BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 4197/BNN-HTQT
V/v: Tài trợ bổ sung dự án "Phòng chống
dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam" vay vốn
WB.
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2010
|
Kính
gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hiệp định vay vốn
dự án "Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt
Nam" (gọi tắt là VAHIP) giữa Chính phủ Việt Nam và Hiệp Hội phát triển quốc
tế (IDA) Khoản vay số Cr.4237-VN, Quỹ phát triển nguồn nhân lực và chính sách
Nhật Bản (PHRD) số TF057848 và Quỹ ủy thác phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở
người (AHI) số TF 057747 được ký ngày 12/4/2007, có hiệu lực ngày 23 tháng 8
năm 2007 và kết thúc năm 2010. Dự án đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn phê duyệt tại quyết định số 329/QĐ-BNN-HTQT ngày 05/02/2007.
I. TÓM TẮT DỰ
ÁN
1. Tên dự án:
Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam
(VAHIP).
2. Mục tiêu của
dự án
Mục tiêu phát
triển của dự án là nâng cao hiệu quả của các dịch vụ thú y và y tế nhằm giảm rủi
ro về sức khỏe của con người và gia cầm do cúm gia cầm gây ra. Thông qua các hoạt
động, dự án sẽ góp phần khống chế bệnh cúm gia cầm độc lực cao ở cấp quốc gia bằng
cách khống chế dịch tại gốc trong các đàn gia cầm, phát hiện sớm và ứng phó với
các ca lây nhiễm ở người và gia cầm, và chuẩn bị sẵn sàng về y tế trong trường
hợp đại dịch diễn ra trong giai đoạn tới.
3. Địa điểm đầu
tư gồm: 11 tỉnh (Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa
Thiên Huế, Bình Định, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp).
4. Nội dung đầu
tư: Dự án có 3 hợp phần:
Hợp phần A -
Khống chế và thanh toán cúm gia cầm có độc lực cao (HPAI) trong ngành nông nghiệp
(vốn đầu tư 17.2 triệu USD). Hợp phần này có 5 tiểu hợp phần là:
Tiểu hợp
phần A1 - Tăng cường các dịch vụ thú y (vốn đầu tư 2,6 triệu USD)
Tiểu hợp phần
này hỗ trợ: (a) Phân tích nhu cầu và quản lý chất lượng phòng thí nghiệm nhằm đảm
bảo các phòng thí nghiệm thú y (thuộc Viện Thú y Quốc gia (NIVR) và Phân viện
Thú y, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Quốc gia (NCVD), các phòng thí nghiệm cơ quan
thú y vùng) có đủ năng lực và công suất cần thiết để thực hiện tất cả các xét
nghiệm về cúm gia cầm theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, (b) Các biện pháp
tăng cường an toàn sinh học các thiết bị trong phòng thí nghiệm, và (c) Cảnh
báo và báo cáo sớm ổ dịch dựa vào cấp xã.
Tiểu hợp
phần A2 - Tăng cường khống chế dịch bệnh (vốn đầu tư 3,5 triệu USD)
Tiểu hợp phần
này hỗ trợ: (a) Khống chế cúm gia cầm tại chợ qua đó hỗ trợ xây dựng, nâng cấp
chợ gia cầm sống Hà Vỹ sử dụng làm mô hình phòng chống cúm gia cầm tại chợ và từ
nơi khác tới chợ; (b) Phá vỡ chuỗi lây nhiễm từ lò mổ tới các trại chăn nuôi
gia cầm; (c) Xây dựng mô hình trình diễn tình trạng sạch bệnh tại các trại chăn
nuôi được quản lý tốt và đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học; (d) Tiêm phòng cho
gia cầm; và (d) Tăng cường các hoạt động kiểm dịch động vật tại tỉnh biên giới
Lạng Sơn.
Tiểu hợp
phần A3 - Giám sát dịch bệnh và điều tra dịch tễ (vốn đầu tư 1,5 triệu USD)
Tiểu hợp phần
này bao gồm một số hoạt động giám sát liên quan trực tiếp tới tiểu phần A2 và dịch
vụ hỗ trợ điều tra dịch tễ học.
Tiểu hợp
phần A4 - Chuần bị tái cấu trúc ngành chăn nuôi gia cầm (vốn đầu tư 1,3 triệu
USD)
Tiểu hợp phần
này có mục tiêu tăng cường năng lực Cục Chăn nuôi (DLP), trình diễn và thực hiện
các biện pháp chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học và cung cấp thông tin trợ giúp
DLP thực hiện tái cấu trúc như phân tích không gian các khu vực có điều kiện
phù hợp cho chăn nuôi gia cầm.
