BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1981/TCT-TTr
V/v: quản lý thuế đối với
thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa
tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 05
năm 2016
|
Kính
gửi: Cục Thuế các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ Quyết định 52/2015/QĐ-TTg ngày
20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới
với các nước có chung biên giới và Thông tư số 218/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015
Hướng dẫn chính sách và quản lý thuế đối với thương nhân thực hiện hoạt động
mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh
tế cửa khẩu theo Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng
Chính phủ.
Tổng cục Thuế
yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát
xác định nếu có các tổ chức, cá nhân (thương nhân) hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa
khẩu theo theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg
và Điều 2, Thông tư 218/2015/TT-BTC, phải triển khai thực hiện
các quy định sau:
I. Thực hiện các quy định về chính
sách thuế; sử dụng hóa đơn; khai thuế nộp thuế; quản lý thuế; nguyên tắc phối hợp
giữa cơ quan thuế và cơ quan Hải Quan, theo hướng dẫn tại Thông tư số
218/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 “Hướng dẫn chính sách và quản lý thuế đối với
thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới,
chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg
ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ”, cụ thể:
Điều 3. Chính sách thuế đối với tổ
chức, cá nhân kinh doanh
1. Thương nhân thực hiện hoạt động
mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh
tế cửa khẩu thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế, phí và lệ phí khác theo quy định của
pháp luật thuế hiện hành.
2. Thương nhân thực hiện hoạt động
mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh
tế cửa khẩu phải có đủ tài liệu chứng minh nguồn gốc hàng hóa trước khi xuất
bán đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đã được nộp đủ các loại thuế
ở khâu nhập khẩu theo quy định, cụ thể:
- Trường hợp hàng hóa mua gom của cư
dân biên giới thì thương nhân phải có đủ tài liệu theo quy định tại Quyết định
số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ
Tài chính để chứng minh hàng hóa thu mua gom đã hoàn thành thủ tục hải quan, nộp
đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định.
- Trường hợp hàng hóa do thương nhân
trực tiếp nhập khẩu thì phải có đủ tài liệu theo quy định của Luật hải quan và
hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Trường hợp hàng hóa mua lại từ các
tổ chức, cá nhân kinh doanh khác thì phải có hóa đơn do tổ
chức, cá nhân bán hàng xuất bán theo quy định của pháp luật về hóa đơn.
3. Hàng hóa xuất khẩu dưới hình thức
mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân là doanh nghiệp được hoàn thuế
giá trị gia tăng nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về thuế
giá trị gia tăng hiện hành.
Điều 4. Sử dụng hóa đơn
1. Thương nhân thực hiện hoạt động
mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu,
chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu phải sử dụng hóa đơn theo quy định. Khi bán hàng
hóa có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần thì phải xuất
hóa đơn giao cho người mua và phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hóa. Trường
hợp khi bán hàng hóa từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa
đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa
đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên,
địa chỉ, mã số thuế”.
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa
là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người
mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Đối với thương nhân là hộ, cá nhân
kinh doanh
Hộ, cá nhân kinh doanh tại khu vực
biên giới, khu vực cửa khẩu, trong khu kinh tế cửa khẩu phải lưu giữ đủ tài liệu
chứng minh nguồn gốc hàng hóa theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
Hàng tháng, hộ, cá nhân kinh doanh thực
hiện kê khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số
01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của
Bộ Tài chính và thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân phát sinh
theo hóa đơn theo tháng (01 lần/tháng). Thời hạn nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn và
nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
3. Đối với thương nhân là doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in
hoặc hóa đơn mua của cơ quan thuê theo quy định hiện hành, sử dụng hóa đơn điện
tử theo lộ trình của cơ quan thuế và phải thực hiện chế độ
sổ kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp theo quy định.
- Khi bán hàng hóa phải lập hóa đơn
giao cho người mua theo quy định và phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng
hóa, phải lưu giữ đủ tài liệu chứng minh nguồn gốc hàng hóa theo hướng dẫn tại Khoản
2 Điều 3 Thông tư này.
- Doanh nghiệp thực hiện nộp Báo cáo
tình hình sử dụng hóa đơn (Mẫu 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm
theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính) theo tháng. Thời
hạn nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn chậm nhất là ngày 20 của
tháng tiếp theo.
Điều 5. Khai, nộp thuế
1. Thương nhân là doanh nghiệp thuộc
đối tượng áp dụng tại Thông tư này thực hiện khai và nộp thuế giá trị gia tăng
theo tháng; tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và hết năm thực hiện
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Doanh thu bán hàng hóa được xác định
theo tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng.
2. Việc khai và nộp thuế theo phương
pháp khoán của hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC
ngày 15/6/2015 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Doanh thu khoán của năm tính thuế được
xây dựng trên cơ sở: mức doanh thu khoán năm trước; mức doanh thu do cá nhân tự
khai; cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế; cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan; dự
báo tình hình tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá; ý kiến tham vấn của Hội đồng
tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.
Điều 6. Quản lý thuế
Quá trình quản lý thuế đối với thương
nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ
biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu, cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra hàng tháng, việc kiểm tra
tập trung vào các nội dung sau:
- Kiểm tra đối
chiếu giữa báo cáo sử dụng hóa đơn (Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số
01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của
Bộ Tài chính) với tình hình sử dụng hóa đơn tại hộ kinh doanh. Trường hợp kiểm tra phát hiện có hành vi bán hàng hóa không xuất hóa đơn giao cho người
mua thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế, xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy
định của pháp luật về quản lý thuế.
