Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1790/UB-TH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Khắc Bình
Ngày ban hành: 02/05/1989 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 1790/UB-TH
Về việc thực hiện Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung thuế CTN ngày 3-3-1989

TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 5 năm 1989

 

Kính gởi:

- Sở, ban, Ngành đoàn thể thành phố,
- Ủy ban nhân dân Quận, huyện,
- Chi cục thuế CTN thành phố,
- Hải quan thành phố,

 

Ngày 3-3-1989, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh về sửa đổi, bổ sung một số điểm trong các pháp lệnh, điều lệ về thuế CTN và thuế hàng hóa theo Nghị quyềt của Quốc hội khoá 8 kỳ họp thứ 4; có hiệu lực thi hành trong toàn quốc kề từ ngày 01-4-1989.

Pháp lệnh đã được ban bố, phải nghiêm chỉnh thực hiện từ ngày có hiệu lực. Song đến nay Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chánh vẫn chưa được ban hành.

Trong khi chờ đợi các Nghị định và Thông tư hướng dẫn chi tiết, Ủy ban nhân dân thành phố tạm thời hướng dẫn thực hiện theo nguyên tắc:

1. Những vấn đề sửa đổi, bổ sung trong Pháp lệnh đã rõ thì thực hiện như Pháp lệnh.

2. Những vấn đề trong Pháp lệnh có ghi sửa đổi bổ sung, nhưng chưa rõ vì chưa có Nghị định và Thông tư hướng dẫn mà trước đây Ủy ban nhân dân thành phố đã vận dụng có văn bản thi hành trên địa bàn thành phố, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, nhằm quan tâm đến sản xuất phát triển, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, phục vụ cho 3 chương trình kinh tế lớn và có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ cho Thương nghiệp quốc doanh và tập thể lớn mạnh, thì vẫn áp dụng thi hành như những văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố quy định.

I. – ĐỐI VỚI THUẾ HÀNG HÓA SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

Pháp lệnh bổ sung, sửa đổi về thuế hàng hóa ngày 3-3-1989 đã thay thế điều lệ thuế hàng hóa đã ban hành ngày 26-2-1983 bằng biểu thuế hàng hóa với 4 loại nhóm hàng của 22 nhóm mặt hàng (thay vì 30 nhóm mặt hàng như trước đây). Trong đó:

- Chuyển một số mặt hàng thiết yếu như dầu ăn, miến, mắm tôm, giấy các loại, dầu chẩu, dầu thầu dầu đang thu thuế hàng hóa với thuế suất từ 10 – 20% sang thu thuế doanh nghiệp từ 3 – 5%.

- Hạ thuế suất thuế hàng hóa một số mặt hàng thông dụng như : mật đường từ 15% xuống 10%, cà phê, hạt điều từ 40% xuống 30%, chè khô từ 30% xuống 20%.

- Nâng thuế suất thuế hàng hóa đối với một số mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng như: rượu chế biến bằng lương thực từ 40% lên 60%, vàng mã từ 50% lên 70%, pháo từ 50% lên 60%.

Đồng thời thực hiện như Pháp lệnh các quy định:

1. Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế hàng hóa thì không phải nộp thuế doanh nghiệp.

2. Thuế hàng hóa chỉ nộp 1 lần từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ. Những sản phẩm: bán thành phẩm, nguyên liệu đã nộp thuế hàng hóa ở các khâu sản xuất trước được khấu trừ phần thuế đã nộp.

3. Hàng công nghiệp sản xuất trong nước để xuất khẩu thì không phải nộp thuế hàng hóa nội địa, nhưng vẫn phải nộp thuế doanh nghiệp theo tính chất ngành hàng sẽ nói ở phần sau.

4. Hàng nông sản, hải sản đã nộp thuế hàng hóa nội địa khi xuất khẩu được thoái trả lại thuế hàng hóa đã nộp (do Ngân hàng trung ương thoái trả).

Đối với một số nhóm mặt hàng chịu thuế hàng hóa chưa được cụ thể hóa, tạm thời vận dụng như sau:

- Theo điểm 15 mục I của biểu thuế hàng hóa “Hàng tiêu dùng bằng kim khí” là gồm những mặt hàng làm bằng đồng, nhôm, tôn, gang, sắt, thép (trừ đồ chơi trẻ em) như đã thu trước đây. “Hàng tiêu dùng bằng gỗ cao cấp” là bao gồm những mặt hàng làm bằng gỗ nhóm 1, 2, 3 (không kể đồ chơi trẻ em).

- Điểm 17 mục I của biểu thuế hàng hóa “hàng mỹ nghệ” là những mặt hàng dùng trang trí, trang sức làm bằng sành, sứ, thủy tinh, xương mây, song, sơn mài, ngà voi.

