BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 583/QLCL-CL1
V/v: Triển khai thực hiện Thông tư
09/2010/TT-BNNPTNT
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2010
|
Kính
gửi:
|
- Các doanh nghiệp CB cá tra,
basa xuất khẩu;
- Các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1-6.
|
Ngày 26/02/2010, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BNNPTNT ban hành các
yêu cầu đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến sản phẩm
sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu (gọi tắt là Thông tư 09). Thông tư này sẽ chính
thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/4/2010.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm
sản và Thủy sản hướng dẫn các đơn vị thực hiện một số nội dung như sau:
1. Các doanh nghiệp chế biến
cá tra, basa xuất khẩu:
1.1. Thực hiện đăng ký kiểm tra,
chứng nhận đối với các lô hàng cá tra, basa của doanh nghiệp tại Trung tâm Chất
lượng Nông lâm thủy sản vùng 1-6 thuộc Cục trước khi xuất khẩu vào các thị
trường theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết
định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 (gọi tắt là Quy chế 118) và Thông tư số
78/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(gọi tắt là Thông tư 78)
1.2. Rà soát Chương trình quản
lý chất lượng theo HACCP của doanh nghiệp để điều chỉnh biện pháp kiểm soát
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu
tiếp nhận nguyên liệu, chế biến, bảo quản và trước khi xuất khẩu đảm bảo tuân
thủ các quy định nêu tại Khoản 1, 2; Điểm a, b Khoản 3 Điều 2 Thông tư 09.
1.3. Nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu lô hàng cá
tra, basa, Cục cũng đã có văn bản gửi Tổng Cục Hải quan và Cục Hải quan các
tỉnh/thành phố làm rõ quy định tại Khoản 1, Điểu 2; Điểm c, Khoản 3, Điều 2
Thông tư 09 (xem văn bản gửi kèm).
2. Các Trung tâm Chất lượng
Nông lâm thủy sản vùng 1-6:
2.1. Huy động tối đa nguồn lực
cán bộ, phòng kiểm nghiệm để triển khai việc kiểm tra, chứng nhận lô hàng cá
tra, basa theo quy định của Thông tư 09, trong đó lưu ý:
a. Tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm
(theo đúng Thông tư 78):
Doanh
nghiệp
|
Xếp
loại A
|
Xếp
loại B
|
Xếp
loại C
|
Doanh
nghiệp đủ điều kiện kiểm tra giảm theo Quy chế 118
|
Tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm
|
1/3 lô hàng
|
1/2 lô hàng
|
Từng lô hàng
|
1/5 lô hàng
|
Lưu ý: Riêng đối lô hàng
cá tra, basa xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm
chỉ tiêu Trifluralin quy định tại Quyết định 733/QĐ-BNN-QLCL và công văn hướng
dẫn thực hiện số 538/QLCL-CL1 ngày 02/4/2010 của Cục, tần suất lấy mẫu kiểm
nghiệm các chỉ tiêu khác theo quy định tại bảng nêu trên.
b. Chỉ tiêu chỉ định phân tích:
- Lô hàng xuất khẩu vào các thị
trường có yêu cầu chứng nhận bởi Cục: áp dụng Phụ lục 2, 3 của Quyết định
3535/QĐ-BNN-QLCL ngày 10/12/2009.
- Lô hàng xuất khẩu vào các thị trường
khác nêu trên:
+ Các Trung tâm vùng chủ động
nghiên cứu và hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng quy định của nước nhập khẩu để chỉ
định chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với lô hàng (tham khảo danh mục các quy định của
một số thị trường nhập khẩu được Cục tổng hợp tại phụ lục gửi kèm).
