Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1723/TCHQ-KTTT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Đặng Thị Bình An
Ngày ban hành: 16/04/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: 1723/TCHQ-KTTT
V/v: xử lý một số vướng mắc khi thực hiện Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn

Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2008

 

Kính gửi: Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố.

Tổng cục Hải quan nhận được công văn của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc báo cáo vướng mắc trong triển khai thực hiện Luật quản lý thuế. Tiếp theo công văn số 5124/TCHQ-KTTT ngày 06/9/2007, số 5742/TCHQ-KTTT ngày 10/10/2007, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Qua nghiên cứu ý kiến do các đơn vị phản ánh, Tổng cục Hải quan nhận thấy đa số các vấn đề đã được quy định rõ tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Đề nghị các đơn vị quán triệt việc tự nghiên cứu, tổ chức thực hiện theo đúng quy định, tránh chuyển công văn lên Tổng cục Hải quan, kéo dài thời gian xử lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đối với trường hợp phát sinh vướng mắc vượt thẩm quyền xử lý của Cục Hải quan địa phương. Cục báo cáo lên Tổng cục để xem xét, hướng dẫn xử lý.

2. Tổng cục Hải quan đã căn cứ Luật quản lý thuế; Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các vướng mắc được nêu để tổng hợp và hướng dẫn cụ thể (phụ lục đính kèm). Yêu cầu các đơn vị khi xử lý phải đối chiếu từng hồ sơ, vụ việc cụ thể với quy định của pháp luật hiện hành để tổ chức thực hiện thống nhất, đúng quy định.

Công văn này thay thế Công văn số 949/TCHQ-KTTT ngày 06/03/2008 của Tổng cục Hải quan v/v xử lý một số vướng mắc khi thực hiện Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.

Tổng cục Hải quan thông báo các đơn vị biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- LĐ Bộ (để báo cáo);
- Vụ CST, Vụ PC (Bộ Tài chính);
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ;
- Trang Web của Tổng cục Hải quan;
- Lưu VT, KTTT (3b),

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG





Đặng Thị Bình An


VƯỚNG MẮC

THỰC HIỆN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Công văn số 1723/TCHQ-KTTT ngày 16 tháng 04 năm 2008)

STT

Vấn đề Vướng mắc

Ý kiến của Tổng cục Hải quan.

 

KHAI THUẾ

 

1

Trường hợp tờ khai có nhiều phụ lục tờ khai, trong đó có nhiều mặt bằng phải khai bổ sung, thì mẫu khai bổ sung như thế nào? Trường hợp khai bổ sung có phát sinh phạt chậm nộp thuế thì được khai như thế nào? (HQ Lào Cai)

- Mẫu khai bổ sung theo Phụ lục 2 Thông tư 59/2007/TT-BTC. Trong đó ghi rõ hàng thuộc phụ lục thứ mấy của tờ khai nào. Với mẫu khai bổ sung hiện hành: mỗi văn bản khai bổ sung có thể áp dụng cho nhiều mặt hàng nhưng phải của một tờ khai để tránh nhầm lẫn.

- Trường hợp khai bổ sung dẫn đến phát sinh chậm nộp thuế thì việc xác định số tiền phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại gạch đầu dòng (-) thứ 1 điểm 4.2.2 mục I phần C Thông tư 59/2007/TT-BTC

2

Điểm 4 mục I Phần C Thông tư 59/2007/TT-BTC hướng dẫn về khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa XK, NK được thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 34 Luật quản lý thuế nhưng không hướng dẫn đối với các trường hợp hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan phát hiện ra những thiếu sót trong việc khai báo của DN ảnh hưởng đến việc xác định chính xác số thuế phải nộp (xác định trị giá tính thuế). Đề nghị hướng dẫn bổ sung việc khai báo hồ sơ thuế đối với trường hợp trên hoặc chuyển KTSTQ. (Hải quan Hải phòng).

Câu hỏi chưa rõ nội dung vướng mắc về khai bổ sung, ấn định thuế hay về việc phân công chức năng, nhiệm vụ thực hiện các quy định này. Luật quản lý thuế đã rõ chủ thể phát hiện sai sót trong trường hợp khai bổ sung, ấn định thuế đồng thời không quy định phân biệt đối với hàng miễn kiểm tra thực tế.

Đề nghị báo cáo cụ thể, gửi hồ sơ lô hàng có liên quan và nêu rõ đề xuất của đơn vị về việc hướng dẫn bổ sung việc khai báo hồ sơ thuế hoặc chuyển kiểm tra sau thông quan để phù hợp với thực tế.

3

Khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Theo quy định tại khoản 4.4 điểm 4 mục I Phần C TT59 thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan lô hàng khai bổ sung có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả cho người nộp thuế biết. Như vậy, việc thông báo kết quả cho người nộp thuế biết được thực hiện theo mẫu biểu nào? Trường hợp chấp nhận việc khai bổ sung của DN thì cơ quan hải quan cập nhật số liệu thuế (tăng hoặc giảm) vào chương trình KT559 như thế nào? (Hải quan Cần Thơ).

- Tổng cục Hải quan ghi nhận để thiết kế mẫu thông báo. Trước mắt, các đơn vị có thể ghi ý kiến về việc chấp nhận hay không chấp nhận khai bổ sung vào Văn bản khai bổ sung của người nộp thuế và thông báo cho người nộp thuế biết.

- Việc cập nhật số liệu thuế (tăng hoặc giảm) vào chương trình KT559 trong trường hợp chấp nhận việc khai bổ sung của DN: Dùng chức năng nhập quyết định điều chỉnh thuế thành cập nhật chứng từ khai bổ sung của doanh nghiệp. Tại phần lý do ghi: doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ thuế.

 

TÍNH THUẾ

 

4

Trường hợp khai thuế ưu đãi đặc biệt nhưng nợ C/O do đó tạm tính thuế theo thuế suất MFN, sau đó doanh nghiệp nộp bổ sung C/O thì tính lại thuế theo thuế suất ưu đãi đặc biệt. Qua kiểm tra xác định C/O hợp lệ và doanh nghiệp chưa nộp thuế, tuy nhiên theo Thông tư 59/2007/TT-BTC thì trường hợp phát sinh chênh lệch giảm này không thuộc ấn định thuế hay truy thu thuế. Hoặc khi doanh nghiệp bổ sung C/O hợp lệ, đã nộp thuế thì thủ tục tính lại thuế, hoàn thuế như thế nào (theo Thông tư 59/2007/TT-BTC trường hợp này không thuộc đối tượng xét hoàn thuế)? Đề nghị Tổng cục hướng dẫn trường hợp này. (HQ Đồng nai, An Giang, Hà Nội, Bình Phước).

- Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn bổ sung. Trước mắt, đề nghị các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 4880/TCHQ-KTTT ngày 24/8/2007.

 

ẤN ĐỊNH THUẾ

 

5

1- Trường hợp hàng hóa sau khi đã thông quan có kết quả giám định mã số hàng hóa, số thuế phải nộp giảm so với số thuế do doanh nghiệp kê khai tính thuế, nếu doanh nghiệp chưa nộp thuế thì sử dụng mẫu ấn chỉ nào?

2- Việc cơ quan Hải quan tính lại thuế do doanh nghiệp khai sai, khai thiếu hoặc tính lại thuế sau khi giám định thì có được coi là ấn định thuế không? (HQ Lào Cai)

Khai sai, khai thiếu là một trong các trường hợp ấn định thuế đã được quy định rõ tại Điều 39 Luật quản lý thuế. Trường hợp tính lại thuế sau khi giám định cần xác định rõ lý do giám định, trên cơ sở đó xác định là khai bổ sung hay ấn định thuế theo quy định và sử dụng mẫu ấn chỉ tương ứng đối với từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp đơn vị có vướng mắc vượt thẩm quyền xử lý cần báo cáo cục thể, gửi hồ sơ lô hàng có liên quan để Tổng cục Hải quan có đủ cơ sở xem xét, hướng dẫn.

6

Đề nghị hướng dẫn rõ việc thực hiện quyền “ấn định thuế” theo quy định tại Luật quản lý thuế và Nghị định 85, Thông tư 59. Hiện nay đơn vị vẫn đang thực hiện việc bác bỏ trị giá, tham vấn, xác định lại trị giá tính thuế theo Thông tư 113 và Quyết định 640. (HQ Quảng Bình)

Các trường hợp ấn định thuế, căn cứ, trình tự, thủ tục ấn định thuế đã được quy định rõ tại Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP. Thông tư 59/2007/TT-BTC. Theo khoản 8 Điều 15 Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá hải quan thì cơ quan hải quan phải thực hiện ấn định thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác định theo quy định. Đề nghị thực hiện đúng quy định về trị giá hải quan, quản lý thuế các văn bản khác có liên quan.

 

THỜI HẠN NỘP THUẾ

 

7

Luật quản lý thuế, Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định thời hạn nộp thuế xuất khẩu là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, không phân biệt người nộp chấp hành tốt hay không tốt pháp luật về thuế. Tuy nhiên, trong trường hợp người nộp chấp hành không tốt pháp luật về thuế thì trên hệ thống quản lý rủi ro lại xác định doanh nghiệp không được ân hạn thuế xuất khẩu, như vậy trái với Luật quản lý thuế. (Hải quan Lào Cai)

Tổng cục Hải quan ghi nhận để sửa đổi phần mềm quản lý rủi ro, phần mềm KTT59. Việc xử lý trên thực tế đề nghị thực hiện theo đúng quy định của Luật quản lý thuế, Thông tư 59/2007/TT-BTC.

8

NĐ 149/2005/NĐ-CP và Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định không thống nhất về việc xác định đối tượng chấp hành tốt pháp luật về thuế, đề nghị Tổng cục hướng dẫn thống nhất. Cụ thể như sau: Theo NĐ 149/2005/NĐ-CP: “đối tượng chấp hành tốt pháp luật về thuế… không còn nợ thuế và tiền phạt quá hạn….”.

