Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 767/NHCS-TD-KH-CNTT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Ngân hàng Chính sách Xã hội Người ký: Nguyễn Văn Lý
Ngày ban hành: 09/04/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số 767/NHCS-TD-KH-CNTT
V/v: về một số vướng mắc sau hội nghị tập huấn nghiệp vụ tháng 3/2009

Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2009

 

Kính gửi: Ông (bà) Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội các tỉnh, thành phố

Sau Hội nghị tập huấn nghiệp vụ năm 2009 diễn ra tại 12 khu vực trên toàn quốc trong tháng 3/2009, Hội sở chính đã tổng hợp các ý kiến vướng mắc tại các lớp tập huấn. Để thống nhất nhận thức và tổ chức thực hiện tốt nội dung các văn bản hướng dẫn, Tổng giám đốc NHCSXH có bổ sung sửa đổi và nêu rõ một số vấn đề sau đây:

I. Về hướng dẫn cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Văn bản số 234/NHCS-TD ngày 17/02/2009.

1. Về đối tượng được vay vốn:

Theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008, Danh sách hộ nghèo thuộc diện được vay vốn làm nhà ở do UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, tại Thông báo số 57/TB-VPCP ngày 23/2/2009 của Văn phòng Chính phủ “Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với 61 huyện nghèo thì Danh sách hộ nghèo thuộc diện được vay vốn làm nhà ở được giao cho UBND huyện phê duyệt (UBND huyện tổng hợp Danh sách báo cáo UBND tỉnh).

Vì vậy để thống nhất thực hiện, Danh sách hộ nghèo thuộc diện được vay vốn làm nhà ở do UBND tỉnh hoặc UBND huyện phê duyệt đều là cơ sở pháp lý để Ngân hàng cho vay theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg.

2. Trường hợp người có tên trong Danh sách hộ nghèo thuộc diện được vay vốn làm nhà ở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không phải chủ hộ và không trùng với tên chủ hộ đã đứng vay trong Sổ vay vốn (hộ đã vay vốn NHCSXH) thì đề nghị UBND cấp xã xác nhận quan hệ của người đề nghị vay vốn làm nhà ở là vợ, chồng, bố, mẹ... của chủ hộ đang trong cùng hộ khẩu của gia đình. Người đứng tên vay vốn phải là chủ hộ gia đình.

3. Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích làm nhà ở. Mặt trận Tổ quốc cùng với UBND cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan chức năng có trách nhiệm giám sát và kiểm tra việc sử dụng vốn vay. Ngân hàng nơi cho vay có trách nhiệm đôn đốc các tổ chức Hội thực hiện nội dung kiểm tra việc sử dụng vốn vay theo Hợp đồng dịch vụ ủy thác. Nếu phát hiện người vay sử dụng vốn vay sai mục đích (không sử dụng tiền vay vào làm nhà ở) thì Ngân hàng đề nghị tổ chức Hội cùng chính quyền địa phương lập Biên bản yêu cầu người vay phải trả nợ trước hạn.

4. Trường hợp, hộ thuộc đối tượng được vay làm nhà ở có nợ quá hạn theo các chương trình khác của NHCSXH, thì vẫn thực hiện cho vay làm nhà ở bình thường như các trường hợp khác.

II. Về hướng dẫn quy trình phát hành Sổ vay vốn và phát hành Biên lai thu lãi tiền vay theo văn bản số 243/NHCS-TD ngày 18/02/2009.

1. Chủ trương là từ nay trở đi, tất cả các đối tượng vay vốn theo các chương trình tín dụng của NHCSXH đều phải sử dụng chung một loại Giấy nhận nợ (kể cả vay từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương).

Các đơn vị Ngân hàng sau khi hoàn thành việc đổi Sổ vay vốn cho các hộ gia đình thuộc Tổ TK&VV sẽ tiến hành đổi Sổ vay vốn cho các hộ gia đình vay trực tiếp như là các hộ vay vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn từ trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc học sinh, sinh viên vay trực tiếp tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở... Việc đổi Sổ đối với các đối tượng vay trực tiếp, Tổng giám đốc sẽ có văn bản hướng dẫn sau.

2. Đối với nhóm hộ gia đình vay vốn chương trình giải quyết việc làm thuộc kênh Liên đoàn lao động, Liên minh HTX, Hội Người mù, Bộ Quốc phòng nếu nhóm hộ được NHCSXH ủy nhiệm thu lãi cũng áp dụng Biên lai thu lãi theo hướng dẫn 243/NHCS-TD.

3. Trường hợp, hộ vay mất tích và người vay chết mà không còn người thừa kế hoặc người thừa kế hoàn toàn không có khả năng trả nợ thì không đổi sổ vay vốn, NHCSXH nơi cho vay lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro theo quy định hiện hành.

