BỘ TÀI
CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5857/BTC-TCT
V/v
kê khai bổ sung và xử lý vi phạm về thuế đối với người nộp thuế theo kiến nghị
của cơ quan thanh tra
|
Hà Nội,
ngày 05 tháng 5 năm 2015
|
Kính gửi: Cục Thuế các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ Tài chính nhận được công văn số
638/TTCP-VII ngày
01/4/2015 của Thanh tra Chính phủ về việc xử lý các khoản thu hồi phát hiện qua
thanh tra và hướng dẫn cơ quan Thuế kê khai bổ sung, xử lý vi phạm về thuế đối
với doanh nghiệp theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ. Căn cứ vào kiến nghị của
Thanh tra Chính phủ, để các Cục Thuế
và Người nộp thuế nghiêm túc chấp hành kết luận thanh tra, Bộ Tài chính hướng dẫn
việc chấp hành kết luận thanh tra như sau:
- Căn cứ quy định tại Khoản
1 Điều 10 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội “Điều 10.
Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng
thanh tra có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra,
có quyền giải trình
về nội dung thanh tra, có quyền và trách nhiệm khác
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
- Căn cứ quy định tại Khoản
3 Điều 58 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 nêu trên “Điều 58. Nghĩa vụ của
đối tượng thanh tra
(...) 3. Thực hiện yêu cầu, kiến nghị,
kết luận thanh tra, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng
đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và cơ
quan nhà nước có thẩm quyền”.
- Căn cứ quy định tại Khoản
1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ
quy định việc thực hiện kết luận thanh tra “Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
kết luận thanh tra
1. Kết luận thanh tra
phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện
nghiêm chỉnh.
2. Các sai phạm được xác định cụ thể,
rõ ràng trong kết
luận thanh tra phải được xử lý
nhanh chóng, nghiêm minh; kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được
xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật”.
- Căn cứ quy định tại Khoản
2 Điều 5 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Quản lý thuế “Điều 5.
Nguyên tắc tính thuế,
khai thuế, nộp thuế
(...) 2. Người nộp thuế phải khai
chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế và nộp đủ các chứng
từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
... Khi cơ quan thuế,
cơ quan có
thẩm
quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm
tra, thanh tra; nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp và được kiểm
tra, thanh tra (liên quan đến thời kỳ, phạm vi kiểm tra,
thanh tra) còn sai sót thì người nộp thuế được tự khai bổ sung, điều chỉnh; việc
xử lý căn cứ chế độ quy định và nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc khai
sót, chưa đúng phải điều chỉnh”.
- Căn cứ quy định tại Điểm
a Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày
22/7/2013 của Chính phủ “Điều 10. Quy định chung về khai thuế, tính thuế
(...) 5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp
hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp
cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
... Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp
cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp
hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế,
cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra
thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm
quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra
thì người nộp thuế được khai bổ
sung, điều chỉnh:
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai
thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra,
thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm
nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai
thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng
không thuộc phạm vi đã kiểm tra,
thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm
nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế
đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra,
thanh tra dẫn đến phát
sinh tăng số thuế phải nộp,
giảm số thuế đã được
hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp
thừa thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý
theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có
thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.
Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm
quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên
quan đến tăng, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện
khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết
định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ
quan có thẩm quyền (người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung)”.
- Căn cứ quy định tại Điều
105 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội “Điều
105. Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế
1. Các hành vi vi phạm
thủ tục thuế
bao
gồm:
a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế sau ngày hết hạn nộp hồ
sơ đăng ký thuế;
b) Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng
thời gian chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp
hồ sơ khai thuế theo quy định tại các
khoản 1, 2, 3 và 5 Điều
32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định
tại Điều 33 của Luật này;
c) Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời
gian từ ngày hết hạn phải nộp
tờ khai hải quan đến trước ngày
xử lý hàng hóa không có người nhận theo quy định của Luật hải quan đối với trường
hợp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 32 của Luật này;
d) Khai không đầy đủ các nội dung
trong hồ sơ thuế, trừ trường
hợp người nộp thuế khai bổ sung trong
thời hạn quy định;
đ) Vi phạm các quy định về cung cấp
thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
e) Vi phạm các quy định về chấp hành
quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế”.
