BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5239/TCT-CS
V/v thu phí, lệ phí.
|
Hà Nội, ngày 23
tháng 11 năm 2023
|
Kính gửi: Văn phòng Bộ
Công an
(Đ/c: 47 Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội).
Trả lời văn bản số văn bản
số 5953/VP-TTTTCH ngày 4/10/2023 của Văn phòng Bộ Công an (VP BCA) về việc nộp
phí, lệ phí và biên lai thu phí, lệ phí điện tử, Tổng cục Thuế có ý kiến như
sau:
1. Về
thời hạn nộp tiền phí, lệ phí
Tại khoản
2 Điều 3 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định:
“2. Tổ chức thu phí, lệ
phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được như sau:
a) Tổ chức thu lệ phí thực
hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Tổ chức thu lệ
phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định
của pháp luật quản lý thuê.
b) Định kỳ hàng ngày; tuần
hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí thu được vào Tài khoản phí chờ
nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước. Căn cứ số tiền phí thu được nhiều hay
ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quy định định kỳ
ngày; tuần hoặc tháng tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được trong kỳ
vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách. ”
Tại Điều 6
Thông tư số 218/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh; phí sát hạch cấp chứng chỉ
nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp giấy phép quản
lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định:
“1. Chậm nhất là ngày 05
hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài
khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí, lệ
phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán
năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của
Chính phủ.
Tại Điều 6
Thông tư số, 258/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy quy định:
“1. Chậm nhất là ngày 05
hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài
khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí thực hiện
kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm theo hướng dẫn
tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC
ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý
thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.”
Tại Điều 5
Thông tư số 48/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
quy định:
“1. Chậm nhất là ngày 05
hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài
khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
2. Tổ chức thu phí thực
hiện kê khai, nộp phí theo tháng và quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản
lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.”
Tại Điều 6
Thông tư số 25/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt
Nam quy định:
“1. Chậm nhất là ngày thứ
năm hàng tuần, tổ chức thu phí, lệ phí phải gửi số tiền phí, lệ phí đã thu của
tuần trước vào tài khoản phí, lệ phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí, lệ
phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán
năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19
tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý
thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Tại khoản
2 khoản 3 Điều 3, điểm 50, điểm 67, điểm 112, điểm 126 Phụ lục kèm theo Thông
tư số 74/2022/TT-BTC quy định:
+ Khoản 2
Điều 3: “2. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ tiền phí thu được (bao gồm cả tiền
phí thu qua tài khoản chuyên thu phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) vào
tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại các
Thông tư thu phí của Bộ Tài chính. Tổ chức thu lệ phí nộp toàn bộ tiền lệ phí
thu được (bao gồm cả tiền lệ phí thu qua tài khoản chuyên thu lệ phí quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này) vào ngân sách nhà nước theo tháng theo quy định của
pháp luật quản lý thuế. ”
+ Khoản 3
Điều 3: “3. Tổ chức thu phí kê khai, nộp tiền phí thu được vào ngân sách
nhà nước theo tháng (sau khi trừ số tiền phí được để lại theo quy định tại các
Thông tư thu phí của Bộ Tài chính), quyết toán năm và tổ chức thu lệ phí kê
khai, nộp tiền lệ phí thu được theo tháng theo quy định của Luật Quản lý thuế,
Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30
tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Quản lý thuế.”
+ Phụ lục Thông tư số
74/2022/TT-BTC:
“50. Bãi bỏ khoản 2 Điều 6 Thông tư số 218/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; phí sát hạch cấp chứng
chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo hoa vào, ra Việt Nam; lệ
phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
…
67. Bãi bỏ khoản
2 Điều 6 Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định
phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy.
…
112. Bãi bỏ khoản 2 Điều 6 và cụm từ “, lệ phí” tại khoản
1 Điều 6 Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí
trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
126. Bãi bỏ khoản 2 Điều 5 Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03 tháng 8 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư”.
Tại khoản
5 (i) Điều 7, khoản 1 (đ) Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định:
“i) Tổ chức được giao nhiệm
vụ tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thực hiện
khai số tiền phí, lệ phí đã thu được với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (trừ
phí hải quan; lệ phí hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh).”