Tiểu hợp
phần A5 - Kế hoạch khống chế dịch khẩn cấp (vốn đầu tư 8,3 triệu USD)
Tiểu hợp phần
này có mục tiêu tăng cường khống chế dịch khẩn cấp thông qua công tác ứng phó
nhanh. Điều này phụ thuộc nhiều vào các báo cáo của người chăn nuôi và cán bộ
thú y cơ sở và được hỗ trợ nếu các đối tượng này được tiếp cận miễn phí tới đường
dây nóng, nếu các ca được báo cáo qua đường dây nóng được điều tra triệt để,
năng lực ứng phó nhanh đã được kiểm chứng luôn sẵn sàng, công tác đền bù được
triển khai nhanh và các nguồn vật tư phục vụ công tác khống chế nhanh dịch bệnh
được cung cấp đầy đủ.
Hợp phần B -
Phòng chống cúm và sẵn sàng ứng phó đại dịch cúm trong ngành Y tế (vốn đầu tư
16 triệu USD). Hợp phần này có 4 tiểu hợp phần là:
Tiểu hợp
phần B1 - Nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực của hệ thống giám sát và ứng
phó (vốn đầu tư 2.9 triệu USD)
Tiểu hợp phần
này hỗ trợ (a) Đánh giá hệ thống giám sát dịch bệnh quốc gia; (b) Xây dựng và
áp dụng thí điểm mô hình hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm ở các tỉnh dự
án; (c) Nâng cao chất lượng và thời gian báo cáo và quản lý số liệu giúp đưa ra
các quyết định kịp thời; (d) Triển khai hệ thống cảnh báo sớm và ứng phó
(EWARS) trong các tỉnh dự án; (e) Xây dựng cơ chế phản ứng nhanh đáp ứng có hiệu
quả với khả năng bùng phát dịch; (f) Tăng cường năng lực giám sát; và (g) Phối
hợp với ngành thú y và các ngành khác trong việc thực hiện công tác giám sát dịch
bệnh tại địa phương.
Tiểu hợp
phần B2 - Nâng cao trình độ chuyên môn của hệ điều trị (vốn đầu tư 5.3 triệu
USD)
Tiểu hợp phần
này nhằm hỗ trợ Bộ Y tế (MOH) (a) Xây dựng kế hoạch ứng phó dịch bệnh của các
cơ sở y tế, bao gồm đánh giá các giải pháp, nhu cầu, xây dựng cơ chế huy động,
sử dụng trang thiết bị và vật tư để ứng phó với dịch bệnh; (b) Kiểm tra và hiệu
chỉnh các hướng dẫn kỹ thuật và biên soạn tài liệu đào tạo về khống chế cúm gia
cầm; (c) Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo nhằm tăng cường năng lực các
cán bộ quản lý thiết bị y tế và cán bộ làm việc tại bệnh viện; và (d) Tăng cường
năng lực khống chế sự lây nhiễm dịch bệnh của các cơ sở y tế tuyến tỉnh và huyện.
Tiểu hợp
phần B3 - Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi (BCC) (vốn đầu tư 2,7 triệu
USD)
Tiểu hợp phần
này hỗ trợ Bộ Y tế (a) Khảo sát và đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành
(KAP) của các cán bộ y tế và cộng đồng về phòng chống cúm gia cầm; (b) Xây dựng
kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi (BCC); đào tạo cán bộ y tế tỉnh, huyện
và xã về kiến thức và các kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi; và (d) Thực hiện
các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và các chương trình giáo dục, truyền
thông, chia sẻ thông tin.
Tiểu hợp
phần B4 - Tăng cường hệ thống y tế dự phòng địa phương (vốn đầu tư 5.1 triệu
USD)
Tiểu hợp phần
này hỗ trợ Bộ Y tế (a) Tăng cường năng lực, chính sách và cơ cấu về nguồn nhân
lực trong các cơ sở y tế dự phòng; (b) Hỗ trợ phương thức tiếp cận và hệ thống
dựa trên mô hình cho các trung tâm y tế dự phòng huyện tại các tỉnh dự án; và
(c) Xây dựng mô hình phối hợp nhằm gắn kết các hoạt động dự phòng và sẵn sàng ứng
phó với đại dịch cúm giữa ngành thú y và y tế.
