Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 546/TCHQ-TXNK 2021 xử lý vướng mắc Luật quản lý thuế năm 2019

Số hiệu: 546/TCHQ-TXNK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Lưu Mạnh Tưởng
Ngày ban hành: 02/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 546/TCHQ-TXNK
V/v xử lý vướng mắc Luật quản lý thuế năm 2019, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2021

Kính gửi:

- Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai.
- Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Trả lời công văn số 2404/HQĐNa-TXNK ngày 7/12/2020 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, công văn số 1945/HQBP-NV ngày 17/12/2020 của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước phản ánh vướng mắc về việc thực hiện Luật quản lý thuế năm 2019, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, Tng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Căn cứ Luật quản lý thuế năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế.

Căn cứ các quy định nêu trên, Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý các vướng mắc theo phụ lục đính kèm. Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước nghiên cứu thực hiện.

Tng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước được biết và thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- C
ác Cục Hải quan tnh, thành ph(để t/h);
- Cục GSQL, Vụ Pháp ch
ế (TCHQ) để p/h;
- Lưu: VT, TXNK. (4b
).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Lưu Mạnh
ng

PHỤ LỤC

BẢNG TỔNG HỢP TRẢ LỜI VƯỚNG MẮC TRIỂN KHAI LUẬT QUẢN LÝ THUẾ NĂM 2019, NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2020/NĐ-CP
(Ban hành kèm theo công văn số 546/TCHQ-TXNK ngày 02/02/2021)

STT

Điều

Nội dung vướng mắc

Đơn vị gửi

Trả lời

l

Về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1

Điều 52 Luật quản lý thuế năm 2019, Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

1. Điều 52 Luật quản lý thuế, Điều 14, Điều 15 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định việc ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế kê khai không chính xác, đầy đủ ni dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế. Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định việc xphạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai sai.

Do chưa có sự thống nhất tên gọi các hành vi vi phạm nêu tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Nghị định số 128/2020/NĐ-CP dẫn đến nếu sử dụng tên gọi theo quy định của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì không xử phạt được và ngược lại, nếu sử dụng tên gọi theo quy định của Nghị định số 128/2020/NĐ-CP thì không ấn định thuế được. Đề nghị hướng dẫn thực hiện thống nhất.

Công văn s2404/HQĐNa- TXNK ngày 7/12/2020 của Cc Hải quan tỉnh Đồng Nai

- Về ấn định thuế: Việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế năm 2019, Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Luật quản lý thuế năm 2019, thì cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp: “a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vthuế”.

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định cơ quan hải quan ấn định thuế đối với trường hợp: “b) Người khai thuế không kê khai hoặc kê khai không chính xác, đy đủ nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế; kê khai sai đi tượng miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế; quá thời hạn quy định người khai thuế không báo cáo hoặc báo cáo số liệu không chính xác với cơ quan hải quan; quá thời hạn quy định người khai thuế không nộp bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cu của cơ quan hải quan hoặc đã nộp b sung hsơ khai thuế nhưng không đầy đ, chính xác các căn cứ tính thuế đế xác định số thuế phi nộp”.

Căn cứ quy định trên thì trường hợp người khai thuế kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế thì thuộc trường hợp bị ấn định thuế theo quy định.

- Về xử lý vi phạm:

Khoản 2 Điều 142 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phvề quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, gim, hoàn, không thu.

Nội dung hướng dẫn ghi Biên bản vi phạm hành chính được quy định tại Mẫu số MBB 01 ban hành kèm Thông tư số 90/2020/TT-BTC ngày 11/11/2020 của Bộ Tài chính quy định các Biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Đkhắc phục tình trạng mô tả hành vi “khai sai” theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP skhông thống nhất với hành vi “khai không chính xác” theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP , khi lập biên bản công chức cần đồng thời sử dng các cụm từkhai không chính xác, không đầy đủ, khai sai” để làm cơ sở ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Đề nghị Cc Hải quan tỉnh Đồng Nai căn cứ vào các quy định nêu trên đthực hiện.

2

Điểm b khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, thì: “Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xlý vi phạm hành chính”.