- Về giá tính thuế hàng hóa: trong khi chờ Nghị định và Thông tư hướng dẫn để thuế không đánh chồng lên thuế giá tính thuế hàng hóa (gia công cho xí nghiệp, cơ quan Nhà nước) là giá bán buôn xí nghiệp (giá thành + lãi).

Đối với các mặt hàng bán cho thương nghiệp quốc doanh giá tính thuế xác định bằng công thức:

Giá tính thuế =

Giá thực tế thanh toán

1 + thuế suất

Đối với các trường hợp khác (theo điều 6 điều lệ thuế hàng hóa) giá tính thuế là giá bán lẻ trung bình trên thị trường trừ (-) 10%.

Người nộp thuế và thời gian nộp thuế (theo điều 3 điều lệ thuế hàng hóa và căn cứ vào điểm 5, 6 tại điều 2 của Pháp lệnh ngày 3-3-1989).

- Đối với mặt hàng chịu thuế hàng hóa theo phương thức gia công thì chủ hàng đưa gia công (bao gồm các đơn vị kinh tế quốc doanh, cơ quan Nhà nước, cơ sở tập thể, cá thể) đều phải nộp thuế hàng hóa khi nhận hàng tại địa phương sản xuất.

- Đối với hàng nông sản, hải sản (bán cho các đơn vị kinh tế quốc doanh, cơ quan Nhà nước, những tổ chức hoặc tư nhân thu mua gom) thì bên mua hàng phải nộp thuế hàng hóa tại địa phương sản xuất. Tại nơi kinh doanh, chủ hàng không chứng minh được đã nộp thuế hàng hóa tại nơi sản xuất thì phải nộp đủ thuế hàng hóa tại nơi kinh doanh.

- Người sản xuất hàng nông sản, hải sản là các mặt hàng chịu thuế hàng hóa thì bên mua hàng phải tính thêm thuế hàng hóa vào trong giá thu mua hàng để cơ sở sản xuất nộp thuế hàng hóa tại nơi sản xuất cho Nhà nước.

Quy định như vậy vì thuế hàng hóa là một loại thuế gián thu do người tiêu dung phải nộp thông qua giá mua tại người sản xuất để đảm bảo mặt bằng giá trên thị trường và cân bằng giá cả hợp lý giữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh.

II. – THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU PHI MẬU DỊCH

Thực hiện theo đúng mục 3 biểu thuế hàng hóa do HĐNN ban hành tại Pháp lệnh ngày 3-3-1989

III. – THUẾ DOANH NGHIỆP

Nói chung thuế suất thuế doanh nghiệp đã được điều chỉnh thấp hơn do biểu thuế hiện hành cho phù hợp với kết quả hoạt động kinh tế hiện nay nhằm góp phần thúc đẩy việc cải tiến công cụ đổi mới trang thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ trong sản xuất nhằm đạt năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đồng thời tạo điều kiện hợp lý về thuế suất để chống thất thu thuế do xác định không đúng doanh thu hoặc giấu diếm doanh thu tính thuế.

Thuế suất mới được xác định theo từng ngành sản xuất kinh doanh như sau:

1. Đối với ngành sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp: thuế suất cũ 3%, 4%, 5% thuế suất mới được điều chỉnh xuống 1%, 3%, 5%.

Trong khi chưa có Nghị định và Thông tư hướng dẫn, tạm thời áp dụng như sau:

a) Áp dụng thuế suất 1% cho các nghề:

- Sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, vận tải, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, làm muối.

- Các hoạt động dịch vụ cho sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, vận tải (kể cả đại, trung tu xà lan, ca nô, ô tô)

- Xay xát lúa, gạo, ngô, hạt mì, hạt mạch, xay xát chế biến sắn tươi, khoai tươi thành sắn khô, khoai khô (ở dạng bột hoặc không phải bột)

- Sản xuất cá giống, giống gia súc, gia cầm, sản xuất thức ăn cho gia súc gia cầm.

- Sản xuất các loại hóa chất, axit, bột giấy.

- Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

- Sản xuất các loại thuốc chữa bệnh

- Sản xuất đồ dung dạy học, dồ dung học tập, dụng cụ y tế, đồ chơi trẻ em.

b) Áp dụng thuế suất 3% cho các nghề

- Nuôi ong, nuôi tằm, trạm trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Sản xuất bún khô, bún tươi, bánh phở, bánh phồng tôm, hủ tiếu, mì sợi, bánh kẹo các loại.

- Sản xuất gạch ngói, ống cống, tấm đan, bông gió.

- Dệt các loại vải và các loại hàng dệt khác, sản xuất quần áo may sẵn.

- Sản xuất đồ dùng bằng mây, tre, lá (dùng trong nội địa)

- Sản xuất dụng cụ thể thao, thể dục, nhạc cụ và phụ tùng.