- Kiểm tra giá
trị hàng hóa xuất bán ghi trên hóa đơn: trường hợp tham khảo cơ sở dữ liệu về giá
tham vấn của cơ quan hải quan và quy định của Luật Quản lý thuế có đủ tài liệu
xác định giá trị hàng hóa xuất bán ghi trên hóa đơn không phù hợp với giá thị
trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định giá làm căn cứ xác định số thuế giá
trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo hóa đơn.
- Trường hợp kiểm tra phát hiện doanh
thu bán hàng hóa nhập khẩu, chủng loại hàng hóa không phù
hợp với nguồn gốc hàng hóa, giá trị hàng hóa trên Tờ khai hải quan, hoặc hàng
hóa thu gom chưa làm thủ tục hải quan, chưa nộp thuế đối với hàng hóa thu mua
gom thì cơ quan thuế cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan để cơ quan hải
quan xử lý truy thu thuế ở khâu nhập khẩu theo quy định.
Điều 7. Nguyên tắc phối hợp giữa cơ
quan thuế và cơ quan hải quan
Trong quá trình quản lý thuế cơ quan
thuế thực hiện khai thác dữ liệu của cơ quan hải quan để đối
chiếu với doanh thu do thương nhân xuất bán hàng hóa. Nếu
qua đối chiếu thấy giá trị hàng hóa nhập khẩu và giá trị hàng hóa bán ra có dấu
hiệu bất hợp lý (giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn doanh thu bán hàng hóa, hoặc
doanh thu bán hàng hóa lớn nhưng giá trị hàng hóa nhập khẩu thấp) thì cơ quan
thuế phối hợp cùng các cơ quan chức năng khác thực hiện kiểm tra kho hàng để
xác định hàng hóa tồn kho đồng thời làm căn cứ để xác định điều
chỉnh doanh thu khoán của hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật
thuế và xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
II. Tổ chức thực hiện
Trên cơ sở quy định trên và các quy định
của pháp luật khác có liên quan Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên
giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại Quyết định
số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, phải triển khai thực
hiện:
1. Tổ chức phổ
biến, hướng dẫn cho các thương nhân được biết các quy định của pháp luật về
chính sách thuế; sử dụng hóa đơn; khai thuế nộp thuế;...để triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho các công chức thuế nắm rõ các quy định về chính sách
thuế; sử dụng hóa đơn; khai thuế nộp thuế; quản lý thuế; nguyên tắc phối hợp giữa
cơ quan thuế và cơ quan Hải Quan, xử lý vi phạm (nếu có) để biết và nghiêm túc
triển khai thực hiện.
3. Kết quả triển khai thực hiện công
tác kiểm tra, định kỳ hàng tháng trước ngày 25 của tháng sau phải báo cáo kết
quả thực hiện kiểm tra của tháng trước về Tổng cục Thuế (Vụ thanh tra) để tổng
hợp báo cáo Bộ theo quy định. Báo cáo phải bằng văn bản với các nội dung chủ yếu:
- Số thương nhân phải kiểm tra trong
tháng, trong đó đã kiểm tra, chưa kiểm tra, lý do chưa kiểm tra (chi tiết theo
biểu số 01 kèm theo).
- Kết quả kiểm
tra xác định các thương nhân bán hàng không xuất hóa đơn cho người mua theo hướng
dẫn tại điểm 1, Điều 6 Thông tư số 218/2015/TT-BTC (chi tiết
theo biểu số 02 kèm theo).
- Kết quả kiểm tra xác định các
thương nhân xuất bán hàng hóa ghi trên hóa đơn không phù hợp với giá thị trường
theo hướng dẫn tại điểm 2, Điều 6 Thông tư số 218/2015/TT-BTC (chi
tiết theo biểu số 03 kèm theo).
- Kết quả kiểm
tra xác định doanh thu bán hàng hóa nhập khẩu, chủng loại hàng hóa không phù hợp nguồn gốc hàng hóa, giá trị hàng
hóa trên tờ khai hải quan, cơ quan thuế chuyển cho cơ quan hải quan để cơ quan
hải quan xử lý truy thu thuế ở khâu nhập khẩu theo hướng dẫn tại điểm
3, Điều 6 Thông tư số 218/2015/TT-BTC (chi tiết theo biểu số 04A kèm theo)
- Kết quả kiểm tra hàng hóa thu gom chưa làm thủ tục hải quan chưa nộp thuế đối với hàng
hóa thu mua gom cơ quan thuế chuyển cơ quan hải quan để cơ
quan hải quan xử lý truy thu thuế ở khâu nhập khẩu theo hướng dẫn tại điểm 3, Điều 6 Thông thư số 218/2015/TT-BTC (chi tiết theo biểu
số 04B kèm theo).
Riêng báo cáo 03 tháng đầu năm 2016 để có số liệu tổng hợp báo cáo Bộ đề
nghị các Cục thuế tỉnh, thành phố báo cáo kết quả 03 tháng đầu năm 2016 theo
các nội dung và yêu cầu trên trước ngày 10/5/2016 để Tổng cục tổng hợp báo cáo
Bộ.
Tổng cục Thuế
thông báo để cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thương nhân
thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu,
chợ trong khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg
ngày 20/10/2015 và Thông tư số 218/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 “Hướng dẫn chính
sách và quản lý thuế đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi
hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu theo
Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng
Chính phủ” biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (báo cáo);
- Lãnh đạo Tổng cục Thuế;
- Các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế;
-Lưu: VT, TTr(3b).
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Ngọc Minh
|