Nếu tại thời điểm doanh nghiệp khai bổ sung quá thời hạn quy định làm tăng số tiền thuế được miễn thì cơ quan hải quan thực hiện xử lý về thuế, như vậy phát sinh các vướng mc như sau:

Thực hiện ấn định thuế tại thời điểm doanh nghiệp khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng sau khi thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, qua kiểm tra hồ sa, sổ sách kế toán doanh nghiệp cung cấp, xác định lại sliệu tại bn khai bổ sung báo cáo quyết toán là chưa chính xác, dẫn đến stiền thuế ấn định tại thời điểm xử lý khai bổ sung nhỏ hơn số tiền thuế ấn định được xác định lại ti thời điểm kiểm tra tai trụ sdoanh nghiệp thì có hoàn thuế, hoàn tin phạt vi phạm hành chính cho doanh nghiệp hay không (stiền phạt VPHC tha do tính theo tỷ lệ % trên số tiền thuế ấn định).

Công văn số 1945/HQBP- NV ngày 17/12/2020 của Cục Hải quan tnh Bình Phước

- Vviệc khai bổ sung báo cáo quyết toán, ấn định thuế:

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định về sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán.

Căn cứ quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế năm 2019, Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhp khẩu.

Trường hợp doanh nghiệp phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán và thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán theo đúng quy định của pháp luật về hải quan thì cơ quan hải quan không thực hiện n định thuế.

Trường hợp sau khi kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế, cơ quan hải quan đã ban hành quyết định ấn định thuế đối với số lượng hàng hóa không đủ điều kiện miễn thuế thì doanh nghiệp không được thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan.

- Về việc hoàn trả tiền thu từ xử phạt vi phm hành chính: việc hoàn trả tiền thu từ xử phạt vi phm hành chính được quy định tại Điều 6 Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xphạt vi phạm hành chính. Đnghị Cục Hải quan tnh Bình Phước căn cứ vào quy định nêu trên để xem xét xử lý.

3

Điểm m khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Theo quy định tại điểm m khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, thì:

"m) Hàng hóa nhập khu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm c, thế chấp để làm tài sản bảo đm các khoản vay, trường hợp tchức tín dụng phải xử lý tài sản cầm c, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ nhưng người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định ca pháp luật về hải quan”.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm 5 khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP; điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan thì thời điểm chuyển mục đích sử dụng hàng hóa so với mục đích miễn thuế ban đầu doanh nghiệp phải mở tờ khai mới, trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng...

Đề nghị hướng dẫn thời điểm chuyển mục đích sử dụng hàng hóa để xác định trị giá tính thuế là tính từ thời điểm khi Ngân hàng niêm phong tài sản hay là tại thời điểm khi tổ chức thực hiện bán đấu giá được hoặc thực hiện tại thời điểm Nghị định số 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Nếu trường hợp xác định thời điểm chuyển mục đích sử dụng là thời điểm ngân hàng niêm phong hoặc thời điểm Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì việc xác định trị giá hải quan dựa theo số liệu nào trong trường hợp Công ty ngưng hoạt động không còn ghi chép sổ sách kế toán nữa...

Công văn s 2404/HQĐNa- TXNK ngày 7/12/2020 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019, thì:

“2. Hàng hóa nhập khẩu đã sdụng tại Việt Nam có thay đổi mục đích sdụng so với mục đích đã được xác định thuộc đi tượng không chịu thuế, miễn thuế:

b) Hàng hóa nhập khẩu khác:

b.1) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để tiêu hủy, trị giá hải quan là trị giá khai báo;

b.2) Trường hợp hàng hóa thay đi mục đích để bán: trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa;

b.3) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm b.1 điểm b.2 khoản này, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa”.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm c, thế chấp đlàm tài sản bảo đảm các khoản vay, trường hợp tchức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hi nợ thì thời điểm để xác định trị giá tính thuế là thời điểm tổ chức tín dụng xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.

Trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán theo quy định tại điểm b.2 khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính.

4

Điểm m khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Tchức tín dụng có trách nhiệm nộp thuế trong 02 trường hợp sau không?

+ Trường hợp người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay phát sinh trước thời điểm Nghị định số 126/2020/NĐ-CP được ban hành và vic xử lý tài sản cầm cố, thế chấp tại thời điểm Nghị đnh số 126/2020/NĐ-CPhiệu lực.

+ Trường hợp tổ chức tín dụng phải xử lý tài sn cầm cố, thế chấp theo quy định của pp lut để thu hồi ntrước thời điểm hiệu lực của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Phát sinh thực tế: Các doanh nghiệp nhập khẩu điều theo loại hình SXXK thực hiện cm cố, thế chấp nguyên liệu điều thô và nhân điều thành phm cho các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng đã thanh lý tài sản cầm cố, thế chấp để thu hi nợ nhưng không thông báo cơ quan hải quan. Trong trường hợp này, đối với hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế...thì doanh nghiệp hay ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm?