4. Người thừa kế đã đăng ký chữ ký trên Sổ vay vốn, khi đi nhận tiền vay thay cho người vay thì vẫn phải có Giấy ủy quyền, có xác nhận của UBND cấp xã, kể cả trường hợp đề nghị cho gia hạn nợ, cho vay lưu vụ.

Trường hợp thay đổi chủ hộ đứng tên vay vốn do người vay chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, thì được thay thế bằng người thừa kế có tên trong Sổ vay vốn hoặc một thành niên khác trong hộ gia đình. Người được thay thế chủ hộ mang Sổ vay vốn đến điểm giao dịch của Ngân hàng để khai báo các thông tin bổ sung để Ngân hàng ghi vào “Phần ghi bổ sung hàng năm khi có thay đổi” trong Sổ vay vốn (cả Sổ dùng cho hộ gia đình và Sổ Ngân hàng lưu giữ) có sự chứng kiến của Tổ trưởng Tổ TK&VV.

5. Đối với hộ độc thân vay vốn đi xuất khẩu lao động thì thực hiện đổi Sổ vay vốn khi người lao động về nước.

6. Khi Tổ trưởng Tổ TK&VV nộp tiền lãi, NHCSXH lập Bảng kê thu lãi theo mẫu số 12/TD đính kèm văn bản này thay thế cho Bảng kê các khoản thu theo mẫu số 12/TD đính kèm văn bản 1030/NHCS-TD ngày 08/6/2007 (có chương trình tin học hỗ trợ in Bảng kê này).

7. Do đặc thù NHCSXH bố trí giao dịch phục vụ người vay tại xã theo lịch cố định một tháng một lần nên việc tính lãi và chuyển nợ quá hạn đối với trường hợp người vay có nợ đến hạn trong tháng trước ngày giao dịch cố định tại xã được thực hiện như sau:

- Nếu người vay trả nợ gốc vào ngày giao dịch cố định trong tháng đến hạn thì Ngân hàng không chuyển nợ quá hạn và không tính lãi nợ quá hạn từ ngày đến hạn đến ngày giao dịch cố định tại xã.

- Nếu người vay không trả nợ gốc vào đúng ngày giao dịch cố định trong tháng đến hạn thì Ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn, thời gian chuyển nợ quá hạn tính từ ngày đến hạn trả nợ cuối cùng đã ghi trên Giấy nhận nợ (trừ trường hợp được cho gia hạn nợ hoặc cho vay lưu vụ).

III. Về hướng dẫn nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn theo Văn bản số 244NHCS-KH ngày 18/02/2009.

1. Để thuận tiện cho Tổ trưởng Tổ TK&VV trong việc rút tiền gửi tiết kiệm chi trả cho tổ viên, Tổng giám đốc ban hành mẫu Danh sách tổ viên đề nghị rút tiền (theo mẫu số 04/TK đính kèm văn bản này). Mẫu 04/TK được Ngân hàng in phát cho Tổ trưởng.

2. Khi Tổ TK&VV thay đổi người đại diện, NHCSXH căn cứ Biên bản họp Tổ (mẫu số 10/TD) để hướng dẫn người đại diện mới của Tổ TK&VV đăng ký chữ ký mẫu trên Phiếu lưu tại Ngân hàng (theo mẫu đính kèm văn bản này thay thế mẫu Phiếu lưu đính kèm văn bản số 244/NHCS-KH).

3. Đối với các Tổ TK&VV hiện đang có số dư tiền gửi tiết kiệm huy động từ tổ viên: yêu cầu các đơn vị Ngân hàng có kế hoạch củng cố Tổ TK&VV để tiếp tục thực hiện ủy nhiệm thu tiết kiệm theo quy định tại văn bản số 244/NHCS-KH ngày 18/02/2009 của Tổng giám đốc (kể cả các Tổ đang thực hiện huy động tiết kiệm theo Dự án Ford). Cán bộ Ngân hàng cùng với Tổ trưởng Tổ TK&VV căn cứ số dư tiền gửi tiết kiệm của Tổ tại ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm của tổ viên trên Sổ theo dõi cho vay - thu nợ - thu lãi của thành viên (mẫu số 13/TD cũ) và trên Sổ TK&VV của tổ viên để đối chiếu, xác nhận số dư của từng người gửi. Tổ trưởng Tổ TK&VV ghi số dư tiền gửi tiết kiệm vào Phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm cho từng tổ viên, đồng thời ghi số dư tiền gửi của từng tổ viên vào cột 4 “Số dư kỳ trước” và lấy chữ ký xác nhận của tổ viên vào cột 8 trên Bảng kê thu, chi tiền gửi tiết kiệm mẫu 01/TK. Tổ TK&VV gửi Ngân hàng Bảng kê 01/TK để Ngân hàng làm căn cứ theo dõi tiền gửi tiết kiệm của từng tổ viên. Ngân hàng thực hiện đổi Sổ Tiết kiệm mới cho Tổ trưởng Tổ TK&VV và ký bổ sung Hợp đồng ủy nhiệm với Tổ TK&VV, trong đó phần chi trả hoa hồng thu tiết kiệm là 0,1% tháng tính trên tích số số dư hàng tháng tiền gửi tiết kiệm của Tổ kể từ ngày đổi Sổ tiết kiệm.