Theo Thông tư 59/2007/TT-BTC: “đối tượng chấp hành tốt pháp luật về thuế … không còn nợ tiền thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt chậm nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan”. (HQ Đồng Nai)

Đề nghị thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế, Thông tư 59/2007/TT-BTC (quy định về đối tượng chấp hành tốt pháp luật về thuế tại Điều 14 NĐ 149/2005/NĐ-CP đã bị bãi bỏ bởi Điều 119 Luật quản lý thuế).

9

Đối với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đã được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, nhưng sau khi thông quan hàng hóa cơ quan Hải quan phát hiện có sai sót dẫn đến số thuế phải nộp tăng thêm thì thời hạn nộp thuế đối với số thuế tăng thêm thực hiện như thế nào? (HQ Đà Nẵng)

Để xác định thời hạn nộp thuế của trường hợp này chính xác cần xác định có thuộc trong các trường hợp khai bổ sung hay ấn định thuế, trên cơ sở đó xác định thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Thông tư 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007.

 

NỘP THUẾ, TIỀN PHẠT

 

10

Theo quy định tại điểm 1 điều 46 Luật quản lý thuế thì ngày nộp thuế được xác định là ngày KBNN, ngân hàng thương mại… xác nhận trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên, trường hợp người nộp thuế nộp thuế đúng 30 ngày theo quy định tại KBNN, ngân hàng thương mại trên địa bàn đăng ký kinh doanh ngoài tỉnh, chứng từ nộp thuế Hải quan mở tài khoản nộp NSNN sẽ chậm hơn so với ngày KBNN, ngân hàng thương mại xác nhận đối tượng nộp thuế do đó phát sinh chậm nộp thuế. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn xử lý trường hợp này. (HQ Lào Cai)

Căn cứ quy định của Luật Quản lý thuế thì ngày nộp thuế được xác định là ngày KBNN, ngân hàng thương mại…. xác nhận trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế có chứng từ chuyển từ ngoài tỉnh, thì căn cứ chứng từ của ngân hàng, Kho bạc chuyển tiền của người nộp thuế làm căn cứ xác định thời điểm nộp thuế của doanh nghiệp. Trường hợp chứng từ Kho bạc do cơ quan Hải quan nhận chậm so với ngày doanh nghiệp thực chuyển tiền thì căn cứ chứng từ chuyển tiền từ ngân hàng, Kho bạc nhà nước để làm cơ sở không tính phạt chậm nộp cho doanh nghiệp.

11

Thực tế phát sinh trường hợp doanh nghiệp được Ngân hàng bảo lãnh cùng lúc cho nhiều lô hàng nhập khẩu trong một thời gian dài nhất định, do vậy trong chứng thư bảo lãnh không thể hiện được số tờ khai, số hợp đồng, hóa đơn, vận tải đơn khi nộp cho cơ quan Hải quan. (HQ Bình Dương)

Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn bổ sung. Trong khi chưa có quy định khác, yêu cầu thực hiện bảo lãnh theo đúng quy định hiện hành.

12

Việc điều chỉnh tiền thuế do người nộp thuế nộp không đúng thứ tự làm kéo dài thời gian xử lý nợ thuế dẫn đến các tờ khai bị nợ quá hạn ảnh hưởng đến việc làm thủ tục hải quan. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn giải quyết. (HQ TP.HCM)

Cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu và kê khai, nộp thuế theo đúng thứ tự thanh toán tiền thuế, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người nộp thuế.

 

MIỄN THUẾ

 

13

Theo quy định tại mục II, phần D Thông tư 59/2007/TT-BTC thì các trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế từ điểm 1.6 đến điểm 1.17 mục này phải có thêm Danh mục hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn sau khi doanh nghiệp đăng ký danh mục miễn thuế lần đầu lại tiếp tục đăng ký danh mục miễn thuế để nhập khẩu thì cơ quan Hải quan giải quyết như thế nào? (HQ Bình Dương).

Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5112/TCHQ-GSQL ngày 06/9/2007 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định. Trường hợp có vướng mắc khác thì gửi hồ sơ cụ thể báo cáo Tổng cục để được hướng dẫn tiếp.

 

HOÀN THUẾ

 

14

Điểm 3.2.1, mục IV, phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau cơ quan Hải quan phải thực hiện kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, phiếu xuất nhập kho… Hướng dẫn này rất khó thực hiện vì hồ sơ hoàn thuế không yêu cầu phải có các chứng từ này nên cơ quan Hải quan không thể kiểm tra các chứng từ này. Bên cạnh đó, việc kiểm tra không thể thực hiện được do không đủ cán bộ, cán bộ không thể có đủ kỹ năng để làm nếu bộ hồ sơ hoàn thuế nào cũng kiểm tra (HQ Bình Dương)

Hồ sơ hoàn thuế là giấy tờ người nộp thuế buộc phải nộp/xuất trình khi nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan đề nghị hoàn thuế; kiểm tra trước khi hoàn hay hoàn trước khi kiểm tra là cách thực hiện đã được quy định/hướng dẫn, trong đó có biện pháp đối chiếu với chứng từ, sổ sách kế toán tại doanh nghiệp để xác minh hồ sơ hoàn thuế do doanh nghiệp gửi đúng hay sai. Do đó đơn vị cần phần biệt rõ và đề nghị thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Nếu có bất cập về tổ chức, con người thì đơn vị cần sắp xếp lực lượng làm công tác hoàn thuế có trình độ, năng lực về tài chính, kế toán, đáp ứng được yêu cầu theo quy định.

15

Tại Điểm 15 Mục I phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định: “Các trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế hướng dẫn tại mục này mà có số tiền thuế được hoàn dưới 50.000 đồng thì cơ quan hải quan không hoàn trả số tiền đó”. Vấn đề này sẽ là không vướng mắc nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp trực tiếp đi làm thủ tục. Nhưng tại Chi cục Hải quan Bưu điện Cục Hải Quan Tp Hồ Chí Minh, Cty Bưu Chính, phát triển nhanh thay mặt chủ hàng làm thủ tục Hải quan, đóng thuế, hoàn thuế (nếu có), những trường hợp có số tiền thuế được hoàn dưới 50.000 đồng theo từng lô hàng của từng doanh nghiệp là rất nhiều. Như vậy nếu không hoàn các trường hợp trên sẽ gây khó khăn cho Cty Bưu chính viễn thông. (HQ TP. Hồ Chí Minh)

Tổng cục Hải quan đã phản ánh vướng mắc này tới Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) để nghiên cứu, báo cáo Bộ xử lý theo thẩm quyền và sẽ có văn bản trả lời sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ.

16

Điểm 7.2.2 Mục IV Phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định: “Nếu người nộp thuế không thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (nếu có) kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Cơ quan hải quan kiểm tra, thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Người nộp thuế được hoàn lại số tiền thuế đã nộp theo quy định khi thực tế xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế. Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu”.

Đề nghị Tổng cục hướng dẫn cụ thể:

1- Khi doanh nghiệp kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thì kê khai theo mẫu nào?

2- Trường hợp người nộp thuế không tự giác kê khai thì cơ quan Hải quan có trách nhiệm thông báo hay không? Các biện pháp xử lý đối với trường hợp không tự giác kê khai?

3- Trường hợp này nếu doanh nghiệp nộp thuế thì cơ quan Hải quan có tính phạt từ ngày 31 (kể từ ngày đăng ký tờ khai) không. Vì trường hợp này doanh nghiệp nộp thuế nhưng có khi không xuất khẩu sản phẩm.

4- Quy định này được áp dụng đối với các tờ khai đăng ký từ ngày Thông tư 59 có hiệu lực (14/07/07) hay áp dụng cho cả những tờ khai đã đăng ký trước ngày 14/07/07?

5- Quy định này chỉ áp dụng đối với hàng hóa thuộc Điểm 5 Mục I Phần E Thông tư 59, như vậy đối với trường hợp tạm nhập tái xuất, hàng hóa được miễn thuế sau đó thay đổi mục đích sử dụng có áp dụng quy định này hay không?

(HQ Bình Dương, TP. HCM, Đồng Nai)

Phần lớn các vấn đề địa phương hỏi đã được quy định rõ trong văn bản hiện hành và đã thực hiện trên thực tế trước khi Luật quản lý thuế có hiệu lực – đề nghị thực hiện theo quy định, chẳng hạn như:

1- Về mẫu khai nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng:

Thực hiện theo quy định hiện hành. Tổng cục ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn cụ thể.

2- Về trách nhiệm thông báo của cơ quan hải quan trong trường hợp hết thời hạn nộp thuế mà doanh nghiệp không tự giác nộp thuế.

Trách nhiệm thông báo của cơ quan đã được quy định rõ tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ.

3. Về việc xử lý thuế đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm hoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế:

Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm, nhưng sản phẩm không xuất khẩu hoặc thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì xử lý theo hướng dẫn tại điểm 2.2.1.2 mục III phần C Thông tư 59/2007/TT-BTC. Bên cạnh đó cần lưu ý tăng cường kiểm tra, phát hiện nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được hưởng ân hạn thuế 275 ngày (hoặc hơn 275 ngày đối với trường hợp được kéo dài hơn) nhưng không sử dụng vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu để xử lý theo quy định hiện hành.

4. Về hiệu lực áp dụng các nội dung hướng dẫn tại Thông tư 59/2007/TT-BTC: vấn đề này đã được hướng dẫn tại điểm 7 phần P Thông tư 59/2007/TT-BTC.

5. Về câu hỏi 5:

Tiêu đề điểm 7.2 Mục IV Phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC đã thể hiện rõ phạm vi áp dụng, đề nghị thực hiện theo đúng quy định. Bên cạnh đó đề nghị nghiên cứu, thực hiện đúng quy định về truy thu thuế trong trường hợp hàng miễn thuế thay đổi mục đích sử dụng.

