Phần mềm nước sạch
hiện nay đang gồm tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa
bàn tỉnh, thành phố. Căn cứ theo Quyết định của UBND tỉnh, thành phố về việc
giao công trình cho đơn vị quản lý, thực hiện:
- Xóa những đơn vị không
thuộc phạm vi được UBND tỉnh giao quản lý công trình trong Phần mềm nước sạch;
- Thêm mới đơn vị được
giao quản lý công trình là doanh nghiệp;
- Trường hợp danh mục đơn vị trong
Danh mục đơn vị chưa chính xác về thông tin như: Mã quan hệ ngân sách, địa chỉ,...
thì thực hiện Chuẩn hóa lại những thông tin đó.
(Cách thực hiện Xóa, Thêm mới và Chuẩn
hóa đơn vị được hướng dẫn cụ thể tại Mục 2)
2. Các bước thực hiện chuẩn hóa Danh mục
đơn vị
2.1. Xóa đơn vị
Những đơn vị đã được định danh mã
trong Phần mềm nước sạch nhưng hiện nay những đơn vị đó không được giao quản lý
công trình.
Cách xóa bỏ danh mục đơn vị trong Phần
mềm nước sạch được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn đơn
vị muốn xóa
- Bước 2: Truy cập vào
chức năng Danh mục/Danh mục đơn vị/Đơn vị quản lý, sử dụng
- Bước 3: Thực hiện rà
soát số lượng mã thừa
- Bước 4: Khi phát hiện
mã thì thực hiện xóa bỏ bằng cách kích chuột vào Xóa đơn vị (dấu nhân đỏ)
Các Bước thực hiện được minh họa cụ thể
như sau:
Lưu ý: Trường hợp muốn
xóa đơn vị tổng hợp phải xóa đơn vị đăng ký trước.
Ví dụ: muốn xóa đơn vị tổng hợp có mã
T06001. Đơn vị này có 2 đơn vị trực thuộc là T06001001 và T06001002. Cán bộ quản
trị Phần mềm phải thực hiện xóa hai đơn vị T06001001 và T06001002 trước khi xóa
đơn vị T06001.
2.2. Thêm mới đơn vị
Nếu đơn vị được giao quản lý công
trình là Doanh nghiệp (hiện chưa có thông tin về đơn vị trong Phần mềm nước sạch)
thì cán bộ quản trị phải thực hiện thêm mới vào danh mục đơn vị.
Cách thêm mới đơn vị trong Phần mềm nước
sạch được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn đơn
vị làm việc là đơn vị cấp trên của đơn vị cần thêm mới
- Bước 2: Truy cập vào
chức năng Danh mục/Danh mục đơn vị/Đơn vị quản lý, sử dụng
- Bước 3: Tích chọn vào
ô “Thêm mới”, Phần mềm sẽ hiển thị giao diện “Tạo mới đơn vị”. Cán bộ quản trị
nhập đầy đủ các thông tin trên giao diện, cụ thể như sau:
+ Loại hình đơn vị: Lựa chọn một
trong 3 loại hình UBND cấp xã (nếu cơ quan quản lý công trình là Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, UBND cấp xã); Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu đơn vị quản
lý công trình là Trung tâm nước sạch hoặc đơn vị sự nghiệp khác); Doanh nghiệp
(nếu đơn vị quản lý công trình là các doanh nghiệp);
+ Mã đơn vị:
+ Nếu đơn vị quản lý là cơ quan nhà nước
hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì mã đơn vị là mã quan hệ ngân sách của đơn vị
quản lý công trình hiện đang giao dịch với Kho bạc nhà nước;
+ Nếu đơn vị quản lý là doanh nghiệp
thì mã đơn vị là mã số thuế.
+ Nếu đơn vị quản lý hiện tại không
thuộc loại hình cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp thì không
phải kê khai mã đơn vị.
Trong đó mã đơn vị được sinh theo quy
tắc
Cây danh mục của đơn vị
Trong đó mã được chia thành các bậc:
(1) Bậc 1 gồm 3 ký tự: Được gắn cố định
trong danh mục code của Phần mềm, người sử dụng không thay đổi được. Mã này được
quy định cho các đơn vị là Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
(2) Bậc 2 gồm 06 ký tự, trong đó 03 ký
tự đầu là mã của đơn vị bậc 1 và 03 ký tự tiếp theo là mã của đơn vị bậc 2 như
Doanh nghiệp; Huyện; Sở Nông nghiệp;
(3) Bậc 3 gồm 09 ký tự, trong đó 06 ký
tự đầu là mã của đơn vị bậc 2 và 03 ký tự tiếp theo là mã của đơn vị bậc 3 (Ủy
ban nhân dân xã; Đơn vị sự nghiệp công lập) được gán tăng dần bắt đầu từ 001 đến
990
+ Mã QHNS: Là mã quan hệ ngân
sách của đơn vị quản lý công trình hiện đang giao dịch với Kho bạc nhà nước.
