TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ
TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 7179/CT-TTHT
V/v đối
tượng kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
|
Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2018
|
Kính gửi: Công ty cổ phần đầu tư và dịch
vụ đô thị Việt Nam
(Đ/c: Số 62,
phố Nguyễn Thị Định, phường
Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội)
MST:
0101407810
Trả lời công văn số 20/2018/VSC-CV/TCKH ngày
05/01/2018 của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ đô thị Việt Nam (sau đây gọi tắt
là VINASINCO) hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 2 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày
11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, quy định:
“4. Đơn vị cấp nước bán buôn là đơn vị cấp nước thực
hiện việc bán nước sạch cho một đơn vị cấp nước khác để phân phối, bán trực tiếp đến khách hàng sử dụng
nước.
5. Đơn vị cấp nước bán lẻ là đơn vị cấp nước thực hiện việc
bán nước sạch trực tiếp đến khách hàng sử dụng nước.”
- Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số
95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 19/5/2009 của Bộ Tài
chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc,
phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô
thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn (có hiệu lực kể từ ngày 8/7/2009).
- Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số
75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của Bộ Tài chính- Bộ Xây dựng- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
quy định về giá bán buôn nước sạch (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/6/2012
và thay thế Thông tư Liên tịch số 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN).
- Căn cứ Thông tư liên tịch số
125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm
2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải (có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2004):
+ Tại Điểm 1 Phần I quy định về đối tượng chịu phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải:
“1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là nước thải công
nghiệp và nước thải sinh hoạt.
...b) Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường
từ:
- Hộ gia đình;
...- Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ khác;
- Các đối tượng khác có nước thải không thuộc đối tượng
quy định tại điểm a, b nêu trên. ”
+ Tại Điểm 3 Phần I quy định về đối tượng nộp phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải:
“3. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là hộ gia đình đơn vị, tổ chức có nước thải được hướng dẫn
tại điểm 1 phần này. ”
+ Tại Tiết a, Tiết đ Điểm 1 Mục IV quy định về nộp
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh
hoạt:
"1. Phí
bảo vệ môi trường đối
với nước thải sinh hoạt
a) Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của
các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đồng thời với việc thu tiền sử dụng
nước sạch. Tổ chức, cá nhân là đối
tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh
hoạt có nghĩa vụ nộp đủ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho
đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hóa đơn bán hàng hàng tháng. ”
“đ) Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01
tháng 01 năm dương lịch, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường
phải thực hiện quyết toán với Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc
thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được trên địa bàn theo đúng chế
độ quy định.”
- Căn cứ Mục 3 Thông tư liên tịch số
106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi
trường sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày
18/12/2003 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số
67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải (có hiệu lực thi hành từ ngày 07/10/2007):
“3. Sửa đổi, bổ sung điểm c, điểm d khoản 1 mục IV
Thông tư số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT như sau:
“c)...Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch căn cứ
vào số phí thu được thực hiện tính, lập tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư
này) gửi Cục thuế để
theo dõi, quản lý. Ủy ban nhân dân xã, phường căn cứ vào số phí thu được thực
hiện tính, lập tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (theo
mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Chi cục thuế để theo dõi, quản lý. Cuối năm, Ủy ban nhân dân
xã, phường thực hiện quyết toán với Chi cục thuế việc thu, nộp theo đúng quy định.
d) Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán số tiền phí bảo vệ môi trường do đơn vị
cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường nộp vào chương, loại, khoản
tương ứng, mục và tiểu
mục 042.01 của Mục lục
Ngân sách nhà nước hiện hành và điều tiết ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại
khoản 3 mục V Thông tư này”. ”
- Căn cứ Thông tư số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày
15/5/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện
nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013):
+ Tại Khoản 2 Điều 1 quy định về đối tượng chịu phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
“Điều 1. Đối tượng chịu phí
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là nước thải ra môi trường, gồm nước thải công nghiệp
và nước thải sinh hoạt.
...2. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:
a) Hộ gia đình;
...e) Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng,
khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;
g) Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải
không được quy định tại khoản 1 Điều này.”
+ Tại Điều 3 quy định về người nộp phí:
“Điều 3. Người nộp phí
1. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là hộ gia đình đơn vị, tổ chức, cá nhân có nước thải được
quy định tại Điều 1 Thông tư này.
…”
+ Tại Khoản 1 Điều 6 quy định về kê khai, nộp phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
“Điều 6. Kê khai, thẩm định và nộp phí
1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
a) Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của
các tổ chức, cá nhân là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đồng thời với việc thu tiền sử dụng nước
sạch. Tổ chức, cá nhân là người
nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có nghĩa vụ nộp đủ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho
đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc thanh toán tiền sử dụng nước
sạch theo hóa đơn bán hàng
hàng tháng.