17

Hiện nay chưa có hướng dẫn quản lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp không thực xuất khẩu hàng hóa nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu, khi quá thời hạn nộp thuế mà doanh nghiệp không nộp thuế? (HQ Đồng Nai)

- Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm, nhưng sản phẩm không xuất khẩu hoặc thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì bị xử lý theo quy định tại điểm 2.2.1.2 Mục III phần C Thông tư 59/2007/TT-BTC. Bên cạnh, đó cần lưu ý tăng cường kiểm tra, phát hiện nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được hưởng ân hạn thuế 275 ngày (hoặc hơn 275 ngày đối với trường hợp được kéo dài hơn) nhưng không sử dụng vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu để xử lý theo quy định hiện hành.

- Theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện: trường hợp quá thời hạn nộp thuế mà doanh nghiệp không nộp thuế thì coi là chậm nộp tiền thuế, nợ tiền thuế và bị xử lý theo quy định.

- Đề nghị đơn vị lưu ý nghiên cứu kỹ, đầy đủ hệ thống văn bản hiện hành để thực hiện đúng quy định.

18

Về thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế: Căn cứ quy định tại điểm 7.2.1 mục IV phần E TT59 “nếu người nộp thuế thực XK hàng hóa trong thời hạn nộp thuế thì thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày đăng ký TKHQ hàng hóa XK cuối cùng thuộc TK NK NLVT đề nghị hoàn thuế”

Trường hợp quá hạn 45 ngày kể từ ngày đăng ký TK XK nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực XK SP (hàng XK vào kho CFS), vì vậy TK chưa được xác nhận thực xuất nên doanh nghiệp chưa thể đưa vào thanh lý được. Đến khi hàng thực XK thì đã quá hạn 45 ngày kể từ ngày TKXK nên theo quy định trên thì nếu đưa ra thanh lý thì doanh nghiệp bị xử lý VPHC. (HQ Đồng Nai)

Đề nghị thực hiện đúng quy định hiện hành.

19

Hồ sơ xét hoàn thuế cho trường hợp quy định tại điểm 3 Mục I Phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC (hàng hóa đã nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn) chỉ quy định tờ khai hải quan hàng hóa XK hoặc NK đã làm thủ tục hải quan (01 bản photo) nhưng không quy định việc xác nhận của hải quan về hàng thực tế XK hoặc NK ít hơn. Đề nghị cho biết căn cứ đề thực hiện hoàn thuế đối với trường hợp này, cơ sở pháp lý để biết được số lượng hàng hóa thực XK hoặc thực NK ít hơn (đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế). (HQ Hải phòng)

Quy định này không khác với quy định tại Thông tư 113/2005/TT-BTC. Việc xét hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế không thể tách rời hồ sơ hải quan, kết quả thực hiện các quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan…. Các đơn vị “xét” hoàn thuế phải đúng đối tượng, có cơ sở pháp lý, đầy đủ hồ sơ, theo đúng quy định.

20

Điểm 4 Mục IV phần E thông tư 59/2007/TT-BTC quy định thanh khoản số thuế được hoàn trên tờ khai và việc đóng dấu thanh khoản thực hiện trên cả bản lưu hải quan và bản lưu người khai hải quan (trước đây chỉ thực hiện trên bản lưu người khai hải quan) làm phát sinh thêm rất nhiều việc, tờ khai nhập SXXK hoàn thuế nhiều lần thì mỗi lần hoàn phải lục hồ sơ lưu để đóng dấu.

Kiến nghị Tổng cục Hải quan cung cấp mẫu dấu mới cho phù hợp và xem xét việc đóng dấu thanh khoản trên cả hai bản tờ khai hải quan. (HQ Bình Dương)

Đề nghị nghiên cứu công văn số 5190/TCHQ-GSQL ngày 11/9/2007 v/v đóng dấu “Đã thanh khoản” “Không  thu thuế” lên tờ khai NSXXK có thanh khoản nhiều lần để tổ chức thực hiện đúng quy định.

21

Theo quy định tại Điểm 7.2.1 Mục IV Phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC thì: Nếu người nộp thuế thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế thì thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế chậm nhất là 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu cuối cùng thuộc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đề nghị hoàn thuế.

Tuy nhiên tại Mục IV Phần II Quyết định 929/QĐ-TCHQ ngày 25/05/2006 quy định về nguyên tắc thanh khoản:

“- Tất cả tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào thanh khoản phải theo thứ tự thời gian, tờ khai xuất nhập khẩu trước thanh khoản trước. Trong trường hợp nguyên vật liệu nhập khẩu chưa đưa vào sản xuất hoặc đã sản xuất nhưng chưa thanh khoản, doanh nghiệp phải giải trình với cơ quan hải quan khi làm thủ tục thanh khoản.

- Tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm;

- Một tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu có thể thanh khoản nhiều lần;

- Một tờ khai xuất khẩu sản phẩm chỉ được sử dụng thanh khoản một lần;”

Như vậy theo Thông tư 59/2007/TT-BTC thì được hiểu là trường hợp thực xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế không nhất thiết phải thanh khoản các tờ khai xuất khẩu trước đó mà chỉ cần thanh khoản theo tờ khai cuối cùng? Còn theo Quyết định 929/QĐ-TCHQ là thanh khoản theo tờ khai phát sinh?

Cũng tại Điểm 7.2.1 nêu trên thì: “tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu cuối cùng thuộc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đề nghị hoàn thuế” được hiểu là tờ khai xuất khẩu cuối cùng trong thời hạn ân hạn thuế của tờ khai nhập khẩu hay tờ khai xuất khẩu số lượng nguyên vật liệu cuối cùng của tờ khai nhập khẩu? (HQ Bình Phước)

Đơn vị cần phân biệt hai vấn đề sau để tổ chức thực hiện đúng quy định:

- Điểm 7.2.1 Mục IV Phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế.

- Mục IV, phần II Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 929/QD-TCHQ đề cập về nguyên tắc, trình tự thanh khoản khi doanh nghiệp đã nộp hồ sơ thanh khoản; Trong đó đã hướng dẫn cụ thể nguyên tắc thanh khoản đối với một hồ sơ thanh khoản gồm nhiều tờ khai nhập khẩu, nhiều tờ khai xuất khẩu.

 

TRUY THU THUẾ

 

22

Thông tư 59/2007/TT-BTC chỉ mới hướng dẫn các trường hợp hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế sau đó thay đổi mục đích sử dụng thì bị truy thu thuế, còn các trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài có bị truy thu không thì chưa hướng dẫn (HQ. Đồng Nai)

Câu hỏi chưa rõ là trước khi xuất khẩu ra nước ngoài có xảy ra việc sử dụng không đúng mục đích đã được miễn, xét miễn thuế không? Cơ quan Hải quan có đủ cơ sở pháp lý khẳng định hàng xuất khẩu ra nước ngoài chính là hàng đã được miễn, xét miễn thuế nhập khẩu không? Đề nghị xem xét hồ sơ vụ việc cụ thể, nếu vướng mắc vượt thẩm quyền xử lý của Cục Hải quan thì báo cáo (gửi kèm bản sao hồ sơ liên quan) về Tổng cục để nghiên cứu, hướng dẫn.

 

PHẠT CHẬM NỘP THUẾ

 

23

1- Trường hợp doanh nghiệp nợ thuế quá hạn nhưng chưa quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, doanh nghiệp nộp thuế nhưng không tự tính và nộp phạt chậm nộp thì cơ quan hải quan có tính và ra thông báo cho doanh nghiệp không?

2- Đề nghị Tổng cục quy định thời gian ân hạn của nợ phạt chậm nộp là bao nhiêu ngày?

3- Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế sau ngày cơ quan hải quan thông báo về số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì có tiếp tục tính phạt chậm nộp hay không? (HQ Đồng Nai)

1- Trường hợp đơn vị hỏi đã được quy định tại Điều 34 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 (theo đó yêu cầu doanh nghiệp tự tính và nộp tiền phạt chậm nộp. Trường hợp đã yêu cầu nhưng doanh nghiệp không tự tính được hoặc tính không đúng thì cơ quan hải quan tính và thông báo cho doanh nghiệp biết).

2- Mỗi ngày chậm nộp thuế sẽ bị phạt 0,05% tính trên số tiền thuế chậm nộp. Pháp luật về thuế và quản lý thuế không quy định thời gian ân hạn nợ phạt chậm nộp.

3- Câu hỏi không rõ, đề nghị nêu rõ câu hỏi và có hồ sơ cụ thể  để Tổng cục nghiên cứu hướng dẫn

24

Tại Cục HQ Đồng Nai có phát sinh trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư về để sản xuất xuất khẩu. Tờ khai nhập khẩu đã quá hạn 275 ngày, doanh nghiệp xin tái xuất, trong trường hợp này có tính phạt chậm nộp từ ngày 31 hay từ ngày 276 đến ngày thực xuất. (HQ Đồng Nai)

Việc có được tái xuất không, tái xuất như thế nào phải thực hiện đúng theo quy định hiện hành.

Nếu hàng được phép tái xuất thì không còn được coi là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, như vậy hàng nhập khẩu có thể thuộc danh mục hàng tiêu dùng hoặc hàng hóa loại khác, do vậy phải tính lại thời hạn nộp thuế nhập khẩu cho phù hợp và xử phạt chậm nộp thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định hiện hành.

 

VẤN ĐỀ KHÁC

 

25

Điểm 2 điều 23 NĐ 85 quy định việc trả lãi cho số tiền nộp thừa thuế của người nộp thuế, vậy nguồn trả lãi lấy từ đâu? (Hải quan Hải Phòng)

Bộ Tài chính đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn

26

Tại Điểm 3.4 Mục III Phần C Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định: Các chi phí liên quan đến việc giám định sẽ do cơ quan hải quan chi trả trong trường hợp kết quả giám định khác với kết luận của cơ quan hải quan, tiền bồi thường cho doanh nghiệp do ấn định thuế sai hoặc hoàn thuế chậm thì nguồn chi trả và bồi thường này lấy từ nguồn nào? Chưa được quy định tại Thông tư. (Hải quan Tp. Hồ Chí Minh)

Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ Tài chính hoàn thiện thông tư hướng dẫn về bồi thường thiệt hại.