4. Khi thực hiện đổi Sổ vay vốn, người vay có nhu cầu rút hết tiền tiết kiệm cũ, ngân hàng nơi nhận tiền gửi cho người vay rút tiền theo đề nghị của người vay hoặc để hoàn trả nợ, trả lãi ngân hàng.

5. Trường hợp Phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên bị mất, bị hỏng, ngân hàng hướng dẫn Tổ trưởng Tổ TK&VV cấp lại Phiếu mới cho tổ viên và ghi trên Phiếu theo dõi tiền gửi cấp lại lần 2.

Cột 5 “Chữ ký người nhận tiền” trên Phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên được thay bằng “Chữ ký Tổ trưởng” (theo mẫu đính kèm).

6. Tại điểm giao dịch lập phiếu chuyển khoản để trích tiền gửi tiết kiệm trả lãi vay, thì ngân hàng nơi giao dịch ủy quyền cho Tổ trưởng Tổ giao dịch lưu động ký phiếu chuyển khoản, khi về trung tâm lãnh đạo ngân hàng ký sau (giống như trường hợp chi hoa hồng cho Tổ TK&VV).

7. Nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của Tổ TK&VV, đơn vị ngân hàng quận huyện nơi Tổ TK&VV huy động tiền gửi tiết kiệm được sử dụng cho vay lại đối với các thành viên của Tổ TK&VV đó (nếu có nhu cầu), có thể cho thành viên mới hoặc cho vay bổ sung kể cả việc cho vay trên mức tối đa theo quy định (nếu Tổ có nhu cầu cho các thành viên). Dư nợ cho vay từ nguồn này đơn vị được cộng thêm và không nằm trong chỉ tiêu dư nợ do Tổng giám đốc thông báo. Chênh lệch lãi suất thu được giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động được tính vào quỹ thu nhập của đơn vị.

8. Sử dụng mẫu Sổ Tiết kiệm (dùng cho Tổ TK&VV) đính kèm Văn bản này thay thế mẫu Sổ Tiết kiệm đính kèm văn bản số 244/NHCS-KH ngày 18/02/2009.

IV. Về hướng dẫn các chương trình phần mềm tin học hỗ trợ đổi Sổ vay vốn, phát hành Biên lai thu lãi và một số thay đổi khác

1. Trường hợp đã cập nhật chương trình đổi sổ vay vốn cho KTGD và đã chạy từ bước 1 đến bước A theo hướng dẫn của Trung tâm Công nghệ thông tin, nếu có phát sinh khách hàng vay mới (đối với các Tổ TK&VV chưa đổi sổ) thì vẫn đăng ký khách hàng từ Menu Đăng ký hồ sơ khách hàng, chương trình tự động kiểm tra thứ tự mã khách hàng đã được cấp mới trong xã hiện tại để lấy mã tiếp theo. Khi chạy bước “Đổi mã khách hàng theo mẫu 01/ĐS” cho từng Tổ TK&VV, chương trình sẽ không tự động gán mã khách hàng mới đối với các khách hàng đã đăng ký sau ngày cập nhật chương trình đổi sổ vay vốn.

2. Đối với những chương trình cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốn địa phương được cấp bù lãi suất, thực hiện đăng ký mức lãi suất thực thu và in biên lai, bảng kê 13/TD bình thường.

3. Trường hợp sử dụng nhiều máy tính cùng một lúc khi giao dịch tại xã thì cần nối mạng các máy tính để giao dịch trên cùng 1 thư mục chương trình Giao dịch xã trên 1 ổ đĩa được chia sẻ (share full). Khai báo giá trị biến M.WORK_DIR trong “Hệ thống” à “Biến của chi nhánh” là thư mục nào đó đã có sẵn trên ổ C:\ của máy tính (ví dụ’C:\TEMP\' ) để tránh tranh chấp các file tạm thời trong quá trình giao dịch trên nhiều máy.

Lưu ý các bước Mở sổ đầu ngày, khóa sổ cuối ngày, tích lũy số dư, xuất dữ liệu về trung tâm chỉ 1 máy thực hiện.

4. Trường hợp Biên lai thu lãi tháng sau đã in tại trung tâm trước khi giao dịch xã, nếu có biến động về dư nợ trong ngày giao dịch thì cần in lại Biên lai cho các Tổ hoặc khế ước có thay đổi dư nợ để lấy được dư nợ hiện thời ngay sau thời điểm giao dịch.