- Khai thác, chế biến than củi, chất đốt

c) Áp dụng thuế suất 5% đối với sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác

Những mặt hàng chịu thuế hàng hóa theo Pháp lệnh ngày 17-11-1987 nay theo Pháp lệnh ngày 3-3-1989 không thuộc diện nộp thuế hàng hóa phải nộp thuế doanh nghiệp theo thuế suất 5% như sản xuất dầu ăn, miến, mắm tôm, dầu chẩu, giấy các loại.

- Làm gia công các mặt hàng kể trên, thuế doanh nghiệp tính 5% trên tiền gia công

Theo Pháp lệnh bổ sung, sửa đổi ngày 3-3-1989 thì thuế doanh nghiệp không được trừ cho các công đoạn sản xuất trước ở sản phẩm cuối cùng (cùng sản xuất một sản phẩm)

Để thuế doanh nghiệp tính không trùng lắp, tại thành phố trong những trường hợp có hợp đồng kinh tế giữa đơn vị A với cơ sở B đã tính thuế doanh nghiệp trên tổng giá trị của sản phẩm hoàn chỉnh, thì những công đoạn của cơ sở là “B” (tập thể hoặc cá thể) có tham gia cùng sản xuất cho một sản phẩm như nói ở trên, nếu đã nộp thuế ở công đoạn trước thì khi cơ sở “B” thanh toán hợp đồng, cơ quan thuế sẽ tính trừ phần thuế doanh nghiệp của các cơ sở “B” đã nộp ở công đoạn trước (có chứng từ chứng minh)

2. Ngành xây dựng: (thuế suất cũ 5%, 7%). Thuế suất mới 3%, 5%:

a) Áp dụng thuế suất 5%: khảo sát, thiết kế, xây dựng nhà cửa, kho tàng, đường xá, cầu cống, hầm lò, làm các nghề cưa xẻ, nề mộc, quét vôi, sơn cửa, trang trí nội thất.

b) Áp dung thuế suất 3%: đối với các công việc trên có bao thầu nguyên liệu, vật liệu

3. Ngành vận tải:

Áp dụng thuế suất 5% cho tất cả các phương tiện vận tải tại thành phố.

Riêng: - Vận tải bằng phương tiện thô sơ do sức kéo ở ngoại thành 3%

- Xếp dỡ hàng hóa: 3%

4. Ngành phục vụ: Thuế suất cũ 5% - 7% - 9%. Thuế suất mới 3% - 5% - 8% a) Áp dụng thuế suất 3%:

- Đối với sửa chữa các tư liệu sản xuất, phương tiện vận tải (tiểu thu thuỷ, bộ như ô tô, canô, phà, xà lan, ghe, thuyền…) Tư liệu tiêu dùng (gồm cả phần tiện, nguội, gò, hàn phục vụ cho việc sửa chữa nói trên).

Riêng sửa chữa đồ điện dân dụng, xe máy áp dụng thuế suất 5%

- Cắt tóc, vá mạng quần áo, quán trọ, giữ xe, rửa xe, sửa chữa xe đạp

- Làm các nghề khám bệnh, chữa bệnh tư, luật sư, dạy học, dạy nghề, dịch sách…

- Các dịch vụ về hành chánh, in ronêo, photocopie, máy đánh chữ.

b) Áp dụng thuế suất 8% cho các nghề:

- Cho thuê phòng cưới, đồ cưới, quần áo, cho thuê các đồ dùng và phương tiện khác.

- Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch, tham quan, tắm hơi, uốn tốc, nhuộm tóc, sửa sắc đẹp.

- Các dịch vụ về vàng bạc, đồ trang sức.

- Hoạt động tín dụng, Ngân hàng (tính trên lãi hàng tiền cho vay)

c) Áp dụng thuế suất 5%: cho các hoạt động dịch vụ khác (bao gồm cả văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao…)

5. Ngành ăn uống:

Thuế suất cũ 6% - 8% - 10%. Thuế suất mới 4% - 6% - 8% - 10%

a) Áp dụng thuế suất 4% . Đối với các quán hàng nhỏ, bán quà; bánh, nước chè, trà đá, các gánh hàng rong bán cơm tấm, bún riêu, bún ốc, xôi chè

b) Áp dụng thuế suất 6% .Bán cơm, phở, bún, mì, hủ tiếu, bánh canh, nước giải khát (cà phê nước đá, sữa đậu nành, xirô…) có cửa hàng, cửa hiệu cố định.

Riêng bán các món ăn trên có cả rượu, bia áp dụng thuế suất 8%

c) Áp dụng thuế suất 10% . Đối với kinh doanh ăn uống đặc sản (rắn, baba) và các tiệm cà phê nhạc, đèn mờ, quán nhậu

6. Ngành thương nghiệp

Theo Pháp kệnh bổ sung, sửa đổi về thuế CTN ngày 3-3-1989 của HĐNN thuế suất thuế doanh nghiệp áp dụng cho ngành thương nghiệp là 2%, 4%, 6%, 8% (thuế suất cũ là 4%, 6%, 8%, 10%)

a) Áp dụng thuế suất 2% :

- Bán rau, quả, củ, lương thực, thực phẩm tươi sống.