27

Về theo dõi quản lý quyết định truy thu thuế

 

 

1, Nhập tờ khai ảo

 

 

Đối với loại hình nhập gia công và nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì quyết định truy thu được tính chi tiết theo từng hợp đồng và phụ lục hợp đồng. Do vậy không có số tờ khai để nhập máy. Nếu nhập tờ khai ảo thì rất khó khăn trong việc theo dõi và quản lý nợ thuế, không đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác về số nợ thuế của doanh nghiệp trên mạng.

Khi thực hiện hợp đồng và phụ lục hợp đồng gia công và nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu… doanh nghiệp đều phải khai báo hải quan, chịu sự kiểm tra, kiểm sát của Hải quan. Doanh nghiệp và Cơ quan Hải quan đều có lưu giữ các tờ khai Hải quan có liên quan đến số hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng và phụ lục hợp đồng.

Do vậy quyết định truy thu trong trường hợp trên cần thực hiện truy thu theo tờ khai và khi nhập máy vào chương trình KT 559 được nhập chi tiết số tiền truy thu theo số tờ khai thực. Như vậy mới tạo thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý nợ thuế, đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác về số nợ thuế của doanh nghiệp trên mạng chi tiết theo tờ khai.

 

2. Quyết định truy thu trong trường hợp tăng thuế do tham vấn giá.

 

 

Trường hợp hàng hóa đã thông quan, doanh nghiệp đã nộp số thuế theo khai báo. Cơ quan Hải quan sau khi tiến hành tham vấn giá đã bác bỏ trị giá khai báo của Doanh nghiệp, xây dựng mức giá cao hơn với mức giá khai báo của Doanh nghiệp, dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp. Tuy nhiên không xác định được doanh nghiệp có hành vi gian lận thương mại.

Trường hợp này nếu ban hành quyết định truy thu theo điểm 4.2 Mục VII, Phần C, Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 thì không phù hợp với các trường hợp phải truy thu thuế theo quy định tại Mục I, phần H, Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007.

Đối với trường hợp hàng hóa đã thông quan doanh nghiệp đã nộp số thuế theo khai báo, mà phát sinh tăng thuế do tham vấn giá (không xác định được doanh nghiệp có hành vi gian lận thương mại), cơ quan hải quan xác định giá theo quy định, đây là trường hợp ấn định thuế sau khi thông quan, do đó yêu cầu các đơn vị thực hiện ban hành quyết định truy thu theo hướng dẫn điểm 4.2 Mục VII, Phần C, Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007

28

Về thời gian ân hạn thuế và trình tự nộp thuế đối với tiền thuế phát sinh

 

1. Trình tự nộp thuế đối với tiền thuế phát sinh

 

 

Thực hiện điểm 3 công văn số 5742/TCHQ-KTTT ngày 10/10/2007: Đối với trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai, doanh nghiệp có tiền thuế phát sinh bao gồm tiền thuế nợ trong hạn và tiền thuế phát sinh của lô hàng nộp thuế ngay, Một số Chi cục tổ chức thu cả phần nợ trong hạn và tiền thuế phát sinh của lô hàng nộp thuế ngay trước khi thông quan giải phóng hàng.

Việc tổ chức thu thuế thực hiện như sau:

- Thực hiện thu phần tiền thuế phát sinh của lô hàng nộp thuế ngay.

- Đối với khoản nợ thuế của Doanh nghiệp chưa đến thời hạn nộp thuế, Doanh nghiệp tiếp tục được hưởng thời gian ân hạn thuế theo quy định của pháp luật, chưa phải thực hiện nộp số nợ thuế trong thời ân hạn đó trước khi thông quan giải phóng cho lô hàng nộp thuế ngay.

- Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản nợ trong thời gian ân hạn, nếu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trong thời gian ân hạn thì doanh nghiệp tùy ý lựa chọn khoản thuế phải nộp, không bắt buộc phải nộp theo thứ tự thời gian: Khoản nợ phát sinh trước nộp trước, phát sinh sau nộp sau.

 

2. Về thời gian ân hạn thuế

 

 

Điểm 2, Điều 28 Nghị dịnh số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định: “Đối với khoản chênh lệch giữa số tiền thuế do cơ quan Hải quan ấn định với số tiền thuế do người nộp thuế tự kê khai, tự tính, trong trường hợp hàng hóa đã được thông quan là 10 (mười) ngày, kể từ ngày cơ quan Hải quan ký quyết định ấn định thuế”.

Trong khi đó: Điều 3 Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ quy định: “Trong thời hạn tối đa 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Hải quan có văn bản ấn định thuế theo mức giá do cơ quan Hải quan xác định thì người khai Hải quan phải hoàn thành nghĩa vụ thuế”.

Theo quy định của Điểm 3 Điều 80 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

Yêu cầu các đơn vị áp dụng quy định của Điểm 2, Điều 28 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ.

29

Về thực hiện cưỡng chế.

 

 

1. Cấp Chi cục có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trong trường hợp nào không? Thẩm quyền của cấp Cục, Chi cục đối với các biện pháp cưỡng chế theo Điều 93 Luật Quản lý thuế và Điều 43 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ?

1. Đề nghị các đơn vị nghiên cứu và thực hiện theo Điểm 6, Mục I, Phần II Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính và điểm 2.2 Công văn số 5742/TCHQ-KTTT ngày 10/10/2007 của Tổng cục Hải quan.

 

2. Tại đơn vị chỉ có đồng chí Phó cục trưởng phụ trách, thì đồng chí Phó cục trưởng có đủ thẩm quyền như Cục trưởng để ký hoặc ủy quyền cho cấp dưới ra quyết định cưỡng chế thuế không?.

- Phó cục trưởng được phân công (theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ) có được ra quyết định cưỡng chế không?

- Phó cục trưởng có đủ thẩm quyền như Cục trưởng để ký hoặc ủy quyền cho cấp dưới ra quyết định cưỡng chế thuế không?.

2. Theo Điểm 1, Điều 10 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ:

- Hải quan là cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng, Cục trưởng có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan. Tại đơn vị hiện tạm thời chưa có người đảm nhiệm chức danh cục trưởng, chỉ có các Phó cục trưởng và có 01 Phó cục trưởng phụ trách (theo quyết định của cấp có thẩm quyền) thì đồng chí Phó cục trưởng phụ trách (quyền cục trưởng) có đủ thẩm quyền như Cục trưởng để ký hoặc ủy quyền cho cấp dưới ra quyết định cưỡng chế thuế.

- Cấp trưởng có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách. Phó cục trưởng được phân công có đủ thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế theo Điều 94 Luật Quản lý thuế và Điều 43 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ.

- Việc ủy quyền xét và ký các quyết định về thuế, Hải quan… thực hiện theo khoản 1, Điều 7 và khoản 3, Điều 10 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ.

30

Sử dụng mẫu QĐ-31 và mẫu C4-HQ

 

 

Trường hợp nào sử dụng mẫu QĐ-31: Quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền gửi nộp ngân sách nhà nước ban hành theo Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 gửi Ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.

Trường hợp nào sử dụng mẫu C4-HQ: Lệnh thu thuế, thu tiền phạt ban hành theo Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 gửi Ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.

Mẫu QĐ-31 sử dụng trong trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Điều 93 Luật Quản lý thuế và Điều 43 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ.

Mẫu C4-HQ sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp được ân hạn thuế do bảo lãnh theo quy định của pháp luật nhưng đã không nộp thuế đúng hạn, để phát sinh nợ thuế quá hạn đối với số tiền thuế được bảo lãnh.

31

Xử lý tiền thuế đã nộp của người nộp thuế

 

 

1. Xử lý số tiền thuế GTGT và thuế XNK khác do Doanh nghiệp nộp nhầm, nộp thừa

 

Thực tế khi tra cứu danh sách nợ thuế thì vẫn còn tồn tại số tiền thừa (thể hiện số âm), mặc dù:

- Số tiền thuế giá trị gia tăng đó cơ quan hải quan đã xác nhận nộp thừa, nộp nhầm theo quy định tại điểm 5.3, mục IV phần E Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 và có thể doanh nghiệp đã hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT ở cơ quan thuế nội địa;

- Số tiền thuế xuất nhập khẩu thuộc đối tượng quy định tại điểm 11, mục IV phần E Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 đã quá thời hạn giải quyết 365 ngày nhưng doanh nghiệp không đến làm thủ tục hoàn thuế.

Thông tư số 32/2006/TT-BTC ngày 10/04/2006 và số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 chưa hướng dẫn hạch toán kế toán đối với những trường hợp này?

Đề nghị các đơn vị tiếp tục theo dõi trên Chương trình KT 559 đối với trường hợp thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu khác do Doanh nghiệp nộp nhầm, nộp thừa nêu trên.

Riêng với số thuế xuất nhập khẩu khác nộp nhầm, nộp thừa thì cơ quan Hải quan theo dõi và thông báo tới người nộp thuế để họ tới làm thủ tục hoàn thuế theo quy định.

Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ báo cáo Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn hạch toán kế toán, xử lý đối với số tiền thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu khác do Doanh nghiệp nộp nhầm, nộp thừa nêu trên.

 

2. Xử lý chuyển tiền thuế truy thu đã nộp từ tài khoản tạm gửi sang tài khoản thu ngân sách nhà nước

 

Căn cứ điểm 3a, mục II, phần B Thông tư số 114/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 cơ quan Hải quan đã hướng dẫn người nộp thuế nộp tiền thuế truy thu do kiểm tra sau thông quan vào tài khoản tạm gửi.

Hết thời gian khiếu nại, khiếu kiện, cơ quan Hải quan đã chuyển số tiền thuê truy thu trên từ tài khoản tạm gửi của cơ quan Hải quan vào tài khoản thu ngân sách nhà nước nhưng trên Chương trình KT 559 không thấy hướng dẫn nhập chứng từ này? Mà phải hạch toán thủ công và chương trình không tự động kết chuyển tài khoản 333

Hiện nay, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Thông tư số 32/2006/TT-BTC ngày 10/04/2006; Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính quy định tiền thuế truy thu phải nộp vào ngân sách nhà nước, không nộp vào tài khoản tạm thu.