Hợp phần C -
Gắn kết và điều phối thực hiện OPI, đánh giá và giám sát kết quả (vốn đầu tư
4.8 triệu USD) Hợp phần này có 3 tiểu hợp phần là:
Tiểu hợp phần
C1 - Gắn kết và điều phối thực hiện OPI (Sách Xanh) (vốn đầu tư 0.2 triệu USD)
Tiểu hợp phần
này hỗ trợ tăng cường cơ cấu thể chế và xây dựng các cơ chế phối hợp và thực hiện
các hoạt động quảng bá khu vực.
Tổng hợp
phần C2: Giám sát và đánh giá kết quả (vốn đầu tư 1.0 triệu USD)
Tiểu hợp phần
này hỗ trợ thiết kế và xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả
nhằm giám sát tiến độ và tác động của các hoạt động trong ngành y tế và thú y.
Tiểu hợp
phần C3: Quản lý dự án (vốn đầu tư 3.6 triệu USD)
Tiểu hợp phần
này hỗ trợ tăng cường năng lực thể chế trong công tác lập kế hoạch, điều phối
và quản lý thực hiện các hoạt động dự án ở các cấp.
5. Tổng vốn đầu
tư và nguồn vốn:
Tổng vốn đầu
tư:
|
38 triệu
USD
|
Trong đó:
|
|
- Vốn IDA:
|
20 triệu USD
(vốn vay ưu đãi)
|
- Vốn AHI:
|
10 triệu USD
(vốn không hoàn lại)
|
- Vốn PHRD:
|
5 triệu USD (vốn
không hoàn lại)
|
- Vốn đối ứng:
|
3 triệu USD
(ngân sách các cấp)
|
(tại thời điểm
điều chỉnh; tổng vốn đầu tư của Dự án khoảng 39 triệu USD do tổng tỷ giá giữa đồng
SDR và USD)
6. Thời gian
thực hiện: dự kiến 3 năm, từ năm 2007 đến 2010. Hiện tại Dự án đang tiến
hành các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xin gia hạn thời gian kết thúc dự án
đến 30/6/2011 để hoàn thành các hoạt động còn lại và củng cố các kết quả đã đạt
được.
II. TÌNH HÌNH
GIẢI NGÂN DỰ ÁN.
Tính đến ngày 20/10/2010,
Dự án đã giải ngân được 17,807 triệu USD đạt 46% so với kế hoạch toàn Dự án,
trong đó:
- Nguồn vốn của IDA:
10,503 triệu USD đạt 50% so với kế hoạch dự án.
- Nguồn vốn của
AHI: 5,171 triệu USD đạt 52% so với kế hoạch dự án.
- Nguồn vốn của
PHRD: 1,695 triệu USD đạt 34% so với kế hoạch dự án.
- Vốn đối ứng
(ngân sách các cấp): 438,9 nghìn USD đạt 16% so với kế hoạch dự án (do nguồn vốn
đối ứng được bố trí để trả lương và phụ cấp lương cho cán bộ công chức nhà nước
và một số hoạt động về quản lý môi trường, truyền thông phòng chống cúm cho dân
tộc thiểu số của hợp phần Y tế)
Số kinh phí đã
cam kết (các gói thầu hàng hóa, tư vấn đã ký hợp đồng, các hoạt động đã hoàn
thành và đang giai đoạn thanh quyết toán) là 8,786 triệu USD (khoảng 23% kế hoạch).
Dựa trên số kinh phí đã cam kết, đến 31/12/2010 dự án ước giải ngân được 26,594
triệu USD đạt 68% kế hoạch.
Trong giai đoạn
gia hạn, dự án dự kiến triển khai 11,067 triệu USD chiếm 28% kế hoạch toàn dự
án gồm: các hoạt động của năm 2010 đang triển khai thuộc kế hoạch thực hiện
trong 3 tháng cuối năm 2010 và kế hoạch cho giai đoạn gia hạn; dự kiến đến 30/12/2011,
dự án dự kiến đạt giải ngân 95% đến 30/6/2011.
