Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 5442/VKSTC-V14 2020 giải đáp khó khăn liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự

Số hiệu: 5442/VKSTC-V14 Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Hoàng Thị Quỳnh Chi
Ngày ban hành: 30/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5442/VKSTC-V14
V/v giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS, BLTTHS năm 2015 và thi hành án hình sự

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020

Kính gửi:

- Viện trưởng VKS quân sự trung ương;
- Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao: Vụ 1, Vụ 2, Vụ 3, Vụ 4, Vụ 5, Vụ 6, Vụ 7, Vụ 8, Vụ 12, Vụ 13, Cục 1, Văn phòng, Thanh tra, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Viện trưởng VKSND cấp cao 1, 2, 3;
- Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Qua thực tiễn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự, kiểm sát thi hành án hình sự, VKSND tối cao nhận được ý kiến phản ánh về khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (sau đây viết tắt là BLHS năm 2015), Bộ luật Ttụng hình sự năm 2015 (sau đáy viết tắt là BLTTHS năm 2015); khó khăn, vướng mc liên quan đến thi hành án hình sự. Để thống nhất nhận thức các quy định này trong ngành Kiểm sát nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, VKSND tối cao có ý kiến như sau:

I. Một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS năm 2015

1. Khi đã có quyết định khởi tố bị can thì có tiếp tục tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 27 BLHS năm 2015 quy định: “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền truy cứu (xác định) trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội và theo quy định của BLTTHS, khi có đủ căn cứ xác định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định khởi tố bị can. Quyết định khởi tố bị can chính là bước xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, căn cứ vào đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ để truy tố, xét xử người phạm tội, làm rõ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Do vậy, sau khi có quyết định khởi tố bị can, quá trình điều tra, truy tố, xét xử sẽ không tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (bao gồm cả trường hợp vụ án bị hủy đi hủy lại nhiều lần để xét xử lại hoặc để điều tra lại hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần...).

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, nếu tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can và các hoạt động tố tụng bị tạm dừng (trừ trường hợp tạm đình chỉ do không xác định được bị can đang ở đâu và đã có quyết định truy nã) thì thời gian tiến hành các hoạt động nhằm khắc phục lý do tạm đình chỉ như: bắt buộc chữa bệnh, giám định tư pháp, tương trợ tư pháp... sẽ phải được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự mà không chứng minh được tội phạm thì Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án.

Đối với trường hợp sau khi khởi tố bị can, nếu người phạm tội thuộc một trong hai trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 27 BLHS năm 2015: (1) Người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù; (2) Người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được tính lại kể từ ngày người đó thực hiện hành vi phạm tội mới hoặc kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

2. Việc miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hiện tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 có phải là căn cứ để ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hay không?

Trả lời:

Chế định miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015 chỉ xem xét, áp dụng đối với người đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tức là đã có quyết định khởi tbị can đối với họ. Mặt khác, theo quy định tại Điều 157 BLTTHS năm 2015, trong 08 căn cứ không khởi tố vụ án hình sự thì không có căn cứ là miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hiện tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015. Do vậy, miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hiện tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 không phải là căn cứ để ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ ra quyết định không khi tố vụ án hình sự khi có căn cứ quy định tại Điều 157 BLTTHS năm 2015.

Sau khi ra quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, nếu xác định người thực hiện tội phạm thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét, quyết định và thực hiện các thủ tục để miễn trách nhiệm hình sự đối với họ theo quy định của pháp luật.

3. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 có áp dụng đối với trường hợp người xúi giục cũng là người dưới 18 tuổi không?

Trả lời:

Điều 90 BLHS năm 2015 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tui phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương XII; theo quy định khác của Phần thứ nhất của BLHS năm 2015 mà không trái với quy định của Chương này”. Phần thứ nhất và Chương XII của BLHS năm 2015 không có quy định loại trừ việc áp dụng tình tiết tăng nặng “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” đối với người dưới 18 tuổi. Do vậy, nếu người dưới 18 tuổi có hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội thì vẫn có thể bị xem xét áp dụng tình tiết tăng nặng “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”. Tuy nhiên, khi áp dụng tình tiết này, cần bảo đảm nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định tại Điều 91 BLHS năm 2015.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có phải là pháp nhân thương mại không? Trường hợp có 02 pháp nhân thương mại trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì có được xác định là đồng phạm không?

Trả lời:

4.1. Khoản 2 Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác”. Theo Điều 1 và khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 01 loại hình doanh nghiệp. Do vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là pháp nhân thương mại.

Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì “Thành viên công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn..”. Như vậy, pháp luật không đòi hỏi pháp nhân thương mại phải có từ 02 thành viên trở lên. Do đó, việc quy định điều kiện “lợi nhuận được chia cho các thành viên” của pháp nhân thương mại tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 cần được hiểu là trong trường hợp pháp nhân thương mại có từ 02 thành viên trở lên thì lợi nhuận được chia cho các thành viên tương ứng với tỷ lệ góp vốn của thành viên tại pháp nhân; trường hợp pháp nhân thương mại chỉ có 01 thành viên thì thành viên đó được hưởng toàn bộ phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

4.2. Điều 74 BLHS năm 2015 quy định: “Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này. Điều 17 Chương III quy định về đồng phạm không trái với quy định của Chương XI BLHS năm 2015. Do vậy, trường hợp có 02 pháp nhân thương mại trở lên cý cùng thực hiện một tội phạm thì được xác định là đồng phạm.

5. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì có thể áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không?

Trả lời:

Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Điều 96 BLHS năm 2015 là biện pháp do Tòa án áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.

Khoản 4 và khoản 6 Điều 91 BLHS năm 2015 quy định:

“4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.

6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

Khoản 1 Điều 430 BLTTHS năm 2015 cũng quy định: “Khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”.

Như vậy, căn cứ vào: (1) tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, (2) nhân thân và (3) môi trường sống; nếu xét thấy việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng vẫn bảo đảm hiệu quả giáo dục, răn đe, phòng ngừa thì Tòa án vẫn có thể xem xét để áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội, không phụ thuộc vào loại tội phạm mà người đó thực hiện.

6. “Người khác” trong tình tiết “gây thiệt hại cho người khác” quy định tại Điều 264 BLHS năm 2015 về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là người nào? Có bao gồm người được giao điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 264 BLHS năm 2015 thì: Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây....

Chủ thể của tội phạm này là người có hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Do đó, “người khác” trong tình tiết “gây thiệt hại cho người khác quy định tại Điều 264 BLHS năm 2015 là tất cả những người khác so với chủ thể của tội phạm (người giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ), tức là bao gồm cả người được giao điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Về vấn đề này có thể tham khảo Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Tòa án nhân dân tối cao thông báo kết quả giải đáp một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, hành chính và dân sự.

7. Trường hợp nhiều lần đánh bạc với hình thức chơi số đề, có lần đánh bạc dưới 5.000.000 đồng, có lần trên 5.000.000 đồng, có lần trên 50.000.000 đồng thì tổng số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc được xác định như thế nào? Có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” trong trường hợp này hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của BLHS thì:

“2. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tng stiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét. Cụ thể như sau:

a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng ln đánh bạc đều dưới mức ti thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;

b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức ti thiu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;

c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của BLHS.

Như vậy, vận dụng tinh thần của Nghị quyết nêu trên, trường hợp nhiều lần đánh bạc thì không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; nếu có lần đánh bạc dưới 5.000.000 đồng thì không xác định trách nhiệm hình sự của làn đánh bạc đó mà xử lý theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với lần đó; đối với lần đánh bạc từ 5.000.000 đồng trở lên thì người đánh bạc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó; nếu đánh bạc từ 02 lần trở lên mà số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc từ 5.000.000 đồng trở lên thì người đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên.

Trong trường hợp trên, có 02 lần đánh bạc từ 5.000.000 đồng trở lên (trong đó có 01 lần trên 50.000.000 đồng) nên người đánh bạc phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 Điều 321 BLHS năm 2015 và phải áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.

8. Có áp dụng tình tiết “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” quy định tại khoản 1 Điều 63 BLHS năm 2015 đối với những phạm nhân đã thực hiện hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 không?

Trả lời:

So với quy định tại Điều 58 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), khoản 1 Điều 63 BLHS năm 2015 đã bổ sung 01 điều kiện để được giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, đó là: đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự. Tức là, theo quy định của BLHS năm 2015, muốn được giảm mức hình phạt đã tuyên thì người bị kết án phải có thêm điều kiện là đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự; mà theo quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì không cần phải có điều kiện này. Như vậy, điều kiện “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự tại khoản 1 Điều 63 BLHS năm 2015 là quy định không có lợi cho người phạm tội so với Điều 58 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Căn cứ khoản 2 Điều 7 BLHS năm 2015 thì “Điều luật quy định một tội phạm mới,..., miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”; đồng thời, căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của BLTTHS số 101/2015/QH13, Luật Tchức Cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 thì “... các điều luật quy định hạn chế phạm vi miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội thì không áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy t, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích; trong trường hợp này, vẫn áp dụng quy định tương ứng của các văn bản quy phạm pháp luật về hình sự có hiệu lực trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 để giải quyết”.

Do đó, không áp dụng tình tiết “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự quy định tại khoản 1 Điều 63 BLHS năm 2015 đối với những người đã thực hiện hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018.

9. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 được áp dụng như thế nào đối với trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng theo quy định tại Điều 201 BLHS năm 2015? Có áp dụng án phí dân sự có giá ngạch trong vụ án hình sự đối với loại tội này không?

Trả lời:

9.1. Tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên” là đã có từ 02 lần phạm tội trở lên mà mi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại các khoản, điều luật tương ứng, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng theo quy định tại Điều 201 BLHS năm 2015, để áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” thì cần thỏa mãn các điều kiện sau:

- Mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 201 BLHS năm 2015, tức là cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên.

- Trong số các lần phạm tội chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó:

(1) Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần phạm tội từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng trở lên và trong những lần phạm tội đó có stiền thu lợi bất chính của ít nhất hai lần phạm tội mà mi lần từ 30 triệu đồng trở lên, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.

(2) Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần phạm tội từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng trở lên mà trong những lần đó, số tiền thu lợi bất chính chưa lần nào đủ 30 triệu đồng trở lên hoặc chỉ có một lần đủ 30 triệu đồng trở lên, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chỉ áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, không áp dụng được tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.

9.2. Điều 21 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 326) quy định các loại án phí trong vụ án hình sự gồm:

“1. Án phí hình sự sơ thm.

2. Án phí hình sự phúc thẩm.

3. Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án giải quyết cả phần dân sự trong vụ án hình sự, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.

4. Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần dân sự trong vụ án hình sự.

Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS năm 2015 thì: “Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm”“Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi” là 02 biện pháp tư pháp mà pháp luật quy định cho Tòa án áp dụng đối với người phạm tội. Như vậy, (1) việc tịch thu số tiền gốc do người phạm tội sử dụng để cho vay (tịch thu công cụ phạm tội, phương tiện phạm tội); (2) việc tịch thu số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20% (tịch thu tài sn phát sinh do tội phạm mà có); (3) việc trả lại tài sản vượt quá mức lãi suất 20% cho người vay - người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (trả lại phần tài sản mà người phạm tội thu lợi bất chính của người vay; người vay không được xác định là bị hại nên khoản tiền này không được xác định là khoản bồi thường thiệt hại dân sự) đều là việc Tòa án áp dụng các biện pháp tư pháp, không phải là việc giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị quyết số 326 thì “Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm”.

Như vậy, trong các vụ án hình sự, nếu Tòa án không giải quyết phần dân sự trong vụ án đó (không có yêu cầu của đương sự) thì không áp dụng án phí dân sự sơ thẩm (bao gồm án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch). Trong trường hợp này, bị cáo chỉ phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326 nêu trên.

10. Đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác nhưng chưa có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần xác định là loại rừng nào để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 232, Điều 243 BLHS năm 2015?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại các điều 18, 27 và 28 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, trường hợp chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại khoản 2 Điều 28 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quyết định. Do vậy, đối với trường hợp rừng đã quy hoạch cho mục đích khác nhưng chưa có quyết định chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác thì khi xác định loại rừng cần xác định theo loại đang được xác lập tại thời điểm xác định đó.

11. Xử lý như thế nào đối với hành vi vận chuyển trái phép chân của cá thể Gấu ngựa?

Trả lời:

11.1. Gấu ngựa có tên khoa học là Ursus Thibetanus, thuộc Phụ lục I Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Do đó, hành vi của người nào vi phạm quy định về bảo vệ Gấu ngựa mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 244 BLHS năm 2015.