...c) Đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt” tại Kho bạc Nhà nước trên địa
bàn. Tùy theo số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nhiều hay ít mà định
kỳ hàng ngày, tuần nộp số thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải vào tài khoản tạm thu phí. Hàng tháng, chậm nhất đến ngày 20 của
tháng tiếp theo, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách
nhiệm nộp số tiền phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải sinh hoạt trên tài khoản tạm thu vào ngân sách nhà nước, sau
khi trừ đi số phí được trích để lại cho đơn vị theo quy định.
Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tính toán số thu phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải sinh hoạt thu được, lập Tờ khai phí theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Cơ quan quản lý
thuế trên địa bàn.
…đ) Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01
năm tiếp theo, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
phải thực hiện quyết toán với cơ quan thuế địa phương việc thu, nộp tiền phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.”
- Căn cứ Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải (có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017):
+ Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 2 quy định về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải sinh hoạt:
“Điều 2. Đối tượng chịu phí
1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại
Nghị định này là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp
miễn thu phí theo quy định tại Điều 5
Nghị định này.
...3. Nước thải sinh hoạt là nước thải từ:
a) Hộ gia đình;
b) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ
trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ
trang nhân dân);
c) Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá
nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế
biến;
...đ) Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng,
khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;
e) Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải không được
quy định tại khoản 2 Điều này.”
+ Tại Khoản 2 Điều 3 quy định về cơ quan thu phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân sử dụng nước
sạch:
“Điều 3. Cơ quan thu phí
Cơ quan thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:
...2. Đơn vị cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân sử dụng nước sạch. ”
+ Tại Khoản 1 Điều 4 quy định về người nộp phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải:
“Điều 4. Người nộp phí
1. Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả chủ hộ gia đình) xả nước thải
quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải.
…"
+ Tại Khoản 1 Điều 8 quy định về kê khai, nộp phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
"Điều 8. Kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí
1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
a) Người nộp phí thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải cho đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hóa đơn bán hàng hàng tháng:
c)...Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tính toán số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được, lập tờ khai theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này gửi cơ quan thuế
trên địa bàn.
...đ) Hàng năm, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày 01
tháng 01 năm tiếp theo, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn phải thực hiện quyết toán với cơ quan thuế việc thu, nộp tiền phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải
sinh hoạt thu được theo đúng chế độ quy định."
- Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP
ngày 22/7/2013 của Chính phủ:
+ Tại Khoản 5 Điều 10 quy định về khai bổ sung hồ sơ
khai thuế:
“5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế
phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ
sung hồ sơ khai thuế.
Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm:...Trường
hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
...Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế
vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
của lần tiếp theo, nhưng
phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền
công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền
đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế
sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh:... ”
+ Tại Khoản 3 Điều 19 quy định về khai phí, lệ phí:
“3. Khai phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước
a) Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ
phí thuộc ngân sách nhà nước nộp hồ sơ khai phí, lệ phí cho cơ quan thuế quản
lý trực tiếp;
b) Khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là loại
khai theo tháng và khai quyết toán năm;
…"
+ Tại Điều 33 quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt nộp thừa:
“Điều 33. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
nộp thừa
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa
khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn
hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng
nội dung kinh tế (tiểu
mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền
vào ngân sách nhà nước. Đối với loại thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế.
…"
Căn cứ quy định trên và theo trình bày của VINASINCO,
Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau:
- Trường hợp VIWACO bán lẻ nước sạch cho VINASINCO để
VINASINCO sử dụng nước sạch phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của VINASINCO (giá bán lẻ nước sạch theo quy định
của pháp luật) thì VIWACO là đơn vị thực hiện
thu, nộp, kê khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của
VINASINCO gửi cơ quan thuế.
- Trường hợp VIWACO bán buôn nước sạch cho VINASINCO
để VINASINCO bán lẻ nước sạch trực tiếp đến khách hàng sử dụng nước (giá bán buôn
nước sạch do các bên tự thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật) thì
VINASINCO là đơn vị thực hiện thu, nộp, kê khai phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải sinh hoạt của các khách hàng sử dụng nước gửi cơ quan thuế.
- Trường hợp VINASINCO, VIWACO đã thu, nộp, kê khai
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
sinh hoạt chưa đúng theo quy định nêu trên thì thực hiện khai điều chỉnh bổ
sung hồ sơ khai quyết toán của năm có sai sót theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày
06/11/2013 của Bộ Tài chính. Nếu phát sinh số phí bảo vệ môi trường nộp thừa
thì xử lý theo quy định tại Điều 33 Thông
tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty cổ phần đầu tư
và dịch vụ đô thị Việt Nam được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng kiểm tra thuế số 6;
- Phòng pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|