Để in được chính xác số liệu lãi tồn trên cột Lãi phải thu của Bảng kê 13/TD cho tháng sau, cán bộ giao dịch cần in Bảng kê này sau khi thu lãi đối với từng Tổ và phát Biên lai, Bảng kê 13/TD cho Tổ trưởng Tổ TK&VV. Chương trình giao dịch xã đã tích hợp tính năng này ngay trên Menu “Thu lãi qua tổ”.

5. Để phù hợp với cách xác định tính lãi tháng và lãi tồn trên Bảng kê 13/TD và Biên lai thu lãi 01A/BL, chương trình có thay đổi trong cách xác định số ngày lẻ khi tính lãi như sau:

Số tháng lãi và số ngày lẻ được tính từ ngày tính lãi của kỳ này trở về ngày tính lãi của kỳ trước (trước đây được tính từ ngày trả lãi của kỳ trước đến ngày trả lãi kỳ này).

Ví dụ: Ngày thu lãi kỳ này: 05/4/2009, ngày thu lãi kỳ trước: 25/02/2009.

Tính từ ngày 05/3/2009 đến 05/4/2009 là 1 tháng.

Từ ngày 25/02/2009 đến 05/3/2009 tính theo ngày thực tế là 8 ngày.

Vậy khoảng thời gian được tính lãi là 1 tháng 8 ngày.

6. Để phù hợp với kiểu tính lãi tròn tháng 30 ngày và đảm bảo chính xác về số liệu theo dõi thu lãi trên “Thẻ theo dõi khách hàng trả lãi tiền vay” (Thẻ lưu điện tử), thì “Thẻ theo dõi khách hàng trả lãi tiền vay” được sửa đổi theo mẫu đính kèm văn bản này thay thế cho mẫu “Thẻ theo dõi khách hàng trả lãi tiền vay” đính kèm văn bản số 01/NHCS-CNTT-KT ngày 02/01/2008 “V/v hướng dẫn thực hiện chuyển đổi từ hình thức theo dõi thủ công sang theo dõi bằng máy đối với các hoạt động trả lãi tiền vay của khách hàng”.

V. Một số nội dung khác về tín dụng

1. Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay khi cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn vay đến 30 triệu đồng/hộ theo hướng dẫn tại văn bản số 677/NHCS-TD ngày 22/4/2007 không cần có xác nhận của UBND cấp xã.

2. Trường hợp nợ khó đòi (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày) của tất cả các chương trình tín dụng: khi thu nợ được ưu tiên thu gốc trước, thu lãi sau; số lãi chưa thu được hạch toán ngoại bảng để có kế hoạch thu dần và không cần thêm thủ tục.

Nhận được văn bản này, yêu cầu Ông (bà) Giám đốc chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Nếu có vướng mắc, báo cáo Tổng giám đốc xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Tổng giám đốc và các Phó TGĐ;
- Trưởng Ban kiểm soát;
- Kế toán trưởng;
- Các phòng, ban tại HSC;
- Trung tâm Đào tạo;
- Trung tâm Công nghệ thông tin;
- Sở Giao dịch NHCSXH;
- Lưu Văn thư, NVTD, KHNV, CNTT.

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Văn Lý

 

NHCSXH TỈNH…
PGD NHCSXH….

Mẫu số: 01/TDL

THẺ THEO DÕI KHÁCH HÀNG TRẢ LÃI TIỀN VAY

Chương trình vay: ………………………

Đến ngày:……………

Họ và tên người vay:……………………………..

Địa chỉ:…………………………………………...

Thuộc tổ vay vốn do ông(bà): …………………… làm tổ trưởng

Mã món vay: ……………

Đơn vị: VND

Ngày GD

Diễn giải

Số tiền CV

Số tiền trả nợ

Lãi suất

Dư nợ

Cán bộ Giao dịch

Gốc

Lãi

Tổng số lãi đã trả: ……….. dư nợ: …………. đến ngày áp dụng thẻ lưu:01/01/2008

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lãi phát sinh: ………………. Tổng số lãi đã trả: ………………….

Số lãi phải trả khi tất toán:………….

Ngày… tháng… năm 20…

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

 

GIÁM ĐỐC

 

7. Khi thực hiện cho vay các chương trình tín dụng mới, việc kí văn bản liên tịch với các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và kí hợp đồng ủy nhiệm giữa NHCSXH với Tổ TK&VV: chỉ ký phụ lục Hợp đồng bổ sung về tỷ lệ hoa hồng được hưởng, cách tính với tổ TK&VV, cùng với Hợp đồng ủy nhiệm đã ký giữa NHCSXH với Tổ TK&VV (mẫu số 11/TD), còn các cấp Hội đã ký văn bản liên tịch, Hợp đồng ủy thác khung (ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác).