Công văn số 1945/HQBP- NV ngày 17/12/2020 của Cục Hải quan tnh Bình Phước

a) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp trước ngày 5/12/2020 (thời điểm Nghị định 126/2020/NĐ-CP) có hiệu lực:

Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018) của Chính phủ quy định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Căn cứ Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính quy định nguyên tắc thực hiện khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa: Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới; Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có theo quy định).

Căn cứ quy định nêu trên, tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế nhưng có thay đổi mục đích được miễn thuế (bị kê biên, bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng) thì Công ty (chủ hàng hóa) phải khai tờ khai hải quan mới và kê khai, nộp đủ các loại thuế ở khâu nhập khẩu trước khi thực hiện kê biên, bán đấu giá.

Trường hợp tài sản bảo đảm là hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế chưa hoàn thành thủ tục hải quan khai thay đổi mục đích sử dụng nhưng đã thực hiện kê biên, bán đấu giá, cơ quan hải quan căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, khoản 3 Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ ban hành quyết định ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thay đổi mục đích sử dụng. Công ty có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế ấn định, tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp cho cơ quan hải quan.

Trường hợp Công ty không thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thay đổi mục đích sử dụng, cơ quan hải quan ban hành Quyết định ấn định thuế kèm thông báo về việc ấn định thuế đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng cho cơ quan, tổ chức thu tiền bán đấu giá để thực hiện trích nộp tiền thuế, tiền chậm nộp từ tiền bán đấu giá cho cơ quan hải quan.

(Về vấn đề này, TCHQ đã có công văn s1670/TCHQ-TXNK ngày 17/3/2020 hướng dẫn thc hiện).

b) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp từ ngày 5/12/2020 (thời điểm Nghị định 126/2020/NĐ-CP) có hiu lực:

Căn cứ quy định tại điểm m khoán 4 Điều 17 nghị định số 126/2020/NĐ-CP, thì cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp: Hàng hóa nhập khu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bo đảm các khoản vay, trường hợp tchức tín dụng phi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ nhưng người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đthuế theo quy định của pháp luật vhải quan.

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, thì: Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người nộp thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay nhưng ngân hàng thương mại phi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật đ thu hồi nợ thì ngân hàng thương mại cung cp thông tin vhàng hóa cầm cố, thế chấp cho cơ quan hải quan đthực hiện n định thuế, ngân hàng thương mại có trách nhiệm nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan.

Đề nghị đối chiếu với quy định nêu trên để thực hiện ấn định thuế và thu hồi tiền thuế theo quy định.

5

Điểm k khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ- CP

Đề nghị hướng dẫn cụ thcách xác định chênh lệnh âm dương trong các trường hợp cụ thể: qua kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư; qua khai bổ sung báo cáo quyết toán của doanh nghiệp; qua kiểm tra báo cáo quyết toán và qua kiểm tra sau thông quan để các đơn vị thực hiện thống nhất

Công văn số 2404/HQĐNa- TXNK ngày 7/12/2020 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

Tng cục Hải quan ghi nhn vướng mắc để trao đổi với các đơn vị liên quan

6

Điểm k khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Đề nghị hướng dẫn vcơ sở, chứng từ pháp lý để xác định số lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương vn được doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích gia công, sn xuất xuất khẩu? Hay dựa trên cam kết của doanh nghiệp?

Trong trường hợp phát sinh chênh lệch dương, cơ quan hải quan đã xác định được nguyên nhân (do có hành vi nhập sai, xuất sai, sai định mức, lập báo cáo quyết toán không đúng thực tế sản xut...) nhưng slượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương vẫn được doanh nghiệp cam kết sử dụng đúng mục đích gia công, sản xuất xuất khẩu thì xử lý như thế nào?

Công văn số 2404/HQĐNa- TXNK ngày 7/12/2020 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

Về việc chng minh slượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương vn được doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích gia công, sản xuất xuất khẩu:

1. Trường hợp hàng hóa đã xuất khẩu, cơ quan Hải quan yêu cu doanh nghiệp chng minh và cung cấp các chng từ kế toán để chng minh số lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương đã được doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích gia công, sản xuất xuất khẩu.

