Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 12457/BTC-TCHQ 2021 xe ô tô nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại

Số hiệu: 12457/BTC-TCHQ Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 29/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12457/BTC-TCHQ
V/v quản lý xe ô tô nhập khẩu không nhm mục đích thương mại

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2021

Kính gửi:

- Bộ Tư pháp;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Ngoại giao;
- Bộ Công an;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Giao thông Vận tải.

Về việc quản lý xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, Bộ Tài chính xin trao đi với Quý Bộ nội dung sau:

1. Ngày 11/09/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 143/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Theo đó, các trường hợp nhập khẩu xe không nhằm mục đích thương mại trước khi làm thủ tục nhập khẩu, cơ quan Hải quan thực hiện cấp giấy phép nhập khẩu xe, giấy phép nhập khẩu/tạm nhập khẩu xe của cơ quan hải quan không phải giấy phép nhập khẩu, tạm nhp khẩu thuộc quản lý chuyên ngành theo quy định của Luật Thương mại cũng như quy định của Luật Quản lý Ngoại thương và các Nghị định quy định chi tiết các Luật này, và theo quy định tại Thông tư 143/2015/TT-BTC thì mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu 01 xe ô tô/1 năm dưới dạng quà biếu tặng. Việc quản lý xe nhập khẩu/tạm nhập khẩu bằng hình thức cấp giấy phép nhập khẩu của cơ quan Hải quan quy định tại Thông tư 143/2015/TT-BTC là kế thừa các quy định trước đây nhằm đảm bảo quản lý đối với mặt hàng xe ô tô nhập khẩu/tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Về số lượng nhập khẩu theo loại hình này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thị trường xe nhập khẩu, ví dụ năm 2020 số lượng xe ô tô nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại là 493 xe chiếm 0,65 % so với tổng lượng xe ô tô dưới 09 chỗ ngồi nhập khẩu (75.576 xe), tuy nhiên đều là các xe sang, trị giá cao.

2. Thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tài chính đã rà soát Luật Hải quan, Luật Quản lý Ngoại thương và các Nghị định quy định chi tiết thì không có quy định giao Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện cấp giấy phép nhập khẩu cho xe nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Do vậy, Bộ Tài chính dự kiến sẽ bãi bỏ nội dung cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy quy định tại Thông tư số 143/2015/TT-BTC dẫn trên. Khi bỏ quy định cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô/xe gắn máy, các đối tượng quy định tại Thông tư số 143/2015/TT-BTC sẽ thực hiện thủ tục nhập khẩu trực tiếp tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập, cửa khẩu nhập khẩu/tạm nhập thực hiện theo quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan sẽ kiểm soát chặt chẽ về hồ sơ hải quan, trị giá hải quan và các quy định về kiểm tra chất lượng xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu.

3. Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, không áp dụng đối với xe ô tô nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (xe ô tô nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 116/2017/NĐ-CP) nên trong trường hợp quan Hải quan không thực hiện cấp giấy phép nhập khẩu xe, có khả năng doanh nghiệp sẽ lợi dụng để nhập khẩu xe không nhằm mục đích thương mại vì không bị ràng buộc bởi các điều kiện quản lý theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP .

Do vậy, để đảm bảo quản lý đối với mặt hàng xe ô tô nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, căn cứ trách nhiệm của Bộ Công Thương quy định tại Điều 6 Luật Quản lý Ngoại thương, Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương và các Bộ có ý kiến về dự kiến bãi bỏ quy định cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô không nhằm mục đích thương mại tại Thông tư 143/2015/TT-BTC , đồng thời có đề xuất chính sách và biện pháp quản lý để tránh bị lợi dụng, gian lận thương mại.

Trong trường hợp thống nhất với Bộ Tài chính, đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải xem xét có cần bổ sung thay thế chính sách quản lý đối với loại hình nhập khẩu này và thông báo cho Bộ Tài chính để các bên thống nhất thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ Tài chính trân trọng sự phối hợp của các Bộ và xin nhận lại ý kiến tham gia trước ngày 05/11/2021./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, TCHQ ( b)
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 12457/BTC-TCHQ ngày 29/10/2021 về quản lý xe ô tô nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.424

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.64.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!