11.2. Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của BLHS thì:

Sản phm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật (ví dụ: thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng...); động vật thủy sản đã qua sơ chế, chế biến ở dạng nguyên con; vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm đã qua chế biến (ví dụ: cao nấu từ xương động vật hoang dã; túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật hoang dã)”.

Như vậy, chân của cá thể Gấu ngựa là sản phẩm của động vật. Vì vậy, người nào có hành vi vận chuyển trái phép chân của cá thể Gấu ngựa thì có thể bị xử lý theo điểm b khoản 1 Điều 244 BLHS năm 2015.

12. Khoảng 22 giờ ngày 19/5/2019, Công an huyện T bắt quả tang A (15 tuổi) đang bán cho N (17 tuổi) 0,0565 gam Methamphetamine (ma túy đá) với giá 200.000 đồng. Tại Cơ quan điều tra, A còn khai nhận trong khoảng thời gian từ ngày 21/3-03/5/2019, A còn bán 03 lần ma túy cùng loại, cùng giá tiền như trên cho N. Tổng 04 lần A bán ma túy cho N có tổng khối lượng là 0,226 gam. Xử lý hành vi của A như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng (trong đó có tội Mua bán trái phép chất ma túy quy định tại khoản 2 Điều 251 BLHS năm 2015).

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 phần I Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 thì: “Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 các điều 193, 194, 195, 196, 197, 198, 200 và 201 của BLHS được hiểu là đã có từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên, hai lần bán trái phép chất ma túy trở lên...) mà mi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”. Theo quy định tại tiểu mục 10.1 mục 10 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của BLHS thì: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma túy của các lần cộng lại dưới mức tối thiểu hoặc không xác định được tổng trọng lượng chất ma túy của tất cả các lần đã đến mức ti thiểu quy định tại điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 của BLHS thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Mua bán trái phép chất ma túy”.

Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 194 BLHS năm 1999 với tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS năm 2015 về bản chất là giống nhau. Mặt khác, đường lối xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm các tội về ma túy của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999 cũng không có sự thay đổi. Do vậy, có thể vận dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP và Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP nêu trên để xử lý đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy của A.

Như vậy, có thể thấy:

- A không thuộc trường hợp “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS năm 2015 vì mi lần thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy của A chưa có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng (do A dưới 16 tuổi);

- Tổng khối lượng ma túy của 04 lần A bán cho N là 0,226gam dưới mức tối thiểu quy định tại điểm i khoản 2 Điều 251 BLHS năm 2015 (05 gam);

- A không bán ma túy cho người dưới 16 tuổi (N 17 tuổi).

Do đó, không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự của A về tội Mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 251 BLHS năm 2015.

13. B làm thuê tại nước ngoài. Ngày 06/11/2018, B mua 21 viên hồng phiến. Ngày 07/11/2018, B về Việt Nam và mang theo số hồng phiến đã mua với mục đích để sử dụng, khi làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu thì bị phát hiện và bắt giữ. Qua giám định, xác định số hồng phiến thu giữ của B là Methamphetamine có tổng khối lượng là 2,1625 gam. Hành vi của B phạm tội Vận chuyển trái phép chất ma túy với tình tiết “qua biên giới” hay phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy?

Trả lời:

Căn cứ Điều 249 BLHS năm 2015 thì người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy, đồng thời thỏa mãn các cấu thành cơ bản khác của Điều này thì phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Căn cứ Điều 250 BLHS năm 2015 thì người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, đồng thời thỏa mãn các cấu thành cơ bản khác của Điều này thì phạm tội Vận chuyển trái phép chất ma túy.

Theo đó, hành vi của B mang theo sma túy đã mua với mục đích để sử dụng, không nhm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy; tổng khối lượng ma túy là 2,1625 gam; do vậy, đã phạm vào tội Tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015.

14. D bị bắt quả tang có hành vi bán 01 ống thủy tinh, 01 ống nhựa dùng để sử dụng ma túy đá; tàng trữ tổng số 141 ống thủy tinh, 32 chai ga, 32 bật lửa các loại, 15 bình thủy tinh, 55 ống nhựa màu trắng, 03 bịch ống hút, 63 bịch nilon trong suốt để bán cho những người sử dụng trái phép chất ma túy đá thu lời bất chính. Vậy hành vi của D có dấu hiệu của tội gì? Cơ quan có thẩm quyền có phải trưng cầu giám định các đồ vật thu giữ được hay không?

Trả lời:

Đối chiếu với quy định tại Điều 254 BLHS năm 2015, hành vi của D có dấu hiệu của tội Mua bán dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy.

Theo quy định tại Điều 206 BLTTHS năm 2015 thì trường hợp các dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy không phải là trường hợp bắt buộc phải giám định. Trong quá trình giải quyết, nếu thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền có thể trưng cầu giám định.

15. X có ý định mua 65,2 gam thuốc phiện về cất giữ để sử dụng. X đã chuyển đủ 4.000.000 đồng cho T để mua 65,2 gam thuốc phiện. T đã nhận đủ 4.000.000 đồng của X. Tuy nhiên, khi T mang thuốc phiện đem giao cho X thì bị bắt quả tang cùng tang vật. X có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Trả lời:

Việc T bị bắt khi chưa kịp giao 65,2 gam thuốc phiện cho X dẫn đến X chưa nhận được 65,2 gam thuốc phiện như đã thỏa thuận là nằm ngoài ý muốn chủ quan của T và X. X đã cý thực hiện tội phạm tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng không thực hiện được đến cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn của X. Như vậy, X có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.

16. Trường hợp người nghiện ma túy có hành vi cho người nghiện ma túy khác hoặc để mặc cho người nghiện ma túy 02 lần sử dụng trái phép chất ma túy trở lên hoặc để mặc cho nhiều người nghiện ma túy sử dụng trái phép chất ma túy tại địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình, thì có phạm tội Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy hay không? Ngoài hành vi nêu trên, người nghiện ma túy còn có hành vi cung cấp chất ma túy cho người nghiện ma túy khác (không xác định được khối lượng số ma túy này vì các đối tượng đã sử dụng hết) thì xử lý như thế nào?

Trả lời:

16.1. Khoản 1 Điều 256 BLHS năm 2015 quy định bất kể người nào đủ năng lực trách nhiệm hình sự có hành vi cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy đều là chủ thể của tội phạm, không loại trừ trường hợp đó là người nghiện ma túy. Do vậy, trong trường hợp người nghiện ma túy có hành vi cho người nghiện ma túy khác sử dụng ma túy tại địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.

16.2. Khoản 1 Điều 255 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Như vậy, bất kể người nào đủ năng lực trách nhiệm hình sự có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đều là chủ thể của tội phạm, không loại trừ trường hợp đó là người nghiện ma túy. Ngoài ra, tham khảo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 về thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử thì “...hành vi cung cấp ma túy cho người khác sử dụng là một trong các hành vi “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”. Người có hành vi này bị xử lý theo quy định tại Điều 255 của BLHS. Do vậy, người nghiện ma túy có hành vi cung cấp chất ma túy cho người nghiện ma túy khác sử dụng tại địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

17. Tình tiết “để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc” quy định điểm b khoản 1 Điều 322 BLHS năm 2015 có thể bao gồm cả người đứng ra tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép hay không? Xử lý thế nào đối với A có hành vi cho 09 người khác tham gia đánh bạc tại địa điểm thuộc quyền sở hữu của mình để thu lợi bất chính 600.000 đồng của những người này; đồng thời A tham gia đánh bạc cùng 09 người này trong cùng 1 lúc với tổng số tiền dùng đánh bạc là 15.045.000 đồng?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 322 BLHS năm 2015 thì:

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên”.

Như vậy, BLHS năm 2015 không có quy định loại trừ việc để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc là không bao gồm chính người thực hiện hành vi. Do đó, tình tiết “để cho 10 người đánh bạc trở lên” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 322 BLHS năm 2015 được hiểu là bao gồm cả người đứng ra tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép. Tức là: (1) nếu một người không tham gia đánh bạc nhưng sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 9 người khác đánh bạc trong cùng một lúc thì số lượng người đánh bạc ở đây chỉ là 9 người (không bao gồm người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc); (2) nếu một người vừa sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 9 người khác đánh bạc, vừa tham gia đánh bạc thì số lượng người đánh bạc phải được xác định là 10 người (bao gồm cả người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc).

Do vậy, trường hợp A có hành vi cho 09 người khác tham gia đánh bạc tại địa điểm thuộc quyền sở hữu của mình để thu lợi bất chính 600.000 đồng của những người này; đồng thời A tham gia đánh bạc cùng 09 người này trong cùng 1 lúc với tổng số tiền dùng đánh bạc là 15.045.000 đồng thì A có thể bị xử lý về 02 tội: Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

II. Một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLTTHS năm 2015

1. Cần tiến hành việc cho bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa như thế nào để vừa bảo đảm quyền của bị can, vừa bảo đảm việc giải quyết vụ án của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng?

Trả lời:

“Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa” là một trong những quyền của bị can được quy định tại điểm i khoản 2 Điều 60 BLTTHS năm 2015, nhằm bảo đảm quyền tự bào chữa của bị can theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 và được thực hiện sau khi kết thúc điều tra (khoản 1 Điều 82 BLTTHS năm 2015). Đồng thời, Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 02/2018) đã điều chỉnh vấn đề này. Theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 02/2018 thì khi cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại thực hiện việc đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng “phải bảo đảm các yêu cầu về giữ bí mật theo quy định của pháp luật, không gây cản trở và bảo đảm thời hạn của hoạt động điều tra, truy t, xét x”. Khi yêu cầu (bằng văn bản) được đọc, ghi chép tài liệu, bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải nêu rõ các tài liệu cần đọc, ghi chép để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành ttụng xem xét, giải quyết. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi nhận được yêu cầu đọc, ghi chép tài liệu phải căn cứ vào quy định về thời hạn tố tụng và các tài liệu cần đọc, ghi chép để chuẩn bị ngay bn sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa và thông báo bằng văn bản, trong đó ghi rõ địa điểm, khoảng thời gian hợp lý để bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội có thể đọc, ghi chép tài liệu. Thời gian cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được đọc, ghi chép tài liệu mỗi lần không quá 03 giờ, trong 01 ngày không quá 02 lần (Điều 7 Thông tư liên tịch số 02/2018). Các quy định này nhằm bảo đảm quyền của bị can, vừa bảo đảm yêu cầu giải quyết vụ án đúng theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp chỉ có duy nhất lời nhận tội của bị can, bị cáo mà không có bất kỳ chứng cứ nào khác chứng minh tội phạm thì có căn cứ để xử lý đối với hành vi phạm tội đó hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 BLTTHS năm 2015, lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án; không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội. Do vậy, ngoài lời khai, cần phải căn cứ vào những chứng cứ khác để chứng minh tội phạm; nếu chỉ có duy nhất lời nhận tội của bị can, bị cáo mà không có bất kỳ chứng c nào khác chng minh tội phạm thì không có căn cứ để xử lý đối với hành vi phạm tội đó.

3. VKS thực hiện việc đóng dấu bút lục theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015 từ khi nào? Trường hợp Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát hoạt động điều tra thì có phải đóng dấu bút lục của VKS vào biên bản, tài liệu đó hay không?

Trả lời:

3.1. Theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015 thì “Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho VKS để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án.... Điểm a khoản 1 Điều 35 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch s04/2018) quy định: “Trước khi chuyển cho VKS biên bản, tài liệu về hoạt động điều tra mà VKS không trực tiếp kiểm sát, biên bản, tài liệu điều tra để VKS kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án hoặc hồ sơ đề nghị VKS xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra thì Điều tra viên phải thống kê đầy đủ tên biên bản, tài liệu, ghi số thứ tự trong bản thống kê biên bản, tài liệu và đóng dấu bút lục của Cơ quan điều tra (nhưng chưa đánh số bút lục) vào góc trên bên phải của từng trang biên bản, tài liệu. Như vậy, VKS thực hiện việc đóng dấu bút lục theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015 đối với các biên bản, tài liệu thu thập được từ khi khởi tố vụ án hình sự. Nếu ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển biên bản, tài liệu sang cho VKS thì VKS có thể đóng dấu bút lục của VKS vào các biên bản, tài liệu này để thực hiện kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Việc đóng dấu bút lục được thực hiện tương tự như từ sau khi khởi tố vụ án.

3.2. Trường hợp Kiểm sát viên đã trực tiếp kiểm sát hoạt động điều tra thì Cơ quan điều tra không phải chuyển biên bản sang VKS để đóng dấu bút lục của VKS theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015.

4. Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, nếu không ra quyết định tạm giữ thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trả tự do hay lập biên bản trả tự do cho người bị bắt?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 114 BLTTHS năm 2015 quy định: “Sau khi giữ người trong trường hợp khn cấp, bt người hoặc nhận người bị giữ, bị bt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phi ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt... ”.

Trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải ra quyết định trả tự do cho người bị bắt (việc trả tự do cho người bị bắt phải được xác lập bằng 01 văn bản quyết định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền để ghi nhận 01 sự kiện và xác định rõ trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng). Quyết định trả tự do cho người bị bt được thực hiện theo Mu số 48 ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.

5. Khoản 1 Điều 134 BLTTHS năm 2015 quy định: “Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau”. Vậy thời hạn theo tháng được tính đến 24 giờ của ngày trùng của tháng sau hay được tính đến 24 giờ của ngày liền kề trước ngày trùng của tháng sau?

Trả lời:

Quy định “Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau” tại khoản 1 Điều 134 BLTTHS năm 2015 cần được hiểu là thời hạn theo tháng được tính đến 24 giờ của ngày trùng của tháng sau (tức là đến 24 giờ của ngày đó mới hết thời hạn), không phải được tính đến 24 giờ của ngày liền kề trước ngày trùng của tháng sau.

Ví dụ: vụ án đặc biệt nghiêm trọng, khởi tố ngày 08/02/2019, thời hạn điều tra là 04 tháng, kể từ ngày 08/02/2019 thì thời hạn hết là đến 24 giờ ngày 08/6/2019. Trường hợp gia hạn điều tra thêm 04 tháng thì thời điểm tính gia hạn là kể từ ngày 09/6/2019, thời hạn hết là đến 24 giờ ngày 09/10/2019.

6. VKS có thẩm quyền trực tiếp kiểm sát đối với việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 160 BLTTHS năm 2015 thì khi kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, VKS có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành hoạt động điều tra. Bộ luật không quy định VKS kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an nên VKS không có thẩm quyền trực tiếp kiểm sát đối với việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an. Trường hợp cần thiết, thông qua việc thực hành quyền công t, kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát có thể đề nghị với Cơ quan điều tra để có thể phối hợp kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an.

7. Khoản 4 Điều 123 BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can là không quá thời hạn điều tra. Theo quy định tại Điều 232 BLTTHS năm 2015 thì trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải chuyển hồ sơ cho VKS truy tố. Vậy trong thời hạn 02 ngày này, cơ quan nào có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can? Nếu trong thời gian này, bị can vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

Trả lời:

Điều 31 Thông tư liên tịch số 04/2018 quy định về chuẩn bị kết thúc điều tra vụ án, theo đó: “Chậm nhất 10 ngày đối với vụ án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, 15 ngày đối với vụ án rất nghiêm trọng, 20 ngày đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng trước khi kết thúc điều tra hoặc hết thời hạn điều tra vụ án, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp để đánh giá toàn bộ chứng cứ, tài liệu và các thủ tục tố tụng của vụ án, nếu thấy có đủ căn cứ kết thúc điều tra thì thống nhất để Điều tra viên báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra kết thúc điều tra vụ án; nếu thấy cần phải tiếp tục điều tra thì báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS để gia hạn thời hạn điều tra, tạm giam bị can theo quy định của BLTTHS”. Như vậy, trước khi kết thúc điều tra hoặc trước khi hết thời hạn điều tra, trong thời hạn nêu trên, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp đánh giá các thủ tục tố tụng của vụ án, trong đó, có việc quyết định, áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn. Để bảo đảm tính liên tục của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, Cơ quan điều tra và VKS cần phối hợp để việc giao nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được thực hiện khi vẫn còn thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong đó có biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nêu trên.

8. Giải quyết như thế nào đối với các vụ án tạm đình chỉ do bị can bị bệnh tâm thần, qua thời gian theo dõi, giám sát nhận thấy đối tượng không có khả năng phục hồi?

Trả lời:

Đối với vụ án tạm đình chỉ do bị can bị bệnh tâm thần, theo quy định tại Điều 454 BLTTHS năm 2015Điều 139 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì việc chữa bệnh bắt buộc đối với bị can bị bệnh tâm thần chỉ chấm dứt khi bị can đã khỏi bệnh (có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về việc khỏi bệnh) và có quyết định đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Sau khi có quyết định đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, các hoạt động tố tụng đã bị tạm đình chcó thể được phục hồi theo quy định của BLTTHS.

Trường hợp qua thời gian theo dõi, giám sát nhận thấy bị can không có khả năng phục hồi, Cơ quan điều tra cần trưng cầu giám định tâm thần, nếu kết quả xác định bị can vẫn chưa khỏi bệnh thì cần tiếp tục chữa bệnh. Trường hợp việc bắt buộc chữa bệnh kéo dài đến thời điểm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP ngày 01/6/2020 quy định phối hợp thực hiện một số điều của BLTTHS về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ, theo đó, cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với VKS trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra mà không phải ra quyết định phục hồi điều tra.

9. Trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, Cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai người làm chứng và thu thập chứng cứ đầy đủ. Vậy sau khi khởi tố vụ án có cần lấy lại lời khai của người làm chứng hay không?

Trả lời:

Li khai của người làm chứng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm là một nguồn chứng cứ, có giá trị pháp lý nếu được thu thập, đánh giá sử dụng đúng theo quy định của BLTTHS và sẽ được sử dụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án.

BLTTHS và các văn bản pháp luật khác không có quy định hạn chế số lần lấy lời khai của người làm chứng. Do vậy, mặc dù trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, Cơ quan điều tra đã lấy lời khai người làm chứng và thu thập chứng cứ đầy đủ nhưng sau khi khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra vẫn có thể lấy lại lời khai người làm chứng để khẳng định, củng cố chứng cứ hoặc để làm rõ thêm những nội dung mới, tình tiết mới phát sinh trong quá trình điều tra vụ án.

10. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói hay không? Trường hợp Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được tiến hành các hoạt động trên thì Kiểm sát viên có phải tham gia để kiểm sát hay không?

Trả lời:

10.1. Khoản 3 Điều 147 BLTTHS năm 2015 quy định:

“3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

b) Khám nghiệm hiện trường;

c) Khám nghiệm t thi;

d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản”.

Như vậy, ngoài 04 hoạt động cụ thể (khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sn) thì khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành hoạt động mang tính chất chung (thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đkiểm tra, xác minh nguồn tin).

Ngoài ra, theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 83 BLTTHS năm 2015 thì: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tgiác, người bị kiến nghị khởi t có quyền: d) Có mặt khi đối chất, nhn dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố”.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 28/2020/TT-BCA ngày 26/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân thì “Khi thực hiện việc thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm được quy định tại khoản 3 Điều 147 BLTTHS được thực hiện cụ thể như sau: ....2. Tiến hành đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và các hoạt động khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình theo sự phân công của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (trừ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt quy định tại Chương XVI BLTTHS năm 2015)”.

Trước đây, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013 hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thì Điều tra viên được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng.

Do vậy, mặc dù không được quy định cụ thể tại Điều 147 BLTTHS năm 2015 nhưng khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành hoạt động đi chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói. Tuy nhiên, đây là những biện pháp để kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, không phải là biện pháp điều tra được quy định tại BLTTHS năm 2015.

10.2. Do là những biện pháp được tiến hành để kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, không phải là biện pháp điều tra được quy định tại BLTTHS năm 2015 nên việc tham gia của Kiểm sát viên để kiểm sát các hoạt động này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 160 BLTTHS năm 2015, theo đó, Kiểm sát viên có thể tham gia hoặc không tham gia trực tiếp vào các hot động kiểm tra, xác minh trên.

11. A bị khởi tố về tội Giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015, thời hạn điều tra là 04 tháng. Cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can A để tạm giam trong thời hạn 04 tháng, thời hạn tạm giam được tính từ ngày bắt được bị can, tuy nhiên khi thi hành lệnh bắt A, phát hiện A bỏ trốn khỏi địa phương, 20 ngày sau Cơ quan điều tra mới bắt được A. Vậy, trong trường hợp này, Cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam mới hay tiếp tục sử dụng lệnh bắt A để tạm giam trước đó?

Trả lời:

Trong trường hợp nêu trên cần căn cứ vào việc Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã bị can A hay chưa. Theo đó:

(1) Trường hợp Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã thì lệnh bắt bị can để tạm giam sẽ không còn hiệu lực, việc bắt A được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 112 BLTTHS năm 2015. Sau khi bắt được bị can A, Cơ quan điều tra sẽ ra lệnh tạm giam mới.

(2) Trường hợp chưa có đủ căn cứ xác định bị can A bỏ trốn để ra quyết định truy nã bị can, đang trong quá trình xác minh, truy bắt thì bắt được A thì Cơ quan điều tra tiếp tục sử dụng lệnh bắt bị can để tạm giam trước đó vì: (1) Lệnh bắt bị can để tạm giam được thi hành kể từ khi VKS phê chuẩn; thời hạn tạm giam được tính từ khi bắt được bị can; (2) Sau khi hết thời hạn điều tra 04 tháng, Cơ quan điều tra hoặc tiếp tục đề nghị gia hạn thời hạn điều tra hoặc kết thúc điều tra chuyển VKS đề nghị truy tố. Do thời hạn tạm giam trong lệnh bắt bị can để tạm giam vẫn còn so với thời hạn điều tra (20 ngày sau mới bắt được bị can) nên nếu cơ quan có thẩm quyền tiếp tục tạm giam đối với bị can thì theo quy định tại khoản 2 Điều 172 BLTTHS năm 2015, Điều 18 Thông tư liên tịch số 04/2018, khoảng thời hạn tạm giam dài hơn được sử dụng tiếp trong trường hợp gia hạn điều tra hoặc trong giai đoạn truy tố của VKS.

12. Người nào có thẩm quyền tổ chức thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng trong trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và các đồ vật, tài liệu có liên quan khi phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã hoặc khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 146, khoản 3 Điều 111, khoản 3 Điều 112 BLTTHS năm 2015 thì trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an thu gi, tạm giữ vũ khí, hung khí và các đồ vật, tài liệu có liên quan khi phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội qutang hoặc người đang bị truy nã hoặc khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì cần bàn giao cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành thủ tục xác định có phải là vật chứng hay không. Nếu là vật chứng của vụ án thì theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 127/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng (sau đây viết tắt là Nghị định số 127/2017/NĐ-CP) thì những người tổ chức thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đang thụ lý vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử, thi hành án.

13. Cụm từ “(nếu có) tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2017/NĐ-CP chỉ gắn với “đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong” hay gắn với cả “người liên quan”? “Người liên quan” theo quy định tại điểm này gồm những người nào?

Trả lời:

13.1. Điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2017/NĐ-CP quy định: người tham gia mở niêm phong vật chứng gồm: người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có). Cụm từ “nếu có ở đây cần được hiểu bao gồm đối với cả người liên quan và đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong.

Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 127/2017/NĐ-CP cũng quy định: khi kết thúc mở niêm phong: “Trường hợp người liên quan (nếu có);... không ký vào biên bn mở niêm phong vật chứng, thì người tổ chức mở niêm phong vật chứng lập biên bản ghi rõ lý do với sự chứng kiến của đại diện chính quyn xã, phường, thị trấn nơi mở niêm phong vật chứng. Trong những trường hợp: Người liên quan... không có mặt hoặc không đến, không có lý do chính đáng theo yêu cầu của cơ quan, người tổ chức thực hiện mở niêm phong vật chứng... thì phải lập biên bản ghi rõ lý do và yêu cầu những người tham gia mở niêm phong ký vào biên bản”.

Như vậy, trường hợp xác định có người liên quan thì việc mở niêm phong vật chứng bắt buộc phải có mặt người liên quan. Trong trường hợp này, nếu người liên quan không có mặt hoặc không đến mà không có lý do chính đáng thì người tổ chức thực hiện mở niêm phong vật chứng phải lập biên bản ghi rõ lý do về việc đó, yêu cầu những người tham gia mở niêm phong ký vào biên bản và tiến hành việc mở niêm phong vật chứng.

13.2. Điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 127/2017/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong là bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam thì khi mở niêm phong, người tổ chức thực hiện mở niêm phong mời người thân thích của họ hoặc người bào chữa của họ (nếu có) hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức mở niêm phong vật chứng chứng kiến”.

Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 127/2017/NĐ-CP quy định: Trong những trường hợp: Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (hoặc người thân thích, đại diện hợp pháp của họ), người bào chữa không có mặt hoặc không đến, không có lý do chính đáng theo yêu cầu của cơ quan, người tổ chức thực hiện mở niêm phong vật chng; vật chứng không có chủ sở hữu hoặc chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp thì phải lập biên bản, ghi rõ lý do và yêu cầu những người tham gia mở niêm phong ký vào biên bản.

Như vậy, từ những quy định nêu trên, có thể hiểu “người liên quan” tham gia m niêm phong vật chứng gồm người có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong, như: bị can, bị cáo, chủ sở hữu hoặc người quản lý hp pháp vật chứng được niêm phong...

14. Quá trình điều tra về hành vi trộm cắp tài sản của A xảy ra vào ngày 02/12/2019, phát hiện A chính là người đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản xảy ra vào ngày 01/01/2015. Vậy còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của A đối với hành vi trộm cắp tài sản xảy ra vào ngày 01/01/2015 không? Nếu Cơ quan điều tra đã đình chỉ điều tra đối với vụ án này rồi thì xử lý như thế nào?

Trả lời:

Khoản 3 Điều 27 BLHS năm 2015 quy định: “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội y trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới”. Như vậy, ngày 01/01/2015, A đã thực hiện hành vi phạm tội và vẫn trong thời hạn 5 năm (ngày 02/12/2019) A lại thực hiện hành vi phạm tội mới (mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản thỏa mãn điều kiện trên 01 năm tù). Do đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của A đối với hành vi phạm tội thực hiện ngày 01/01/2015 được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới - ngày 02/12/2019.

Trường hợp Cơ quan điều tra đã đình chỉ điều tra vụ án trộm cắp tài sản xảy ra vào ngày 01/01/2015 vì lý do cho rằng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì VKS yêu cầu Cơ quan điều tra hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra đối với vụ án để phục hồi điều tra và nhập vào vụ án mới để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

15. Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở những cấp nào? Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ? Hội đồng định giá cấp bộ bao gồm những thành phần nào? Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ được thành lập để thực hiện định giá trong những trường hợp nào?

Trả lời:

Theo Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là Nghị định số 30/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 97/2019/NĐ-CP ngày 23/12/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 97/2019/NĐ-CP) thì:

15.1. Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở 04 cấp gồm:

- Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

- Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tnh);

- Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là cấp bộ);

- Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

15.2. Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật quyết định thành lập.

15.3. Thành phần của Hội đồng định giá cấp bộ bao gồm:

- Một lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá là Chủ tịch Hội đồng;

- Một cán bộ cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá là thành viên Thường trực Hội đồng;

- Thành viên Hội đồng bao gồm: đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn có liên quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá; đại diện các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến tài sản cần định giá (nếu có). Đối với vụ án có nhiều loại tài sản khác nhau nhưng không thể phân loại được tài sản, thành viên của Hội đồng định giá bao gồm thêm đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với các tài sản khác còn lại theo yêu cầu cử người của bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thành lập Hội đồng định giá quy định tại điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định số 97/2019/NĐ-CP.

Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản, lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 97/2019/NĐ-CP đề xuất các thành viên phù hợp với đặc điểm của tài sản cần định giá cho từng vụ việc

15.4. Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ được thành lập để thực hiện định giá trong các trường hợp sau:

- Thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP và Nghị định số 97/2019/NĐ-CP .

- Thực hiện định giá lần đầu đối với tài sản thuộc các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp liên quan đến nhiều cấp và được dư luận xã hội quan tâm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Đối với vụ án có nhiều loại tài sản khác nhau, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm căn cứ vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của tài sản, yêu cầu của vụ án để phân loại tài sản và thực hiện yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá phù hợp với chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được giao theo các trường hợp sau:

+ Trường hợp phân loại được tài sản để tách riêng thực hiện định giá đối với từng nhóm tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá đối với từng nhóm tài sản.

+ Trường hợp không thể phân loại được tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực đối với một loại tài sản trong số các tài sản của vụ án chủ trì thành lập Hội đồng định giá; riêng trường hợp trong số các tài sản cần định giá có tài sn là đất, quyền sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương chủ trì thành lập Hội đồng định giá (không phân biệt quyền sở hữu tài sản). Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với các tài sản khác còn lại có trách nhiệm cử đại diện tham gia làm thành viên Hội đồng định giá theo yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thành lập Hội đồng định giá.

16. Theo quy định tại khoản 1 Điều 274 BLTTHS năm 2015 thì “khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho VKS đã truy tố để chuyển đến VKS có thẩm quyền truy tố”. Vậy VKS có thẩm quyền truy tố có phải ban hành cáo trạng mới thay thế cáo trạng cũ hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 274 BLTTHS năm 2015 thì: “...VKS đã truy tố phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến VKS có thẩm quyền truy tố để giải quyết theo thẩm quyền.

Theo quy định tại Điều 72 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao thì:

1. Sau khi kết thúc điều tra vụ án, nếu thấy vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định chuyển vụ án cho VKS có thẩm quyền truy ttheo quy định tại khoản 1 Điều 239 BLTTHS. VKS có thẩm quyền truy tnhận được hồ sơ phải phân công Kiểm sát viên nghiên cứu và báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:

a) Nếu đồng ý với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì ban hành Cáo trạng truy tố bị can ra Tòa án có thẩm quyền xét xử. Nếu Tòa án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung thì VKS đã truy tố phải chuyển hồ sơ cho VKS đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để làm thủ tục trả hồ sơ cho cơ quan đã điều tra và ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền;

b) Nếu không đồng ý với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì chuyển lại hồ sơ cho VKS đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để làm thủ tục chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”.

Như vậy, sau khi Tòa án trả hồ sơ để truy tố theo thẩm quyền, trường hợp thấy thuộc thẩm quyền truy tố của mình, nếu đồng ý với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì VKS có thẩm quyền truy tố ban hành cáo trạng mới (thay thế cáo trạng cũ) để truy tố bị can ra Tòa án có thẩm quyền xét xử; nếu không đồng ý với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì VKS có thẩm quyền truy tố chuyển lại hồ sơ cho VKS đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để làm thủ tục chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

17. Khiếu nại, tố cáo liên quan đến lực lượng Công an xã trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm có phải là khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 145 BLTTHS năm 2015, hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm là hoạt động tư pháp. Công an xã cũng có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Theo quy định tại Điều 470 BLTTHS năm 2015, các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại trong tố tụng hình sự, giải quyết theo quy định của Chương XXXIII BLTTHS là nhng quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền, người được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 35 BLTTHS năm 2015Điều 9 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Công an xã không phải là cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nên khi có khiếu nại, tố cáo thì việc giải quyết không theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự mà theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

III. Thi hành án hình sự

1. Ngoài hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn, A còn bị hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, thời hạn là 03 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Do mức hình phạt tù bằng thời hạn đã tạm giữ, tạm giam nên Tòa án không ra quyết định thi hành án mà chỉ ra thông báo cho các cơ quan có liên quan về việc cấm A đảm nhiệm chức vụ trong thời hạn trên. Việc Tòa án chỉ ra thông báo như vậy có đúng không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung được ghi rõ tại quyết định thi hành án phạt tù. Mặc dù, theo quy định tại khoản 5 Điều 328 và Điều 363 BLTTHS năm 2015 thì trường hợp này người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù Tòa án đã tuyên, thuộc trường hợp bản án được thi hành ngay, pháp luật cũng không có quy định cụ thể bắt buộc trường hợp này phải ra quyết định thi hành án phạt tù. Tuy nhiên, để có cơ sở cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù, thi hành hình phạt bổ sung, xóa án tích..., trong trường hợp nêu trên Tòa án vẫn phải thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, theo đó, Tòa án vẫn ra quyết định thi hành án phạt tù đối với A.

2. A được tha tù trước thời hạn có điều kiện, thời gian thử thách là 03 năm. Hết 03 năm, cơ quan thi hành án hình sự mới có đề nghị hủy bỏ quyết định này đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện. Vậy, Tòa án có mở thủ tục xem xét đề nghị này nữa không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của BLHS về tha tù trước thời hạn có điều kiện thì: Trong thời gian thử thách, theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể hủy bỏ quyết định này đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt còn lại chưa chấp hành, nếu họ cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên”. Như vậy, nếu sau khi hết thời gian thử thách, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền mới có đề nghị Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện hủy bỏ quyết định này đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thì Tòa án không xem xét đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó.

3. Các trường hợp đã và đang thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn nghĩa vụ cấp dưỡng mà đến thời điểm xét, có đơn cam kết sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định thì có được xem xét để lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện không?

Trả lời:

Về nguyên tắc, xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, ngoài việc đủ điều kiện về thời gian chấp hành án, thuộc trường hợp phạm tội lần đầu, có nơi cư trú rõ ràng, được xếp loại cải tạo khá, tốt thì người được xét tha tù phải thỏa mãn điều kiện “đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 66 BLHS năm 2015.

Trường hợp có nghĩa vụ bồi thường là cấp dưỡng cho người mà bị hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, phải có tài liệu xác nhận đã thực hiện việc cấp dưỡng đúng thời hạn, đầy đủ theo quyết định của bản án tuyên và có đơn cam kết sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định thì được coi là đã chấp hành xong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Do vậy, các trường hợp đã và đang thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn nghĩa vụ cấp dưỡng đến thời điểm xét, có đơn cam kết sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị, xem xét và quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện khi có đủ điều kiện khác theo quy định của BLHS.

4. Khi quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo, cơ quan có thẩm quyền có cần xem xét điều kiện chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại không?

Trả lời:

Điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo quy định người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau: b) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng”.

Điểm b khoản 1 Điều 89 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định người được hưởng án treo được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kin sau đây: “Trong thời gian ththách, người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng”.

Khoản 2 Điều 87 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định nghĩa vụ của người được hưng án treo: “Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thpháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp vì lý do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận”.

Như vậy, khi quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét điều kiện: chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Trên đây là giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015 và thi hành án hình sự. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần trao đổi, đề nghị phn ánh về VKSND tối cao (qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Viện trưởng VKSTC (để b/cáo);
- Các Đ/c PVT VKSTC (để b/cáo);
- Các Ki
m sát viên VKSNDTC;
- Lưu: VT, V14.

TL. VIỆN TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ PHÁP CHẾ VÀ QUẢN LÝ KHOA HỌC




Hoàng Thị Quỳnh Chi

SUPREME PEOPLE’S PROCURACY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 5442/VKSTC-V14
Re: resolutions of difficulties concerning regulations of the 2015 Criminal Code and Criminal Procedure Code and criminal sentence enforcement

Hanoi, November 30, 2020

 

To:

- Head of the Central Military Procuracy;
- Heads of units affiliated to the Supreme People’s Procuracy: V1, V2, V3, V4, V5, V6, V7, V8, V12, V13, C1, Office, Department of Inspection, University for Prosecutors in Hanoi and Prosecutors Professional Training School in Ho Chi Minh City;
- Heads of Higher People’s Procuracies;
- Heads of People’s Procuracies of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as "provincial People’s Procuracies”).

Via actual exercise of the right of prosecution, administration of criminal case settlement and administration of criminal sentence enforcement, the Supreme People’s Procuracy has received reports on difficulties arising from implementation of some regulations of the 2015 Criminal Code (amended in 2017) and 2015 Criminal Procedure Code; and difficulties concerning criminal sentence enforcement. To ensure consistency in and facilitate implementation of these regulations and improve performance, the Supreme People’s Procuracy gives its opinions hereunder:

I. Some difficulties concerning regulations of the 2015 Criminal Code

1. Upon issuance of a decision to press charges, is the time limit for criminal prosecution suspended?

Reply:

According to Clause 1 Article 27 of the 2015 Criminal Code: “The time limit for criminal prosecution is a time limit set out by this document and upon the expiration of which the offender does not face any criminal prosecution”. The time limit for criminal prosecution is a time limit during which the competent presiding authority may determine the criminal liability of the offender and, according to regulations of the Criminal Procedure Code, when there are sufficient grounds for such determination, the competent presiding authority may issue a decision to press charges. The decision to press charges is the document that determines the criminal liability of the person facing the charges and provides the basis for the competent presiding authority to investigate and collect evidence to press charges against and try the offender and clarify the criminal liability of the offender. Thus, after the decision to press charges is issued, the investigation, charging and trying processes are excluded from the time limit for criminal prosecution (including the events where the case is cancelled multiple times for retrying or reinvestigation or the case file is returned for further investigation, etc.).