+ Trong trường hợp chưa có quy
định của nước nhập khẩu, Trung tâm vùng thống nhất với doanh nghiệp về chỉ tiêu
căn cứ theo quy định của Việt Nam. Tuy nhiên, việc chỉ định chỉ tiêu trên cơ sở
đánh giá rủi ro về an toàn thực phẩm của sản phẩm và lịch sử đảm bảo chất lượng
của doanh nghiệp.
c. Mẫu giấy chứng nhận:
- Đối với các lô hàng xuất khẩu
vào các thị trường có yêu cầu chứng nhận bởi Cục: Tiếp tục sử dụng mẫu giấy
chứng nhận cho các lô hàng xuất khẩu vào các thị trường đã có quy định (EU+3,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên Bang Nga…). Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi
thực hiện thủ tục hải quan trong khi chờ cấp giấy chứng thư vệ sinh (health
certificate), các Trung tâm vùng có thể giấy chứng nhận theo mẫu 2a, 2b ban
hành kèm theo Quy chế 118.
- Đối với các lô hàng xuất khẩu
vào các thị trường khác: theo mẫu tại Phụ lục 2a hoặc 2b. Ngoài ra tùy theo yêu
cầu của doanh nghiệp, các Trung tâm vùng có thể cấp các giấy chứng nhận khác
theo quy định tại Quy chế 118.
d. Cấp giấy chứng nhận:
- Thực hiện cấp giấy chứng nhận
cho doanh nghiệp ngay sau khi kết thúc kiểm tra hồ sơ, ngoại quan đối với các
lô hàng cá tra, basa không thuộc đối tượng phải lấy mẫu kiểm nghiệm theo Thông
tư 78.
- Chịu trách nhiệm trước Bộ, Cục
về những phản ánh của doanh nghiệp liên quan đến việc chậm chễ trong công tác
kiểm tra, cấp giấy chứng nhận gây cản trở hoạt động xuất khẩu.
2.2. Phối hợp chặt chẽ với các
Trung tâm vùng trong hệ thống khi thực hiện kiểm tra, chứng nhận lô hàng của
doanh nghiệp ở địa bàn khác đảm bảo thực hiện đúng quy định về kiểm tra, lấy
mẫu kiểm nghiệm lô hàng thủy sản.
2.3. Chủ động làm việc với Hải
quan các địa phương trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
của doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 09 và Quyết định
733/QĐ-BNN-QLCL.
Trong quá trình triển khai thực
hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Cục để được hướng dẫn.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Lương Lê Phương (để b/c);
- Các PCT (để biết);
- Cơ quan QLCL NLTS Trung bộ, Nam bộ;
- VASEP;
- Thanh tra Cục;
- Phòng QLKN, KHTH;
- Lưu VT, CL1.
|
PHÓ
CỤC TRƯỞNG PHỤ TRÁCH
Nguyễn Như Tiệp
|
PHỤ LỤC
ban
hành kèm theo công văn số: 583/QLCL-CL1 ngày 09/4/2010
DANH
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUY ĐỊNH CỦA MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU
1. Australia New Zealand Food
Authority, 1997. Food Standards Code, Part D-Fish and Fish Products, Issue 34,
p.100-103.
2. Australia New Zealand Food
Authority, 1997. Food Standards Code, Part S2- Frozen Pre-cooked Foods, Issue
34, p.200-201
3. Canadian Food Inspection
Agency, Fish, Seafood and Production-Bacteriological Guidelines for Fish and
Fish Products.
http://www.inspection.gc.ca/english/anima/fispoi/guide/bace.shtml
4. Department of Fisheries,
2000. Quality Reference Criteria, Fish Inspection and Quality Control Division,
Department of Fisheries, Thailand. July 2000, revision 3, p. 13
5. FDA/CFSAN Fish and Fisheries
Products Hazards&Controls Guidance.
http://www.cfsan.fda.gov/~comm/haccp4x5.html
6. Fishery Products and Prepared
Products: A-04, Element Standards of marine Products (abstract)
under the Food Sanitation Law.
http://www.jetro.go.jp/se/export_to_japan/files/sys/a-04.html
7. Recommended microbiological
limits for fish and fishery products (ICMSF, 1986). http://seafood.ucdavis.edu/haccp/compendium