Việc hoàn thuế truy thu theo quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền thì thực hiện theo quy định tại Phần E Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính.

Trường hợp chuyền nộp tiền thuế truy thu từ tài khoản tạm thu sang tài khoản thu ngân sách nhà nước, cơ quan hải quan sử dụng chứng từ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản theo báo có kho bạc để nhập liệu vào Chương trình KT 559.

Vào Menu: Nhập liệu – Nhập GNT liên quan đến tờ khai – Lựa chọn Lý do nộp là “Chuyển nộp ngân sách”. Chương trình KT 559 sẽ tự động hạch toán và kết chuyển cân đối các tài khoản.

32

Vướng mắc về công tác kế toán

 

 

1. Cập nhật tiền truy thu thuế phi mậu dịch

 

 

Chương trình KT 559 không cho phép nhập chứng từ ghi sổ không liên quan đến tờ khai vào tài khoản 314, 315. Dẫn đến không sử dụng được Chứng từ ghi sổ không liên quan đến tờ khai để hạch toán Nợ TK 314 Có TK 717 để cập nhật tiền truy thu thuế phi mậu dịch vào Chương trình KT 559 như hướng dẫn tại Điểm 6.4.2 phụ lục kèm theo công văn số 5742/TCHQ-KTTT ngày 10/10/2007 của Tổng cục Hải quan.

Việc này liên quan đến quy định tại Điểm 3 – Quy định chung của Tài khoản 314 Thanh toán với Đối tượng nộp thuế nêu tại Phụ lục 2 – Thông tư số 32/2006/TT-BTC ngày 10/04/2006 và Điểm 1, Mục II Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 của Bộ Tài chính.

Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ báo cáo Bộ Tài chính xem xét cho phép phản ánh vào Tài khoản 314 các khoản thu tiền thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng phi mậu dịch và thuế xuất nhập khẩu của dân cư khu vực biên giới.

 

2. Khấu trừ thuế phi mậu dịch sử dụng tài khoản 336

 

 

Thông tư 32/2006/TT-BTC ngày 10/04/2006 của Bộ Tài chính quy định tài khoản 336 phải theo dõi theo từng đối tượng nộp thuế. Nhưng điểm 3 Mục II Thông  tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán khấu trừ thuế phi mậu dịch là sử dụng tài khoản 336. Như vậy việc hoàn thuế, khấu trừ thuế đối với đối tượng nộp thuế phi mậu dịch (không có mã số thuế, không phản ánh trên tài khoản 314) sẽ khó theo dõi, dễ phát sinh nhầm lẫn.

Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ báo cáo Bộ Tài chính xem xét về việc sử dụng tài khoản 336 trong kế toán khấu trừ thuế phi mậu dịch.

Trước mắt để tiện theo dõi, tránh phát sinh nhầm lẫn trong kế toán khấu trừ thuế phi mậu dịch, đối với người nộp thuế phi mậu dịch (không có mã số thuế) khi phát sinh việc hoàn thuế phi mậu dịch, cơ quan hải quan thực hiện việc hoàn trả tiền thuế theo quy định tại Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính. Các lô hàng nhập phi mậu dịch tiếp theo, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ thuế trước khi giải phóng hàng.

 

3. Kế toán khi thu hộ tiền thuế và các khoản thu khác cho cơ quan Hải quan khác

 

Điểm 6.1 Mục II Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 của Bộ Tài chính quy định: khi doanh nghiệp nộp nhầm tiền thuế vào tài khoản đơn vị hạch toán: Nợ TK 111(112), Có TK 338.

Thực tế bút toán này chỉ phù hợp khi doanh nghiệp nộp bằng tiền mặt hoặc nộp vào tài khoản tạm gửi của Cơ quan Hải quan. Trường hợp doanh nghiệp nộp bằng chuyển khoản vào thì bút toán này không thực hiện được do số tiền thuế nộp nhầm được theo dõi trên tài khoản thanh toán thu nộp ngân sách (TK 333), không được phản ánh trên tài khoản 112.

Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính xem xét lại Điểm 6.1 Mục II Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007.

Trước mắt các đơn vị áp dụng bút toán Nợ TK 111 (112), Có TK 338 khi thu hộ tiền thuế và các khoản thu khác cho cơ quan Hải quan khác bằng tiền mặt hoặc khi doanh nghiệp nộp thuế vào tài khoản tạm gửi của Cơ quan Hải quan.

Việc thu hộ tiền thuế và các khoản thu khác cho cơ quan Hải quan khác qua khoản tiền mà người nộp thuế đã nộp vào tài khoản 741-Thu ngân sách nhà nước của đơn vị cần thực hiện với sự phối hợp của Kho bạc nhà nước. Cơ quan Hải quan phải kiểm tra chính xác việc áp dụng thanh toán trình tự nộp thuế quy định tại Điều 45 Luật quản lý thuế trước khi gửi Kho bạc Mẫu chứng từ C25-HQ ban hành kèm theo Phụ lục 01 Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 của Bộ Tài chính.

Cơ quan hải quan sẽ hạch toán việc thu hộ tiền thuế và các khoản thu khác cho cơ quan Hải quan khác theo chứng từ báo có của kho bạc.

 

4. Sự phù hợp của một số mẫu biểu tại Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007.

 

- Mẫu C6b-HQ, C24b-HQ: Phần cơ quan ban hành quyết định là Chi cục trưởng…., thẩm quyền ký là Cục trưởng Cục….

- Mẫu C8b-HQ, C19b-HQ, C20b-HQ, C21b-HQ, C22b-HQ, C23b-HQ Phần cơ quan ban hành quyết định và thẩm quyền ký là Chi cục trưởng,.. có được hiểu là quyết định của Chi cục do chi cục trưởng ký và đóng dấu hành chính của Chi cục không?

Tổng cục đã có hướng dẫn cụ thể tại công văn số 40/TCHQ-KTTT ngày 04/01/2008 và công văn đính chính số 288/TCHQ-KTTT ngày 18/01/2008.

 

THE MINISTRY OF FINANCE
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.: 1723/TCHQ-KTTT
Ref: Solving some difficulties when performing the tax control law and instruction documents

Hanoi, April 16, 2008

 

To: Customs Department in provinces, cities

Customs general department has just received the official document of some Customs Department in provinces and cities reporting on some difficulties when performing Tax Control Law. Next to the official correspondence no. 5124/TCHQ-KTTT dated 06/09/2007, no. 5742/TCHQ-KTTT dated 10/10/2007, Customs General Department would like to give some ideas as follows:

1. After studying the question of units asked, Customs General Department recognizes that most of the matters are stipulated clearly in involved law normative act. We would like all units to self-research strictly and perform the regulation properly, avoid sending official documents to Customs General Department, extending the solving time, making troubles for enterprises. For some potential cases which are out of authority of the local Customs Department, the Department will submit to General Department to consider and instruct the way to solve.

2. Customs General Department based on Tax Control Law; Decree No. 85/2007/ND-CP dated 25/5/2007 of the government on stipulating in details the performance of some articles of Tax Control Law; Decree No. 97/2007/ND-CP dated 07/6/2007 of the Government on stipulating the settlement of administrative violation and coercion of the performance of administrative decision in customs field; Circular No. 59/2007/TT-BTC dated 14/6/2007 of Ministry of Finance on instructing the performance of import tax, export tax, tax control of imported, exported goods and some difficult cases which are mentioned to summarize and instruct specifically (attached appendix). We would like all units to check against each specific record, each case with regulations of current law to perform properly and identically.

This offical letter replaces The Customs General Department document No 949/TCHQ-KTTT of March 6, 2008 related to solving some questions during  implementing the tax Law and instruction documents.

Customs General Department would like to let all units know and follow.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



pp. DIRECTOR OF GENERAL DEPARTMENT
VICE DIRECTOR OF GENERAL DEPARTMENT




Dang Thi Binh An

 

DIFFICULTIES

in performing the Tax Control Law and Instruction Documents
(Issued together with the official correspondence no. 1723/TCHQ-KTTT dated 16th April 2008)

No.

Difficulties

Answers of Customs General Department

 

Tax declaration

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1

In case, the declaration form consists of many appendices, there are many products need supplementary declaration, so what is the supplementary declaration form?

In case, supplementary declaration arising the penalty of late tax payment, how is declaration? (Lao Cai Customs)

The supplementary form based on Appendix 2 of Circular 59/2007/TT-BTC, in which mentioned clearly the product belongs to which appendix of which declaration form. With the current declaration form: each supplementary declaration document can apply to many products but it must belong to one declaration form to avoid the mistake.

In case of supplementing the declaration which cause the late tax payment, the confirmation of penalty amount will be done based on the instruction at the first dash (-) of point 4.2.2 section I, Part C, Circular 59/2007/TT-BTC.  

2

Point 4, Section I, Part C Circular 59/2007/TT-BTC on instructing the supplementary declaration for the tax declaration documents of im-exported products is performed based on item 2, article 34 of Tax Control Law but it does not instruct some cases which the goods exempted from practice inspection, customs office finds out some mistakes in declaration of the enterprise which affects the affirmation of the exact tax amount (affirming the value to count the tax). Please instruct the supplementary declaration for tax record in the case above or hand over to post  Customs Clearance section(Hai Phong Customs)

 

The question has unclear content about difficulties in supplementary declaration, defining tax or assigning the function and responsibility to perform these regulations. Tax Control Law mentioned clearly the subject finds out the mistake in supplementary declaration, tax defining, and it does not stipulate to distinguish products exempted from practice inspection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

Supplementary declaration for tax declaration documents: According to item 4.4, point 4, section I, part C Circular 59, customs office where customs procedure of the batch of goods is done is responsible for receiving, checking the supplementary declaration documents and informing the result to the payer. So, which form is used to inform the result to the payer? In case of accepting the supplementary declaration of the enterprise, how can the customs office update the tax data (increase or decrease) into program KT559? (Can Tho Customs)

Customs General Department will take note this question to design an announcement form. In the short term, all units can write the acceptance or disagreement of supplementary declaration on the supplementary declaration document of the payer and inform the tax payer.

