Kính gửi:
|
- Các Sở, ban, ngành; các tổ chức chính trị - xã
hội, các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã;
- Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội và các tổ chức kinh doanh điện;
- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố.
|
Căn cứ Công điện số 397/CĐ-TTg ngày 13/5/2023 của
Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó
với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;
Căn cứ Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 27/11/2020 của UBND
Thành phố về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn thành
phố Hà Nội;
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tình trạng nắng
nóng, hạn hán đã làm cho các hồ thủy điện thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng và
dự báo việc thiếu hụt này sẽ tiếp diễn đến cuối mùa cạn năm 2023, gây ảnh hưởng
rất lớn đến nguồn cung cấp điện của cả nước. Nhằm đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm
bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy phục vụ các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố trong năm 2023, đặc biệt là giai đoạn
cao điểm hè nắng nóng có nguy cơ thiếu điện do thiếu hụt nguồn nước, UBND thành
phố Hà Nội yêu cầu:
1. Các Sở, ban, ngành, các
tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố; văn phòng, trường
học; các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh - dịch vụ; Tổng công ty Điện lực
thành phố Hà Nội, các tổ chức kinh doanh điện, các tổ chức, cá nhân quản lý vận
hành hệ thống chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang
trí ngoài trời, các hộ gia đình... trên địa bàn Thành phố:
- Thực hiện nghiêm túc các nội dung theo Chỉ thị số
20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/5/2020 và Kế hoạch số 230/KH-UBND
ngày 27/11/2020 của UBND Thành phố về Tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn
2020-2025 trên địa bàn Thành phố và triển khai ngay các giải pháp cấp bách nhằm
tăng cường tiết kiệm điện trong từng lĩnh vực (tiết kiệm điện tại cơ quan, công
sở; tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng
cáo, trang trí ngoài trời; tiết kiệm điện tại các hộ gia đình; tiết kiệm điện tại
các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ; tiết kiệm điện tại các doanh nghiệp
sản xuất...), bảo đảm ổn định cung cấp điện giai đoạn cao điểm hè và trong năm
2023 trên địa bàn Thành phố.
(Có Phụ lục các nội dung quy định cụ thể về tiết
kiệm điện, bảo đảm ổn định cung cấp điện giai đoạn cao điểm hè năm 2023 trên địa
bàn thành phố Hà Nội đính kèm theo).
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
về tình hình khó khăn trong cung cấp điện hiện nay, tạo sự đồng thuận về chủ
trương tiết kiệm điện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trên địa
bàn, đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm hè năm 2023 để đảm bảo cung ứng điện
an toàn, ổn định.
- Chủ động phối hợp với Điện lực các địa phương xây
dựng kế hoạch và triển khai ngay các giải pháp cấp bách nhằm tăng cường tiết kiệm
điện tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...đảm bảo tối thiểu hàng năm tiết kiệm
điện 5,0% tổng điện năng tiêu thụ trong năm góp phần đảm bảo việc cung cấp điện
ổn định trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai các giải
pháp tiết kiệm điện tại cơ quan, doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc theo thẩm
quyền và chức năng nhiệm vụ được giao. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo
quy định.
- Tận dụng và huy động các nguồn lực để lắp đặt và
sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng
mặt trời để giảm tiêu thụ điện từ hệ thống quốc gia và Thành phố.
- Đề xuất khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành
tích trong triển khai thực hiện gửi Sở Công Thương để tổng hợp trình các cấp
khen thưởng theo quy định.
- Thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo định kỳ,
đột xuất theo quy định.
2. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố;
UBND các quận, huyện, thị xã; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội và các đơn
vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện tăng cường tiết kiệm điện, quản lý
nhu cầu điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển năng lượng
tái tạo trên địa bàn Thành phố theo các kế hoạch UBND Thành phố đã ban hành và
chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản này.
- Chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện
của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được
giao.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ
quan tuyên truyền thông tin liên tục, rộng rãi tới các đối tượng sử dụng điện
trên địa bàn biết và thực hiện.
- Chủ trì tham mưu UBND Thành phố tháo gỡ khó khăn,
đẩy nhanh tiến độ các công trình điện trên địa bàn sớm đi vào hoạt động.
- Chủ trì tổng hợp và phối hợp với Ban thi đua khen
thưởng Thành phố đề xuất khen thưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong việc triển khai nhiệm vụ, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng
theo quy định.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương, UBND Thành phố,
các cơ quan liên quan định kỳ, đột xuất theo quy định.
3. Sở Xây dựng
Khẩn trương phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức
triển khai thực hiện Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 07/3/2023 của UBND Thành phố về
nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối
với các hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại
các trường học thuộc phạm vi quản lý.
5. Sở Văn hóa và Thể thao
Triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối
với các hệ thống chiếu sáng quảng cáo.
6. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện
trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi, phát triển làng nghề; thực hiện nghiêm
quy định pháp luật về an toàn đập, hồ thủy lợi.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước,
hướng dẫn điều tiết nước tại hồ chứa thủy lợi, quản lý nguồn nước trong các hệ
thống công trình thủy lợi; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, cân đối nguồn nước
để điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước phù hợp đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước sinh
hoạt và sản xuất.
7. Sở Thông tin và Truyền
thông
- Hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội,
các cơ quan thông tấn, báo chí của Thành phố; phối hợp với các cơ quan tuyên
truyền của Trung ương dành thời lượng thích hợp để phát sóng các chương trình,
tổ chức các chuyên mục, đưa tin, bài tuyên truyền chủ trương của Chính phủ,
Thành phố về các giải pháp tiết kiệm điện, lợi ích của các nguồn năng lượng mới,
năng lượng tái tạo, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm hè năm 2023.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Tổng Công ty Điện lực
Thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã... đẩy mạnh công tác tuyên truyền
để các đối tượng sử dụng điện biết và thực hiện; tuyên truyền nêu gương các tổ
chức, cá nhân thực hiện tốt công tác tiết kiệm điện trên địa bàn.
8. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị
liên quan bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ triển khai tiết kiệm năng lượng
và hiệu quả trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố. Hướng
dẫn các đơn vị thực hiện theo quy định.
9. Ban Quản lý các Khu Công
nghiệp và chế xuất Hà Nội
- Thông báo các chủ trương, văn bản chỉ đạo của
UBND Thành phố về tiết kiệm điện tới các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh
trong Khu Công nghiệp.
- Phối hợp với các đơn vị tổ chức kiểm tra, giám
sát việc thực hiện tiết kiệm điện theo quy định.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền
thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tiết kiệm điện tới các đối tượng trong
phạm vi quản lý.
10. Sở Nội vụ (Ban thi đua
khen thưởng Thành phố)
Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, đề xuất khen
thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ; trình UBND Thành phố và các
cơ quan có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
11. Các tổ chức chính trị
- xã hội
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền
thông, các đơn vị liên quan... đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các đối tượng
sử dụng điện biết và thực hiện; tuyên truyền nêu gương các tổ chức, cá nhân thực
hiện tốt công tác tiết kiệm điện trên địa bàn.
12. Ủy ban nhân dân các quận,
huyện, thị xã
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền
thông, các đơn vị liên quan... đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các đối tượng
sử dụng điện trên địa bàn biết và thực hiện; tuyên truyền nêu gương các tổ chức,
cá nhân thực hiện tốt công tác tiết kiệm điện trên địa bàn.
- Quán triệt, triển khai ngay các giải pháp tiết kiệm
điện đến từng nhóm đối tượng sử dụng điện trên địa bàn quản lý.
- Chủ trì, phối hợp Công ty Điện lực địa phương
tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát việc thực hiện tiết kiệm điện trên địa
bàn.
13. Tổng công ty Điện lực
thành phố Hà Nội và các tổ chức kinh doanh điện khác:
- Thực hiện nghiêm các quy định về tiết kiệm điện
trong phân phối điện, bán lẻ điện; đảm bảo phương thức vận hành an toàn, ổn định
trong hệ thống điện; các giải pháp quản lý, kỹ thuật, đầu tư, cải tạo và nâng cấp
hệ thống lưới điện; bố trí kế hoạch cải tạo lưới điện hợp lý, hạn chế sự cố và
giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất.
- Tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý nhu cầu
điện, điều chỉnh phụ tải điện hợp lý đảm bảo an toàn hệ thống điện, an ninh
năng lượng; khuyến khích sử dụng điện năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố.
- Đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng
và thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện theo đúng quy định. Hạn chế tối đa
việc ngừng, giảm mức cung cấp điện vào ban đêm và thời gian cao điểm nắng nóng
trong ngày nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của người
dân, trừ những trường hợp bất khả kháng.
- Chỉ đạo các Công ty Điện lực địa phương làm việc
trực tiếp với các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, cơ sở dịch vụ, cơ sở sản
xuất để vận động, khuyến khích các khách hàng sử dụng máy phát điện dự phòng (nếu
có) nhằm chủ động thêm nguồn cung cấp điện.
- Tổ chức thống kê, theo dõi và báo cáo tình hình sử
dụng điện tại các công sở, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, có so
sánh với mức sử dụng điện của tháng cùng kỳ năm trước, báo cáo Sở Công Thương,
Sở Tài chính để có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, khách hàng không thực hiện
tiết kiệm điện.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện trong việc triển khai nhiệm vụ, kiểm tra và báo cáo kết quả thực
hiện.
- Chủ động phối hợp với Sở Công Thương, Sở Thông
tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng chuyên mục tuyên
truyền về thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn. Tăng cường thực hiện bài viết
thông tin về các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội, ngành điện trong việc thực hiện tiết kiệm điện, đặc biệt là trong giai
đoạn cao điểm nắng nóng năm 2023.
