TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 44743/CT-TTHT
V/v chỉ tiêu ngày, giờ ký trên hóa đơn điện
tử
|
Hà Nội, ngày 11
tháng 6 năm 2019
|
Kính
gửi: Tổng cục Thuế
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được một số
vướng mắc của các đơn vị hỏi về chỉ tiêu ngày, giờ ký trên hóa đơn điện tử. Qua
nghiên cứu, Cục Thuế TP Hà Nội báo cáo xin ý kiến của Tổng cục Thuế, nội dung
cụ thể như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Nghị định 130/2018/NĐ-CP
ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử
về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số như sau:
+ Tại Điều 30 quy định dịch vụ cấp
dấu thời gian
"Điều 30. Dịch vụ cấp dấu
thời gian
1. Dịch vụ cấp dấu thời gian là dịch vụ giá
trị gia tăng để gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp
dữ liệu.
2. Dịch vụ cấp dấu thời gian được
cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Việc cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian phải tuân theo các
quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với dịch vụ cấp dấu thời
gian.
3. Ngày, tháng, năm và thời gian
được gắn vào thông điệp dữ liệu là ngày, tháng, năm
và thời gian mà tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian nhận được thông điệp
dữ liệu đó và được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian.
4. Nguồn thời gian của các tổ chức
cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian phải tuân theo các quy định của pháp luật về
nguồn thời gian chuẩn quốc gia."
- Căn cứ Nghị định 119/2018/NĐ-CP
ngày 12/09/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ như sau:
+ Tại Điều 6 quy định nội dung của
hóa đơn điện tử
"Điều 6. Nội dung của hóa đơn điện tử
1. Hóa đơn điện tử có
các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn,
ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của
người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế
của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn
giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị
gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số
tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế
suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá
trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
đ) Tổng số tiền thanh toán;
e) Chữ ký số, chữ ký điện tử của
người bán;
g) Chữ ký số, chữ ký điện tử của
người mua (nếu có);
h) Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
i) Mã của cơ quan thuế đối với hóa
đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
k) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).
…”
+ Tại Điều 7 quy định thời điểm lập
hóa đơn
“1. Thời điểm lập hóa đơn
điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người
mua, không phân biệt đã thu được tiền hay
chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử
đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc
thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay
chưa thu được tiền.
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần
hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn
giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị
hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
4. Bộ Tài chính căn cứ quy định
của pháp luật thuế giá trị gia tăng, pháp luật quản
lý thuế để hướng dẫn cụ thể thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp khác
và nội dung quy định tại Điều này."
+ Tại Điều 35 quy định hiệu lực thi
hành
“Điều 35. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
…
3. Trong thời gian từ ngày 01
tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số
04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi
hành.
4. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm
2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng
5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm
2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.”
- Căn cứ Điều 6 Thông tư số
32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát
hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định như sau:
“Điều 6. Nội dung của hóa
đơn điện tử
1. Hóa đơn điện tử phải có các nội
dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn,
ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu
mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của
người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của
người mua;
d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị
tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng,
ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng,
phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng
số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật
của người bán; ngày, tháng, năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy
định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán…”
- Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định
số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số
04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ như sau:
+ Tại khoản 2 Điều 16 quy định lập
hóa đơn
"Điều 16. Lập hóa đơn
...2. Cách lập một số tiêu thức cụ
thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng
hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu
được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng
dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được
tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu
tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày
lập hóa đơn là ngày thu tiền....”
- Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư số
219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số
209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định như sau:
"Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ
thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Thuế GTGT đầu vào của
hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT
đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất..."
- Căn cứ Khoản 10 Điều 1 Thông tư
26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế giá trị gia
tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật
về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014
của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
"10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15
(đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC
ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính)
như sau:
“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế
giá trị gia tăng đầu vào
1. Có hóa đơn giá trị
gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp
thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía
nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước
ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc
có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu)
từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ
nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua
vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng
theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Chứng từ thanh toán không dùng
tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác
hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này...."
2. Nội dung vướng mắc:
Vướng mắc 1:
Chỉ tiêu ngày, giờ ký có phải là chỉ
tiêu bắt buộc trên hóa đơn điện tử theo quy định hay không?
Vướng mắc 2:
Trường hợp các đơn vị nhận được các
hóa đơn điện tử mua vào không có chỉ tiêu ngày ký, các tiêu thức bắt buộc khác
vẫn đủ theo quy định thì việc khấu trừ được thực hiện như
thế nào?
3. Đề xuất của Cục Thuế TP Hà Nội:
Cục Thuế TP Hà Nội đề xuất quan điểm
như sau:
Việc gắn thông tin về ngày, tháng,
năm và thời gian ký hóa đơn điện tử là dịch vụ giá trị gia tăng gắn thêm thông
tin vào thông điệp dữ liệu theo quy định tại Điều 30 Nghị định 130/2018/NĐ-CP,
không phải là chỉ tiêu bắt buộc trên hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 6
Thông tư 32/2011/TT-BTC và Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Do vậy, trường hợp
đơn vị đã lập hóa đơn điện tử không có chỉ tiêu ngày, giờ ký hóa đơn điện tử,
các chỉ tiêu khác thuộc danh mục các chỉ tiêu bắt buộc vẫn đáp ứng theo quy
định tại các văn bản pháp luật về hóa đơn điện tử, thì hóa đơn điện tử vẫn được
xác định là phù hợp theo quy định.
Trường hợp đơn vị nhận được các hóa
đơn mua hàng hóa, dịch vụ của các nhà cung cấp có sử dụng hóa đơn điện tử không
có ngày ký hóa đơn điện tử, các hóa đơn điện tử này phù hợp theo quy định của pháp
luật thì đơn vị được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nếu đáp ứng điều kiện quy định
tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày
27/02/2015 của Bộ Tài chính.
Cục Thuế TP Hà Nội rất mong sớm nhận được ý kiến
chỉ đạo của Tổng cục Thuế để có cơ sở hướng dẫn đơn vị thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng CNTT;
- Lưu: VT, TTHT.
|
CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|