TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 7251/CT-TTHT
V/v trả lời chính sách thuế GTGT
|
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2018
|
Kính gửi: Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính
Cục thuế TP Hà Nội nhận được Phiếu chuyển số
63/PC-TCT ngày 30/01/2018 của Tổng cục Thuế chuyển thư hỏi của độc giả Trần Tử
Minh ở Hà Nội (Phiếu số 0124-03/THTK-DVC do Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài
chính chuyển đến (sau đây gọi là “Độc giả”) hỏi về chính sách thuế. Cục thuế TP
Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 3, Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày
12/02/2007 của Chính phủ:
“1. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp
đến mua bán hàng hóa là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
phân phối, các hoạt động khác được quy định tại Chương IV, Chương V, Chương VI của Luật Thương mại.
2. Xuất khẩu, nhập khẩu là các hoạt động được quy định tại
Điều 28 của Luật Thương mại.
3. Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện
và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng
lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
4. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ
nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương
nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên
trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến
nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm
quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống
phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
5. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại
lý mua bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
6. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động
phân phối.”
- Căn cứ Điều
2 Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22/04/2013 của Bộ Công Thương
quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt
động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam:
“Điều 2. Phạm vi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa
và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiến
hành các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng
hóa theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập
cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp và các
quy định của pháp luật có liên quan”.
- Căn cứ Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy
định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế quy định:
+ Tại khoản 5 Điều 1 quy định:
“5. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất,
doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên
lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu trừ các trường hợp quy định
tại Khoản 3 Điều này và các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài
chính quy định.
Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa
tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về
đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không
áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu
chuẩn, kiểm tra chuyên ngành
chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý
bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.”
+ Tại Khoản 7 Điều 1 quy định:
“7. Doanh nghiệp chế xuất được cấp Giấy phép kinh
doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua
bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan
đến hoạt động mua bán
hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp chế
xuất hoặc thành lập chi
nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động
này... ”
+ Tại Điều 2 quy định về hiệu lực thi hành:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
25/12/2015.
2. Bãi bỏ Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế.”
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số
209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế
giá trị gia tăng quy định:
+ Tại Khoản 6 Điều 3 Chương I quy định về người nộp thuế:
“Điều 3. Người nộp thuế
6. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp
đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp,
khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động
sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập
khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty
TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi
nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán
chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện
kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty
TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.”
+ Tại Khoản 20 Điều 4 quy định:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
20...Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho
bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công
nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các
khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu...”
- Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC
ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy
định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về loại và hình thức
hóa đơn:
“Điều 3. Loại và hình thức hóa đơn
2. Các loại
hóa đơn:
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
…
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào
nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng
hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá
nhân trong khu phi thuế quan ” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư
này).
Ví dụ:
- Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài
(ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa
đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế
quan".
- Căn cứ khoản Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi khoản 2 Điều 3
Thông tư số 39/2014/TT-BTC:
“1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
"2. Các loại hóa đơn:
…
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
…
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và
khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn
ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5
ban hành kèm theo Thông tư này).
Ví dụ:
- Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng
vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng
hóa đơn bán hàng khi bán vào nội địa, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong
khu phi thuế quan”; khi
bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam), doanh nghiệp C không cần
lập hóa đơn bán hàng.
Căn cứ quy định nêu trên, Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn Độc giả về nguyên tắc như
sau:
Trường hợp Công ty của Độc giả là doanh nghiệp chế xuất,
có nhu cầu thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng
hóa tại Việt Nam thì Công ty phải được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua
bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt
Nam.
Trường hợp được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động
mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại
Việt Nam, khi bán hàng hóa vào nội địa, Công ty thực hiện như sau:
- Công ty phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến
hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn
cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế
xuất để thực hiện hoạt động này. Các thủ tục thay đổi nội dung đăng ký thuế,
đăng ký thành lập chi nhánh (nếu có) của các công ty thành lập theo Luật Doanh
nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội.
- Khi bán hàng vào nội địa thì Công ty sử dụng hóa
đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
- Các nội dung vướng mắc về thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, đề nghị Độc giả liên hệ với cơ
quan hải quan để được hướng dẫn thực hiện.
Nếu còn
vướng mắc, đề nghị Độc giả cung cấp hồ sơ liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực
tiếp để được giải đáp cụ thể.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Cổng thông tin điện tử
- Bộ Tài chính được biết và hướng dẫn Độc giả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Thuế (để báo cáo);
- Phòng pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|