Tại văn bản 234/TD không có phần kiểm tra sử dụng vốn vay, vậy trách nhiệm kiểm tra sử dụng vốn vay có thuộc nhiệm vụ của NHCS không?

Nếu hộ sử dụng vốn vay sai mục đích thì có chuyển nợ quá hạn không?

Hộ có công với cách mạng là hộ như thế nào?

Hộ đã vay vốn hộ nghèo, nhưng xảy ra hiện tượng xâm tiêu. Hộ này đang có vay chương trình HSSV theo quy định thì chưa đổi sổ, vậy đến kỳ vay tiếp theo NH có phát tiếp tiền vay không?

Vợ đứng tên vay vốn hộ nghèo, chồng (mù) vay vốn GQVL (do Hội người mù chủ dự án) có đổi về một sổ vay vốn không?

Chương trình vay dự án phát triển Lâm nghiệp có thực hiện đổi sổ không?

Các xã vùng cao không có điện để máy in mẫu 12/TD gửi cho tổ trưởng, cán bộ Ngân hàng phải làm như thế nào?

- Sinh viên đại học theo Phật giáo có được vay vốn theo QĐ 157/2007/QĐ/TTg?

- Một hộ có 02 HSSV vay vốn trở lên, thời gian vay khác nhau thì xác định thời gian cho vay như thế nào?

- Học sinh thứ nhất ra trường và đã phân kỳ trả nợ; sau 2 năm hộ có thêm 01 HSSV đi học thì tiến hành làm thủ tục cho vay như thế nào?

(Làm thủ tục cho vay mới hay làm phụ lục bổ sung)

Một hộ vay vốn cho 2 sinh viên ở hai thời điểm khác nhau (cách 01 năm) Sinh viên thứ 01 vay trung hạn, Sinh viên thứ 02 vay dài hạn, vậy có tách thành 02 khế ước không?

1. Hộ vay HSSV sang học kỳ 2 mới xin được giấy xác nhận vậy có cho vay cả năm học không?

6. Trường hợp cùng một hộ gia đình, năm trước vay cho một sinh viên thời hạn còn theo học là 2 năm. Năm sau tiếp tục vay thêm 1 sinh viên có thời hạn theo học là 4 năm. Ta điều chỉnh ngày trả nợ cuối cùng của SV1= SV2 và tăng mức duyệt cho vay hay mở riêng từng khế ước cho sinh viên?

2. Trường hợp chọn 1 thành viên khác trong hộ đứng tên hộ vay, có phải làm lại:

- Biên bản thành lập tổ (mẫu số 10/TD)

- Kí lại hợp đồng ủy nhiệm với tổ trưởng (mẫu số 11/TD) cho phù hợp với biên bản thành lập tổ mới

3. Hợp đồng cũ giữa NHCSXH với tổ trưởng chưa ủy nhiệm thu tiền gửi tiết kiệm. Nay ủy nhiệm thu tiền gửi tiết kiệm thì kí phụ lục hợp đồng ủy nhiệm thu tiền gửi tiết kiệm- đề nghị cung cấp mẫu.

24. Hiện nay phân bổ vốn chúng ta thực hiện đến xã, vậy UBND xã có được phân vốn trực tiếp cho các các hội đoàn thể của xã không

27. Phát hành sổ vay vốn cho hộ vay lần đầu, đối với chương trình cho vay HSSV phải tập trung trong tháng 3 và tháng 4/2009 để không ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân: đề nghị hộ vay chương trình HSSV lần đầu (của học kỳ này) vẫn sử dụng bộ hồ sơ vay cũ.

29. Về công văn 234/NHCSXH-TD ngày 17/02/2009 của Tổng giám đốc NHSCXH:

- Tại điểm 3.1 mục II thủ tục và quy trình cho vay: “NHCSXH thực hiện giải ngân trực tiếp cho người vay bảo đảm đúng danh sách đã được duyệt”. Như vậy thời điểm giải ngân NHCSXH có cần quan tâm đến hộ đã được nhận nguồn vốn hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách chưa?

31. Theo hướng dẫn tại buổi tập huấn nếu danh sách hộ vay vốn 03/TD có sơ suất là tên hộ vay tên hộ vay không chính xác so với danh sách phê duyệt của UBND tỉnh thì UBND xã có thể xác nhận để NHCSXH cho hộ đó được vay.

Hỏi: Việc xã xác nhận như vậy có đảm bảo cho tính pháp lý cho hồ sơ lưu ở NHCSXH hay không?

33. Cho vay HSSV trực tiếp trước đây hiện nay đã đến hạn thu. Có được ủy thác cho các hội đoàn thể để theo dõi thu lãi và đôn đốc phối hợp với NHCSXH thu nợ gốc.

34. Trong đợt đổi sổ lần này, có tiến hành thực hiện đối với nguồn vốn nhận ủy thác ở địa phương không? Vì trước đây trong văn bản thỏa thuận ký kết với chủ nguồn vốn có quy định, cho vay theo thủ tục, cho vay đối với hộ nghèo và các chương trình tín dụng tương ứng của NHCSXH.