During the investigation, charging and trying processes, if the investigation or the case is suspended and legal proceedings are suspended (excluding suspension because the suspect's whereabouts are unknown and a wanted notice has been issued), the time for activities carried out to annul such suspension such as compulsory medical care, judicial expertise, judicial assistance, etc. must be counted towards the time limit for criminal prosecution and, if the time limit for criminal prosecution expires before the commission of crime is proven, the investigating authority, the People’s Procuracy or the Court will issue a decision to suspend the investigation or suspend the case.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Is exemption from criminal liability for the offender according to regulations in Clause 3 Article 29 of the 2015 Criminal Code a justification for issuance of the decision not to press criminal charges?

Reply:

The institution of exemption from criminal liability according to regulations in Article 29 of the 2015 Criminal Code is only applicable to those facing criminal prosecution, meaning a decision to press charges have been issued against these persons. On the other hand, according to regulations in Article 157 of the 2015 Criminal Procedure Code, exemption from criminal liability according to regulations in Article 29 of the 2015 Criminal Code is not included in the 08 justifications for not pressing criminal charges. Therefore, exemption from criminal liability according to regulations in Article 29 of the 2015 Criminal Code is not a justification for issuance of the decision not to press criminal charges. The competent presiding authority may issue a decision not to press criminal charges only in the presence of the justifications mentioned in Article 157 of the 2015 Criminal Procedure Code.

After a decision to press charges has been issued, during the investigation, charging or trying process, if the offender is determined to fall under any of the cases mentioned in Clause 3 Article 29 of the 2015 Criminal Code, the competent presiding authority may consider, decide and carry out procedures to exempt the offender from criminal liability as prescribed by law.

3. Is the aggravating circumstance of “inciting a person aged under 18 to commit the crime” mentioned in Point o Clause 1 Article 52 of the 2015 Criminal Code applicable to the case where the instigator is also a person aged under 18?

Reply:

According to Article 90 of the 2015 Criminal Code: “A person aged from 14 to under 18 who commits a criminal offence shall take criminal responsibility in accordance with this Chapter, other regulations of Part One hereof that do not contravene this Chapter”. Part One and Chapter XII of the 2015 Criminal Code do not stipulate that persons aged under 18 may be exempt from the aggravating circumstance of “inciting a person aged under 18 to commit the crime”. Therefore, if a person aged under 18 incites another person aged under 18 to commit a crime, the aggravating circumstance of “inciting a person aged under 18 to commit the crime” may be applicable to the instigator. However, when this circumstance is applied, it is necessary to abide by the rules for taking actions against juvenile offenders according to Article 91 of the 2015 Criminal Code.

4. Are single-member limited liability companies commercial juridical persons? If 02 commercial juridical persons or more deliberately commit the same crime, are they accomplices?

Reply:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

According to regulations in Clause 23 Article 4 of the 2014 Law on Enterprises: “Company member means any individual or organization that holds part or all of charter capital of a limited liability company..”. Thus, the law does not stipulate that a commercial juridical person must be composed of at least 02 members. Therefore, the condition of “its profits shall be distributed to its members” for commercial juridical persons in Clause 1 Article 75 of the 2015 Civil Code means that, if a commercial juridical person is composed of 02 members or more, its profits shall be distributed to its members as proportional to the capital contributed to the juridical person by each member; if a commercial juridical person is composed of only 01 member, this member shall receive all profits generated from its business.

4.2. According to Article 74 of the 2015 Criminal Code: “A commercial juridical person shall bear criminal responsibility according to this Chapter, other regulations of Part One hereof that do not contravene this Chapter”. Regulations of Article 17 of Chapter III on complicity do not contravene regulations of Chapter XI of the 2015 Criminal Code. Therefore, if 02 commercial juridical persons or more deliberately commit the same crime, they are accomplices.

5. Can persons from 14 to under 16 years of age who committed extremely serious crimes be subject to education in correctional institutions?

Reply:

According to Article 96 of the 2015 Criminal Code, the court may subject a juvenile offender to compulsory education in correctional institutions if the criminal act is considered serious or the measure is necessary because of his/her record or living environment.

According to Clause 4 and Clause 6 Article 91 of the 2015 Criminal Code:

“4. At the trial, the court shall only impose a sentence upon a juvenile offender if it is considered that the exemption of criminal responsibility and application of any of the measures specified in Section 2 or compulsory education in a correctional institution specified in Section 3 of this Chapter do not have sufficient educational and deterrent effects.

6. The court shall only impose imprisonment upon a juvenile offender if it is considered that other punishments and educational measures do not have sufficient deterrent effects”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Therefore, based on (1) seriousness of the offence, (2) record and (3) living environment; if considering education in correctional institutions to have sufficient deterrent effects, the court may consider subjecting offenders from 14 to under 16 years of age to education in correctional institutions regardless of their offences.

6. Who is “another person” in “causes damage for another person” mentioned in Article 264 of the 2015 Criminal Code on Allowing an unqualified person to operate a vehicle on public roads? Does it include the person allowed to operate the vehicle on public roads?

Reply:

According to regulations in Clause 1 Article 264 of the 2015 Criminal Code: “Any person who allows another person to operate a vehicle on public roads in the knowledge that he/she does not have a driver license or is under the influence of alcohol with blood or breath alcohol content above the limit, under the influence of drugs or other strong stimulants or otherwise unqualified and as a results causes damage for another person in any of the following circumstances…”.

The person who commits this crime is the one who allows an unqualified person to operate a vehicle on public roads. Thus, “another person” in “causes damage for another person” mentioned in Article 264 of the 2015 Criminal Code means everyone else aside from the offender (the person who allows an unqualified person to operate a vehicle on public roads), including the person allowed to operate the vehicle on public roads.

See Official Dispatch No. 89/TANDTC-PC dated 30/6/2020 by the Supreme People’s Court on resolutions of some difficulties arising during settlement of criminal, administrative and civil cases for reference.

7. In case of multiple gambling times in the form of illegal numbers game with stakes of less than VND 5.000.000 at one time, more than VND 5.000.000 at another time and more than VND 50.000.000 at a different time, how is the total value of stakes determined? Is the aggravating circumstance of “committing the offence more than once” applicable to this case?

Reply:

According to regulations in Clause 2 Article 1 of Resolution No. 01/2010/NQ-HDTP dated 22/10/2010 by the Council of Justices of the Supreme People’s Court on guidelines for application of some regulations in Article 248 and Article 249 of the Criminal Code:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) In case the total amount of cash or total value of items in each gambling time is below the minimum level subject to penal liability examination (below VND 2.000.000) and such gambling act does not fall into other cases subject to penal liability examination (having been convicted of this crime or a crime defined in Article 249 of the Criminal Code but not yet having this criminal record written off when committing the gambling act), the gambler will not be held criminally liable for the gambling crime;

b) In case the total amount of cash or total value of items in each gambling time is equal to or higher than the minimum level subject to penal liability examination (VND 2,000,000 or more), the gambler shall be examined for penal liability for the gambling crime with respect to this gambling time;

c) In case of gambling from the second time on involving a total amount of cash or total value of items each time equal to or higher than the minimum level subject to penal liability examination (VND 2,000,000 or more), gamblers shall be examined for penal liability with an aggravating circumstance of "committing the offence more than once" under Point g, Clause 1, Article 48 of the Criminal Code”.

Therefore, according to the abovementioned Resolution, in case of multiple gambling times, the total value of stakes shall not be aggregated from the values of all gambling times but shall be considered separately for each gambling time; when the stakes amount to less than VND 5.000.000, the gambler shall not face criminal prosecution and be handled according to law on handling administrative violations; when the stakes amount to VND 5.000.000 or more, the gambler shall face criminal prosecution for gambling; if a person gambles more than once and the stakes of each time amount to VND 5.000.000 or more, they shall face criminal prosecution for gambling with the aggravating circumstance of “committing the offence more than once”.

In the abovementioned case, as there are two gambling times where the stakes amount to VND 5.000.000 or more (with one time amounting to more than VND 50.000.000 ), the gambler shall face criminal prosecution according to Point b Clause 2 Article 321 of the 2015 Criminal Law and subject to the aggravating circumstance of “committing the offence more than once” mentioned in Point g Clause 1 Article 52 of the 2015 Criminal Law.

8. Is “has fulfilled part of the civil liability” mentioned in Clause 1 Article 63 of the 2015 Criminal Law applicable to convicts who committed their offences before 00:00 AM on 01/01/2018?

Reply:

Compared to regulations in Article 58 of the 1999 Criminal Code (amended in 2009), Clause 1 Article 63 of the 2015 Criminal Code adds 01 more condition for commutation of sentences imposed upon persons who are sentenced to community sentence, determinate imprisonment or life imprisonment, which is “has fulfilled part of the civil liability”. This means that, according to regulations of the 2015 Criminal Code, in order to have their sentences commuted, convicts must fulfill part of their civil liabilities while the 1999 Criminal Code (amended in 2009) does not require this condition. Thus, the condition of “has fulfilled part of the civil liability” mentioned in Clause 1 Article 63 of the 2015 Criminal Code is less favorable to the offenders than Article 58 of the 1999 Criminal Code (amended in 2009).

Pursuant to Clause 2 Article 7 of the 2015 Criminal Code: “A provision of law that provides for a new crime,…, exemption from sentence, commutation or conviction expungement which is less favorable shall not be applied to criminal offences committed before such provision of law comes into force”; concurrently, according to regulations in Point c Clause 1 Article 2 of Resolution No. 41/2017/QH14: “…provisions of law that limit the scope of exemption from criminal liability, commutation and conviction expungement and other provisions that are less favorable to the offenders shall not be applied to criminal offences committed before 00:00 AM on 01/01/2018 and detected, investigated, prosecuted or tried after such point in time or to persons currently being considered for commutation or conviction expungement; these cases shall be handled according to appropriate regulations of legislative documents on criminal offences that come into force before 00:00 AM on 01/01/2018”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. How is the aggravating circumstance of “committing the offence more than once” mentioned in Point g Clause 1 Article 52 of the 2015 Criminal Code applied to the case where a person commits usury more than once according to regulations in Article 201 of the 2015 Criminal Code? Are civil court fees with monetary-requests in criminal cases applied to this type of crime?

Reply:

9.1. committing the offence more than once” means the offender has committed the offence more than once and each time constitutes a criminal offence according to appropriate provisions of law and, concurrently, the offender has not faced criminal prosecution for any of those times and the time limit for criminal prosecution has not expired. In case where a person commits usury more than once according to regulations in Article 201 of the 2015 Criminal Code, the aggravating circumstance of “committing the offence more than once” will be applied to this person under the following conditions:

- Each time where the offence is committed constitutes a criminal offence according to regulations in Clause 1 Article 201 of the 2015 Criminal Code, meaning the offender offers loans at an interest rate that is five times higher than the maximum interest rate specified in the Civil Code and earns an illegal profit of from VND 30,000,000.

- The offender has not faced criminal prosecution for any of the times where they commit the offence and the time limit for criminal prosecution has not expired.

To be specific:

 (1) In case where a person commits usury more than once and earns an illegal profit of from VND 30,000,000 to under VND 100,000,000 or from VND 100,000,000 in total from all times where they commit the offence and, among those times of crime commission, two times or more each give the offender an illegal profit of from VND 30,000,000 and the offender has not faced criminal prosecution for any of the times where they commit the offence and the time limit for criminal prosecution has not expired, in addition to penalties corresponding to the total illegal profit that they earn, the offender shall be subject to the aggravating circumstance of “committing the offence more than once” mentioned in Point g Clause 1 Article 52 of the 2015 Criminal Code.

 (2) In case where a person commits usury more than once and earns an illegal profit of from VND 30,000,000 to under VND 100,000,000 or from VND 100,000,000 in total from all times where they commit the offence and the offender does not earn an illegal profit of VND 30,000,000 or more from any of those times or earns VND 30,000,000 or more only once and the time limit for criminal prosecution has not expired, the offender shall be subject to penalties corresponding to the total illegal profit that they earn and not subject to the aggravating circumstance of “committing the offence more than once” mentioned in Point g Clause 1 Article 52 of the 2015 Criminal Code.

9.2. According to Article 21 of Resolution No. 326/2016/UBTVQH14 dated 30/12/2016 by the Standing Committee of the National Assembly on rates, exemption, reduction, collection, payment, management and use of court fees and charges (hereinafter referred to as “Resolution No. 326”), criminal cases incur the following court fees:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Appellate criminal court fees.

3. First-instance civil court fees for cases where the Court settles civil matters in criminal cases, including first-instance civil court fees without monetary requests and first-instance civil court fees with monetary requests.