III. ĐỀ XUẤT
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG VỐN DỰ ÁN (2011-2013)
Trong gần 3 năm
triển khai, các hoạt động của dự án đã thực hiện theo đúng các mục tiêu đề ra,
góp phần nâng cao hiệu quả các biện pháp của Chính phủ, làm giảm nguy cơ lây
nhiễm cúm trên gia cầm và trên người tại các địa bàn triển khai dự án. Theo
đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại đợt giám sát lần thứ 7 (tháng 6/2010), mục
tiêu phát triển của dự án phù hợp với các mục tiêu phát triển trung hạn và dài
hạn của Chương trình phối hợp hành động quốc gia sẵn sàng ứng phó đại dịch cúm
gia cầm và cúm ở người tại Việt Nam, phù hợp với Chương trình toàn cầu sẵn sàng
ứng phó đại dịch cúm gia cầm và cúm ở người (GPAI) và định hướng của Chính phủ
Việt Nam về tăng cường hỗ trợ cho hệ thống y tế dự phòng theo Quyết định 1402/QĐ-TTg
ngày 15/10/2007 (Kết quả hoạt động và giải ngân chi tiết được gửi kèm).
Căn cứ diễn biến
tình hình dịch cúm trên thế giới và nguy cơ dịch cúm ở Việt Nam cũng như các kết
quả đã đạt được của dự án VAHIP giai đoạn 2007-2010, tại cuộc họp giữa Ngân
hàng Thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế vào tháng 9/2010,
các bên đã thảo luận và thống nhất bổ sung vốn và kéo dài thời gian thực hiện dự
án VAHIP giai đoạn 2011-2013 nhằm củng cố năng lực cho các đơn vị y tế; tăng cường
sự phối hợp liên ngành giữa y tế và thú y trong giám sát và phòng chống dịch bệnh,
sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh mới nổi tại địa phương, đặc biệt tại tuyến
cơ sở theo định hướng "Một sức khỏe". Các bên cũng đã thống nhất Bộ Y
tế sẽ là đơn vị chủ quản trong giai đoạn bổ sung vốn.
Ngày 02/12/2010,
Ngân hàng Thế giới đã có thư gửi Bộ Y tế thống nhất về dự thảo đề cương điều chỉnh
bổ sung vốn Dự án VAHIP giai đoạn 2011-2013 với kinh phí dự kiến là 20 triệu
USD, sử dụng nguồn vốn vay của Hiệp Hội phát triển Quốc tế IDA. Dựa trên bản dự
thảo đề cương của Ngân hàng Thế giới, Ban quản lý Dự án VAHIP đã xây dựng Đề
cương chi tiết điều chỉnh bổ sung vốn dự án VAHIP giai đoạn 2011-2013. Các nội
dung chính trong đề cương được tóm tắt như sau:
1. Mục tiêu
phát triển dự án và chỉ số kết quả: Mục tiêu phát triển của dự án giai đoạn
2007-2010 sẽ tiếp tục được truy trì trong giai đoạn bổ sung vốn 2011- 2013, đó
là nâng cao hiệu quả các dịch vụ của Chính phủ nhằm giảm rủi ro về sức khỏe của
con người và gia cầm do cúm gia cầm gây ra. Thông qua các hoạt động, dự án sẽ
góp phần khống chế dịch cúm gia cầm độc lực cao ở cấp quốc gia bằng cách khống
chế ổ dịch tại gốc trong các đàn gia cầm, phát hiện sớm và ứng phó với các ca
lây nhiễm ở người và gia cầm, và chuẩn bị sẵn sàng về y tế trong trường hợp đại
dịch diễn ra trong giai đoạn tới. Các chỉ số kết quả của Dự án sẽ được điều chỉnh
cho phù hợp để có thể đạt được mục tiêu phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
2. Các hợp phần
dự án: Theo thống nhất giữa Ngân hàng Thế giới, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Bộ Y tế, các hợp phần của Dự án không thay đổi trong
giai đoạn bổ sung vốn và sẽ chủ yếu tập trung vào việc củng cố và tăng cường
năng lực của ngành y tế trong sẵn sàng ứng phó với dịch cúm A(H5N1), A(H1N1) và
các dịch bệnh mới nổi; đồng thời tăng cường sự phối hợp liên ngành trong các hoạt
động phòng chống và sẵn sàng ứng phó với dịch cúm, bao gồm:
- Hợp phần A (Khống
chế và thanh toán dịch cúm gia cầm có độc lực cao trong ngành Nông nghiệp) sẽ
do Cục Thú y, Bộ NN&PTNT quản lý.
- Hợp phần B (Dự
phòng cúm và sẵn sàng ứng phó đại dịch cúm của ngành Y tế) do Cục Y tế dự
phòng, Bộ Y tế quản lý.
