Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều quy định của Luật Kế toán 2015 (Hình từ Internet)
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia (sau đây gọi tắt là dự án Luật), trong đó có dự thảo đề cương của dự án Luật.
Theo Điều 2 dự thảo đề cương của dự án Luật đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán 2015 như sau:
- Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 2 (về đối tượng áp dụng Luật).
Hiện hành, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Luật Kế toán 2015 quy định đối tượng áp dụng là: + Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước. + Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước. + Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. |
- Bổ sung khoản 19 Điều 3 (về chuẩn mực về kế toán).
- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 (về chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán).
Hiện hành, khoản 1 Điều 11 Luật Kế toán 2015 quy định chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài. |
- Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 12 (về kỳ kế toán).
Hiện hành, khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng. |
- Bãi bỏ điểm d khoản 1 Điều 16 (về nội dung chứng từ kế toán).
Hiện hành, điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán 2015 quy định nội dung chứng từ kế toán là tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán. |
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 24 (về sổ kế toán).
Hiện hành, khoản 2 Điều 24 Luật Kế toán 2015 quy định sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai. |
- Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2, bổ sung điểm đ, e khoản 2, sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 29 (về báo cáo tài chính).
Hiện hành, điểm d khoản 2 Điều 29 Luật Kế toán 2015 quy định báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo. |
- Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 41.
Hiện hành, khoản 4 Điều 41 Luật Kế toán 2015 quy định người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. |
- Sửa đổi, bổ sung tên Điều 50 (về Trách nhiệm của người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán).
Hiện hành, tên Điều 50 Luật Kế toán 2015 là trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. |
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 51 (về Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán).
Hiện hành, khoản 2 Điều 51 Luật Kế toán 2015 quy định người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. |
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 53.
Hiện hành, khoản 2 và khoản 3 Điều 53 Luật Kế toán 2015 quy định về kế toán trưởng như sau: + Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Kế toán 2015 còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán. + Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ. |
- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 55.
Hiện hành, khoản 3 Điều 55 Luật Kế toán 2015 quy định kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Kế toán 2015 còn có các quyền sau đây: + Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ; + Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng; + Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định; + Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó. |
- Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 2, khoản 3, khoản 4, bổ sung khoản 5 Điều 71 (về quản lý Nhà nước về kế toán).
Hiện hành, điểm a, b khoản 2 và khoản 3, khoản 4 Điều 71 Luật Kế toán 2015 quy định về quản lý Nhà nước về kế toán như sau: + (Điểm a khoản 2) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách phát triển kế toán. + (Điểm b khoản 2) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kế toán. + (Khoản 3) Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách. + (Khoản 4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán tại địa phương. |