+ Tên đơn vị: Là tên cơ quan, tổ
chức, đơn vị được UBND tỉnh, thành phố quyết định giao công trình để quản lý. Trường
hợp UBND cấp tỉnh chưa có Quyết định giao công trình cho đơn vị quản lý thì
“đơn vị quản lý công trình” là đơn vị đang trực tiếp quản lý, khai thác công
trình.
+ Đơn vị cấp trên: Là tên đơn vị
cấp trên trực tiếp của đơn vị quản lý công trình. Ví dụ: Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn là cơ quan quản lý cấp trên của Trung tâm nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn, UBND cấp huyện là đơn vị cấp trên của Trạm cấp nước xã trực
thuộc.
+ Địa chỉ: Địa chỉ chi tiết của
đơn vị (số nhà/đường, phố/thôn, xóm, bản/xã, phường, thị trấn/quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh/tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
+ Nhóm đơn vị: Lựa chọn Tỉnh,
huyện, xã
- Bước 4: Điền đầy đủ
thông tin tại các trường của bước 3 bấm cập nhật
Các Bước thực hiện được minh họa cụ thể
như sau:
2.3. Chuẩn hóa về thông
tin đơn vị
Đối với những đơn vị đã được định danh
mã trong Phần mềm nước sạch nhưng chưa chính xác về địa chỉ, mã đơn vị, tên đơn
vị, đơn vị cấp trên, nhóm đơn vị,... thì cán bộ quản trị thực hiện chuẩn hóa lại.
Cách thực hiện chuẩn hóa được thực hiện
theo các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn đơn
vị muốn xóa
- Bước 2: Truy cập vào
chức năng Danh mục/Danh mục đơn vị/Đơn vị quản lý, sử dụng
- Bước 3: Thực hiện rà
soát số lượng mã thừa
- Bước 4: Lựa chọn vào
đơn vị cần sửa kích chuột vào Sửa đơn vị (để chỉnh sửa các trường thông tin cần
sửa)
- Bước 5: Sau khi chỉnh
sửa thông tin của đơn vị thực hiện kích chuột vào ô cập nhập
Các Bước thực hiện được minh họa cụ thể
như sau:
(Lưu ý: Bước 1, Bước 2, Bước 3 thực hiện
giống như mô tả tại Mục 2.1)
II. Chuẩn hóa tài sản là
công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
1. Đối chiếu số liệu đã nhập trong Phần
mềm nước sạch với Sổ Kế toán của đơn vị quản lý
Cán bộ quản trị Phần mềm thực hiện
theo quy trình sau:
1.1. Xuất số liệu tài
sản từng công trình hiện có của đơn vị theo các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn đơn
vị là đơn vị đăng ký (đơn vị nhập tài sản)
- Bước 2: Lựa chọn chức
năng Báo cáo/Báo cáo kê khai
- Bước 3: Lựa chọn Báo
cáo kê khai lần đầu về công trình xuất báo cáo tài sản của đơn vị sau đó thực
hiện gửi các đơn vị để đối chiếu
Các Bước thực hiện được minh họa cụ thể
như sau:
1.2. Gửi 03 Báo cáo kê
khai lần đầu về công trình cho các đơn vị được giao quản lý để thực hiện đối chiếu với
Sổ kế toán của đơn vị.
- Trường hợp số liệu trong Báo cáo kê
khai lần đầu chính xác với Sổ kế toán:
+ Đơn vị quản lý thực hiện ký xác nhận
và đóng dấu 03 bản; gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn 02 bản; 01 bản
lưu tại đơn vị.
+ Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn ký xác nhận và đóng dấu 02 bản; gửi Sở Tài chính 01 bản; 01 bản lưu tại
đơn vị.
- Trường hợp số liệu trong Báo cáo kê
khai lần đầu không chính xác với Sổ kế toán:
+ Đơn vị quản lý thực hiện kê khai và
báo cáo lại theo Mẫu số 01-BC/CTNSNT (Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2013/TT-BTC
ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính). Sau đó, thực hiện ký xác nhận và đóng dấu 03
bản; gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn 02 bản; 01 bản lưu tại đơn vị.
+ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
ký xác nhận và đóng dấu 02 bản; gửi Sở Tài chính 01 bản; 01 bản lưu tại đơn vị.
Căn cứ vào báo cáo của đơn vị gửi về
cán bộ quản trị Phần mềm nước sạch tiến hành rà soát và chuẩn hóa lại số liệu
trong Phần mềm.
1.3. Các bước thực hiện
chuẩn hóa lại tài sản trong Phần mềm nước sạch
- Đối với tài sản ở trạng thái Đã duyệt: Phải thực hiện
từ chối tài sản trước khi sửa thông tin.
+ Bước 1: Lựa chọn đơn vị làm việc có
tài sản đang nhập sai thông tin
+ Bước 2: Lựa chọn Duyệt số liệu/Duyệt
số liệu công trình
+ Bước 3: Lựa chọn tích chọn tài sản
Đã duyệt/Tìm kiếm
+ Bước 4: Lựa chọn trên màn hình tìm
kiếm những tài sản đang nhập sai trường thông tin/kích đúp chuột vào từ chối
(khóa màu vàng)/nhấn cập nhật
Các bước thực hiện được minh họa cụ thể
như sau:
Cán bộ nhập liệu (đối với đơn vị được
phân quyền); hoặc cán bộ quản trị (đối với các tỉnh không phân quyền) điều chỉnh
số liệu trong Phần mềm cho đúng với Báo cáo kê khai theo các bước tiếp theo:
+ Bước 1: Lựa chọn đơn
vị có tài sản từ chối cần sửa;
+ Bước 2: Lựa chọn chức
năng nghiệp vụ quản lý;
+ Bước 3: Lựa chọn
tích vào trạng thái tài sản là Bỏ duyệt/kích tìm kiếm;
+ Bước 4: Lựa chọn tài
sản cần sửa/Kích chọn xem chi tiết công trình (kính lúp màu xanh)/Kích chuột
vào nhập số dư ban đầu đối với tài sản có 01 biến động (tài sản chỉ là nhập số
dư ban đầu hoặc tăng mới công trình) đối với tài sản có 02 biến động (ngoài nhập
số dư ban đầu hoặc tăng mới công trình có những biến động như tăng giảm nguyên
giá, thay đổi thông tin, giảm công trình) muốn sửa thông tin của biến động như
tăng giảm nguyên giá, thay đổi thông tin, giảm công trình thì kích chuột vào loại
biến động và thực hiện thay đổi thông tin còn muốn thực hiện sửa biến động đối với
tài sản là nhập số dư ban đầu hoặc tăng mới công trình thì đầu tiên phải xóa hết
những biến động của tài sản trước khi chỉnh sửa thông tin về số dư ban đầu và
tăng mới tài sản cách xóa tài sản thực hiện như hướng dẫn về xóa tài sản;
+ Bước 5: Thực hiện những
thay đổi thông tin công trình đã nhập sai;
+ Bước 6: Sau khi thực
hiện thay đổi thông tin bấm cập nhật, tài sản của đơn vị đã được chỉnh sửa xong
sẽ chuyển từ trạng thái từ chối sang trạng thái chờ duyệt Cán bộ quản trị Phần
mềm phải tiến duyệt số liệu để tài sản ở trạng thái chờ duyệt chuyển sang trạng
thái Đã duyệt và lên báo cáo.