- Hợp phần C (Chi
phí giám sát, đánh giá và quản lý) sẽ do 2 Bộ cùng thực hiện.
3. Ngân sách
và phân bổ ngân sách: Tổng ngân sách dự kiến 22 triệu USD, trong đó gồm 20
triệu USD vốn vay của Hiệp hội phát triển quốc tế IDA và 2 triệu USD vốn đối ứng
của Chính phủ. Kinh phí phân bổ cho từng hợp phần dự kiến như sau:
Hợp
phần
|
Kinh
phí (triệu USD)
|
Hợp phần A:
Khống chế và thanh toán dịch cúm gia cầm có độc lực cao trong ngành Nông nghiệp
|
2,0
|
Tiểu hợp phần
A1: Tăng cường các dịch vụ thú y
|
0,7
|
Tiểu hợp phần
A2: Tăng cường kiểm soát dịch bệnh
|
0,2
|
Tiểu hợp phần
A3: Giám sát và điều tra dịch tễ
|
0,7
|
Tiểu hợp phần
A5: Kiểm soát dịch bệnh trong trường hợp khẩn cấp
|
0,4
|
Hợp phần B:
Dự phòng cúm và sẵn sàng ứng phó đại dịch cúm của ngành Y tế
|
17,0
|
Tiểu hợp phần
B1: Tăng cường hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm
|
6,1
|
Tiểu hợp phần
B2: Nâng cao trình độ chuyên môn và sẵn sàng ứng phó dịch cúm của hệ điều trị
|
2,9
|
Tiểu hợp phần
B3: Tăng cường truyền thông BCC và truyền thông nguy cơ về các bệnh truyền
nhiễm mới nổi (EIDs)
|
3,0
|
Tiểu hợp phần
B4: Mở rộng và tăng cường mạng lưới Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện về
các bệnh truyền nhiễm mới nổi (EIDs)
|
7,0
|
Hợp phần C:
Điều phối, giám sát đánh giá, và quản lý dự án
|
3,0
|
Tổng
kinh phí
|
22,0
|
4. Địa bàn
triển khai dự án: Dự án tiếp tục được triển khai tại 11 tỉnh/thành phố: Hà
Nội, Thái Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Tây
Ninh, Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang (trong đó có 8 tỉnh đã được dự án VAHIP
- Hợp phần Y tế triển khai trong giai đoạn 2007-2010).
5. Thời gian thực hiện: 2,5 năm (7/2011
- 12/2013)
6. Tổ chức thực hiện: Trong giai đoạn bổ
sung vốn dự án, Bộ Y tế sẽ là đơn vị chủ quản, chịu trách nhiệm điều phối, quản
lý, triển khai và quyết toán dự án; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là
đơn vị phối hợp chỉ đạo, thực hiện các nội dung chuyên môn liên quan. Tại trung
ương, Ban Điều phối Bộ Y tế (CPMU-MOH) vẫn được duy trì; Ban Điều phối Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (CPMU - MARD) sẽ được thay thế bởi Cục Thú y,
theo đó một tài khoản chỉ định cũng sẽ được mở tại Cục Thú y. Ban QLDA tại 11 tỉnh,
thành phố vẫn tiếp tục được duy trì; giám đốc Ban QLDA các tỉnh, thành phố sẽ
là Giám đốc/Phó Giám đốc Sở Y tế.
7. Các hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa, tuyển tư vấn, quản lý
tài chính và giải ngân tại trung ương và địa phương
sẽ tuân thủ các quy định đã được phê duyệt trong giai đoạn 2007-2010. (xin gửi
kèm Báo cáo chi tiết tiến độ Dự án VAHIP giai đoạn 2007-2010, Đề cương điều chỉnh
bổ sung vốn Dự án giai đoạn 2011-2013, thư của Ngân hàng Thế giới)
Để kịp tiến hành các thủ tục phê duyệt điều chỉnh bổ sung vốn dự án
trước 29/3/2011 theo đề xuất của Ngân hàng Thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt bổ sung vốn dự án VAHIP và giao cho Bộ Y tế làm đơn vị Chủ quản dự án
giai đoạn 2011-2013.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ngân hàng Nhà nước;
- Các Bộ: Tài chính, Y tế;
- Vụ KH-TC, BYT;
- Dự án VAHIP-YT;
- Ban Quản lý các dự án NN;
- Lưu: VT, HTQT - (HTMC).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Diệp Kỉnh Tần
|