Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2273 TM/CA-TBD Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Vũ Văn Trung
Ngày ban hành: 13/06/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2273 TM/CA-TBD
V/v tình hình thương mại với Đài Loan 6 tháng đầu/2002

Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2002

 

Kính gửi: Uỷ ban công tác Đài Loan

Phúc công văn số 1022/2002/PTM-ĐL ngày 14/5/2002 của quý Uỷ ban, Bộ Thương mại xin thông báo tình hình thay mặt Việt Nam - Đài Loan 6 tháng đầu năm 2002 như sau:

I/ VỀ KIM NGẠCH BUÔN BÁN HAI CHIỀU:

1- Hàng xuất khẩu:

Tên hàng

4/2001

4/2002

Tăng trưởng kim ngạch (%)

Lượng (tấn)

Kim ngạch (Tr.USD)

Lượng (tấn)

Kim ngạch (Tr.USD)

Cà phê

243

0,14

412

0,23

39,2

Cao su

5.399

3,38

7.941

4,20

19,6

Chè

3.666

4,46

3.132

3,72

-16,6

Gạo

21

0,008

43

0,019

57,9

Giày dép

 

8,30

 

7,95

-4,3

Hải sản

 

77,50

 

21,89

20,1

Hàng dệt may

 

85,45

 

84,03

-1,7

Hàng thủ công MN

 

6,20

 

5,89

-5,0

Hạt điều

46

0,17

153

0,59

71,2

Hạt tiêu

99

0,14

29

0,04

-71,5

Hàng rau quả

 

6,70

 

6,03

,10,0

Máy vi tính và linh kiện

 

0,78

 

2,05

62,0

Quế

106

0,30

178

0,43

30,3

Than đá

7.435

0,39

25.415

1,22

68,1

Dây điện, cáp điện

 

 

 

0,24

 

Đồ chơi trẻ em

 

 

 

0,05

 

Lạc nhân

 

 

388

0,17

 

Mì gói

 

 

 

0,58

 

Sản phẩm gỗ

 

 

 

15,34

 

Sản phẩm nhựa

 

 

 

5,28

 

Xe đạp và phụ tùng

 

 

 

4,67

 

Tổng

 

228,68

 

243,69

6,2

 

2- Hàng nhập khẩu:

Tên hàng

4/2001

4/2002

Tăng trưởng kim ngạch (%)

Lượng (tấn)

Kim ngạch (Tr.USD)

Lượng (tấn)

Kim ngạch (Tr.USD)

Chất dẻo nguyên liệu

32.241

23,36

44.159

30,26

22,9

Kính xây dựng

 

0,04

 

 

 

Linh kiện điện tử, vi tính

 

13,15

 

6,00

-54,4

Máy móc, thiết bị, phụ tùng

 

97,56

 

107,81

9,6

Nguyên phụ liệu dược phẩm

 

0,07

 

 

 

Nguyên phụ liệu dệt may, da

 

160,49

 

154,78

-3,6

Ô tô CKD, SKD

134 (ch)

1,24

260 (ch)

6,20

...

Ô tô nguyên chiếc

64 (ch)

0,29

70 (ch)

0,81

64,2

Phân bón

1.253

0,30

1.509

0,35

14,3

Sắt thép

75.868

28,31

119.705

40,35

29,9

Tân dược

 

0,88

 

0,83

-5,7

Xăng dầu

38.098

8,20

96.049

17,65

53,6

Xe máy CKD, IKD

11.160 (bộ)

3,60

39.460 (bộ)

10,45

65,6

Tổng

 

607,89

 

677,16

10,3

 

3- Nhận xét:

- Về cơ cấu hàng hóa, hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là ở dạng nguyên liệu, sơ chế, gồm hàng nông sản, lâm sản, khoáng sản, thủy hải sản, hàng công nghiệp. Thời gian gần đây đã có một số mặt hàng tuy mới, nhưng đã đạt được kim ngạch lớn như sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng, đồ chơi trẻ em... Hàng nhập khẩu từ Đài Loan chủ yếu vẫn là vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị.