4. Appellate civil court fees for appeals against judgments on civil matters in criminal cases”.

According to regulations in Point a and Point b Clause 1 Article 46 of the 2015 Criminal Case: “Confiscation of money and items directly related to the crime” and “Return, repair of property or provision of compensation; offering of public apology” are 02 judicial measures to be imposed upon offenders by the Court as per the law. Thus, (1) confiscation of principals offered as loans by the offender (confiscation of vehicle used to commit the offence); (2) confiscation of interest corresponding to an interest rate of 20% (confiscation of property obtained by crime); (3) return of property worth more than the interest rate of 20% to the borrowers - persons with relevant rights and interest (return of property that the offender profited off the borrowers illegally; borrowers are not regarded as the aggrieved persons, thus, the money cannot be considered fulfillment of civil liability) are how the Court takes judicial measures, not how it settles civil matters in a criminal case. In addition, according to regulations in Clause 1 Article 26 of Resolution No. 326: “Litigants shall incur first-instance civil court fees if their requests are rejected by the Court, unless they are exempt from or do not have to incur first-instance court fees".

Therefore, in criminal cases, if the Court does not settle civil matters in a criminal case (not requested by the litigant), there are no first-instance civil court fees (including first-instance civil court fees with monetary requests and first-instance civil court fees without monetary requests). In this case, the defendant shall incur only first-instance criminal court fees according to regulations in Point a Clause 1 Article 23 of Resolution No. 326.

10. How to determine the forest types of forests having been repurposed but not yet issued with a forest repurposing decision by the competent authority for criminal prosecution according to Article 232 and Article 243 of the 2015 Criminal Code?

Reply:

Pursuant to Articles 18, 27 and 28 of the 2004 Law on Forest Protection and Development,  forest repurposing must be decided by the competent authorities mentioned in Clause 2 Article 28 of the Law on Forest Protection and Development. Thus, at the time of determining the forest type of a forest having been repurposed but not yet issued with a forest repurposing decision, its forest type shall be whichever currently designated to it at such time of determination.

11. How to handle illegal transport of legs of the Asian black bear?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11.1. The Asian black bear has the scientific name of Ursus Thibetanus and is included in Appendix I - List of endangered, precious and rare species prioritized for protection enclosed with the Government’s Decree No. 160/2013/ND-CP dated 12/11/2013 on criteria to determine species and the regime of managing species under lists of endangered, precious and rare species prioritized protection. Thus, any violation against regulations on protection of the Asian black bear that constitutes crime may be handled according to regulations in Article 244 of the 2015 Criminal Code.

11.2. According to regulations in Clause 6 Article 2 of Resolution No. 05/2018/NQ-HDTP dated 05/11/2018 by the Council of Justices of the Supreme People’s Court on guidelines for application of Article 234 on offences against regulations on management and protection of wild animals and Article 244 on offences against regulations on management and protection of endangered, rare animals of the Criminal Code:

 “products from wild, endangered and rare animals” means products that originate from animals (i.e.: meat, egg, milk, sperm, embryo, blood, internal organs, skin, fur, bones, horn, ivory, leg, nail, etc.); whole bodies of aquatic animals which have been preliminary treated and processed; products of which the ingredients are processed from body parts of wild, endangered and rare animals (i.e.: bone glue made from wild animals; handbags, purses and belts made from skins of wild animals)”.

Thus, legs of the Asian black bear are animal products. Therefore, any person who transports legs of the Asian black bear illegally may be handled according to Point b Clause 1 Article 244 of the 2015 Criminal Code.

12. At 10 PM on 19/5/2019, T District Police caught A (15 years old) selling 0,0565 gram of Methamphetamine to N (17 years old) for VND 200.000 in flagrante. At the office of the investigating authority, A confessed to have sold the same drug to N for the same price three times from 21/3-03/5/2019. After those four times, A sold a total of 0,226 gram of drugs to N. How should A’s acts be handled?

Reply:

According to regulations in Clause 2 Article 12 of the 2015 Criminal Code, a person from 14 years of age to below 16 years of age shall bear criminal responsibility for very serious crimes and extremely serious crimes (including the crime of illegal dealing in narcotic substances mentioned in Clause 2 Article 251 of the 2015 Criminal Code).

According to the guidelines in Subsection 2.3 Section 2 Part I of Joint Circular No. 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP: ““committing the offence multiple times” mentioned in Clause 2 of Articles 193, 194, 195, 196, 197, 198, 200 and 201 of the Criminal Code means that the offender has committed the offence for two times or more (illegally producing narcotic substances for two times or more, illegally possessing narcotic substances for two times or more, illegally selling narcotic substances for two times or more, etc.) with each of those times constitutes crime according to regulations in Clause 1 of the corresponding Article and, concurrently, the offender has not faced criminal prosecution for any of those times and the time limit for criminal prosecution has not expired”. According to regulations in Subsection 10.1 Section 10 Resolution No. 01/2006/NQ-HDTP: “a person from 14 years of age to below 16 years of age who sells or buys a narcotic substance more than once will not face criminal prosecution for illegal dealing in narcotic substances if total amount of the narcotic substance sold or bought at all times is below the limit or it is not possible to determine whether total amount of the narcotic substance sold or bought at all times reaches the limit mentioned in Point g, h, i, k, l, m, n or o Clause 2 Article 194 of the Criminal Code”.

committing the offence multiple times” mentioned in Point b Clause 2 Article 194 of the 1999 Criminal Code and “committing the offence more than once” mentioned in Point b Clause 2 Article 251 of the 2015 Criminal Code are identical in nature. On the other hand, the 2015 Criminal Code and 1999 Criminal Code provide for similar ways of handling juvenile drug offenders. Thus, guidelines in Joint Circular No. 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP and Resolution No. 01/2006/NQ-HDTP may be applied to handle A’s act of illegal dealing in narcotic substances.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A does not fall under the case of “committing the offence more than once” according to regulations in Point b Clause 2 Article 251 of the 2015 Criminal Code as each time at which A dealt the narcotic substance does not constitute crime according to regulations in Clause 1 of the corresponding Article (because A is under 16 years of age);

- Total amount of drug that A sold to N from 04 times is 0,226 gram, which is below the limit mentioned in Point i Clause 2 Article 251 of the 2015 Criminal Code (05 gram);

- A did not sell drugs to a person under 16 years of age (N was 17 years old).

Therefore, there are no grounds to prosecute A for illegal dealing in narcotic substances according to regulations in Article 251 of the 2015 Criminal Code.

13. B worked overseas. On 06/11/2018, B bought 21 amphetamine pills. On 07/11/2018, B returned to Vietnam and brought the amphetamine pills for personal use; he was caught when carrying out entry procedures at the border checkpoint. Through examination, it was determined that B possessed 2,1625 gram of amphetamine in total. Does B’s act constitutes illegal transport of narcotic substances with the circumstance of “across border” or illegal possession of narcotic substances?

Reply:

According to Article 249 of the 2015 Criminal Code, any person who possesses narcotic substances for purposes other than trading, transporting or manufacturing narcotic substances illegally in any of the mentioned circumstances commits the crime of illegal possession of narcotic substances. According to Article 250 of the 2015 Criminal Code, any person who transports narcotic substances for purposes other than manufacturing, trading or possessing narcotic substances in any of the mentioned circumstances commits the crime of illegal transport of narcotic substances.

Thus, B’s act of bringing 2,1625 gram of drugs in total for personal use instead of illegal trade, transport or manufacturing of narcotic substances constitutes the crime of illegal possession of narcotic substances according to regulations in Point c Clause 1 Article 249 of the 2015 Criminal Code.

14. D was caught selling 01 glass syringe and 01 plastic syringe for narcotic use in flagrante and possessing a total of 141 glass syringes, 32 gas bottles, 32 lighters, 15 glass bottles, 55 white plastic syringes, 03 straw packs and 63 transparent nylon bags, which were to be sold to people using narcotic substances illegally for illegal profit. D’s acts denote which crime? Is the competent authority required to seek solicitation for items confiscated?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

According to regulations in Article 254 of the 2015 Criminal Code, D’s acts denote the crime of trading of equipment serving illegal use of narcotic substances.

According to regulations in Article 206 of the 2015 Criminal Procedure Code, equipment serving illegal use of narcotic substances does not require expert examination. During the handling process, the competent authority may seek solicitation for the equipment where necessary.

15. X had the intention of buying and storing 65,2 gram of opium for personal use. X sent VND 4.000.000 to T to buy 65,2 gram of opium. T received VND 4.000.000 from X. However, T was caught in flagrante with the exhibit when delivering the opium to X. Is X liable to criminal prosecution?

Reply:

That T was caught before delivering 65,2 gram of opium to X, resulting in X not receiving the 65,2 gram of opium as agreed upon, was not what T and X wished for. X intentionally committed the crime of illegal possession of narcotic substances but did not commit the crime to the end due to unwanted reason. Therefore, X is liable to criminal prosecution for unsuccessful illegal possession of narcotic substances.

16. In case where a drug addict lets another drug addict use drugs illegally more than once or lets multiple drug addicts use drugs illegally at a location that they own, appropriate or manage, does this constitute concealment of illegal use of narcotic substances? Besides the abovementioned acts, the drug addict also provides drugs for another drug addict (it is not possible to determine this amount as it has been fully used by the addicts), how should this act be handled?

Reply:

16.1. According to Clause 1 Article 256 of the 2015 Criminal Code, any person with criminal capacity who leases out, lends premises or otherwise conceals the illegal use of narcotic substances is an offender, including the case where this person is a drug addict. Thus, in case where a drug addict lets another drug addict uses drugs at a location that they own, appropriate or manage, they are liable to criminal prosecution for concealment of illegal use of narcotic substances.

16.2. According to Clause 1 Article 255 of the 2015 Criminal Code, any person who facilitates illegal use of narcotic substances in any shape of form shall face a penalty of 02 - 07 years' imprisonment. Thus, any person with criminal capacity who facilitates illegal use of narcotic substances is an offender, including the case where this person is a drug addict. In addition, according to Official Dispatch No. 89/TANDTC-PC dated 30/6/2020:  “…providing another person with a narcotic substance for their use is an act of “facilitation of illegal use of narcotic substances”. Persons committing this act shall be handled according to regulations in Article 255 of the Criminal Code”. Therefore, in case where a drug addict provides another drug addict with drugs for use at a location that they own, appropriate or manage, they are liable to criminal prosecution for facilitation of illegal use of narcotic substances.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Reply:

According to regulations in Point b Clause 1 Article 322 of the 2015 Criminal Code:

“1. Any person who organizes gambling or runs a gambling den in any of the following circumstances shall be liable to a fine of from VND 50,000,000 to VND 300,000,000 or face a penalty of 01 - 05 years' imprisonment:

b) The offender uses a place under his/her ownership or management for ≥ 10 people to gamble at the same time or for ≥ 02 gambling mats with the stakes of ≥ VND 5,000,000”.

Thus, the 2015 Criminal Code does not exclude the case where the offender is not one of the 10 persons or more who gamble at the same time. Therefore, the circumstance of “for ≥ 10 people to gamble at the same time” mentioned in Point b Clause 1 Article 322 of the 2015 Criminal Code includes the organizer of illegal gambling or gambling den, meaning (1) if a person does not gamble but uses a place under their ownership or management for 9 other persons to gamble at the same time, the number of gamblers is 9 in total (excluding the gambling or gambling den organizer); (2) if a person uses a place under their ownership or management for 9 other persons to gamble and gambles at the same time, the number of gamblers is 10 in total (including the gambling or gambling den organizer).

Therefore, in case where A organizes for 09 other persons to gamble in a place under their ownership and earns an illegal profit of VND 600.000 from these persons; concurrently, A gambles with these 09 persons at the same time with total stakes of VND 15.045.000, A is liable to criminal prosecution for gambling and organizing gambling or running gambling-dens.

II. Some difficulties concerning regulations of the 2015 Criminal Procedure Code

1. How to organize for the suspect to read and write digital documents or copies of such regarding charges and vindication or other copies related to their defense so as to ensure the suspect’s rights and settlement of the case by the competent presiding authority?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 Read and write digital documents or copies of such regarding charges and vindication or other copies related to their defense” is one of the suspect’s rights as mentioned in Point i Clause 2 Article 60 of the 2015 Criminal Procedure Code, which ensures the suspect’s right to defend themselves according to regulations in Clause 4 Article 31 of the 2013 Constitution and shall be exercised after the investigation (Clause 1 Article 82 of the 2015 Criminal Procedure Code). Concurrently, Joint Circular No. 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP (hereinafter referred to as “Joint Circular No. 02/2018”) also provides for this matter. According to regulations in Article 2 of Joint Circular No. 02/2018, when organizing for the suspect or the legal representative of a commercial juridical person to read and write digital documents or copies of such regarding charges and vindication or other copies related to their defense, the competent presiding authority “must ensure confidentiality requirements as per the law, not cause obstruction and ensure that investigation, prosecution and trying activities are on schedule”. When requesting to read and write documents in writing, the suspect or the legal representative of the commercial juridical person committing the offence must specify the documents to be read and written for the competent presiding authority and presiding officer to consider and handle. Upon receipt of the request for reading and writing the documents, the competent presiding authority and presiding officer shall, based on regulations on time limit for prosecution and documents to be read and written, immediately prepare digital documents or copies of such and send a written notification containing a suitable location and time to the suspect or the legal representative of the commercial juridical person committing the offence for them to read and write the documents. The suspect or the legal representative of the commercial juridical person committing the offence may read and write documents for no more than 03 hours at a time and no more than 02 times a day (Article 7 of Joint Circular No. 02/2018). These regulations aim to protect the suspect’s rights and ensure case settlement as per the law.