50. Đối với nợ bàn giao không xác định được địa chỉ, không xác định được hộ vay thì sắp xếp vào tổ TK&VV nào? Cách xử lý thế nào cho ổn nhất? ( một ấp có 5 đến 10 tổ TK&VV nhưng địa chỉ trên sổ lưu chỉ ghi đến ấp.)

59. Trường hợp dự án nhóm hộ vay vốn chương trình 120 nhận bàn giao từ kho bạc nhà nước. Chủ dự án được ủy quyền nhận tiền vay và trả nợ, thực tế xảy ra không xác nhận được nợ của từng hộ do hiện nay chủ dự án không còn (do chết, chuyển công tác, chuyển đi nơi khác sinh sống...) nên không có người đối chứng với từng hộ để xác nhận nợ của từng người. Có trường hợp đổ lỗi cho chủ dự án đã thu nợ. Tóm lại là khó xác nhận được nợ của từng hộ do vậy chưa, thậm chí không thực hiện được đổi sổ được, vậy xử lý thế nào?

15. Xin hỏi vì sao không gộp chung 2 mẫu biên lai thu lãi 01A và 01B làm một?

17. Nếu theo quy trình đổi số vay vốn mới với chương trình cho vay GQVL người vay vốn, người người thừa kế và tổ trưởng TTổ TKVV cùng phải ký trên nhiều lần, có thể hướng dẫn cho vay GQVL như cho vay hộ nghèo được không, xin giới thiệu cụ thể?

18. Các trường hợp người vay mất tích đã chết và không có người thừa kế không có khả năng trả nợ thì có đổi sổ không, xin giải thích cụ thể 3 trường hợp

Trường hợp 1: Hồ sơ đang làm thủ tục xử lý rủi ro:

Trường hợp 2: Hồ sơ chưa làm thủ tục xử lý rủi ro

Trường hợp 3: Hồ sơ đã làm xong thủ tục xử lý rủi ro?

19. Khi làm thủ tục đổi sổ, một thành viên của hộ gia đình muốn đưa tên người vay và người thừa kế khác với tên người vay, người thừa kế ban đầu cũng như xin đổi tên thành viên trong tổ TKVV có được không, thủ tục quy trình như thế nào, ai là người có quyền quyết định việc này?

20. Các trường hợp cho vay HSSV mồ côi và trước đây cho vay trực tiếp theo QĐ 107 nay xử lý thế nào khi đổi sổ.

II. VỀ QUY TRÌNH, THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ CHO VAY

1. Người vay vốn khi làm thủ tục vay vốn NHCSXH hoặc khi nhận tiền vay phải có Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc phải có xác nhận của UBND cấp xã. Trường hợp, người vay vốn là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện làm CMND, chưa có xác nhận của UBND cấp xã thì có thể được sử dụng ảnh để thay thế dán vào vị trí góc trái trên cùng của trang 1 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất và khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD). Về lâu dài nên vận động người vay làm CMND để sử dụng trong quan hệ vay vốn NHCSXH.

2. NHCSXH áp dụng phương thức cho vay từng lần, nghĩa là người vay phải trả hết nợ lần trước, nếu tiếp tục là đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng mới được vay tiếp lần sau. Số tiền được vay lần sau có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn phụ thuộc vào nhu cầu của người vay và khả năng đáp ứng của NHCSXH.

2.1. Hiện nay, NHCSXH chỉ cho phép áp dụng cho vay bổ sung để khôi phục sản xuất, kinh doanh đối với trường hợp người vay bị rủi ro bất khả kháng do nguyên nhân khách quan như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn... để người vay có điều kiện khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

- Thủ tục cho vay bổ sung:

+ Căn cứ để NHCSXH cho vay bổ sung là biên bản xác nhận nợ bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn...) có ghi nhu cầu vay vốn bổ sung để phục hồi sản xuất do Tổ TK&VV, các tổ chức chính trị - xã hội xác lập.

+ Thủ tục vay vốn: hộ gia đình có dư nợ bị thiệt hại có nhu cầu vay vốn bổ sung viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất và khế ước nhận nợ mẫu số 01/TD ghi rõ nội dung thuộc “chương trình cho vay... để khôi phục sản xuất kinh doanh bị rủi ro do nguyên nhân khách quan” gửi Tổ TK&VV để Tổ TK&VV lập danh sách: họ và tên người vay, số tiền xin vay bổ sung Tổ trưởng Tổ TK&VV ký danh sách đề nghị gửi NHCSXH.

Sau khi đã xét duyệt và giải quyết cho vay NHCSXH gửi danh sách những hộ được vay cho Tổ TK&VV, gửi tổ chức chính trị - xã hội để theo dõi như quy định hiện hành.

