TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 21834/CT-TTHT
V/v
hóa đơn điện tử kèm bảng kê
|
Hà Nội,
ngày 18 tháng 04 năm 2019
|
Kính gửi: CN Công ty
TNHH NNR Global Logistics (Việt Nam)
(Địa
chỉ: tầng 10, toà nhà CMC Tower, số 11, phố Duy Tân, P.Dịch
Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội, Việt Nam; MST:
0305811595-001)
Trả lời công văn số
03/2019/NNRHAN-CV ngày 26/3/2019 của CN Công ty TNHH NNR Global Logistics hỏi về
chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số
32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo,
phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn
như sau:
+ Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 3 hướng
dẫn:
"1. Hóa đơn điện tử
là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản
lý
bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải
đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư
này...
3. Hóa đơn điện tử có giá trị
pháp lý nếu thỏa
mãn đồng thời các
điều
kiện sau:
a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn
của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin
được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện
tử.
Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn
là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những
thay đổi về hình
thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị
hóa đơn điện tử.
b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện
tử có thể truy cập,
sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”
+ Tại Điều 14 hướng dẫn về việc thực
hiện:
"2. Ngoài các nội dung hướng dẫn
cụ thể tại Thông tư này, các nội dung khác được thực hiện theo quy định tại Nghị
định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ
và Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài
chính."
- Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung
cấp dịch vụ:
+ Tại Điều 10 quy định về chuyển đổi
hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy
1. Hóa đơn điện tử hợp pháp được
chuyển đổi thành chứng từ giấy.
2. Việc chuyển đổi hóa đơn
điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội
dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
3. Hóa đơn điện tử được chuyển đổi
thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị
lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế
toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao
dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có
kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy
định tại Nghị định này.”
+ Tại Điều 35. Hiệu lực thi hành
“1. Nghị định
này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
…
3. Trong thời
gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định:
số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01
năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.
4. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020,
các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP
ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán
hàng hóa, cung ứng
dịch vụ hết hiệu lực thi hành.
- Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC
ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy
định:
+ Tại Điều 16 quy định về lập hoá đơn.
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể
trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập
hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán
hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người
mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch
vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền
trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là
ngày thu tiền.
Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa
hàng bán lẻ cho
người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân
hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai
bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là
ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung
cấp dịch vụ.
+ Tại Điều 19 quy định lập hóa đơn
khi danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn.
"Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ
nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một
số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành
nhiều hóa đơn.
Hoặc người bán hàng được sử dụng bảng
kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa
đơn.
2. Người bán hàng được
sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán
kèm theo hóa đơn.
a) Nội dung ghi trên hóa đơn
Hóa đơn phải
ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày..., tháng.... năm... Mục “tên hàng" trên hóa
đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn
thực hiện theo hướng
dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
b) Nội dung trên bảng kê
Bảng kê do người bán hàng tự
thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của
các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc,
mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành
tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị
gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán
(chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên
hóa đơn giá trị gia tăng.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày...
tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký
của người mua hàng như trên hóa đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01)
trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục
và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải
có đầy đủ chữ
ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa
đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm
tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực
hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường
hợp CN Công ty TNHH NNR Global Logistics (Việt Nam) vận chuyển hàng hóa cho
khách hàng trong và ngoài nước thì khi cung ứng dịch vụ CN Công ty phải xuất
hóa đơn cho khách hàng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Thời điểm lập hoá đơn đối với cung ứng dịch vụ, đề nghị CN Công ty nghiên cứu
và thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Hóa đơn điện tử (viết tắt HĐĐT) bản
chất là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương
tiện điện tử, số dòng có thể tăng lên tùy theo số lượng hàng hoá, sản phẩm
có trên hóa đơn. Khi cung ứng dịch vụ CN Công ty xuất hóa đơn điện tử cho khách
hàng thì CN Công ty phải lập đầy đủ danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra đảm bảo
nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được
dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số
32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính. CN Công ty không được lập hóa
đơn điện tử kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ bản giấy cho khách hàng.
Cục Thuế TP Hà Nội thông báo để CN
Công ty TNHH NNR Global Logistics (Việt Nam) biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng TKT2;
-
Phòng DTPC;
-
Lưu: VT, TTHT(2).
|
CỤC TRƯỞNG
Mai
Sơn
|