“1. Các loại thuế, khoản
thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại
khai theo tháng, bao gồm:
đ) Các khoản phí, lệ phí
thuộc ngân sách nhà nước (trừ phí, lệ phí do cơ quan đại diện nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu theo quy định tại Điều 12 Nghị
định này; phí hải quan; lệ phí hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải quả cảnh).”
Tại khoản
1 (a) Điều 44 và khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế
+ Khoản 1
(a) Điều 44: “Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Thời hạn nộp hồ sơ
khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày thứ
20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và
nộp theo tháng;”
+ Khoản 1
Điều 55: “Điều 55. Thời hạn nộp thuế
1. Trường hợp người nộp
thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp
hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là
thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.”
Căn cứ các quy định trên:
- Đối với phí:
Tùy từng khoản phí cụ thể
mà tổ chức thu phí nộp toàn bộ tiền phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân
sách mở tại KBNN theo quy định tại các Thông tư thu phí của BTC nêu trên.
Tổ chức thu phí nộp tiền
phí thu được vào NSNN theo tháng (sau khi trừ số tiền phí được để lại theo quy
định tại các Thông tư thu phí của BTC), cụ thể chậm nhất là ngày cuối cùng của
thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
- Đối với lệ phí:
Tổ chức thu lệ phí nộp
toàn bộ tiền lệ phí thu được vào NSNN theo tháng theo quy định của pháp luật về
quản lý thuế, cụ thể chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai
thuế.
2. Về
mẫu biên lai thu phí, lệ phí điện tử; đăng ký sử dụng biên lai điện tử; báo cáo
tình hình sử dụng biên lai điện tử
Tại khoản
2 khoản 3 Điều 32 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 32. Nội dung chứng
từ
…
2. Biên lai
a) Tên loại biên lai:
Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ
phí in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
b) Ký hiệu mẫu biên lai
và ký hiệu biên lai.
Ký hiệu mẫu biên lai là
các thông tin thể hiện tên loại biên lai, số liên biên lai và số thứ tự mẫu trong
một loại biên lai (một loại biên có thể có nhiều mẫu).
Ký hiệu biên lai là dấu
hiệu phân biệt biên lai bằng hệ thống các chữ cái tiếng Việt và 02 chữ số cuối
của năm.
Đối với biên lai đặt in,
02 chữ số cuối của năm là năm in biên lai đặt in. Đối với biên lai tự in và
biên lai điện tử, 02 chữ số cuối của năm là năm bắt đầu sử dụng biên lai ghi
trên thông báo phát hành hoặc năm biên lai được in ra.
c) Số biên lai là số thứ
tự được thể hiện trên biên lai thu thuế, phí, lệ phí. Số biên lai được ghi bằng
chữ số Ả-rập có tối đa 7 chữ số. Đối với biên lai tự in, biên lai đặt in thì số
biên lai bắt đầu từ số 0000001. Đối với biên lai điện tử thì số biên lai điện tử
bắt đầu từ số 1 vào ngày 01 tháng 01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng biên lai điện tử
và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
d) Liên của biên lai (áp
dụng đối với biên lai đặt in và tự in) là số tờ trong cùng một số biên lai. Mỗi
số biên lai phải có từ 02 liên hoặc 02 phần trở lên, trong đó:
- Liên (phần) 1: lưu tại
tổ chức thu;
- Liên (phần) 2: giao cho
người nộp thuế, phí, lệ phí;
Các liên từ thứ 3 trở đi
đặt tên theo công dụng cụ thể phục vụ công tác quản lý theo quy định của pháp
luật.
đ) Tên, mã số thuế của tổ
chức thu thuế, phí, lệ phí.
e) Tên loại các khoản thu
thuế, phí, lệ phí và số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
g) Ngày, tháng, năm lập
biên lai.
h) Chữ ký của người thu
tiền. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì chữ ký trên biên lai điện tử là
chữ ký số.
i) Tên, mã số thuế của tổ
chức nhận in biên lai (đối với trường hợp đặt in).
k) Biên lai được thể hiện
là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng
tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn “( )” hoặc đặt ngay dưới
dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Chữ số ghi trên biên lai
là các chữ số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Đồng tiền ghi trên biên
lai là đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản phải thu khác thuộc ngân sách nhà nước
được pháp luật quy định có mức thu bằng ngoại tệ thì được thu bằng ngoại tệ hoặc
thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ
giá quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP
ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Phí và lệ phí.