Updating tax data (increase or decrease) into program KT559 in case of accepting the supplementary declaration of the enterprise: using function of entering the decision of adjusting tax to update the supplementary declaration documents of the enterprise. At the part of reason: write “enterprise supplements the declaration for tax documents”  

 

 

4

Declaring special preferred tax but C/O debt, so we calculate temporary tax based on MFN tax rate, after that, if the enterprise supplements the C/O, then calculate tax based on special preferred tax rate. After checking, C/O is legal and the enterprise has not paid tax yet, however, according to Circular 59/2007/TT-BTC, this case which has a decreasing difference is not belonged to tax defining or arrears collecting. Or when the enterprise supplements a legal C/O, paid tax, what is the procedure of counting tax and collecting tax? (based on Circular 59/2007/TT-BTC, this case is not considered to refund the tax) Please instruct this case. (Dong Nai, An Giang, Ha Noi, Binh Phuoc Customs) 

- Customs General Department will submit to Ministry to have supplementary instruction. In the short term, please follow the instruction of Customs General Department at official correspondence no. 4880/TCHQ-KTTT dated 24/8/2007.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

5

1. After customs clearance, the goods has got a result of inspecting the goods code, the tax amount is lower than the one which the enterprise counted in tax declaration, if the enterprise has not paid tax yet, which form of tax defining is used?

2. Customs office has to re-count the tax because the enterprise declared wrong, missing tax or re-count tax after inspecting, so can we consider it as tax defining? (Lao Cao Customs)

Wrong declaration, missing declaration is one of the tax defining case which was mentioned clearly in article 39 of Tax Control Law. Re-counting tax after inspection needs confirming the reason of inspection, after that, determine this is supplementary declaration or tax defining based on regulation.

In case, the unit has some difficulties which are out of authority, they need to report specifically and send the documents of involved batch of goods to Customs General Department to consider and instruct. 

6

Please instruct the performance “tax defining” authority based on Tax Control Law and Decree 85, Circular 59. At present, the unit is rejecting the value, questioning and re-affirming the tax cost based on Circular 113 and Decision 640 (Quang Binh Customs)  

Tax defining, foundation, step and procedure of tax defining have stipulated clearly in Tax Control Law, Decree 85/2007/ND-CP, Circular 59/2007/TT-Ministry of Finance. According to item 8, article 15, Decree 40/2007/ND-CP on affirming the customs cost, customs office has to perform the tax defining based on the price stipulated by customs office. Please follow the regulation about the customs cost, tax control, involved documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

7

Tax Control Law, Circular 59/2007/TT-BTC stipulats the time for paying export tax, is 30 days since the customs declaration register date, not distinguish the payer who follows law of tax well or badly. However, in case that the payer does not follow the law of tax well, the system of risk control does not allow the enterprise to enjoy above days for tax payment, so it is opposite with Tax Control Law (Lao Cai Customs) 

Customs General Department will change the software of risk control, the software KTTT59. Please follow strictly the regulation of Tax Control Law in reality, Circular 59/2007/TT-BTC.

8

Decree 149/2005/ND-CP and Circular 59/2007/TT-BTC do not unify the object that follow the law of tax well, suggest General Department to instruct uniformly. Namely: according to Decree 149/2005/ND-CP: “the object follows law of tax well … not owe tax and penalty for overdue payment …”

Based on Circular 59/2007/TT-BTC: “the object follow law of tax well … not owe overdue tax and penalty, not owe for late payment at the time of customs declaration register” (Dong Nai Customs)

Please follow the regulation of Tax Control Law, Circular 59/2007/TT-BTC (regulation on the object who follows the law of tax well in Article 14 Decree 149/2005/ND-CP was replaced with Article 119 Tax Control Law.

9

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To affirm the time of tax payment for this case, we need to determine whether it belongs to supplementary declaration or tax defining, then affirm the time of tax payment based on regulations of Tax Control Law, Decree 85/2007/NĐ_CP dated 25/5/2007, circular 59/2007/TT_BTC dated 14/6/2007

 

 

10

According to regulation of point 1, article 46 Tax Control Law, the confirmed date is the date of State Treasury, commercial bank, etc, confirmed on documents of paying tax of the payer. However, in case, the payer pays within 30 days according to the regulation of STATE TREASURY, commercial bank at the place of business register outside the province, documents of paying customs tax by opening an account to pay for State Budget will be later than the date of STATE TREASURY, commercial bank confirms the object who pays tax, so it makes late payment. Suggest to General Department to instruct this case (Lao Cai Customs)

Based on regulations of Tax Control Law, the date of paying tax is confirmed to be date of STATE TREASURY, commercial bank, etc, confirmed on the document of paying tax of payer. In case, the payer has some transferring documents from the province, please base on bank documents. Treasury transfers the money of the payer to confirm the time of paying tax of the enterprise. In case, documents of the treasury are received later than the date the enterprise transfers the money, please base on documents of transferring money from the bank, State Treasury to make a basis in which the penalty due to late payment of the enterprise is not calculated.

11

In fact, many batches of import goods of the enterprise is guaranteed by the Bank at the same time for a certain period, so in the guarantee document, it is not mentioned the number of declaration forms, number of contract, invoice, bill of lading when paying to Customs office (Binh Duong Customs)

Customs General Department will report the ministry to instruct and supplement. When there is no more other regulation, please perform the guarantee based on the current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tax adjustment because the payer pays with disorder of tax payment articles makes the time treating tax debt last longer, leading to overdue dedt of declarations and affect the customs procedure. Suggest the Customs General Department to instruct and solve (HCM City Customs)

Need to strengthen the propaganda, instruction, so that the payer can understand and declare, pay tax in the proper order of tax payment, avoid affecting the benefit of the payer. 

 

 

13

According to regulation section II, Part D, Circular 59/2007/TT-BTC, some objects who belong to tax exemption from point 1.6 to point 1.17 of this section have to register the list of goods of im-export tax exemption for the first time. Suggest the General Department to instruct after the enterprise registers the catalogue of goods of tax exemption for the first time, they continue to register catalogue of goods of import tax exemption, how does Customs office solve this matter?

Customs General Department issued the official correspondence no. 5112/TCHQ-GSQL dated 06/9/2007 on instructing customs procedure for import goods to make fixed assets. Any questions please send the specific documents to General Department to instruct the next steps.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Point 3.2.1, section IV, Part E, Circulation 59/2007/TT-BTC stipulates the document which will be checked before refunding tax after customs office check documents, accounts, delivery/receive note, etc. This instruction is difficult to perform because the document of refunding tax does not require these files, so Customs office cannot check them. Besides, the checking can’t be done because there is not enough officers, officers can’t have enough skills to do if they have to check all documents of refunding tax. (Binh Duong Customs)

Documents of refunding tax is papers which payers have to submit/present when sending documents to customs office to refund the tax; checking before refunding or refunding before checking is just the way of performance which is stipulated/instructed, among them is method of comparing with documents, accounts at enterprises to verify if the documents of refunding tax of the enterprise is right or wrong. Therefore, the unit must distinguish clearly and please perform the current regulation. If there is anything wrong about the organization, people, the unit needs to arrange personnel to refund tax, who have skill, abilities of finance, accounting, meet the requirement of the regulation.

15

Point 15, Section I, Part E, Circular 59/2007/TT-BTC stipulated: “Some objects in the refunded case, instructed in this section with an amount of refunding lower than 50.000VND, customs office will not refund this amount”. This matter will not be a problem if the personal or enterprise does the procedure by themselves. However, in Post Customs Branch – HCM City Customs Department, Postal Service company on behalf of the owner of bonded goods to make the customs document, paying tax, refunding tax (if any), cases in which the amount of refunding tax is lower than 50.000VND of each batch of goods of each enterprise are too many. Therefore, if we do refund these cases above, it will cause troubles for Postal and Telecom Service Company. (HCM City Customs)  

Customs General Department feedback this problem to Tax Policy Affair (Ministry of Finance) to research, report to the Ministry to solve based on the authority and will have documents to answer later when receiving the answer from the Ministry.

16

Point 7.2.2 section IV Part E Circulation 59/2007/TT-BCT stipulated: “If the payer does not export the goods in the period of paying tax, they have to declare the import tax and value added tax (if any) since the expiry date of paying tax. Customs office checks, collect import tax, value added tax based on the regulation.

 

The payer is refunded the tax amount based on the regulation when the export products produced from import goods were collected tax. The time to submit the refunding tax documents is not later than 45 days since the register date of Export Customs Declaration”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Suggest the General Department to instruct specifically:

1. When the enterprise declare to pay import tax and value added tax, which form will they use to declare?

2. In case, the payer is not self-aware to declare, is customs office responsible for informing? What is the solution to some case that the payer is not self-aware to declare?

3. In this case, if the enterprise pays tax, does customs office put the penalty from the 31st day (since the declaration register date)? Because in this case, the enterprise pays tax but sometimes they don’t export the product.

4. Is this regulation applied to declaration form registered since the effected date of Circular 59 (14/07/07) or applied for all declaration forms registered before 14/07/07?

5. This regulation is applied only to goods which are in Point 5 Section I Part E Circular 59, so is it applied to the case of importing temporary to re-export, goods with tax exemption, after that, they are changed the using purpose? (Binh Duong Customs, HCM City Customs, Dong Nai Customs)      

Almost questions which localities asked are stipulated clearly in current documents and performed in reality before Tax Control Law is valid – suggest to perform based on regulation, for example:

1. import tax and value added tax declaration form:

Perform based on the current regulation. General department will report to Ministry to instruct specifically.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Responsibility of customs office for informing was stipulated clearly in item 2, article 34, Decree 97/2007/ND-CP dated 07/6/2007 of the government.

3. Tax for the case of importing raw materials which should have been used for producing export goods or these products are exported beyond to time of paying tax.