2. In case there is no other evidence of a crime aside from the admission of crime by the suspect or defendant, are there grounds for handling that crime?

Reply:

According to regulations in Clause 2 Article 98 of the 2015 Criminal Procedure Code, the admission of crimes by suspects or defendants, if matching other evidences, shall be valid evidence; the admission of crimes by suspects or defendants shall not be the sole evidence for conviction. Thus, aside from the deposition, the crime must be proven by other evidences; if there is no other evidence of the crime aside from the admission of crime by the suspect or defendant, there are no grounds for handling that crime.

Reply:

3.1. According to regulations in Clause 5 Article 88 of the 2015 Criminal Procedure Code: “In 05 days’ time upon making written records of investigative activities, collecting and receiving documents on the case, which procurators do not directly administer according to this Law, investigation authorities and units assigned to investigate are responsible for transferring such records and documents to the Procurarcy for the latter’s administration of the establishment of case files”. According to Point a Clause 1 Article 35 of Joint Circular No. 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP (hereinafter referred to as “Joint Circular No. 04/2018”):  “Before transferring records and documents on investigative activities not directly administered by the Procuracy, records and documents on the investigation for the Procuracy’s administration of the establishment of case files or written requests for the Procuracy's approval for orders and decisions of the investigating authority, the investigator shall enumerate the names of all records and documents, number the records and documents in list of records and documents and affix the seal of the investigating authority (without assigning numbers to the records and documents) to the top right corner of each page of the records and documents”. Thus, the Procuracy starts affixing its seal on records and documents collected according to regulations in Clause 5 Article 88 of the 2015 Criminal Procedure Code from the time upon which the criminal lawsuit is filed. If, from the time where the criminal report is processed, the investigating authority and/or authority assigned to carry out some investigative activities transfer/s records and documents to the Procuracy, the Procuracy may affix its seal to these records and documents to administer processing of the criminal report in a manner similar to how it affixes its seal after a lawsuit is filed.

3.2. In case the procurator has directly administered the investigation, the investigating authority is not required to transfer records to the Procuracy for the Procuracy’s seal according to regulations in Clause 5 Article 88 of the 2015 Criminal Procedure Code.

4. After holding a person in emergency custody, arresting a person or receiving a detainee or arrestee, if a temporary detention decision is not issued, does the competent presiding authority or officer issue an arrestee release decision or make an arrestee release record?

Reply:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case a temporary detention decision is not issued, the competent presiding authority or officer issue must issue an arrestee release decision (the release of the arrestee must be recorded into a written procedural decision of the competent authority to record an event and identify the responsibility of the presiding authority). The arrestee release decision shall be made using Form No. 48 enclosed with Circular No. 61/2017/TT-BCA.

5. According to Clause 1 Article 134 of the 2015 Criminal Procedure Code: “A month-based time limit ends on the repeated date in the following month”, thus, does a month-based time limit ends at 24:00 of the repeated date in the following month or at 24:00 of the date immediately preceding the repeated date in the following month?

Reply:

A month-based time limit ends on the repeated date in the following month” in Clause 1 Article 134 of the 2015 Criminal Procedure Code means that a month-based time limit ends at 24:00 of the repeated date in the following month (the time limit expires at 24:00 of that date), not at 24:00 of the date immediately preceding the repeated date in the following month.

For example: for an extremely serious case whose lawsuit is filed on 08/02/2019 and time limit for investigation is 04 months from 08/02/2019, this time limit will expire at 24:00 on 08/6/2019. If the investigation is extended for another 04 months with the extension starting from 09/6/2019, the time limit for investigation will expire at 24:00 on 09/10/2019.

6. Do Procuracies have competence in directly administering receipt and processing of criminal reports by commune-level police and police stations?

Reply:

According to regulations in Clause 2 Article 160 of the 2015 Criminal Procedure Code, when administering processing of criminal reports, Procuracies have the duties and authority to administer the acquisition of information, administer the verification of information and the documentation of criminal information by investigation authorities and units assigned to investigate. The Code does not provide for Procuracies’ administration of receipt and processing of criminal reports by commune-level police and police stations, thus, Procuracies do not have competence in directly administering receipt and processing of criminal reports by commune-level police and police stations. Where necessary, via exercise of right of prosecution and administration of prosecution and investigation by investigating authorities, Procuracies may request investigating authorities to let them participate in inspection of receipt and processing of criminal reports by commune-level police and police stations.

7. Clause 4 Article 123 of the 2015 Criminal Procedure Code stipulates that the length of time of residential confinement shall not exceed the time of investigation. According to regulations in Article 232 of the 2015 Criminal Procedure Code, investigation authorities, in 02 days upon concluding the investigation in writing, shall send case files to the equivalent Procuracy. During this 02 days, which authority has the competence in issuing the residential confinement order against the suspect? If the suspect fails to fulfill their obligation during this period, which authority has the competence in handling?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 31 of Joint Circular No. 04/2018 provides for preparation for end of investigation, according to which: “At least 10 days for less serious cases and serious cases, 15 days for very serious cases and 20 days for extremely serious cases before investigation ends or time limit for investigation expires, the investigator and procurator shall cooperate in assessing all evidences, documents and legal proceedings of the case; if there are sufficient grounds for the investigation to end, they shall reach an agreement so that the investigator may report that the investigation may end to the head or deputy head of the investigating authority; if further investigation is necessary, report to the head or deputy head of the investigating authority and head or deputy head of the Procuracy to extend the investigation and temporary detention of the suspect according to regulations of the Criminal Procedure Code”. Thus, before the investigation ends or time limit for investigation expires, within the abovementioned time limit, the investigator and procurator shall cooperate in assessing legal proceedings of the case, including decision on, imposition and annulment of and change to preventive measures. To ensure continuity of imposition of preventive measures on the suspect, the investigating authority and Procuracy shall cooperate in transferring the case file and investigating conclusion while preventive measures, including residential confinement, are imposed.

8. How should cases suspended because the suspects suffer from a mental illness and, after monitoring, are deemed incurable be handled?

Reply:

For cases suspended because the suspects suffer from a mental illness, according to regulations in Article 454 of the 2015 Criminal Procedure Code and Article 139 of the 2019 Law on Execution of Criminal Judgments, compulsory treatment for a suspect suffering from a mental illness may end when the suspect recovers (as concluded by the medical examination council) and a decision to terminate treatment is issued by the competent presiding authority. After the decision to terminate treatment is issued, suspended procedural activities may resume according to regulations of the Criminal Procedure Code.

If, after a period of monitoring, the suspect is deemed incurable, the investigating authority shall request a mental examination; if the examination confirms that the suspect has not recovered, treatment shall continue. If treatment lasts until the time limit for criminal prosecution expires, implement regulations in Clause 2 Article 7 of Joint Circular No. 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP, according to which, the competent investigating authority shall discuss with the Procuracy in writing before issuing a decision to suspend investigation without issuance of a decision to resume investigation.

9. When processing criminal information, the investigating authority collects statements from witnesses and sufficient evidences. After a lawsuit is filed, is it necessary to recollect statements from witnesses?

Reply:

Statements of witnesses collected while criminal information is processed are an evidence source, have legal value if collected, assessed and used according to regulations of the Criminal Procedure Code and may be used throughout the settlement of the case.

The Criminal Procedure Code and other legal documents do not limit the number of times where statements may be collected from witnesses. Thus, although the investigating authority has collected statements from witnesses and sufficient evidences when processing criminal information, after a lawsuit is filed, it may recollect statements from witnesses to reinforce evidences or clarify new contents and circumstances arising during the investigation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Reply:

10.1. According to Clause 3 Article 147 of the 2015 Criminal Procedure Code:

 "3. Competent authorities, when processing denunciations, information and requisitions, shall perform these activities:

a) Collect data, documents and items from relevant authorities and entities to verify the information;

b) Examine the scenes;

c) Conduct autopsy;

d) Seek expert examinations and property valuation”.

Thus, besides the 04 specific activities (scene examination, autopsy, expert examination and property valuation), when handling criminal reports and requisitions for charges, competent authorities have the right to carry out general activities (collecting information, documents and objects from relevant regulatory bodies, organizations and individuals to verify information).

In addition, according to regulations in Point d Clause 3 Article 83 of the 2015 Criminal Procedure Code: “Defenders of legitimate rights and benefits of persons accused or facing request for prosecution are entitled to: d) Be present during a session of confrontation or identification or recognition of voices of accused persons or facing requisitions for charges”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Previously, according to regulations in Point c Clause 3 Article 10 of Joint Circular No. 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, investigators assigned to handle denunciations, information and requisitions have the duty and power to carry out scene examination, autopsy, confrontation and identification.

Therefore, although not provided for in Article 147 of the 2015 Criminal Procedure Code, competent authorities have the rights to confrontation and identification and recognition of voices when handling criminal reports and requisitions for charges. However, these are measures to verify criminal reports and requisitions for charges, not investigative measures mentioned in the 2015 Criminal Procedure Code.

10.2. As these are measures to verify criminal reports and requisitions for charges, not investigative measures mentioned in the 2015 Criminal Procedure Code, administration of these activities by procurators shall adhere to regulations in Clause 2 Article 160 of the 2015 Criminal Procedure Code, according to which, procurators may administer these verifying activities directly.

11. A is charged for murder according to regulations in Article 123 of the 2015 Criminal Code; the time limit for investigation is 04 months. The investigating authority issued an order to arrest A for temporary detention for 04 months starting from the date upon which A was arrested; however, when the arrest order was executed, A was found to have made a getaway from his place of residence; the investigating authority arrested A 20 days later. Thus, in this case, does the investigating authority issue a new temporary detention order or keep using the existing temporary detention order?

Reply:

In the abovementioned case, it is necessary to determine whether the investigating authority has issued a wanted notice for suspect A, according to which:

(1) If the investigating authority has issued a wanted notice, the existing temporary detention order will be annulled and A is arrested according to regulations in Clause 1 Article 112 of the 2015 Criminal Procedure Code. After arresting A, the investigating authority will issue a new temporary detention order.

 (2) If there are not sufficient grounds to determine that A has made a getaway to issue a wanted notice and A is caught during the search, the investigating authority may keep using the existing temporary detention order because: (1) the temporary detention order comes into force from the time it is approved by the Procuracy; the duration of temporary detention starts from the time where the suspect is arrested; (2) when the time limit for investigation expires, the investigating authority either requests for the investigation to be extended or ends the investigation and transfers to the Procuracy to request for prosecution. As the duration of temporary detention in the temporary detention order exceeds the time limit for investigation (the suspect was arrested 20 days later), in case the competent authority continues to detain the suspect, the remaining duration of temporary detention is in effect if the investigation is extended or during the prosecution process according to regulations in Clause 2 Article 172 of the 2015 Criminal Procedure Code and Article 18 of Joint Circular No. 04/2018.

12. Who have the competence in organizing sealing and unsealing of evidences in case commune-level police or police stations confiscate relevant weapons, items and documents when detecting, arresting or receiving offenders caught in flagrante or wanted persons or receiving criminal reports?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

According to regulations in Clause 3 Article 146, Clause 3 Article 111 and Clause 3 Article 112 of the 2015 Criminal Procedure Code, in case commune-level police or police stations confiscate relevant weapons, items and documents when detecting, arresting or receiving offenders caught in flagrante or wanted persons or receiving criminal reports, these objects shall be transferred to competent investigating authorities to determine whether they are evidences. If they are evidences, according to regulations in Article 6 of Decree No. 127/2017/ND-CP, the persons who have the competence in organizing sealing and unsealing of evidences include heads and deputy heads of investigating authorities, investigators; heads, deputy heads and investigators of units assigned to investigate; and competent persons per the law in charge of the case during prosecution, trying and sentence enforcement processes.