- Căn cứ quy định tại Điều
6 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế “Điều 6. Xử phạt
đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung
trong hồ sơ thuế
Hành vi khai không đúng, không đầy đủ các nội
dung trong hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 31
của Luật quản lý thuế (trừ trường
hợp người nộp thuế được khai bổ
sung theo quy định) bị phát hiện sau thời hạn quy định nộp hồ sơ khai thuế:
1. Phạt tiền từ
400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu,
ghi sai các chỉ tiêu trên bảng
kê hóa đơn hàng
hóa, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ
thuế.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến
1.500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế
ghi thiếu, ghi sai
các chỉ tiêu trên hóa đơn và chứng từ khác liên quan đến
nghĩa vụ thuế.
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến
2.000.000 đồng đối với
hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết
toán thuế.
4. Phạt tiền từ
1.200.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây:
a) Có hành vi vi phạm quy định tại Khoản
5 Điều 10 và Khoản
7 Điều 11 Nghị định
này.
b) Có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ
sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến
thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế”.
- Căn cứ quy định tại Điều
8 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ nêu trên “Điều 8. Xử phạt đối với hành vi
vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan
đến xác định nghĩa vụ thuế
Hành vi vi phạm chế độ cung cấp thông tin liên quan
đến việc xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc
trường hợp khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận
thuế thì tùy theo
hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ
pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn
quy định từ 05 ngày làm việc trở lên.
b) Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên
quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn
quy định từ 05 ngày làm việc trở lên.
c) Cung cấp sai lệch về thông tin, tài
liệu, sổ
kế
toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế quá thời hạn
theo yêu cầu của cơ quan thuế.
2. Phạt tiền từ 800.000
đồng đến
2.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi:
a) Cung cấp không đầy đủ, không
chính xác các thông tin, tài liệu, chứng từ, hóa đơn, sổ kế toán liên
quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế trong thời hạn kê khai thuế; số hiệu tài khoản,
số dư tài khoản
tiền gửi cho cơ
quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
b) Không cung cấp đầy đủ, đúng
các chỉ tiêu, số liệu liên
quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng ký theo chế độ quy định, bị phát hiện
nhưng không làm
giảm nghĩa vụ thuế với ngân
sách nhà nước.
c) Không cung cấp; cung cấp không đầy đủ, không
chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi tại tổ
chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan trong thời hạn
03 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan thuế yêu cầu”.
- Căn cứ quy định tại Khoản
2 Điều 106 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội
quy định xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế:
“2. Người nộp thuế
khai sai dẫn đến làm thiếu
số tiền phải nộp
hoặc không khai thuế nếu tự giác khắc phục hậu
quả bằng cách nộp đủ
số tiền thuế phải
nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì bị xử phạt chậm nộp thuế theo
quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạt vi
phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế”.
- Căn cứ quy định tại Khoản 32 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày
29/11/2006 “Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật quản lý thuế:
(...) 32. Điều 106 được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“Điều 106. Xử lý đối với việc chậm nộp
tiền thuế
(...) 2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp nếu tự giác khắc
phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước
khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện
thì phải nộp tiền chậm nộp,
nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế”.
- Căn cứ quy định tại Điều
107 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội “Điều 107. Xử
phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc
tăng số tiền thuế được hoàn
Người nộp thuế đã phản ánh
đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ
nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc
tăng số tiền thuế được
hoàn hoặc khai sai nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 6 và khoản
7 Điều 108 của Luật này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc
tăng số tiền thuế được hoàn thì
phải nộp đủ số tiền thuế khai
thiếu, nộp lại số
tiền thuế được hoàn cao hơn
và bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền
thuế được hoàn cao hơn và phạt tiền thuế chậm nộp
trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn
cao hơn”.
- Căn cứ quy định tại Khoản
33 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội nêu trên “Điều
1
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
quản lý thuế:
(...) 33. Điều 107 được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“Điều 107. Xử phạt đối với hành vi
khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc
tăng số tiền thuế được hoàn
1. Người nộp thuế đã phản
ánh đầy đủ, trung
thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ
nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc
tăng số tiền thuế được hoàn
thì phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền thuế được hoàn
cao hơn và bị xử phạt 20% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được hoàn
cao hơn và tiền chậm nộp
tính trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn
cao hơn”.
- Căn cứ quy định tại Điều
13 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý
vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế “Điều 13. Xử
phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc
tăng số tiền thuế được hoàn
1. Các trường hợp khai
sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc
tăng số tiền
thuế được hoàn, bao gồm: (...)
2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1 Điều này là 10% tính trên số tiền thuế khai
thiếu hoặc số tiền thuế được
hoàn, số
thuế
được miễn, giảm cao
hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế.
3. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế thiếu, số tiền phạt;
số ngày chậm nộp
tiền thuế, tiền phạt chậm nộp
tiền thuế và ra
quyết định xử phạt
đối với người nộp thuế”.