14. UBND thành phố Hà Nội
yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các đơn vị; Chủ tịch UBND các quận, huyện,
thị xã; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiêm túc triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh gửi Sở Công
Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công Thương xem xét, giải quyết
theo thẩm quyền./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Chính phủ; (để b/cáo);
- Bộ Công Thương; (để b/cáo);
- TT Thành ủy, TT HĐND TP; (để b/cáo);
- Chủ tịch UBND Thành phố; (để b/cáo);
- Các PCT UBND TP;
- Ban Tuyên giáo TU;
- CVP. PCVP N.M.Quân, TH, KTN;
- Lưu: VT, KTNQuyết.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
|
PHỤ LỤC
CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN TIẾT KIỆM ĐIỆN, BẢO ĐẢM ỔN ĐỊNH
CUNG CẤP ĐIỆN GIAI ĐOẠN CAO ĐIỂM HÈ NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Văn bản số 1487/UBND-KTN ngày 19/5/2023 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội)
1. Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, tòa nhà
văn phòng, trường học
- Điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở
lên.
- Mở máy điều hòa trễ trên 60 phút và tắt máy điều
hòa sớm trên 60 phút so với giờ bắt đầu và giờ kết thúc làm việc.
- Tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng
hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên, các khu vực công cộng.
- Khuyến khích sử dụng hoạt động 50% số thang máy
tùy theo tần suất phục vụ. Khuyến khích di chuyển bằng cầu thang bộ giữa các tầng
gần nhau.
- Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên tại phòng làm
việc.
- Sử dụng trang phục phù hợp với điều kiện thời tiết
và đảm bảo với Quy tắc ứng xử theo quy định trên địa bàn Thành phố.
2. Đối với các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch
vụ
- Điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở
lên.
- Mở máy điều hòa trễ trên 60 phút và tắt máy điều
hòa sớm trên 60 phút so với giờ bắt đầu và giờ kết thúc hoạt động.
- Tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng
hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên, các khu vực công cộng.
- Khuyến khích sử dụng hoạt động 50% số thang máy
tùy theo tần suất phục vụ. Khuyến khích di chuyển bằng cầu thang bộ giữa các tầng
gần nhau.
- Tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí, quảng
cáo, bảng hiệu từ 22h.
- Thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải khi
có đề nghị từ Công ty Điện lực địa phương phù hợp với tình hình kinh doanh của
đơn vị.
- Khuyến khích sử dụng máy phát điện dự phòng, điện
mặt trời (nếu có) để chủ động thêm nguồn cung cấp điện.
3. Đối với cơ sở doanh nghiệp sản xuất
- Tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng
hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên, các khu vực công cộng.
- Dịch chuyển một phần các hoạt động sản xuất sau 22h.
- Thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải khi
có đề nghị từ Công ty Điện lực địa phương phù hợp với tình hình sản xuất của
đơn vị.
- Khuyến khích sử dụng máy phát điện dự phòng, điện
mặt trời (nếu có) để chủ động thêm nguồn cung cấp điện.
4. Đối với các hệ thống chiếu sáng công cộng đô
thị
- Điều chỉnh thời gian mở đèn trễ 30 phút và tắt
đèn sớm 30 phút so với kế hoạch hiện nay (phù hợp điều kiện cụ thể).
- Đối với đèn chiếu sáng đường phố, ngõ xóm và khu
vực Ngoại thành:
+ Đường phố và các đường trục chính khu vực Ngoại
thành: Vận hành 1 chế độ; tắt 1/3 số đèn từ đầu giờ; Đối với các tuyến có 4 làn
đèn (như đường Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt): vận hành 2 chế độ, tắt 1/3 số đèn
ngay từ đầu và sau 23h cắt tiếp 1/3 số đèn còn lại đến sáng hôm sau.
+ Ngõ xóm và các khu vực còn lại: vận hành 2 chế độ,
tắt 1/3 số đèn ngay từ đầu và sau 23h cắt tiếp 1/3 số đèn còn lại đến sáng hôm
sau.
- Đối với hệ thống chiếu sáng trong các công viên,
vườn hoa mở: vận hành tối đa không quá 50% số đèn và cắt toàn bộ từ 23h.
5. Đối với các hệ thống chiếu sáng quảng cáo,
trang trí
- Giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng quảng cáo
trước 22h. Tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng quảng cáo từ 22h.
- Vận hành 30-50% hệ thống trang trí chiếu sáng kiến
trúc, số đèn trang trí trên dải phân cách và trên hè (dành cho người đi bộ).
- Tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí từ 22h.
Hệ thống trang trí thường xuyên vận hành Thứ 7 và Chủ nhật được vận hành đến
23h tại các khu vực trung tâm.
6. Đối với các hộ gia đình
- Thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm điện
trong hộ gia đình, tắt thiết bị khi không sử dụng,...
- Sử dụng máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở
lên.
- Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên trong nhà./.