Kính
gửi:
|
- Cơ quan QLCL NLTS Trung bộ, Nam bộ;
- Các Trung tâm CL NLTS vùng;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản có xuất khẩu.
|
Ngày 12/11/2013, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT quy định kiểm
tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản (gọi tắt là Thông tư 48) và thay thế
Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 3/8/2011 về kiểm tra, chứng nhận chất lượng,
ATTP thủy sản. Thông tư 48 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/12/2013.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản
và Thủy sản hướng dẫn một số nội dung của Thông tư 48 như
sau:
1. Cơ sở sản xuất thủy sản độc
lập (khoản 1 Điều 3):
a) Đối với các cơ sở chưa đáp ứng
tiêu chí độc lập theo Thông tư 48 mà đã được cấp các mã số khác nhau trước ngày
26/12/2013; cơ sở sản xuất thêm loại hình mới sau ngày 26/12/2013 bên cạnh loại
hình cũ (ví dụ sản xuất thêm loại hình hàng khô bên cạnh hàng đông lạnh đã có)
mà chưa đáp ứng tiêu chí độc lập tại Thông tư 48 thì cơ sở có thể lựa chọn một
trong hai phương án sau:
- Mã số cơ sở được chuyển sang sử dụng
mã số TS nếu cơ sở sản xuất cả 2 loại hình, hoặc;
- Cơ sở chọn một mã số duy nhất tương
ứng với một loại hình sản xuất cơ sở lựa chọn (ví dụ DL hay HK) và chỉ sản xuất
loại hình đó.
b) Đối với các cơ sở trước ngày
26/12/2013 đã được sử dụng 01 mã số duy nhất cho nhiều loại hình thì vẫn giữ
nguyên mã số đó.
c) Trường hợp Cơ quan kiểm tra phát
hiện có vi phạm về ATTP liên quan đến kho bảo quản thành phẩm được nhiều cơ sở
có mã số khác nhau cùng sử dụng thì việc xử lý vi phạm sẽ áp dụng chung đối với
tất cả các cơ sở có sử dụng chung kho thành phẩm này.
2. Lô hàng sản xuất (khoản 2 Điều 3):
a) Lô hàng sản xuất phải đảm bảo cùng
nguồn gốc xuất xứ từ cùng cơ sở cung cấp nguyên liệu (một
bước ngay trước khi đưa vào nhà máy chế biến):
- Đối với nguyên liệu trong nước:
cùng một cơ sở, đại lý cung cấp nguyên liệu
- Đối với nguyên liệu nhập khẩu: cùng
một cơ sở sản xuất tại nước nhập khẩu
- Đối với sản phẩm phối chế: từng
thành phần nguyên liệu trong sản phẩm do cùng một cơ sở cung cấp.
b) Lô hàng sản xuất phải cùng điều kiện
sản xuất, tức là cùng các yếu tố tác động đến điều kiện bảo đảm ATTP như:
cùng quy trình công nghệ, cùng dây chuyền sản xuất...
3. Cơ quan kiểm tra, chứng nhận (Điều 5)
a) Cơ quan kiểm tra, thẩm định, cấp
Giấy chứng nhận ATTP đối với cơ sở:
- Cơ quan kiểm tra, thẩm định điều kiện
bảo đảm ATTP để cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở và kiểm tra định kỳ:
+ Kiểm tra đối với các cơ sở chưa có
Giấy chứng nhận ATTP; kiểm tra đối với cơ sở đăng ký bổ sung vào Danh sách cơ sở
được phép chế biến, xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu lập danh sách: Cục Quản
lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức thực hiện.
+ Các trường hợp
khác: Cục, Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ, Nam bộ
tổ chức thực hiện theo địa bàn quản lý.
- Cơ quan cấp, thu hồi, cấp lại Giấy
chứng nhận ATTP trên phạm vi cả nước: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy
sản.
b) Cơ quan kiểm tra, cấp Chứng thư
cho lô hàng thủy sản xuất khẩu: 06 Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng
thực hiện.
c) Cơ quan kiểm tra đột xuất cơ sở khi
có dấu hiệu vi phạm ATTP, thẩm tra báo cáo giải trình của cơ sở về
lô hàng bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo: Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản (phạm vi cả nước), Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm
sản và Thủy sản Trung bộ (khu vực Trung bộ), Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông
lâm sản và Thủy sản Nam bộ (khu vực Nam bộ).
Để triển khai nội dung này, Cục yêu cầu
các đơn vị:
- Các Cơ quan Chất lượng thống kê, báo cáo về Cục các Giấy chứng nhận ATTP đang còn hiệu lực
của các cơ sở trên địa bàn trước ngày 24/12/2013.
- Các Trung tâm vùng thống kê, báo
cáo tổng hợp kết quả kiểm tra định kỳ để các Cơ quan Chất
lượng/Cục theo địa bàn quản lý trước ngày 20/12/2013: có
trách nhiệm bố trí kiểm tra viên tham gia các Đoàn kiểm tra do Cục/Cơ quan Chất
lượng chủ trì tổ chức thực hiện sau ngày 26/12/2013 khi được yêu cầu.