Các Bước thực hiện được minh họa cụ thể
như sau:
- Đối với tài sản ở trạng thái chờ duyệt: Khi sửa
thông tin đối với tài sản đang ở trạng thái chờ duyệt tiến hành theo các bước
sau:
+ Bước 1: Lựa chọn đơn
vị là đơn vị có tài sản đang ở trạng thái chờ duyệt cần chỉnh sửa;
+ Bước 2: Lựa chọn chức
năng nghiệp vụ quản lý;
+ Bước 3: Lựa chọn
tích chuột vào trạng thái Chờ duyệt/Kích tìm kiếm
+ Bước 4: Lựa chọn tài
sản chờ duyệt có thông tin nhập sai cần chỉnh sửa kích chuột vào Xem chi tiết
công trình/Kích chuột vào nhập số dư ban đầu đối với tài sản có 01 biến động
(tài sản chỉ là nhập số dư ban đầu hoặc tăng mới công trình) đối với tài sản có
02 biến động (ngoài nhập số dư ban đầu hoặc tăng mới công trình có những biến động
như tăng giảm nguyên giá, thay đổi thông tin, giảm công trình) muốn sửa thông
tin của biến động như tăng giảm nguyên giá, thay đổi thông tin, giảm công trình
thì kích chuột vào loại biến động và thực hiện thay đổi thông tin còn muốn thực
hiện sửa biến động đối với tài sản là nhập số dư ban đầu hoặc tăng mới công
trình thì đầu tiên phải xóa hết những biến động của tài sản trước khi chỉnh sửa
thông tin về số dư ban đầu và tăng mới tài sản cách xóa tài sản thực hiện như
hướng dẫn về xóa tài sản;
+ Bước 5: Thực hiện những
thay đổi thông tin về tài sản cần sửa
+ Bước 6: Thực hiện
kích chuột vào chức năng lưu tài sản sau khi cập nhật tài sản sẽ ở trạng thái Chờ
duyệt. Để tài sản lên được báo cáo cần chuyển tài sản sang trạng thái Đã duyệt;
Các bước thực hiện được minh họa cụ thể
như sau:
- Xóa tài sản: Những tài sản
đã nhập vào Phần mềm nhưng thực tế sau khi đối chiếu tờ khai của đơn
vị thấy tài sản đó thực tế đơn vị không có thì thực hiện xóa bỏ tài sản việc
xóa bỏ tài sản phải đảm bảo nguyên tắc là tài sản đó đang ở trạng thái chờ
duyệt hoặc từ chối, việc thực hiện xóa bỏ tài sản thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Lựa chọn đơn
vị làm việc là đơn vị có tài sản cần xóa bỏ
+ Bước 2: Lựa chọn
nghiệp vụ quản lý tài sản
+ Bước 3: Tích chọn tài
sản muốn xóa đang ở trạng thái là chờ duyệt và từ chối
+ Bước 4: Lựa chọn tài
sản muốn xóa/Kích chọn xem chi tiết công trình
+ Bước 5: Kích chuột chọn
xóa biến động công trình, đối với tài sản có nhiều biến động để xóa hết các biến
động cần thực hiện xóa biến động theo thứ tự biến động nào nhập cuối cùng thì
thực hiện xóa đầu tiên
Các bước thực hiện được minh họa cụ thể
như sau:
III. Một số lưu ý khi chuẩn hóa các chỉ
tiêu trong Báo cáo kê khai lần đầu về công trình
1. Tên công trình: là tên gọi hiện
tại của công trình. Ví dụ: Trạm cấp nước xã Vạn Thái, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên.
2. Địa chỉ: ghi rõ địa chỉ công
trình được xây dựng trên địa bàn xã, phường, tỉnh của công trình. Nếu công
trình có địa chỉ ở liên xã, liên huyện thì ghi địa chỉ tại xã, huyện của đơn vị
được cấp có thẩm quyền giao quản lý, sử dụng công trình
3. Ký hiệu: ghi ký hiệu của công
trình (nếu có). Ví dụ: Công trình cấp nước Hoa Hồng, ký hiệu (HH).
4. Loại hình công trình: Căn cứ quy định
tại Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 04/05/2013 của Bộ Tài chính có các loại công
trình:
- Cấp nước tự chảy
- Cấp nước sử dụng bơm động lực
- Cấp nước bằng công nghệ hồ treo
Căn cứ loại hình công trình, đơn vị lập
báo cáo kê khai tích chọn một loại hình phù hợp.
5. Diện tích:
5.1. Diện tích đất: Nhập tổng diện
tích đất của công trình theo hồ sơ được cấp, được giao, được cho thuê hoặc đo vẽ
thực tế (đơn vị tính: m2). Không kê khai diện tích đất mạng lưới đường
ống không được giao, được cấp.
5.2. Diện tích sàn
xây dựng:
Nhập tổng diện tích sàn xây dựng của công trình theo hồ sơ xây dựng hoặc đo vẽ
thực tế (đơn vị tính: m2) đối với nhà, vật kiến trúc, bể....
6. Công suất:
6.1. Công suất thiết
kế: là
công suất thiết kế của công trình dựa theo hồ sơ hoặc công suất máy, khối lượng
cấp nước theo thiết kế (đơn vị tính: m3/ngày đêm).
6.2. Công suất thực tế: là công suất
thực tế đang cấp của công trình tại thời điểm (đơn vị tính: m3/ngày
đêm).
Trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng
công trình đang theo dõi công suất theo hộ dân, đề nghị căn cứ vào khối lượng
nước thực tế/1 hộ dân/1 ngày đêm để quy đổi ra công suất thực tế.
7. Năm xây dựng: là năm công
trình bắt đầu được xây dựng.
8. Ngày đưa vào sử dụng: là ngày,
tháng, năm đưa công trình vào sử dụng.
9. Giá trị công
trình:
9.1. Tổng nguyên giá:
là
nguyên giá ghi trên sổ kế toán hoặc theo Biên bản định giá (BB01) của công
trình, giá trị quyết toán công trình. Nguyên giá được chia theo nguồn vốn hình
thành. Bao gồm nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp; nguồn vốn chương trình mục
tiêu; nguồn khác. Trường hợp chưa quyết toán công trình, nguyên giá được dùng
là giá trị dự toán của công trình, khi công trình được phê duyệt quyết toán lấy
theo giá trị quyết toán làm cơ sở kê khai bổ sung nguyên giá công trình.
9.2. Phương pháp tính
khấu hao: công trình đang thực hiện khấu hao theo phương pháp tính
khấu hao nào sau đây thì chọn đánh dấu tương ứng.
- Khấu hao theo phương pháp đường thẳng
- Khấu hao theo phương pháp tổng số
- Khấu hao theo phương pháp số dư giảm
dần
Nếu công trình trước đây chưa tính khấu
hao thì lựa chọn thực hiện 1 trong 3 phương pháp để thực hiện tính và tích vào
ô tương ứng. Phương pháp tính khấu hao được quy định tại Thông tư số
45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính.
9.3. Thời gian khấu
hao: là
thời gian tính khấu hao của công trình (công trình mới được tính từ 5 năm đến
20 năm, công trình do Hội đồng định giá xác định lại thì căn cứ giá trị xác định
lại và số năm sử dụng còn lại làm cơ sở xác định lại số năm tính khấu hao). Số năm
tính khấu hao được tính theo số năm dương và không vượt quá 20 năm.
9.4. Giá trị còn lại: là giá trị
còn lại trên sổ kế toán của công trình, tính đến thời điểm 31/12/2013 hoặc giá
trị đánh giá lại tại thời điểm định giá.
10. Hiện trạng hoạt động: tích chọn một
trong 4 hiện trạng hoạt động của công trình tính đến thời điểm 31/12/2013:
- Bền vững.
- Trung bình.
- Kém hiệu quả.
- Không hoạt động.
Hiện trạng hoạt động của công trình được
căn cứ Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên để đơn giản hóa trong quá trình rà
soát, đánh giá, kê khai, đề nghị xác định theo tỷ lệ giữa công suất thực tế và
công suất thiết kế của công trình:
- Trên 50%: tích chọn Bền vững
- Từ 30%-49%: tích chọn Trung bình
- Dưới 30%: tích chọn Kém hiệu quả
- Công trình không hoạt động: tích chọn
Không hoạt động
11. Hồ sơ giấy tờ: ghi đủ các
chỉ tiêu quy định trên hồ sơ và các giấy tờ liên quan đến công trình:
- Quyết định bàn giao công trình
- Quyết định xác lập sở hữu nhà nước
công trình
- Biên bản bàn giao công trình
- Các hồ sơ giấy tờ khác.
Nếu không có giấy tờ thì ghi không có giấy
tờ vào mục “các hồ sơ giấy tờ khác”.
12. Thông tin khác
- Khối lượng nước sạch đã sản xuất trong
năm:
là tổng khối lượng nước sản xuất ra trong năm 2013 của công trình (đơn vị m3).
- Giá thành nước sạch bình quân năm: là giá thành
nước sạch được tính bình quân gia quyền của năm 2013 (đơn vị đồng/m3).
- Tỷ lệ nước hao hụt: là tỷ lệ nước
bị hao hụt trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nước của công trình (đơn vị
tính: %) năm 2013.
- Giá tiêu thụ nước sạch bình quân
năm:
là giá nước sạch người tiêu dùng phải trả cho đơn vị quản lý công trình được
tính bình quân gia quyền của năm 2013.
- Tên người hoặc bộ phận quản lý trực
tiếp: ghi tên các cá nhân/tổ, nhóm/đơn vị quản lý trực tiếp công trình.
- Thông tin khác: Ghi các thông tin
khác liên quan đến công trình. Ví dụ: Nguyên giá được tính tạm theo dự toán;
chưa có quyết định giao công trình của UBND cấp tỉnh; chưa thu tiền nước,...