2. Trường hợp nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương vẫn còn lưu kho, doanh nghiệp có bản cam kết sử dụng đúng mục đích gia công, sản xuất xuất khẩu, đồng thời thực hiện đưa vào báo cáo nhập xuất tồn của năm tiếp theo.

3. Trường hợp xác định được nguyên nhân dn đến chênh lệch do hành vi khai sai của doanh nghiệp

Căn cứ quy định tại điểm k khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, thì: "Trường hp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu chênh lệch âm (ít hơn) hoặc dương (nhiều hơn) so với số liệu đã báo cáo cơ quan hải quan, cơ quan hải quan đã xác định đưc nguyên nhân dẫn đến chênh lch âm hoặc dương thì căn cứ hành vi vi phạm để xử lý và thực hiện n định thuế đối với toàn bộ phần chênh lệch bao gồm cả phần chênh lệch âm và phần chênh lệch dương". Các hành vi dẫn đến chênh lệch sau đây sẽ bị xử lý:

(i) Ở khâu nhập khẩu:

- Nhập số lượng hàng hóa nhiều hơn so với số lượng ghi trên tờ khai hải quan;

- Nhập hàng hóa nhưng không khai báo trên tờ khai hải quan;

- Nhập khẩu hàng hóa ít hơn số lượng khai trên tờ khai hải quan;

(ii) Ở khâu sản xuất:

- Bán nguyên liệu, vật tư ra thị trường nội địa

- Mua nguyên liệu, vật tư từ thị trường nội địa mà không khai báo Hải quan;

- Đánh tráo nguyên liệu, vật tư nhập khu với nguyên liệu, vật tư mua trong nước;

- Khai khống định mức;

(iii) Ở khâu xuất khẩu:

- Xuất khẩu ít nhưng khai nhiều;

- Xuất nhiều nhưng khai ít;

- Xuất khẩu nhưng không khai báo.

Đề nghị căn cứ quy định tại điểm k khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để thực hiện ấn định thuế theo quy định.

7

Điểm c khoản 6 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thì: đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sn xuất xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu không thuộc đi tượng chịu thuế, hàng hóa khác thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau nhưng vẫn còn nguyên trng khi nhập khẩu, cơ quan hải quan không xác định được chính xác slượng hàng hóa theo từng tờ khai nhập khẩu thì tờ khai đáp dụng thời hạn nộp tiền thuế n định là tờ khai nhập khẩu cuối cùng có mặt hàng bị ấn định thuế trong thời kỳ thanh tra, kim tra, kiểm toán.

Đnghị hướng dẫn:

- Cách hiu thuật ngữ “Nhưng vn còn nguyên trạng khi nhập khẩu”.

- Cách xác định thời hạn nộp thuế trong trường hợp phát sinh chênh lệch âm, chênh lệch dương.

Công văn số 2404/HQĐNa- TXNK ngày 7/12/2020 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

- Hàng hóa vẫn còn nguyên trạng là hàng hóa “chưa qua sử dụng, gia công, chế biến”.

- Về thời hạn nộp tiền thuế ấn định: Đnghị thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định số 126/2016/NĐ-CP.

8

Khoản 7 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Đnghị hướng dẫn vviệc ủy quyền, giao quyền cho cấp phó khi thực hiện ấn định thuế.

Công văn s2404/HQĐNa- TXNK ngày 7/12/2020 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư, thì:

“1. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng

Người đứng đầu cơ quan, tchức có thm quyền ký tắt cvăn bản do cơ quan, tổ chức ban hành: có thgiao cấp phó ký thay các văn bn thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một svăn bản thuộc thm quyền của người đứng đầu. Trường hp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cp phó ký thay cấp trưởng.

Đnghị đối chiếu với quy định nêu trên để thực hiện.

II

Thời hạn nộp thuế

9

Điểm b khoản 4 Điều 55 Luật quản lý thuế năm 2019

Tờng hợp doanh nghiệp đã lấy mẫu giám định, chờ kết quphân tích, phân loại để xác định mã HS. Sau đó doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu cùng mặt hàng này tại các tờ khai tiếp theo và được giải phóng hàng, chờ kết quả giám định của tờ khai đầu tiên. Sau khi có kết quphân tích, phân loại của tờ khai giám định đầu tiên làm tăng số thuế phải nộp, thì các tờ khai nhập khẩu sau đó cùng mặt hàng với tờ khai chờ giám định, được thông quan thì có bị tính tiền chậm nộp từ ngày giải phóng hàng đến ngày thông quan hay không?