13. Is the phrase “(if any)” in Point a Clause 2 Article 7 of Decree No. 127/2017/ND-CP applicable to “representatives of regulatory bodies and organizations whose rights, obligations or responsibilities are related to the  sealed evidences” only or also to “relevant persons”? Who are “relevant persons” in this Point?

Reply:

13.1. According Point a Clause 2 Article 7 of Decree No. 127/2017/ND-CP, participants in unsealing of evidences include relevant persons; representatives of regulatory bodies and organizations whose rights, obligations or responsibilities are related to the sealed evidences (if any). The phrase “if any” here is applicable to both relevant persons and representatives of regulatory bodies and organizations whose rights, obligations or responsibilities are related to the sealed evidences.

According to Clause 3 Article 11 of Decree No. 127/2017/ND-CP, upon end of unsealing of evidences: “In case relevant persons (if any); … do not sign the evidence unsealing record, the person organizing the unsealing shall draw up a record specifying the reason in the presence of the representative of the government of the commune where the evidences are unsealed. In case where a relevant person… is not present as requested by the regulatory body or person organizing the unsealing without legitimate reasondraw up a record specifying the reason and request participants in the unsealing to sign the record”.

Therefore, if there is any relevant person, this person must participate in evidence unsealing. In this case, if the relevant person is not present without legitimate reason, the person organizing the unsealing shall draw up a record specifying the reason for such absence, request participants in the unsealing to sign the record and carry out the unsealing.

13.2. According to Point a Clause 1 Article 11 of Decree No. 127/2017/ND-CP: “In case a person whose right, obligation or responsibility is related to sealed evidence is a suspect or defendant in temporary detention, upon evidence unsealing, the person organizing the unsealing shall invite their family or advocate (if any) or representative of the government of the commune where the evidences are unsealed to participate as witness”.

According to Clause 3 Article 11 of Decree No. 127/2017/ND-CP, in case where a relevant person; representative of a regulatory body or organization whose right, obligation or responsibility is related to the sealed evidences (or family member or legal representative thereof) or advocate thereof is not present as requested by the regulatory body or person organizing the unsealing without legitimate reason; an evidence has no owner or an evidence’s owner or lawful manager is not yet identified, draw up a record specifying the reason and request participants in the unsealing to sign the record.

Therefore, based on the abovementioned regulations, "relevant persons" participating in evidence unsealing should include persons whose rights, obligations or responsibilities are related to sealed evidences such as the suspect, defendant, owners or lawful managers of sealed evidences, etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Reply:

According to Clause 3 Article 27 of the 2015 Criminal Code: “The time limit for criminal prosecution begins from the day on which the crime is committed. During the time limit set out in Clause 2 of this Article, if the offender commits another crime for which the maximum sentence is over 1 year's imprisonment, the time limit for prosecution for the previous crime will be reset and begins from the day on which the new crime is committed”. On 01/01/2015, A committed an offence and, within 5 years (on 02/12/2019), A committed another offence (the maximum sentence for property theft is over 1 year’s imprisonment). Therefore, the time limit for criminal prosecution for the offence committed by A on 01/01/2015 shall be reset and start from the date where the new offence was committed - 02/12/2019.

In case the investigating authority has suspended the investigation into the property theft on 01/01/2015 because the time limit for criminal prosecution has expired, the Procuracy shall request the investigating authority to annul the decision to suspend investigation into the case to resume investigation and add this case to the new case for investigation and handling as prescribed by law.

15. Case-specific valuation councils may be established at which levels? Who have the competence in establishing ministerial-level case-specific valuation councils? What is the composition of ministerial-level valuation councils? Ministerial-level case-specific valuation councils value property in which cases?

Reply:

According to regulations in Decree No. 30/2018/ND-CP and Decree No. 97/2019/ND-CP:

15.1. Case-specific valuation councils may be established at the following 04 levels:

- Case-specific valuation councils of districts (hereinafter referred to as “district-level case-specific valuation councils”);

- Case-specific valuation councils of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial case-specific valuation councils”);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Valuation councils established under the Prime Minister’s decisions.

15.2. Ministerial-level case-specific valuation councils shall be established by heads of Ministries and ministerial-level agencies exercising state management of the types of property to be valued as per the law. 

15.3. Composition of a ministerial-level case-specific valuation council:

- The leader of a specialized agency affiliated to the Ministry or ministerial-level agency that establishes the council shall be the council chairperson;

- An official of a specialized agency affiliated to the Ministry or ministerial-level agency that establishes the council shall be a standing member of the council;

- Council members include representatives of relevant specialized agencies and organizations affiliated to the Ministry or ministerial-level agency that establishes the council; representatives of other regulatory bodies and organizations related to property to be valued (if any). For any case involving multiple types of property but the property cannot be classified, council members shall include representatives of Ministries and ministerial-level agencies exercising state management of the remaining property seconded at the request of the Ministry or ministerial-level agency in charge of establishing the council according to regulations in Point c Clause 4 Article 6 of Decree No. 97/2019/ND-CP.

Based on the property valuation request, leader of the specialized agency affiliated to the Ministry or ministerial-level agency that establishes the council mentioned in Point a Clause 3 Article 8 of Decree No. 97/2019/ND-CP shall propose members for each case as appropriate to the characteristics of property to be valued.

15.4. Ministerial-level case-specific valuation councils shall value property in the following cases:

- Revalue property in the cases mentioned in Article 21 and Article 22 of Decree No. 30/2018/ND-CP and Decree No. 97/2019/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For any case with multiple types of property, the competent procedural authority shall, based on economic-technical characteristics of the property and requirements of the case, classify the property and request Ministries and ministerial-level agencies to establish valuation councils within their competence in either of the following cases:

+ If the property can be classified to value each group of property separately, the competent procedural authority shall request Ministries and ministerial-level agencies to establish a valuation council for each group of property.

+ If the property cannot be classified, the competent procedural authority shall request a Ministry or ministerial-level agency exercising state management of a type of property among the types of property involved in the case to take charge of establishing a valuation council; if land or land use rights is/are one of the property to be valued, a central land authority shall take charge of establishing a valuation council (regardless of type of property ownership). Ministries and ministerial-level agencies exercising state management of the remaining property shall second representatives to the valuation council as requested by the Ministry or ministerial-level agency in charge of establishing the council.

16. According to regulations in Clause 1 Article 274 of the 2015 Criminal Procedure Code: “a Court shall return files of a case beyond its jurisdiction to the Procuracy initiating prosecution, which shall transfer the case to a competent Procuracy for prosecution”. Is the Procuracy having competence in prosecution required to issue a new indictment to replace the existing indictment?

Reply:

According to regulations in Clause 1 Article 274 of the 2015 Criminal Procedure Code: “…the Procuracy initiating prosecution, which shall transfer the case to a competent Procuracy for prosecution”.

According to regulations in Article 72 of the Regulation on exercise of right of prosecution and administration of pressing of charges, investigation and prosecution enclosed with Decision No. 111/QD-VKSTC dated 17/4/2020 by Chief Prosecutor of the Supreme People’s Procuracy:

 “1. After investigation ends, if finding the case beyond their prosecution competence, the procurator shall propose to the leader of their unit or Procuracy that the case be handed over to the competent Procuracy for prosecution according to regulations in Clause 1 Article 239 of the Criminal Procedure Code. Upon receipt of the case files, the competent Procuracy shall assign a procurator to research and propose how the case should be handled to the leader of their unit or Procuracy as follows:

a) If agreeing with the written conclusion of investigation for prosecution of the competent investigating authority, issue an indictment to bring the case to trial by the competent Court. If the Court returns the case files to the Procuracy for additional investigation, the prosecuting Procuracy must transfer the case files to the Procuracy having exercised the right of prosecution and administration of investigation to return the case files to the authority having carried out the investigation and issue a decision to hand the case over to the competent investigating authority;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thus, after the Court returns the case files for intra vires prosecution, if finding the case within its prosecution competence and agreeing with the written conclusion of investigation for prosecution of the competent investigating authority, the Procuracy having competence in prosecution shall issue a new indictment (replacing the existing indictment) to bring the case to trial by the competent Court; if not agreeing with the written conclusion of investigation for prosecution of the competent investigating authority,  the Procuracy having competence in prosecution shall transfer the case files to the Procuracy having exercised the right of prosecution and administration of investigation to hand the case over to the competent investigating authority.

17. Are complaints and denunciations concerning receipt of criminal reports by commune-level police judicial complaints and denunciations?

Reply:

According to regulations in Article 145 of the 2015 Criminal Procedure Code, receipt of criminal reports is a judicial activity. Commune-level police have the responsibility to receive criminal reports. According to regulations in Article 470 of the 2015 Criminal Procedure Code, procedural decisions and legal proceedings prone to complaints, which shall be handled according to regulations in Chapter XXXIII of the Criminal Procedure Code, are procedural decisions and actions of presiding officers, competent persons and persons assigned to investigate. However, according to regulations in Article 35 of the 2015 Criminal Procedure Code and Article 9 of the 2015 Law on Organization of Criminal Investigation Bodies, commune-level police are not units or persons assigned to investigate, thus, complaints and denunciations shall be handled as per regulations of law on complaints and denunciations instead of criminal procedure law.

III. Criminal judgment enforcement

1. Besides the primary sentence of determinate imprisonment, A is subject to an additional sentence of prohibition from holding certain positions for 03 years from the end of the imprisonment. As the prison term is equal to the time during which A is kept in temporary detention, the Court does not issue a decision to execute prison sentence and only notifies relevant regulatory bodies that A is prohibited from holding certain positions for the abovementioned duration. Is it correct for the Court to only send such notification?

Reply:

2. A is granted parole with a probation period of 03 years. After such 03 years, the criminal judgment enforcement authority proposes annulment of this decision for the person granted parole. Will the Court consider this proposal?

Reply:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. For persons who have fulfilled and are fulfilling their obligations to provide support fully and promptly and, at the time for parole consideration, make a written commitment to continue fulfilling their obligations to provide support as per regulations, may these persons be considered for parole application?

Reply:

In principle, for parole consideration, besides having served their prison sentences for a required amount of time, no prior criminal record, fixed place of residence and good or very good inmate performance, parole applicants must meet the condition of "having paid fines, legal costs and civil compensation in full" according to regulations in Point d Clause 1 Article 66 of the 2015 Criminal Code.

In case compensation entails providing support for a person for whom the aggrieved person is obliged to provide support, the convict will be considered to have paid compensation in full when they have written confirmation that they have provided support promptly and fully as per the decision of the judgment and a written commitment to continue providing support as per regulations.

Thus, for persons who have fulfilled and are fulfilling their obligations to provide support fully and promptly and, at the time for parole consideration, make a written commitment to continue fulfilling their obligations to provide support as per regulations, the competent authorities may formulate applications for parole, consider and decide to grant parole when the applicants meet other conditions according to regulations of the Criminal Code.

4. When deciding to shorten the probation period of a suspended sentence, is the competent authority required to consider the condition of having abided by all additional penalties, obligations of compensation for damage?

Reply:

According to Point b Clause 1 Article 8 of Resolution No. 02/2018/NQ-HDTP, persons serving suspended sentences may have their probation periods shortened under a decision of the district-level People’s Court or Regional Military Court when they fulfill the following conditions: “b) Have made much progress during the probation period, which is evidenced by properly abiding by the law, meeting obligations as per the Law on Execution of Criminal Judgments; actively studying, working, correcting their mistakes or making achievements in working or protecting the Fatherland’s security and being commended by the competent authority”.

According to Point b Clause 1 Article 89 of the 2019 Law on Execution of Criminal Judgments, persons serving suspended sentences may apply to have their probation periods shortened when they fulfill the following conditions: “During the probation period, they properly abide by the law, meet obligations mentioned in Article 87 of this Law; actively studying, working, correcting their mistakes or making achievements in working or protecting social order or security and being commended by the competent authority”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Therefore, when deciding to shorten the probation period of a suspended sentence, the competent authority is required to consider the condition of having abided by all additional penalties and obligations of compensation for damage.

Here are the resolutions for some difficulties concerning regulations of the 2015 Criminal Code and Criminal Procedure Code and criminal sentence enforcement. Any difficulty arising during the adoption of these resolutions should be promptly reported to the Supreme People’s Procuracy (via Department of Legal Affairs) for timely guidance./.

 

 

P.P. PROSECUTOR GENERAL
DIRECTOR GENERAL
DEPARTMENT OF LEGAL AFFAIRS




Hoang Thi Quynh Chi

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Official Dispatch No. 5442/VKSTC-V14 dated November 30, 2020 on resolutions of difficulties concerning regulations of the 2015 Criminal Code and Criminal Procedure Code and criminal sentence enforcement

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


576

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.10.134
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!