The case that raw materials, materials imported are used for producing products, but these products are not exported or exported beyond the time of paying tax is solved by the instruction in Point 2.2.1.2, section III Part C Circular 59/2007/TT-BTC. Besides, need to strengthen to check, find out the raw materials, materials which have 275 days of preferencial tax (or more than 275 days for some extended cases) but it is not used for producing export goods to solve based on current regulation.

4. Valid applied to the contents instructed in Circular 59/2007/TT-Ministry of Finance: this matter was instructed in Point 7, Part P Circulation 59/2007/TT-BTC

5. Question 6:

Title of Point 7.2 Section IV Part E, Circular 59/2007/TT-BTC showed clearly the applying scale; please perform based on current regulation. Besides, please research, perform the regulation of collecting arrears in case of tax-exemption goods or changing the using purpose. 

17

There has not been instruction about tax control in the case that the enterprise does not export the import products based on the form of producing export products, when it is expiry but the enterprise has not paid tax yet. (Dong nai Customs)

For the import raw materials, materials used for producing products, but these products are not exported or exported beyond the time of paying tax, it will be treated based on Point 2.2.1.2 Section III Part C Circular 59/2007/TT-BTC. Besides, strengthening to check, find out the raw materials, materials which have 275 days of preferencial tax(or more than 275 days for some extended cases) but they are not used for producing export products to treat based on current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Suggest the unit to notice and research carefully, sufficiently the system of current documents to perform the regulation properly.

18

Time of sending the refunding tax documents: based on regulation in Point 7.2.1 section IV part E TT59 “if the payer export  the products in the time of tax payment, the time of sending refunding tax documents is not later than 45 days since the date of customs declaration register for final export products belonging to raw materials, materials import declaration which are asked to be refunded”

In the case of 45 days overdue since the export declaration register but the enterprise has not exported products (export products in CFS warehouse), so declaration form has not confirmed the export, and the enterprise has not been liquidated. When the product is exported, it is over 45 days since the date of export declaration, so as the regulation above, if it is liquidated, the enterprise will have the administrative violation. (Dong Nai Customs) 

Suggest to follow the current regulation.

19

Documents for tax refund in Point 3, Section I, Part E, Circular 59/2007/TT-BTC (the goods which are paid export and import tax but the actual export or import is smaller) stipulated the export or import customs declaration form which is finished customs procedure (01 photocopy) but did not stipulate the customs confirmation about the actual export or import quantity which is less. Please let us know the basis to perform the tax refund in this case, legal basis to know the quantity of actual export or import quantity which is less (especially in case the goods are exempted from inspection in reality) (Hai Phong Customs) 

This regulation is not different from that in Circular 113/2005/TT-BTC. Considering the tax refunding, tax refunding documents can not be separated with customs documents, results of performing regulations of customs procedure, customs inspection, customs supervision, etc. All units “approving” the tax refunding must consider the proper object based on legal basis with enough documents in accordance with regulation.

20

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Suggest the Customs General Department provide the new form and consider the stamp of liquidity on both of customs declaration copies. (Binh Duong Customs)    

Suggest to research the official correspondence no. 5190/TCHQ-GSQL dated 11/9/2007 on stamping “liquidated” “not collect tax” on the declaration form of importing to produce the export products with many liquidity times to perform the regulation properly.

21

According to regulation in Point 7.2.1 Section IV Part E, Circular 59/2007/TT-BTC: if the payer exports the goods in the time of paying tax, the time of sending tax refunding documents is not later than 45 (forty five) days since the final export customs declaration register belonging to raw materials, materials customs declaration form asked for refunding tax.

However, in section IV Part II Decision 929/QD-TCHC dated 25/05/2006 stipulated the rule of liquidity:

“- All declaration form of exporting, importing used in the liquidity must be in order of time, “first in first out”. In case, imported raw materials have not been sent to production line or put in practice but have not liquidated yet, the enterprise must explain the customs office when doing the liquidity procedure.

The declaration form of importing raw materials must be existed before the one of exporting products;

One declaration form of importing raw materials can be liquidated many times;

One declaration form of exporting products can be used only one time;”

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In Point 7.2.1, “final customs declaration form of exporting is belonged to customs declaration form of importing raw materials to refund tax” is understood that the final declaration form of exporting in the time of tax grace of declaration form of importing or exporting the final quantity of raw materials of the declaration form of importing? (Binh Phuoc Customs)  

The unit needs to distinguish the two things to organize the regulation properly:

Point 7.2.1, section IV Part E, Circular 59/2007/TT-BTC stipulated the time of sending the tax refunding documents.

Section IV, Part II, the procedure is issued together with Decision 929/QD-TCHQ on rule and order of liquidity when the enterprise sent the liquidity documents already; It instructed specifically the liquidity regulation for some liquidity documents included many declaration forms of importing and exporting.

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Circular 59/2007/TT-BTC has just instructed some cases in which tax is exempted or considered to be exempted after changing the using purpose, they are collected the arrears of tax, in some cases of exporting out the country, there is no instruction about collecting the arrears of tax. (Dong nai Customs)

This question is not clear as it did not mention that before exporting, is purpose of exempting or considering to be exempted used improperly? Does customs office have enough legal bases to confirm that the exported products are the one of import tax exemption? Please consider the case specifically, if any difficulties out of authority of the Customs Department, please report (attach the involved copies of file) to General Department to study and instruct.

 

 

23

1. In case, the enterprise has overdue debt but not later than 30 days since deadline, the enterprise pays tax but they do not count the rate and pay the penalty of late payment by themselves, will customs office have to count and inform the enterprise?

2. Suggest the General Department to stipulate the time of grace of penalty of late payment?

3. In case, the enterprise pay tax after the date customs office inform the tax amount and penalty of late payment, will we continue to count the penalty of late payment? (Dong Nai Customs)

1. The case which the unit asked is stipulated in Article 34 Decree 97/2007/ND-CP dated 07/6/2007 (asking the enterprise to count and pay penalty of late payment by themselves. In case, the enterprise does not count or count improperly, customs office will count and inform the enterprise)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The question is not clear, please make clear and give a specific file, so that General Department can study and instruct.

24

In Dong Nai Customs, there is a case that the enterprise imports raw materials, materials to produce exported products. The declaration form of importing is 275 days overdue, the enterprise asks for re-export, in this case, will we count the penalty of late payment from 31st or 276th day to the date of exporting? (Dong nai Customs)

Re-exporting or not, the way to re-export must be done based on current regulations

If the goods is allowed to re-export, it is not considered as raw materials imported to produce the exported products, so imported products can belong to catalogue of consuming goods or other kinds of goods, so we have to count again the time of paying import tax and fine the late tax payment, treat the administrative violation (if any) based on current regulation.

 

Other Problems

 

25

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Ministry of Finance is finishing the instruction documents

26

In Point 3.4 Section III, Part C Circular 59/2007/TT-BTC stipulated: all expenses involved in assessing will be paid by customs office, in case the assessing result is different from the conclusion of customs office, the compensation amount for the enterprise due to wrong tax defining or late tax refunding, where are the expense and compensation amount come from? It has not stipulated in Circular yet. (HCM City Customs) 

Customs General Department will report to Ministry of Finance to finish the circular on instructing the compensation.

27

Keeping track of controlling the decision of collecting arrears of tax

 

 

1. Input the virtual declaration form

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

For importing for processing and importing raw materials to produce the exported products, the decision of collecting arrears of tax is counted in details for each contract and appendix of contract. Therefore, there is no declaration form number to input into the computer. If inputting into virtual declaration form, it is very difficult to follow and control the tax debt, it does not ensure to provide the exact information of the debt amount of the enterprise on network. 

When performing the contract and appendix of contract about processing and importing raw materials to produce the exported products, etc, the enterprise has to declare the customs, being checked, and inspected by Customs. The enterprise and Customs office file all documents of customs declaration forms involved in imported goods to perform the contract and appendix of the contract.

Therefore, deciding to collect the arrears of tax in the case above needs performing to collect the arrears of tax based on the declaration form and when inputting into the program KT 559, we are allowed to input in detail the amount of collecting the arrears of tax based on the actual declaration form number. Therefore, it is convenient to follow and control the tax debt, make sure to provide the exact information of the debt amount of the enterprise on network with details of declaration form.

 

2. Decision of collecting the arrears of tax in case of increasing tax due to price reference.

 

 

In case, the goods finished customs clearance, the enterprise paid the tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

In case the goods was custom clearance and the enterprise paid duties by its declaration. The custom officers rejected such declared price and built a higher price after they carried out the price check and question, which results in an increase in the tax payable. However, it is not defined that the enterprise has a cheating manner in trade.

 

In this case, if a decision collecting arrears is issued in accordance with the point 4.2, Clause VII, Part C of the Circular No. 59/2007/TT-BTC dated 14/06/2007, this decision is not applied for cases which are collected taxes in accordance with the Clause I, Part H of the Circular No. 59/2007/TT-BTC dated 14/06/2007.

In case the goods was customs clearance and the enterprise paid duties by its declaration but the additional tax amount is arisen due to price questioning (it is not defined that the enterprise has a cheating manner in trade), the custom officers define the price in accordance with laws and regulations. This is a case in which there has been a fixation in tax after the goods was custom clearance, therefore, relevant responsible units are requested to issue the decision for tax collection in accordance with the point 4.2, Clause VII, Part C of the Circular No. 59/2007/TT-BTC dated 14/06/2007.

28

Regarding to tax collection grace period and the tax payment order for arisen tax amount

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

The order is complied with point 3 in the official letter No. 5742/TCHQ-KTTT dated 10/10/2007: For cases at the custom declaration date, arisen tax including the outstanding tax and the additional tax of the tax pay-cash-down batch of goods. Some departments organize to collect the outstanding tax and the additional tax of the tax pay-cash-down batch of goods before the goods are custom clearance.

Organizing the tax collection is made as follows:

-Collect the additional tax of the tax pay-cash-down batch of goods.

-For outstanding taxes which fail to become due, the enterprise continues to enjoy the tax grace period in accordance with the laws. They are not necessary to pay such taxes in the tax grace period before the tax pay-cash-down batch of goods is custom clearance.

