Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2658/LĐTBXH-TL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 06/08/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2658/LĐTBXH-TL
V/v Tiền lương trong DN FDI

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2004

Kính gửi:

Công ty Ajinomoto Việt Nam
Khu Công nghiệp Biên Hoà I, tỉnh Đồng Nai

Trả lời công văn số 394/VPNN, ngày 10/5/2004 của Công ty Ajinomoto về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1/ Theo quy định tại Tiết a, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 114/202/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật lao động về tiền lương, thì tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động, bao gồm: mức lương do hai bên thoả thuận theo thang lương, bảng lương quy định đối với doanh nghiệp nhà nước, các mức phụ cấp có tính chất lương do doanh nghiệp quy định. Trường hợp cụ thể của Công ty thì tiền lương tháng bao gồm mức lương chính theo thang lương, bảng lương của Công ty nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và phụ cấp trách nhiệm, còn các Khoản phụ cấp nhà ở và phụ cấp gia đình là các khoản trợ cấp.

2/ Theo quy định tại Điều 37 của Điều lệ Bảo hiểm xã hội (ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ) thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội gồm lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Các khoản phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nhà ở, phụ cấp gia đình (theo cách gọi của Công ty) không làm căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội;

3/ Theo quy định tại Điểm 2, Mục V của Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam, thì tiền lương làm căn cứ tính tiền lương làm thêm giờ cho người lao động là tiền lương thực trả của Công ty (bao gồm mức lương chính và phu cấp trách nhiệm).

4/ Do tính chất sản xuất, nên một số công việc không thể ngừng, nhưng theo quy định của pháp luật lao động thì người lao động vẫn được nghỉ hàng năm. Do vậy, Công ty phải có kế hoạch và thông báo để người lao động nghỉ hàng năm. Trường hợp đến kỳ nghỉ hàng năm theo kế hoạch, nhưng do yêu cầu công việc, Công ty có nhu cầu sử dụng ngày nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 74 của Bộ Luật lao động, thì phải thoả thuận và được người lao động đồng ý. Trong thời gian này, người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động ít nhất bằng 300% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm.

Trường hợp người lao động được trả lương tháng (người lao động đã được trả lương của ngày nghỉ hàng năm) thì Công ty phải trả thêm cho người lao động ít nhất bằng 200% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm cho thời gian người lao động được nghỉ hàng năm.

Tiền lương làm căn cứ để tính tiền lương trả cho thời gian nghỉ hàng năm bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

5/ Tại Khoản 2, Điều 114 của Bộ Luật Lao động chỉ quy định người lao động nữ được quyền đề nghị đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ thai sản ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ. Thời gian đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản được tính là thời gian làm việc bình thường. Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản là trái quy định của pháp luật lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Công ty được biết. Đề nghị Công ty thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước./.

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VỤ TRƯỞNG VỤ TIỀN LƯƠNG - TIỀN CÔNG




Phạm Minh Huân

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 2658/LĐTBXH-TL ngày 06/08/2004 ngày 06/08/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tiền lương trong doanh nghiệp FDI

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.171

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.13.113
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!