Trường hợp khi thu phí, lệ
phí, nếu danh mục phí, lệ phí nhiều hơn số dòng của một biên lai thì được lập bảng
kê kèm theo biên lai. Bảng kê do tổ chức thu phí, lệ phí tự thiết kế phù hợp với
đặc điểm của từng loại phí, lệ phí. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo biên lai số...
ngày... tháng.... năm”.
Đối với tổ chức thu phí,
lệ phí sử dụng biên lai điện tử trong trường hợp cần điều chỉnh một số tiêu thức
nội dung trên biên lai điện tử cho phù hợp với thực tế, tổ chức thu phí, lệ phí
có văn bản trao đổi với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) xem xét và có hướng dẫn
trước khi thực hiện.
Ngoài các thông tin bắt
buộc theo quy định tại khoản này, tổ chức thu phí, lệ phí có thể tạo thêm các
thông tin khác, kể cả tạo lo-go, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo phù hợp với
quy định của pháp luật và không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc thể hiện
trên biên lai. Cỡ chữ của các thông tin tạo thêm không được lớn hơn cỡ chữ của
các nội dung bắt buộc thể hiện trên biên lai.
3. Mẫu hiển thị chứng từ
điện tử theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 4 Nghị định số
11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục
hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Tại khoản
1 Điều 33 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 33. Định dạng chứng
từ điện tử
…
1. Định dạng biên lai điện
tử:
Các loại biên lai quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định này phải thực hiện theo định dạng sau:
a) Định dạng biên lai điện
tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng
Anh “eXtensible Markup Language” được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện
tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin);
b) Định dạng biên lai điện
tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử và
thành phần chứa dữ liệu chữ ký số;
c) Tổng cục Thuế xây dựng
và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử, thành phần chứa
dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của biên lai điện tử
theo quy định tại Nghị định này.”
Tại khoản
10 Điều 4 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP quy định:
“10. Mẫu tờ khai:
a) Bảng kê nộp thuế; giấy
nộp tiền vào ngân sách nhà nước; lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước;
biên lai thu thuế, phí, lệ phí, thu phạt vi phạm hành chính được quy định tương
ứng theo các Mẫu số 01, 02, 03a1, 03a2, 03b1, 03b2, 03c tại Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định này.
…
b) Ngoài các chỉ tiêu
thông tin mà người nộp ngân sách nhà nước phải kê khai trên các mẫu chứng từ nộp
ngân sách nhà nước quy định tại điểm a khoản 10 Điều này, cơ quan hoặc tổ chức
phát hành chứng từ nộp ngân sách nhà nước có thể điều chỉnh định dạng, thêm lô
gô, hình ảnh hoặc các chỉ tiêu thông tin khác theo yêu cầu quản lý của mình và
phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo không được bổ sung thêm các
chỉ tiêu thông tin khác liên quan đến đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.”
Theo quy định tại Nghị định
số 123/2020/NĐ-CP thì từ ngày 1/7/2022 các tổ chức có thể sử dụng biên lai điện
tử, tuy nhiên Tổng cục Thuế đang trong quá trình xây dựng định dạng chuẩn dữ liệu
biên lai điện tử và quy trình thực hiện.
Do đó, trong thời gian
chưa có hướng dẫn của Tổng cục Thuế thì các tổ chức (bao gồm cả tổ chức ủy nhiệm
thu) sử dụng các mẫu biên lai thu phí, lệ phí điện tử quy định tại Nghị định số
11/2020/NĐ-CP. Khi Tổng cục Thuế có hướng dẫn thì các tổ chức thực hiện chuyển
đổi để thực hiện thống nhất.
Tổng cục Thuế trả lời để
Văn phòng Bộ Công an biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ CST, Vụ PC (BTC);
- Phó TTr Đặng Ngọc Minh (để b/c);
- Vụ PC, TVQT, DNNCN, CNTT (TCT);
- Website TCT;
- Lưu: VT, CS (2b).
|
TL. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
Lưu Đức Huy
|