BỘ TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2013/BTC-TCT
V/v quản lý
thuế và chính sách thuế.
|
Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2021
|
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
Thực
hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 378/TB-VPCP ngày 17/11/2020 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại
buổi làm việc với các tỉnh:
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng về công tác khắc phục
hậu quả bão số 9, Bộ Tài chính yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thực hiện việc gia hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế theo đúng quy định của pháp luật.
1. Về gia hạn nộp thuế; miễn tiền chậm nộp; miễn, giảm tiền phạt
vi phạm hành chính về thuế
- Tại khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý
thuế số 38/2019/QH14 quy định:
“27. Trường hợp bất khả kháng bao gồm:
a) Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch
bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
b) Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.”
- Tại khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý
thuế số 38/2019/QH14 quy định xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế như sau:
“8. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1
Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại
khoản 27 Điều 3 của Luật này.”
- Tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3
Điều 62 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QT114 quy định gia hạn nộp thuế như
sau:
“1. Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp
thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này;
3. Thời gian gia hạn nộp thuế được quy định như sau:
a) Không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế
đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;”
- Tại khoản 1 Điều 140 Luật Quản lý
thuế số 38/2019/QH14 quy định miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý
thuế như sau:
“1. Người nộp thuế bị phạt tiền do vi phạm hành chính về quản lý thuế mà bị thiệt hại
trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này thì được miễn tiền phạt. Tổng số tiền miễn phạt tối đa không quá giá trị tài
sản, hàng hóa bị thiệt hại.”
- Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số
126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Quản lý thuế quy định:
“1. Người nộp thuế bị thiệt hại về vật chất do nguyên nhân bất khả kháng khác quy định tại điểm b khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế, bao gồm: chiến tranh, bạo loạn, đình công phải
ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh hoặc rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách
nhiệm chủ quan của người nộp thuế mà người nộp thuế không có khả năng nguồn tài chính nộp ngân sách nhà nước.”
- Tại khoản 1, khoản 2 Điều 43 Nghị
định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính về thuế, hoá đơn quy định:
“Điều 43. Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Người nộp thuế bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bị thiệt hại về vật chất trong trường
hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý
thuế được miễn
tiền phạt.
2. Mức miễn tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt còn
lại trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại, sau khi
trừ đi giá trị được bảo hiểm,
bồi thường (nếu có).”
2. Chính sách thuế giá trị gia tăng
- Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT) quy
định:
“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế GTGT
bị tổn thất.
Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
gồm: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp
tổn thất không được bảo hiểm bồi
thường, hàng hoá mất phẩm
chất, quá hạn sử dụng phải tiêu huỷ. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng
minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.”
3. Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt
Tại Điều 9 Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt số 27/2008/QH12 quy định:
“Điều 9. Giảm thuế
Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.
Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực
tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại
và không vượt quá giá trị tài sản bị
thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).”
4. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
- Tại Điều 4 Thông tư số
96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN (sửa
đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều
1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC)) quy định:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế
…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất
do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi
phí được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế,
cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn
thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo
quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất
khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo
hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
…
2.24. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên
tai không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ
sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài
trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ
chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do
thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy
định của pháp luật.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục
hậu quả thiên tai gồm:
Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị
thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy
động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư
số 78/2014/TT-BTC) kèm theo hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ
bằng tiền).”
5. Chính sách thuế thu nhập cá nhân
- Tại Điều 5 Luật Thuế thu nhập cá
nhân số 04/2007/QH12 quy định:
“Điều 5. Giảm thuế
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh
hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không
vượt quá số thuế phải nộp.”
- Tại Điều 5 Nghị định số
65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thuế thu nhập cá nhân quy định:
“Điều 5. Giảm thuế
1. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai
nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ
thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.”
6. Chính sách thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 20
Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước quy định:
“Điều 20. Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước
1. Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong các trường hợp sau:
…
b) Thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối mà bị thiên tai, hỏa hoạn làm thiệt hại dưới 40% sản lượng được xét giảm
tiền thuê tương ứng; thiệt hại từ 40% trở lên thì được miễn tiền thuê đối với năm bị thiệt hại.
c) Thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích
sản xuất kinh doanh mà không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối hoặc không phải trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều
này khi bị thiên tai, hỏa
hoạn, tai nạn bất khả kháng thì được giảm 50% tiền thuê đất, mặt nước trong
thời gian ngừng sản xuất kinh doanh.”
- Tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số
77/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của
Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất,
thuê mặt nước quy định:
“Điều 13. Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong một
số trường hợp
2. Việc giảm tiền thuê đất để sử dụng vào mục đích nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà bị thiên tai, hỏa hoạn làm
thiệt hại theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị định số
46/2014/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Nếu thiệt hại dưới 40% sản lượng, được xét giảm tiền thuê
đất theo tỷ lệ % tương ứng với tỷ lệ % thiệt hại.
b) Nếu thiệt hại từ 40% sản lượng trở lên, được xét
miễn tiền thuê đất đối
với năm bị thiệt hại.
Tỷ lệ % sản lượng thiệt hại được căn cứ theo sản
lượng thu hoạch của vụ thu hoạch trong điều kiện sản xuất bình thường của vụ
sản xuất liền kề trước đó hoặc của vụ thu hoạch gần nhất sản xuất trong điều kiện bình thường trước
đó và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.”
- Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định:
“Điều 15. Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của
dự án đầu tư và thời điểm để tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ
sử dụng đất
1. Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ
sử dụng đất của dự án đầu tư đã được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điểm i Khoản 1
Điều 64 của Luật Đất đai, gồm:
a) Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi
trường;
b) Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;
c) Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;
d) Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
- Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số
333/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 hướng dẫn một số điều của
Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước quy định:
“8. Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền
thuê đất hàng năm nhưng phải tạm ngừng hoạt động dự án từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 (ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành)
trở về sau do các nguyên nhân bất khả kháng quy định tại Khoản
1 Điều 15 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ hoặc quy
định của pháp luật đầu tư thì được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng
hoạt động để khắc phục hậu quả do
nguyên nhân bất
khả kháng gây ra như sau:
a) Thời gian được miễn tiền thuê đất là thời gian tạm
ngừng hoạt động theo xác nhận của cơ quan đăng ký đầu tư.
b) Số tiền thuê đất được miễn được xác định bằng với
số tiền thuê đất phải nộp nếu không bị ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả
kháng tương ứng với thời gian
tạm ngừng hoạt động.
c) Căn cứ hồ sơ đề nghị miễn tiền thuê đất, cơ quan
thuế phối hợp với cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan tài chính, cơ quan tài nguyên và môi
trường và các cơ quan liên quan (trong trường hợp cần thiết) thực hiện kiểm
tra, xác định cụ thể thời gian tạm ngừng hoạt động để ban hành quyết định miễn tiền thuê
đất theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số
46/2014/NĐ-CP.”
7. Chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
- Tại khoản 9 Điều 9, khoản 4 Điều 10
Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 quy định:
“Điều 9. Miễn thuế
9. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.”
“Điều 10. Giảm thuế
Giảm 50% số thuế phải nộp cho các trường hợp sau đây:
…
4. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả
kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20%) đến 50%
giá tính thuế.”
8. Chính sách thuế tài nguyên
Tại khoản 1 Điều 9 Luật Thuế tài
nguyên số 45/2009/QH12 quy định:
“Điều 9. Miễn, giảm thuế
1. Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn,
tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế
thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ
vào số thuế tài nguyên phải
nộp của kỳ sau.”
Đề nghị
các Cục Thuế phổ biến, thông báo cho cán bộ thuế và tuyên truyền tới người nộp
thuế trên địa bàn quản lý các nội dung hướng dẫn nêu trên để thực hiện các
chính sách về gia hạn nộp thuê, miễn, giảm thuế theo đúng quy định và đảm bảo thuận lợi, minh
bạch đối với từng trường hợp cụ thể. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh
vướng mắc, đề nghị các Cục Thuế kịp thời phản ánh về Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) để được giải quyết.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Lãnh đạo Bộ (để
báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ CST, Vụ
PC (BTC);
- Vụ DNNCN, Vụ
PC (TCT);
- Lưu VT, TCT
(VT, CS (3b))
|
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Xuân Bách
|