-In case the enterprise bears many tax payables in the tax grace period, if the enterprise makes tax payments in this period, they are entitled to pay any tax at their option without taking account of the time order as follows: firstly arisen tax payable is paid first, late arisen tax payable is paid later.

 

2. Regarding to the tax grace period

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Point 2, Clause 28 of the Decree No. 85/2007/ND-CP dated 25/05/2007 of the Government regulates: “For differences between the tax amount fixed by the custom officers and the tax amount declared and paid by the enterprise after the goods had been custom clearance for 10 days from the date over which the custom office issued the decision for tax fixation.”

Meanwhile: Clause 3 of the Decree No. 40/2007/ND-CP dated 16/03/2007 of the Government regulates: In 10 business days period at the latest from the date over which the custom office issued the decision for tax fixation based on the price defined by the custom office, the tax declarer must fulfill the tax obligations.

According to the point 3, clause 80 of the Law on Normative Acts: In case normative acts issued by the same authorized agency about the same case providing inconsistent and different guidelines, the latest issued normative act is priority.

 

Request authorized agencies to apply regulations as provided in the point 2, clause 28 of the Decree No. 85/2007/ND-CP dated 25/05/2007 of the Government.

29

Implementation of coercion

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Have customs subdepartments authorities to issue decisions for coercion in any case? What are authorities of Departments and subdepartments for coercion solutions in accordance with the clause 93 of the Law on Tax Control and the clause 43 of the Decree No. 97/2007/ND-CP dated 07/06/2007 of the Government?

1. Request units to research and comply with the clause 6, Item I, Part II of the Circular No. 62/2007/TT-BTC dated 14/06/2007 of the Ministry of Finance and the point 2.2 of the official letter No. 5742/TCHQ-KTTT dated 10/10/2007 of the Custom General Department.

 

2. There is a deputy director as an acting director at the custom office, has he fully authorities as the director to sign decision for coercion or authorize his subordinates to issue decision for coercion?

-Is assigned deputy director (in accordance with the Decree No. 110/2004/ND-CP dated 08/04/2004 of the Government) authorized to issue decision for coercion?

-Has the deputy director fully authorities to sign decision for coercion or authorize his subordinates to issue decision for coercion as his director has?

2. According to the point 1, clause 10 of the Decree No. 110/2004/ND-CP dated 08/04/2004 of the Government:

-Customs is an agency whose organization is under the leader regime. The director has authorities to sign all documents of his office. There is currently no official who is in chare of the director in the office but are only deputy directors and one deputy director as an acting director (by the decision of the authorities), the deputy director as an acting director has fully authorities as the director to sign decision for tax coercion or authorize his subordinates to issue decision for tax coercion.

-The director can assign his deputy directors to sign documents under their controls. The assigned deputy directors have fully authorities to issue decision for coercion in accordance with the clause 94 of the Law on tax control and the clause 43 of the Decree No. 97/2007/ND-CP dated 07/06/2007 of the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Use of Form QD-31 and Form C4-HQ

 

 

In which case the Form QD-31 is used: Decision regarding to applying coercion solutions to deduct from deposits to pay for tax in accordance with the Circular No. 62/2007/TT-BTC dated 14/06/2007 sent to banks or the State Treasury.

 

In which case the Form C4-HQ is used: Tax collection order or penalty collection order issued in accordance with the Circular No. 121/2007/TT-BTC dated 17/10/2007 sent to banks or the State Treasury.

The Form QD-31 is used in cases: the decision for coercion must be used in accordance with the clause 93 of the Law on Tax Control and the clause 43 of the Decree No. 97/2007/ND-CP dated 07/06/2007 of the Government.

-The Form C4-HQ is used in cases: the enterprise enjoys the tax grace at the guarantee in accordance with laws but fails to pay tax on time, which causes to an overdue tax payable over the guaranteed tax amount.

31

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

1.Settlement of VAT and other import export duties because enterprise paid wrongly or overpaid.

 

 

In practice, there are still surplus in tax payment (in negative figures), although:

-VAT is defined to be overpaid or paid wrongly by the customs office in accordance with the point 5.3, item IV, Part E of the Circular No. 59/2007/TT-BTC dated 14/06/2007 and it is possible that the enterprise collected it or deducted it at the local tax authorities.

-For export import duties as provided in the point 11, Item IV, Part E of the Circular No. 59/2007/TT-BTC dated 14/06/2007, the enterprise fails to come to the custom office to prepare procedures for tax reimbursement although the 365 days settlement period is over.

-The Circular No. 32/2006/TT-BTC dated 10/04/2006 and the Circular No. 121/2007/TT-BTC dated 17/10/2007 fail to provide guidelines for accounting posting in these cases?

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



-Particularly, for other wrongly paid or overpaid import export duties, the custom office should inform the tax payers so that they can come to the custom office to prepare procedures for tax reimbursement.

 

-Custom General Department records and reports to the Ministry of Finance so as to consider and provide guidelines on accounting posting and settlement of the above wrongly paid or overpaid VAT and import export duties

 

2. Settling and transferring the paid tax arrears from the temporary deposit account to the state budget collection account

 

 

Pursuant to the point 3a, item II, Part B of the Circular No. 114/2005/TT-BTC dated 15/12/2005, the customs office provides guidelines to the tax payers so that they can pay the tax arrears due to after-custom clearance check into the temporary deposit account.

-Appealing or complaining validity expired, the customs office transferred the collected tax arrears from the temporary deposit account of the customs office to the state budget collection account but there is no guideline for recording this transaction in the KT 559 accounting program? This transaction is made manually and this program fails to post to the account 333 automatically.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The reimbursing for collected tax arrears by the decision for appealing settlement issued by the authorized officials is made in accordance with regulations as provided in the Part E of the Circular No. 59/2007/TT-BTC dated 14/06/2007 of the Ministry of Finance.

In case the collected tax arrears are transferred from the temporary deposit account to the state budget collection account, the custom office uses the deposit into the state budget by transfer slip credited by the state treasury to record in the KT 559 accounting program.

-Enter the menu: Data Input-input the tax payment slip relating to custom declaration-Select. Reason for tax payment is “Pay in transfer into the state budget”. The KT 559 accounting program will automatically post and balance relevant accounts. 

32

Difficulties in accounting tasks

 

 

1. Update the non-trade tax arrears collection

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



KT 559 program fails to allow to input any journal voucher being irrelevant to customs declaration into accounts 314 and 315, which cause to the fact that the journal vouchers being irrelevant to the custom declaration cannot be used for posting: Dr. 314/Cr. 717 to update the non-trade tax arrears collection into the KT 559 program as provided in the point 6.4.2 in the annex attached to the official letter No. 5742/TCHQ-KTTT dated 10/10/2007 of the Custom General Department.

This fact relates to regulations as provided in the point 3-General regulations of the account 314 “Payment for tax payers” as provided in the annex 2-the Circular 32/2006/TT-BTC dated 10/04/2006 and the point 1, item II, the Circular No. 121/2007/TT-BTC dated 17/10/2007 of the Ministry of Finance.

The Customs General Department records and reports to the Ministry of Finance for considering and allowing to input into the account 314 for non-trade import, export duties collections and import, export duties collections of inhabitants residing in the border zones.

 

2. Deducting the non-trade tax using account 336

 

 

The Circular 32/2006/TT-BTC dated 10/04/2006 of the Ministry of Finance regulates that the account 336 must follow up each tax payer. However, point 3, item II of the Circular No. 121/2007/TT-BTC dated 17/10/2007 of the Ministry of Finance providing guidelines on accounting for non-trade tax deduction is to use account 336. Therefore, tax reimbursement or deduction for non-trade tax payers (without tax code, failing to be reflected in the account 314) shall be hardly followed up, which easily causes to mistakes.

The Custom General Department records and reports to the Ministry of Finance to consider for using account 336 in accounting on non-trade tax deduction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

3. Accounting for tax temporary collection and other collections on behalf of other custom offices

 

 

Point 6.1, item II of the Circular No. 121/2007/TT-BTC dated 17/10/2007 of the Ministry of Finance regulates: in case the enterprise wrongly pays for tax, the enterprise makes the entry: Dr. 111 (112)/Cr. 338.

In practice, this entry is just suitable for cases when the enterprise pays for tax in cash or deposits the tax into the temporary deposit account of the customs office. In case the enterprise pays for tax by transfer, this entry cannot be made because the wrongly paid tax amount is followed up on the account ‘state budget collection’ (account 333) but not reflected on the account 112.

The Custom General Department will report the Ministry of Finance to consider the point 6.1, item II of the Circular No. 121/2007/TT-BTC dated 17/10/2007.

In the short term, enterprises apply the entry Dr. 111 (112)/Cr. 338 when they collect in advance taxes and other collections on behalf of other customs office in cash or the enterprises pay for tax into the temporary deposit account of the custom office.

-The tax collection and other collections in advance on behalf of other custom offices that tax payer made into the account 741-state budget collection, it is necessary to carry out with the combination of the State Treasury. The customs office must check the accuracy of the application of the tax payment subsequence in accordance with the clause 45 of the Law on Tax Control before sending the State Treasury Form C25-HQ attached the annex No. 01 of the Circular No. 121/2007/TT-BTC dated 17/10/2007 of the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

4. The appropriateness of some forms under the Circular No. 121/2007/TT-BTC dated 17/10/2007

 

 

-Form C6b-HQ, C24b-HQ: The person who undertakes to issue the decision is Director of the Custom Department and the person who is authorized to sign this decision is Director of the Custom General Department.

-Form C8b-HQ, C19b-HQ, C20b-HQ, C22b-HQ, C23b-HQ: The person who is authorized to issue and sign the decision is Director of the Custom Department. Can it be understood that decisions of the Custom Department are signed and stamped by the Director of the Custom Department?

The Custom General Department provided specific guidelines at the official letter No. 40/TCHQ-KTTT dated 04/01/2008 and the amended official letter No. 288/ TCHQ-KTTT dated 18/01/2008.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 1723/TCHQ-KTTT ngày 16/04/2008 về xử lý một số vướng mắc khi thực hiện Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.088

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.218.215
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!