2.2. Thủ tục phát tiền vay nhiều lần: các đơn vị NHCSXH cần phân biệt thủ tục cho vay bổ sung như điểm 2.1 trên đây với việc phát tiền vay nhiều lần tức là khoản vay đã được Ngân hàng phê duyệt cho vay nhưng người vay được nhận tiền vay nhiều lần theo tiến độ thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh. Tổng số tiền các lần nhận tiền vay không được vượt quá số tiền đã được Ngân hàng phê duyệt cho vay.

- Trường hợp người vay nhận tiền vay nhiều lần tại NHCSXH cấp tỉnh hoặc cấp huyện thì mỗi lần giải ngân Ngân hàng lập phiếu chi tiền, người vay ký nhận tiền và ký trên biểu phụ lục Khế ước nhận nợ hoặc Sổ TK&VV gồm cả 2 liên lưu Ngân hàng và liên người vay giữ.

- Trường hợp người vay nhận tiền vay tại điểm giao dịch xã, thì từ lần giải ngân thứ 2 trở đi cũng như trường hợp trên Ngân hàng chỉ phải lập phiếu chi tiền, người vay ký nhận tiền nhưng người vay chỉ phải ký vào biểu phụ lục Khế ước nhận nợ hoặc Sổ TK&VV vào liên người vay giữ, phần liên Khế ước nhận nợ (Sổ TK&VV) lưu tại Ngân hàng không nhất thiết phải ký vì người vay đã ký trên phiếu chi tiền được lưu tại Ngân hàng, cán bộ NHCSXH cấp tỉnh hoặc cấp huyện phải cập nhật dữ liệu phát sinh vào Khế ước nhận nợ (Sổ TK&VV) lưu tại Ngân hàng.

3. NHCSXH căn cứ vào số tiền lãi thu được theo Bảng kê các khoản thu (mẫu số 12/TD) để tính và chi tiền hoa hồng cho Tổ TK&VV ngay sau khi Tổ TK&VV nộp tiền. Trường hợp chưa chi hoa hồng ngay sau khi Tổ TK&VV nộp tiền hoặc các tổ viên trả lãi trực tiếp tại điểm giao dịch thì phải lập bảng kê tính trả hoa hồng để làm căn cứ tính và chi hoa hồng cho Tổ TK&VV.

6. Trường hợp người vay chỉ sử dụng một phần vốn vay đúng mục đích, còn một phần bị sử dụng sai mục đích thì yêu cầu người vay trả nợ trước hạn số tiền bị sử dụng sai mục đích, trường hợp chưa thu hồi ngay được thì chuyển số tiền vay bị sử dụng sai mục đích sang nợ quá hạn.

8. Về mẫu biểu trong thủ tục cho vay

Tiếp thu ý kiến tham gia của NHCSXH địa phương, Tổng giám đốc thống nhất bổ sung, sửa đổi một số mẫu biểu trong thủ tục cho vay sau:

8.1. Mẫu số 01/TD “Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất và Khế ước nhận nợ” (theo mẫu số 01/TD đính kèm thay thế cho mẫu số 01/TD đính kèm văn bản số 676/NHCS-TD ngày 22/4/2007):

a. Bổ sung thêm 1 số yếu tố sau:

- Chương trình cho vay:………………vào vị trí trên dòng số……./KƯ.

- Số tiền trả nợ.................đồng/lần vào sau Kỳ hạn trả nợ.....tháng/lần.

- Hoặc cơ quan có thẩm quyền dưới dòng Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn.

b. Sửa tên tiêu đề cột 7 điểm 3 phần III thành “chữ ký người thu tiền”.

Lưu ý: - Trường hợp hộ vay trả tiền (gốc, lãi) trực tiếp cho cán bộ NHCSXH tại Ngân hàng tỉnh hoặc huyện thì chữ ký vào cột 7 này là chữ ký của Thủ quỹ ngân hàng tỉnh hoặc huyện (trên cả liên lưu Ngân hàng và liên lưu người vay).

- Trường hợp hộ vay trả tiền (gốc, lãi) trực tiếp cho cán bộ NHCSXH tại điểm giao dịch xã thì chữ ký vào cột 7 này là chữ ký Thủ quỹ điểm giao dịch trên liên của người vay giữ và là chữ ký của kế toán Ngân hàng tỉnh hoặc huyện trên liên lưu Ngân hàng.

- Trường hợp Tổ TK&VV thu lãi của người vay thanh toán với Ngân hàng (tỉnh, huyện) hoặc điểm giao dịch xã thì chữ ký vào cột 7 này là chữ ký của cán bộ ban quản lý Tổ TK&VV thu tiền trên liên của người vay giữ và là chữ ký của Kế toán ngân hàng tỉnh hoặc huyện trên liên lưu Ngân hàng.

