Kính gửi:
|
- Các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng Văn hoá - Xã hội
ASEAN tại Việt Nam;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Thực hiện Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 25/01/2016
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và triển khai các mục tiêu của
Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN đến năm 2025 (Đề án 161), Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội (LĐTBXH) là Cơ quan chủ trì, cùng các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng
Văn hoá - Xã hội ASEAN tại Việt Nam và các địa phương đã nỗ lực thực hiện Đề án
trong năm 2024.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ LĐTBXH trân trọng
đề nghị các Bộ, ngành, địa phương báo cáo tình hình thực hiện Đề án 161 năm
2024 để tổng hợp Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ và đề xuất kế hoạch chuẩn bị
cho Đánh giá cuối kỳ của Đề án 161 vào năm 2025 (Đề cương Hướng dẫn Báo cáo
kèm theo).
Báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương đề nghị gửi về
Bộ LĐTBXH trước ngày 06/12/2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
Thông tin chi tiết liên hệ: Bà Nguyễn Ngọc Anh,
Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐTBXH (Số điện thoại:
0962.332.858/0243.826.4222, email: [email protected]).
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu VT, HTQT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hà
|
ĐỀ
CƯƠNG HƯỚNG DẪN BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 161 NĂM 2024
1. Rà soát, lồng ghép và tổ chức
thực hiện các nội dung của Đề án 161 trong kế hoạch, chính sách, chương trình của
Bộ, ngành, địa phương trong năm 2024
- Số lượng và tên các quyết định, kế hoạch, chương
trình triển khai các hoạt động thuộc Kế hoạch thực hiện Đề án 161 trong năm
2024.
- Các Nghị quyết, chính sách, chương trình/ hoạt động
được ban hành trong năm 2024 nhằm thúc đẩy thực hiện 05 nội dung cụ thể:
+ Gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân (nâng
cao năng lực thể chế; kiện toàn cơ cấu tổ chức và cải cách thủ tục hành chính tạo
thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp)
+ Hoà nhập (tăng cường, mở rộng an sinh xã hội;
các chính sách, điểm mới về hỗ trợ cho người cao tuổi, người khuyết tật, người
nghèo và các nhóm yếu thế khác; về y tế, giáo dục, trợ giúp đột xuất, thúc đẩy
bình đẳng giới...)
+ Bền vững (giám sát, phòng chống ô nhiễm môi
trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, áp dụng tiến bộ khoa học
trong xử lý rác thải và năng lượng sạch...)
+ Tự lực tự cường (dự báo, ứng phó, thích ứng với
các nguy cơ gây hại đến sức khỏe của người dân…)
+ Năng động (thúc đẩy một xã hội sáng tạo, đổi mới
và thích ứng với các vấn đề mới nổi; tăng cường tính cạnh tranh của nguồn nhân
lực; thúc đẩy hình ảnh của địa phương; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
và nâng cao khả năng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập...)
- Những điểm mới, thành tựu đáng ghi nhận trong năm
2024; kết quả nổi bật để có thể giới thiệu điển hình tốt của Bộ, ngành, địa
phương là gì?
- Số lượng, mức độ (%) thực hiện Kế hoạch đã đề ra,
nếu lý do/nguyên nhân của việc đạt được kết quả đó.
- Việc điều phối, lồng ghép và tổ chức triển khai
các Kế hoạch thực hiện Đề án 161 trong năm 2024 như thế nào? (Có tổ chức các
cuộc họp điều phối với các Sở, ban, ngành liên quan không? Có triển khai các hoạt
động xã, huyện, dân cư, đối tượng ngành nghề, thành phần, lĩnh vực, nam nữ...).
- Thuận lợi, khó khăn như thế nào, cụ thể là gì?
2. Tuyên truyền, vận động nâng
cao nhận thức về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và Đề án 161 trong năm 2024.
Bộ, ngành, địa phương có tổ chức các hoạt động
tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Đề án 161 và Kế hoạch thực hiện Đề án của Bộ,
ngành, địa phương mình trong năm 2024 không?
- Số lượng các hoạt động tuyên truyền đã/đang thực
hiện.
- Nội dung của các hoạt động được thực hiện cụ thể
như thế nào? Thực hiện ở mức độ nào so với Kế hoạch đề ra?
- Số lượng và thành phần tham gia?
- Nêu những thuận lợi, khó khăn trong triển khai nội
dung này khi thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ, ngành, địa phương.
3. Thúc đẩy vận động, thu hút
nguồn lực trong năm 2024
- Bộ, ngành, địa phương bố trí nguồn lực/nguồn ngân
sách để thực hiện các hoạt động thuộc Kế hoạch thực hiện Đề án 161 trong năm
2024 như thế nào?
- Có thu hút vận động được kinh phí độc lập cho thực
hiện Kế hoạch hành động triển khai Đề án 161 hay không? Mức độ thu hút vận động
như thế nào? Cho những nội dung gì? bao nhiêu? Nguồn lực thu hút và vận động được
phân chia theo các nhóm như thế nào (nhà nước, NGOs...)?
- Nêu những thuận lợi, khó khăn trong triển khai nội
dung này khi thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ, ngành, địa phương.
4. Hoàn thiện hệ thống tổ chức
và nâng cao năng lực cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ để thực hiện Đề án
161 trong năm 2024
- Bộ, ngành, địa phương có bố trí bộ phận/phòng ban
và cán bộ chuyên trách/đầu mối về triển khai thực hiện Đề án 161 không? Hay
kiêm nhiệm?
- Nêu những thuận lợi, khó khăn trong triển khai nội
dung này khi thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ, ngành, địa phương.
5. Kế hoạch tổ chức Đánh giá tổng
kết Kế hoạch thực hiện Đề án 161
- Bộ, ngành, địa phương có kế hoạch tổ chức Đánh
giá tổng kết các Kế hoạch thực hiện Đề án 161 như thế nào? Thời gian dự kiến tổ
chức Đánh giá? Và Hình thức Đánh giá?
- Bộ, ngành, địa phương có phân bổ nguồn lực cho hoạt
động Đánh giá tổng kết các Kế hoạch thực hiện Đề án 161 không?
6. Khuyến nghị, Đề xuất
DANH
SÁCH GỬI CÔNG VĂN
CÔNG VĂN SỐ 5989/BLĐTBXH-VHTQT ngày 26/11/2024
1. Các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN
tại Việt Nam
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Y tế
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Nội vụ
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương