Kính
gửi:
|
- Các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cơ quan trung ương.
|
Thực hiện Nghị quyết số
28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm
2030, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được phân công chủ trì tổ chức “Tháng
hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”
(sau đây gọi tắt là Tháng hành động) từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hằng
năm. Để các hoạt động trong Tháng hành động năm 2024 được tổ chức đồng bộ, hiệu
quả, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai với các nội dung
chính sau:
1.
Mục đích, yêu cầu
- Nâng cao vai trò, trách
nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp của các cấp, các ngành từ trung ương đến
địa phương, qua đó huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn
dân tham gia thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên
cơ sở giới, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái, đảm bảo an sinh xã
hội vì mục tiêu phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục về các chính sách an sinh xã hội, bình đẳng giới, phòng ngừa
và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở tất cả các cấp.
- Tăng cường giáo dục kiến
thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, các
thành viên gia đình, người làm công tác bình đẳng giới và trẻ em. Cung cấp
thông tin, nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó với những tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh đối với phụ nữ và trẻ em.
- Chú trọng công tác phòng
ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại phụ nữ và
trẻ em, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ
em.
- Việc xây dựng kế hoạch và
triển khai các hoạt động của Tháng hành động phải được tiến hành đồng bộ, bảo
đảm hiệu quả thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan,
đơn vị, địa phương. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền,
phổ biến pháp luật, chính sách và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành
động.
2.
Chủ đề Tháng hành động năm 2024
“Đảm bảo an sinh xã hội,
tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng
giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.
3.
Thời gian: từ ngày 15/11/2024 đến ngày 15/12/2024.
4.
Bộ nhận diện và các thông điệp truyền thông
- Đối với hình ảnh của các
sản phẩm truyền thông: các cơ quan, đơn vị sử dụng hình ảnh theo mẫu cho các
hoạt động truyền thông nhằm đảm bảo tính thống nhất về nhận diện hình ảnh của
Tháng hành động (Phụ lục 01 kèm theo).
- Đối với thông điệp truyền
thông: các cơ quan, đơn vị linh hoạt trong việc sử dụng thông điệp hoặc sáng
tạo thông điệp phù hợp với mục tiêu truyền thông và lĩnh vực triển khai (một
số thông điệp tham khảo tại Phụ lục 02 kèm theo).
5.
Những hoạt động chính
- Xây dựng và ban hành hướng
dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai Tháng hành động tại bộ, ngành, tổ chức và
địa phương.
- Tổ chức Lễ phát động Tháng
hành động với hình thức phù hợp; tăng cường tuyên truyền về chủ đề, thông điệp
và các hoạt động của Tháng hành động trên các phương tiện thông tin đại chúng
tại trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng
nhóm đối tượng và tình hình thực tế như: truyền thông trực tiếp; tuyên truyền
trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình; hệ thống thông tin cơ sở ở các xã,
phường, thị trấn; các trang thông tin điện tử, báo điện tử và các mạng xã hội;
treo băng rôn, khẩu hiệu trên các địa điểm và phương tiện công cộng,...
- Tổ chức các diễn đàn, đối
thoại, tọa đàm, hội thảo, tập huấn về các nội dung liên quan đến chủ đề của
Tháng hành động năm 2024; tuyên truyền về các chính sách đảm bảo an sinh xã hội
cho người dân nói chung và phụ nữ, trẻ em nói riêng, vai trò của việc tăng
cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái trong việc thúc đẩy bình đẳng giới.
Tổ chức các cuộc thi về chủ đề bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới (thi
tìm hiểu pháp luật, sáng tác, sân khấu hóa, hội diễn tuyên truyền viên giỏi),
giao lưu văn nghệ, thể thao...; tổ chức hoạt động hỗ trợ các nạn nhân, phụ nữ,
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong
công tác bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
nói chung và công tác triển khai Tháng hành động năm 2024 nói riêng.
- Tăng cường thực hiện số
hóa trong truyền thông thông qua mạng xã hội (facebook, fanpage, youtube...)
nhằm tiếp cận tới nhiều người dân hơn, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh
viên... để lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với
bạo lực trên cơ sở giới, tăng quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái.
- Phát hành các sản phẩm
truyền thông về các chính sách an sinh xã hội, vai trò của phụ nữ, bình đẳng
giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em, kỹ năng phòng
ngừa, ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ
lụt và dịch bệnh.
- Đẩy mạnh huy động các
nguồn lực để triển khai Tháng hành động, tăng cường xã hội hóa các hoạt động
truyền thông và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân bị xâm
hại, bạo lực, mua bán, bóc lột, người chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí
hậu,...
- Tăng cường các hình thức
kiểm tra về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các cơ quan, đơn vị,
địa phương trong Tháng hành động. Xử lý nghiêm các vụ vi phạm về bình đẳng
giới, bạo lực trên cơ sở giới và việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo
an sinh xã hội.
- Gửi các tin, bài về hoạt
động triển khai tháng hành động tại cơ quan, đơn vị, địa phương để đăng tải
trên trang thông tin điện tử của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ
quan thông tấn báo chí khác.
- Báo cáo kết quả hoạt động
về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Bình đẳng giới, địa chỉ: số 12
Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 024.3825.3875; email:
vubdg@molisa.gov.vn) trước ngày 31/12/2024 để tổng hợp.
Trong quá trình triển khai,
nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị thông tin kịp thời về Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội đê phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó TTgCP Lê Thành Long (để báo cáo);
- Ủy ban Xã hội của Quốc hội (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thành viên UBQG VSTBPN;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, BĐG.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hà
|
PHỤ
LỤC 1
BỘ NHẬN DIỆN TRUYỀN THÔNG CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG
GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI
(Kèm theo Công văn số 4893/BLĐTBXH-VBĐG ngày 10 tháng 10 năm 2024 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội)
1. HÌNH ẢNH:
|
- Nhìn thoáng là 1 trái
tim.
- Ngắm kỹ là một con người
được ghép từ 2 hình người đang ôm nhau, hòa nhập thành một.
- Hình ảnh biểu đạt cảm
xúc yêu thương, gắn kết khăng khít, gần gũi.
- Hai cánh tay ôm nhau kết
thành hình ảnh chiếc ruy băng trắng - là biểu tượng của chiến dịch toàn cầu
lớn nhất của nam giới, bắt đầu từ năm 1991, nhằm chống lại bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới. Hiện nay, chiến dịch đã được
thực hiện tại hơn 57 quốc gia trên thế giới.
|
2. MÀU SẮC:
- Màu cam đã được Liên hiệp
quốc lựa chọn là màu biểu tượng cho chiến dịch toàn cầu về xóa bỏ bạo lực đối
với phụ nữ và trẻ em gái.
- Ruy băng màu trắng là biểu
tượng của chiến dịch truyền thông của nam giới nhằm kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối
với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới.
PHỤ
LỤC 2
THÔNG ĐIỆP TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH
ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2024
(Kèm theo Công văn số 4893/BLĐTBXH-VBĐG ngày 10 tháng 10 năm 2024 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội)
I. Chủ đề Tháng hành động:
Đảm bảo an sinh xã hội, tăng
quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới
và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
II. Các khẩu hiệu, thông
điệp truyền thông:
tt
|
Nhóm
khẩu hiệu, thông điệp truyền thông
|
Nội
dung
|
1.
|
Luật pháp, chính sách, chủ
trương
|
1. Hưởng ứng Tháng hành
động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm
2024.
2. Đầu tư cho bình đẳng
giới là đầu tư cho tương lai.
3. Bình đẳng giới là thước
đo của sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.
4. Tăng quyền năng cho phụ
nữ là tăng vị thế của quốc gia.
5. Giới tính không quyết
định năng lực và trình độ.
6. Nam, nữ bình đẳng, xã
hội văn minh, gia đình hạnh phúc.
7. Bình đẳng giới là chìa
khóa để xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
8. Hành động ngay hôm nay,
bình đẳng giới trong tầm tay.
9. Nam, nữ bình quyền, xã
hội phát triển.
10. Ưu tiên nguồn lực cho
phụ nữ và trẻ em gái.
11. Nâng cao vai trò của
phụ nữ giúp hòa bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững, ứng phó với
biến đổi khí hậu.
|
2.
|
Phòng ngừa và ứng phó với
bạo lực trên cơ sở giới
|
1. Mọi hành vi bạo lực,
xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em là vi phạm pháp luật.
2. Mọi hình thức bạo lực
đều vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm minh.
3. Chấm dứt bạo lực, vun
đắp yêu thương.
4. Hãy tố cáo hành vi bạo
lực, xâm hại, quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em.
5. Hãy lên tiếng khi bị
bạo lực.
6. Hãy hành động vì cộng
đồng bình đẳng, văn minh, an toàn và không bạo lực.
7. Im lặng không phải là
cách để bảo vệ bản thân và người bị xâm hại.
8. Đồng tình với bạo lực
là bạn đang cổ xúy cho hành vi sai trái.
9. Không đổ lỗi cho người
bị bạo lực.
10. Không phân biệt đối xử
và bạo lực trên không gian mạng.
|
3.
|
Huy động sự tham gia của
nam giới và xã hội
|
1. Chia sẻ việc nhà, gia
đình hạnh phúc.
2. Việc nhà không của
riêng ai.
3. Mình là đàn ông, mình
không gây bạo lực.
4. Hãy chấm dứt bạo lực
đối với phụ nữ và trẻ em gái.
|
PHỤ
LỤC 3
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH
ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2024
(Kèm theo Công văn số 4893/BLĐTBXH-VBĐG ngày 10 tháng 10 năm 2024 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội)
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, ban
hành kế hoạch triển khai
2. Phát động Tháng hành động
3. Nội dung hoạt động đã
triển khai
4. Kinh phí tổ chức
a) Ngân sách nhà nước
b) Ngân sách vận động
(Bảng tổng hợp số liệu kèm
theo)
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đã đạt
được, bài học kinh nghiệm
2. Những khó khăn, tồn tại
3. Kiến nghị, đề xuất
III. TỔNG HỢP SỐ LIỆU
Kết quả thực hiện Tháng hành
động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
1. Tổ chức phát động và các
hoạt động hưởng ứng, kiểm tra, giám sát...
STT
|
Hoạt
động
|
Số
cuộc/ Đoàn
|
Số
người tham gia
|
Cấp
triển khai
|
Nam
|
Nữ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả truyền thông trên
các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin cơ sở
STT
|
Nội
dung
|
Số
lượng
|
Số
người tiếp cận
|
Cấp
triển khai
|
Nam
|
Nữ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Sản xuất, phát hành các
sản phẩm truyền thông
STT
|
Sản
phẩm
|
Số
lượng
|
Số
người tiếp cận
|
Cấp
triển khai
|
Nam
|
Nữ
|
|
|
|
|
|
|