- Căn cứ quy định tại Điều
10 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ nêu trên “Điều 10. Xử phạt
đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế
phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
1. Các trường hợp khai
sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
hoặc tăng số tiền thuế được
hoàn, bao gồm: (...)
2. Mức xử phạt đối với các
hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này là 20% tính trên
số tiền thuế khai
thiếu hoặc số tiền
thuế đã được hoàn,
số
thuế
được miễn, giảm cao hơn so
với quy định của pháp luật thuế.
3. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế
thiếu, số ngày chậm nộp
tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế: số tiền
phạt và ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đối với người nộp
thuế theo quy định.
4. Các trường hợp vi phạm quy định tại
Khoản 1
Điều
này ngoài việc bị xử phạt quy định tại Khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền thuế chậm nộp
vào ngân sách nhà nước.
5. Trường hợp, người nộp
thuế có hành vi khai
sai theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không
dẫn đến thiếu số thuế phải nộp,
tăng số thuế được miễn, giảm hoặc
chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà xử phạt
theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định này”.
- Căn cứ quy định tại Điều
108 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội đã được
sửa đổi, bổ sung tại Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội “Điều
108. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có một trong các
hành vi trốn thuế, gian
lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo
quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:...
”
- Căn cứ quy định tại Điều
14 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ nêu trên “Điều
14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian
lận thuế quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế ngoài việc phải nộp đủ số
tiền thuế trốn, số tiền
thuế gian lận thì còn bị xử phạt theo số lần tính trên số
tiền thuế trốn, số tiền
thuế gian lận như sau:
1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận
đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường
hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ
hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
(...)
2. Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn, gian lận đối
với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều
này, trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết
tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người
nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1
Điều này, trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có
tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một
tình tiết giảm nhẹ.
4. Phạt tiền 2,5 tính
trên số
thuế
trốn đối với người
nộp thuế khi có một trong
các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, trong các
trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết
tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
5. Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền
thuế trốn đối với người
nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, trong các
trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc
vi phạm lần thứ ba có
tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.
6. Việc xác định số tình tiết tăng nặng,
tình tiết giảm nhẹ để áp dụng mức phạt tiền quy định tại các khoản
2, 3, 4 và khoản 5 Điều này thực hiện theo nguyên tắc quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định
này.
Số tiền thuế trốn theo quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế không nộp do thực hiện một
trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế, bị cơ quan có
thẩm quyền phát hiện
và xác định trong biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế.
Các hành vi vi phạm quy định tại Điều
này bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc
bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số thuế phải nộp
hoặc làm tăng số
thuế
được hoàn, số
thuế
miễn, giảm thì
chỉ bị xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế”.
- Căn cứ quy định tại Điều
11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ nêu trên “Điều
11. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian
lận thuế quy định tại Điều 108 của Luật quản lý thuế thì bị
xử phạt theo số lần tính trên số
tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận,
như sau:
1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận
đối với người nộp
thuế vi phạm lần đầu không thuộc
các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc vi phạm lần thứ hai mà
có từ hai tình tiết
giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: (...)
2. Phạt tiền 1,5 lần tính trên số
tiền thuế trốn, gian lận đối
với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này
trong các trường hợp: Vi phạm lần đầu có tình tiết
tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có một tình tiết giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người
nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong các
trường hợp vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc
vi phạm lần thứ ba
nhưng có một tình tiết
giảm nhẹ.
4. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số
tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại
Khoản 1
Điều
này trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà có một
tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có
tình tiết giảm nhẹ.
5. Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền
thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong
trường hợp vi phạm từ lần thứ hai mà có 2 (hai) tình tiết tăng nặng
trở lên hoặc vi
phạm lần thứ 3 (ba) có
tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ tư trở đi.
6. Các hành vi trốn thuế, gian
lận thuế bị xử phạt quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều
này còn bị buộc áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận
vào ngân sách nhà nước là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước,
nhưng không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế đối với
số
thuế
trốn, số thuế gian lận.
Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp ngân
sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện
và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra,
thanh tra.
