BỘ
THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 0452TM/XNK
V/v cơ chế dự trữ phân bón
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2003
|
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ về việc xây dựng cơ chế dự trữ phân bón, ngày 19 tháng 2 năm 2003 Bộ Thương
mại đã tổ chức cuộc họp gồm đại diện Văn phòng chính phủ,Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Nghiệp và Tổng công ty Vật tư
nông nghiệp (Vigecam)để lấy ý kiến. Bộ Thương mại xin tổng hợp báo cáo Thủ tướng
Chính phủ như sau:
1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU VÀ
CUNG ỨNG PHÂN BÓN TRONG 2 NĂM 2001 VÀ 2002.
Thực hiện Quyết định số
46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2001 việc nhập khẩu
phân bón được thực hiện hoàn toàn theo cơ chế thị trường; Nhà nước bỏ cơ chế quản
lý nhập khẩu bằng giao chỉ tiêu và doanh nghiệp đầu mối; các Doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh ngành hàng vật tư nông nghiệp hoặc
phân bón được nhập khẩu phân bón theo nhu cầu sản xuất và kinh doanh.
Trong 2 năm qua, tình hình cung cầu
phân bón trên thị trường trong nước tương đối ổn định, không xảy ra tình trạng
thiếu hoặc thừa phân bón. Nhân tố quan trọng nhất có tác dụng ổn định thị trường
trong nước thời gian qua là thị trường phân bón thế giới tương đối ổn định. Điều
này đã khiến các doanh nghiệp yên tâm nhập khẩu, hàng về đúng tiến độ, đủ số lượng,
đúng chủng loại, kịp thời phục vụ sản xuất. Dưới đây là lượng phân bón nhập khẩu
trong 2 năm 2001-2002 và dự kiến nhu cầu nhập khẩu của năm 2003.
đơn vị tính: 1.000 tấn
2001 2002 DK2003
T.Số 3.174 3.825 3.900
Trong đó:
UREA 1.610 1.800 1.950
SA 352 549 500
NPK 157 243 150
DAP 535 600 700
KALI 520 633 600
2. DIỄN BIẾN GIÁ PHÂN BÓN
Trong 9 tháng đầu năm 2002 giá urea
trên thị trường thế giới tương đối ổn định, trung bình ở mức 125-135 USD/MT;
Sang tháng 10, tháng 11 giá tăng nhẹ và bắt đầu tăng mạnh từ tháng 12/2002: mức
trung bình tháng 12/2002 Khoảng 135-145 USD/MT; cuối tháng 1 và đầu tháng
2/2003 Khoảng 155-160 USD/MT; Hiện nay Khoảng 160-166 USD/MT.
Giá urea trên thị trường thế giới
tăng đã kéo theo giá urea trên thị trường trong nước tăng , tuy nhiên giá trong
nước tăng với mức thấp hơn so với giá nhập khẩu do lượng phân bón về trong
tháng 1 và 2/2003 vẫn thuộc các hợp đồng được ký năm 2002 với mức giá thấp. Giá
urea trong nước hiện nay Khoảng 2.600 đồng/kg, tăng Khoảng 300 đồng/kg so với mức
trung bình,trong cả năm 2002.
(Giá NK trên là giá CF cảng Việt Nam,
phân bón đóng bao.
- Giá trong nước là giá bán buôn; Giá
bán lẻ cộng thêm 150-200 đ/kg tuỳ theo Khoảng cách vận chuyển)
Giá các loại phân khác như SA,DAP,NPK
và KaLi trên thị trường trong và ngoài nước cũng tăng. Tuy nhiên ảnh hưởng tăng
giá của chúng đối với sản xuất không lớn do lượng nhập khẩu của mỗi loại ít và
có thể dùng loại phân khác thay thế khi cần thiết.
Dự kiến giá phân bón các loại trên thị
trường thế giới cũng như trên thị trường trong nước còn tiếp tục tăng.
3. CÂN ĐỐI CUNG CẦU UREA
Theo cân đối của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, nhu cầu urea 2003 ước Khoảng 2.100.000 tấn. Sản xuất
trong nước mới chỉ đảm bảo 150.000 tấn, cần nhập khẩu Khoảng 1.950.000 tấn;
trong đó nhập khẩu cho vụ Hè thu Khoảng 500.000 tấn, Vụ Mùa 520.000 tấn và Vụ
đông xuân Khoảng 1.080.000 tấn.
Tính đến 31/12/2002, sau khi cân đối
đủ urea cho vụ đông Xuân 2002 ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì lượng urea chuyển
qua cho vụ Hè thu năm 2003 Khoảng 200.000 tấn.
Muốn ổn định thị trường phân bón vụ
Hè thu và có lượng urea thích hợp gối đầu vụ mùa (nhu cầu của 2 vụ này Khoảng
1.200.000 tấn) thì nhập khẩu trong các tháng 1,2,3,4 phải đảm bảo đạt tối thiểu
500.000-550.000 tấn.
Như vậy, tính đến 30/4/2003 khi bước
vào thời vụ Hè thu, tổng nguồn cung cấp phải có Khoảng 700.000-750.000 tấn thì
mới ổn định được thị trường. Nếu thị trường phân bón thế giới ổn định như năm
2002 thì việc nhập khẩu một lượng urea như vậy hoàn toàn mang tính khả thi.