4. Việc thẩm xét hồ sơ đăng ký
cấp Giấy chứng nhận ATTP (Điều 11),
hồ sơ đăng ký kiểm tra, cấp Chứng thư lô hàng xuất khẩu
(khoản 2 Điều 28, khoản 5 Điều 29):
Các Cơ quan chất lượng, Trung tâm
vùng cần lập phiếu thẩm xét hồ sơ để xử lý tiếp nếu kết quả đạt hoặc có văn bản
thông báo Cơ sở nếu cần hướng dẫn bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa
đúng quy định.
5. Danh sách ưu tiên và cơ sở hạng
đặc biệt (Điều 22)
a) Danh sách ưu
tiên
- Các Trung tâm vùng báo cáo về Cục
trước ngày 20/12/2013 các trường hợp
cơ sở đang được xếp loại A, B và trong cả năm 2013 và không có lô hàng xuất khẩu
nào bị Trung tâm vùng và thị trường nhập khẩu phát hiện vi
phạm về ATTP trong 3 tháng 10, 11, 12/2013 để Cục xem xét.
- Cục sẽ công bố Danh sách ưu tiên
trên website của Cục trước ngày 26/12/2013. Trong thời
gian chuyển tiếp, các cơ sở xếp loại A, B hiện hành được xếp vào Danh sách ưu
tiên sẽ được áp dụng chế độ lấy mẫu thẩm tra ATTP tương ứng với hạng 1, hạng 2
tại Phụ lục X Thông tư 48.
- Sau ngày 26/12/2013, các cơ sở có
tên trong Danh sách ưu tiên được cấp ngay Chứng thư khi có đề nghị theo quy định
tại Thông tư 48. Các Trung tâm vùng cần khẩn trương thống
nhất và triển khai kế hoạch lấy mẫu thẩm tra ATTP với các cơ sở trên địa bàn từ tháng 01/2014.
- Các trường hợp vi phạm các tiêu chí quy định, các đơn vị cần báo cáo ngay về Cục để kịp
thời cập nhật Danh sách ưu tiên.
b) Cơ sở hạng đặc
biệt
- Sau ngày 26/12/2013, các cơ sở đủ
điều kiện gửi văn bản và các hồ sơ cần thiết về Cơ quan chất lượng/Cục theo địa
bàn quản lý để tổ chức thẩm tra đối với các sản phẩm cụ thể đáp ứng tiêu chí
quy định tại khoản 5 Điều 22 Thông tư 48. Cơ quan chất lượng
lập báo cáo để Cục xem xét, quyết định.
- Cục sẽ thông báo Danh sách các cơ sở
định kỳ trên website. Các trường hợp vi
phạm các tiêu chí quy định, các đơn vị cần báo cáo ngay về
Cục để kịp thời cập nhật Danh sách cơ sở được áp dụng chế độ đặc biệt với các sản
phẩm cụ thể đáp ứng quy định.
6. Ghi nhãn lô hàng xuất khẩu (khoản 2 Điều 24)
Theo quy định về ghi nhãn của Việt
Nam và các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, việc ghi các thông tin cụ thể về cơ sở sản xuất (bao gồm
cả mã số cơ sở trên Giấy chứng nhận ATTP) trên nhãn là bắt buộc. Ngoài ra, để
đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, mã số nhận diện đối với lô hàng xuất
khẩu có thể được thể hiện trên nhãn hoặc thể hiện trên các hồ sơ, chứng từ kèm theo lô hàng.
7. Kế hoạch thẩm tra hiệu quả
kiểm soát mối nguy ATTP (Điều 27):
Trung tâm vùng chủ động trao đổi thông tin với các cơ sở trên địa bàn về kế hoạch sản xuất hàng tháng để
thống nhất kế hoạch lấy mẫu thẩm tra, bảo đảm đáp ứng:
- Tần suất thẩm tra theo quy định điểm b khoản 1 Điều 27. Trường hợp cơ sở
có đề nghị tăng tần suất, các Trung tâm vùng xem xét huy động nguồn lực để thực
hiện, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở.
- Nguyên tắc thẩm tra theo quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 27 Thông tư 48.
- Tần suất thẩm tra được quy đổi theo
lô hàng sản xuất tại Phụ lục X và áp dụng đối với từng sản
phẩm sản xuất tại cơ sở.
8. Xử lý trường hợp lô hàng cảnh
báo (khoản 2 Điều 36):
Cục, Cơ quan Chất lượng theo địa bàn
thẩm tra các nội dung báo cáo giải trình của Cơ sở và tổ chức kiểm tra đột xuất
(nếu cần thiết); thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở và báo cáo kết quả thẩm
tra về Cục để xem xét, xử lý tiếp theo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh ngay về Cục Quản Iý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để được hướng dẫn bổ sung kịp
thời.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu (để b/c);
- Cục trưởng (để b/c);
- Các PCT Phùng Hữu Hào, Lê Bá Anh (để biết);
- VASEP;
- Các Phòng thuộc Cục;
- Lưu: VT, CL1.
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Trần Bích Nga
|