Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1150/TCT-CS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Cao Anh Tuấn
Ngày ban hành: 03/04/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1150/TCT-CS
V/v xác định tài sản cố định vô hình đối với Bộ nhận diện thương hiệu.

Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2012

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.

Trả lời công văn số 5964/CT-TTHT ngày 13/10/2011 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa về xác định tài sản cố định vô hình đối với Bộ nhận diện thương hiệu, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04-Tài sản cố định vô hình, ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính quy định về tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình thì: “Để xác định nguồn lực vô hình thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình cần phải xem xét các yếu tố: Tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai. Nếu một nguồn lực vô hình không thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình thì chi phí phát sinh để tạo ra nguồn lực vô hình đó phải ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước”.

Tại điểm 2.13 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định: “Trường hợp chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh… được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 3 năm”.

Tại khoản 2 Điều 2 Phần A Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định: “Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…”.

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Phần B Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính quy định: “1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại điểm 1 ở trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

a. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

b. Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

c. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

d. Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

đ. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

e. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

g. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động”.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí Nha Trang (Công ty) có chi trả một khoản chi phí cụ thể mua tài sản là Bộ nhận diện thương hiệu không phải được tạo nên từ nội bộ doanh nghiệp theo Hợp đồng kinh tế để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nếu tài sản này phù hợp với định nghĩa TSCĐ vô hình và thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại điểm khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Phần B Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Để xác định nguồn lực vô hình thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình cần phải xem xét các yếu tố: Tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai.

Tuy nhiên, theo hồ sơ gửi kèm theo của Cục Thuế cung cấp thì Bộ nhận diện thương hiệu được ký kết trên cơ sở Hợp đồng, không nêu rõ căn cứ xác định giá trị của 02 Bộ nhận diện nên không đáp ứng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính, do đó không được xác định là TSCĐ vô hình.

Trường hợp, Bộ nhận diện thương hiệu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định vô hình thì khoản chi phí mà Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí Nha Trang bỏ ra để có Bộ nhận diện thương hiệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 3 năm.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế được biết và hướng dẫn đơn vị thực hiện theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC-BTC;
- Lưu: VT, PC, CS(2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1150/TCT-CS ngày 03/04/2012 xác định tài sản cố định vô hình đối với Bộ nhận diện thương hiệu do Tổng cục Thuế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.188

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.190.101
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!