- Bán các mặt hàng tư liệu sản xuất.

- Chuyên kinh doanh bán buôn các ngành hàng (nội địa)

b) Áp dụng thuế suất 4% :

- Bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng trong nước

- Chuyên kinh doanh bán buôn các mặt hàng ngoại nhập

- Thực phẩm phục vụ 2 bữa ăn hàng ngày

c) Áp dụng thuế suất 6% :

Bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng ngoại nhập, là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thuốc (đông dược, tây dược)

d) Áp dụng thuế suất 8% :

Đối với các mặt hàng ngoại nhập còn lại (thuộc loại trong nước có sản xuất nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng)

Riêng các mặt hàng ngoại nhập không khuyến khích tiêu dùng như thuốc lá ngoại, rượu bia ngoại, đồ dùng thông thường ngoại nhập bằng nhôm, nhựa, quần áo may sẵn…ngoài thuế suất 8% thành phố phụ thu thêm 10% để xây dựng các công trình công ích cho xã hội.

Chi cục thuế, hải quan thành phố có biện pháp kiểm tra, kiểm soát, áp dụng loại tem thuế đối với hàng ngoại nhập vào thành phố.

Đối với ngành HTX/TT/MB các cấp (thành phố, quận, huyện, xã, phường) đều phải nộp theo chế độ thuế CTN, không thu nộp theo chế độ thu quốc doanh đối với HTX/MB cấp thành phố, quận, huyện như tại văn bản số 93/QĐ-UB ngày 17-7-1986 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Về chế độ thu nộp: áp dụng thuế suất thu nộp (doanh nghiệp + trích nộp lãi) như sau:

* 0,5%/tổng doanh số đối với các HTX/TT/MB các phường nội thành

* 0,4%/tổng doanh số đối với các HTX/TT/MB các xã ngoại thành

* 0,6%/tổng doanh số đối với các HTX/TT/MB cấp quận, huyện, thành phố.

- Thuế doanh nghiệp thu trên doanh số bán hàng, dịch vụ sửa chữa. Trong trường hợp hoạt động liên doanh, liên kết doanh thu tính thuế doanh nghiệp là tiền thu về bán các sản phẩm. Đối với doanh thu bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cơ sở bán hàng nhận được giấy báo “Có” về doanh thu.

Đối với trường hợp mua bán bằng hình thức đổi hàng thì doanh thu tính thuế doanh nghiệp là trị giá hàng xuất đổi theo giá bán lẻ trung bình tại từng địa phương thời điểm xuất kho hàng hóa.

IV. THUẾ LỢI TỨC

Theo điều 5 của Pháp lệnh ngày 3-3-1989 khi tính thuế lợi tức, mỗi người lao động chính thuê ngoài thực tế tham gia sản xuất kinh doanh, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế trong cơ sở thì được trừ 1 mức lương bình quân xã hội quy định cho từng ngành.

- Ngành sản xuất – xây dựng – vận tải: 40.000đ/tháng

- Ngành phục vụ : 35.000đ/tháng

- Ngành thương nghiệp, ăn uống : 30.000đ/tháng

Tại thành phố trước đây, khi tính toán thuế lợi tức được trừ suất miễn thu, đối với ngành sản xuất, xây dựng, vận tải tương đương 100 kg gạo/tháng, các ngành nghề khác bằng 70% của ngành sản xuất. Vì vậy căn cứ vào tình hình thực tế và năng suất lao động xã hội thì mức tính trên bình quân xã hội cần được tính trên hiệu quả kinh tế từng cơ sở, như vậy đối với những cơ sở tăng cường độ lao động, làm thêm ca 2 hoặc ca 3, thì 1 lao động chính thuê ngoài có thể được trừ thêm một hoặc hai mức lương bình quân xã hội.

Ngoài ra, theo quy định của Pháp lệnh ngày 3-3-1989 là: đối với ngành sản xuất vận tải, xây dựng (tập thể + cá thể) và các cơ sở tập thể kinh doanh ngành thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ không phải chịu thuế suất bổ sung khi lợi tức chịu thuế trên 40.000đ/tháng.

Các quy định hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh bổ sung, sửa đổi thuế ngày 3-3-1989 của Hội đồng Nhà nước nói trên, thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01-4-1989. Chi cục thuế công thương nghiệp thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Lê Khắc Bình

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 1790/UB-TH ngày 02/05/1989 về việc thực hiện Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung thuế CTN ngày 3-3-1989 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.079

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.250.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!