Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1561/TM-CATBD Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Phan Thế Ruệ
Ngày ban hành: 15/04/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1561/TM-CATBD

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2003

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Văn Phòng Chính Phủ tại Công văn số 655/VPCP-KTTH ngày 17/02/2003, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, ý kiến đề nghị của Bộ Thương mại Lào, Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng về phương án tính dụng hàng hoá cho Lào như sau:

Tại công văn số 0024/TM-CATBD ngày 03/01/2003 gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Thương mại đã trình bày hai phương án tín dụng cho hàng hoá của Việt Nam sang Lào, sau khi điều chỉnh, lấy ý kiến  Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần thứ 2, và làm việc với Bộ Thương mại Lào, Bộ Thương mại xin ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ về phương án tín dụng hàng hoá cho Lào.

Về hình thức của Tín dụng hàng hoá cho Lào có thể có hai hình thức là tín dụng Chính phủ hoặc tín dụng Thương mại:

- Nếu là tín dụng Chính phủ thì Chính phủ dành một khoản vốn cho chương trình này, chương trình tín dụng sẽ có bảo lãnh của Nhà nước Lào. Trong trường hợp doanh nghiệp Lào không có khả năng thanh toán, Chính phủ Lào sẽ chuyển sang thành nợ giữa hai Chính phủ.

- Nếu là tín dụng thương mại giữa hai Chính phủ thì doanh nghiệp tự lo nguồn vốn, tín dụng sẽ bao gồm thêm lãi suất và chi phí. Thời gian do doanh nghiệp thoả thuận.

Căn cứ tình hình thực tế, trên cơ sở quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Bộ Thương mại kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng hình thức tín dụng Chính phủ, nếu được áp dụng hình thức này doanh nghiệp có thể triển khai được nhanh, thể hiện được mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, đảm bảo được hiệu lực của Thoả thuận, Hiệp định đã ký kết giữa Ta và Bạn. Hình thức tín dụng Chính phủ là: Nhà nước giao nhiệm vụ, cho vay 50% vốn để doanh nghiệp sẽ vay của Ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Khi giao hàng xong doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi vốn bằng các phương thức:

- Nhập hàng của Lào về bán tại Việt Nam hoặc xuất khẩu.

- Nhận tiền Việt Nam hoặc Kíp Lào tại Ngân hàng liên doanh Việt Nam - Lào theo thời hạn thanh toán co hai bên thoả thuận.

- Nhận ngoại tệ chuyển đổi theo thoả thuận của hai bên.

Sau khi thanh quyết toán xong từng hợp đồng với Bạn, doanh nghiệp hoàn trả số vốn 50% của Nhà nước đã ứng trước đồng thời doanh nghiệp trả tiền vốn đã vay của ngân hàng. Với phương án này, nhà nước ứng trước 50% tiền vốn cho doanh nghiệp được chỉ định để thực hiện nhiệm vụ mà nhà nước giao cho, như vậy sẽ giải quyết được một phần khó khăn cho doanh nghiệp vì trên thực tế kinh doanh với Lào rất khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là bảo tồn vốn và có chút ít lãi nhưng trên hết là thực hiện nhiệm vụ chính trị nhà nước giao cho; Doanh nghiệp cũng phải bỏ vốn ra như vậy trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ phải được nâng cao để bảo toàn vốn của nhà nước cũng như vốn của doanh nghiệp.

Bộ Thương mại cũng đã họp bàn với một số doanh nghiệp đã nghiệm làm ăn với Lào, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng tín dụng Chính phủ, ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam  cũng kiến nghị Chính phủ một số điểm sau đây:

1. Vì là bán hàng theo phương thức trả chậm nên nhất thiết phải có bảo lãnh của Chính phủ Lào.

2. Thời hạn tín dụng: trước mắt xin làm thử trong năm 2003 để rút kinh nghiệm cho các năm sau.

3. Về vấn đề hoàn thuế VAT: vì là hàng bán trả chậm cho nên đề nghị Chính phủ cho phép hoàn thuế ngay sau khi các doanh nghiệp giao hàng cho Bạn.

4. Để tạo thuận lợi cho hàng Việt Nam cạnh tranh tại Lào đề nghị Chính phủ hỗ trợ cước cho hàng hoá tham gia chương trình tín dụng này.

Bộ Thương mại kiến nghị một số doanh nghiệp nhà nước tham gia chương trình tín dụng hàng hoá gồm: Công ty thực phẩm Miền Bắc, Công ty XNK với Lào; Công ty XNK Tổng hợp III; Ngoài ra các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, mỗi tỉnh có một đến hai công ty tham gia (kể cả công ty TNHH) trong số các công ty của tỉnh có kinh nghiệm kinh doanh với Lào và kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Xin gửi kèm theo:

- Công ty của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào đề nghị Việt Nam cấp tín dụng hàng hoá cho Lào.

- Góp ý của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trên đây là một số kiến nghị của Bộ Thương mại về phương án tín dụng hàng hoá cho Lào, Bộ Thương mại báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG



Phan Thế Ruệ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 1561/TM-CATBD ngày 15/04/2003 ngày 15/04/2003 của Bộ Thương mại về việc phương án cấp tín dụng hàng hoá cho Lào

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.236

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.144.197
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!