- Cán cân buôn bán mất thăng bằng, Việt Nam nhập siêu từ Đài Loan ngày càng lớn (năm 1997: 611 tr.USD; năm 1998: 703 tr.USD; năm 1999: 814 tr.USD; năm 2000: 1140 tr.USD; năm 2001: 1214 tr.USD).

- Từ 1/1/2002, Đài Loan mở cửa thị trường cho rượu bia có xuất xứ Việt Nam được nhập khẩu vào Đài Loan (trừ rượu gạo phải thông qua đấu thầu).

- Thương mại XNK của Đài Loan với thế giới đã có dấu hiệu phục hồi. Số đơn hàng xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 3/2002 đã tăng 1,7%, đạt 12,71 tỷ USD do nhu cầu về công nghệ thông tin, điện tử, thép, các sản phẩm hóa dầu và máy móc gia tăng. Tổng số đơn đặt hàng xuất khẩu của Đài Loan trong quý I/2002 tăng 1,83%, đạt 34,19 tỷ USD. Điều này cũng đã ảnh hưởng tích cực đến thương mại Việt Nam - Đài Loan.

Số liệu 4 tháng đầu 2002 cho thấy, tuy một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sang Đài Loan có giảm (ví dụ: chè, giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ, rau quả), nhưng tổng xuất khẩu, nhập khẩu và tổng kim ngạch XNK hai chiều 4 tháng qua vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể: xuất khẩu tăng 6,2%, nhập khẩu tăng 10,3%, tổng XNK tăng 9,2%. Nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Đài Loan vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.

II/ VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI:

- Hiện hai bên vẫn đang trong quá trình đàm phán dự thảo hiệp định thương mại song phương. Nội dung quan trọng nhất và cũng là nội dung hai bên còn chưa đạt được sự nhất trí hoàn toàn đó là nội dung điều khoản đãi ngộ tối huệ quốc. Phía Việt Nam đồng ý dành cho Đài Loan đãi ngộ tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa, gồm thủ tục hải quan và quan thuế. Phía Đài Loan đồng ý dành cho Việt Nam đãi ngộ ngang hàng với các nước thành viên WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và quan thuế (nội hàm chưa được phía Đài Loan làm rõ) và đề nghị Việt Nam cho Đài Loan hưởng đãi ngộ tương tự như Việt Nam đã dành cho Mỹ về cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ, quyền thương mại... Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục đàm phán để đi đến thống nhất về các ưu đãi cụ thể mà hai bên có thể dành cho nhau. Trên cơ sở điều khoản cơ bản này đạt được sự thống nhất, mới có thể ký kết hiệp định thương mại.

III/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ĐÀI LOAN:

- Hai bên tăng cường hợp tác hoàn thiện môi trường pháp lý cho quan hệ thương mại hai chiều thông qua việc xúc tiến đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận và công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật khác của hàng hóa, tạo điều kiện thuận tiện cho XNK.

- Đề nghị Đài Loan cấp hạn ngạch nhập khẩu cho hàng Việt Nam.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại giữa hai bên trên các phương diện: tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm, hội thảo, trao đổi thông tin về thị trường giữa các cơ quan Chính phủ và cả giữa các doanh nghiệp hai bên, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, hỗ trợ về vật chất và kỹ thuật.

- Cần có chính sách thông thoáng hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài nói chung, thu hút đầu tư từ Đài Loan nói riêng, nhằm góp phần quan trọng tăng cường thương mại cả về số lượng (kim ngạch, số lượng mặt hàng) và về chất (hàm lượng kỹ thuật trong đơn vị sản phẩm).

- Tăng cường hợp tác sản xuất, gia công, nuôi trồng các mặt hàng nông sản, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp... nhằm tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu phong phú và có giá trị ngày một cao.

Bộ Thương mại trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Uỷ ban.

 

 

T/L. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
K/T. VỤ TRƯỞNG VỤ CA-TBD
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Vũ Văn Trung

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 2273 TM/CA-TBD ngày 13/06/2002 ngày 13/06/2002 của Bộ Thương mại về tình hình thương mại với Đài Loan 6 tháng đầu năm 2002

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.359

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.221.113
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!