7. Các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k Khoản 1 Điều này bị phát
hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ
sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn
thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì chỉ bị xử
phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định
này”.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp:
1. Trước khi cơ quan thanh tra nhà nước
phát hiện, có kiến nghị truy thu đối với người nộp thuế do người nộp thuế có
hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được
hoàn mà người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu,
số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn vào NSNN thì người nộp
thuế chỉ bị xử phạt chậm nộp đối với số tiền thuế nộp thiếu hoặc số tiền
thuế đã được hoàn, được miễn, giảm cao hơn so với quy định nhưng không bị xử phạt
vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
2. Trường hợp người nộp thuế đã khai
thuế GTGT, khai quyết toán thuế TNDN với cơ quan thuế nhưng chưa được các cơ
quan có chức năng thanh kiểm tra, sau đó cơ quan thanh tra thực hiện thanh tra
tại cơ quan Thuế có tiến hành đối chiếu với người nộp thuế và lập biên bản xác
nhận số liệu với người nộp thuế, ra kiến nghị đối với cơ quan Thuế xử lý truy
thu số thuế phải nộp
mà người nộp thuế kê khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm
cao hơn so với quy định,
khi đó xử lý như sau:
- Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý người
nộp thuế căn cứ vào hành vi vi phạm của người nộp thuế đã được cơ quan thanh
tra phát hiện và kiến nghị xử lý để lập biên bản với người nộp thuế về các hành
vi vi phạm của người nộp thuế, ra quyết định xử lý vi phạm hành chính về
thuế đối với người nộp thuế. Việc lập biên bản với người nộp thuế về các hành
vi vi phạm nêu trên thực hiện tại trụ sở cơ quan Thuế.
- Nếu người nộp thuế vi phạm kê khai thiếu các loại
thuế liên quan, hoặc kê khai sai số
tiền thuế đã được hoàn, đã được miễn, giảm hoặc gian lận trốn thuế, thì người nộp
thuế phải nộp đủ số thuế kê khai thiếu, số thuế đã được hoàn, miễn, giảm do
khai sai, số thuế đã trốn. Ngoài ra, người nộp thuế vi phạm còn bị xử phạt chậm
nộp tiền thuế, xử phạt
vi phạm thủ tục thuế, xử phạt khai sai đối với số tiền thuế khai thiếu, số tiền
thuế đã được hoàn, miễn, giảm do khai sai, hoặc bị xử phạt trốn thuế.
3. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với kiến
nghị của cơ quan thanh tra, thì người nộp thuế phải có báo cáo giải trình với
cơ quan thanh tra. Sau khi có báo cáo giải trình của người nộp thuế, cơ quan
thanh tra đã có kết luận về giải trình của người nộp thuế thì người nộp thuế phải
thực hiện theo kiến nghị của cơ quan thanh tra.
4. Trường hợp cơ quan thanh tra đã ban
hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp
thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định tại Điểm
a Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ
Tài chính nêu trên.
5. Đối với người nộp thuế đã được cơ
quan Thuế thanh tra, kiểm tra, sau đó cơ quan thanh tra có kiến nghị khác so với
kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế, thì xử lý
như sau:
- Trường hợp cơ quan Thuế trực tiếp quản
lý người nộp thuế nhận thấy kiến nghị của cơ quan thanh tra là đúng và phù hợp
với các quy định của pháp luật thì thực hiện theo kiến nghị của cơ quan thanh
tra.
- Trường hợp cơ quan Thuế trực tiếp quản
lý người nộp thuế nhận thấy kiến nghị của cơ quan thanh tra là chưa phù hợp với
các quy định của Pháp luật thì phải có trách nhiệm báo cáo giải trình lại với
cơ quan thanh tra. Trường hợp cơ quan thanh tra đồng ý với báo cáo giải trình của
cơ quan Thuế, điều chỉnh lại kết luận tại biên bản thanh tra thì thực hiện theo
các kết luận của cơ quan thanh tra. Trường hợp cơ quan thanh tra không đồng ý với
ý kiến giải trình của cơ quan Thuế thì cơ quan Thuế thực hiện theo kết luận của
cơ quan thanh tra và cơ quan Thuế có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính về vấn đề
này.
6. Đối với các khoản tiền vi phạm về
thuế do các Đoàn Thanh tra Chính phủ phát hiện (tiền thuế, tiền chậm nộp, xử phạt
vi phạm hành chính về thuế do cơ quan Thuế xử phạt...) mà người nộp thuế chấp
thuận nộp vào NSNN ngay trong quá trình thanh tra và sau khi Tổng Thanh tra
Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, cơ quan Thuế thực hiện tổng hợp kết quả
phát hiện qua công tác thanh tra.
Bộ Tài chính hướng dẫn các Cục Thuế được
biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Thanh tra Chính phủ;
- Vụ PC (BTC), Vụ CST (BTC), Thanh tra BTC, Vụ CS, Vụ TTra, Vụ DTTT;
- Lưu: VT; TCT (VT, PC (2b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng
Anh Tuấn
|