8.2. Mẫu số 03/TD “Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH” được lập thêm 01 liên để gửi cho Tổ chức Hội nhận ủy thác.

8.3. Mẫu số 06/TD “Phiếu kiểm tra sử dụng vốn vay”: Bổ sung thêm cột dư nợ đến kiểm tra, đã trả lãi đến ngày…/…/….Mẫu này được áp dụng chung cho việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi vay và kiểm tra đột xuất của tất cả các đối tượng khách hàng vay vốn NHCSXH (mẫu số 06/TD đính kèm thay thế cho mẫu số 06/TD đính kèm văn bản số 676/NHCS-TD ngày 22/4/2007).

8.4. Mẫu số 07/TD “Giấy đề nghị cho vay lưu vụ” và mẫu số 09/TD “Giấy đề nghị cho gia hạn nợ”

- Người đề nghị cho vay lưu vụ và cho gia hạn nợ phải là người vay và chữ ký trên mẫu số 07/TD, 09/TD phải là chữ ký của người vay đã ký trên hồ sơ vay vốn.

- Các trường hợp NHCSXH cho vay không qua tổ TK&VV (NHCSXH cho vay trực tiếp đến người vay) thì không có chữ ký của Tổ TK&VV trên 02 mẫu này.

8.5. Mẫu số 12/TD “Bảng kê các khoản thu”

Để tiết giảm việc lập bảng kê tính lãi, mẫu số 12/TD được bổ sung thêm một số cột: Lãi suất, dư nợ, trả lãi từ ngày.../..../..... đến ngày.../.../.... (mẫu số 12/TD đính kèm thay thế cho mẫu số 12/TD đính kèm văn bản số 676/NHCS-TD ngày 22/4/2007).

8.6. Mẫu số 14/TD “Thông báo danh sách chuyển nợ quá hạn” được lập thêm 01 liên để gửi cho tổ chức Hội nhận ủy thác.

8.7. Mẫu số 15/TD “Danh sách đối chiếu dư nợ vay”

- Sửa tiêu đề cột 5 và cột 7 thành”đã trả lãi đến ngày…/…/….”

- Sửa tiêu đề cột 9 thành “Về thời gian (tháng/ngày) trả lãi”

8.8. Mẫu số 05/TD “Khế ước nhận nợ kiêm cam kết bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay”: Phần “Phụ lục Khế ước nhận nợ” được sửa đổi, bổ sung như sau (theo mẫu số 05/TD đính kèm thay thế cho mẫu số 05/TD đính kèm văn bản số 677/NHCS-TD ngày 22/4/2007):

- Điểm 2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, gia hạn nợ gốc, cho vay lưu vụ,…: được bổ sung thêm cột “Chữ ký cán bộ kế toán”.

- Điểm 3. Theo dõi thu nợ, chuyển nợ quá hạn, dư nợ được:

+ Bổ sung thêm cột “Diễn giải” và cột “Chữ ký cán bộ Ngân hàng”.

+ Bỏ cột “Thu nợ quá hạn”.

8.9. Mẫu số 08/TD “Giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ”

Bỏ phần “Tổ TK&VV (Ký, ghi rõ họ tên)

9. Về ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị- xã hội

9.1. Tỷ lệ nợ quá hạn khi tính trả phí dịch vụ ủy thác cho tổ chức Hội là tỷ lệ nợ quá hạn tính theo thời điểm tính trả phí dịch vụ. Việc tính phí theo tỷ lệ nợ quá hạn này được áp dụng khi tính trả phí đối với Hội cấp xã. Số phí dịch vụ còn lại sau khi trả cho Hội cấp xã được phân bổ cho cấp tỉnh, cấp huyện, cấp trung ương theo tỷ lệ phân bổ phí quy định của các tổ chức Hội ở cấp trung ương.

9.2. Cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốn của ngân sách địa phương thì vẫn tính và trả hoa hồng cho Tổ TK&VV, phí dịch vụ cho tổ chức Hội như mức phí chung của NHCSXH quy định cho Tổ TK&VV và tổ chức chính trị - xã hội. Trường hợp ngân sách địa phương cho vay không thu lãi hoặc thu lãi thấp hơn quy định của trung ương thì ngân sách địa phương phải cấp bù cho NHCSXH (gồm cả hoa hồng trả cho Tổ TK&VV và phí dịch vụ ủy thác trả cho tổ chức chính trị - xã hội).

Lưu ý: Tuỳ theo quy định cụ thể về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay cơ quan có thẩm quyền là UBND, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội… có thể xác nhận trực tiếp vào mẫu số 01/TD này hoặc xác nhận trên một văn bản riêng.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 767/NHCS-TD-KH-CNTT ngày 09/04/2009 vướng mắc sau hội nghị tập huấn nghiệp vụ tháng 3/2009 do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.077

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.25.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!