Công văn số 2404/HQĐNa- TXNK ngày 7/12/2020 của Cc Hải quan tỉnh Đồng Nai

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 Luật quản lý thuế năm 2019 thì:

b) Thời hạn nộp thuế đi với hàng hóa phải phân tích, giám đnh để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp: hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan: hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của Bộ trưng Bộ Tài chính.

Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 59 Luật quản lý thuế năm 2019, thì:

b) Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám đnh; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thi gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chnh cộng vào trị giá hải quan”.

Căn cứ quy định nêu trên, đi với tkhai thuộc trường hợp nộp thuế theo khai báo để giải phóng hàng (chưa thông quan), trong thời gian chờ kết quphân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế năm 2019 thì không phi tính tiền chậm nộp; đối với các tờ khai không lấy mẫu phân tích, giám định thi phải nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 55, Điều 59 Luật quản lý thuế năm 2019.

III

Hoàn thuế

10

Điểm đ khoản 2 Điều 22 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Đnghị hướng dẫn rõ về cách xác định cùng hay không cùng một cửa khu. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu, tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cùng 01 chi cục Hải quan ngoài của khẩu có hay không được coi là cùng 01 ca khẩu.

Công văn số 2404/HQĐNa- TXNK ngày 7/12/2020 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 22 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, thì: “Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất tr li nước ngoài (hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan) không cùng một cửa khu; hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở li Việt Nam không cùng một ca khẩu” thì hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

Căn cứ quy định trên thì trường hợp hàng hóa nhập khẩu một cửa khẩu nhưng tái xuất 1 cửa khu khác (không cùng một của khẩu), hàng hóa xuất khẩu ở một của khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam 1 ca khẩu khác (không cùng một ca khẩu) thì hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu, tái xuất được làm thtục hải quan tại cùng 01 chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thì khi xác định tiêu chí này để phân loại hsơ sẽ không thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

11

Điều 74 Luật quản lý thuế năm 2019

Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật quản lý thuế năm 2019, thì địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế trong trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện tại trụ sở người nộp thuế hoặc trụ scủa cơ quan, tchức, cá nhân có liên quan.

Phát sinh trường hợp người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chđăng ký (không thực hiện được thủ tục kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế) nhưng có yêu cầu bằng văn bn yêu cầu hoàn trả tiền thuế thì có thuộc trường hợp được hoàn thuế hay không?

Công văn số 1945/HQBP- NV ngày 17/12/2020 của Cục Hải quan tnh Bình Phước

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật quản lý thuế năm 2019, thì: Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện kiểm tra tại trụ sngười nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đi chiếu với quy định trên, trường hợp hhoàn thuế của doanh nghiệp thuộc trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế thì phải thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nếu doanh nghiệp không hoạt động tại địa điểm đăng ký kinh doanh thì cơ quan hải quan không thực hiện được việc kiểm tra hoàn thuế, do đó, doanh nghiệp không đủ điều kiện đcơ quan hải quan thc hiện hoàn thuế.

IV

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hp tổ chức lại doanh nghiệp

12

Điều 68 Luật quản lý thuế năm 2019

Đề nghị sa khoản 2 như sau: “Doanh nghiệp btách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nht, sáp nhập; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Công văn số 2404/HQĐNa- TXNK ngày 7/12/2020 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

- Khoản 1, khoản 2 Điều 68 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định:

"1. Doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện chia doanh nghiệp; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

2. Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ np thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập: trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế".

- Khoản 4 Điều 199 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định: “4. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phi cùng liên đới chịu trách nhiệm vcác nghĩa vụ, các khoản nchưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chnợ, khách hàng và người lao đng của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyn, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty”.

Theo đó, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 68 Luật Quản lý thuế năm 2019 về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tchức lại doanh nghiệp là phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 199 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

V

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

13

Từ Điều 31 đến Điều 37 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Đề nghị hướng dẫn về việc ủy quyền, giao quyền cho cấp phó khi áp dụng biện pháp cưỡng chế dùng làm thtục hải quan (Điều 33 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) và biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 37 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).

Công văn s2404/HQĐNa- TXNK ngày 7/12/2020 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

Vviệc ủy quyền, giao quyn cho cp phó đnghị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 546/TCHQ-TXNK ngày 02/02/2021 xử lý vướng mắc Luật quản lý thuế năm 2019, Nghị định 126/2020/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.789

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.248.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!