Nhưng trong Điều kiện giá tăng như hiện nay thì khó có thể nhập đủ để đảm bảo
nhu cầu. Vì vậy nếu Nhà nước không có nguồn dự trữ thì khó có thể loại bỏ được
khả năng “sốt giá” có thể xảy ra vào cuối vụ Hè thu và đầu vụ Mùa.
Xuất phát từ tình hình trên việc
Chính phủ quyết định xây dựng cơ chế dự trữ phân bón để hỗ trợ thị trường phân
bón trong nước là phù hợp.
4. KIẾN NGHỊ CƠ CHẾ DỰ TRỮ PHÂN BÓN
Tại cuộc họp có những ý kiến khác
nhau về việc nên áp dụng cơ chế dự trữ Quốc gia hoặc áp dụng cơ chế dự trữ lưu
thông vì phân bón để trong kho lâu ngày sẽ giảm chất lượng, ảnh hưởng đến cây
trồng và đất đai; và dự trữ với số lượng bao nhiêu cho phù hợp.
Theo quan Điểm của Bộ Thương mại, áp
dụng cơ chế dự trữ lưu thông là phù hợp. Vì vậy, Bộ Thương mại trình Thủ tướng
Chính phủ cơ chế dự trữ phân bón dưới đây:
Trong các loại phân bón nhập khẩu thì
urea có lượng nhập khẩu lớn nhất và là loại phân bón có ảnh hưởng nhất đến sản
xuất nông nghiệp và sản xuất phân bón tổng hợp trong nước nên đề nghị chỉ áp dụng
cơ chế dự trữ lưu thông đối với urea.
Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp tại
Việt Nam mang tính thời vụ và khu vực tương đối rõ ràng. Cho nên cần thiết phải
có nguồn dự trữ ở cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam thì mới có thể đáp ứng nhu cầu
thời vụ kịp thời.
Về số lượng dự trữ: đề nghị 10-15% tổng
nhu cầu, tương đương 200.000-300.000 ngàn tấn, trong đó:
Nhu cầu Mức dự trữ
T.Số 2.100.000 tấn 200.000-300.000 tấn
Trong đó:
Miền Bắc 650.000 - 65.000-97.500-
Miền Trung 350.000 -
35.000-52.500 -
Miền Nam 1.100.000 - 110.000-165.000
-
Mỗi khu vực chỉ định 2-3 doanh nghiệp
có đủ Điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu, cụ thể:
+ là doanh nghiệp đã tham gia nhập khẩu
trong 2 năm 2001 và 2002 với lượng urea nhập khẩu chiếm vị trí từ 1-3 trong khu
vực. (có danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu ure trong 2 năm 2001 và năm 2002
được kê theo thứ tự từ cao xuống thấp đính kèm).
+ Tình hình tài chính lành mạnh.
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu và chỉ đạo
cụ thể về thời Điểm nhập khẩu và thời gian dự trữ hàng.
Doanh nghiệp được giao nhập khẩu dự
trữ được vay vốn ngân hàng với lãi suất bằng 0% đối với lượng urea nhập dự trữ.
5. KIẾN NGHỊ BỎ THUẾ VAT ĐỐI VỚI CÁC
LOẠI PHÂN BÓN
Để hỗ trợ cho nông dân, trong mấy năm
vừa qua Nhà nước đã bỏ chế độ phụ thu đối với tất cả các loại phân bón nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu hiện chỉ còn áp dụng đối với NPK (3%) và lân (5%) nhằm bảo hộ sản
xuất NPK và lân trong nước. Riêng thuế VAT hiện vẫn là 5% áp dụng cho tất cả loại
phân bón.
Trong Điều kiện hiện nay đề nghị Nhà
nước cho phép bỏ thuế VAT nhằm góp phần bình ổn thị trường và hỗ trợ cho sản xuất
nông nghiệp.
Bộ Thương mại xin kính trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét và cho ý kiến chỉ đạo.
|
KT/
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG
Phan Thế Ruệ
|
THỐNG
KÊ DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU
(theo thống kê của Tổng cục Hải quan)
đơn vị
tính: tấn
2001
2002 T. cộng
1. TCT Vật tư Nông nghiệp (Bắc,Trung,
Nam) 492.004 466.763 958.767
2. Cty Vật tư tổng hợp Hà anh Hà nội
(M.Bắc) 322.214 467.965 790.179
3. Cty Vật tư KTNN Cần Thơ (M.Nam)
203.349 155.762 359.111
4. Cty Nông Sản (Bộ NN&PTNT)(M.Bắc)
17.266 205.028 222.294
5. Cty Vật tư NN Quảng Nam (M.Trung)
122.410 - 122.410
6. Cty Vật tư NN Nghệ An (M.Bắc)
35.601 55.483 90.544
7. Cty Lương thực và Công nghiệp thực
phẩm (MT) - 80.972 80.972
8. Cty TNHH Hoàng Lê (M.Nam) - 56.892
56.892
9. Cty XNK Hà Tĩnh(M.Bắc) - 41.929
41.929
10. Công ty Thương mại Gia Lai
(M.Trung) 41.000 - 41.000
11. Cty Lương thực Vật tư NN Đăclăk
(MT) - 34.576 34.576
12. TCT Cà phê Việt Nam (M. Nam)
24.822 - 24.822
13. Cty XNK Ngũ cốc (M.Nam) 22.434 -
24.434
14. Cty KTNN Bình định (M.Trung)
15.000 - 15.000
15 . Các đơn vị khác 115.104 232.320
347.424
1.605.285 1.736.655
3.464.010